Qua hơn 10 năm triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai 2012 - 2022, chính sách chi trả DVMTR đã tạo bước ngoặt đối với ngành lâm nghiệp của tỉnh, tạo ra cơ chế tài chính mới, tháo gỡ khó kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LƯƠNG ĐÌNH TRỌNG
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ NGÀNH: 8310110
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS TRẦN THỊ THU HÀ
Gia Lai, 2023
Trang 2CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác chi trả dịch
vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” là công trình nghiên cứu của
tôi với sự hướng dẫn của PGS TS Trần Thị Thu Hà và sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan Các nội dung, kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào
Gia Lai, ngày 30 tháng 8 năm 2023
Người cam đoan
Lương Đình Trọng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ tại Trường Đại học Lâm nghiệp Tôi luôn nhận được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của quý Thầy, Cô Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế
và Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận văn của mình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến PGS
TS Trần Thị Thu Hà đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình trong quá trình nghiên cứu và làm Luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp
Cuối cùng tôi dành tình cảm biết ơn đến gia đình, bàn bè đã quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận văn tốt nghiệp
Gia Lai, ngày 30 tháng 8 năm 2023
Tác giả
Lương Đình Trọng
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ vii
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 7
1.1 Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường rừng 7
1.1.1 Một số khái niệm liên quan 7
1.1.2 Nguyên tắc, bản chất và vai trò của chi trả DVMTR 11
1.1.3 Nội dung công tác chi trả DVMTR của chính quyền cấp tỉnh 13
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DMTR 18
1.2 Cơ sở thực tiễn về chi trả DVMTR 21
1.2.1 Cơ sở pháp lý 21
1.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong công tác chi trả DVMTR 23
1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai trong thực hiện công tác chi trả DVMTR 28
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Gia Lai 30
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 30
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 32
2.1.3 Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp 34
2.1.4 Đánh giá chung về đặc điểm của tỉnh Gia Lai ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR 35
Trang 52.2 Phương pháp nghiên cứu 36
2.2.1 Phương pháp chọn điểm và mẫu khảo sát 36
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 36
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 41
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 41
2.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn 41
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1 Kết quả công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 43
3.1.1 Kết quả thu chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Gia Lai 43
3.1.2 Tác động của công tác chi trả DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 49
3.2 Thực trạng công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 52
3.2.1 Công tác tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh 52
3.2.2 Công tác rà soát, xác định diện tích rừng cung ứng đến từng bên cung ứng DVMTR 54
3.2.3 Rà soát, xác định các bên sử dụng DVMTR phục vụ cho việc ký kết hợp đồng ủy thác, làm cơ sở đôn đốc thu, nộp tiền DVMTR 55
3.2.4 Công tác quản lý các hoạt động thu, chi tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng 56
3.2.5 Công tác truyền thông chính sách chi trả DVMTR 68
3.2.6 Công tác Kiểm tra - Giám sát 69
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 70
3.3.1 Cơ chế, chính sách và các quy định liên quan 70
3.3.2 Chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước 72
3.3.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai 75
Trang 63.3.4 Công tác phối hợp giữa Quỹ Gia Lai với các Sở ban ngành trong
thực hiện công tác chi trả DVMTR 77
3.3.5 Sự đồng thuận của các bên cung ứng, sử dụng DVMTR trong thực thi công tác chi trả DVMTR 79
3.4 Đánh giá chung về công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 80
3.4.1 Những kết quả đạt được 80
3.4.2 Hạn chế và nguyên nhân 81
3.5 Các giải pháp hoàn thiện công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 83
3.5.1 Cải tiến công tác tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR 83
3.5.2 Hoàn thiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng phục vụ công tác chi trả DVMTR 84
3.5.3 Hoàn thiện công tác rà soát, xác định các bên sử dụng DVMTR phục vụ cho việc ký kết hợp đồng ủy thác làm cơ sở đôn đốc thu, nộp tiền DVMTR 85
3.5.4 Hoàn thiện công tác quản lý các hoạt động thu, chi tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Gia Lai 85
3.5.5 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Quỹ Gia Lai 86
3.5.6 Đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách chi trả DVMTR 87
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PFES Payment for Forest Environment Services
(Chi trả dịch vụ môi trường rừng)
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Quỹ TW Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam
Quỹ Gia Lai Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Gia Lai
BV & PTR Bảo vệ và phát triển rừng
BQL RPH, ĐD Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng
TNHH MTV LN Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kết quả rà soát hiện trạng, điều chỉnh 3 loại rừng đến năm 2030 34
Bảng 2.2 Phân loại rừng theo chủ thể quản lý 34
Bảng 2.3 Đối tượng và dung lượng mẫu khảo sát 40
Bảng 3.1 Kết quả thu tiền DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 43
Bảng 3.2 Kết quả phân bổ tiền DVMTR giai đoạn 2012 - 2022 44
Bảng 3.3 Kết quả chi trả tiền DVMTR cho các bên cung ứng giai đoạn 2012 - 2022 46
Bảng 3.4 Kết quả thu tiền trồng rừng thay thế từ năm 2013 đến nay 48
Bảng 3.5 Kết quả giải ngân tiền trồng rừng thay thế từ năm 2013 đến nay 49 Bảng 3.6 Kết quả rà soát các bên cung ứng và diện tích rừng cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 55
Bảng 3.7 Kết quả thực hiện chi trả DVMTR của các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 - 2022 56
Bảng 3.8 Tổng hợp mức độ am hiểu các nội dung liên quan trong công tác chi trả DVMTR tại các bên cung ứng (N = 10) 62
Bảng 3.9 Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác chi trả DVMTR 71 Bảng 3.10 Hệ thống văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh Gia Lai liên quan đến công tác chi trả DVMTR 73
Bảng 3.11 Trình độ học vấn và chuyên ngành của đội ngũ cán bộ Quỹ 76
Bảng 3.12 Đánh giá công tác phối hợp của các bên liên quan trong thực hiện công tác chi trả DVMTR (N = 11) 78
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Cơ cấu các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2012 - 2022 47
Biểu đồ 3.2 Sơ đồ công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai 57
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong suốt một thời gian dài thực hiện chính sách “phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” theo Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 và “trồng mới 5 triệu hecta rừng” theo Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998, ngân sách Nhà nước cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để thực hiện, trong khi đó nguồn lực ngân sách có hạn Chủ trương “xã hội hóa nghề rừng” đã được đề cập trong giai đoạn này nhưng chưa thực hiện được
Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được thiết lập cơ sở pháp lý tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 Theo đó, tại khoản 3, Điều 11 quy định: “Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước
và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật”
Năm 2007, Tổ chức Winrock International (Hoa Kỳ) triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn đa dạng sinh học ở lưu vực sông Đồng Nai” với sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án bảo tồn
đa dạng sinh học vùng châu Á Trong quá trình triển khai dự án, ý tưởng thực hiện cơ chế dịch vụ trong bảo vệ rừng ở Việt Nam bắt đầu xuất hiện, cơ chế này được hiểu ngắn gọn là những người sử dụng giá trị môi trường do rừng cung cấp phải chi trả tiền cho những người dân giữ rừng Thời điểm đó trên thế giới cũng mới có một số nước, chủ yếu ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ thực hiện, còn ở châu Á thì hầu như chưa có quốc gia nào chính thức có chính sách này Trên cơ sở đồng thuận Bộ trưởng Bộ NN&PTNT và Thủ tướng Chính phủ,
Tổ chức Winrock International đã chuyển phần lớn kinh phí của Dự án bảo
Trang 10tồn đa dạng sinh học vùng châu Á, khoảng 1,7 triệu USD sang tài trợ cho việc xây dựng chính sách thí điểm và Bộ NN&PTNT được giao chủ trì tổ chức thực hiện thí điểm
Tháng 01/2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2008/NĐCP về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng thì chỉ 3 tháng sau, tháng 4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 380/QĐ-TTg về thí điểm chính sách chi trả DVMTR, trong đó Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là một công cụ quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ ủy thác chi trả tiền DVMTR Từ thời điểm đó, chính sách chi trả DVMTR và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là hai yếu tố không thể tách rời nhau trong việc triển khai một chính sách mới mang tính cột mốc của ngành Lâm nghiệp
Sau hai năm thí điểm Chính sách chi trả DVMTR tại các tỉnh Sơn La, Lâm Đồng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 Ngày 09/3/2010, một Hội nghị quốc gia về tổng kết giai đoạn thí điểm đã được tổ chức ở Hà Nội do Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng chủ trì Phó Thủ tướng
đã đánh giá chính sách thí điểm chi trả DVMTR thu được kết quả rất tốt, đóng góp thiết thực cho công tác bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo và giao cho Bộ NN&PTNT tiếp tục chủ trì xây dựng chính sách này thành một Nghị định của Chính phủ để chính thức thực hiện trên cả nước Đây là tiền đề tạo
cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước
Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 quy định về chính sách chi trả DVMTR để triển khai trên phạm vi toàn quốc từ 01/01/2011 Có thể nói, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Á ban hành và triển khai chính sách chi trả DVMTR ở cấp quốc gia
Theo số liệu tại “Báo cáo chuyên đề tổng kết 10 năm thực hiện chính sách chi trả DVMTR giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030 của Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam” Tính đến
Trang 1131/12/2020, cả nước có 46 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tổng nguồn thu từ tiền DVMTR cả nước giai đoạn 2011 - 2020 là 16.746 tỷ đồng, bình quân 1.675 tỷ đồng/năm và diện tích rừng được chi trả DVMTR là 6.812.867 ha
Có thể thấy chi trả DVMTR đã trở thành một chính sách lớn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn, được các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đồng tình ủng hộ và thực hiện Chính sách nhanh đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt chính sách đã thiết lập cơ chế tài chính mới ngoài ngân sách để cùng với nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng Chính điều này đưa chi trả DVMTR là một trong 10 thành tựu nổi bật nhất của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn 2011 - 2015 và tiếp tục giữ vững là một trong những lĩnh vực hàng đầu của ngành lâm nghiệp
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích
tự nhiên 1.551.013,25 ha, đất lâm nghiệp có rừng 589.458,59 ha, trong đó diện tích có rừng cung ứng DVMTR 463.333,49 ha, chiếm 78,60% diện tích
có rừng toàn tỉnh Tài nguyên rừng kết hợp với địa hình đồi núi đã và đang cung cấp các loại DVMTR phục vụ sản xuất thủy điện, sản xuất nước sạch, sản xuất công nghiệp, hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, nuôi trồng thủy sản,
du lịch môi trường rừng trên địa bàn tỉnh
Qua hơn 10 năm triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai (2012 - 2022), chính sách chi trả DVMTR đã tạo bước ngoặt đối với ngành lâm nghiệp của tỉnh, tạo ra cơ chế tài chính mới, tháo gỡ khó khăn về nguồn kinh phí cho các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp, chủ rừng là cộng đồng dân cư, UBND cấp xã trong công tác quản lý, bảo vệ rừng thông qua việc huy động tiền thu DVMTR từ các cơ sở sử dụng DVMTR như: các nhà máy sản xuất thủy điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch, cơ sở sử dụng nguồn nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp…
Việc triển khai thực hiện chính sách DVMTR đã phát huy hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ rừng trong thực tế, góp phần bảo vệ và phát
Trang 12triển diện tích rừng trên địa bàn tỉnh, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng rừng bị các tổ chức, cá nhân xâm phạm; đồng thời góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân tham gia bảo vệ rừng, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh thông qua hình thức giao đất, giao rừng của Nhà nước và nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từ các đơn vị chủ rừng là tổ chức, UBND các xã, phường, thị trấn
Bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình tổ chức thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế từ chính sách và từ thực tiễn như: Chính sách chi trả DVMTR là một chính sách mới, nên trong quá trình thực thi chính sách phải vừa nghiên cứu, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm đặc biệt là trong giai đoạn đầu triển khai; phương pháp điều phối tiền chi trả DVMTR đối với các cơ sở thủy điện liên tỉnh cho các tỉnh theo quy định hiện nay chưa thật sự phù hợp trong thực tế, chưa tính đến các yếu tố nguồn gốc hình thành rừng, loại rừng, trạng thái rừng; một số loại dịch vụ phải chi trả DVMTR như hấp thu và lưu giữ các-bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững đến nay vẫn chưa được triển khai; một số nội dung quy định cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện của tỉnh chưa phù hợp quy định hiện hành; diện tích rừng trên địa bàn tỉnh hiện nay do chính quyền địa phương quản lý (UBND cấp xã) còn nhiều, trong khi UBND cấp xã không phải là chủ rừng; công tác kiểm tra, giám sát và hướng dẫn thực hiện chính sách đối với các bên cung ứng DVMTR đã được các cấp các ngành của tỉnh quan tâm tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số đơn vị để xảy ra sai phạm trong việc sử dụng tiền chi trả DVMTR…
Xuất phát từ chính sách và tình hình thực thi chính sách trên địa bàn
tỉnh Gia Lai, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác chi trả dịch vụ môi trường
rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp Thạc
sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế
Trang 132 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế nhằm khuyến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn về chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai
3.2 Đối tượng điều tra, khảo sát
- Cơ quan quản lý: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Kiểm lâm; Hạt kiểm lâm
- Bên cung ứng DVMTR: Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; Công
ty TNHH MTV Lâm nghiệp; UBND cấp xã; Chủ rừng là cộng đồng dân cư thôn; Hộ nhận khoán bảo vệ rừng
- Bên sử dụng DVMTR: Cơ sở sản xuất thủy điện; cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai
Trang 144 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác chi trả DVMTR
- Thực trạng công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Gia Lai
5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn có 03 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về chi trả DVMTR;
- Chương 2 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHI TRẢ
DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1 Cơ sở lý luận về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
* Giá trị của rừng
Theo quan điểm của Nghị định thư Kyoto, “rừng là hệ sinh thái có diện
tích tối thiểu 0,05 - 1,00 ha; tỷ lệ che phủ tầng tán tối thiểu 10 - 30%; chiều cao cây cối tối thiểu 2 - 5 m” (UNFCCC, 2001) Trong khái niệm này hệ sinh thái được hiểu là một tập hợp quần thể năng động có một chức năng chung của các loài thực vật, động vật và cộng đồng các chất vi sinh vật cùng môi trường xung quanh chúng
Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có định nghĩa riêng về rừng Luật Bảo
vệ và phát triển rừng của Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm “Rừng là một
hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên”
Khác với trước đây, ngày nay lợi ích kinh tế của rừng đã vượt xa giá trị của các sản phẩm hữu hình do rừng tạo ra để phục vụ cho nhu cầu đời sống, sản xuất và buôn bán của con người Tổng giá trị kinh tế của rừng được phân thành giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng
Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài nguyên rừng, bao gồm: giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị tùy chọn
Trang 16Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà rừng trực tiếp cung cấp và chúng ta có thể tính được giá cả cũng như khối lượng trên thị trường
Giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trường Nói cách khác, giá trị sử dụng gián tiếp là giá trị các dịch vụ do rừng tạo ra và được nhiều người, thậm chí là cả xã hội cùng hưởng lợi (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, hấp thụ và lưu giữ các bon, cảnh quan, vẻ đẹp thiên nhiên,
đa dạng sinh học…)
Giá trị tùy chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn nguồn lực hoặc một phần nguồn lực của rừng để sử dụng cho tương lai Đây là giá trị có được từ nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái
Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa sử dụng của rừng là những giá trị sử dụng tiềm năng có thể được phát hiện và sử dụng về sau
Hiểu được các giá trị này sẽ thay đổi được nhận thức về vai trò và giá trị kinh tế của rừng tốt hơn, đặc biệt là giá trị sử dụng gián tiếp của rừng được
coi là một trong những điểm then chốt hình thành cơ chế chi trả DVMTR
* Môi trường rừng
Tại khoản 1, Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR (gọi tắt là Nghị định
số 99/2010/NĐ-CP) quy định: “Môi trường rừng là bao gồm các hợp phần
của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí, cảnh quan thiên nhiên Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo
vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác”
Trang 17Tại khoản 8, Điều 3 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp (gọi tắt là Nghị định số 156/2018/NĐ-CP) quy định: “Môi trường rừng
là một bộ phận của hệ sinh thái rừng, bao gồm: đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh quan rừng”
* Dịch vụ môi trường rừng
Đối với khái niệm dịch vụ môi trường, hiện nay trên thế giới chưa có một định nghĩa chuẩn nào về dịch vụ môi trường Tuy vậy, để hiểu một cách gần gũi, dịch vụ môi trường là lợi ích mà tự nhiên có thể mang lại cho các hộ gia đình, cộng đồng và nền kinh tế
Theo định nghĩa và phân loại của UNFCCC, các dịch vụ môi trường được chia thành 4 nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ
Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là bộ phận quan trọng bậc nhất của dịch vụ môi trường Môi trường rừng là môi trường do kết quả tác động của rừng tạo ra cho xã hội và tự nhiên Nó là loại môi trường có tầm quan trọng không thể thay thế trong hệ sinh thái chung
Tại khoản 23, Điều 2 Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Quốc Hội (gọi tắt là Lâm nghiệp số 16/2017/QH14) quy định: “DVMTR là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng”
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định: “Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm
các loại dịch vụ: (i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; (ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống
xã hội; (iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thóai rừng, giảm diện tích
Trang 18rừng và phát triển rừng bền vững; (iv) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn
đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; (v)
Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”
vụ đó của các hệ sinh thái ngày càng đứng trước nguy cơ bị suy giảm vì môi trường rừng đang dần bị suy thóai và ô nhiễm quá mức Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới điều đó là tăng nhu cầu phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số, sự thiếu hiểu biết về chu kỳ và chức năng của các hệ sinh thái và
cả sự thiếu trách nhiệm của một số doanh nghiệp và cá nhân chỉ nghĩ tới việc tối đa hóa lợi nhuận trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường
Cho đến nay, định nghĩa về PFES được đông đảo các nhà khoa học trên thế giới chấp thuận là định nghĩa của Wunder Seven Theo tác giả này, PFES
là quá trình giao dịch tự nguyện được thực hiện bởi ít nhất một người mua và một người bán DVMTR, khi và chỉ khi người bán đảm bảo cung cấp DVMTR
đó một cách hợp lý” (Wunder, 2005)
Có thể hiểu một cách đơn giản, PFES là việc chi trả của những người hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng cho người cung ứng dịch vụ Tại khoản 3, Điều 3 Nghị định 99/2010/NĐ-CP cũng đã đưa ra khái niệm về PFES: “Là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường trả tiền cho
Trang 19bên cung ứng dịch vụ” Như vậy, PFES là một quan hệ tài chính mới cho một loại hình dịch vụ công cộng là dịch vụ môi trường rừng Việc chi trả này bao gồm các yếu tố cơ bản như đối tượng phải, loại dịch vụ chi trả, mức phải chi trả DVMTR, đối tượng được chi trả, hình thức và nguyên tắc chi trả…
1.1.2 Nguyên tắc, bản chất và vai trò của chi trả DVMTR
- Bên sử dụng DVMTR phải chi trả tiền DVMTR cho bên cung ứng DVMTR;
- Thực hiện chi trả DVMTR bằng tiền thông qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc chi trả gián tiếp;
- Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng DVMTR;
- Bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, công bằng; phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
- Tiền chi trả DVMTR là một yếu tố được cơ cấu trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng DVMTR Điều này có nghĩa Nhà
Trang 20nước cho phép các bên sử dụng DVMTR cộng thêm khoản tiền chi trả DVMTR vào giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình và người tiêu dùng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sẽ chi trả tiền DVMTR;
- Chi trả DVMTR góp phần mang lại sự công bằng cho xã hội trong vấn đề hưởng thụ tài nguyên, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với các vấn đề liên quan đến bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường
1.1.2.3 Vai trò của chi trả DVMTR
Với góc độ tiếp cận khái niệm, bản chất của chi trả DVMTR như đã đề cập, có thể thấy chi trả DVMTR đóng vai trò là một cơ chế tài chính mới nhằm huy động các nguồn lực xã hội thông qua việc sử dụng các DVMTR để bồi hoàn các chi phí phát sinh từ việc quản lý bảo vệ rừng và cung cấp các DVMTR Cụ thể:
- Tạo lập nguồn tài chính bền vững và lâu dài: Chi trả DVMTR được
coi là một công cụ kinh tế hữu hiệu cho hoạt động bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học Chi trả DVMTR dựa trên cơ chế “người hưởng lợi phải trả tiền” và cơ chế “sẵn lòng chi trả” Điều này sẽ tạo nên một
cơ chế tự nguyện chi trả từ phía người sử dụng dịch vụ đến người cung cấp DVMTR Trong điều kiện ngân sách nhà nước chi cho hoạt động quản lý bảo
vệ rừng còn hạn hẹp, thì chi trả DVMTR được coi là một giải pháp đột phá, tạo lập cơ sở kinh tế bền vững thông qua việc huy động nguồn thu mới từ các
cơ sở thủy điện, nước sạch, công nghiệp… để cùng với nguồn ngân sách phục
vụ cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước phục vụ cho đời sống và sản xuất;
- Tác động lớn đến bảo vệ môi trường: Nguồn thu từ chi trả DVMTR
sẽ giúp cho các đơn vị được giao quản lý rừng có điều kiện bố trí các nhiệm
vụ chi phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng thông qua các hoạt động như: nuôi dưỡng rừng, làm đường ranh cản lửa, trồng rừng, khoán quản
Trang 21lý bảo vệ rừng, các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng… qua đó giúp cho rừng ngày càng được bảo vệ và phát triển tốt hơn, giảm thiểu khí nhà kính, giảm ô nhiễm nguồn nước;
- Tác động tích cực đến sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ rừng:
Thông qua nguồn thu DVMTR, các đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng có điều kiện bố trí, mở rộng diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho người dân, huy động người dân tham gia các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng Chính điều này tạo ra sinh kế cho người dân, qua đó góp phần nâng cao thu thập, cải thiện cuộc sống và góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh
1.1.3 Nội dung công tác chi trả DVMTR của chính quyền cấp tỉnh
1.1.3.1 Tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR
- Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) là một công cụ quan trọng
để thực hiện các nhiệm vụ ủy thác chi trả tiền DVMTR Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 05/2008/NĐ-CP và Điều 77, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP: Tổ chức Quỹ được thành lập ở cấp Trung ương và ở cấp tỉnh Riêng đối với tổ chức Quỹ ở cấp tỉnh được quy định cụ thể như sau:
+ Quỹ BV&PTR (sau đây gọi là Quỹ cấp tỉnh) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng huy động các nguồn tài chính để phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng Quỹ cấp tỉnh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn;
+ Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành được quy định trong Điều lệ về tổ chức hoạt động của Quỹ, do Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh ban hành
Trang 22- Quỹ cấp tỉnh có các nhiệm vụ sau:
+ Rà soát, ký kết hợp đồng, tiếp nhận và quản lý nguồn tiền ủy thác chi trả DVMTR;
+ Vận động, tiếp nhận và quản lý các nguồn tài chính ủy thác khác; nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp tự nguyện, của tổ chức, cá nhân trong nước
và ngoài nước; nguồn tài chính hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước;
+ Tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế;
+ Đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR phải trả tiền ủy thác về Quỹ cấp tỉnh;
+ Làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí quản lý, việc thanh toán tiền cho các
hộ nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng có khoán bảo vệ rừng;
+ Tổ chức thẩm định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án do Quỹ hỗ trợ;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đối tượng được hưởng nguồn tài chính do Quỹ hỗ trợ;
+ Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính, thống kê, kế toán
và kiểm toán; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng Quỹ cho cấp có thẩm quyền;
+ Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ;
+ Báo cáo UBND cấp tỉnh và Quỹ Trung ương về tình hình thu chi tiền DVMTR của địa phương hằng năm;
+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật có liên quan; + Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa có điều kiện thành lập Quỹ BV & PTR, thì cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản này
1.1.3.2 Công tác rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng phục vụ công tác chi trả DVMTR
- Hằng năm, Quỹ BV&PTR chủ trì, phối hợp với Hạt Kiểm lâm, UBND
Trang 23cấp xã xây dựng bản đồ chi trả DVMTR cấp xã cho chủ rừng là hộ gia đình,
cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã và tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng cấp xã với bản đồ lưu vực nơi cung ứng DVMTR
- Hằng năm, Quỹ BV&PTR chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng là tổ chức xây dựng bản đồ chi trả DVMTR trên cơ sở chồng xếp bản đồ kết quả kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng của chủ rừng là tổ chức với bản đồ lưu vực nơi cung ứng DVMTR
- Chi phí xây dựng bản đồ chi trả DVMTR và chi phí xây dựng bản đồ lưu vực nơi cung ứng DVMTR được sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ cấp tỉnh, của chủ rừng là tổ chức hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác
- Chi phí xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR sử dụng từ nguồn kinh phí quản lý của Quỹ cấp tỉnh hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác
1.1.3.3 Công tác rà soát, xác định các bên sử dụng DVMTR phục vụ cho việc
ký kết hợp đồng ủy thác làm cơ sở đôn đốc thu, nộp tiền DVMTR
- Quỹ BV&PTR phối hợp với bên sử dụng DVMTR (bên phải trả tiền
ủy thác về Quỹ bảo vệ và phát triển rừng) xác định số tiền phải chi trả của từng đối tượng sử dụng dịch vụ theo kỳ thanh toán trên địa bàn
- Đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR phải trả tiền ủy thác về Quỹ BV&PTR, xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền DVMTR, là căn cứ để giám sát, kiểm tra, xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả DVMTR
- UBND tỉnh: Chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng trình UBND cấp tỉnh phê duyệt các đề án, dự án liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR, gồm: Điều tra, phân loại, thống kê các đối tượng thuộc bên sử dụng DVMTR…
Trang 241.1.3.4 Công tác quản lý các hoạt động thu, chi tiền DVMTR ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
* Về hoạt động thu tiền DVMTR
- Bên sử dụng DVMTR ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Trung ương đối với diện tích cung ứng DVMTR trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính từ hai tỉnh trở lên
- Bên sử dụng DVMTR ký hợp đồng ủy thác với Quỹ cấp tỉnh đối với diện tích cung ứng DVMTR trong lưu vực nằm trên địa giới hành chính của một tỉnh
- Bên sử dụng DVMTR trả tiền DVMTR từ ngày có hoạt động sử dụng DVMTR Bên sử dụng DVMTR nộp tiền theo từng quý; thời gian nộp tiền chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý I, II, III; 45 ngày
kể từ ngày kết thúc quý đối với Quý IV Chậm nhất 50 ngày kể từ ngày kết thúc năm, bên sử dụng DVMTR tổng hợp nộp tiền DVMTR gửi Quỹ BV&PTR
* Công tác quản lý hoạt động chi trả tiền DVMTR
- Về công tác lập kế hoạch thu, chi và dự toán chi quản lý của Quỹ cấp tỉnh:
+ Rà soát, xác định diện tích cung ứng DVMTR, lập danh sách bên cung ứng DVMTR;
+ Tổng hợp kế hoạch nộp tiền DVMTR của các bên sử dụng DVMTR; + Lập kế hoạch thu, chi, dự toán chi quản lý vào Quý IV hằng năm; báo cáo Hội đồng đồng quản lý Quỹ thông qua, trình UBND cấp tỉnh quyết định;
+ Thông báo kế hoạch thu, chi đến chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã,
tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo quy định của pháp luật; gửi quyết định của UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thu, chi về Quỹ Trung ương
- Về sử dụng tiền DVMTR của Quỹ cấp tỉnh:
+ Kinh phí quản lý được trích tối đa 10% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để chi cho các hoạt động của bộ máy Quỹ Mức trích cụ thể
Trang 25trong kế hoạch thu, chi hằng năm của Quỹ, trình UBND tỉnh quyết định Kinh phí quản lý là nguồn thu của Quỹ cấp tỉnh, được thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trong trường hợp có thiên tai, khô hạn hoặc mức chi trả trên cùng đơn vị diện tích cung ứng DVMTR trên địa bàn tỉnh thấp hơn năm trước liền kề, Giám đốc Quỹ cấp tỉnh lập kế hoạch hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài trình UBND tỉnh quyết định Kinh phí dự phòng đã được phê duyệt trong năm chưa thực hiện được hoặc chưa sử dụng hết phải chuyển trả cho bên cung ứng DVMTR
- Công tác tạm ứng, thanh toán, quyết toán tiền chi trả DVMTR:
+ Căn cứ kế hoạch thu, chi được phê duyệt, Quỹ cấp tỉnh tạm ứng tiền DVMTR cho bên cung ứng DVMTR và chi cho các đơn vị, tổ chức được giao
hỗ trợ Quỹ cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ chi trả UBND cấp tỉnh quy định số lần tạm ứng, tỷ lệ tạm ứng tiền DVMTR;
+ Căn cứ số tiền thực thu trong năm, kết quả xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR, Quỹ cấp tỉnh hoặc đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả thực hiện thanh toán tiền cho bên cung ứng DVMTR trước ngày 01 tháng
6 năm sau
Sau khi hoàn thành việc thanh toán, đơn vị, tổ chức được giao hỗ trợ chi trả lập báo cáo tổng hợp gửi Quỹ cấp tỉnh kèm theo chứng từ trước ngày
15 tháng 6 năm sau
1.1.3.5 Công tác kiểm tra, giám sát của Quỹ cấp tỉnh
- Quỹ cấp tỉnh làm đầu mối giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng DVMTR, việc thanh toán tiền cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên
sử dụng DVMTR
Trang 26- Quỹ cấp tỉnh kiểm tra việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR các bên liên quan trên địa bàn tỉnh; kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng DVMTR
1.1.3.6 Công tác truyền thông chính sách chi trả DVMTR
Truyền thông chính sách là một phần trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm chia sẻ các thông tin về chính sách cũng như trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách đến các cấp, các ngành, người dân, đặc biệt là đối với các bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR được đầy đủ, kịp thời Thông qua đó thúc đẩy hiểu biết, chia sẽ, tạo sự đồng thuận trong xã hội,
từ đó tham gia vào quá trình chính sách một cách chủ động, tự nguyện
Chính sách chi trả DVMTR là chính sách mới, do đó công tác truyền thông chính sách đóng vai trò hết sức quan trọng Vì vậy, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng các cấp phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho các bên liên quan
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả DMTR
1.1.4.1 Cơ chế, chính sách và các quy định liên quan
Cơ chế, chính sách là căn cứ pháp lý quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của một Chính sách Việt Nam là nước tiên phong trong xây dựng và triển khai chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vị toàn quốc, để làm được việc này, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật
từ Luật, Nghị định đến Thông tư để quy định cũng như hướng dẫn trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR như: Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14; Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ quy định về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ quy định về chính sách chi trả DVMTR; Nghị định
số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Lâm nghiệp; và rất nhiều Thông tư hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương Các
Trang 27văn bản trên đã tạo khung pháp lý trong việc xác lập nguyên tắc chi trả, đối tượng phải chi trả và số tiền chi trả, đối tượng được nhận tiền chi trả, hình thức chi trả, việc quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR, công tác kiểm tra, giám sát công tác chi trả…
1.1.4.2 Chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước
Chính sách chi trả DVMTR có nhiều nội dung Chính phủ giao địa phương quy định, đặc biệt là đối với UBND tỉnh Vì vậy để nhanh chóng đưa chính sách đi vào cuộc sống, công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh phải được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ từ các khâu liên quan như: Thành lập
Bộ máy Quỹ để tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR; chỉ đạo triển khai
và phê duyệt các Đề án, dự án liên quan đến công tác chi trả; Điều tra, phân loại, thống kê các đối tượng thuộc bên cung ứng dịch vụ và các đối tượng thuộc bên sử DVMTR; Cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR gắn với tình hình thực tiễn tại địa phương nhằm bảo đảm công tác triển khai được thông suốt, hiệu quả, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện
1.1.4.3 Năng lực của đội ngũ cán bộ Quỹ BV&PTR
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của tổ chức, là chìa khóa để giải quyết các vấn đề của tổ chức Năng lực của đội ngũ cán bộ là một yếu tố rất quan trọng góp phần chỉ đạo, triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc; Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém"
Vì vậy, năng lực của đội ngũ cán bộ Quỹ BV&PTR có ý nghĩa then chốt đối với sự thành, bại trong việc tổ chức công tác chi trả DVMTR tại địa phương, điều này thể hiện thông qua việc nghiên cứu các cơ chế chính sách
để kịp thời tham mưu các cơ quan cấp trên ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành sát với tình hình thực tiễn tại địa phương làm căn cứ triển khai thực hiện; sự chủ động, quyết liệt trong việc huy động đúng, đủ tiền DVMTR của
Trang 28các bên sử dụng DVMTR, không để xảy ra tình trạng nợ đọng tiền DVMTR phải trả; kịp thời giải ngân tiền DVMTR thu được cho các đơn vị được giao quản lý bảo vệ rừng để triển khai các nhiệm vụ phục vụ công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng; làm tốt công tác xây dựng kế hoạch thu, chi tiền DVMTR hằng năm, đảm bảo tính khả thi; việc triển khai công tác kiểm tra, giám sát các bên liên quan trong thực hiện chính sách nhằm đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả công tác chi trả DVMTR; việc triển khai công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân…
1.1.4.4 Công tác phối hợp giữa Quỹ BV&PTR với các Sở ban ngành trong thực hiện công tác chi trả DVMTR
Công tác phối hợp giữa Quỹ BV&PTR với các Sở ban ngành trong thực hiện công tác chi trả DVMTR có ý nghĩa hết sức quan trọng Bởi lẽ, công tác chi trả DVMTR liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều loại hình cung ứng và sử dụng DVMTR, trong khi đó Quỹ chỉ là một tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, không phải là cơ quan quản lý nhà nước Vì vậy công tác chủ động phối hợp với với các Sở ban ngành, đặc biệt là đối với Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục Thuế, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố
là hết sức quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ như: rà soát, xác định các đối tượng phải chi trả DVMTR để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng ủy thác
và đôn đốc chi trả tiền DVMTR; rà soát các đối tượng cung ứng DVMTR để làm căn cứ chi trả tiền DVMTR; hướng dẫn các bên cung ứng trong việc sử dụng tiền DVMTR; việc kiểm tra, giám sát các bên liên quan trong thực hiện công tác chi trả DVMTR; việc xử lý vi phạm của các bên theo cam kết trong quá trình thực hiện công tác chi trả DVMTR…
1.1.4.5 Sự đồng thuận của các bên cung ứng, sử dụng DVMTR trong công tác chi trả DVMTR
Sự đồng thuận của các bên cung ứng, sử dụng DVMTR trong công tác chi trả DVMTR là yếu tố quyết định, bởi lẽ bản chất của chi trả DVMTR là
Trang 29quan hệ kinh tế giữa bên sử dụng DVMTR và bên cung ứng DVMTR Đây là
cơ chế chi trả dựa trên nguyên tắc người được hưởng lợi phải chi trả bằng tiền cho các lợi ích hay dịch vụ mà người đó tiếp nhận
Sự đồng thuận của bên sử dụng DVMTR được thể hiện thông qua việc
tự nguyện ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR đối với các bên cung ứng DVMTR trong trường hợp chi trả trực tiếp hoặc ký kết hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp Đồng thời thực hiện nghiêm túc các quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng
đã ký kết
Đối với các bên cung ứng DVMTR, việc đồng thuận trong công tác chi trả DVMTR biểu hiện trên khía cạnh tiếp nhận và quản lý có hiệu quả tiền DVMTR nhận được, qua đó góp phần bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ cho các bên sử dụng DVMTR
1.2 Cơ sở thực tiễn về chi trả DVMTR
1.2.1 Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 Trong đó, tại khoản
3, Điều 11 quy định: Quỹ BV&PTR được hình thành từ nguồn tài trợ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế; đóng góp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài khai thác, sử dụng rừng, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản, hưởng lợi từ rừng hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến rừng; các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật
Chính phủ quy định cụ thể về đối tượng, mức đóng góp, trường hợp được miễn giảm đóng góp và việc quản lý, sử dụng Quỹ BV&PTR
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 Trong đó, tại Điều 74 quy định về Dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học: Tổ chức, cá nhân
sử dụng dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học có trách nhiệm trả
Trang 30tiền cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ; Chính phủ quy định cụ thể về dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học
- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 Trong đó:
+ Tại mục 4, chương VI (từ Điều 61 đến Điều 65) quy định các loại DVMTR; nguyên tắc chi trả DVMTR; đối tượng, hình thức chi trả và quản lý
sử dụng tiền DVMTR; quyền, nghĩa vụ các các bên cung ứng, sử dụng DVMTR;
+ Tại mục 2, chương IX (Điều 95) quy định về Quỹ BV&PTR, trong
đó đề cập địa vị pháp lý; nguyên tắc hoạt động; thẩm quyền thành lập; nguồn tài chính hình thành Quỹ
- Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về chính sách thí điểm chi trả DVMTR;
- Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ quy định
về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;
- Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ quy định
về chính sách chi trả DVMTR;
- Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều thi hành Luật Lâm nghiệp;
- Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;
- Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR;
- Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07/5/2012 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục nghiêm thu thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;
Trang 31- Thông tư 60/2012/TT-BNNPTNT, ngày 9/11/2012 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định về nguyên tắc, phương pháp xác định diện tích rừng trong lưu vực phục vụ chi trả DVMTR;
- Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR;
- Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 25/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR;
- Thông tư 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền DVMTR
1.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương trong công tác chi trả DVMTR
1.1.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Lào Cai
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai (Quỹ Lào Cai) được thành lập cuối năm 2011 Theo đó: Quỹ Lào Cai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc UBND tỉnh Sau hơn 10 năm tổ chức và hoạt động, công tác chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã mang lại những hiệu quả lớn, tạo lập nguồn tài chính mới ngoài ngân sách, quan trọng mang tính ổn định, bền vững, phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, góp phần cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu
hệ thống các văn bản hướng dẫn về công tác thực hiện chính sách chi trả
Trang 32DVMTR và trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;
- Về công tác rà soát xác định diện tích chủ rừng đến từng chủ rừng phục vụ công tác chi trả DVMTR: Quỹ Lào Cai đã chủ động phối hợp với các
cơ quan đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng hưởng tiền DVMTR, là lập danh sách các chủ rừng cung ứng DVMTR Ngoài ra đã tiến hành công tác xây dựng và hoàn thành bản đồ chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng là tổ chức và UBND cấp xã theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đảm bảo chính xác và được cơ quan thẩm quyền xác nhận;
- Về công tác rà soát, xác định các bên cung ứng DVMTR làm cơ sở Ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR: Ngay từ khi được thành lập, Quỹ Lào
Cai chủ động tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan, đồng thời
tổ chức ký kết hợp đồng ủy thác với các đơn vị sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh Trong giai đoạn 2012 - 2021, Quỹ tỉnh Lào đã thực hiện hoàn thành ký kết hợp đồng ủy thác đối với 100% các đối tượng phải chi trả tiền DVMTR theo quy định với 99 hợp đồng ủy thác (gồm 120 nhà máy, cơ sở) được ký kết
và thực hiện chi trả tiền DVMTR Trong đó: Cơ sở sản xuất thủy điện: 49/49 hợp đồng (gồm 56 nhà máy thủy điện); Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: 02/02 hợp đồng (gồm 13 nhà máy); Cơ sở sản xuất công nghiệp: 12/12 hợp đồng (gồm 15 nhà máy); Cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch: 36 cơ sở;
- Về công tác kiểm tra, giám sát: Hằng năm Quỹ Lào Cai thành lập
Đoàn công tác phối hợp Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện, thành phố thực hiện việc kiểm tra, giám sát tình hình chi trả tiền DVMTR tại các chủ rừng là
tổ chức, UBND cấp xã và các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn toàn tỉnh
Trong 10 năm thành lập và hoạt động, Quỹ Lào Cai tiến hành trên 210 cuộc kiểm tra, giám sát tình hình chi trả tiền DVMTR tại các chủ rừng là tổ chức, UBND cấp xã và các cơ sở sử dụng DVMTR theo kế hoạch và bất thường Quá trình kiểm tra, giám sát đã kịp thời giải đáp và tháo gỡ những
Trang 33khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách tại các chủ rừng; hướng dẫn các chủ rừng thực hiện quản lý và sử dụng tiền DVMTR theo quy định, việc kiểm tra diện tích cung ứng DVMTR được thực hiện lựa chọn mẫu ngẫu nhiên tại các lô trạng thái rừng được chi trả tiền DVMTR Trong quá trình kiểm tra, giám sát chưa phát hiện những sai phạm trong thực hiện chính sách, chưa xảy ra tình trạng khiếu kiện trong quá trình thực hiện chính sách tại các địa phương Diện tích các lô được kiểm tra đủ điều kiện chi trả tiền DVMTR
- Về công tác truyền thông: Xác định công tác truyền thông chính sách
là một trong những nội dung quan trọng Hằng năm, Quỹ Lào Cai đã triển khai hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai các quy định liên quan đến công tác chi trả DVMTR; tổ chức các hội thảo, hội nghị, mở các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, tuyên truyền chính sách đến bên cung ứng và bên sử dụng DVMTR; phối hợp với cơ quan Báo, Đài viết tin, bài xây dựng các phóng sự truyền hình; Phối hợp Phòng giáo dục các huyện tổ chức chương trình tuyên truyền "Chúng em cùng đồng hành với chính sách chi trả DVMTR"; xây dựng các biển báo tuyên truyền chi trả DVMTR tại các khu rừng được hưởng tiền DVMTR, các trục đường quốc lộ
Giai đoạn 2011 - 2021: Có 750 bài viết trên các báo; 1.653 lượt phát thanh; 475 tin phóng sự truyền hình; 85.735 tờ rơi, tờ gấp; 175 biển pano tuyên truyền; 250 hội nghị tuyên truyền; 2.200 lượt cán bộ tuyên truyền tại các thôn bản Tất cả các kênh thông tin tuyên truyền đã truyền tải, góp phần nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho các địa phương và người dân
1.1.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đắk Lắk
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk (Quỹ Đắk Lắk) được thành lập năm 2012 tại Quyết định số 1687/QĐ-UBND ngày 01/8/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk và được tổ chức lại tại Quyết định số 2312/QĐ-UBND Theo đó: Quỹ Đắk Lắk là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; tổ chức, hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở NN&PTNT
Trang 34Qua hơn 10 năm (2012 - 2022) triển khai, công tác chi trả DVMTR đã mang lại nhiều hiệu quả, cả về kinh tế - xã hội và môi trường, thể hiện trên một số khía cạnh sau:
- Về công tác tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành trong thực hiện công tác chi trả: Giai đoạn 2012 - 2022, Quỹ Đắk Lắk đã tham mưu
cho các cơ quan cấp trên ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm triển khai có hiệu quả công tác thu, chi tiền DVMTR và thu chi trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Ngoài ra, Quỹ Đắk Lắk đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành công tác chuyên môn Theo đánh giá tại báo cáo tổng kết 10 năm tổ chức và hoạt động của Quỹ Đắk Lắk Công tác tham mưu ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo điều hành liên quan đến công tác thu chi tiền DVMTR và thu chi trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện kịp thời, đúng theo các quy định hiện hành, là căn cứ pháp lý
để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chủ động phối hợp với Quỹ Đắk Lắk trong thực hiện nhiệm vụ;
- Về công tác rà soát xác định diện tích chủ rừng đến từng chủ rừng phục vụ công tác chi trả DVMTR: Quỹ Đắk Lắk đã chủ trì phối hợp với các
đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác rà soát, xác định diện tích rừng hưởng tiền DVMTR, danh sách các chủ rừng Qua rà soát, đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 163 đơn vị cung ứng DVMTR với tổng diện tích rừng cung ứng là 209.718,41 ha, bao gồm: 16 Chủ rừng là tổ chức Nhà nước với diện tích rừng cung ứng là 189.097,32 ha, chiếm 90,2%; 04 Chủ rừng là tổ chức ngoài Nhà nước, diện tích rừng tham gia cung ứng là 2.567,77 ha, chiếm 1,2%; 56 Chủ rừng là cộng đồng, nhóm hộ, diện tích rừng tham gia cung ứng
là 5.557,83 ha, chiếm 2,7%; 74 Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, diện tích rừng tham gia cung ứng là 354,07 ha, chiếm 0,1%; và 13 UBND cấp xã, với diện tích rừng tham gia cung ứng là 12.141,42 ha, chiếm 5,8%;
Trang 35- Về công tác rà soát, xác định các bên cung ứng DVMTR làm cơ sở Ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR: Theo số liệu báo cáo, hiện nay trên địa
bàn tỉnh Đắk Lắk có 52 đơn vị sử dụng DVMTR Trong đó: Lưu vực liên tỉnh
có 17 cơ sở sản xuất thủy điện và lưu vực nội tỉnh có 35 cơ sở (gồm: 10 cơ sở sản xuất thủy điện; 03 cơ sở sản xuất nước sạch; 22 cơ sở sản xuất công nghiệp)
Đến nay, Quỹ Đắk Lắk đã phối hợp với Quỹ Trung ương thực hiện ký kết 17/17 hợp đồng với các cơ sở sản xuất thủy điện, đạt 100%; và trực tiếp
ký kết được 28 hợp đồng (gồm: 10 hợp đồng của các cơ sở sản xuất thủy điện; 03 hợp đồng của các cơ sở sản xuất nước sạch; 15 hợp đồng của các cơ
sở sản xuất công nghiệp); Số Hợp đồng ủy thác còn phải ký là 07 hợp đồng của các cơ sở sản xuất công nghiệp;
- Về công tác kiểm tra, giám sát: Giai đoạn 2012 - 2022, Quỹ Đắk Lắk
tổ chức và tham mưu tổ chức, triển khai được 904 đợt kiểm tra, giám sát (có
577 đợt kiểm tra của các đoàn do Sở NN&PTNT thành lập và 327 đợt kiểm tra của các đoàn do Quỹ Đắk Lắk thành lập), nội dung kiểm tra, giám sát chủ yếu tập trung vào công tác quản lý, sử dụng tiền DVMTR; việc nộp tiền chi trả DVMTR và công tác quản lý, bảo vệ rừng cung ứng DVMTR
Qua kiểm tra, giám sát, nhìn chung các đơn vị đều thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR Tuy nhiên, vẫn còn một số bên cung ứng DVMTR còn những tồn tại, hạn chế và thiếu sót như: Việc rà soát diện tích rừng cung ứng DVMTR hàng năm chưa đảm bảo sát thực; việc quản lý, sử dụng tiền DVMTR; công tác chi trả tiền DVMTR cho hộ nhận tiền khoán bảo vệ rừng Sau khi được kiểm tra, hướng dẫn, các đơn vị đã kịp thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế Đến nay, đa phần các đơn vị được kiểm tra đã triển khai thực hiện tốt các nội dung liên quan đến chi trả DVMTR theo đúng quy định hiện hành;
- Về công tác truyền thông: Quỹ Đắk Lắk luôn coi trọng công tác tuyên
truyền, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương có
Trang 36liên quan, đặc biệt là các bên cung ứng và sử dụng DVMTR, người dân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng trong việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh thông qua nhiều hình thức khác nhau
Trong giai đoạn 2012 - 2022, Quỹ Đắk Lắk đã phát hành là 38.500 tờ rơi, tờ gấp; 250 Sổ tay tuyên truyền; 61.160 vở học sinh; 15.110 mũ (lưỡi trai, tai bèo); 206 paner, poster, băng rôn; 90 bảng tuyên truyền; 450 cặp học sinh;
100 áo thun; 200 cái dù và nhiều sản phẩm truyền thông khác; đã đăng tải lên Trang thông tin điện tử Quỹ tỉnh 583 tin bài với 726.085 lượt truy cập; thực
hiện 40 Chương trình “Chính sách chi trả DVMTR đồng hành cùng học sinh đến trường” tại 36 Trường của 8 huyện trên địa bàn tỉnh để truyền thông về
- Một là, sự quan tâm đúng mức, sự chỉ đạo, điều hành năng động,
quyết liệt và kịp thời của UBND tỉnh, sự vào cuộc đồng bộ, tích cực của Quỹ cấp tỉnh và các Sở ngành liên quan, sự chủ động tranh thủ ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành cấp trên, nhất là Tổng Cục lâm nghiệp
và Quỹ Trung ương, là những điều kiện tiên quyết để triển khai thông suốt chính sách và phù hợp tình hình thực tế ở địa phương;
- Hai là, Quỹ cấp tỉnh cần làm tốt vai trò đầu mối, phối hợp chặt chẽ
với Sở ngành liên quan trong tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh cụ thể hóa trong tổ chức thực hiện công tác chi trả DVMTR, bảo đảm phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế ở địa phương; Tăng cường đi thực tế để kịp thời phát hiện, hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền hướng dẫn nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc ngay từ cơ sở;
Trang 37- Ba là, công khai, minh bạch trong hoạt động thu, chi quỹ Điều này sẽ
giúp tăng cường tính trách nhiệm của Quỹ đối với các bên liên quan, đặc biệt giữa bên cung ứng và sử dụng DVMTR Các yêu cầu về công khai trong quy định của chính sách phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời và được thông tin đến các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực thi chính sách;
- Bốn là, công tác truyền thông được quan tâm xúc tiến thường xuyên
Nội dung và hình thức tuyên truyền không ngừng được tăng cường về số lượng và chất lượng, bảo đảm phù hợp với từng nhóm đối tượng, tạo sự đồng thuận trong xã hội, chia sẻ trách nhiệm, góp phần thúc đẩy chính sách được triển khai trong thực tế có kết quả;
- Năm là, làm tốt công tác phối hợp với các Sở ngành liên quan trong
kiểm tra, giám sát các bên cung ứng, sử dụng DVMTR nhằm bảo đảm chính sách được thực hiện một cách nghiêm túc, hiệu quả;
- Sáu là, không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ của Quỹ có năng lực
chuyên môn và trách nhiệm cao nhằm bảo đảm việc tổ chức, vận hành Chính sách một cách có hiệu quả, thông suốt
Trang 38Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm cơ bản của tỉnh Gia Lai
Địa hình đồi núi chiếm 2/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh Kiểu địa hình đồi núi phân bổ chủ yếu ở Đông Bắc và phía Nam của tỉnh, bao gồm những dãi núi liền hoặc cục bộ Sông Ba và sông Ayun được xem là ranh giới chia cắt núi thành những miền khác nhau Khu vực Đông Bắc có dãy Mang Yang
và dãy An Khê, phía Nam có dãy Chư Đju
Gia Lai có 2 cao nguyên là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên của tỉnh Cao nguyên Pleiku nằm ở phía Tây Trường Sơn, là vùng chuyên canh rộng lớn về cao su và cà phê Cao nguyên Kon Hà Nừng thuộc phía Đông Trường Sơn, là vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh, có nhiều động, thực vật rừng quý hiếm đối với trong nước và trên thế giới
Trang 392.1.1.3 Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu: Khí hậu Gia Lai mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa khô và mùa mưa trong năm do ảnh hưởng của độ cao và độ che chắn của dãy Trường Sơn Nhiệt độ trung bình năm: 21 - 230C, Tổng lượng mưa trung bình năm: 2.200 - 2.700 mm nhưng phân bố không đồng đều cho các vùng địa lý, lượng mưa giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam tỉnh
Về mùa khô lượng bốc hơi cao hơn mùa mưa Đây là nguyên nhân gây hạn, nhất là các huyện phía Nam và Tây Nam tỉnh, mực nước ngầm tụt sâu vào mùa kiệt
- Thủy văn: Với kiểu địa hình như đã mô tả ở trên, đã tạo nên hệ thống sông suối của Gia Lai rất đa dạng Hệ thống sông suối trên địa bàn tỉnh gồm 2
hệ chính là sông Ba và sông Sê san có khả năng cung cấp nước cho sản xuất
và sinh hoạt trên một khu vực lớn Nhiều công trình thủy điện và công trình cấp nước khai thác trên các hệ thống sông này đã được xây dựng như: thủy điện An khê - Ka Nak, thủy điện sông Ba Hạ, thủy điện Ya Ly, Sê san 3, Sê san 3A, thủy điện Sê san 4 Các nhà máy nước phục vụ cho sinh hoạt như nhà máy nước Biển Hồ Pleiku, nhà máy nước Ayun Pa, Krông Pa, Kông Chro…
2.1.1.4 Đất đai
Gia Lai có 25 loại đất và được chia thành 5 nhóm đất chính gồm: (1) Nhóm đất đỏ có diện tích 849.333 ha, chiếm 54,7% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Đắk Đoa, Chư Păh, Chư Sê, Plei Ku,
và một phần các huyện K’Bang, Mang Yang, Đức Cơ, Ia Grai, Kông Chro,
Đăk Pơ và phía Tây huyện Ia Grai; (2) Nhóm đất xám có diện tích 364.638
ha, chiếm tỷ lệ 23,5% Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện K’Bang, kéo dài qua thị xã An Khê và huyện Đăk Pơ, xuống huyện Kông Chro Ngoài ra còn phân bố rải rác ở các huyện Phú Thiện, thị xã Ayun Pa,
Chư Prông; (3) Nhóm đất phù sa có diện tích 64.218 ha, chiếm tỷ lệ 4,1%
Trong nhóm đất này chủ yếu là đất phù sa ven sông suối; (4) Nhóm đất đen
Trang 40dốc tụ có diện tích 16.774 ha, chiếm tỷ lệ 1,2% Nhóm đất này phân bố xung quanh các miệng núi lửa, vùng rìa các khối núi và thung lũng Bazan; (5) Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 164.751 ha, chiếm tỷ lệ 10,6% Phân bố chủ yếu ở phía các huyện phía Nam tỉnh, vùng núi thấp và đồi gò rải rác ở các huyện; Còn lại là các loại đất khác, có diện tích 93.979 ha, chiếm 5,9% diện tích tự nhiên của tỉnh
Nhìn chung, tỉnh Gia Lai có đặc điểm tự nhiên khá thuận lợi và phù hợp cho sự phát triển của các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cũng như phát triển các loại dịch vụ môi trường rừng Để khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng này, cần thiết phải có chiến lược bảo vệ, duy trì nguồn nước, chống xói mòn, rửa trôi đất thông qua nâng cao độ che phủ của rừng tại các vùng đầu nguồn lưu vực sông, suối trên địa bàn tỉnh (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Gia Lai, năm 2022)
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Dân số, lao động và việc làm
- Dân số: Theo số liệu thống kê năm 2022, dân số tỉnh Gia Lai là 1.590.981 người, trong đó:
+ Phân theo giới tính: Nam 797.843 người, chiếm 50,15%, nữ 793.138 người, chiếm 49,85%;
+ Phân theo khu vực: dân cư thành thị là 466.730 người chiếm 29,34%, dân cư nông thôn 1.124.251 người, chiếm 70,66% dân số của tỉnh Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 102,58 người/km2, nhưng phân bố không đồng đều ở các huyện, thị, thành phố, cao nhất là thành phố Pleiku (1.034,15 người/km2), thấp nhất là huyện Kbang (37,19 người/km2)
- Dân tộc: Kết quả thống kê năm 2022, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều dân tộc chung sống, trong đó người Kinh có 862.142 người (chiếm 54,19%), dân tộc Jarai có 478.793 người (chiếm 30,09%), dân tộc Banar có 198.806 người (chiếm 12,49%), còn lại các dân tộc khác (như Giẻ Triêng, Brâu, Rơ Mâm…) có 51.240 người (chiếm 3,23%)