1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần xây dựng công trình 545”

89 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Công Trình 545
Tác giả Trương Thị Bích Thảo
Người hướng dẫn Th.S Dương Thị Thanh Hiền
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 508,76 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái niệm, ý nghĩa về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp (10)
    • 1.1.1. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động (10)
      • 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động (10)
      • 1.1.1.2. Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động (10)
    • 1.1.2. Ý nghĩa phân tích hiệu quả hoạt động (11)
  • 1.2. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp (11)
    • 1.2.1. Thông tin từ hệ thống kế toán (11)
      • 1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) (11)
      • 1.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) (16)
    • 1.2.2. Các nguồn thông tin khác (18)
  • 1.3 Các phương pháp trong phân tích hiệu quả hoạt động (18)
    • 1.3.1 Phương pháp so sánh (18)
    • 1.3.2 Phương pháp loại trừ (19)
      • 1.3.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn (20)
      • 1.3.2.2 Phương pháp số chênh lệch (21)
    • 1.3.4 Phương pháp liên hệ cân đối (22)
  • 1.4 Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (22)
    • 1.4.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh (22)
      • 1.4.1.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh cá biệt (22)
      • 1.4.1.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (27)
    • 1.4.2 Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp (30)
      • 1.4.2.1 Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (30)
      • 1.4.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính (30)
      • 1.4.2.3 Phương pháp phân tích (32)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 QUA 3 NĂM 2012-2014 (32)
    • 2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần (33)
      • 2.1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần XDCT 545 (33)
      • 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (33)
      • 2.1.3 Ngành, nghề kinh doanh tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (33)
      • 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (34)
      • 2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (37)
        • 2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (37)
        • 2.1.5.2 Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (39)
        • 2.1.5.3 Chế độ kế toán áp dụng (41)
      • 2.2.1 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần XDCT 545 (42)
        • 2.2.1.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh cá biệt (42)
        • 2.2.1.2 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp (57)
      • 2.2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động tài chính (66)
        • 2.2.2.1 Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) (66)
        • 2.2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính (71)
  • PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 (74)
    • 3.1 Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tại công ty trong những năm qua. .64 (74)
    • 3.2 Những ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt động của Công ty CP (76)
      • 3.2.1 Ưu điểm (76)
      • 3.2.2 Nhược điểm (77)
    • 3.3 Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty (78)
      • 3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định (78)
      • 3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (79)
      • 3.3.3 Giải pháp quản lý hàng tồn kho (79)
      • 3.3.4 Giải pháp quản lý khoản phải thu (80)
      • 3.3.5 Giải pháp giảm chi phí (82)
      • 3.3.6 Giải pháp tăng doanh thu (82)
  • KẾT LUẬN (84)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (86)

Nội dung

Trang 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBCĐKT : Bảng cân đối kế toánBCTC : Báo cáo tài chínhBCKQHĐKD : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhBH & CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụBQ : Bình quânD

Khái niệm, ý nghĩa về phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động

1.1.1.1Khái niệm hiệu quả hoạt động Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động

- Nếu hiểu hiệu quả theo mục đích thì hiệu quả hoạt động là hiệu số giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra Cách hiểu này đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố để xem xét, hiệu quả thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Có thể nói rằng mặc dù có sự thống nhất quan điểm cho rằng phạm trù hiệu quả hoạt động phản ánh mặt chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, song lạikhó tìm thấy sự thống nhất trong khái niệm về hiệu quả hoạt động.

Nhiều nhà quản trị học cho rằng, hiệu quả hoạt động là một vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố trong quá trình hoạt động kinh doanh Vì vậy, muốn đạt hiệu quả cao phải có sự kết hợp giữa 2 yếu tố: chi phí và kết quả, chi phí là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện kết quả đặt ra.Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động, ta có công thức chung:

Hi ệ u qu ả ho ạ t độ ng= K ế t qu ảđầ u ra

Theo cách hiểu như trên thì hiệu quả hoạt động là đại lượng so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả đạt được Hiệu quả hoạt động được nâng cao trong trường hợp kết quả tăng,chi phí giảm và cả trong trường hợp chi phí tăng nhưng tốc độ tăng kết quả nhanh hơn tốc độ tăng chi phí đã chi ra để đạt được kết quả đó.

1.1.1.2Khái niệm phân tích hiệu quả hoạt động

Phân tích hiệu quả của doanh nghiệp là việc đánh giá khả năng đạt được kết quả, khảnăng sinh lãi của doanh nghiệp Bởi vì mục đích cuối cùng của người chủ sở hữu, của nhà quản trị là bảo đảm sự giàu có, sự tăng trưởng tài sản của doanh nghiệp; để thực hiện tốt nhiệm vụ này, doanh nghiệp phải sử dụng và phát triển tiềm năng kinh tế của mình Nếu không đảm bảo được khả năng sinh lãi thì lợi nhuận tương lai sẽ không chắcchắn, giá trị doanh nghiệp sẽ bị giảm, người chủ có nguy cơ bị mất vốn

Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động trong doanh nghiệp

Thông tin từ hệ thống kế toán

1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN) a Bản chất của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. b Kết cấu của Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanhnghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trongquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tài sản được phân loại như sau:

Loại A: Tài sản ngắn hạn.

Loại B: Tài sản dài hạn.

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp Nguồn vốn được phân loại như sau:

Loại D: Vốn chủ sở hữu.

Mỗi bên của bảng cân đối kế toán đều phản ánh một hệ thống chỉ tiêu sắp xếp thành từng loại, mục theo một trình tự phù hợp với yêu cầu quản lý và đều được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm, số cuối năm (kỳ, quý).

Mẫu Bảng cân đối kế toán: (Áp dụng theo thông tư 200) Đơn vị báo cáo:……… Mẫu số B 01 – DN Địa chỉ:……… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Tại ngày tháng năm (1) (Áp dụng cho doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục) Đơn vị tính:

I Tiền và các khoản tương đương tiền 110

2 Các khoản tương đương tiền 112

II Đầu tư tài chính ngắn hạn 120

2 Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 123

III Các khoản phải thu ngắn hạn 130

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 131

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 132

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 133

4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

5 Phải thu về cho vay ngắn hạn 135

6 Phải thu ngắn hạn khác 136

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 137

8 Tài sản thiếu chờ xử lý 139

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 149 (…) (…)

V Tài sản ngắn hạn khác 150

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 151

2 Thuế GTGT được khấu trừ 152

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 153

4 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 154

5 Tài sản ngắn hạn khác 155

I Các khoản phải thu dài hạn 210

1 Phải thu dài hạn của khách hàng 211

2 Trả trước cho người bán dài hạn 212

3 Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc 213

4 Phải thu nội bộ dài hạn 214

5 Phải thu về cho vay dài hạn 215

6 Phải thu dài hạn khác 216

7 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 219 ( ) ( )

II Tài sản cố định 220

1 Tài sản cố định hữu hình 221

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 223 (…) (…)

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 226 (…) (…)

3 Tài sản cố định vô hình 227

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 229 (…) (…)

III Bất động sản đầu tư 230

- Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 232

IV Tài sản dở dang dài hạn

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

V Đầu tư tài chính dài hạn 250

1 Đầu tư vào công ty con 251

2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 252

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 253

4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn (*) 254

5 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 255 (…) (…)

VI Tài sản dài hạn khác 260

1 Chi phí trả trước dài hạn 261

2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262

3 Thiết bị, vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn 263

4 Tài sản dài hạn khác 268 tổng cộng tàI sản (270 = 100 + 200) 270

1 Phải trả người bán ngắn hạn 311

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 312

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 313

4 Phải trả người lao động 314

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 315

6 Phải trả nội bộ ngắn hạn 316

7 Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 317

8 Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 318

9 Phải trả ngắn hạn khác 319

10 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 320

11 Dự phòng phải trả ngắn hạn 321

12 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 322

14 Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ 324

1 Phải trả người bán dài hạn 331

2 Người mua trả tiền trước dài hạn 332

3 Chi phí phải trả dài hạn 333

4 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 334

5 Phải trả nội bộ dài hạn 335

6 Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 336

7 Phải trả dài hạn khác 337

8 Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 338

11 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 341

12 Dự phòng phải trả dài hạn 342

13 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 343

1 Vốn góp của chủ sở hữu

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết

2 Thặng dư vốn cổ phần 412

3 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 413

4 Vốn khác của chủ sở hữu 414

6 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 416

7 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 417

8 Quỹ đầu tư phát triển 418

9 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 419

10 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 420

11 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

- LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối kỳ trước

- LNST chưa phân phối kỳ này

12 Nguồn vốn đầu tư XDCB 422

II Nguồn kinh phí và quỹ khác 430

2 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 432

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

- Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

(1) Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số” chỉ tiêu.

(2) Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ).

(3) Đối với doanh nghiệp có kỳ kế toán năm là năm dương lịch (X) thì “Số cuối năm“ có thể ghi là “31.12.X“; “Số đầu năm“ có thể ghi là “01.01.X“

(4) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Trên BCĐKT, phần Tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản, phần Nguồn vốn phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hóa tài sản thành tiền Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu.

1.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) a Bản chất báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. b Nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Mẫu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Áp dụng theo thông tư 200) Đơn vị báo cáo: Mẫu số B 02 – DN Địa chỉ:………… (Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02)

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 - 11) 20

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 26

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 +

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

19 Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71

(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần Lập, ngày tháng năm

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

- Số chứng chỉ hành nghề;

- Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

Các nguồn thông tin khác

Nguồn thông tin từ các báo cáo kế toán ở doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp còn sử dụng nhiều nguồn thông tin khác để các kết luận trong phân tích tài chính có tính thuyết phục Các nguồn thông tin khác được chia thành 3 nhóm sau:

- Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế.

- Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp.

Các phương pháp trong phân tích hiệu quả hoạt động

Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở. Để áp dụng phương pháp so sánh vào phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, trước hết phải xác định số gốc và số phân tích để so sánh Số gốc so sánh là số gốc về mặt thời gian và không gian.

- Số gốc là số kì trước: tiêu chuẩn này có tác dụng đánh giá mức độ biến động, khuynh hướng hoạt động của chỉ tiêu phân tích qua hai kỳ hay nhiều kỳ.

- Số gốc là số kế hoạch: nhằm đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đã đặt ra.

- Số gốc là số trung bình ngành: tiêu chuẩn so sánh này thường sử dụng khi đánh giá kết quả của doanh nghiệp so với trung bình tiên tiến của doanh nghiệp có cùng quy mô trong ngành. Điều kiện áp dụng:

- Phải đảm bảo sự thống nhất về mặt nôi dung kinh tế của các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo về sự thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu

- Phải đảm bảo về sự thống nhất trong đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị)

- Ngoài ra cần phải đảm bảo các điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh, điều kiện kinh doanh phải tương tự nhau.

- So sánh theo chiều ngang: So sánh ngang trên các báo cáo tài chính (phân tích BCTC dạng so sánh) của doanh nghiệp chính là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu, trên từng BCTC. Qua đó xác định được xu hướng của các chỉ tiêu.

Lựa chọn kỳ gốc là số đầu năm, kỳ phân tích là số cuối năm

Biến động về số tiền = số cuối năm – số đầu năm

Tỷ lệ biến động = (biến động về số tiền/ số đầu năm)*100%

Số liệu phân tích doanh nghiệp có thể thấy được xu hướng phát triển của cuối năm so với đầu năm về những chỉ tiêu mang tính tuyệt đối.

-So sánh dọc trên các báo cáo tài chính ( Phân tích báo cáo tài chính theo quy mô chung) của doanh nghiệp chính là việc sử dụng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu phân tích với quy môchung Nhằm đánh giá được cấu trúc ( cấu trúc tài sản hay nguồn vốn ) của các chỉ tiêu ở doanh nghiệp.

% quy mô chung= (chỉ tiêu phân tích/ giá trị gốc)* 100%

Phương pháp so sánh là 1 trong những phương pháp rất quan trọng Nó được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kỳ hoạt động phân tích nào cảu doanh nghiệp.

Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp nhằm xác định mức độ ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và được thực hiện bằng cách: Khi xác định được sự ảnh hưởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả hoạt động tài chính, phương pháp loại trừ có 2 cách:

Phương pháp số chênh lệch.

Phương pháp thay thế liên hoàn

1.3.2.1Phương pháp thay thế liên hoàn

Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. a Đặc điểm và điều kiện áp dụng

- Các nhân tố phải có mối liên hệ với chỉ tiêu phân tích thể hiện dưới dạng công thức toán học.

- Các nhân tố phải được sắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng trước và nhân tố chất lượng sau. b Nội dung của phương pháp thay thế liên hoàn

Phải xác định được số lượng các nhân tố, mối quan hệ giữa các nhân tố với các chỉ tiêu phân tích Từ đó, xác định được công thức lượng hóa theo trình tự từ nhân tố sốlượng đến nhân tố chất lượng Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và nhiều nhân tố chất lượng thì nhân tố chủ yếu sắp xếp trước, nhân tố thứ yếu xếp sau.

Trình tự các bước trong phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau:

Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu phân tích

Nếu gọi P là chỉ tiêu cần phân tích P phụ thuộc vào 3 nhân tố và được sắp xếp theo thứ tự a, b, c Khi đó, P1 gọi là chỉ tiêu phân tích, P0 được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hẹ giữa nhân tố với chỉ tiêu được xác định như sau:

Ta có chỉ tiêu phân tích: P= a ×b × c Ở kì gốc : P 0=a 0 ×b 0 × c 0 Ở kì phân tích: P 1=a 1 × b 1 × c 1

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: ∆ P= P 1−P 0

Bước 3: Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố

Bước 4: Tổng hơp các nhân tố ảnh hưởng

Nêu nhận xét và các kiến nghị

1.3.2.2Phương pháp số chênh lệch

Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng trực tiếp của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Có thể nói phương pháp số chênh lệch là phương pháp rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn Các bước thực hiện được tiến hành tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn Chỉ khác ở chổ sử dụng chênh lệch giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích Tổng quát các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chỉ tiêu phân tích.

Nếu gọi P là chỉ tiêu cần phân tích P phụ thuộc vào 3 nhân tố và được sắp xếp theo thứ tự a, b, c Khi đó, P1 gọi là chỉ tiêu phân tích, P0 được gọi là chỉ tiêu kỳ gốc Mối quan hẹ giữa nhân tố với chỉ tiêu được xác định như sau:

Ta có chỉ tiêu phân tích: P= a ×b × c Ở kì gốc: P 0=a 0 ×b 0 × c 0 Ở kì phân tích: P 1=a 1 × b 1 × c 1

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích ∆ P= P 1−P 0

Bước 3: Xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố

Bước 4: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng

Nêu nhận xét và các kiến nghị

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: 1 chỉ tiêu kinh tế thường được cấu thành bởi nhiều chi tiết Khi nghiên cứu chi tiết những nhân tố cấu thành nên chỉ tiêu kinh tế sẽ giúp đánh giá chính xác ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu.

- Chi tiết theo thời gian: 1 quá trình kinh doanh có thể xảy ra trong 1 khoảng thời gian hay nhiều khoảng thời gian gộp lại Mỗi tháng thời gian khác nhau bao gồm nhiều nhân tố cấu thành không giống nhau, giúp đưa ra được những giải pháp khác nhau trong từng khoảng thời gian.

- Chi tiết theo địa điểm: Đối với những doanh nghiệp có nhiều bộ phận hoạt động theo phạm vi hay địa điểm thì kết quả hoạt động kinh doanh không giống nhau.Việc phân tích theo từng địa điểm nhằm khai thác được những mặt mạnh và khắc phục được những yếu kém.

Phương pháp liên hệ cân đối

Là phương pháp sử dụng các mối liên hệ kinh tế giữa các sự kiện đồng thời xem xét tính cân đối của các chỉ tiêu kinh tế trong quá trình thực hiện các quá trình hoạt động của dơn vị, có thể sử dụng một số cân đối khi tiến hành phân tích các BCTC như:

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

Dựa vào những cân đối trên khi tiến hành phân tích sử dụng phương pháp liên hệ cân đối sẽ xem xét được ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của các chỉ tiêu phân tích Tuy nhiên cần phải thu thập đầy đủ thông tin và thích hợp về các khía cạnh liên quan đến chỉ tiêu phân tích

Nội dung phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt kết quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh với chi phí thấp nhất.

1.4.1.1Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động kinh doanh cá biệt

Hiệu quả cá biệt của hoạt động kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hiệu suất

Hiệu suất sản xuất kinh doanh là khái niệm dùng để đo lường mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào. a Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tài sản được xác định bởi công thức sau:

Hiệu suất sửdụng tài sản= Giátrịsản xuất

Tổng tài sản bình quân

Hiệu suất sửdụng t à isản= Doanhthu thuần

Doanh thu thuần ở công thức trên bao gồm doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập hoạt động khác. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần hay giá trị sản xuất

Nếu xem xét hiệu quả sử dụng tài sản chỉ trong lĩnh vực kinh doanh thuần túy thì hiệu suất sử dụng tài sản còn được gọi là số vòng quay của tài sản.

Sốvòng quay củatài sản= Doanhthuthuần

Tài sản bìnhquân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích các tài sản này quay dược bao nhiêu vòng.Giá trị trên càng lớn thì doanh thu thuần doanh nghiệp tạo ra càng nhiều, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại b Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn

Trong doanh nghiệp TSDH bao gồm nhiều loại và vị trí khác nhau trong quá trìnhHĐSXKD Do đó khi phân tích hiệu quả sử dụng TSDH người ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sửdụng TSDH= Doanh thuthuần

Tổngt à i sản d ài hạn b ình qu â n Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư 1 đồng tài sản dài hạn thì trong kỳ HĐSXKD doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSDH còn được thể hiện qua chỉ tiêu số vòng quay của TSDH, công thức như sau:

Sốv ò ng quay TSDH= Doanh thuthuần

Tổngt à i sảnd ài hạn b ình qu â n Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ HĐSXKD của doanh nghiệp thì tài sản dài hạn quay được bao nhiêu vòng.

Chỉ tiêu này càng cao thì doanh thu thuần của doanh nghiệp tạo ra càng nhiều, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong TSDH của doanh nghiệp và là 1 phần quan trọng trong HĐSXKD, do đó cần phải chú trọng trong việc phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định.

Hiệu suất sửdụng TSC Đ= Doanhthu t huần

Nguy ê n giá TSC Đb ì nh qu â n Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khi doanh nghiệp đầu tư một đồng TSCĐ thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ TSCĐ hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. c Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn

TSNH của doanh nghiệp thường được phân bổ ở khắp các giai đoạn của quá trình sản xuất thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải thường xuyên phân tích Từ đó đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH

Hiệusuấts ử dụngTSNH= Doanhthuthu ầ n BH∧CCDV

Tổngtài sản ngắn hạn bìnhquân Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết khi đầu tư một đồng TSNH thì trong kỳ HĐSXKD donh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng TSNH còn được thể hiện qua số vòng quay TSNH.

Sốv ò ng quay của TSNH= Doanhthuthuần BH∧CCDV

Tổng t à i sả n ngắn hạn b ì nh qu â n Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động thì TSNH của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Trong TSNH còn bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng nên khi phân tích hiệu suất sử dụng TSNH cần phân tích thêm các chỉ tiêu quan trọng khác như số vòng quay các khoản phải thu khách hàng, số vòng quay hàng tồn kho.

Số vòng quay khoảng phải thu khách hàng:

Sốvòng quay của khoản phải thu KH DTT BH∧vàCCDV bán chịu

Chỉ tiêu này có thể tính bình quân chung cho toàn doanh nghiệp và tính riêng cho từng khách hàng Doanh thu bán chịu được lấy từ quyển sổ theo dõi doanh thu bán hàng trong kỳ Nếu không thu thập được tài liệu này thì chỉ tiêu “Doanh thu bán chịu” có thể thay thế bằng “ Doanh thu thuần” từ báo cáo kết quả kinh doanh. Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp thì các khoản phải thu khách hàng quay được bao nhiêu vòng.

Sốv ò ng quay của KPT Kh á ch h à ng Ý nghĩa: Phản ánh số ngày bình quân của một chu kỳ nợ từ khâu bán hàng đến khâu thu tiền.

Số vòng quay hàng tồn kho:

Sốv ò ng quay h à ng tồn kho= Gi á vốn h à ng b á n

Sốd ư b ình qu â n h à ng tồn kho Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ vòng quay của hàng tồn kho trong một kỳ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho hàng tồn kho tốt, khả năng hoán chuyển tài sản này thành tiền cao.

Sống à y1v ò ng quay h à ng tồn kho= 360

Sốv ò ng quay h à ng tồnkho

Số vòng quay hàng tồn kho và các khoản phải thu khách hàng càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn càng tăng. d Hiệu suất sử dụng vốn lưu động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động Vì vậy, để đánh giá tốc độ lưu chuyển vốn lưu động thì ta cần xem xét số vòng quay bình quân của vốn lưu động.

Sốvòng quay vốn lưu động=Doanhthu thuầnBH∧CCDV

Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

Hiệu quả tài chính thường được các nhà đầu tư quan tâm vì nó gắn liền với lợi ích của họ trong hiện tại và tương lai Một doanh nghiệp có hiệu quả tài chính cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng Để phát triển, doanh nghiệp phải đầu tư và sự đầu tư luôn cần các nguồn vốn.

Nghiên cứu hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản cho doanh nghiệp so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

1.4.2.1Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE)

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Tỷsuất lợi nhuận vốn chủsởhữu= LNST

NguồnVCSH b ì nh qu â n×100 % Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Trị số ROE càng cao thì hiệu quả tài chính càng lớn và ngược lại Nếu doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn nhất là thông qua thị trường tài chính, trị số này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm được nguồn vốn mới và ngược lại

1.4.2.2Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính. a Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh được xem là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt thì hiệu quả tài chính mới cao.

Sự ảnh hưởng của nhân tố này có thể thấy rõ qua việc chi tiết chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu như sau:

TS bình quân× TS bìnhquân

VCSH bìnhquân×(1−t)Trong đó: t là thuế suất thu nhập doanh nghiệp.

Khi hiệu quả kinh doanh cao thì dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, nhưng không phải lúc nào cũng là nhân tố quyết định đến hiệu quả tài chính, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. b Cấu trúc tài chính

Khi nói về cấu trúc tài chính (hay khả năng tự chủ về mặt tài chính) là nói đến chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ Ảnh hưởng của nhân tố này cũng được thể hiện qua việc chi tiết chỉ tiêu khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu thông qua công thức sau:

TS b ì nh qu â n× TS b ì nh qu â n

Tỷsuấtsinhlời của VCSH(ROE)=ROA × 1

Hệsốtựt à i tr ợ×(1−t) Nếu tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp càng lớn thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp càng lớn Nhưng khi có sự khác biệt trong cấu trúc tài chính cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính. c Đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại Do đó, nếu hệ số đòn bảy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ đưuọc tăng lên Đây chính là thành tích của một chính sách tốt. Đò n bẩy t ài ch í nh=Nợphải tr ả

Như vậy, chỉ tiêu khả năng sinh lời kinh tế của vốn chủ sở hữu được viết như sau:

Trong đó: RE là tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. r là lãi suất vay. ĐBTC là đòn bẩy tài chính. t là thuế suất thu nhập doanh nghiệp. d Khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ giữa LNTT và lãi vay với lãi vay:

Khản ă ng thanh¿á n l ã i vay=LNTT+l ã i vay

Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả nợ vay và tạo phần tích lũy cho doanh nghiệp Chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 chứng tỏ vốn sử dụng không có hiệu quả, và doanh nghiệp phải sử dụng VCSH để trả lãi vay.

1.4.2.3Phương pháp phân tích Áp dụng mô hình Dupont trong phân tích tỷ suất sinh lời trên VCSH, ta có công thức là:

ROE=Lợi nhuận sau thuế

T ài sản bì nhqu â n×T à i sản b ình qu â n

VCSH b ình qu â n ROE=TỷsuấtLNtrênDTT( K dt )× HiệusuấtsửdụngTS( H ts )×Cấu trúc tài chính(CTTC)

Nếu sắp xếp theo trình tự nhân tố số lượng trước, chất lượng sau thì công thức dùng để phân tích sẽ là : ROE= H ts ×CTTC × K dt

Trình tự phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích.

Chỉ tiêu phân tích: ROE=H ts ×CTTC × K dt

Kỳ gốc: ROE 0=H ts 0 ×CTTC 0 × K dt 0

Kỳ phân tích: ROE 1=H ts 1 ×CTTC 1 × K dt 1

Bước 2: Đối tượng phân tích ∆ ROE= ROE 1−ROE 0

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lời của

VCSH. Ảnh hưởng của nhân tố hiệu suất sử dụng tài sản

∆ ROE ( H ts )=H ts 1 × CTTC 0 × K dt 0 −H ts 0 ×CTTC 0 × K dt 0 Ảnh hưởng của nhân tố cấu trúc tài chính.

∆ ROE ( CTTC ) =H ts 1 ×CTTC 1 × K dt 0 −H ts 1 ×CTTC 0 × K dt 0 Ảnh hưởng của nhân tố tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần

∆ ROE ( K dt )=H ts 1 ×CTTC 1 × K dt 1 −H ts 1 ×CTTC 1 × K dt 0

Bước 4: Tổng hợp ∆ ROE= ∆ ROE ( H ts )+∆ ROE ( CTTC ) +∆ ROE ( K dt )

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545 QUA 3 NĂM 2012-2014

Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý tại Công ty Cổ phần

2.1.1 Thông tin về Công ty Cổ phần XDCT 545

-Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545.

-Tên giao dịch quốc tế: CIVIL ENGINEERING CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY No 545.

-Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng - Thương mại - Dịch vụ.

-Trụ sở chính : Số 324 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển tại Công ty Cổ phần XDCT 545

Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 545 tiền thân là Công ty XDCT 545, đơn vị hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng Công ty XDCT GT 5 được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-BGTVT ngày 02/06/2003 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về việc sáp nhập nguyên trạng Xí nghiệp Xây dựng DD&CN 576, Xí nghiệp XDCT 577, Xí nghiệp XDCT 545 vào Công ty XDCT 519 và đổi tên thành Công ty Xây dựng Công trình 545.

Ngày 31/08/2005 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký quyết định số 3221/QĐ- BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty Xây dựng Công trình 545, đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty XDCT GT 5 thành Công ty Cổ phần XDCT 545 Ngày 01/11/2005, Công ty chính thức đi vào hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3203000796 ngày 01/11/2005, vốn điều lệ ban đầu là 8.000.000.000 đồng.

Trong quá trình hoạt động, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ mười ngày 01/03/2013, điều chỉnh vốn điều lệ từ 115.639.890.000 đồng nâng lên 117.434.890.000 đồng.

2.1.3 Ngành, nghề kinh doanh tại Công ty Cổ phần XDCT 545

- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, thuỷ điện

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cụm dân cư, khu đô thị Đầu tư xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BOT các công trình giao thông, thuỷ điện, điện, công nghiệp;

- Sản xuất vật liệu xây dựng, kết cấu bê tông đúc sẵn, dầm cầu thép, cấu kiện thép và sản phẩm cơ khí khác, sửa chữa phương tiện thiết bị thi công, cung ứng XNK vật tư VLXD, sản xuất và kinh doanh điện;

- Đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch lữ hành nội địa và quốc tế;

- Tổ chức đào tạo và liên kết dạy nghề hướng nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải, tư vấn giám sát các công trình, thí nghiệm chất lượng công trình.

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần XDCT 545

Công ty cổ phần xây dựng công trình 545 áp dụng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến Mô hình này vừa đảm bảo cho lãnh đạo quản lý một cách toàn diện và có toàn quyết định về những vấn đề đặt ra trong nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tai Công ty.

- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc: là người đại diện cao nhất cho các cổ đông về bảo tồn vốn và định hướng kinh doanh Là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động của công ty, và chấp hành chính sách pháp luật của nhà nước.

- Ban kiểm soát: Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát trong việc quản lý và điều hành của công ty, kiểm tra tính hợp lý, pháp lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.

- Phó Giám đốc phụ trách Kế hoạch – Vật tư: Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty, chịu trách nhiệm điều hành quản lý vật tư, thiết bị máy móc thi công cơ giới.

- Phó Giám đốc phụ trách tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch

Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc

Phó giám đốc thường trực

Phó giám đốc tài chính

Phó giám đốc thu phí

Phó giám đốc kỹ thuật

Phòng kỹ thuật – công nghệ

Phòng tài chính – kế toán

Phòng tổ chức – hành chính

Phòng vật tư – thiết bị

Phòng kế hoạch – dự án

Xí nghiệp XDCT Đội thi công Đội xây dựng

Trung tâm thí nghiệm vốn, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ thi công các dự án Công ty đảm nhận Theo dõi đôn đốc việc thanh quyết toán các công trình nhằm thu hồi vốn tái đầu tư.

- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật: Tổ chức bộ phận nghiên cứu và phát triển ứng dụng các công nghệ mới, vật liệu mới, kỹ thuật mới cho Công ty và các đơn vị trực thuộc Tư vấn xét duyệt các phương án giải quyết vướng mắc, thay đổi, xử lý kỹ thuật, các phát sinh trong quá trình thi công của ban chỉ huy công trình.

- Phó Giám đốc phụ trách dự án B.O.T: Chịu trách nhiệm quản lý điều hành 02 trạm thu phí (gồm trạm thu phí Hòa Phước và trạm thu phí Nam Hải Vân) thuộc dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A đoạn Hòa Cầm – Hòa Phước.

- Phòng Tổ chức - Hành chính:

+ Có nhiệm vụ xây dựng các đề án, tổ chức, đào tạo bồi dưỡng nhân lực của công ty.

+ Triển khai việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động, cùng với các phòng ban áp dụng điều chỉnh mức lao động theo quy định của Nhà nước.

- Phòng Tài chính - Kế toán:

+ Lập kế hoạch kinh tế tài chính hằng năm theo kế hoạch sản xuất đề ra, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao về lĩnh vực tài chính trong sản xuất kinh doanh.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 545

Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động tại công ty trong những năm qua .64

Xem xét các xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp.

Có thể so sánh, theo dõi sự biến động qua nhiều năm của các tỷ số tài chính Kết quả của so sánh này sẽ cho thấy sự phát triển tài chính của Công ty, đây là thông tin rất cần thiết của các nhà quản trị lẫn các nhà đầu tư Sau đây, là bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 545.

Bảng 15: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu phân tích

Chỉ tiêu ĐVT Giá trị

3.Số vòng quay HTK Vòng 3.837 3.197 3.851

4.Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 94 113 94

5.Số vòng quay KPT Vòng 5.281 3.492 2.730

6.Số ngày 1 vòng quay KPT Ngày 69 104 132

7.Số vòng quay VLĐ Vòng 1.466 1.181 1.212

8.Số ngày 1 vòng quay VLĐ Ngày 246 305 298

9.Tỷ suất LN / DT (Kdt) % 7.822 4.137 3.481

10.Tỷ suất LN / DTT HĐSXKD % 7.124 2.584 3.606

11.Tỷ suất sinh lời TS (ROA) % 3.614 1.680 1.419

II Hiệu quả tài chính

2.Tỷ suất tự tài trợ % 16.721 15.447 16.123

3.Đòn bẩy tài chính Lần 4.981 5.474 5.202

4.Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1.404 1.247 1.261

Qua bảng tổng hợp ta thấy:

Hiệu quả kinh doanh của công ty giảm dần qua 3 năm Nguyên nhân là do:

- Trong 3 năm vừa qua, dù giá trị tài sản hằng năm của công ty luôn tăng như do doanh thu thuần của công ty không ổn định nên làm cho hiệu suất sử sụng tài sản biến động tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng vẫn có xu hướng tăng, đây cũng là biểu hiện tốt thể hiện công ty đang cố gắng khai thác hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng cao hơn.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ qua 3 năm có xu hướng giảm Giá trị TSCĐ công ty đầu tư tăng qua các năm nhưng do doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất của TSCĐ nên làm cho hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm qua các năm Công ty cần cố gắng khai thác hết hiệu suất hoạt động của TSCĐ để hiệu quả của chỉ tiêu này ngày càng được tăng lên

- Tốc độ quay của vốn lưu động năm 2013 giảm mà nhân tố làm cho số vòng quay VLĐ giảm là số vòng vay KPT và HTK giảm đi Do công ty chưa thực hiện tốt chính sách thu hồi nợ và dự trữ hàng tồn kho quá nhiều làm cho số ngày 1 vòng quay tăng lên dẫn đến tốc độ luân chuyển VLĐ chậm, công ty lãng phí VLĐ Qua năm 2014 tốc độ vòng quay VLĐ tăng lên do công ty đã có những biện pháp HTK giảm xuống giúp công ty tiết kiệm được một khoản VLĐ

- Tỷ suất LN/DTT và tỷ suất LN / DTT HĐSXKD có biến động giảm Mặc dù DT qua 3 năm có biến động không ổn định nhưng vẫn có xu hướng tăng Do chi phí sản xuất cao nên làm cho lợi nhuận hằng năm giảm Doanh nghiệp nên có chính sách quản lí kiểm soát chi phí chặt chẻ hơn để lợi nhuận hàng năm được tăng lên

- Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) giảm dần qua các năm DTT qua 3 năm tăng nhưng LNTT lại giảm là do chi phí hoạt động của công ty cao, công ty cần cân nhắc đến việc quản lý chi phí Từ đó giảm thiểu chi phí giúp LNTT tăng lên, làm tăng ROA của công ty lên.

- Khả năng sinh lời kinh tế của tài sản RE qua 3 năm là giảm xuống, điều đó cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty là không tốt Vì vậy công ty cần có những biện pháp nhằm tăng tỷ suất sinh lợi kinh tế của tài sản của công ty Bên cạnh đó huy động vốn chủ sở hữu để giảm bớt việc huy động vốn từ các khoản vay bên ngoài.

Hiệu quả tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH (ROE) đều giảm dần qua các năm LNST qua 3 năm có xu hướng giảm trong khi đó VCSH lại tăng làm cho chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH giảm Doanh nghiệp chưa tận dụng được khoản đầu tư từ VCSH.

Tuy hiệu quả kinh doanh và hiệu quả tài chính của công ty giảm dần qua các năm nhưng giảm không quá nhiều vì vậy công ty vẫn có thể đứng vững trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn trong những năm qua, không những vậy công ty còn kinh doanh có lãitrong các năm vừa qua.

Những ưu và nhược điểm trong quá trình hoạt động của Công ty CP

Trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty luôn tìm ra các giải pháp để có thể cạnh tranh với các đối thủ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù, Công ty có nhiều nổ lực và cố gắng để thúc đẩy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng bên cạnh đó Công ty luôn tồn tại những ưa điểm và những nhược điểm chưa thể khắc phục được.

Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ năng lực cao, thiết bị thi công liên tục được đầu tư mới, hiện đại đáp ứng yêu cầuphát triển lâu dài của Công ty cũng như mở rộng các lĩnh vực hoạt động mới như đầu tư kinh doanh vào các khu đô thị mới, khu du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí

Uy tín, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Công ty đã được sự công nhận, khen thưởng động viên kịp thời của Chính phủ, Bộ chủ quản, Tổng Công ty và các ban ngành liên quan Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh thì các hoạt động xã hội của Công ty luôn đem lại hiệu quả thiết thực, được cộng đồng và các cơ quan hữu quan đánh giá cao Thương hiệu của Công ty tại địa phương và trên bản đồ các doanh nghiệp lớn tại Miền Trung ngày càng phát triển vững mạnh.

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh nên được các đối tác tín nhiệm, các ngân hàng có quan hệ giao dịch đánh giá cao và ưu tiên về hạn mức tín dụng với Công ty Bên cạnh đó, vốn điều lệ của Công ty hằng năm được nâng cao cùng với nguồn tài chính đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham gia đấu thầu thi công các dự án lớn Đây cũng là thế mạnh trong kinh doanh của đơn vị so với các công ty cạnh tranh khác.

Hoạt động Marketing, PR của Công ty hợp lý, thiết thực đã góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của Công ty, đưa đến thông điệp rõ ràng cụ thể về những thành tựu của doanh nghiệp và những lợi ích mà doanh nghiệp mang lại cho xã hội Điều đó góp phần quan trọng tác động mạnh mẽ đến kết quả hoạt động SXKD.

Công tác tổ chức kế toán của công ty được tổ chức tương dối khoa học và hợp lý Có sự phân công cụ thể mỗi nhân viên phụ trách một phần hành kế toán phù hợp với năng lực chuyên môn của mỗi người Do vậy mà mọi công tác hạch toán được tiến hành nhanh chóng, ít sai sót Về hình thức sổ kế toán công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ cải biên nhằm giảm khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Những biến động tăng mạnh của giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công làm cho chi phí đầu vào tăng, nên chi phí thi công xây lắp tăng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Công ty Trong khi đó các cơ chế điều chỉnh giá cho phù hợp với sự biến động thị trường của các cơ quan chủ quản ban hành chưa kịp thời, áp dụng chưa triệt để, triển khai thực hiện chậm, không theo kịp với tình hình thực tế.

Các thay đổi về quy mô dự án, điều chỉnh thiết kế, công tác giải phóng mặt bằng của một số công trình làm cho thời gian thi công bị kéo dài Quá trình điều chỉnh, thẩm tra, phê duyệt hồ sơ thường kéo dài gây chậm trễ tiến độ thi công công trình, tăng thêm khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Việc tìm kiếm lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu năng động, uy tín có tiềm lực mạnh để hợp tác lâu dài là một quá trình đòi hỏi thời gian lâu dài và sự đầu tư nhất định.

Liên tục trong 02 năm trở lại đây, thị trường bất động sản gần như đóng băng, lượng giao dịch trong thời gian qua diễn ra chậm chạp, giá trị giao dịch thấp, một số dự án tại khu vực thành phố Đà Nẵng gần như không triển khai được, các dự án bất động sản của Công ty cũng không nằm ngoài những khó khăn chung của thị trường Trong khi đó, các quy chế quản lý hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực này còn đang trong quá trình chỉnh sửa hoàn thiện, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện đầu tư và sự thành công của dự án.

Diễn biến xấu bất thường của thời tiết trong thời gian gần đây gây ra nhiều thiệt hại, tổn thất nặng về vật chất của Nhà nước cũng như các đơn vị trực tiếp thi công, gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch tiến độ cũng như các biện pháp thi công tại công trường.

Một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty

Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng đều mong muốn mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mình và cho xã hội Chính vì thế mà việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hoạt động tài chính của doanh nghiệp là hết sức cần thiết, nó mang tính chất lâu dài và cần thiết. Qua trình phân tích ở trên phần nào cho ta thấy được những khó khăn mà công ty đang gặp phải Từ những khó khăn và hạn chế đó, theo em có những giải pháp sau để nâng cao hiệu quả hoạt động tại công ty

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Qua quá trình phân tích ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty biến động theo chiều giảm xuống Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm gần đây máy móc thiết bị chưa được tận dụng hết công sức, sự phối hợp, kiểm tra, giám sát chưa được chặt chẽ…nên dẫn đến hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm Vì vậy, để cải thiện chỉ tiêu hiệu suất sử dụngTSCĐ thì cần nâng cao hiệu quả quản lý, đặc biệt là quản lý TSCĐ mới có thể tránh được tổn thất đồng vốn đầu tư vào TSCĐ.

Xây dựng kết cấu quản lý TSCĐ hợp lí, do Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên TSCĐ trực tiếp cho sản xuất cần chiếm tỷ trọng cao, còn TSCĐ ngoài sản xuất, tài sản phục vụ gián tiếp quá trình sản xuất kinh doanh cần chiếm tỷ trọng nhỏ Từ đó giúp Công ty khai thác có hiệu quả TSCĐ.

Theo dõi chặt chẽ, tổ chức hạch toán đầy đủ chính xác TSCĐ để tránh hư hỏng, mất mát TSCĐ Quản lí chặt chẽ các chi phí trong quá trình xây dựng cơ bản.

Sử dụng triệt để thời gian, công suất của mọi TSCĐ để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định như cho thuê thiết bị máy móc, phương tiện vận chuyển,… khi không dùng đến.

Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho cán bộ công nhân viên Đồng thời bảo dưỡng thường xuyên TSCĐ để duy trì công suất hoạt động của TSCĐ. Đối với những máy móc không còn phù hợp cho sản xuất, những TSCĐ đã khấu hao hết và không còn sử dụng được nữa thì công ty nên có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán TSCĐ nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới TSCĐ, máy móc khác Với những TSCĐ mới sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Đối với việc đầu tư mua mới TSCĐ thì công ty cũng nên chú trọng đến công tác đào tạo cho công nhân để nâng cao tay nghề cho phù hợp với công nghệ mới. Như vậy, mới tận dụng khai thác hết nâng suất lao động.

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một công ty nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty.

Nhu cầu vốn lưu động cần thiết là lượng vốn lưu động tối ưu vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được thực hiện liên tục, hiệu quả vừa giúp cho công tác sử dụng vốn lưu động được chủ động, hợp lí, tiết kiệm.

Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm với hiệu quả kinh tế cao Lựa chọn phương thức thanh toán thuận lợi, an toàn, tránh tình trạng dây dưa, áp dụng các biện pháp bảo toàn vốn để ngăn chặn các hiện tượng chiếm dụng vốn. Đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành bàn giao các công trình, kết hợp với bên A giải quyết mọi vướng mắc để được thanh toán kịp thời khihạng mục công trình được hoàn thành.

Việc dự trữ vật tư phải có định hướng thích hợp, tránh tình trạng dự trữ quá thừa hoặc quá thiếu, ngoài ra phải thường xuyên theo dõi biến động giá cả thị trường để có biện pháp tăng giảm dự trữ một cách hợp lí, tránh rủi ro cho đồng vốn kinh doanh, đảm bảo hài hòa giữa dự trữ và sản xuất.

3.3.3 Giải pháp quản lý hàng tồn kho

Trong những năm qua lượng HTK của công ty giảm cho thấy công ty đã có những chính sách quản lý và kiểm soát HKT một cách hợp lý Việc theo dõi HTK cũng hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lượng hiệu suất sử dụng VLĐ của công ty HTK giảm sẽ làm cho hiệu suất sử dụng VLĐ tăng lên và ngược lại.Tuy nhiên, nếu HTK quá ít sẽ không đảm bảo cho cung cấp kịp cho tiến độ thi công Đối với công ty xây dựng thì hàng tồn kho của công ty chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vì các công trình thường thi công trên một năm Nguyên vật liệu trong ngành xây dựng thường được xuất thẳng đến công trình không qua kho nhưng vẫn theo dõi tồn kho tại từng công trình để điều chuyển vật liệu và kiểm soát nguyên vật liệu Do vậy, kế toán phải theo dõi tình hình nhập xuất tồn của từng loại nguyên vật liệu theo từng công trình khác nhau.

Việc xác định khối lượng vật liệu mua vào nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến việc thi công cũng như tình hình quản lý và sử dụng vốn của công ty Do đó công ty cần phải thường xuyên tiến hành kiểm tra kế hoạch cung ứng vật liệu cho các công trình Đồng thời, công ty phải tính toán chi phí vận chuyển vật liệu và chi phí bảo quản vật liệu ở các công trình để làm sao cho các loại chi phí này ở mức thấp nhất có thể

Tổ chức công tác báo cáo định kì Vào cuối mỗi tháng người quản lý dự án phải nộp báo cáo về tình hình cung ứng, sử dụng, tồn kho của vật tư và bảng báo cáo tiến độ thục hiện của công trình

Xây dựng kế hoạch tồn kho hợp lí để không bị ứ động vốn do dự trữ quá nhiều cũng như không bị thiếu, không đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất.

Khi có dự toán các công trình xây dựng thì công ty nên tiến hành rà soát, đề xuất tận dụng tối đa hàng tồn kho sẵn có để giảm tồn kho và tiết kiệm chi phí mua sắm mới Việc rà soát đề xuất tận dụng vật liệu tồn kho ứ đọng, chậm luân chuyển; sau khi tận dụng hết các vật trên mới tận dụng đến vật tư mới tồn kho .

3.3.4 Giải pháp quản lý khoản phải thu

Ngày đăng: 17/03/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w