Trang 1 TẬP HUẤNSỬ DỤNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 3TỈNH THANH HÓA Thanh Hóa, ngày 17-18 tháng 10 năm 2023 Trang 3 Cung cấp đầy đủ thông tin về Tài liệu giáo dục địa phương lớp
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TẬP HUẤN SỬ DỤNG TÀI LIỆU GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 3 TỈNH THANH HÓA Thanh Hóa, ngày 17-18 tháng 10 năm 2023 MỤC ĐÍCH TẬP HUẤN Cung cấp đầy đủ thông tin về Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông của tỉnh Thanh Hóa đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt Giúp cán bộ quản lí, giáo viên hiểu và sử dụng đúng Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 tỉnh Thanh Hóa để dạy theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, qua đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018 NỘI DUNG TẬP HUẤN Một số vấn đề chung (Quan điểm xây dựng chương trình, yêu cầu của nội dung giáo dục địa phương,…) Khái quát nội dung, chương trình, cấu trúc Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 tỉnh Thanh Hóa Hướng dẫn sử dụng Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 tỉnh Thanh Hóa (Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; cách kiểm tra, đánh giá) Phương thức triển khai nội dung Tài liệu giáo dục địa phương lớp 3 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHẦN 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 •CT được xây dựng theo hướng mở nhưng 1 vẫn đảm bảo định hướng thống nhất và nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc với học sinh t•oTàrnaoqquuốyc.ền chủ động và trách nhiệm cho địa 2 phương, nhà trường lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục và triển khai thực hiện phù hợp với đối tượng HS, GV và điều kiện thực tiễn 3 •2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (lớp 1-9), giáo dục định hướng nghề nghiệp (10-12) 4 •Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục: Bắt buộc và tự chọn 5 • Giáo dục địa phương là 1 nội dung giáo dục bắt buộc h ưt ơâ QUAN ĐIỂM BIÊN SOẠN nm g h tì rn ìh n h t h gà in áh o , dp ụh c á t p UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA Mục V khoản 14 của Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT: Nội dung giáo dục địa phương • Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương • Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm Ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông, nội dung giáo dục của địa phương có vị trí tương đương các môn học khác • Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và báo cáo để Bộ GDĐT phê duyệt UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA - Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 Mục1.b) Ở cấp tiểu học, nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm Nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học còn được tích hợp hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương, đất nước; các hoạt động giáo dục tư tưởng chính trị, từ thiện vì cộng đồng tại địa phương; các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh góp phần hình thành và phát triển phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi của học sinh tiểu học - Công văn số 3036/BGDĐT-GDTH ngày 20/7/2021 Mục 2 Thực hiện nội dung giáo dục của địa phương cấp Tiểu học Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung giáo dục của địa phương tích hợp, lồng ghép trong kế hoạch giáo dục nhà trường theo hướng dẫn tại Công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 06/7/2021 với hình thức linh hoạt, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, địa phương, đảm bảo mục tiêu và chất lượng giáo dục Khi xây dựng cần lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục của địa phương vào chương trình các môn học, hoạt động trải nghiệm để phù hợp với đặc điểm tâm lí, trình độ phát triển nhận thức của học sinh theo từng khối lớp đảm bảo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục theo quy định YÊU CẦU CỦA NỘI DUNG GD ĐỊA PHƯƠNG Cụ thể hóa mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo yêu cầu cần đạt đối với nội dung giáo dục của địa phương Giúp giáo viên tiểu học có tư liệu chính xác, phù hợp; vận dụng được các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo định hướng tích hợp Giúp học sinh thêm cơ hội trải nghiệm, trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương