1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp quy hoạch nông thôn mới và vấn đề bảo tồn làng truyền thống

60 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Hoạch Nông Thôn Mới Và Vấn Đề Bảo Tồn Làng Truyền Thống
Tác giả Khuất Quang Quân
Người hướng dẫn THS.KTS. Lê Quang Dũng
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội
Chuyên ngành Quy Hoạch Đô Thị Và Nông Thôn
Thể loại Báo Cáo Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2020-2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 11,83 MB

Nội dung

Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.Nơng thơn mới có kinh tế phát triển tồn diện, bền vững

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

KHOA QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

SINH VIÊN THỂ HIỆN: KHUẤT QUANG QUÂN

Mã sinh viên: 1651020124

HÀ NỘI 2020-2021

Trang 2

PHỤ LỤC

CÁC ĐỀ TÀI CHUYÊN ĐỀ TRONG MÔN HỌC

CHUYÊN ĐỀ 1: Quy hoạch nông thôn mới và vấn đề bảo tồn làng truyền thống

CHUYÊN ĐỀ 2: Thiết kế đô thị

CHUYÊN ĐỀ 3: Vai trò của quy hoạch đô thị trong thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 4: Quy hoạch đô thị và nông thôn gắn với thực tiễn

CHUYÊN ĐỂ 5: Quản lý đô thị và phát triển bền vững

CHUYÊN ĐỀ 6: Văn hóa trong kiến trúc cảnh quan và quy hoạch xây dựng

Trang 3

CHUYÊN ĐỀ 1: Quy hoạch nông thôn mới và vấn đề bảo tồn làng truyền thống.

THS.KTS.LÊ QUANG DŨNG

I.Cấu trúc đặc điểm làng truyền thống

1.Cấu trúc – quy hoạch làng truyền thống

Làng là đơn vị cư trú cơ bản của nông thôn người Việt, là một đơn vị hành chính cơ sở của nhà nước, một tổ chức tự quản, quân sự và văn hóa khá hoàn chỉnh

Tính cộng đồng trong làng xã truyền thống vùng ĐBBB là: Chế độ ruộng công

và phân chia ruộng công định kỳ cho mỗi thành viên trong làng, với nghĩa vụ đóng góp của cải và công sức của cá nhân được chia ruộng

Có hai loại dân cư trong làng : dân chính cư (còn gọi là nội tịch), là dân gốc của thôn, dân chính cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư rất nhiều dân ngụ cư (còn gọi là ngoại tịch), là dân ở nơi khác đến, những người dân này chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như: làm thuê, làm mướn, làm mõ, trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ như dân chính cư

Làng có bố cục theo tuyến: là những điểm dân cư nhỏ bám dọc hai bên đường, sông theo kiểu chuỗi điểm sau đó phát triển thành các tuyến dài

Làng bố cục theo cụm, mảng lớn: là những làng nằm trên mảnh ruộng lâu đời, gồm nhiều điểm dân cư nhỏ, xóm thôn trải qua thời gian nhập lại với nhau thành làng lớn

Làng bố cục theo chuỗi điểm: gồm nhiều điểm dân cư nằm thành hàng nối nhau.Ngoài ra còn có các dạng làng khác như: làng chài ven biển, ven sông, bám tựa đồi theo địa hình, …

2.Các thành phần kiến trúc, cảnh quan vị trí trong bố cục chung

- Rào làng và lối vào

- Đường vào làng

- Cổng làng

- Các công trình tôn giáo: đình làng, chùa, đền thờ, miếu

- Các công trình công cộng: ao làng, giếng làng, chợ, nghĩa trang

Trang 4

Tính biệt lập còn được thể hiện ở lũy tre làng Lũy tre làng bao trùm xung quanh làng Đó là một thành lũy rất kiên cố, "đốt không cháy, trèo không được, đào không qua" Điều này khác hẳn với các nước khác trên thế giới là dùng thành quách bằng đất đá Việc trao đổi với thế giới bên ngoài thông qua cổng làng Gần cổng làng thường có một cây đa, khói hương nghi ngút, đó là nơi hội

tụ của thánh thần

Đi qua cổng làng, ta sẽ bước vào không gian của làng với hệ thống đường ngang, ngõ tắt như xương cá, mà đường làng là xương sống Nhưng dù đi đến đâu, thì nhà nào nhà nấy cứ mở cổng ra là gặp ngõ, qua ngõ là đường làng Nămnày qua năm khác, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước, tất cả đều đi trên đường làng

và đi qua cổng làng.Bên trong của làng có một cái đình, đó là biểu tượng của làng về mọi phương diện Đình làng là:

- Trung tâm hành chính: mọi công việc quan trọng đều diễn ra ở đây, hội đồng

kỳ mục, lý dịch làm việc ở đây; thu sưu thuế tại đây; xử tội người vi phạm lệ làng cũng ở đây,

- Trung tâm tôn giáo: là nơi thờ thành hoàng làng

- Trung tâm văn hóa: là nơi tổ chức các lễ hội văn hóa của làng như hội đấu vật,đánh cờ, hát chèo v.v vào các dịp lễ, tết hay lúc công việc đồng ruộng đã hết, đình làng cũng là nơi con trai, con gái đến tuổi lập gia đình hò hẹn với nhau

Trang 5

II Sự chuyển đổi cấu trúc làng truyền thống trong quá trình đô thị hóa.

Đô thị hóa là một quá trình tập trung dân cư đô thị Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng

Sự chuyển hóa của không gian kiến trúc làng truyền thống:

- Chuyển đổi sử dụng đất

- Biến đổi không gian quy hoạch kiến trúc

III.Quy hoạch nông thôn mới và những vấn đề đặt ra

Nội dung của quy hoạch hoạch nông thôn mới liên quan chủ yếu bao gồm:

- Quy hoạch xây dựng

- Quy hoạch sản xuất

- Quy hoạch sử dụng đất

QHNTM: là công tác vận dụng những kiến thức cơ bản về mặt lí thuyết của công tác XD điểm dân cư nông thôn Đáp ứng nhu cầu về cơ cấu sản xuất, sử dụng đất đai, và sinh hoạt Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng củatoàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn

đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh

Xây dựng nông thôn mới theo 7 bước sau:

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện

Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện)

Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí Quốc gia nông thôn mới

Bước 4: Xây dựng quy hoạch nông thôn mới của xã

Bước 5: Lập, phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của xã

Bước 6: Tổ chức thực hiện đề án

Bước 7: Giám sát, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện chương trình

Nông thôn mới là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông

Trang 6

thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến,

có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới

Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nôngnghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội

IV.Vấn đề bảo tồn làng truyền thống

Lợi ích của việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

-Thứ nhất, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân và đất nước

-Với hơn 1.200 làng nghề truyền thống đang tồn tại trên khắp đất nước và sự đa dạng các loại ngành nghề khác nhau thì sự phát triển của làng nghề truyền thống

sẽ góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho một số lượng lớn lao động Các làngnghề ở Việt Nam hiện nay đang thu hút khoảng 11 triệu lao động thường xuyên

và không thường xuyên Điều có ý nghĩa quan trọng hơn là làng nghề tận dụng được các loại hình lao động mà các khu vực kinh tế khác không nhận Nó khắc phục được tình trạng thất nghiệp tạm thời của người dân trong thời gian nông nhàn như nghề đan lát, nghề bó chổi, dệt chiếu…

-Các làng nghề truyền thống còn đem lại một nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước thông qua việc xuất khẩu các mặt hàng này Nếu như năm 2000, kim ngạch xuất khẩu 1,6 tỷ USD, trong đó chủ yếu được đóng góp từ các làng nghề truyền thống

-Thứ hai, bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn

-Các làng nghề truyền thống ra đời trong bối cảnh xã hội nông nghiệp truyền thống, do đó chủ yếu phân bố ở vùng nông thôn và các vùng ven đô Sự phát triển của các làng nghề truyền thống hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ Đặc biệt khi phát triển các làng nghề truyền thống gắn với du lịch, đòi hỏi một số dịch vụ của vùng cũng phải phát triển để phục vụ du khách Đến nay

Trang 7

cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60% - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20% - 40% cho nông nghiệp (3).

-Thứ ba, bảo tồn và phát triển làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

-Làng nghề truyền thống không chỉ là một đơn vị kinh tế, mà còn là nơi diễn ra các hoạt động sống của cư dân đã quần tụ và gắn bó từ mấy trăm năm nay, thậmchí hàng nghìn năm: “làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian” (4) Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Những giá trị vănhóa này trước hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinhnhững nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phương mà các sản phẩm đó thể hiện-Với những ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội to lớn mà các làng nghề truyền thống mang lại như đã phân tích ở trên, rõ ràng bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững là một việc cần thiết, một hướng đi cần phải quan tâm

Thực trạng phát triển làng nghề truyền thống ở Việt Nam hiện nay

-Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện phát triển kinh tế thị trường và chủ động hội nhập quốc tế, một số làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng mà thị trường tiêu thụ còn có nhu cầu đã biết phát huy thế mạnh của mình và thích ứng với bối cảnh mới nên vẫn tiếp tục phát triển và thậm chí còn tìm kiếm được nhiều thị trường mới ngoài nước Ví dụ như một số làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đã có sản phẩm xuất khẩu sang các nước Tây Âu, Mỹ đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đời sống vật chất

và tinh thần của người dân làng nghề đã có bước thay đổi Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia

-Xuất phát từ những khó khăn và thách thức của làng nghề truyền thống trong quá trình cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, vấn đề bức thiết đặt ra là làm thế nào để bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tiếp tục tồn tại và phát triển

Trang 8

Giải pháp bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững

-Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề truyền thống trong phạm vi cả nước

-Đây thực chất là tái cơ cấu lại các làng nghề Tuy quan điểm chung là phải bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống nhưng đối với làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng mà hiện nay thị trường không có nhu cầu thì cần phải mạnh dạn xóa bỏ và thay thế bằng nghề mới, những làng nghề mà sản phẩm còn phù hợp nhưng bị suy giảm sẽ tập trung đầu tư, hỗ trợ để bảo tồn và khôi phục Đối với những ngành nghề có tiềm năng phát triển, đang mở rộng thịtrường cũng cần có hướng đầu tư phù hợp để nâng cao vị thế và sức cạnh tranh -Thứ hai, xây dựng vùng nguyên liệu ổn định cho các làng nghề truyền thống-Nguyên liệu sản xuất của các làng nghề truyền thống chủ yếu là khai thác tự nhiên hoặc các sản phẩm của nông nghiệp Chính vì vậy, với những nguyên liệu

tự nhiên, các làng nghề cần có kế hoạch khai thác hợp lý, hạn chế việc khai thác

ồ ạt, có tính chất tận diệt Đối với những nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp, trong điều kiện diện tích đất phục vụ cho sản xuất nguyên liệu ngày càng hạn hẹp thì đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại để tăng năng suất sản xuất nguyênliệu Các làng nghề tìm kiếm những đối tác sản xuất nguyên liệu, có hợp đồng

ký kết ràng buộc với những điều khoản cụ thể, rõ ràng để xây dựng vùng

nguyên liệu ổn định về số lượng và giá cả

-Thứ ba, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống

-Để giải quyết vấn đề đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống thì trước tiêncác làng nghề phải tìm cách cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm theo đúng thị hiếu, yêu cầu của thị trường Để tìm được đầu ra cho sản phẩm thìcác làng nghề truyền thống cần phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, phải áp dụng một phần công nghệ vào một số côngđoạn của quá trình sản xuất, đồng thời vẫn phải kế thừa những tri thức dân gian trong quy trình chế tác, vẫn làm bằng tay ở những công đoạn thể hiện sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm để sản xuất sản phẩm nhanh hơn, mẫu

mã phong phú hơn, giá thành rẻ hơn nhưng vẫn giữ được nét tinh xảo, đặc trưngtruyền thống, chỉ có như vậy thì sản phẩm của các làng nghề truyền thống mới

đủ sức cạnh tranh trên thị trường

Trang 9

-Cùng với việc chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm theo nhu cầu, thị hiếu của thị trường thì việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề là rất quan trọng

để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Chính quyền và các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện giúp đỡ các làng nghề truyền thống đăng ký thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của các làng nghề để chống hàng giả, hàng nhái và điều kiện để các sản phẩm làng nghề có mặt ở những kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm

-Thứ tư, xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống

-Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề, việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trưng, độc đáo với những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực Tuy nhiên, thực tế hiện nay các làng nghề truyền thống đang thiếu nguồn nhân lực, đặc biệt là thợ lành nghề, thợ tạo mẫu -Giải quyết những khó khăn của làng nghề truyền thống hiện nay để sản phẩm của làng nghề tìm kiếm được thị trường tiêu thụ, từ đó nâng cao mức thu nhập của người lao động trong các làng nghề là hướng lâu dài để thu hút nhiều lao động trẻ, có tài năng gắn bó với nghề

-Thứ năm, phát triển làng nghề truyền thống gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái

-Để phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững thì phát triển làng nghề cần gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái Tuy nhiên, hiện nay có đến 90% các làng nghề truyền thống đang bị ô nhiễm môi trường Vì vậy, việc phân bố lại địa điểm sản xuất của các làng nghề truyền thống là rất quan trọng

để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường Đối với những làng nghề ít gây ô nhiễm môi trường như đan lát mây tre thì vẫn có thể sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình

-Cùng với đó, các cấp chính quyền cần phải có chương trình hỗ trợ một phần xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề, trong điềukiện ngân sách hạn chế, cần thực hiện theo phương châm nơi nào đang gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn thì được ưu tiên hỗ trợ trước

-Thứ sáu, phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững

Trang 10

-Phát triển du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững bởi lẽ nó không chỉ giúp mở rộng thị trường, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn nó còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề Tuy nhiên, để các làng nghề truyền thống có thể phát triển du lịch tốt thì lại đòi hỏi một hệ thống các giải pháp đồng bộ với rất nhiều công việc cần phải làm.

-Thứ bảy, có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát triển

-Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tư máy móc mới, áp dụng công nghệhiện đại cũng như mở rộng quy mô sản xuất Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thông thoáng để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế…

-Cùng với vốn, mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải Vì vậy, Nhà nước cùng cần có cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu tiên việc giao đất, ký hợp đồngcho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống

-Bên cạnh việc hỗ trợ về vốn, mặt bằng sản xuất thì việc tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường là hết sức ý nghĩa Nhà nước có thể khuyến khích và huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề truyền thống hỗ trợ khả năng, kỹ năng khai thác và xử lý thông tin cho các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… để họ tự tiếp cận thông tin

-Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống là việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết Chính vì vậy, chúng ta tin rằng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của mỗi làng nghề truyền thống cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ, quan tâm của Nhà nước, chính quyền và các tổ chức xã hội để thực hiện các giải pháp trên, chắc chắn cáclàng nghề truyền thống sẽ tìm được vận hội mới, nhiều triển vọng để tiếp tục phát triển và khẳng định vai trò của mình trong cuộc sống hiện tại của đất nước

V.Kết luận

Trang 11

Nhiều thành phố đang phát triển của Việt Nam đang bị đe dọa bởi xu hướngthương mại hóa trong quy hoạch kiến trúc đô thị, trong đó dường như mọi giá trị lịch sử, văn hóa đều phải nhường chỗ cho giá trị thương mại, thu lợi bằng mọi giá, phục vụ cho lợi ích riêng của một số nhóm người có quyền lực Khi đó,các công trình lịch sử , làng truyền thống có giá trị ở các khu trung tâm có thể

dễ dàng bị phá bỏ để xây dựng các tháp cao tầng hiện đại, cảnh quan đô thị có thể bị che khuất bởi các bảng quảng cáo, và các trường học bị di dời để nhường chỗ cho việc xây dựng các trung tâm thương mại mới.Quy hoạch xây dựng nông thôn mới không chỉ dừng lại ở các quy hoạch phát triển mới các làng xóm

mà còn gắn với việc giữ lại nhưng truyền thống bản sắc của khu vực Tất nhiên trong giai đoạn hiện nay khu vực nông thôn đã có nhiều khởi sắc nhưng khó khăn còn không ít, sức hút trong mọi lĩnh vực chưa mạnh Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với người làm nghề, đòi hỏi người làm nghề cần phải có nhiều tâm huyết Mặt khác trong phát triển nông thôn rất cần sự quan tâm hơn nữa của xã hội, các ngành các cấp

VD1: Quy hoạch nông thôn mới Xã Long Phước Huyện Long Thành , Tỉnh Đồng Nai

Trang 12

Qua 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới (Từ năm 2009 đến 18/12/2015), thànhtựu bước đầu đạt được về sự thay đổi diện mạo nông thôn

từ sản xuất phát triển kinh tế xã hội và nhiều tiêu chí trong

19 tiêu chí (bao gồm: Quy hoạch – 1 tiêu chí, Hạ tầng kinh

tế xã hội – 8 tiêu chí Kinh tế và tổ chức sản xuất – 4 tiêuchí, Văn hóa-môi trường – 4 tiêu chí, Hệ thống chính trị – 2tiêu chí), được qui định tại Quyết định số 491/QĐ-Ttg ngày16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ là có thể ghinhận Trong quá trình thực hiện Chương trình Xây dựngnông thôn mới vừa qua đã có rất nhiều các cuộc học tập,khảo sát, tọa đàm, hội thảo… nhằm hoàn thiện các bướcthực hiện phù hợp với các vùng miền, với những đặc trưngriêng, đảm bảo yêu cầu của 19 tiêu chí Tuy nhiên trongquá trình triển khai về xây dựng nông thôn mới vấn đề đặt

ra trong quy hoạch vùng, quy hoạch sản xuất vẫn cònnhiều bất cập, cần được hoàn thiện trong thời gian tới

Trang 13

tổ chức hợp lý,các khu vực sản xuất bố trí rõ ràng và áp dụngcông nghệ cao, sản phẩm sạch nhằm cung ứng cho thị

Trang 14

trường chất lượng tốt ,mô hình phát triển xã Tân Ước nôngthôn, đạt đủ đúng tiêu chuẩn nông thôn mới.

Bản đồ quy hoạch tổng thế không gian kiến trúc trung

tâm xã Định Hòa-Tỉnh Kiên Giang

+Tổ chức xây dựng nông thôn mới của xã Định Hòa có kếtcấu chặt chẽ về bố trí không gian các công trình nhà ở +công cộng + Giáo dục + Y tế và văn hóa xen kẽ nhau,

+Tổ chức hệ thống cây xanh giúp giữ gìn bản sắc riêng củanông thôn như hệ thống ao vườn tuy là có sự hiện đại nhưngvẫn k mất đi điểm riêng biệt của nông thôn

+ Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: từ giao thông đến cấp nướcđầy đủ, bố trí hợp lý dọc các tuyến đường chính đảm bảo cấpnước cho nông thôn cũng như cấp nước tưới tiêu cho sảnxuất nông nghiệp và thủ công nghiệp truyền thống

Trang 15

CHUYÊN ĐỀ 2 : Thiết kế đô thị.

Các dạng đồ án thiết kế đô thị.

- Bảo tồn đô thị

- Thiết kế đô thị mới

- Cải tạo đô thị

II Phương pháp phân tích và các lý luận của thiết kế đô thị.

- Phân thích địa điểm

- Lý luận về quy trình phân tích làm và các ản phẩm của thiết

kế đô thị

- Lý luận về địa điểm

- Lý luận hình ảnh đô thị(Kenvin Lynch): Tuyến, Điểm nhấn., Nút, Khuvực, Cạnh biên

Trang 16

III Quy trình thiết kế đô thị.

IV Nội dung thiết kế đô thị(Điều 33).

- Để đô thị như quy hoạch thì nội dung thiết kế đô thị cần được đầu tư vàquan tâm một cách cụ thể

1.Nội dung thiết kế đô thị trong đồ án QHC: xác định các vùng

kiến trúc cảnh quan trong đô thị, đề xuất tổ chức không gian trong các khutrung tâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian trong các khu trungtâm, khu vực cửa ngõ đô thị, trục không gian chính quảng trường lớn,không gian cây xanh mặt nước và điểm nhấn trong đô thị

2.Nội dung TKĐT trong đồ án QHPK: xác định chỉ tiêu khống

chế khoảng lùi, cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính, khu vực trungtâm, các khu vực không gian mở, các công trinhf điểm nhấn và từng ôphố cho khu vực thiết kế

Trang 17

3.Nội dung TKĐT trong đồ án QHCT: bao gồm việc xác định

các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầmnhìn, tầng cao xây dựng công trình cho từng lô đất và cho toàn khu vực,khoảng lùi của công trình trên từng đường phố và ngã phố, xác định khốimàu sắc hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệthống cây xanh, mặt nước, quảng trường

4.Nội dung TKĐT của đồ án TKĐT: xác định tầng cao xây dựng

cho từng công trình, khoảng lùi công trình trên từng đường phố và ngãphố, xac s định màu sắc, vật liệu, hình thức, chi tiết kiến trúc của cáccông trình và các vật thể kiến trúc khác, tổ chức cây xanh công cộng, sânvườn, cây xanh đường phố và mặt nước

Các bước thực hiện thiết kế đô thị:

Trang 18

Thiết kế đô thị can thiệp vào đô thị trên mọi kích cỡ

Trang 19

Thiết Kế Đô Thị Can thiệp vào đô thị trên mọi kích cỡ

Tính dặc trưng:

Tái tạo cấu trúc đô thị

Các đặc tính tự nhiên: cảnh quan, kiểu dạng điạ hình Các đặc tính do

con người: vùng biên, ranh giới, lịch sử, văn hóa, niên giám thống kê.Công trình kiến trúc: màu sắc, họa tiết, tuổi thọ công trình, tính liên tục-đóng mở, điểm nhìn + mặt tiền, không gian công cộng

Khung thiết kế đô thị tổng thể:

- Hình thái cấu trúc đô thị – kiến trúc đô thị

- Giao thông không gian mở – môi trường

Áp dụng đồ án tốt nghiệp:

Áp dụng các đề tài không gian trong thiết kế đô thị trong đồ án thiết kế đôthị hoặc các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu các cảnh quankhu vực:

+ Với các đề tài như tái sinh các không gian công cộng, xây dựng các sânchơi,

Một đô thị được tạo bởi tập hợp các công trình xây dựng Nhưng sự sốngthực sự nó lại nằm ở khoảng trống giữa các công tình chứ không phải bảnthân công trình

Trang 20

VD: Quy hoạch thị xã Hà Đông đến năm 2020

Trang 26

CHUYÊN ĐỀ 3 : Vai trò của quy hoạch đô thị trong thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tại Việt Nam.

PGS.TS.KTS.LƯU ĐỨC CƯỜNG

I.Khái quát về biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển,thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởicác nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằngthập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quânhay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biếnđổi khí hậu có thế giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trêntoàn Địa Cầu Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sáchmôi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay,được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu Nguyên nhân chính làmbiến đổi khí hậu Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khínhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhàkính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác

Biến đổi khí hậu có những biểu hiện/dấu hiệu chính như sau:

Sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu:

Ấm lên toàn cầu, nóng lên toàn cầu, hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt

độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo cácquan sát trong các thập kỷ gần đây Trong thế kỷ XX, nhiệt độ trung bình củakhông khí gần mặt đất đã tăng 0,6 ± 0,2 °C (1,1 ± 0,4 °F) Theo báo cáo của Cơquan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái đất ở cuối thế kỷXIX đã tăng +0,8 °C và thế kỷ XX tăng 0,6 ± 0,2 °C Các dự án mô hình khíhậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ

bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 °C trong suốt thế kỷ XXI Ủy banLiên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khínhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch vàphá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ XX

Trang 27

Sự thay đối lượng mưa toàn cầu:

Trên phạm ví toàn cầu lượng mưa tăng lên ở phía Bắc vĩ độ 30°B 2005) và giảm đi ở các vĩ độ nhiệt đới (giữa những năm 1970) Khu vực nhiệt đới, mưa giảm đi ở Nam Á và Tây Phi 7,5% thời kỳ 1901- 2005 Lượng mưa tăng lên ở miền Trung Bắc Mỹ, Đông Bắc Mỹ, Bắc Âu, Bắc Á và Trung Á Tần

(1901-số mưa lớn tăng lên ở nhiều khu vực (IPCC, 2007)

Sự dâng lên của nước biển toàn cầu:

Mực nước biển đang dâng với tốc độ trung bình là 1,8 mm/năm trong thế

kỷ qua, và gần đây, trong kỷ nguyên sử dụng vệ tinh đo độ cao để xác định mựcnước biển, từ năm 1993 đến 2000, mực nước biển đã dâng vào khoảng 2,9-3,4 ±0,4-0,6 mm/năm Mực nước biển dâng có thể do hiện tượng ấm lên toàn cầu -

mà phần lớn là từ những tác động của con người Điều này sẽ làm tăng mựcnước biển trong tương lai về lâu dài Nhiệt độ gia tăng làm nước giãn nở, đồngthời làm tan chảy các sông băng, núi băng và băng lục địa khiến lượng nước bổsung vào đại dương tăng lên Dự kiến, nhiệt độ tăng sẽ tiếp tục là nhân tố chủyếu làm mực nước biển dâng trong thế kỷ tới

Khí thải CO, làm tăng hiệu ứng nhà kính là hiện tượng do con người gây ratrong mấy trăm năm gần đây, là nguyên nhân gây ra tình trạng trái đất nóng lênmột cách bất thường như hiện nay, làm tan những khối băng vĩnh cửu ở hai cực

và trên những đỉnh núi cao Từ năm 1978, lượng băng trung bình hàng năm ởBiển Bắc giảm khoảng 2,1 - 3,3% mỗi thập kỷ (IPCC, 2007) Tốc độ tan băngdiễn ra với tốc độ nhanh và quy mô ngày càng lớn, như ở Nam Cực, tháng3/2002 khối băng 500 tỷ tấn tan rã thành hàng nghìn mảnh; ở Bắc Cực, mùa hè

2002 lượng băng tan ở Greenland cao gấp đôi so với 1992, lên tới 655.000 m2.Hơn 1 10 sông băng và những cánh đồng băng vĩnh cửu ở bang Montana đãbiến mất trong vòng 100 năm qua Các sông băng sẽ biến mất khỏi dãy Albesvào năm 2050 (nếu độ tan chảy duy trì như hiện nay)

Các nhà khoa học về biển đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu đã chỉ ra rằng đạidương đã nóng lên đáng kể từ cuối thập kỷ 1950 Từ các số liệu quan trắc trêntoàn cầu cho thầy rằng mực nước biển trung bình toàn cầu giai đoạn 1961 -

2003 đã dâng với tốc độ 1,8 - 0,5 mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệtkhoảng 0,42 - 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 - 0,50 mm/năm (IPCC,2007) Nghiên cứu năm 2009 cho rằng tốc độ mực nước biển trung bình toàncầu dâng khoảng 1.8 mm/năm (Chuch và White, 2009)

Trang 28

II Biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trong vòng 50 năm qua nhiệt độ trung bình đã tăng khoảng 0,5 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm Hiện tượng El Nino, La Ninangày càng tác động mạnh mẽ Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho những thiêntai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán ngày càng khốc liệt Việt Nam được dự báo làmột trong năm nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của biến đổi khíhậu và đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng bị ảnh hưởng nặng

-nề nhất thế giới

Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, như: Ngân hàngThế giới (WB), Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Cơquan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA),… Việt Nam là một trong 05quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển dâng Các sốliệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển nước ta giai đoạn 1993 - 2010 chothấy, mực nước trung bình ở Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm; trong đó,riêng Việt Nam có mức tăng trung bình khoảng 2,8 mm/năm Gần đây, các dựbáo cũng đều khẳng định, mực nước biển của nước ta có thể tăng thêm 33,3 cmvào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và khoảng 01 m vào năm 2100 Nếu kịchbản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng đất trũng sẽ bị chìmtrong nước; thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn Ví dụ, nếu nước biểndâng cao 01 m thì 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, 10% dân số bịảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ các khu vực bị ngập nặng theo thứ tự là, đồng bằngsông Hồng: 17,57%, các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến BìnhThuận): 1,47%, Thành phố Hồ Chí Minh: 17,84% và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là4,79% Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực có nguy cơ ngập caonhất (khoảng 39,40% diện tích); trong đó, tỉnh Kiên Giang có thể ngập đến 75%diện tích Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là: Vân Đồn, Côn Đảo và PhúQuốc

Đây là thách thức rất lớn đối với toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng, bởimực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà còn làmnhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, đedọa đến cuộc sống nhân dân Khu vực ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồng bằngsông Cửu Long Theo đó, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khuvực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt(khoảng 17 tỷ USD) cũng như hệ thống cấp nước ở các vùng trũng của Nam Bộ

Trang 29

III.Vai trò của quy hoạch trong thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Đối với khu vực các đô thị miền núi, các địa phương cần rà soát, xác định cáckhu vực xây dựng trên sườn đồi có nguy cơ sạt trượt khi mưa, lũ; xem xét hạnchế hoặc không quy hoạch, cấp phép xây dựng công trình tại các khu vực này;tập trung rà soát hệ thống tiêu thoát nước đô thị kết hợp với hệ thống công trìnhthủy lợi và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác nhằm bảo đảm việc phân vùng,thoát lũ, chống ngập úng đô thị và chống trượt, lở đất

Rà soát, đánh giá các chương trình phát triển đô thị, quy hoạch xây dựng đô thị,

hạ tầng kỹ thuật; nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các giải pháp thích ứng nhằmkhắc phục thiên tai, BĐKH và nước biển dâng…

Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng các đề án về phòng chống thiêntai và BĐKH Các cơ quan chuyên môn, cơ quan nghiên cứu khoa học của Bộphối hợp với các bộ, ngành, tổ chức quốc tế tiến hành nghiên cứu, sửa đổi, bổsung hệ thống văn bản pháp luật, khung chính sách, các quy chuẩn xây dựng,tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định liên quan đến xây dựng phát triển đô thị vàcông trình hạ tầng kỹ thuật thích ứng với tình hình thiên tai, BĐKH và nướcbiển dâng

Cần nhận thức toàn diện về BĐKH và tác động của nó đối với mối quan hệgiữa các yếu tố tạo lập đô thị, gồm: yếu tố tự nhiên, công trình nhân tạo, hoạtđộng kinh tế – văn hoá, xã hội, mọi cá nhân, cộng đồng và xã hội ở đô thị;

Đổi mới phương pháp quản lý phát triển đô thị mang tính đơn ngành, nặng vềphát triển hình thái không gian vật chất, thiếu linh hoạt, sang phương pháp tiếpcận phát triển đô thị bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu;

Đổi mới phương pháp, nội dung lập, tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị: trên

cơ sở cách tiếp cận nêu trên, xây dựng, phát triển các đô thị “xanh” hơn, thânthiện với môi trường với lượng phát thải thấp, khai thác và bảo tồn tài nguyênbền vững;

Trang 30

Đổi mới thể chế quy hoạch đô thị: Các yêu cầu về phát triển bền vững đã đượccác Luật: Bảo vệ Môi trường, Đất đai, Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh Bất độngsản, Qui hoạch đô thị, Xây dựng;

IV.Kết luận

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là vấn đề nhức nhối được nhắc đến nhiều trên toàn thế giới Chính vì vậy chung tay bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cộng đồng Đối xử tốt, sống thân thiện với môi trường, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên Đối với quy hoạch bảo vệ môi trường dưới hình thức lồng ghép vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh cũng phải thể hiện được các nội dung chính giống như quy hoạch bảo vệ môi trường cấp quốc gia

Ngày đăng: 18/03/2024, 23:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w