1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh tế tư nhân và vai trò động lựcquan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

34 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Tư Nhân Và Vai Trò Động Lực Quan Trọng Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Ở Việt Nam
Tác giả Lê Thị Mỹ Duyên, Đặng Hoàng Lân, Lê Thị Thúy Hiền, Đào Minh Tiến, Cao Nguyễn Minh Hiếu, Mẫn Thị Trâm, Nguyễn Anh Lâm
Người hướng dẫn THS. Dương Thị Thanh Hậu
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA...2.2.1.. Nhận xét về quan điểm

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-*** -TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

ĐỀ TÀI: KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ VAI TRÒ ĐỘNG LỰC

QUAN TRỌNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM

NHÓM: 4

LỚP: KTCT_D32_CT3

GVHD: THS DƯƠNG THỊ THANH HẬU

SINH VIÊN THỰC HIỆN

Lê Thị Mỹ Duyên - 030138220069 Đặng Hoàng Lân - 030138220187

Lê Thị Thúy Hiền - 030138220123 Đào Minh Tiến - 030138220409Cao Nguyễn Minh Hiếu - 030138220129 Mẫn Thị Trâm - 030138220433Nguyễn Anh Lâm - 030138220186

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

Trang 3

MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KINH TẾ TƯ NHÂN

1.2 NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN

1.2.1 Khái quát về KTTT

1.2.2 Những yếu tố cơ bản của KTTT

1.2.3 Nền KTTT định hướng XHCN ở VN

Chương 2: VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA

2.1 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.1 Giai đoạn kể từ khi đổi mới năm 1986 (Đại hội VI) đến năm 1988

2.2.2 Giai đoạn năm 1991 (Đại hội VII) đến 2011 (Đại hội XI)

2.2.3 Giai đoạn từ năm 2016 (Đại hội XII) đến nay

2.2.4 Nhận xét về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

3.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM

3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG

3.3.1 Những điểm mạnh, tiến bộ

3.3.2 Những điểm yếu cần cải thiện

Chương 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI VIỆT NAM

4.1 THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG, THỐNG NHẤT NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ CỦA KTTN TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

4.2 TẬP TRUNG CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ

4.3 ĐẨY MẠNH HỖ TRỢ VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

4.4 ĐẨY MẠNH HỖ TRỢ KTTN ĐỔI MỚI SÁNG TẠO, HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

4.5 ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

4.6 DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUY HOẠCH HỢP LÝ

PHẦN KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CT-XH Chính trị - xã hội

CNH-HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

DNTN Doanh nghiệp tư nhân

FDI Foreign Direct Investment

GDP Gross Domestic Product

Trang 6

Bảng 2: Quy mô doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp Nhà nước và FDI 12

Mục hình:

Hình 1: Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo phân ngành kinh tế từ

2020 đến 2022 10Hình 2: Tốc độ tăng trưởng trung bình về vốn đầu tư, số lượng doanh nghiệp và sốlượng lao động của doanh nghiệp tư nhân giai đoạn 2011 - 2020 10Hình 3: Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần các loại hình doanh nghiệp giai đoạn

2011 - 2020 11Hình 4: Tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam theo quy mô năm 2022 12

Trang 7

Bachelors of

Science… 91% (23)

2

Beliefs in Society Knowledge Organisers

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

Speech X Practice Huijhy - Auditing and…

-Doctor ofpharmacy 85% (20)

20

Trang 9

8

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 KINH TẾ TƯ NHÂN

Theo Nguyễn Hồng Sơn, khái niệm kinh tế tư nhân (KTTN) được dùng nhằm đểchỉ tới những thành phần kinh tế đang dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất (TLSX), bao gồm nền kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân.Khái niệm về nền kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân có thểđược nhóm tác giả trong “Về lý luận, chính sách đối với các thành phần kinh tế cá thể,tiểu chủ và tư bản tư nhân” do Hà Huy Thành chủ biên định nghĩa như sau:

- Kinh tế cá thể: Là một hình thức kinh tế nơi mà một hộ gia đình hoặc một cánhân không thuê mướn lao động làm thuê mà chỉ hoạt động dựa trên quan hệ sỡ hữu tưnhân về TLSX và lao động của chính hộ gia đình hoặc cá nhân đó

- Kinh tế tiểu chủ: Là một hình thức kinh tế do một chủ tổ chức, điều hành vàquản lý, sử dụng đồng thời lao động sẵn có của chủ và lao động thuê mướn ở bênngoài để hoạt động trên cơ sở sỡ hữu tư nhân về TLSX; hình thức kinh tế này có quy

mô nhỏ hơn các hình thức tổ chức kinh doanh khác như công ty cổ phần, công ty tráchnhiệm hữu hạn và doanh nghiệp tư nhân (DNTN)

- Kinh tế tư bản tư nhân: Bao gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn và DNTN được thành lập theo quy định của luật pháp

1.2 NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VN

1.2.1 Khái quát về kinh tế thị trường (KTTT)

Kinh tế thị trường, được định nghĩa theo Cung Thị Tuyết Mai, là một mô hìnhkinh tế được vận hành xung quanh cơ chế thị trường Đây là một nền kinh tế hàng hóaphát triển cao, nơi mà mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường,chịu sự ảnh hưởng, tác động và điều tiết của các quy luật thị trường

C Mác cho rằng, để một nền kinh tế đạt được một nấc thang cao hơn trong conđường phát triển của mình cũng đều phải trải qua một giai đoạn phát triển tất yếu củalịch sử đó chính là nền KTTT Bản thân nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng chính lànền KTTT phát triển tới trình độ hoàn chỉnh và phổ biến Qua đó ta có thể kết luậnrằng, nền KTTT là một nấc thang quan trọng, tất yếu và mang tính phổ biến

1.2.2 Những yếu tố cơ bản của KTTT

Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nền KTTT đã phát triển với nhiều mô hìnhkhác nhau Các mô hình kinh tế này đều có chung những yếu tố cơ bản bao gồm:

1

Trang 11

Thứ nhất, trong nền KTTT, sự độc lập của các chủ thể kinh tế tồn tại tại dướinhiều hình thức sở hữu Các chủ thể kinh tế này hoàn toàn độc lập, tự chủ trong việc raquyết định, hoạt động và tự chịu trách nhiệm cho quyết định của họ Về bản chất,trong nền KTTT bao gồm nhiều cấu trúc sở hữu, mà sở hữu tư nhân đóng vai trò làthành tố tất yếu trong nền kinh tế đó Về nguyên tắc, mọi chủ thể kinh tế và hình thức

sở hữu đều độc lập và bình đẳng với nhau trước pháp luật và trong hoạt động kinhdoanh Tuy nhiên mỗi chủ thể kinh tế và mỗi hình thức sở hữu lại có thể có vai trò, vịthế và chức năng khác nhau, đặc thù trong sự vận hành của nền KTTT

Thứ hai, mỗi nền KTTT đều được cấu thành từ các thị trường bộ phận cơ bảnnhư thị trường dịch vụ, thị trường hàng hóa, thị trường tài chính,… Toàn bộ các thịtrường bộ phận này phải xuất hiện ở trong nền KTTT và hoạt động một cách đồng bộ,trơn tru thì nền KTTT mới hoạt động hiệu quả Để có thể đáp ứng được yêu cầu này,việc hình thành nền KTTT phải tuân theo một trật tự xác định cùng với những nguyêntắc cơ bản của thị trường trên cơ sở được pháp luật bảo đảm

Thứ ba, sự vận hành của nền KTTT được quyết định bởi hệ thống giá cả, và ởtrong đó, giá cả được xác định dựa trên quy luật cung - cầu Trong nền KTTT, tối đahóa lợi nhuận là mục tiêu thúc đẩy nỗ lực hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Để phục vụ mục tiêu đó, hệ thống giá cả phải được thiết lập một cách khách quan vàđược điều tiết thông qua cạnh tranh tự do

Thứ tư, sự vận hành của nền KTTT có cơ chế căn bản là cạnh tranh tự do Sựphân bổ các nguồn lực trong nền KTTT được thực hiện chủ yếu thông qua sự cạnhtranh Thông qua cạnh tranh, các nguồn lực di chuyển từ những ngành, lĩnh vực cóhoạt động kém hiệu quả sang những nơi có lợi thế phát triển và cơ hội thu được lợinhuận cao hơn Cơ chế này từ đó giúp cho nền kinh tế tạo lập sự cân bằng mỗi khi xuấthiện trục trặc

Thứ năm, Nhà nước tham gia vào thị trường với tư cách là bộ máy quản lý xãhội, đồng thời cũng là một mắt xích quan trọng trong cơ chế vận hành kinh tế Với tưcách đó, Nhà nước sẽ thực hiện ba chức năng: quản lý, định hướng và hỗ trợ pháttriển; phân phối lại thu nhập quốc dân; bảo vệ môi trường

Các yếu tố trên mang tính phổ biến của mọi nền KTTT Tuy nhiên, tùy theo cácchế độ chính trị xã hội của mỗi quốc gia, điều kiện lịch sử cụ thể mà mỗi nền KTTTquốc gia khác nhau sẽ có những yếu tố không hoàn toàn giống nhau, góp phần tạo nêntính đặc thù của nền KTTT của chính quốc gia đó, đồng thời hình thành nên các môhình KTTT khác nhau

2

Trang 12

1.2.3 Nền KTTT định hướng XHCN ở VN

Khái niệm KTTT định hướng xã hội lần đầu tiên được nhắc tới trong đại hội đạibiểu lần thứ IX của Đảng và được sửa đổi, bổ sung thêm trong các đại hội sau này.Nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có thể được hiểu là nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của KTTT, vừađược dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngoài các yếu

tố chung của một nền KTTT, nó còn bao gồm những yếu tố đặc trưng phản ánh điềukiện lịch sử và trình độ phát triển của Việt Nam như mục tiêu phát triển, vị trí đặc thùcủa nền KTTT, lực lượng sản xuất, hình thức sở hữu,…

3

Trang 13

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG

2.1 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Đại hội XII của Đảng đã xác định rõ vai trò của các khu vực kinh tế, trong đó,KTTN giữ vai trò là động lực để Việt Nam phát triển nền KTTT định hướng XHCN.Dưới đây là các yếu tố cụ thể thể hiện rõ vai trò của KTTN:

Thứ nhất, KTTN ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với nền kinh tế, là nhân

tố đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng GDP cao, tăng thu ngân sách Nhà nư Bên cạnh đó,KTTN còn góp phần giải quyết các vấn đề về việc làm, phát triển nguồn nhân lực vàđảm bảo đời sống an sinh xã hội Cụ thể, tính đến năm 2019, khu vực KTTN của ViệtNam hiện có khoảng trên 750 nghìn doanh nghiệp đang tạo ra 12 triệu việc làm, đónggóp tới 43% GDP (cao hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế Nhà nước là 28,9% và khuvực có vốn đầu tư nước ngoài FDI là 18%)

Thứ hai, nhờ khả năng linh động, nhạy bén, biết nắm bắt thời cơ, KTTN đangnhanh chóng đổi mới công nghệ với nhiều sáng kiến đột phá giúp tăng hiệu quả hoạtđộng Chẳng hạn, trong năm 2019, sự góp mặt của KTTN Việt Nam trên thế giới chỉđếm trên đầu ngón tay Tuy nhiên, chỉ 4 năm sau đó, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởidịch Covid-19, ta dần chứng minh được sức mạnh kinh tế của mình thông qua sự xuấthiện của các tập đoàn, thương hiệu Việt vươn tầm thế giới, cụ thể như: Vingroup,Thaco Trường Hải, Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực KTTN caohơn 1,2 lần so với mức bình quân của nền kinh tế và hơn 1,9 lần so với khu vực Nhànước Vai trò của KTTN càng trở nên quan trọng hơn khi mà KHCN dần trở thànhLLSX trực tiếp

Thứ ba, chiến lược kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới tạo điềukiện thuận lợi cho KTTN phát triển mạnh mẽ hơn Cụ thể, Chính phủ cam kết cải thiệnmôi trường kinh doanh theo hướng bình đẳng, minh bạch, thân thiện nhằm tạo điềukiện để doanh nghiệp, đặc biệt là các DNTN, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa cũngnhư các doanh nghiệp mới khởi nghiệp có thể phát triển một cách thuận lợi

Thứ tư, trong bối cảnh khi nhiều doanh nghiệp Nhà nước làm ăn kém hiệu quảvới những dự án lớn bị thua lỗ nặng, âm vốn chủ sở hữu, có nguy cơ ngừng hoạt độnghoặc giải thể thì vị trí, vai trò của KTTN ngày càng được đánh giá tích cực hơn Cụthể, theo báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanhnghiệp trong phạm vi toàn quốc 2021, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam lỗ phát sinh 1.656

tỷ đồng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lỗ phát sinh 1.182 tỷ đồng, Đồng thời,

4

Trang 14

việc đầu tư tài chính của nhiều doanh nghiệp Nhà nước đạt hiệu quả thấp, hiệu quả sảnxuất kinh doanh kém dẫn đến những hậu quả kinh tế nặng nề Một số doanh nghiệpNhà nước chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế Nhà nước, dẫndắt và tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế Theo đó, vai trò của KTTN càngđược nhấn mạnh và phát huy rõ hơn.

2.2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TA VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

2.2.1 Giai đoạn kể từ khi đổi mới năm 1986 (Đại hội VI) đến năm 1988

KTTN chính thức được chấp nhận khá muộn so với các doanh nghiệp thuộcthành phần kinh tế Nhà nước, Chỉ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm1986), KTTN mới được thừa nhận, cùng với đó là sự ra đời của các văn bản pháp luậtđiều chỉnh về KTTN

Trong Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị khóa VI (15/7/1988) và Nghị quyết Hộinghị Trung ương 6 khóa VI khẳng định KTTN được phát triển trong những ngành cólợi cho “quốc kế dân sinh” Vào ngày 5/4/1988, theo nghị quyết số 10 của Bộ Chính trịkhóa VI, đã xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, từ đó, tạo động lực choKTTN trong nông nghiệp hồi phục, phát triển và bước đầu chuyển dịch cơ cấu theohướng sản xuất hàng hóa Từ đây, giúp chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sangkinh tế nông nghiệp, tập trung vào việc nâng cao giá trị, hiệu quả bằng cách chuyênmôn hóa sản xuất Đó là bước khởi đầu quan trọng đối với KTTN, mở đường chonhững bước đột phá mạnh hơn sau này

2.2.2 Giai đoạn năm 1991 (Đại hội VII) đến 2011 (Đại hội XI)

Tiếp nối tư tưởng của Đại hội VI, văn kiện đại hội VII (1991) và đại hội VIII(1996) đưa ra quan điểm rõ hơn về việc tạo điều kiện cho KTTN phát triển Như vậy,

từ chỗ coi KTTN là một thành phần kinh tế “tàn dư” của chế độ xã hội cũ, Đảng ta đãthực sự coi KTTN là một thành phần kinh tế độc lập, có tiềm năng phát triển và đónggóp cho sự phát triển kinh tế đất nước

Đặc biệt, đến ngày 1/2001, văn kiện Đại hội IX đã cho thấy bước phát triển mớitrong quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của KTTN, khi khẳng định KTTN là bộphận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, phát triển KTTN là chiến lượclâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN, góp phần thựchiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, CNH-HĐH, nâng cao nội lựccủa đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế

5

Trang 15

Tại đại hội X (4/2006) và đại hội XI (1/2011) của Đảng, KTTN chính thức đượcxác nhận là “một trong những động lực của nền kinh tế” Lúc bấy giờ, đại hội đã thôngqua một quyết định rất quan trọng là cho phép đảng viên làm KTTN, tức là cho phépphát huy tiềm năng của toàn dân, kể cả đội ngũ đảng viên nhằm tạo động lực thúc đẩyphát triển KT-XH Có thể thấy, quan niệm coi KTTN là một trong những động lực củanền kinh tế trong hai kỳ đại hội đã phản ánh bước tiến mới trong tư duy của Đảng về

vị trí, vai trò của KTTN trong nền kinh tế nước ta

2.2.3 Giai đoạn từ năm 2016 (Đại hội XII) đến nay

Ở đại hội XII (1/2016) xuất hiện những điểm mới đáng quan tâm hơn so với các

kỳ đại hội trước Đó là sự khẳng định dứt khoát hơn của Đảng trong việc coi KTTN là

“một động lực quan trọng của nền kinh tế”, thể hiện thông qua việc Đảng hoàn thiện

cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi cho việc phát triển KTTN ở hầu hết các ngành và lĩnhvực, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân khởi nghiệp, vừa và nhỏ, đồng thời,khuyến khích tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế Nhà nước Cột mốc này đánhdấu sự xuất hiện lần đầu của khái niệm tập đoàn KTTN

Kế thừa các đại hội trước, Đại hội XIII (2021) của Đảng tiếp tục làm rõ hơnnhiều vấn đề mới về phát triển KTTN Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng địnhKTTN là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và khuyến khích hình thànhnhững tập đoàn KTTN mạnh nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội Từ

đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển KT-XH, củng cốquốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Đồng thời, quan điểm này cũng thể hiện sự ghi nhận củaĐảng, Nhà nước và nhân dân trước những đóng góp to lớn của thành phần kinh tế nàyvào quá trình phát triển KT-XH Điều này đồng nghĩa với việc phải coi phát triểnKTTN là một bộ phận của công cuộc phát triển LLSX, hoàn thiện QHSX trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội, là một trong những phương tiện cần được ưu tiên để đạtđến mục tiêu thắng lợi trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN

2.2.4 Nhận xét về quan điểm của Đảng và Nhà nước ta qua các giai đoạn

Thứ nhất, quan điểm của Đảng về KTTN cho đến nay là nhất quán và liên tụcphát triển, hoàn thiện dần qua các kỳ đại hội Sự đa dạng về thành phần kinh tế đã làmcho QHSX phù hợp hơn với tính chất và trình độ phát triển LLSX ở nước ta.Thứ hai, vị trí, vai trò của KTTN được thừa nhận qua từng giai đoạn, từ chỗ chỉ

là thành phần kinh tế được sử dụng và cần cải tạo bằng những bước đi thích hợp đếnchỗ có vị trí quan trọng lâu dài trong nền KTTT định hướng XHCN, và từ chỗ là mộttrong những động lực của nền kinh tế trở thành một động lực “quan trọng” của nền

6

Trang 16

kinh tế Đại hội XII của Đảng không chỉ khẳng định vai trò quan trọng của KTTN màcòn mở ra những cơ hội mới để KTTN phát triển mạnh mẽ hơn.

Thứ ba, những đóng góp ở khu vực KTTN cũng được Đảng ghi nhận Nếu banđầu chỉ hoạt động trong lĩnh vực có lợi cho “quốc kế dân sinh” thì từ những năm 2000trở đi, KTTN được đánh giá là lực lượng đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế vàgóp phần giữ vững ổn định CT-XH của đất nước

Thứ tư, Đảng chủ trương khuyến khích, phát triển mạnh KTTN ở hầu hết cácngành và lĩnh vực, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, hình thành tập đoàn KTTN “đa

sở hữu” Theo đó, KTTN được phát triển với quy mô ngày càng lớn, đủ sức cạnh tranhtrong và ngoài nước, cho thấy chủ trương của Đảng có hiệu quả và phù hợp với thựctế

7

Trang 17

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM

3.1 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu, các cường quốc kinh tế trên thế giớixem việc phát triển KTTN là trọng yếu “Đảng ta xác định vai trò của kinh tế tư nhân

là động lực quan trọng của nền kinh tế tại đại hội X” (Nguyễn Thị Mai Anh, 2016).KTTN ở nước ta ngày càng đóng góp to lớn vào công cuộc đổi mới, xây dựng và pháttriển kinh tế - xã hội cùng với đó Nhà nước khuyến khích, thúc đẩy, tạo cơ chế thuậntiện cho sự lớn mạnh KTTN

Việt Nam là nước đông dân và đang ở giai đoạn dân số vàng (cơ hội hiếm có),với khoảng 69% dân số có khả năng tham gia vào lực lượng lao động, điều này dựkiến sẽ tạo nên một lực lượng lao động lớn Đây là cơ hội, tiềm năng cho sự phát triểncủa KTTN tại Việt Nam KTTN có thể tạo ra nhiều việc làm và giải quyết được tìnhtrạng thất nghiệp cũng như các vấn đề xã hội khác Giải quyết việc làm và vấn đề thấtnghiệp là một vấn đề quan trọng của Nhà nước trong việc điều hành đất nước Chính

vì thế, KTTN sẽ được khuyến khích phát triển Việc thúc đẩy KTTN phát triển nhằmphát huy tối đa khả năng của các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra nhiều việc làm, cải thiệnđời sống nhân dân, từ đó phát huy hết nội tại của đất nước

Môi trường chính trị, xã hội ổn định tạo niềm tin cho các doanh nghiệp yên tâmsản xuất, kinh doanh mà không lo sợ trước các biến động chính trị, xã hội tác động Việt Nam là một nước đang phát triển Nền kinh tế nước ta còn phụ thuộc nhiềuvào các nền kinh tế khác Để giảm bớt sự phụ thuộc, Chính phủ cũng đã đẩy mạnhviệc phát triển KTTN nhằm tạo ra khả năng thích ứng với thị trường, năng động vàsáng tạo, củng cố vị thế các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia vào chuỗi giá trịtrong khu vực và trên toàn cầu, từ đó học hỏi, nâng cao năng lực cạnh tranh góp phầnvào sự tiến bộ của đất nước

3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN TẠI VIỆT NAM

Sau gần 37 năm đổi mới đất nước từ năm 1986, KTTN tại Việt Nam thời gianqua đã có những bước tiến vô cùng vượt bậc, dẫn theo sự thay đổi diện mạo của kinh

tế - xã hội đất nước KTTN tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm chiếm khoảng43% GDP, thu hút 85% lao động đang làm việc, đóng góp quan trọng vào tăng trưởngchung của nền kinh tế, tăng NSNN, cải thiện đời sống nhân dân…

8

Ngày đăng: 18/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w