giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh QĐ365; Văn bản số 742/SGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 02 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về
Trang 1TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 5
BIÊN BẢN Họp Tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa
(lần 1)
Thời gian: 8 giờ 50 phút, ngày 16 tháng 02 năm 2024
Địa điểm: Phòng học số 6
Thành phần tham dự: Tổ chuyên môn khối 5
Các thành viên:
Bà Cao Thị Thu Trang Tổ trưởng chuyên môn
Bà Nguyễn Thị Lam Giang Giáo viên
Bà Nguyễn Thị Thu Sương Giáo viên
Tổng số thành viên: có mặt 07/07 - Vắng: 0
- Chủ trì: Bà Cao Thị Thu Trang – Tổ trưởng chuyên môn
- Thư ký: Bà Nguyễn Ngọc Mai - Giáo viên.
NỘI DUNG
Xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa
1 Bà Cao Thị Thu Trang – Tổ trưởng chuyên môn thông qua các văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo
Thông tư số 27/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo Quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
thông (TT27);
Quyết định số 4119/QĐ-BGDĐT ngày 01 tháng 12 năm 2023 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động
giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa môn Tiếng Trung Quốc lớp 3, lớp 4 sử dụng
trong cơ sở giáo dục phổ thông (QĐ4119);
Quyết định số 392/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động
giáo dục lớp 5 và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo
dục phổ thông (QĐ392);
Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm 2024 của Uỷ ban
Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách
Trang 2giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (QĐ365);
Văn bản số 742/SGDĐT-GDTH ngày 06 tháng 02 năm 2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;
Văn bản số 216/HD-GDĐT ngày 07 tháng 02 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức về hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoa trong
cơ sở giáo dục phổ thông theo Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT;
Quyết định số 05/QĐ-THTVL ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thái Văn Lung về việc thành lập Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Trường Tiểu học Thái Văn Lung
Kế hoạch làm việc số 10/KH-THTVL ngày 15 tháng 02 năm 2024 của Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa Trường Tiểu học Thái Văn Lung
2 Tổ chuyên môn khối 5 thảo luận xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa
2.1 Nguyên tắc và tiêu chí
2 1.1 Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa
- Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt để sử dụng ổn định trong nhà trường
- Mỗi khối lớp lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục (bao gồm các nội dung, chuyên đề học tập lựa chọn nếu có) được thực hiện ở nhà trường (sau đây gọi chung là môn học)
- Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh
2.1.2 Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
Thực hiện theo Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 30 tháng 01 năm
2024 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Về ban hành Quy định tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể như sau:
Tiêu chí phù hợp vói đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố
a) Phù hợp việc giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thống, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh Thành phố; giúp các em thấm nhuần, tự hào với văn hóa, truyền thống năng động, sáng tạo, nghĩa tình của Thành phố Hồ Chí Minh,
tự hào là công dân của nước Việt Nam; sống có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và xã hội
b) Kiến thức hiện đại, hội nhập khu vực và quốc tế, có giá trị liên hệ thực tiễn đến đời sổng hằng ngày, môi trường xung quanh học sinh
c) Đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa của người Việt Nam trên mọi miền đất nước, trong đó có chú trọng đến phong
Trang 3tục, tập quán, lối sống, văn hóa của Thành phố.
d) Đáp ứng được định hướng phát triển giáo dục và đào tạo của Thành phố, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành Đô thị thông minh, hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế
e) Khuyến khích học sinh thực hành nghiên cứu khoa học, phát huy tính tích cực, chủ động học tập, hình thành kỹ năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh; giáo dục gợi mở, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, phát huy tối đa khả năng sáng tạo, chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Tiêu chí phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông
a) Phù hợp năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, phục vụ mục tiêu giáo dục, nhất là trong tổ chức dạy học ngoại ngữ, tin học, chủ
đề STEM (Science - Khoa học, Technology - Công nghệ, Engineering - Kỹ thuật và Math - Toán học), rèn luyện kỳ năng mềm giúp học sinh Thành phố trở thành người công dân toàn cầu, sẵn sàng cho quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
b) Phù họp với điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học hiện đại; đáp ứng tốt, phát huy thế mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông trong tổ chức các hoạt động giáo dục
c) Đảm bảo tính phân hóa, đa dạng loại hình trường - lớp, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ quản lý và giáo viên tâm huyết, năng động, sáng tạo; phát huy năng lực, sở trường tổ chức dạy học theo định hướng phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh; tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành xã hội
d) Đáp ứng tích cực và có tính mở trong đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy - học tập, kiểm tra - đánh giá hướng đến giáo dục thông minh, tiệm cận các chuẩn mực quốc tế và xây dựng xã hội học tập
2.2 Tổ chức nghiên cứu sách giáo khoa
Giáo viên môn học của tổ chuyên môn khối 5 nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa Giáo viên cần căn cứ các Thông tư, văn bản hướng dẫn lựa chọn, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành để tiến hành nghiên cứu
2.3 Nội dung nghiên cứu sách giáo khoa
Các giáo viên nghiên cứu:
- Chương trình các môn học đã được ban hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, TT27, danh mục sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt, Tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ
Trang 4thông do UBND Thành phố ban hành và các kế hoạch, hướng dẫn của Sở GDĐT để nắm được quy trình, tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
- Bản mẫu sách giáo khoa (bản giấy hoặc bản điện tử) các môn học được
Bộ GDĐT phê duyệt do các nhà xuất bản cung cấp
Sau khi nghiên cứu, giáo viên chuẩn bị phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa
2.4 Quy trình lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo hiệu trưởng trước khi thực hiện;
- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của nhà trường (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;
- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tố chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tố chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu
- Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo
viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn Trường hợp không có sách giáo khoa
nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì
tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có
số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tố trưởng tố chuyên môn và người được phân công lập biên bản;
- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa
do tố chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa
2 5 Tiến độ thực hiện
Trang 52.5.1 Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị của nhà trường được thực hiện trước ngày 15/02/2024,
cụ thể:
- Giáo viên, tổ trưởng chuyên môn nghiên cứu kĩ:
+ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với chương trình tổng thể, chương trình các môn học;
+ Các clip thông tin do Bộ GDĐT, các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết
có sách giáo khoa được Bộ GDĐT phê duyệt cung cấp;
+ Các văn bản: TT27, QĐ4119, QĐ392, các quyết định của Bộ GDĐT Phê duyệt danh mục sách giáo khoa các môn học, hoạt động giáo dục và sách giáo khoa các môn Ngoại ngữ 1 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông khác (nếu có), QĐ365 và các văn bản có liên quan;
+ Bản mẫu sách giáo khoa được các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết cung cấp theo danh mục Bộ GDĐT phê duyệt hoặc bản mẫu sách giáo khoa được đăng tải trên trang thông tin của các tổ chức, cá nhân và đơn vị liên kết
- Sau khi nghiên cứu các nội dung trên, tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên chuẩn bị ý kiến cá nhân bằng phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa
môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa (căn cứ QĐ365)
2.5.2 Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn
Công tác lựa chọn sách giáo khoa của tổ chuyên môn được thực hiện từ
ngày 15/02/2024 đến ngày 05/3/2024
Bước 1: Xây dựng kế hoạch làm việc (Ngày 16/02/2024)
Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo hiệu trưởng trước khi thực hiện
Thành phần hồ sơ:
(1) Kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của tổ chuyên môn
Bước 2: Họp, thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn sách giáo khoa (Ngày 26/02/2024)
Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu
Sách giáo khoa được lựa chọn bảo đảm có từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn Trường hợp không có sách giáo khoa nào đạt từ 1/2 (một phần hai) số giáo viên môn học trở lên bỏ phiếu lựa chọn thì
Trang 6tổ chuyên môn phải thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn lại; sách giáo khoa được lựa chọn là sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất trong lần bỏ phiếu thứ hai Trong cả 02 (hai) lần bỏ phiếu, nếu có từ 02 (hai) sách giáo khoa có số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất bằng nhau thì tổ trưởng tổ chuyên môn quyết định lựa chọn một trong số sách giáo khoa có
số giáo viên môn học bỏ phiếu lựa chọn cao nhất
Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản
Thành phần hồ sơ:
(2) Phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa của giáo viên (mỗi giáo viên 01 phiếu, nhận xét đủ các bản sách giáo khoa dự kiến được phân công giảng dạy)
(3) Biên bản các cuộc họp của tổ chuyên môn, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản
có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản
Tổ chuyên môn tổ chức các cuộc họp theo nội dung sau:
+ Phiên họp 1: Xây dựng kế hoạch làm việc
+ Phiên họp 2: Thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho
mỗi môn học, hoạt động giáo dục (Tuỳ thuộc vào khối lượng công việc, phiên
hợp 2 có thể được tổ chức thành hai hoặc nhiều phiên hợp.)
(4) Phiếu lựa chọn sách giáo khoa của các các giáo viên môn học tham gia
lựa chọn (niêm phong) và biên bản kiểm phiếu (bao gồm cả phiếu và biên bản
lựa chọn lại - nếu có).
Bước 3: Tổng hợp kết quả (Ngày 29/02/2024)
Thành phần hồ sơ:
(5) Tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa
Thư kí đọc lại biên bản và tổ chuyên môn khối 5 biểu quyết (bằng hình thức giơ tay) thống nhất 100% và không có ý kiến gì thêm
Cuộc họp kết thúc lúc 10 giờ 00 phút cùng ngày
THƯ KÝ TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
Nguyễn Ngọc Mai Cao Thị Thu Trang