Nghiên cứu phát hiện thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài bò sát (reptilia) khu vực biên giới của huyện mường lát, tỉnh thanh hoá

101 0 0
Nghiên cứu phát hiện thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài bò sát (reptilia) khu vực biên giới của huyện mường lát, tỉnh thanh hoá

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ THÁI SƠN NGHIÊN CỨU PHÁT HIỆN THÀNH PHẦN LOÀI VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ CÁC LOÀI BÒ SÁT (REPTILIA) KHU VỰC BIÊN GIỚI CỦA HUYỆN MƯỜNG LÁT, TỈNH THANH HOÁ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG MÃ SỐ: 8620211 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LƯU QUANG VINH Hà Nội, 2023  i  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS TS Lưu Quang Vinh Việc sử dụng các số liệu, tài liệu cho luận văn đều được dẫn nguồn hoặc trích dẫn tài liệu tham khảo Các số liệu, kết quả nghiên cứu của khóa luận là hoàn toàn trung thực và chưa từng được bảo vệ trước bất kỳ một hội đồng nào Học viên Lê Thái Sơn  ii  LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Lưu Quang Vinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, ban lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp đã giảng dạy trong quá trình học tập và tạo điều kiện để các công việc chuyên môn của đề tài được tiến hành thuận lợi Xin cảm ơn các cán bộ xã Nhi Sơn và kiểm lâm công tác tại Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực địa thu thập số liệu cho đề tài Xin cảm ơn NCS Hà Văn Nghĩa và NCS Vilay Phimpasone đã hỗ trợ trong quá trình thực địa và hoàn thành luận văn Đề tài nghiên cứu được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 106.06-2021.28 Xin cảm ơn bạn bè người thân trong gia đình đã ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập  iii  MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2 1.1 Lược sử nghiên cứu về đa dạng sinh học bò sát tại Việt Nam 2 1.2 Lược sử nghiên cứu đa dạng sinh học bò sát tại khu vực nghiên cứu 5 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 6 2.1 Đặc điểm tự nhiên 6 2.1.1 Vị trí địa lý 6 2.1.2 Địa hình 6 2.1.3 Thổ nhưỡng 6 2.1.4 Khí hậu, thủy văn 6 2.2 Tình hình dân sinh kinh tế, xã hội 7 2.3 Cơ sở hạ tầng 8 2.4 Văn hoá, y tế, giáo dục 8 Chương 3 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 3.1 Mục tiêu nghiên cứu 10 3.2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10 3.3 Nội dung nghiên cứu 11 3.4 Phương pháp nghiên cứu 12  iv  3.4.1 Phỏng vấn kết hợp phân tích mẫu vật trong hộ dân 12 3.4.2 Khảo sát thực địa (điều tra theo tuyến và phân tích mẫu vật bẫy bắt) 14 3.4.3 Các tuyến điều tra 15 3.4.4 Phương pháp thống kê xử lý dữ liệu 16 3.4.5 Điều tra sự phân bố theo sinh cảnh và độ cao 17 3.4.6 Các mối đe dọa đến khu loài bò sát 17 3.4.7 Định loại mẫu vật 17 3.4.8 Bảo tồn các loài bò sát 19 Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 20 4.1 Thành phần loài bò sát tại Nhi Sơn - Mường Lát 20 4.1.1 Đa dạng thành phần loài 20 4.1.2 Sự đa dạng về thành phần loài theo các họ 39 4.2 Đặc điểm phân bố của các loài theo sinh cảnh ở khu vực nghiên cứu 40 4.2.1 Phân bố theo vị trí ghi nhận 40 4.2.2 Phân bố theo sinh cảnh 42 4.2.3 Phân bố theo độ cao 44 4.3 Các loài bò sát bị đe dọa và công tác bảo tồn 45 4.4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC  v  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BS Bò sát CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam HĐND Hội đồng nhân dân KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên KVNC Khu vực nghiên cứu LC Lưỡng cư MV Mẫu vật NĐ-CP Nghị định - chính phủ PV Phỏng vấn QS Quan sát SC Sinh cảnh TL Tài liệu UBND Uỷ ban nhân dân VQG Vườn quốc gia  vi  DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Mô tả các tuyến thu mẫu bò sát 14 Bảng 4.1 Danh lục các loài bò sát ở khu vực nghiên cứu 20 Bảng 4.2 Thống kê số lượng loài theo các họ 39 Bảng 4.3 Sự phân bố các bậc phân loại của bò sát theo vị trí ghi nhận 40 Bảng 4.4 Tổng hợp số loài bò sát phân bố theo sinh cảnh 42 Bảng 4.5 Danh sách các loài bò sát quý hiếm ở xã Nhi Sơn 45  vii  DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ các tuyến, điểm điều tra bò sát ở xã Nhi Sơn 11 Hình 4.1 Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster 22 Hình 4.2 Nhông xanh Calotes versicolor 23 Hình 4.3 Tiểu sinh cảnh loài Nhông xanh Calotes versicolor 24 Hình 4.4 Thằn lằn ngón Cyrtodactylus cf puhuensis 25 Hình 4.5 Tiểu sinh cảnh loài Thằn lằn ngón Cyrtodactylus cf puhuensis 27 Hình 4.6 Thằn lằn bóng đuôi dài Eutropis longicaudatus 27 Hình 4.7 Thằn lằn bóng đốm Eutropis macularia 29 Hình 4.8 Thằn lằn cổ ri vơ Scincella reevesii 30 Hình 4.9 Thằn lằn phê nô ấn độ Sphenomorphus indicus 32 Hình 4.10 Sinh cảnh ghi nhận loài Thằn lằn phê nô ấn độ Sphenomorphus indicus 33 Hình 4.11 Thằn lằn tai Tropidophorus murphyi 34 Hình 4.12 Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus 34 Hình 4.13 Sinh cảnh ghi nhận loài Rắn hoa cỏ nhỏ Rhabdophis subminiatus36 Hình 4.14 Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus 37 Hình 4.15 Tiểu sinh ảnh loài Rắn hổ mây gờ Pareas carinatus 37 Hình 4.16 Rắn lục xanh Trimeresurus stenegeri 38  viii  DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu 3.1 Điều tra các loài bò sát theo tuyến 16 Biểu 3.2 Điều tra sinh cảnh 17 Biểu 3.3 Phân bố bò sát theo sinh cảnh 17 Biểu 3.4 Phiếu ghi chép tác động của người dân 17 Biểu 3.5 Bảng các chỉ số đo chính của bò sát 18 Biểu đồ 4.1 Đa dạng các loài bò sát theo họ tại KVNC 40 Biểu đồ 4.2 Phân bố của các loài, họ bò sát theo vị trí ghi nhận tại KVNC 41 Biểu đồ 4.3 Phân bố của các loài, họ bò sát theo sinh cảnh tại KVNC 43 Biểu đồ 4.4 Phân bố của các loài bò sát theo độ cao ở KVNC 44  1  ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng đa dạng sinh học cao trên thế giới Riêng về BS, số lượng các loài bò sát tăng nhanh trong những năm gần đây: Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc (1996) thống kê ở nước ta có 258 loài bò sát, đến năm 2005 tổng số loài đã lên tới 296 loài bò sát (Nguyễn Văn Sáng và cs., 2005), và cuốn danh lục xuất bản năm 2009 đã ghi nhận tổng số 368 loài bò sát (Nguyen et al 2009) Hiện nay đã ghi nhận 537 loài bò sát (Uetz et al 2023) Với hàng loạt loài mới và ghi nhận mới được công bố trong những năm gần đây chứng tỏ khu hệ bò sát của Việt Nam rất đa dạng và cần tiếp tục được nghiên cứu kỹ hơn Xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát là một xã có hơn 10 km đường biên giới với nước bạn Lào với diện tích rừng tự nhiên 3.7860 ha, rừng phòng hộ 656,28 ha và nằm trên địa bàn 6 bản xã Nhi Sơn huyện Mường Lát là khu vực sinh sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm Là nơi phục hồi, lưu trữ các nguồn gen phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường cho học sinh, sinh viên Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về thành phần loài bò sát ở đây Vì vậy, để góp phần đánh giá giá trị đa dạng sinh học làm cơ sở cho công tác quy hoạch phát triển của xã Nhi Sơn, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát hiện thành phần loài và đặc điểm phân bố các loài bò sát (Reptilia) khu vực biên giới của huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá” 

Ngày đăng: 18/03/2024, 12:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan