Nội dung chủ yếu của bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ở nước ta - Bài viết khoa học “ Điểm khác biệt g
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG
PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ, QUA THỰC TIỄN TẠI THỊ XÃ TÂN UYÊN,
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Nam
Phản biện 1: : Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc giờ ngày tháng năm
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 8
1.1 Khái quát về quy hoạch đô thị 8
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đô thị 8
1.1.2 Khái niệm về quy hoạch đô thị 8
1.2 Khái quát pháp luật về quy hoạch đô thị 9
1.2.1 Khái niệm và đặc trưng của pháp luật về quy hoạch đô thị 9
1.2.2 Nội dung pháp luật về quy hoạch đô thị 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về quy hoạch đô thị 10
1.3.1 Yếu tố chính trị, pháp lí 10
1.3.2 Yếu tố kinh tế, nhận thức xã hội 10
Tiểu kết Chương 1 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI TP TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 11
2.1 Thực trạng pháp luật về quy hoạch đô thị 11
2.1.1 Quy định pháp luật về kiến trúc đô thị 11
2.1.2 Quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng đô thị 11
2.1.3 Quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình đô thị 11
2.1.4 Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị 12
2.1.5 Đánh giá thực trạng quy định pháp luật về quy hoạch đô thị 12
2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương 13
2.2.1 Khái quát về tình hình thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương 13
2.2.2 Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Tân Uyên 14
Kết luận chương 2 14
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY
Trang 43.1.1 Hoàn thiện pháp pháp luật về quy hoạch đô thị phải phù hợp với nền kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế, phát triển bền vững 15
3.1.2 Hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị phải đảm bảo tính thống nhất, tương thích với các quy định có liên quan; đồng thời khắc phục các bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành 15
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị 15
3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về kiến trúc đô thị 15
3.2.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng đô thị 15
3.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý chất lượng công trình đô thị 16
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị 16
3.3.1 Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật về quy hoạch đô thị 16
3.3.2 Kiện toàn bộ máy quản lí, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị 17
3.3.3 Nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đảm bảo tính đồng bộ, tính dự báo, tính khả thi và tính định hướng phát triển kinh tế - xã hội 17
3.3.4 Nâng cao hiệu quả thực hiện việc lấy ý kiến công đồng trong quy hoạch đô thị 17
Kết luận Chương 3 17
KẾT LUẬN 18 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá (CNH - HĐH) đã tác động mạnh
mẽ đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội; đặc biệt làm thay đổi căn bản bộ mặt đô thị của nước ta phát triển theo hướng văn minh, hiện đại Ở các
đô thị đã và đang mọc lên những toà nhà cao tầng hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cây xanh, vỉa hè, đèn chiếu sáng công cộng vv đã được đầu tư xây dựng đồng bộ Đô thị phát triển mạnh mẽ đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp và góp phần đáng kể nâng cao chất lượng sống của người dân Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình đô thị hoá, sự gia tăng mật độ dân số vượt quá tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đặt ra những thách thức không nhỏ cho chính quyền các đô thị phải giải quyết như tình trạng ách tắc giao thông, nạn ô nhiễm môi trường, nhu cầu về nhà ở , trường học, bệnh viêṇ và các dịch vụ giải trí công cộng vv Đây không chỉ là vấn đề nan giải đối với nước ta mà còn đối với các nước đang phát triển trên thế giới Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh riêng của mỗi nước; trong đó không thể không quan tâm đến vấn đề xây dựng quy hoạch đô thị Bởi lẽ, quy hoạch đô thị là sự định hướng chiến lược mang tính tổng hợp và toàn diện cho sự phát triển của đô thị trong tương lai đảm bảo hài hoà giữa yếu tố dân tộc, truyền thống với yếu tố văn minh, hiện đại trong bối cảnh hội nhập quốc tế Một trong những nội dung rất quan trọng và không thể thiếu được của quy hoạch đô thị, đó là quy hoạch sử dụng đất đô thị Trước đây quy hoạch đô thị là câu chuyện mới, là đất nước đi lên từ nền nông nghiệp cùng với văn hóa Á Đông, chúng ta đa phần đều thiếu sót khi xây dựng nền móng vấn đề trong đó bước quy hoạch là bước nền tảng Về sau, khi quỹ đất có hạn trong khi nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng cùng với yêu cầu khi hòa vào nền kinh tế toàn cầu thì quy hoạch đô thị càng trở nên quan trọng và cần thiết Vấn đề quy hoạch đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết như cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, môi trường, giao thông, khu dân cư… muốn kêu gọi đầu
tư chúng ta phải giải quyết những tồn đọng này và đặt ra khung quy chuẩn cho hoạt động quy hoạch
Trang 82
Trong đó, bên cạnh Luật Xây dựng năm 2003 và được thay thế bởi Luật Xây dựng năm 2014 thì Luật Quy hoạch đô thị là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để điều chỉnh khung pháp lý về vấn đề quy hoạch Hiện nay, Quốc hội vừa mới thông qua Luật Quy hoạch 2017 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2019 Quy hoạch đô thị là quá trình lâu dài, phải phù hợp với đường lối phát triển của đất nước và cả phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, vừa mang tính vĩ mô mà vừa cần thực tế Cho nên việc tính toán, phát triển các dự án ngoài việc dựa vào các cơ quan nhà nước còn phải chờ vào việc đánh giá, góp ý của người dân Hàng loạt vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị nổ ra như câu chuyện về Thủ Thiêm, về đặc khu kinh tế, sự can thiệp của báo chí, mạng xã hội thì vấn đề về quy hoạch càng trở nên bức thiết Vậy thì ý nghĩa của việc quy hoạch như thế nào, tác động thế nào đến người dân, và phát triển thế nào mới đảm bảo được sự cân bằng giữa kinh tế và môi trường sống
Năm 2018, thị xã Tân Uyên (nay là TP Tân Uyên theo theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 năm 2023) chính thức được công nhận là đô thị loại III Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển đô thị của TP Tân Uyên,
mở ra nhiều cơ hội phát triển về kinh tế và xã hội, đồng thời nâng cao đời sống của người dân Đây cũng chính là động lực để TP Tân Uyên tiếp tục triển khai các kế hoạch nâng cấp lên đô thị loại II trong thời gian tới Trong thời gian qua, trên địa bàn TP Tân Uyên việc áp dụng pháp luật về quy hoạch đô thị đã có nhiều thành quả đáng kể, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị cũng như cải thiện đời sống cho người dân Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, cũng còn bộc lộ không ít khuyết điểm cũng như hạn chế Xuất phát từ tình hình trên, tác giả
chọn đề tài: “Pháp luật về quy hoạch đô thị, qua thực tiễn tại thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” làm Luận văn thạc sĩ Luật Kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để tạo điều kiện phát huy vai trò là nguồn lực, nguồn vốn phát triển đất nước thì phải coi trọng công tác quy hoạch đất đai nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng Vấn đề này đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học nước ta Thời gian qua đã có những công trình nghiên cứu về quy hoạch đô thị nói chung và pháp luật về quy hoạch đô thị nói riêng được công bố mà tiêu biểu phải kể đến các công trình khoa học sau đây:
Trang 9- Bài viết “Một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với đô thị ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Doãn Hồng Nhung, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 7
năm 2010 Nội dung chủ yếu của bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với đô thị ở nước ta
- Bài viết khoa học “ Điểm khác biệt giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị trong văn bản luật hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ma
đăng trên Tạp chí Quản lý nhà nước Số 7/2018 Trong phạm vi bài viết tác giả
đã làm rõ những điểm khác biệt trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị; đề xuất giải pháp về
lý luận và thực tiễn để khắc phục vấn đề trên
-Bài viết khoa học “Hoàn thiện quy định về lấy ý kiến người dân trong quá trình lập quy hoạch xây dựng đô thị” của tác giả Trần Vang Phủ, Nguyễn Võ
Linh Giang đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp năm 2019 Trong phạm bài viết, tác giả đã nhận định như sau: “Lấy ý kiến của người dân là một trong những giai đoạn của quá trình lập quy hoạch đô thị Pháp luật về quy hoạch đã bao hàm những quy định cụ thể về quy trình này Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện pháp luật cho thấy, còn có một số vấn đề cần được hoàn thiện nhằm bảo đảm quyền của người dân trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch xây dựng đô thị”
- Bài viết khoa học “Những bất cập về sự tham gia của cộng đồng trong lập quy hoạch đô thị” của tác giả Thiều Thu Hương đăng trên Tạp chí Quản lý
nhà nước năm 2021 Trong phạm vi bài viết, tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân và các giải pháp để bảo đảm sự tham gia thực chất của cộng đồng trong lập quy hoạch đô thị
- Luận văn thạc sĩ luật học “Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị từ thực tiễn huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng” của tác giả Đàm Thế Trang thực hiện tại
Học viện Khoa học xã hội năm 2020 Luận văn đã làm rõ cơ sở khoa học của quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị, đánh giá thực trạng từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị tại huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Băng góp phần đắc lực cho việc quy hoạch và phát triển đô thị, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội huyện một cách hiệu quả, bền vững
- Luận văn thạc sĩ luật học “Thực thi pháp luật quy hoạch đô thị tại tỉnh Long An” của tác giả Hoa Vinh Tuấn Duy thực hiện tại Trường Đại học Kinh tế
Trang 10- Luận văn thạc sĩ luật học “Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre” của tác giả Trần Xuân Thảo thực hiện tại Trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2019 Luận văn đã phân tích một số nội dung của Luật Quy hoạch đô thị và thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch
đô thị trên địa bàn tỉnh Bến Tre, từ đó chỉ ra một số bất cập cũng như những khó khăn trong quá trình thực thi và đề xuất những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện hơn pháp luật về quy hoạch đô thị và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với quy hoạch đô thị ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới
- Luận văn thạc sĩ luật học “Thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau” của tác giả Hồ Văn Chung thực hiện tại Trường
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh năm 2020 Tác giả luận văn đã phân tích & đánh giá một số nội dung của Luật Quy hoạch đô thị và thực trạng thực thi pháp luật về quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tìm ra những hạn chế, bất cập
và đề xuất giải pháp hoàn thiện
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị; trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương trong thời gian qua
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất, Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về quy hoạch đô thị và pháp luật
về quy hoạch đô thị
Thứ hai, Phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của PLVN hiện hành về quy hoạch đô thị; từ đó chỉ ra những tồn tại hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện
Trang 11Thứ ba, Phân tích và đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về quy hoạch
đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương trong thời gian qua; từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập phát sinh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước về quy hoạch đô thị
- Các quy định pháp luật hiện hành về quy hoạch đô thị
- Thực tiễn hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
4.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Trong phạm vi luận văn thạc sĩ luật học, tác giả tập trung phân tích 4 nội dung cơ bản của pháp luật về quy hoạch đô thị; bao gồm: (i)Nhóm quy phạm điều chỉnh về kiến trúc đô thị; (ii) Nhóm quy phạm pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng đô thị; (iii)Nhóm quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình đô thị; (iv) Nhóm quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch đô thị
* Phạm vi về không gian nghiên cứu: Từ giai đoạn năm 2015 - 2022
* Phạm vi về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Bình Dương
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở phương pháp luận
Nội dung nghiên cứu luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận là những quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước, pháp luật về quy hoạch đô thị
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai luận văn, tác giả đã sử dụng đồng bộ một số các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phương pháp phân tích để phân tích các khái niệm, đặc điểm về quy hoạch đô thị Phân tích các quy định pháp luật điều chỉnh vấn đề quy hoạch đô thị và thực tiễn áp dụng tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương để thấy rõ những hạn chế trong việc áp dụng các quy định này
- Phương pháp tổng hợp, đối chiếu so sánh: Sau khi phân tích rõ những vấn
đề liên quan đến quy hoạch đô thị tác giả sẽ tiến hành tổng hợp rút ra được khái
Trang 126
niệm mang ý nghĩa bao hàm, tổng quát Thông qua đối chiếu so sánh các quy định qua các thời kỳ để thấy rõ sự phát triển của các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị
- Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng khi đánh giá nhằm rút ra những kết luận tổng quan, những quan điểm, các đề xuất, kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
6.1 Ý nghĩa khoa học
Thứ nhất, Luận văn góp phần hình thành, làm rõ cơ sở lý luận về quy hoạch
đô thị và pháp luật về quy hoạch đô thị Luận văn xây dựng khái niệm cũng như chỉ ra được bản chất của việc quy hoạch đô thị; làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về quy hoạch đô thị bao gồm khái niệm, nội dung pháp luật về quy hoạch đô thị
Thứ hai, Luận văn đánh giá có hệ thống thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương Luận văn đã phân tích các nội dung cơ bản pháp luật Việt Nam về quy hoạch đô thị Đặc biệt, Luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về quy hoạch đô thị Bên cạnh đó, Luận văn đánh giá những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị tại TP Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương
Thứ ba, luận văn đưa ra các định hướng tổng thể và các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quy hoạch đô thị ở Việt Nam Luận văn cập nhật, đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị trong bối cảnh ở Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể sử dụng tham khảo trong các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý, giảng dạy, đào tạo pháp luật
7 Bố cục của luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được chia thành ba (03) Chương :
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ
Trang 13Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TẠI TP TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUY HOẠCH ĐÔ THỊ