Chính sách bảo hiểm xã hội với vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước. Chính sách này thể hiện tính nhân văn rất sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội. Trên thực tế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có vấn đề chi trả chế độ ốm đau, thai sản. Quy định của chính sách về chi trả chế độ ốm đau, thai sản trong một số trường hợp chưa hợp lý, có trường hợp rất bất cập, dẫn đến thiếu công bằng trong nguyên tắc “đóng hưởng”, như điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản khi sinh con; điều kiện về thời gian khi lao động nữ trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai; người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương khoán sản phẩm. Ngoài ra, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng lợi dụng quy định của chính sách để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản như: giả mạo chứng từ hưởng chế độ ốm đau, thai sản; mua bán, cấp khống giấy tờ, hồ sơ hưởng chế độ; thành lập các công ty nhưng không hoạt động mà chỉ nhằm mục đích trục lợi quỹ; có trường hợp mới đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đã hưởng ốm đau nhiều ngày, sau đó không tham gia bảo hiểm xã hội nữa; một bộ phận viên chức, người lao động còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật chưa cao; chưa quyết liệt chuyển đổi tác phong hành chính sang tác phong phục vụ người lao động và doanh nghiệp. Một số trường hợp khác có thể kể đến như không nắm đầy đủ, chặt chẽ các quy định của chính sách, pháp luật dẫn đến tư vấn, tuyên truyền không đạt hiệu quả, làm cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động hiểu lầm hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Những khó khăn, vướng mắc, bất cập này đặt ra yêu cầu cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thực hiện việc chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết.2 Với những lý do trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản qua thực tiễn tại Bảo hiểm xã hội ở tỉnh
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
TRƯƠNG THỊ HẠNH NHÂN
PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU,
THAI SẢN QUA THỰC TIỄN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI
Ở TỈNH GIA LAI
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8380107
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
THỪA THIÊN HUẾ, năm 2023
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Người hướng dẫn khoa học:.TS Trương Hồng Quang
Phản biện 1: : Phản biện 2:
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật
Vào lúc giờ ngày tháng năm
Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 6
7 Bố cục của luận văn 6
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN 7
1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội và chi trả chế độ ốm đau, thai sản 7
1.1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội 7
1.1.2 Khái quát về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 7
1.2 Khái quát pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 8
1.2.1 Khái niệm pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 8
1.2.2 Nội dung pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 8
1.2.3 Pháp luật một số nước trên thế giới về chi trả chế độ ốm đau, thai sản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 9
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 9
1.3.1 Các yếu tố chủ quan 9
1.3.2 Các yếu tố khách quan 10
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH GIA LAI 11
2.1 Thực trạng pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 11
2.1.1 Quy định pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 11
2.1.2 Đánh giá pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 12
Trang 42.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai 12
2.2.1 Đặc điểm Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai 13 2.2.2 Thực tiễn chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai 13 2.2.3 Đánh giá một số hạn chế, khó khăn trong quá trình thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai 15 2.2.4 Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn trong thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai 17
CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ CHẾ
ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN TẠI VIỆT NAM 20 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 20 3.2 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 21
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 21 3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản 21
KẾT LUẬN 24
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chính sách bảo hiểm xã hội với vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, được Đảng, Nhà nước ta quan tâm phát triển và coi đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực đối với sự phát triển bền vững đất nước Chính sách này thể hiện tính nhân văn rất sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội
Trên thực tế, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, trong đó có vấn đề chi trả chế độ ốm đau, thai sản Quy định của chính sách về chi trả chế độ ốm đau, thai sản trong một số trường hợp chưa hợp lý, có trường hợp rất bất cập, dẫn đến thiếu công bằng trong nguyên tắc “đóng - hưởng”, như điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản khi sinh con; điều kiện về thời gian khi lao động nữ trong thời gian mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai; người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong doanh nghiệp thực hiện chế độ tiền lương khoán sản phẩm Ngoài ra, thời gian qua đã xuất hiện tình trạng lợi dụng quy định của chính sách để trục lợi quỹ ốm đau, thai sản như: giả mạo chứng từ hưởng chế độ ốm đau, thai sản; mua bán, cấp khống giấy tờ, hồ sơ hưởng chế độ; thành lập các công ty nhưng không hoạt động mà chỉ nhằm mục đích trục lợi quỹ; có trường hợp mới đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội đã hưởng ốm đau nhiều ngày, sau đó không tham gia bảo hiểm
xã hội nữa; một bộ phận viên chức, người lao động còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật chưa cao; chưa quyết liệt chuyển đổi tác phong hành chính sang tác phong phục vụ người lao động và doanh nghiệp Một số trường hợp khác có thể kể đến như không nắm đầy đủ, chặt chẽ các quy định của chính sách, pháp luật dẫn đến tư vấn, tuyên truyền không đạt hiệu quả, làm cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động hiểu lầm hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội Những khó khăn, vướng mắc, bất cập này đặt ra yêu cầu cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác thực hiện việc chi trả chế độ ốm đau, thai sản cho phù hợp với cơ chế quản lý mới là hết sức cần thiết
Trang 6Với những lý do trên, học viên quyết định lựa chọn đề tài “Pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản qua thực tiễn tại Bảo hiểm xã hội ở tỉnh Gia Lai” để nghiên cứu viết luận văn thạc sĩ
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thời gian qua ở nước ta đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội ở nhiều khía cạnh khác nhau như về vấn đề an sinh
xã hội, về quản lý chính sách bảo hiểm xã hội Mỗi công trình nghiên cứu đều
có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về bảo hiểm
xã hội Sau đây là một số đề tài nghiên cứu về chi trả chế độ bảo hiểm xã hội nói chung và chế độ ốm đau, thai sản nói riêng đã được thực hiện:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Hằng năm 2015 với đề tài “Pháp luật
về hoạt động thu bảo hiểm xã hội của Tổ chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam”, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam Luận văn đã đi sâu tìm hiểu các quy định của pháp luật thu Bảo hiểm xã hội và thực trạng hoạt động thu Bảo hiểm xã hội của
tổ chức Bảo hiểm xã hội hiện nay Trên cơ sở những tồn tại, hạn chế, luận văn
đã đưa ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động thu Bảo hiểm xã hội trong giai đoạn sắp tới
Luận văn của tác giả Nguyễn Thị Liên Lý về “Xử lý vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” năm 2020, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn
nghiên cứu, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện nghĩa vụ đóng và trong giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội (xử lý hành chính, xử
lý hình sự và một số biện pháp khác) để thấy được sự phức tạp của tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội cũng như những nỗ lực, cố gắng của các cơ quan chức năng nói chung và ngành Bảo hiểm xã hội nói riêng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hội An” năm 2018 của tác giả Trần Nguyên Phúc
Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại thành phố Hội An còn những mặt hạn chế do chi sai chế độ chính sách, chi chậm trễ so với thời gian quy định, chi không đúng đối tượng, nhầm lẫn thường xảy ra
ở những trường hợp sau: Cán bộ xét duyệt còn kém năng lực chuyên môn hoặc
Trang 7cấu kết với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội Việc thẩm định hồ sơ chứng từ
do người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động cung cấp Từ đó đã đưa ra một
số giải pháp nhằm hoàn thiện việc kiểm soát chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Hội An
Luận văn Thạc sĩ: “Hoàn thiện kiểm soát chi Bảo hiểm xã hội tại tỉnh Phú Yên” của Nguyễn Thị Hoàng Oanh năm 2012 Luận văn đã đánh giá được những
hạn chế của thực trạng và từ đó đưa ra được những đề xuất giải pháp: sự nhận thức và quan điểm quản lý của lãnh đạo, sự hỗ trợ của bảo hiểm xã hội Việt Nam, cần hệ thống hóa công nghệ thông tin trên toàn quốc để kết nối dữ liệu tránh những trường hợp gian lận, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành có liên quan, các văn bản chỉ đạo về công tác chuyên môn cho chặt chẽ thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi bảo hiểm xã hội mang lại hiệu quả hữu hiệu
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng” năm 2012 của tác giả Đoàn Thị Lệ Hoa
Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác kiểm soát chi bảo hiểm xã hội tại thanh phố Đà Nẵng còn những mặt hạn chế do viên chức nghiệp vụ chưa thực hiện tốt việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội, chưa chặt chẽ trong việc theo dõi quản lý đối tượng hưởng chế độ Từ đó đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc kiểm soát chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố
Luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại Thành phố Kon tum, Tỉnh Kon Tum” năm 2017 của tác giả Võ Đức Dũng Đề
tài đã đánh giá được thực trạng quản lý chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại thành phố Kon Tum; Trên cơ sở những quy định của Luật bảo hiểm xã hội hiện hành, kết hợp với khảo sát thực tế việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Hồng Dân, luận văn sẽ phân tích thực trạng Quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện Hồng Dân và tổng hợp đánh giá những kết quả, tồn tại trong việc chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Hồng Dân trong giai đoạn hiện nay và đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, xử lý gian lận, sai sót xảy ra trong quá trình chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội tại đơn vị nhằm hoàn thiện quản lý chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại bảo hiểm xã hội huyện Hồng Dân trong thời gian tới
Trang 8Luận án Tiến sĩ luật học của tác giả Lâm Thị Thu Huyền năm 2023 với đề
tài “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam”, tại trường Đại
học Luật Hà Nội Trên cơ sở quan điểm về lý luận được nghiên cứu, luận án đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam (chế độ
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất) đồng thời phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam trong thời gian qua Từ những bất cập trong quy định của pháp luật và những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, luận án đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam
Ngoài các công trình nghiên cứu được thực hiện bằng tiếng Việt, đề tài này còn có một số công trình nghiên cứu khác được thực hiện bằng tiếng Anh như:
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Vũ Minh Quang với đề tài: “Participation in Voluntary Social Insurance in Bac Ninh - Current Situation and Solution”
(Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Bắc Ninh - Thực trạng và giải pháp);
Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hằng (2021) về đề tài: “Handling violations in the field of social insurance in Bac Ninh province - Current situation and solutions” (Xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên địa
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu một số vấn đề lý luận pháp luật về chi trả chế độ ốm
đau, thai sản
Trang 9Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về chi trả chế độ ốm đau,
thai sản; thực trạng thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai, chỉ ra nguyên nhân của hạn chế, khó khăn
Thứ ba, đưa ra các định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề chi trả chế độ ốm đau, thai sản (lý luận, pháp luật Việt Nam và thực tiễn tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai)
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản, thực tiễn tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai
Phạm vi về thời gian: Từ giai đoạn năm 2016 đến năm 2022
Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm, học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật và những quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về chế độ bảo hiểm xã hội nói chung, chi trả chế độ ốm đau, thai sản nói riêng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm, đặc điểm vấn đề chi trả chế độ ốm đau, thai sản và làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
Phương pháp lịch sử được sử dụng để xem xét quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản ở Việt Nam
Phương pháp hệ thống được sử dụng nhằm mục đích đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai để tìm ra những hạn chế, khó khăn
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa nhằm đưa ra những
đề xuất, kiến nghị của luận văn
Trang 106 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn đã bổ sung và góp phần hoàn thiện lý luận về chi
trả các chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai Luận văn cũng đóng góp về phương diện lý luận cho việc nghiên cứu pháp luật, xây dựng, hoàn thiện và thi hành pháp luật về chi trả chế độ, ốm đau thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai
Về mặt thực tiễn: Luận văn đánh giá thực tiễn và chỉ ra một số vướng mắc
trong thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai Bên cạnh đó, Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy nghiên cứu ở Trường Đại ho ̣c Huế, cũng như các cơ
sở đào tạo pháp luật, các doanh nghiệp tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan, cũng như cho các đối tượng khác có quan tâm
7 Bố cục của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 Chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tại Việt Nam
Trang 11CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ CHI TRẢ
CHẾ ĐỘ ỐM ĐAU, THAI SẢN
1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội và chi trả chế độ ốm đau, thai sản
1.1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội và chế độ bảo hiểm xã hội
1.1.1.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội
BHXH là tổng thể những mối quan hệ giữa Nhà nước với người lao động
và NSDLĐ trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho người lao động và gia đình của họ khi người lao động tham gia BHXH gặp phải rủi ro và
sự kiện bảo hiểm dẫn tới bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm, nhằm góp phần bảo đảm ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội
1.1.1.2 Khái quát về chế độ bảo hiểm xã hội
Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật BHXH, đã thực hiện 6/9 chế
độ BHXH nêu trên, gồm: (1) chế độ ốm đau; (2) chế độ thai sản; (3) chế độ TNLĐ, BNN; (4) chế độ BHTN; (5) chế độ hưu trí; (6) chế độ tử tuất Từ năm
2015 trở đi, chính sách BHTN được điều chỉnh bởi Luật Việc làm Do vậy, hiện nay, thực chất BHXH có 05 chế độ, gồm: (1) chế độ ốm đau; (2) chế độ thai sản; (3) chế độ TNLĐ, BNN; (4) chế độ hưu trí; (5) chế độ tử tuất
Quy định các chế độ BHXH là những nội dung cốt lõi của bất kỳ hệ thống BHXH nào, trong đó quy định rõ ràng các quan hệ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên tham gia; quan hệ về nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH
1.1.2 Khái quát về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
1.1.2.1 Khái quát về chế độ ốm đau và chi trả chế độ ốm đau
Chế độ ốm đau là một trong các chế độ BHXH ra đờ i sớm nhất trong lịch
sử hình thành và phát triển của pháp luật BHXH.1
Chế độ ốm đau là một trong những chế độ mà người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng khi họ bị ốm đau, bệnh tật
1 Lâm Thị Thu Huyền (2023), “Hoàn thiện pháp luật bảo hiểm xã hội bắt buộc ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật
học, trường Đại học Luật Hà Nội, tr 61
Trang 12Chi trả chế độ ốm đau, là hoạt động thanh toán khoản tiền hỗ trợ đối với các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau Mục đích của việc chi trả chế độ ốm đau là hỗ trợ cho NLĐ một khoản trợ cấp thay thế thu nhập của họ trong thời gian họ không thể làm việc, giúp giảm thiểu tác động lên các vấn đề tài chính do bệnh tật hoặc thương tật gây nên với họ
1.1.2.2 Khái quát về chế độ thai sản và chi trả chế độ thai sản
Pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản được xây dựng trên tinh thần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ, đặc biệt là các lao động nữ
1.2 Khái quát pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
1.2.1 Khái niệm pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
Theo Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật của trường Đại
học Luật Hà Nội: “Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bắt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội.”2 Theo đó, pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản là cơ sở pháp lý
để các chủ thể có liên quan thực hiện hoạt động chi trả chế độ ốm đau, thai sản Pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản tạo ra những chuẩn mực mang tính bắt buộc chung cho các chủ thể có liên quan như chủ thể có nghĩa vụ chi trả chế
độ, chủ thể được hưởng chế độ và chủ thể có vai trò quản lý công tác chi trả và nhận chế độ
1.2.2 Nội dung pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản
Nội dung thứ nhất: Nhóm các quy định về đối tượng chi trả, điều kiện chi
Nội dung thứ tư: Nhóm các quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến
chi trả chế độ ốm đau và thai sản
2 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội, tr 25
Trang 131.2.3 Pháp luật một số nước trên thế giới về chi trả chế độ ốm đau, thai sản và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.2.3.1 Nội dung pháp luật về chi trả chế độ ốm đau, thai sản của một số nước trên thế giới
Tính đến năm 2018, theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trên thế giới có khoảng hơn 170 nước thực hiện chính sách BHXH, nhưng chỉ có 63 nước (chiếm 38,6%) thực hiện hình thức bảo hiểm hưu trí, TNLĐ, ốm đau, thai sản.3
Theo đó, pháp luật của các nước về chế độ ốm đau, thai sản thể hiện một số nội dung đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, về cơ chế lập quỹ ốm đau, thai sản:
Thứ hai, về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và NSDLĐ
hiện tại vẫn còn hai quan điểm
Thứ ba, về mức đóng góp BHXH, một số nước quy định NSDLĐ phải chịu
toàn bộ chi phí, Chính phủ trả chi phí y tế và trợ cấp gia đình, các chế độ còn lại người lao động, NSDLĐ cùng đóng góp mỗi bên một phần bằng nhau
1.2.3.2 Giá trị tham khảo cho Việt Nam
Qua nghiên cứu về quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống BHXH của một
số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Hoàn thiện chính sách BHXH ở Việt Nam phải đứng trên lợi ích của người lao động, NSDLĐ, của Nhà nước và lợi ích của cả xã hội
- Hệ thống chính sách tài chính BHXH phải đảm bảo quyền bình đẳng về
cơ hội tham gia BHXH đối với mọi tầng lớp dân cư, thực hiện tốt hơn các chế
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật về chi trả chế độ
Trang 14Thứ hai, công tác tuyên truyền về pháp luật và Luật BHXH
Thứ ba, công tác quản lý tài chính BHXH
1.3.2 Các yếu tố khách quan
Thứ nhất, đặc điểm tự nhiên - xã hội
Thứ hai, đặc điểm kinh tế
Thứ ba, hệ thống pháp luật, quy định về BHXH
Thứ tư, chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung, chi trả các
chế độ nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Thứ năm, đối tượng hưởng chế độ BHXH