mỗi nhóm tự xác định phương phápnghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong chủ đề của nhóm mình4.Mục tiêu của đề tài* Mục tiêu chung:Khẳng định ý nghĩa và giá trị của lý luận tiền tệ của C.Má
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CHỦ ĐỀ 1 LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ CỦA C.MÁC VÀ LIÊN HỆ ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LỚP:L09 NHÓM:01 HK231 GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU SINH VIÊN THỰC HIỆN STT HỌ TÊN MSSV GHI CHÚ 1 NGÔ ĐỨC ANH 2210077 2 TRẦN ĐĂNG BẢO 2210270 3 ĐỖ THÀNH CÔNG 2112948 4 TRƯƠNG NGỌC KHÁNH 2211538 5 HUỲNH TRẦN NHẬT QUANG 2212729 6 NGUYỄN PHI ANH TÚ 2115221 BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM STT HỌ TÊN MSSV % BTL ĐIỂM BTL CHỮ KÝ 1 NGÔ ĐỨC ANH 2210077 100% 2 TRẦN ĐĂNG BẢO 2210270 100% 3 ĐỖ THÀNH CÔNG 2112948 100% 4 TRƯƠNG NGỌC KHÁNH 2211538 100% 5 HUỲNH TRẦN NHẬT QUANG 2212729 100% 6 NGUYỄN PHI ANH TÚ 2115221 100% KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU MỤC LỤC Chương 1 MỞ ĐẦU 5 1 Đặt vấn đề 5 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 3 Phương pháp nghiên cứu 6 4 Mục tiêu của đề tài 6 5 Kết cấu của đề tài 6 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ CỦA C.MÁC 7 1 Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ 7 1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ 7 1.2 Bản chất của tiền tệ 8 2 Các chức năng cơ bản của tiền tệ 9 2.1 Chức năng thước đo giá trị 9 2.2 Chức năng phương tiện lưu thông 9 2.3 Chức năng phương tiện thanh toán 10 2.4 Chức năng phương tiện cất trữ 10 2.5 Chức năng tiền tệ thế giới 10 3 Quy luật lưu thông tiền tệ 11 4 Lạm phát 11 Chương 3 LIÊN HỆ ĐẾN VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13 1 Các chỉ tiêu đo lường lạm phát hiện nay 13 2 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay 14 2.1 Dữ liệu về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam 14 2.2 So sánh lạm phát của Việt Nam với các nước khác trong khu vực 15 3 Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 16 3.1 Những yếu tố nội bộ nền kinh tế Việt Nam 16 3.2 Những yếu bên ngoài nền kinh tế Việt Nam: 18 4 Tác động của lạm phát đến kinh tế và xã hội Việt Nam 18 4.1 Tăng trưởng kinh tế 18 4.2 Đầu tư 20 4.3 Thị trường lao động 20 4.4 Thị trường vốn 20 4.5 Phân phối thu nhập và công bằng xã hội 21 Trang 3 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU 5 Những cơ hội và thách thức đối với giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay 22 5.1 Những cơ hội 22 5.2 Những những thách thức 23 6 Những giải pháp chủ yếu nhằm kiểm soát lạm phát hiệu quả làm ở Việt Nam trong thời gian tới 24 6.1 Nhóm giải pháp về chính sách tiền tệ 24 6.2 Nhóm giải pháp về chính sách thị trường 25 6.3 Nhóm giải pháp về chính sách xuất nhập khẩu 25 Kết luận 27 Trang 4 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề Lạm phát là một trong những vấn đề quan trọng của nền kinh tế Lạm phát xảy ra khi tăng trưởng của cung tiền mặt vượt quá tăng trưởng sản xuất và dự trữ tiền tệ trong một quốc gia Khi đó, giá cả của hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, gây ra sự mất giá của tiền tệ và ảnh hưởng đến sự ổn định kinh tế Lạm phát có thể dẫn đến giảm sức mua của người dân, tăng chi phí vay vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư và làm suy yếu đồng tiền của một quốc gia Do đó, kiểm soát lạm phát là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế của một quốc gia Có nhiều lý thuyết về lạm phát, tuy nhiên lý luận tiền tệ của C Mác được coi là một trong những lý thuyết tiêu biểu, đề xuất những khía cạnh độc đáo và sâu rộng về nguyên nhân và hậu quả của lạm phát Theo lý thuyết này, nguyên nhân chính của lạm phát là sự tăng cung tiền mặt mà không tương ứng với tăng trưởng sản xuất C Mác cho rằng lạm phát xảy ra khi chính phủ hoặc ngân hàng tăng cung tiền một cách quá mức, vượt quá khả năng sản xuất của nền kinh tế Theo lý luận này, khi giá trị tiền tệ giảm, người dân có xu hướng tiêu thụ nhanh hơn để tránh mất giá trị của tiền Điều này dẫn đến tăng cầu tiêu thụ, góp phần làm tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ Đồng thời, sự lạm phát cũng tạo ra một chu kỳ tăng giá liên tục, khiến người dân dự đoán rằng giá sẽ tiếp tục tăng, đẩy họ tiêu thụ nhanh hơn và gây ra sự mất giá nhanh chóng của tiền tệ Với lý thuyết tiền tệ của C Mác, lạm phát được coi là hậu quả của việc tăng cung tiền mặt không tương xứng với tăng trưởng sản xuất Lý thuyết này cung cấp một cái nhìn độc đáo và sâu rộng về quá trình lạm phát và tác động của nó đến nền kinh tế Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng lý luận tiền tệ của C Mác vào việc đề xuất chiến lược kiểm soát lạm phát ở Việt Nam? Đây là vấn đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam Ứng dụng lý luận tiền tệ của C Mác vào việc đề xuất chiến lược kiểm soát lạm phát ở Việt Nam yêu cầu sự phân tích và nghiên cứu kỹ lưỡng về tình hình kinh tế, các nguyên nhân và tác động của lạm phát tại Việt Nam Các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách cần liên tục theo dõi và đánh giá tình hình kinh tế, áp dụng các chính sách kinh tế phù hợp để kiểm soát lạm phát và đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Lý luận về tiền tệ của C.Mác Trang 5 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU * Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng về lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 3 Phương pháp nghiên cứu - Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, kết hợp các phương pháp biện chứng duy vật, lịch sử - logic, so sánh, phân tích - tổng hợp, số liệu - thống kê, v.v - Đề tài dựa vào các nguồn tài liệu tham khảo chính thức và uy tín, bao gồm các tác phẩm của C.Mác và các nhà Mác - Lênin, các văn bản của Đảng và Nhà nước, các báo cáo, số liệu thống kê, nghiên cứu khoa học, bài báo, sách, v.v - Phương pháp cơ bản được nhóm sử dụng là: (mỗi nhóm tự xác định phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong chủ đề của nhóm mình) 4 Mục tiêu của đề tài * Mục tiêu chung: Khẳng định ý nghĩa và giá trị của lý luận tiền tệ của C.Mác trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay đối với vấn đề tiền tệ và lạm phát ở Việt Nam * Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ các nguồn gốc ra đời, bản chất, các chức năng cơ bàn và quy luật lưu thông tiền tệ - Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay: những thành tựu và những hạn chế, những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế của lạm phát ở Việt Nam - Phân tích những thuận lợi và khó khăn khi giải quyết vấn đề lạm phát ở Việt Nam - Đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát hiệu quả ở Việt Nam trong thời gian tới 5 Kết cấu của đề tài Ngoài phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Mở đầu Chương 2: Lý luận về tiền tệ của C.Mác Chương 3: Liên hệ đến vấn đề lạm phát ở Việt Nam hiện nay Trang 6 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VỀ TIỀN TỆ CỦA C.MÁC 1 Nguồn gốc ra đời và bản chất của tiền tệ 1.1 Nguồn gốc ra đời của tiền tệ Trong thế giới hàng hóa, tiền ra đời là kết quả phát triển tất yếu và lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa Mỗi sản phẩm lao động khi được đem ra trao đổi thì trở thành hàng hóa, do đó các hàng hóa đều có giá trị trao đổi, giá trị trao đổi này chính là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa Có bốn hình thái biểu hiện của giá trị: Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị Hình thái này xuất hiện khi xã hội nguyên thuỷ tan rã, đã xuất hiện sản phẩm thặng dư và "chỉ thường gặp ở những mầm mống đầu tiên của trao đổi, khi mà các sản phẩm lao động chỉ biến thành hàng hóa trong những hành vi đơn nhất và ngẫu nhiên" Ví dụ: Anh A có nuôi một con gà nhưng thích ăn cá và gặp chị B để đổi cá theo tỷ lệ 1 con gà bằng 10 con cá, tỷ lệ trao đổi 1 lấy 10 này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và đơn lẻ Tại sao gọi là giản đơn và ngẫu nhiên ? Bởi vì giá trị của một hàng hóa này chỉ được biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và tỷ lệ trao đổi hoàn toàn ngẫu nhiên, trong thí dụ trên thì cá là hình thái phôi thai của tiền tệ Khi quá trình sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn hàng hóa, phong phú hơn và nhu cầu đa dạng hơn, các quá trình trao đổi được mở rộng và thường xuyên hơn, hình thái mở rộng giá trị xuất hiện Hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Lúc này, anh A có nhiều cơ hội để đổi nhiều loại sản phẩm hàng hóa đa dạng hơn Ví dụ: • 1 con gà = 5kg táo • 1 con gà = 1 bao gạo • 1 con gà = 1 cây rìu Giá trị con gà sẽ được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác đóng vai trò vật ngang giá, đồng thời tỷ lệ trao đổi không còn mang tính ngẫu nhiên như trước nữa mà dần dần sẽ do lao động quy định Tuy nhiên thì điểm hạn chế ở hình thái này là nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không phù hợp sẽ làm cho trao đổi không thực hiện được Người có gà muốn đổi lấy táo, nhưng người có táo không muốn lấy gà mà lại muốn đổi lấy gạo, người có gạo thì muốn đổi lấy rìu, như vậy anh A phải trao đổi qua lại nhiều lần để Trang 7 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU được đổi lấy táo Do đó, khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển hơn đòi hỏi phải có một vật ngang giá chung, khi đó xuất hiện hình thái thứ ba Hình thái chung của giá trị = 5kg táo Ví dụ: 10m vải = 1 bao gạo = 1 cây rìu Ở đây, các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới được mang, ra đổi lấy hàng hóa khác cần dùng Vật ngang giá chung là vật ngang giá cố định được nhiều người biết đến và ưa chuộng, thường thì đó là sản vật từng vùng, từng địa phương như ngọc trai ở biển hay da thú động vật ở rừng núi do đó khắc phục được nhược điểm của hình thái trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng và vật ngang giá chung trở thành môi giới, thành phương tiện trong trao đổi hàng hóa Tuy nhiên, hình thái vẫn còn có hạn chế khi mà người dân ở vùng miền khác nhau lại không biết giá trị của các vật ngang giá chung của các vùng miền khác, người miền núi không biết giá trị của ngọc trai hay người ở biển không biết sừng tê giác có khác gì sừng trâu, do vậy hình thái tiền tệ ra đời Hình thái tiền tệ Giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa thống nhất và cố định ở các vùng địa phương Lúc đầu, có nhiều loại hàng hóa đóng vai trò tiền tệ như lông cừu, vỏ sò Nhưng dần dần vai trò tiền tệ được chuyển sang các kim loại quý (tiền kim loại) như đồng rồi bạc và cuối cùng là ở vàng Sở dĩ vàng có thể đóng vai trò là phương tiện trung gian, phương tiện trao đổi lấy các hàng hóa là vì bản chất vàng cũng là một hàng hóa, có giá trị sử dụng và giá trị Giá trị sử dụng của vàng như dùng làm đồ trang sức, hàn răng thủng Giá trị của vàng cũng được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó (để tìm kiếm, khai thác và chế tác vàng) Đặc biệt, vàng có thuộc tính lý học và hóa học như ít hao mòn, dễ dát mỏng, dễ chia nhỏ để vận chuyển Bởi vậy, giá trị hàng hóa đã có một phương tiện biểu hiện thống nhất, dần dần tỷ lệ trao đổi cố định lại, như vậy, tiền ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa 1.2 Bản chất của tiền tệ Hiện nay, chúng ta sử dụng tiền giấy, tiền chuyển khoản để giao dịch và chúng ta gọi đó là tiền, vậy có sự khác nhau giữa loại tiền này với tiền theo giải thích của C.Mác? Việc coi vàng là hình thái tiền tệ duy nhất nên mọi mua bán, trao đổi, giao dịch đều bằng vàng nén, vàng thỏi và tiền vàng là phổ biến Trong quá trình trao đổi, giao dịch, vàng có thể bị hao mòn một phần giá trị của nó, nhưng mọi người vẫn mặc định vàng nén hay tiền vàng đó vẫn giữ nguyên giá trị, tiền vàng có quy ước giá trị giữa những người mua bán hàng hoá với nhau, để đại diện một lượng vàng trong lưu thông tránh hao mòn hữu hình ta đã làm ra các loại tiền khác như tiền đồng, tiền giấy và tiền polyme để thay thế Tiền giấy thực chất là ký hiệu của giá trị của một lượng tiền vàng, ở các quốc gia, chính phủ sẽ in một loại tiền giấy để đại diện lưu thông trong quốc gia của Trang 8 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU mình, số lượng tiền giấy tương xứng với một lượng tiền vàng trong đất nước và chỉ in một số lượng nhất định vì nếu in nhiều quá sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát, tiền giấy mất giá kéo theo giá cả hàng hoá tăng Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá càng phát triển thì các loại tiền mới như tiền điện tử, thẻ tín dụng ra đời, lúc này mọi giao dịch và trao đổi sẽ thông qua chuyển khoản vừa tiết kiệm thời gian vừa đảm bảo được giá trị Nhiều quốc gia coi giao dịch không bằng tiền mặt biểu hiện của xã hội văn minh và tiến bộ Tiền là hàng hoá đặc biệt, là kết quả của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, tiền là vật ngang giá chung cho tất cả hàng hoá, nó biểu hiện lao động xã hội và biểu hiện của quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá 2 Các chức năng cơ bản của tiền tệ Tiền tệ đã từng là một chủ đề quan trọng trong triết học và kinh tế học, và C.Mác không phải là một ngoại lệ Mác, một trong những triết gia hang đầu của trường phái Mác-Lênin, đã đặc biệt quan tâm đến vai trò của tiền tệ trong hệ thống kinh tế xã hội Theo Mác, tiền tệ không chỉ là một đối tượng nghiên cứu mà còn có nhiều chức năng cơ bản quan trọng Dưới đây tìm hiểu về năm chức năng cơ bản của tiền tệ theo lý thuyết của C.Mác 2.1 Chức năng thước đo giá trị Tiền dung để đo lường và biểu hiện giá trị của hang hóa khác Muốn đo lường giá trị của hang hóa khác, bản than tiền phải có giá trị Để thực hiện chức năng đo lường giá trị, không nhất thiết phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định một cách tưởng tượng Sỡ dĩ có thể thực hiện được như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hang hóa trong thực tế đã có một tỉ lệ nhất định Cơ sở của tỷ lệ này là thời gian lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất ra hang hóa đó Giá trị hang hóa được biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hang hóa Giá cả hang hóa như vậy, là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hang hóa Giá trị là cơ sở của giá cả Trong các điều kiện khác không thay đổi, nếu giá tị của hang hóa càng lớn thì giá cả của hang hóa càng cao và ngược lại Giá cả của hang hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều yếu tố như: giá trị của hang hóa, giá trị của tiền, ảnh hưởng của quan hệ cung-cầu, .Chung quy lại, tiền như thước đo giá trị tương đối của một mặt hang so với một mặt hang khác Ví dụ, khi một sản phẩm có giá trị 10 đơn vị tiền tệ và một sản phẩm khác có 20 đơn vị tiền tệ, tiền tệ cho phép chúng ta biết rằng mặt hang thứ 2 có giá trị gấp đôi mặt hang thứ nhất 2.2 Chức năng phương tiện lưu thông Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền được dung làm môi giới cho qua trình trao đổi hang hóa Để thực hiện chức năng làm phương tiện lưu thông, yêu cầu phải có tiền mặt( tiền đúc bằng kim loại, tiền giấy) Trong thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị Đây là cơ sở cho việc các quốc Trang 9 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU gia công nhận và phát hành các loại tiền khác nhau Thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền làm cho quá trình trao đổi, mua bán trở nên thuận lợi, mặt khác, đồng thời làm cho hành vi mua, hành vi bán tách rời về không gian và thời gian Do đó, cso thể tiềm ẩn khả năng khủng hoảng Tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hang hóa và dịch vụ trong nền kinh tế Thay vì phải trao đổi hang hóa trực tiếp, tiền tệ cho phép chúng ta thực hiện qiao dịch một cách dễ dàng và hiệu quả Chúng ta có thể sử dụng tiền tệ để mua hang hóa và dịch vụ và chuyển đổi tiền tệ thành tài sản lưu trữ giá trị khác nhau Điều này tạo ra sự linh hoạt và tính khả dụng trong quá trình lưu thông hang hóa 2.3 Chức năng phương tiện thanh toán Tiền được dung để trả nợ, trả tiền mua chịu hang hóa Trong tình hình đó, tiền làm phương tiện thanh toán Thực hiện chức năng thanh toán, có nhiều hình thức tiền khác nhau được chấp nhận Chức năng phương tiện thanh toán của tiền gắn liền với chế độ tính dụng thương mại, tức mua bán thông qua chế độ tín dụng Ngày nay việ thanh toán không dung tiền mặt pháy triển mạnh mẽ người ta có thể sử dụng tiền ghi sổ, hoặc tiền trong tài khoản ngân hang, tiền điện tử, bitcoin, Ví dụ, khi bạn mua một sản phẩm, bạn có thể trả tiền bằng tiền mặt hoặc sử dụng các hình thức thanh toán điện tử, thay vì trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ trong giao dịch 1:1 2.4 Chức năng phương tiện cất trữ Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền rút ra khỏi quá trình lưu thông để đi vào cất trữ Thực hiện phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị như tiền vàng, tiền bạc Tiền cất trữ có tác dụng là dự trữ tiền cho lưu thông, sẵn sàng tham gia lưu thông Khi sản xuất hang hóa phát triển, lượng hang hóa nhiều hơn, tiền cất trữ được đưa vào lưu thông Ngược lại, nên sản xuất giảm, lượng hang hóa giảm, một phần tiền vàng rút khỏi lưu thông, đi vào cất trữ Ngoài ra tiền tệ có thể được tiết kiệm hoặc đầu tư vào các tài sản khác nhau như bất động sản, chứng khoáng, và trái phiếu Điều này giúp họ đối phó với biến động kinh tế và tài chính cũng như tham gia vào các hoạt động tài chính tốt hơn 2.5 Chức năng tiền tệ thế giới Khi trao đổi hang hóa mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới Lúc này tiền được dung làm phương tiện mua bán, thanh toán quốc tế giữa các nước với nhau Để thực hiện chức năng này, tiền phải có đủ giá trị , phải là tiền vàng hoặc những đồng tiền được công nhận là phương tiện thanh toán quốc tế Ví dụ, đô la Mỹ, euro và các tiền tệ khác trở thành các phương tiện thanh toán quốc tế, giúp tạo ra một hệ thống tài chính toàn cầu Tóm lại, theo lý thuyết của C.Mác , tiền tệ có năm chức năng cơ bản quan trọng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện cất trữ, Trang 10 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU Tỷ lệ lạm phát dự báo của các nước ASEAN - 5 Nguồn: IMF Với tỷ lệ lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 3, 8%, Việt Nam là nền kinh tế có mức lạm phát cao thứ 4 trong khu vực ASEAN-5 Đứng thứ 5 là Malaysia, với tỷ lệ lạm phát năm 2022 được dự báo ở mức 3, 2% Sang đến năm 2023, Indonesia được dự báo sẽ có mức lạm phát cao nhất trong khu vực ASEAN-5, với tỷ lệ lạm phát ước đạt 5, 5% Cao thứ hai là Philippines, với tỷ lệ lạm phát được dự báo sẽ đạt 4, 3% vào năm 2023 Với tỷ lệ lạm phát năm 2023 được dự báo ở mức 3, 9%, Việt Nam là nền kinh tế có mức lạm phát cao thứ 3 trong khu vực ASEAN-5 Theo sau là Thái Lan và Malaysia, với tỷ lệ lạm phát ở cả 2 quốc gia này đều ước đạt 2, 8% Nhìn chung, trong số 5 nền kinh tế thuộc khu vực ASEAN-5, Indonesia và Việt Nam là 2 quốc gia được IMF dự báo sẽ có tỷ lệ lạm phát năm 2023 cao hơn so với năm 2022 Cụ thể, tỷ lệ lạm phát của Indonesia sẽ tăng mạnh từ 4, 6% năm 2022 lên 5, 5% Trong khi đó, dự báo mức lạm phát của Việt Nam sẽ chỉ tăng nhẹ, từ mức 3, 8% năm 2022 lên 3, 9% năm 2023 3 Nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam 3.1 Những yếu tố nội bộ nền kinh tế Việt Nam Các nguyên nhân căn bản dẫn đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022 đó là : Thứ nhất, chênh lệch giữa sản lượng (GDP) thực và sản lượng tiềm năng Theo trường phái kinh tế học cổ điển và trường phái Keynes thì một trong những nguyên nhân tác động đến CPI là việc tăng trưởng sản lượng thực của nền kinh tế so với tăng trưởng sản lượng tiềm năng Khi sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng thì có thể nền kinh tế bị suy thoái, nhưng khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng thì nền kinh tế đang phát triển quá mức, lạm phát tăng Khi hai đại Trang 16 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU lượng này cân bằng thì nền kinh tế cũng ổn định Theo đó, tốc độ tăng GDP thực tế giai đoạn từ 2011-2022 lần lượt là: 6.41%; 5.50%; 5.55%; 6.42%; 6.99%; 6.69%; 6.94%; 7.47%; 7.36%; 2.87%; 2.56%; 8.02% (số liệu từ Tổng cục Thống kê) - trung bình là 5.85%.Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng trung bình tại Việt Nam giai đoạn 2011-2022 rơi vào khoảng 5.9%, tức là hai sản lượng này tăng gần bằng nhau, cho thấy nền kinh tế ở mức ổn định, lạm phát không thể tăng cao Thứ hai, chi tiêu của Chính Phủ Các hoạt động chi Ngân sách Nhà nước dần có xu hướng mở rộng theo chiều phát triển kinh tế xã hội ở nước ta Trong giai đoạn 2011 - 2015, chi ngân sách nhà nước đạt 6324.5 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2 lần giai đoạn từ 2005 - 2010 Giai đoạn 2016 - 2020, quy mô chi đã tăng gấp 3 lần so với giai đoạn 2005 - 2010 Trong đó, Chính phủ đã điều chỉnh cắt giảm các hoạt động chi thường xuyên do lo ngại ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19.Trong đó, Chính phủ đã điều chỉnh cắt giảm các hoạt động chi thường xuyên do lo ngại ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19 Tuy quy mô chi tăng nhưng tốc độ tăng chi lại theo chiều hướng giảm, do trong giai đoạn 2009 - 2012, Chính phủ phải mở rộng chi tiêu để hỗ trợ nền kinh tế hậu khủng hoảng tài chính thế giới 2008, nhưng đến giai đoạn 2014 - 2020, Chính phủ đẩy mạnh tái cơ cấu chi tiêu công, khiến bội chi ngân sách và nợ công quốc gia giảm, từ đó tốc độ tăng chi NSNN cũng giảm theo Như vậy, chính sách tái cơ cấu chi tiêu và đầu tư công của Chính phủ đã có những thành công nhất định, giúp nền kinh tế vĩ mô ổn định, phát triển bền vững và kiểm soát thành công tỷ lệ lạm phát Thứ ba, chính sách tiền tệ Theo Ngân hàng Nhà nước thì trước năm 2011, tín dụng là kênh cung ứng vốn chủ lực cho nền kinh tế, tăng rất nhanh từ giai đoạn 2007 - 2010 tăng bình quân 36%/năm, tỷ lệ tín dụng/GDP tăng nhanh quá khiến kinh tế vĩ mô bất ổn, lạm phát neo cao ở hai con số Cho nên, từ năm 2012, NHNN đã điều hành nhiều giải pháp để định hướng toán ngành và giao chỉ tiêu tín dụng hàng năm cho từng tổ chức tín dụng để có thể kiểm soát được lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Trong giai đoạn 2012 - 2021, tăng trưởng cung tiền M2 bình quân ở mức 14%/năm, tăng trưởng tín dụng giai đoạn 2011 - 2022 cũng giảm chỉ khoảng 12 - 14%/năm nên thị trường tiền tệ được ổn định Như vậy, ta thấy tỷ lệ tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng tín dụng biến động tương quan với chỉ số CPI Chính sách tiền tệ được thực hiện tốt thì cũng góp phần kiểm soát và duy trì lạm phát ở mức ổn định Thứ tư, cán cân thương mại Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở cao, tỷ lệ xuất khẩu trên GDP luôn ở trạng thái trên 70%, bên cạnh đó 87% hàng hoá nhập khẩu về Việt Nam trở thành nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước, chủ yếu là tiêu dùng trong nước như sắt, thép, vải, máy, phân bón, linh kiện điện tử, ô tô nguyên chiếc, hoá chất các loại Nên, khi giá cả hàng hoá trên thế giới biến động theo chiều hướng tiêu cực thì giá cả hàng hoá trong nước cũng bị tác động xấu theo Như vậy, Việt Nam “nhập khẩu” Trang 17 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU lạm phát từ nước ngoài vào Thứ năm, dịch bệnh bất ngờ Sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 là thực sự bất ngờ và không thể lường trước được Nền kinh tế trong thời kỳ này tăng trưởng âm, người dân có xu hướng thắt chặt chi tiêu cho nên lạm phát cũng ở mức thấp 3.2 Những yếu bên ngoài nền kinh tế Việt Nam: Ngoài các yếu tố nội bộ kinh tế, có nhiều yếu tố bên ngoài nền kinh tế Việt Nam là nguyên nhân gây ra lạm phát Dưới đây là một số yếu tố quan trọng: Chính trị và xã hội: Bất ổn chính trị, xung đột và không ổn định xã hội có thể dẫn đến lạm phát Việc chính trị không ổn định hoặc xung đột có thể ảnh hưởng đến niềm tin của người dân và nhà đầu tư, dẫn đến sự không chắc chắn về tương lai, và có thể gây ra lạm phát Biến đổi tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái thất thường có tác động lớn đến lạm phát Một đồng tiền quốc gia yếu hơn có thể làm tăng giá nhập khẩu và gây lạm phát, trong khi động thái từ Ngân hàng Trung ương để thay đổi tỷ giá có thể tạo ra sự không chắc chắn Chiến tranh và xung đột quốc tế: Chiến tranh và xung đột quốc tế có thể dẫn đến gián đoạn trong chuỗi cung ứng, làm tăng giá nguyên liệu và hàng hóa, dẫn đến lạm phát Biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan: Thảm họa thiên nhiên, như hạn hán hoặc lũ lụt, có thể ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và làm tăng giá thực phẩm Điều này có thể gây ra lạm phát thức phẩm Sự kiện quốc tế và biến đổi toàn cầu: Biến đổi toàn cầu, như tăng giá dầu, tác động đối với giá năng lượng và hàng hóa trên thế giới, có thể tác động đến lạm phát trong nước Chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn: Chính sách tiền tệ của các quốc gia lớn, như Hoa Kỳ và Trung Quốc, có thể tác động đến tình hình tài chính toàn cầu và tỷ giá hối đoái, gây ra áp lực lạm phát cho các quốc gia khác 4 Tác động của lạm phát đến kinh tế và xã hội Việt Nam 4.1 Tăng trưởng kinh tế Các tác động tích cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất, lạm phát có thể tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh tiết kiệm và đầu tư Sidrauski (1967) nhấn mạnh lạm phát thấp ở mức hợp lí sẽ làm đầu tư trở nên hấp dẫn hơn là nắm giữ tiền mặt vì việc nắm giữ tiền mặt làm giảm giá trị của nó nhanh hơn so với đầu tư Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát luôn có độ trễ thời gian giữa tăng giá sản phẩm đầu ra và tăng giá chi phí đầu vào biểu hiện ở độ trễ về tăng tiền lương Trang 18 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU Tobin (1972) nhận định lạm phát vừa phải như là chất bôi trơn của nền kinh tế (grease effect), lạm phát ở giúp các nhà sản xuất có thể giảm chi phí thực sự để mua đầu vào lao động, từ đó gia tăng tiết kiệm và đầu tư, khuyến khích họ mở rộng quy mô sản xuất Thứ hai, lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tăng trưởng thông qua tác động kích cầu Lạm phát tạo ra tâm lý giá tăng nên mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn hoặc mua hàng hóa tích trữ, do đó làm gia tăng tổng cầu Bên cạnh đó, lạm phát thường kéo theo việc phá giá của đồng nội tệ, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế và có xu hướng làm tăng xuất khẩu ròng Cầu xuất khẩu tăng kích thích tăng cầu hàng hóa, dịch vụ trong nước - nguồn cho xuất khẩu Để đảm bảo tăng trưởng cần có sự can thiệp của Nhà nước thông qua các chính sách như mở rộng chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm nâng cao tổng cầu, trong đó việc giảm lãi suất sẽ tạo ra lạm phát, từ đó kích thích mọi người sử dụng tiền mặt để tiêu dùng, đầu tư kinh doanh Thứ ba, nhà nước có thể thông qua việc gia tăng cung tiền để tăng cường phát triển giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng, Việc đầu tư xây dựng thêm trường học, cơ sở giáo dục, viện nghiên cứu, tăng lương cho cán bộ nhân viên, xây dựng nhà máy, xí nghiệp, sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trình độ khoa học - công nghệ, đáp ứng các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế Các tác động tiêu cực của lạm phát đối với tăng trưởng kinh tế: Thứ nhất, lạm phát làm biến đổi giá tương đối và phân bổ sai các nguồn lực Lạm phát làm sai lệch trong việc phân phối các nguồn tài nguyên do những thay đổi bất lợi đối với giá cả tương quan Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát, giá của các hàng hóa thay đổi khác nhau dẫn tới giá tương đối của chúng cũng thay đổi, các quyết định của người tiêu dùng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực hiệu quả Thứ hai, lạm phát làm suy giảm đầu tư - hoạt động nguồn, đầu vào của nền kinh tế Tính không chắc chắn trong sự biến động của lạm phát chính là nguyên nhân làm suy giảm đầu tư trong dài hạn Vì các nhà đầu tư không thể tính toán chính xác lãi suất thực thu được từ hoạt động đầu tư nên họ không dám liều lĩnh đầu tư nhiều, đặc biệt vào các dự án dài hạn Thứ ba, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua những thay đổi trong chính sách tỷ giá Lạm phát thường kéo theo việc nâng tỷ giá làm tăng chi phí nợ nước ngoài tính bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp và Chính phủ có nợ vay nước ngoài, từ đó gia tăng nguy cơ vỡ nợ của các doanh nghiệp và Chính Phủ Trang 19 KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN GVHD: THS.NGUYỄN TRUNG HIẾU Biểu đồ chỉ số giá tiêu dùng tại Việt Nam qua các năm Nguồn: Wichart 4.2 Đầu tư Lạm phát làm suy giảm giá trị đầu tư và tạo ra sự không chắc chắn về lợi nhuận Khi lạm phát tăng cao, các nhà đầu tư có thể lo ngại về giá trị tương lai của các dự án đầu tư và có thể trì hoãn hoặc hạn chế đầu tư Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và khả năng tạo ra việc làm mới 4.3 Thị trường lao động Sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong những tháng vừa qua Tuy nhiên, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang đối mặt với tình hình lạm phát tăng cao, lãi suất được đẩy lên để kiềm chế lạm phát khiến nguy cơ suy thoái kinh tế cận kề, thị trường lao động nước ta đứng trước nhiều thách thức, khó khăn Thứ nhất, khi các quốc gia đối mặt với việc giá cả leo thang, nhu cầu tiêu dùng của các nước đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Việt Nam sẽ giảm đi Điều này sẽ làm giảm đơn hàng với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam Thứ hai, khi lạm phát tăng cao ở các nước, chi phí nhập khẩu các nguyên, vật liệu từ nước ngoài sẽ bị đội lên, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, nhiều cơ sở buộc phải thu hẹp quy mô, đóng cửa nhà máy Thứ ba, dòng tiền FDI vào Việt Nam có thể giảm đi, hoặc diễn biến xấu hơn khi các nhà đầu tư FDI hiện thời rút và chuyển vốn từ Việt Nam sang các quốc gia khác 4.4 Thị trường vốn Lạm phát tăng vừa phải, kết hợp với tăng cung tiền và mở rộng chi tiêu chính phủ sẽ khiến thị trường chứng khoán tăng nóng Ngược lại, lạm phát cao thường được coi là tín hiệu tiêu cực cho thị trường chứng khoán vì khiến cho chi phí vay, chí phí đầu vào (nguyên vật liệu, lao động) tăng theo, và giảm mức sống của người dân Khi lạm phát tăng cao buộc Ngân hàng nhà nước phải áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất Khi lãi suất tiết kiệm tăng sẽ thu hút tiền từ thị trường tài chính Điều quan trọng nhất là lạm phát sẽ khiến cho tăng trưởng thu nhập kỳ vọng giảm xuống, gây áp lực cho giá cổ phiếu Trang 20