Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH Quan Tiểu Mỹ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TRƯỜNG TRU
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Quan Tiểu Mỹ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA
HỌC VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN SAIGONTOURIST
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
Quan Tiểu Mỹ
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA
HỌC VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist” là công trình nghiên cứu của chính bản thân tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Xuân Nhĩ
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như
số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Học viên
Quan Tiểu Mỹ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Xuân Nhĩ – Trưởng khoa Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, người đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình làm bài luận văn này Thầy đã hướng dẫn tôi rất nhiều kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp tôi có đủ khả năng thực hiện nghiên cứu và hoàn thành luận văn, không những vậy, tôi còn được học hỏi về thái độ làm việc nghiêm túc và tinh thần trách nhiệm trong công việc từ Thầy Tôi thật sự trân quý và biết ơn những chia sẻ, những lời động viên và sự cảm thông từ Thầy
Tiếp đến, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân trong gia đình, quý Thầy Cô, đồng nghiệp, bạn bè – những người đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình suốt học tập và thực hiện nghiên cứu khoa học Tôi đặc biệt cảm
ơn những thấu hiểu, cảm thông và sự ủng hộ đến từ các thành viên trong gia đình để tôi có thời gian và nghị lực hoàn thành bài luận văn này
Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn đến các bạn học viên năm hai đang theo học tại trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist đã thực hiện bảng khảo sát cũng như đóng góp những ý kiến quý báu làm nguồn dữ liệu quan trọng cho việc phân tích, góp phần mang lại kết quả và thành công cho nghiên cứu này
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm …
Học viên
Quan Tiểu Mỹ
Trang 5TÓM TẮT
Bài luận văn “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist” được thực hiện nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist (STHC) của học viên, từ đó
đo lường và kiểm định mức độ quan trọng của các yếu tố này Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và kết quả của các nghiên cứu có liên quan, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu với 7 giả thuyết đo lường quyết định chọn trường của học viên (từ H1 đến H7)
và kiểm định sự khác biệt trong quyết định chọn trường của học viên theo ngành học, vùng miền, giới tính
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 bậc gồm thang đo lý thuyết của 8 khái niệm với 36 biến quan sát: Truyền thông của trường – HANT (gồm 4 biến quan sát); Thương hiệu trường – THTH (gồm 5 biến quan sát); Ảnh hưởng xung quang – YTXQ (gồm 5 biến quan sát); Hấp dẫn của các ngành học – HDNH (gồm 5 biến quan sát); Khả năng tài chính – YTTC (gồm 4 biến quan sát); Cơ hội việc làm – CHNN (gồm 4 biến quan sát); Cơ hội học tập cao hơn – CHHT (gồm 3 biến quan sát); Quyết định chọn trường – QDCT (gồm 6 biến quan sát)
Những dữ liệu thu thập được xuất ra và làm sạch bằng phần mềm Microsoft Excel, rồi tiến hành hành xử lý thông qua phần mềm SPSS 22, phân tích nhằm đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy, kiểm định khác biệt về ngành học, vùng miền, giới tính thông qua phân tích với công cụ T-Test ANOVA
Kết quả nghiên cứu cho thấy quyết định chọn trường STHC của học viên bị ảnh hưởng bới 6 yếu tố với mức độ quan trọng giảm dần: Mức độ hấp dẫn của các ngành học; Truyền thông của trường; Cơ hội việc làm; Thương hiệu trường; Cơ hội học tập cao hơn; Ảnh hưởng xung quanh Trên cơ sở này, đề ra các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
1.1 Tổng hợp các nghiên cứu liên quan và đề xuất của tác giả 25
2.3 Tổng hợp số lượng giáo viên theo trình độ đào tạo 48 2.4 Tổng hợp số lượng chương trình, giáo trình qua các năm 49
2.7 Thông tin về vùng miền sinh sống của đáp viên 53
2.9 Tóm tắt thông số phân tích nhân tố khám phá EFA 59
2.11 Ma trận xoay nhân tố phân tích EFA lần cuối 62 2.12 Các thông số phân tích EFA cho biến phụ thuộc 63
2.14 Ma trận tương quan giữa các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu 64
2.18 Tóm tắt kết quả các giả thuyết được kiểm định 71
2.20 Test of Homogeneity of Variances nhóm ngành học 74
2.22 Test of Homogeneity of Variances nhóm vùng miền 76
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
1.3 Mô hình nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang 20 1.4 Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý 21
1.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn 22
1.7 Mô hình nghiên cứu của Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P.,
1.8 Mô hình nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming 24
2.2 Biểu đồ tỷ lệ nhóm giới tính của đáp viên tham gia khảo sát 52 2.3 Biểu đồ tỷ lệ nhóm ngành học của đáp viên tham gia khảo sát 53 2.4 Biểu đồ tỷ lệ nhóm vùng miền của đáp viên tham gia khảo sát 54 2.5 Biểu đồ phân phối phần dư chuẩn hóa Histogram 71
Trang 10MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ii
TÓM TẮT iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tài liệu 2
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 7
3.1 Mục tiêu tổng quát 7
3.2 Mục tiêu cụ thể 7
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 8
6 Đóng góp mong đợi của luận văn 9
7 Kết cấu của luận văn 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10
1.1 Các khái niệm liên quan 10
1.1.1 Hành vi 10
1.1.2 Quyết định chọn trường 10
1.1.3 Truyền thông của trường 12
1.1.4 Thương hiệu trường 14
1.1.5 Ảnh hưởng xung quanh 14
1.1.6 Mức độ hấp dẫn của các ngành học 14
Trang 111.1.7 Khả năng tài chính 14
1.1.8 Cơ hội việc làm 15
1.1.9 Cơ hội học tập cao hơn 15
1.2 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu 15
1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA) 15
1.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB) 17
1.2.3 Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) 18
1.3 Một số nghiên cứu liên quan 19
1.3.1 Nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022) 19
1.3.2 Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020) 20
1.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai (2015) 21
1.3.4 Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011) 22
1.3.5 Nghiên cứu của Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R., & Osman, Z (2018) 22
1.3.6 Nghiên cứu của Md Aminul Islam, Nehal Hasnain Shoron (2020) 23
1.3.7 Nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010) 23
1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài 26
1.5 Tiến hành nghiên cứu 30
1.5.1 Quy trình nghiên cứu 30
1.5.2 Nghiên cứu định tính 31
1.5.3 Nghiên cứu định lượng 35
1.6 Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG CỦA HỌC VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN SAIGONTOURIST 40
2.1 Tổng quan về trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist 40
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 40
2.1.2 Chức năng hoạt động chính của trường 42
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của trường 45
Trang 122.1.4 Các ngành nghề đào tạo, tuyển sinh, tổ chức đào tạo 45
2.1.5 Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý 48
2.1.6 Chương trình, giáo trình đào tạo 49
2.1.7 Cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo 49
2.2 Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist 52
2.2.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 52
2.2.2 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 54
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 59
2.2.4 Phân tích tương quan Pearson 64
2.2.5 Phân tích hồi quy 66
2.2.6 Kiểm định sự khác biệt về quyết định chọn trường của học viên theo giới tính, ngành học, vùng miền 72
2.3 Một số thuận lợi và khó khăn về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist 77
2.3.1 Thực trạng yếu tố truyền thông của trường 77
2.3.2 Thực trạng yếu tố thương hiệu trường 78
2.3.3 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng xung quanh 79
2.3.4 Thực trạng yếu tố mức độ hấp dẫn của các ngành học 80
2.3.5 Thực trạng yếu tố khả năng tài chính 81
2.3.6 Thực trạng yếu tố cơ hội việc làm 82
2.3.7 Thực trạng yếu tố cơ hội học tập cao hơn 83
2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu 84
2.5 Tiểu kết chương 2 86
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT HỌC VIÊN QUYẾT ĐỊNH HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP DU LỊCH VÀ KHÁCH SẠN SAIGONTOURIST 87
3.1 Cơ sở giải pháp 87
Trang 133.2 Đề xuất các giải pháp 87
3.3 Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
Tiếng Việt 100
Tiếng Anh 102
Nguồn internet 107
PHỤ LỤC 109
Trang 14tế chỉ có thêm 15.000 sinh viên/ học viên ra trường (trong đó 12% có trình độ đại học, cao đẳng) Riêng tại TP.HCM, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM cho biết trong giai đoạn 2019-2025, mỗi năm TP.HCM cần 300.000 chỗ làm việc, trong đó trình độ trung cấp chiếm cao nhất với 28% trong khi đại học chỉ chiếm 18% Dù thị trường lao động cần nguồn nhân lực trình độ đại học, cao đẳng nhưng nhu cầu cao nhất vẫn là lao động có trình độ trung cấp, lao động có tay nghề Trong khuôn khổ chương trình "Đưa trường học đến thí sinh năm 2019", sáng 20-9-2019, Báo Người Lao Động tổ chức bàn tròn "Chọn đường đi từ trường trung cấp", ông Trần Anh Tuấn - Phó Viện trưởng, Giám đốc chương trình Dự báo nhân lực (Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế) cho biết:
“Thị trường lao động cần tới 28% lao động có trình độ trung cấp nhưng mới có 6% tham gia thị trường lao động; ở trình độ đại học cần 15% - 18% nhưng lực lượng tham gia trên thị trường lại lên đến 25% - 28% Rõ ràng thị trường lao động đang có tình trạng vừa thừa vừa thiếu Cứ 10 người bước vào thị trường lao động thì 6 người
có trình độ đại học, 2 người cao đẳng, 1 người trung cấp, 1 người sơ cấp nghề Số liệu này cho thấy sự thiếu hụt nhân lực trình độ trung cấp”
Điều này cho thấy các trường trung cấp, trung tâm dạy nghề với trình độ đào tạo trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn có vai trò chủ chốt trong công tác đào tạo
và cung ứng nguồn nhân lực nói chung và cho ngành du lịch nói riêng
Trang 15Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 200 cơ
sở đào tạo du lịch, trong đó có 62 trường đại học có khoa du lịch, 54 trường cao đẳng,
71 trường trung cấp, 4 trung tâm dạy nghề về ngành du lịch Và ngày càng nhiều trường đưa vào chương trình đào tạo các chuyên ngành trong lĩnh vực này dẫn đến
sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các trường trong việc thu hút học viên theo học
Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist là một trong số ít cơ sở giáo dục tiên phong trong công tác đào tạo chuyên ngành du lịch, khách sạn và đạt hiệu quả cao Đến nay, Trường tự hào là cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu trong việc cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng cho ngành du lịch trong và ngoài nước Tình hình tuyển sinh tại trường đang có chiều hướng giảm mạnh trong những năm gần đây Chính vì thế, ban lãnh đạo Nhà trường đề nghị thực hiện những nghiên cứu để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên, từ đó, tìm ra các giải pháp thu hút học viên đăng ký nhập học vào trường
Từ những thực tế trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Nghiên cứu các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên: Nghiên cứu trường hợp tại trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist” để xác định ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên và qua đó, đề xuất một số giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường trong thời gian tới
2 Tổng quan tài liệu
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên được tiến hành bởi nhiều tác giả khác nhau Các tác giả trước đây đã cố gắng phân tích và trình bày vấn đề này thông qua các mô hình thể hiện sự tương tác của rất nhiều yếu tố, đồng thời tìm ra rằng quyết định chọn trường
là một quá trình thường phức tạp, đa giai đoạn và quá trình này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đó Ba quan điểm vốn có trong nghiên cứu về sự lựa chọn trường học là các khía cạnh xã hội học, tâm lý và kinh tế Quan điểm xã hội học nhấn mạnh các yếu tố
cơ bản ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên Chúng bao gồm chủng tộc, dân tộc, nghề nghiệp gia đình, giáo dục của cha mẹ, bạn bè đồng trang lứa, bối
Trang 16D.W Chapman (1981) là một trong những nhà tiên phong hàng đầu nghiên cứu
về đề tài này Nghiên cứu đã xây dựng mô hình cho thấy sự lựa chọn của học viên bị ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu tố chính tác động trực tiếp đến quyết định chọn trường Thứ nhất là nhóm yếu tố đặc điểm của gia đình và cá nhân học viên gồm: thành tích học tập, sở thích và mong đợi của học viên, khả năng tài chính của gia đình Thứ hai
là nhóm yếu tố các tác động từ bên ngoài như những người có ảnh hưởng; đặc điểm
cố định của trường, sự tiếp cận giao tiếp của trường với học viên
Cabrera, A.F., La Nasa, S.M (2000) tiếp nối kết quả nghiên cứu của Chapman,
đã nghiên cứu mô hình gồm ba giai đoạn lựa chọn trường của học viên Ở giai đoạn đầu (định hướng), yếu tố mạnh nhất ảnh hưởng đến sự quyết định chọn trường của học viên chính là sự khuyến khích của cha mẹ Ở giai đoạn giữa (tìm kiếm), học viên
bị ảnh hưởng bởi: nhận thức về chất lượng của trường, cuộc sống trong khuôn viên trường, các chuyên ngành đào tạo Ở giai đoạn cuối (lựa chọn) thì khả năng chi trả học phí có ý nghĩa quan trọng nhất trong quyết định của học viên về chọn trường Với các kết quả từ các nghiên cứu của Chapman (1981) và Cabera và La Nasa (2000), Marvin J Burns (2006) đã ứng vào một trường học cụ thể tại Mỹ Nghiên cứu này thực hiện dựa trên 22 sinh viên Mỹ gốc Phi tại trường Cao đẳng Nông nghiệp, Thực phẩm và Tài nguyên Thiên nhiên (CAFNR) vào học kỳ Mùa thu năm 2005 Nghiên cứu đã tìm ra các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường của học viên là: chuyến thăm trường, học bổng và những người thân theo học tại trường có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định của học viên Các ký túc xá trong trường có ảnh hưởng lớn nhất đến các tương tác xã hội đối với những người trúng tuyển và 70% trong số những sinh viên này bắt đầu quá trình lựa chọn trường vào năm lớp mười
Md Aminul Islam, Nehal Hasnain Shoron (2020) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh
Trang 17hưởng đến việc ra quyết định của học viên trong việc lựa chọn trường học ở Bangladesh Nghiên cứu đã kết luận rằng quá trình chọn trường bị ảnh hưởng bởi yếu
tố khoảng cách từ nhà của học viên đến trường Nghiên cứu cũng tìm ra một số yếu
tố khác như vị trí trường học, học phí, học bổng, ba mẹ, bạn bè của học viên và các chuyến thăm trường có tác động đến sự lựa chọn trường học của học viên
Gan Connie, Abdul Rahman, Parameswaran Subramanian, và Rahiza Ranom, Osman, Z (2018) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự lựa chọn của học sinh trung học đối với các trường đại học Kết quả cho thấy rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa danh tiếng trường, chương trình, cơ hội việc làm, cơ hội thực tập, học phí, an ninh, cơ sở vật chất, sự kiện hoặc câu lạc bộ, địa điểm, bạn bè và cố vấn với quyết định chọn trường Giới tính đóng một vai trò kiểm duyệt trong mô hình phát triển Hạn chế của nghiên cứu này là nghiên cứu chỉ giới hạn ở 90 người trả lời
Nghiên cứu của tác giả Joseph Ming Sia Kee (2010) đã phát triển một khung khái niệm nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên ở Malaysia Các biến số độc lập đã được xác định là có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học viên được chia thành 2 nhóm: nhóm các đặc điểm của trường như địa điểm, cơ sở vật chất giáo dục, chương trình học, chi phí, chính sách
hỗ trợ về tài chính, cơ hội việc làm, danh tiếng trường và nhóm các nỗ lực giao tiếp với học viên như truyền thông, giao lưu với các trường THPT, tư vấn tuyển sinh, tham quan trường Kết quả cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa các yếu tố này với quyết định chọn trường của học viên
Pimpa, N., & Suwannapirom, S (2008) đã tiến hành nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn giáo dục nghề nghiệp của học viên Thái Lan Bằng cách sử dụng phân tích nhân tố, cho thấy năm yếu tố ảnh hưởng chính: thái độ cá nhân, chương trình giảng dạy, việc làm tiềm năng, sức hấp dẫn của khuôn viên trường
và học phí Hơn nữa, nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng giáo viên từ trường trung học
và phụ huynh có thể tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định của học sinh Các nghiên cứu trên đã tìm ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn
Trang 18trường của học viên Tác giả tổng hợp thành các nhóm yếu tố sau:
- Đặc điểm của gia đình và cá nhân học viên gồm: thái độ cá nhân, sở thích và mong đợi của học viên, khả năng tài chính của gia đình
- Đặc điểm cố định của trường gồm: vị trí, khoảng cách của trường từ nhà của học viên, danh tiếng trường, các chuyên ngành đào tạo, chương trình học, cơ sở vật chất giáo dục, chi phí, chính sách hỗ trợ về tài chính, sức hấp dẫn của khuôn viên trường
- Nỗ lực giao tiếp của trường với học viên: quảng bá, giao lưu với các trường THPT, đại diện tuyển sinh, chuyến tham quan trường
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Đã có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên như: nghiên cứu của Võ Thị Ngọc Oanh (2020)
đã nghiên cứu “Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh vào trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi” bằng cách xác định quyết định chọn học ở trường Sonadezi của sinh viên bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào Mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm các yếu tố: mối quan hệ ảnh hưởng, đặc điểm của trường học, chương trình đào tạo, năng lực điều kiện, cơ hội tương lai, nỗ lực giao tiếp của trường 372 sinh viên trường Sonadezi được khảo sát nghiên cứu từ tháng 7/2020 đến tháng 8/2020 Kết quả phân tích cho thấy có sự ảnh hưởng mạnh nhất đến giảm dần của các nhân tố: tính hữu dụng thực tiễn của chương trình đào tạo, nổ lực giao tiếp,
cơ sở vật chất và quan hệ ảnh hưởng
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và phỏng vấn sâu các chuyên gia, hai tác giả Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022) đã đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn học tại trường Đại học Tây Đô bao gồm: đặc điểm trường, ngành nghề đào tạo, nỗ lực giao tiếp, triển vọng nghề nghiệp, hình ảnh thương hiệu, đối tượng tham chiếu, cơ hội trúng tuyển Kết quả của nghiên cứu này cho thấy
có 4 nhân tố chính yếu tác động đến quyết định chọn học tại trường với mức độ quan trọng giảm dần như sau: nỗ lực giao tiếp, hình ảnh thương hiệu, đối tượng tham chiếu,
cơ hội trúng tuyển
Trang 19Nghiên cứu của Trần Minh Hùng và Nguyễn Thị Kim Tuyền (2020) đã xác định
5 nhân tố tác động đến quyết định chọn ngành Quản trị dịch vụ du lịch và Lữ hành của trường Đại học Tây Đô theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: đặc điểm cá nhân, các phương tiện truyền thông, tư vấn và đặc điểm trường, khả năng trúng tuyển và
cơ hội nghề nghiệp
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020), học viên khá chắc chắn và hài lòng với lựa chọn trường của mình, có 4 yếu tố tác động đến việc quyết định chọn trường của học viên với mức độ quan trọng tăng dần theo thứ tự: yếu tố học phí và cơ sở vật chất; yếu tố bản thân học sinh; yếu tố thương hiệu và việc làm và yếu tố thông tin, quảng cáo
Căn cứ kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây, nhóm tác giả Phạm Thị
Ly, Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Trọng Tuấn, Tô Hoài Thắng, Hoàng Hữu Dũng, Nguyễn Như Ngọc (2016) trình bày về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên gồm: ấn tượng về nhà trường, kênh thông tin tìm hiểu về trường,
lí do chọn trường, lí do chọn ngành của học viên
Bên cạnh đó, Nguyễn Phương Toàn (2011) đã tiến hành nghiên cứu để kiểm định mô hình lý thuyết, kết quả cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên từ mạnh đến yếu như sau: mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo; đặc điểm của trường; khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; nỗ lực giao tiếp của trường
Trần Văn Quí và Cao Hào Thi (2009) đã đề xuất mô hình có 7 yếu tố bao gồm: yếu tố về cá nhân, yếu tố về đặc điểm trường, yếu tố về bản thân học viên, yếu tố về
cơ hội học tập cao hơn, yếu tố về cơ hội làm việc trong tương lai, yếu tố về nỗ lực giao tiếp với học viên của trường, và yếu tố đặc trưng giới tính
Với tinh thần thừa kế kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trên thế giới, các tác giả tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên Ngoài những yếu tố mà các nhà nghiên cứu nước ngoài đã tìm ra thì qua các công trình nghiên cứu trong nước đã nêu ở trên cho thấy quyết định chọn trường của học viên cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
Trang 20tính hữu dụng thực tiễn của chương trình đào tạo, mức độ đa dạng và hấp dẫn của ngành đào tạo, cơ hội việc làm Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nói về yếu tố cơ hội học tập cao hơn có ảnh hưởng đến quyết định của học viên khi quyết định học tại trường Trung cấp
Nhìn chung trên thế giới và tại Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu
về những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên, các nhà nghiên cứu đều thực hiện đề tài của mình từ nhiều gốc độ khác nhau trong những bối cảnh
và cách tiếp cận cũng hoàn toàn khác nhau Sau khi đã tham khảo rất nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài này, tác giả nhận ra chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của học viên chọn học tại trường Trung cấp Đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên trường STHC Do đó, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu trước đó kết hợp với những yếu tố thực tiễn tại trường, tác giả
sẽ cố gắng phát triển thêm những gì đã tiếp cận được để hoàn thành công trình nghiên cứu này.
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Bài luận văn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên, đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist
3.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên
- Đo lường và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên
- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả xác định các nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
Trang 21- Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường STHC
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường
của học viên trường STHC
- Phạm vi nghiên cứu: Tại trường STHC
- Đối tượng khảo sát: Học viên đang học năm hai tại trường STHC
- Cỡ mẫu: 300 quan sát
- Phương pháp lấy mẫu: theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phương pháp
lấy mẫu quả cầu tuyết
- Thời gian nghiên cứu:
+ Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Từ năm 2018 đến năm 2022
+ Nghiên cứu dữ liệu sơ cấp: Từ tháng 06/2022 đến tháng 12/2022
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định lượng
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng câu hỏi thông qua hình thức phỏng vấn sâu các học viên đang học năm hai tại trường để tìm ra các biến quan sát Kế đến, tiến hành thảo luận nhóm để hiệu chỉnh thang đo
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để thu thập thông tin dữ liệu, tiến hành khảo sát học viên bằng bảng câu hỏi thông qua ứng dụng Google forms Từ những dữ liệu được thu thập, qua xử lý, tác
Trang 22giả tiến hành phân tích để đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy thông qua phần mềm xử lý SPSS Kế đến, kiểm định khác biệt về ngành học, vùng miền, giới tính thông qua phân tích với công cụ T-Test ANOVA
- Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu được thu thập thông qua hình thức phỏng vấn sâu và khảo sát học viên đang học năm hai tại trường
- Dữ liệu thứ cấp: Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, các báo cáo thống kê số lượng học viên đăng ký nhập học tại trường
6 Đóng góp mong đợi của luận văn
- Kết quả nghiên cứu cung cấp những thông tin hữu ích cho ban lãnh đạo Nhà trường về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định đăng ký nhập học vào trường
- Nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo trong cùng lĩnh vực
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, các danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo, luận văn được chia thành 03 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu
- Chương 2: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Chương 3: Các giải pháp nhằm thu hút học viên quyết định học tại trường Trung cấp Du lịch và khách sạn Saigontourist
Trang 23CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Hành vi
Gordall Marshall (1994) cho rằng: “Hành vi là một phản ứng xác định của cơ thể đối với các kích thích từ bên trong hay bên ngoài và hành vi có thể đo lường được.” Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Hành vi là hành động và các cư xử được các cá nhân, sinh vật, hệ thống hoặc thực thể nhân tạo thực hiện kết hợp với chính họ hoặc môi trường của họ Hành vi là những biểu hiện tồn tại ở dạng hành động hoặc không hành động trong quá trình hoạt động hàng ngày nhằm hướng đến mục đích nhất định.”
Theo từ điển Tiếng Việt: “Hành vi con người là toàn bộ những phản ứng, cách
cư xử, biểu hiện ra bên ngoài của một con người trong một hoàn cảnh thời gian nhất định.”
Theo từ điển Tâm lý học Mỹ: “Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt động, phản ứng, phản hồi, di chuyển và tiến trình đó có thể đo lường được của bất cứ
cá nhân nào.”
Nếu xét trên phương diện về tâm lý học‚ sinh học thì hành vi của con người chính là cách thể hiện suy nghĩ của người đó ra bên ngoài thông qua cử chỉ hay hành động, trạng thái trong một không gian và thời gian cụ thể Hay nói cách khác, hành
vi là những biểu hiện của con người ra bên ngoài, nó có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động nhằm hướng đến một mục đích nhất định nào đó
để phục vụ nhu cầu cho chính bản thân người đó
1.1.2 Quyết định chọn trường
Theo Hossler, Braxton và Coopersmith (1989), khái niệm quyết định chọn trường đại học là “một quá trình phức tạp và đa giai đoạn, trong đó một cá nhân phát triển từ nguyện vọng để tiếp tục theo học tại các cơ sở giáo dục chính quy sau khi học trung học, và tiếp theo sau đó, quyết định được xác lập bằng hành động cụ thể hướng
Trang 24đến chọn trường đại học, cao đẳng hoặc quá trình đào tạo của một tổ chức hướng nghiệp tiên tiến.”
Các tài liệu về quá trình chọn trường đại học cung cấp một cái nhìn tổng quát
về các giai đoạn khác nhau mà một học viên trải qua trong việc chọn trường đại học của họ Kolter (1976) đã phát triển một mô hình chọn trường đại học bằng cách khám phá lý thuyết tiếp thị để thiết lập các giai đoạn lựa chọn Ông chia quá trình thành bảy giai đoạn: quyết định tham dự; tìm kiếm và tiếp nhận thông tin; yêu cầu đại học cụ thể; các ứng dụng; tuyển sinh; chọn trường đại học; và đăng ký
Hanson và Litten (1982) đã xem xét lại mô hình của Kolter và chia quá trình thành năm giai đoạn: nguyện vọng vào đại học; bắt đầu quá trình tìm kiếm; thu thập thông tin; gửi đơn; và ghi danh Khi thiết lập các giai đoạn này, Hanson và Litten (1982) đã tìm thấy sự ảnh hưởng của giới tính đến các giai đoạn khác nhau trong quá trình này
Hossler và Gallagher (1987) đã thiết kế một mô hình gồm ba giai đoạn: định hướng, tìm kiếm và lựa chọn Trong mô hình này, giai đoạn đầu tập trung vào đặc điểm của học viên và liệu họ có nguyện vọng theo đuổi giáo dục đại học hay không Giai đoạn thứ hai liên quan đến quá trình tìm kiếm và cách thức mà học viên và các
tổ chức tìm kiếm lẫn nhau Trong giai đoạn thứ hai, học viên thu hẹp các lựa chọn trường học của mình và vẫn đánh giá xem việc học đại học có phù hợp hay không Giai đoạn cuối cùng của mô hình tập trung vào quá trình lựa chọn, trong đó học viên lấy thông tin họ thu thập được từ giai đoạn thứ hai và đưa ra quyết định chọn trường nào để theo học dựa trên các tiêu chí đánh giá của chính họ
Mỗi mô hình này phù hợp với một mốc thời gian tương tự cho quá trình chọn trường của học viên Henrickson (2002) lưu ý rằng bất kể việc các mô hình có số lượng các giai đoạn khác nhau, thì giữa chúng thường có những đặc điểm giống nhau Hossler và Gallagher (1987) xác định ba giai đoạn chọn trường là khuynh hướng, quá trình tìm kiếm và lựa chọn Trong khi đó, Jackson (1982) cũng sử dụng ba giai đoạn, nhưng xác định chúng là sở thích, loại trừ và đánh giá Mặc dù Hossler và Gallagher (1987) gọi giai đoạn này là khuynh hướng và Jackson (1982) gọi nó là sở thích, cả
Trang 25đề cập ngắn gọn trong giai đoạn đánh giá của Jackson (1982), nhưng được mở rộng chi tiết hơn với mô hình của Hossler và Gallagher (1987) Khi thiết lập sự kết hợp của hai mô hình này, quá trình chọn trường sẽ xem xét sâu hơn quá trình tìm kiếm và quyết định lựa chọn
Tổng hợp từ những nội dung trên, cho thấy quyết định chọn trường là một quá trình khá phức tạp, đa giai đoạn và bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau Trong nghiên cứu này, quyết định chọn trường đại học của học viên được hiểu là kết quả của quá trình lựa chọn các cơ sở đào tạo – giáo dục sau khi cân nhắc, tính toán từ các nguồn thông tin khác nhau
1.1.3 Truyền thông của trường
Hoạt động truyền thông được hiểu là hoạt động của các chủ thể truyền thông thực hiện để truyền đạt đến đối tượng tiếp nhận Và hoạt động này được thực hiện hướng đến mục tiêu nhất định trên cơ sở các nội dung đã được đề ra thông qua các hình thức khác nhau
Theo Tower (2006), phương tiện truyền thông là việc sử dụng các công nghệ dựa trên web để tạo điều kiện giao tiếp giữa những người dùng cá nhân Những phương tiện này bao gồm blog, podcast, trang mạng xã hội và tin nhắn tức thời Tiếp thị trường học thông qua các hoạt động truyền thông đã phát triển trong những năm qua và phát triển đặc biệt mạnh mẽ trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay Trước đây, trong nghiên cứu của Hossler et al (1990), quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh đã được chứng minh là đặc biệt hiệu quả trong việc xây dựng hình ảnh và khả năng hiển thị của tổ chức, đặc biệt là ở các khu vực địa lý
cụ thể Kết quả là, nghiên cứu của ông đưa ra giả thuyết rằng quảng cáo là một yếu
tố dự báo quan trọng tác động đến quyết định chọn trường của học viên Khi học viên
Trang 26biết càng nhiều thông tin về trường, họ sẽ có thể sàng lọc thông tin kỹ hơn, phù hợp hơn với bản thân và có cơ hội xem xét để biết được sự đáp ứng của mình như thế nào nhằm có thể đưa ra quyết định chọn trường
Có 2 loại hình thức truyền thông phổ biến hiện nay là truyền thông trực tiếp và truyền thông gián tiếp Truyền thông trực tiếp bao gồm trang web của trường giới thiệu về thông tin nhà trường, ngành học mà trường đào tạo; công tác tư vấn tuyển sinh, tổ chức các buổi tiếp xúc, giới thiệu với học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT) và gặp gỡ để tư vấn cho phụ huynh học sinh; kênh truyền miệng thông qua lời giới thiệu của bạn bè, người thân, hàng xóm,… và các lời bình luận, lời nhận xét về trường trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn,… Truyền thông gián tiếp bao gồm các kênh truyền thông dưới dạng ấn phẩm như báo chí, tờ rơi,…; truyền thông dưới dạng quảng bá như truyền hình, radio, đài phát thanh,… các phương tiện trưng bày như áp phích, pano, bảng hiệu,…; các phương tiện điện tử như Video,…
Trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 thì Internet chắc chắn là nguồn thông tin chính hiện nay Nếu các trường đại học sử dụng hiệu quả các mạng xã hội trực tuyến và trang web của họ, chúng có thể ảnh hưởng tích cực đến các học viên dự tuyển Nhiều nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh các trang web và mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram, v.v.) ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của sinh viên, có thể kể đến nghiên cứu của Kim & Gasman (2011) và Pampaloni (2010) Một nguồn khác là các ấn phẩm giới thiệu thông tin trường, ngành học mà trường đào tạo Mặc dù ngày nay internet phát triển mạnh mẽ nhưng ấn phẩm như tờ rơi hay tập gấp quảng cáo vẫn
là nguồn được sử dụng nhiều và được đánh giá tốt, chúng vẫn rất quan trọng (Briggs, 2006)
Lay & Maguire (1981) cho rằng những chuyến viếng thăm trường trung học của các đại diện tuyển sinh có ảnh hưởng mạnh đối với các học viên tương lai Các đại diện tuyển sinh của trường học được đánh giá là nhân tố có ảnh hưởng hàng đầu trong một nghiên cứu của Rowe (1980) Chuyến thăm trường thường là công cụ tuyển dụng tốt nhất của trường trung cấp, cao đẳng hoặc đại học Theo Sevier (1992), nó là một yếu tố chính trong quá trình ra quyết định Hossler et al (1990) cho rằng những
Trang 27chuyến thăm này có thể rất thuận lợi và có lợi cho cả học viên và đại diện tuyển sinh, nghiên cứu cũng cho thấy rằng chuyến tham quan khuôn viên trường là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định nhập học của học viên
1.1.4 Thương hiệu trường
Thương hiệu trường đề cập đến uy tín, danh tiếng của trường với học viên và cộng đồng Đối với các trường, thương hiệu thể hiện ở chất lượng giáo dục mà học viên cảm nhận và ở chất lượng của chương trình đào tạo, chất lượng của đội ngũ giảng viên thông qua kết quả đào tạo của trường Các nhà giáo dục thường xem trọng thương hiệu của một học viện để tìm việc làm hơn là mức thu nhập mà học viện đó đem lại Còn đối với các tân cử nhân, cầm trên tay tấm bằng tốt nghiệp có "thương hiệu" của một ngôi trường danh tiếng là vô cùng giá trị
1.1.5 Ảnh hưởng xung quanh
Ảnh hưởng xung quanh là các nhóm tham khảo như cha mẹ, anh chị em, bạn bè, người cùng trang lứa, đồng nghiệp, người thân và giáo viên ảnh hưởng đến học viên
về quyết định chọn trường của họ Ý kiến của các thành viên trong gia đình có thể gây ra những kiểu ảnh hưởng khác nhau đối với hành vi của một người (Pimpa, 2004) Giáo viên trung học và phụ huynh có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết định của học sinh ở Thái Lan (Pimpa & Suwannapirom 2008)
1.1.6 Mức độ hấp dẫn của các ngành học
Một ngôi trường đào tạo các ngành học hấp dẫn với chương trình giảng dạy chất lượng sẽ mang đến cho học viên hành trang vững vàng về những kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm cần thiết, bên cạnh đó, chương trình đào tạo của các chuyên ngành được thiết kế kết hợp lý thuyết với thực tiễn phù hợp với nhu cầu của người học, đáp ứng nhu cầu của xã hội và điều kiện học tập ở các địa phương tại Việt Nam,
sát sao với thực tế và có tính ứng dụng cao cùng với những trải nghiệm thú vị và giá trị sẽ tác động đến quyết định chọn trường của học viên
1.1.7 Khả năng tài chính
Khả năng tài chính đề cập đến chi phí học tập phù hợp, hợp lý với điều kiện tài chính của gia đình học viên Jackson (1986) kết luận rằng giá cả là một ảnh hưởng
Trang 28tiêu cực đến quyết định chọn trường trong khi hỗ trợ tài chính để giảm chi phí là một ảnh hưởng tích cực
1.1.8 Cơ hội việc làm
Theo Ilhan và cộng sự (2013), khái niệm cơ hội việc làm là những cơ hội tồn tại trên con đường sự nghiệp và liên quan đến thị trường việc làm Hay nói cách khác thì cơ hội việc làm là mong đợi của học viên có được việc làm sau khi tốt nghiệp tại một cơ sở giáo dục
Sevier (1998) cho rằng cơ hội nghề nghiệp mà giáo dục sau trung học mang lại
sẽ thu hút học sinh Paulsen (1990) cho rằng sinh viên thường sẽ chọn trường dựa trên các cơ hội việc làm hiện có dành cho sinh viên tốt nghiệp Học viên thường sẽ quan tâm đến kết quả
1.1.9 Cơ hội học tập cao hơn
Cơ hội học tập cao hơn là cơ hội học liên thông ở bậc học cao hơn
Trong nghiên cứu của D.W.Chapman (1981) và Cabrera và La Nasa (2000) đều
đã khảo sát về sự ảnh hưởng của cơ hội học tập cao hơn trong tương lai đến quyết định chọn trường của học viên
1.2 Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên dựa trên nhiều lý thuyết khác nhau, trong đó thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA), thuyết hành vi có hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) và nghề nghiệp nhận thức xã hội (Social Cognitive Career Theory - SCCT) đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và áp dụng thành công như là một khung lý thuyết
để dự đoán ý định và hành vi của học viên khi chọn trường
1.2.1 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Ajzen và Fishbein đã xây dựng Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) từ cuối những năm 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng trong thập niên 70 Thuyết TRA cho rằng hành vi là kết quả của việc hình thành các ý định thực hiện hành vi đó Thuyết TRA được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý và được sử dụng để dự đoán hành vi tự nguyện và hỗ trợ những
Trang 29người khác hiểu rõ hơn về yếu tố dẫn đến thực hiện hành vi
Hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
Nguồn: Ajzen & Fishbein, 1977
Theo mô hình TRA, hai yếu tố chính quyết định ý định hành vi, đó là:
- Yếu tố cá nhân còn được gọi là thái độ đối với hành vi Thái độ nói đến sự đánh giá của một người về việc thực hiện hành vi đó là tốt hay xấu, và họ ủng hộ hay phản đối việc thực hiện hành vi đó
- Yếu tố xã hội còn được gọi là chuẩn mực chủ quan Đó là nhận thức của một người về những áp lực xã hội buộc họ phải thực hiện hay không thực hiện hành vi được đề cập Theo lý thuyết, niềm tin về hậu quả của hành vi làm cơ sở cho thái độ của một người đối với hành vi Nói cách khác, niềm tin về hành vi liên quan đến niềm tin của một người về một hành vi cụ thể dẫn đến những kết quả nhất định và đánh giá của họ về những kết quả này Tương tự như vậy, niềm tin chuẩn mực làm nền tảng cho chuẩn mực chủ quan của một người Nói cách khác, niềm tin chuẩn mực liên quan đến mức độ phản đối hay ủng hộ của những người xung quanh có ảnh hưởng (gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, ) đối với việc thực hiện hành vi của người đó và động cơ của người này làm theo những gì mà những người có ảnh hưởng mong muốn
Do đó, niềm tin hành vi và đánh giá kết quả hành vi dẫn đến thái độ đối với hành vi trong khi niềm tin chuẩn mực và động cơ tuân thủ các tham chiếu cụ thể dẫn
Thái độ đối với hành vi
Niềm tin về hậu quả
của hành vi
Ý định thực hiện hành vi
Trang 301.2.2 Thuyết hành vi hoạch định (TPB)
Căn cứ vào lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1977), Ajzen (1991) đã xây dựng thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) Bằng cách bổ sung nhân tố “nhận thức kiểm soát hành vi” vào TRA, Ajzen đã phát triển TPB trở thành một mô hình có giá trị nhằm dự báo và làm rõ hành vi con người trong một hoàn cảnh cụ thể Hoặc có thể nói, TPB cho phép dự báo cả những hành vi không hoàn toàn kiểm soát được khi một hành vi có thể được dự đoán trước hoặc giải thích bởi ý định về việc làm hành vi đó (Kolvereid, 1996) Nó được áp dụng phổ biến trong các nghiên cứu nhằm dự đoán ý định sử dụng và hành vi cụ thể của con người và đã đạt được một số thành công trong việc dự đoán nhiều loại hành vi (Ajzen, 1988, 1991, 1996; Conner & Sparks, 1999; Godin & Kok, 1996) TPB trình bày chi tiết các yếu tố quyết định một hành vi cụ thể của một cá nhân gồm: nhận thức kiểm soát hành vi, chuẩn mực chủ quan, thái độ đối với hành vi Nhận thức kiểm soát hành vi cho thấy việc một người cảm thấy khó hay dễ trong việc thực hiện hành vi cụ thể; và nó phụ thuộc vào các điều kiện có sẵn và các cơ hội để thực hiện hành vi Vai trò của yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi là dự báo hành vi thực sự trong nhận thức của một người Có thể nói, “ý định hành vi” bị tác động bởi “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”
Trang 31về ngôi trường mà họ chọn, các thông tin họ biết về trường từ các bên liên quan, ngành nghề hấp dẫn phù hợp với họ cũng như các điều kiện chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến quyết định của họ khi chọn trường có được bảo đảm, hay nói cách khác là mức độ họ chắc chắn cho sự lựa chọn trường của bản thân
1.2.3 Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT)
Thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (Social Cognitive Career Theory - SCCT) được phát triển bởi Lent et al (1994) Lý thuyết này áp dụng lý thuyết nhận thức xã hội của Bandura (1986) để giáo dục, phát triển nghề nghiệp và thành công Niềm tin
về bản thân, kỳ vọng về kết quả và mục tiêu là một số biến thể cơ bản trong lý thuyết
KỲ
Kiểm soát hành
vi thực sự
Trang 32này, cũng là bản chất của nhận thức con người Theo Lent et al (2000), các biến này tương tác với một số biến môi trường của từng cá nhân để tạo khuôn mẫu cho sự phát triển nghề nghiệp Kể từ khi lý thuyết này ra đời, hầu hết các nghiên cứu về nó đều tập trung vào các biến nhận thức (bản thân, kết quả và mục tiêu) tách biệt với các biến môi trường (Lent và cộng sự, 2000) Các yếu tố môi trường bao gồm những yếu tố
hỗ trợ hoặc ngăn cản sự lựa chọn nghề nghiệp Tuy nhiên, các hỗ trợ nghề nghiệp trong môi trường có thể không nhất thiết thúc đẩy sự lựa chọn nghề nghiệp của người học Tương tự, sự hiện diện của các rào cản nghề nghiệp có thể không ngăn cản một
số người học lựa chọn nghề nghiệp Lý thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội nhấn mạnh vai trò của các yếu tố cá nhân và môi trường trong việc hình thành sự lựa chọn nghề nghiệp của người học Bandura (1986) cũng nhận xét trong lý thuyết học tập nhận thức xã hội của mình rằng các quyết định và hành vi được mô hình hóa thông qua các tương tác giữa bản thân và môi trường
1.3 Một số nghiên cứu liên quan
1.3.1 Nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022)
Nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022) đã đưa ra
mô hình các yếu tố tác động đến quyết định chọn học tại Trường Đại học Tây Đô của sinh viên gồm 7 nhân tố: đặc điểm trường, ngành nghề đào tạo, nỗ lực giao tiếp, triển vọng nghề nghiệp, hình ảnh thương hiệu, đối tượng tham chiếu, cơ hội trúng tuyển Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 yếu tố chính yếu tác động đến quyết định chọn trường của sinh viên Trường Đại học Tây Đô, đó là: nỗ lực giao tiếp, hình ảnh thương hiệu, đối tượng tham chiếu, cơ hội trúng tuyển
Trang 33Hình 1.3 Mô hình nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý
Quang
Nguồn: Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022)
1.3.2 Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020)
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng học viên khá chắc chắn và hài lòng với quyểt định chọn trường của mình, bên cạnh đó, nghiên cứu đã tìm ra 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc quyết định chọn trường của học viên có mức độ quan trọng tăng dần theo thứ tự là: học phí và cơ sở vật chất; bản thân học sinh; thương hiệu và việc làm; thông tin, quảng cáo
Trang 34
Hình 1.4 Mô hình nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý
Nguồn: Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020)
1.3.3 Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai (2015)
Nguyễn Phương Mai đã thực hiện nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường Đại học Tài chính – Marketing của sinh viên dựa trên mô hình nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010) Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường, đó là: truyền thông; danh tiếng trường đại học; chuẩn chủ quan và học phí hợp lý; điều kiện học tập
Hình 1.5 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai
Nguồn: Nguyễn Phương Mai (2015)
Học phí hợp lý
Danh tiếng trường đại học
– xã hội học
Trang 351.3.4 Nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011)
5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh được tìm
ra trong nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn (2011), các yếu tố này có mức độ ảnh hưởng quan trọng tăng dần như sau: danh tiếng của trường; nỗ lực giao tiếp của trường đại học; khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; đặc điểm của trường đại học; mức độ đa dạng và hấp dẫn của các ngành đào tạo
Hình 1.6 Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Phương Toàn
Nguồn: Nguyễn Phương Toàn (2011)
1.3.5 Nghiên cứu của Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R.,
& Osman, Z (2018)
Kết quả nghiên cứu của Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R.,
& Osman, Z (2018) cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa chương trình, thương hiệu trường đại học, cơ hội thực tập, học phí, an ninh, cơ sở vật chất, sự kiện hoặc
câu lạc bộ, địa điểm, bạn bè và cố vấn, cơ hội việc làm với quyết định chọn trường
Danh tiếng của trường đại học
Những nỗ lực giao tiếp của
trường đại học
Khả năng đáp ứng sự mong đợi
sau khi ra trường
Quyết định
dự thi vào trường ĐH Đặc điểm của trường đại học
Mức độ đa dạng và hấp dẫn
ngành đào tạo
Trang 36Hình 1.7 Mô hình nghiên cứu của Connie, G., Rahman, A., Subramanian,
P., Ranom, R., & Osman, Z
Nguồn: Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R., & Osman, Z (2018)
1.3.6 Nghiên cứu của Md Aminul Islam, Nehal Hasnain Shoron (2020)
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng cách từ trường đại học đến nhà của sinh viên đóng vai trò ảnh hưởng đến quá trình lựa chọn trường đại học trong nước Tác giả kết luận rằng có một mối liên hệ đáng kể giữa trình độ học vấn mà sinh viên cân nhắc học và sự lựa chọn của họ về trường đại học Đồng thời, cũng cho thấy có một mối quan hệ đáng kể giữa việc quyết định trường đại học và các yếu tố sau: chi phí học phí, khả năng nhận học bổng, chuẩn bị tốt nghiệp, mẹ của sinh viên, bạn bè và các chuyến thăm trường đóng một vai trò có ảnh hưởng trong quá trình chọn trường
1.3.7 Nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming (2010)
Trong nghiên cứu của tác giả Joseph Ming Sia Kee (2010), các biến số độc lập
Trang 37đã được xác định là có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học viên được chia thành 2 nhóm: nhóm yếu tố các tiếp cận giao tiếp với học viên bao gồm cố vấn tuyển sinh, chuyến tham quan trường, quảng cáo, giao lưu với các trường THPT; nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của nhà trường bao gồm danh tiếng trường, địa điểm, cơ sở vật chất giáo dục, chương trình học, chi phí, chính sách hỗ trợ về tài chính,
cơ hội việc làm Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa các yếu
tố này với quyết định chọn trường của học viên
Hình 1.8 Mô hình nghiên cứu của Joseph Sia Kee Ming
Nguồn: Joseph Sia Kee Ming (2010)
Tổng kết từ thuyết hành động hợp lý (TRA), thuyết hành vi hoạch định (TPB)
và thuyết nghề nghiệp nhận thức xã hội (SCCT) và kết quả từ các nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều tác giả ở Việt Nam và nước ngoài, cụ thể là nghiên cứu của Thái Phương Phi, Nguyễn Phước Quý Quang (2022), Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020), Nguyễn Phương Toàn (2011), Md Aminul Islam, Nehal Hasnain Shoron (2020), Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R., & Osman, Z (2018), Joseph Sia Kee Ming (2010), tác giả tổng hợp và đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến học viên trong quyết định chọn trường của họ cần nghiên cứu như sau:
Nỗ lực giao tiếp với sinh viên
học
Đặc điểm cố định của trường
Vị trí
Các chương trình đào tạo
Danh tiếng nhà trường
Trang 38Md
Aminul Islam, Nehal Hasnain Shoron (2020)
Connie, G., Rahman, A., Subramanian, P., Ranom, R., &
Osman, Z.(2018)
Nguyễn Phương Toàn (2011)
Nguyễn Phương Mai (2015)
Lê Thị
Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020)
Phi, T
P., Quang,
N P
Q
(2022)
Tác giả
đề xuất
Trang 39Thương hiệu trường
Ảnh hưởng xung
quanh
Mức độ hấp dẫn của
các ngành học
Cơ hội việc làm
Truyền thông của
trường
Cơ hội học tập cao
hơn
Quyết định chọn trường Trung cấp
Du lịch và Khách sạn Saigontourist
H1 H2
Trang 40cực đến quyết định chọn trường học của học sinh THPT Bên cạnh đó, một loại các nghiên cứu của Vũ Thị Huế, Lê Đình Hải và Nguyễn Văn Phú (2017), Nguyễn Phương Mai (2015), Trần Văn Qúi và Cao Hào Thi (2009), Chapman (1981) cũng cho rằng công tác truyền thông trong việc nổ lực giao tiếp với học viên tiềm năng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định lựa chọn trường học của họ Hoạt động truyền thông của trường đại học hấp dẫn, thu hút thì sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường đại học của người học Do đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H1: Truyền thông của trường có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường
+ Thương hiệu trường
Tại New Zealand và Indonesia, nghiên cứu của M Joseph và B Joseph (1998)
đã chỉ ra rằng danh tiếng của trường có ảnh hưởng to lớn đến quyết định chọn trường của học sinh THPT Cũng như tại Malaysia, K Wagner (2009) cũng kết luận giống vậy Trường nào có danh tiếng tốt thì càng làm tăng quyết định chọn trường của người học Tại Việt Nam, Nguyễn Phương Toàn (2011), Nguyễn Phương Mai (2015) cũng
có cùng quan điểm với M Joseph và B Joseph (1998) và K Wagner (2009), thương hiệu trường có ảnh hưởng mạnh mẽ và cực kỳ thuyết phục đến học viên trong quá trình tìm kiếm và lựa chọn trường của họ
Có thể thấy, thương hiệu trường và quyết định chọn trường của người học có mối quan hệ tỷ lệ thuận Tại Việt Nam cũng như ở các nước khác, thương hiệu trường
có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định chọn trường của học viên Qua đó, nghiên cứu này đưa ra giả thuyết:
Giả thuyết H2: Thương hiệu trường có ảnh hưởng tích cực đến quyết định chọn trường
+ Ảnh hưởng xung quanh
Rất nhiều nghiên cứu thảo luận về ảnh hưởng quan trọng của cha mẹ đối với việc lựa chọn trường đại học của học viên Các nhóm tham khảo như anh chị em, bạn
bè, đồng nghiệp, người thân và giáo viên ảnh hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của học viên Các nghiên cứu của Hoyt & Brown (2003), Moogan và cộng sự (1999),