1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tài nguyên vị thế phú quý

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giá Trị Tài Nguyên Vị Thế Của Huyện Đảo Phú Quý Trong Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Và An Ninh Quốc Phòng
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 760,44 KB

Nội dung

Huyện đảo Phú Quý nằm trên vùng biển Nam Trung Bộ của Việt Nam. Nhờ ưu thế về vị trí địa lý, về hình thể các đảo và vị trí phân bố lẻ loi trên biển, huyện đảo Phú Quý sở hữu những giá trị to lớn về tài nguyên vị thế. Thứ nhất là giá trị về địa lý tự nhiên với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo và bảo tồn đa dạng sinh học biển. Thứ hai, giá trị về địa kinh tế với nhiều lợi thế về việc khai thác hải sản vùng khơi xa, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến hải sản, dịch vụ cung cấp cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tránh trú bão cho tàu thuyền. Cuối cùng, là giá trị về địa chính trị bởi lợi ích mở rộng chủ quyền quốc gia trên biển, bởi vị trí tiền tiêu và tiền đồn bảo vệ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và hội nhập quốc tế. Việc nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị tài nguyên vị thế sẽ là cơ sở cho quá trình khai thác và phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia của huyện đảo Phú Quý. Từ khóa: Phú Quý, tài nguyên vị thế, vị thế địa tự nhiên, vị thế địa chính trị, vị thế địa kinh tế.

1 GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ CỦA HUYỆN ĐẢO PHÚ QUÝ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ AN NINH QUỐC PHÒNG TÓM TẮT Huyện đảo Phú Quý nằm trên vùng biển Nam Trung Bộ của Việt Nam Nhờ ưu thế về vị trí địa lý, về hình thể các đảo và vị trí phân bố lẻ loi trên biển, huyện đảo Phú Quý sở hữu những giá trị to lớn về tài nguyên vị thế Thứ nhất là giá trị về địa lý tự nhiên với những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển đảo và bảo tồn đa dạng sinh học biển Thứ hai, giá trị về địa kinh tế với nhiều lợi thế về việc khai thác hải sản vùng khơi xa, phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến hải sản, dịch vụ cung cấp cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, tránh trú bão cho tàu thuyền Cuối cùng, là giá trị về địa chính trị bởi lợi ích mở rộng chủ quyền quốc gia trên biển, bởi vị trí tiền tiêu và tiền đồn bảo vệ vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và hội nhập quốc tế Việc nghiên cứu và tìm hiểu các giá trị tài nguyên vị thế sẽ là cơ sở cho quá trình khai thác và phát triển kinh tế xã hội cũng như đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia của huyện đảo Phú Quý Từ khóa: Phú Quý, tài nguyên vị thế, vị thế địa tự nhiên, vị thế địa chính trị, vị thế địa kinh tế RESOURCE VALUE POSITION OF PHU QUI ISLAND DISTRICT IN SOCIO- ECONOMIC DEVELOPMENT AND SECURITY AND DEFENSE ABSTRACT: Phu Quy island district is located in the South Central Coast of Vietnam Thanks to the advantage of geographical location, shape of the islands and isolated location on the sea, Phu Quy island district possesses great values in terms of position resources The first is the value of natural geography with favorable conditions for the development of ecotourism, island resorts and marine biodiversity conservation Second, geo-economic value with many advantages in offshore seafood exploitation, development of fisheries logistics services, seafood processing, and services provided for oil exploration and exploitation activities to avoid storms for ships and boats Finally, there is geopolitical value because of the benefits of expanding national sovereignty at sea, because of its forward position and outpost to protect territorial waters, exclusive economic zones and international integration Researching and understanding the value of positional resources will be the basis for the process of exploitation and socio-economic development as well as ensuring national defense and security and national sovereignty of Phu Quy island district Keywords: Phu Quy, position resources, geo-natural position, geo-political position, geo- economic position 1 Cơ sở lý luận về tài nguyên vị thế 1.1 Quan điểm cơ bản Tài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một hợp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, v.v Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế 1.2 Quan niệm về tài nguyên vị thế (TNVT) Theo Nguyễn Chu Hồi quan niệm: Vị thế được hiểu là những lợi thế so sánh về phương diện địa lí, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một đơn vị lãnh thổ nhất định Theo Lê Đức An và Trần Đức Thạnh thì cho rằng: Tài nguyên vị thế (TNVT) là những giá 2 trị và lợi ích có được từ vị trí địa lí và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn và cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia Từ đó, tác giả đã đúc kết quan niệm về TNVT của một không gian lãnh thổ là những nguồn lợi hoặc giá trị có được từ những lợi thế so sánh khai thác được tại vị trí không gian của lãnh thổ bao gồm giá trị địa - tự nhiên, giá trị địa - kinh tế và giá trị địa - chính trị để phục vụ cho con người gắn với lãnh thổ ấy 1.3 Phân loại tài nguyên vị thế Theo Trần Đức Thạnh, tài nguyên vị thế có 3 dạng: - Vị thế địa - tự nhiên: là các lợi ích có được từ vị trí không gian; tổng thể các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó, tính ổn định của các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai Đây là dạng vị thế có tính ổn định cao nhất - Vị thế địa - kinh tế: là các lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia, thậm chí một khu vực, gắn với vai trò đầu mối trong tổ chức lãnh thổ và lãnh hải, từ giao lưu và quan hệ kinh tế, sức hấp dẫn và không gian ảnh hưởng TNVT địa – kinh tế có tính ổn định tương đối - Vị thế địa - chính trị: là lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế nhất định Đây là dạng TNVT có tính ổn định thấp nhất Như vậy, mỗi dạng vị thế có những giá trị riêng biệt nhưng đều là những lợi ích khai thác từ một vị trí địa lý nhất định, nên việc phối hợp và sử dụng, phát huy tốt cả ba dạng vị thế này sẽ tạo nên giá trị tổng hợp cho phát triển kinh tế xã hội của một lãnh thổ 1.4 Giá trị và ý nghĩa của việc nghiên cứu tài nguyên vị thế 1.4.1 Giá trị của việc nghiên cứu tài nguyên vị thế Tài nguyên vị thế bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị chưa sử dụng (GT chưa sử dụng = giá trị lựa chọn + giá trị phi sử dụng) Bảng 2: Giá trị sử dụng của tài nguyên vị thế Loại giá trị Sử dụng trực tiếp Sử dụng gián tiếp Chưa sử dụng Giá trị địa – tự Đất đai và vùng Tac động hai chiều Lựa chọn và dự báo nhiên nước xây dựng cơ sở đến các tuyến vành theo chiến lược phát hạ tầng, dịch vụ và đai và các hành lang triển và quy hoạch tổ phòng thủ, các cảng kinh tế các tuyến chức không gian biến, khu trung hang hải, hang lãnh thổ cấp địa chuyển, dịch vụ và không, các vùng hấp phương vùng vá phòng thủ; không dẫn và các vùng quốc gia gian bờ, biển và đảo kinh tế trọng điểm phát triển du lịch; Không gian vũ trụ các hình thức khai và các hoạt động vệ thác tài nguyên tại tinh chỗ (năng lượng, khoáng sản, thủy 3 sản, lâm sản), các khu neo trú, cứu hộ Giá trị địa – kinh tế Các trung tâm kinh Vệ tinh và vành đai Lựa chọn và dự báo tế và đô thị, các nút mở rộng của các siêu theo chiến lược phát giao diểm của các đô thị, các trung tâm triển kinh tế khu vực tuyến hành lang và kinh tế lớn trong và chiến lược quốc vành đai kinh tế nước, khu vực gia Giá trị địa – chính Vùng nội thủy và Phạm vi quyền Lựa chọn và dự báo trị lãnh hải, vùng đặc quyến tài phán và theo chiến lược phát quyền kinh tế, các các vùng chống lấn, triển kinh tế và mối cửa ngõ hướng ra các vùng cấm bay quan hệ chính trị biển và các trung Các vị trí căn cứ quốc tế, khu vực tâm văn hóa phòng vệ từ xa Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trần Đức Thạnh 1.4.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tài nguyên vị thế Tài nguyên vị thế là một vấn đề ít được quan tâm về mặt khoa học, những lý luận rất hạn hẹp nhưng trên thực tế thì đây là một tài nguyên luôn được khai thác như một điều hiển nhiên Vì vậy, việc nghiên cứu về tài nguyên vị thế có những ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn Thứ nhất, việc khai thác và sử dụng TNVT đem lại những lợi ích lớn hơn nhiều các tài nguyên thông thường Nếu có TNVT thuận lợi thì giá trị của những tài nguyên vốn có như tài nguyên tự nhiên sẽ được tăng lên gấp nhiều lần, ngược lại nếu TNVT bất lợi thì các tài nguyên trong lãnh thổ sẽ không được sử dụng hiệu quả, thậm chí còn bị bỏ qua một cách đáng tiếc Thứ hai, việc tìm hiểu và đánh giá TNVT của một lãnh thổ rất quan trọng vì sẽ giúp xác định được tiềm năng và định hướng sử dụng nguồn tài nguyên của lãnh thổ đó kể cả những bất lợi về vị thế mà lãnh thổ phải đối mặt, từ đó có những chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội lâu dài Thứ ba, nghiên cứu về TNVT còn có ý nghĩa to lớn về an ninh quốc phòng, vì khi phân tích TNVT một không gian lãnh thổ, phải luôn quan tâm đến giá trị về chủ quyền của lãnh thổ đó, cả uy tín của lãnh thổ trên trường quốc tế 2 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu Các đối tượng, hiện tượng địa lí đều có sự tác động qua lại lẫn nhau trong hệ thống nhất định, khi một thành phần của hệ thống bị tác động làm nó thay đổi, phát triển thì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng đến các thành phần khác của hệ thống, đồng thời sẽ kéo theo các thành phần khác của hệ thống thay đổi, cuối cùng làm cho toàn bộ hệ thống đó thay đổi Chính vì vậy, nghiên cứu các giá trị tài nguyên vị thế huyện đảo Phú Quý được thực hiện trên quan điểm tiếp cận hệ thống: tài nguyên vị thế cần được điều tra đánh giá tổng thế các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường; Tiếp cận liên ngành: nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài nguyên vị thế; Tiếp cận phát triển bền vững kết hợp với đảm bảo an ninh quốc phòng 4 Với quan điểm tiếp cận này, các phương pháp nghiên cứu cơ bản được các tác giả áp dụng như Phương pháp thu thập số liệu tài liệu; Phương pháp điều tra khảo sát thực địa; Phương pháp phân tích số liệu và phương pháp bản đồ, biểu đồ Trên cơ sở các kết quả đạt được đã tiến hành phân tích các giá trị tài nguyên vị thế của huyện đảo Phú Quý đem lại cho sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của huyện 3 Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1 Khái quát về huyện đảo Phú Quý Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Phú Quý Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, ở tọa độ 105o55’đến 108o58’ kinh Đông và từ 10o29’đến 10o33’ vĩ Bắc Có tổng diện tích 16,4km2 với nguồn gốc núi lửa Trên đảo Phú Quý có 3 ngọn núi chính là núi Cấm cao 108m nằm phía Tây Bắc đảo, núi Cao Cát cao 86m ở phía Đông Bắc đảo và núi Ông Đụn cao 46m ở phía Nam đảo Trên đỉnh núi Cấm, có ngọn Hải 5 đăng cao 28m được xây dựng năm 1996 Ngoài đảo Phú Quý, trong phạm vi quản lý hành chính của huyện Phú Quý, còn có 9 hòn đảo khác là: Hòn Tranh, Hòn Trứng Lớn, Hòn Đen, Hòn Giữa, Hòn Đỏ, Hòn Hải, Hòn Đồ Lớn, Hòn Đồ Nhỏ và Hòn Tý ❖ Về kinh tế - xã hội: Dân số của huyện năm 2022 là 29.000 người phân bố trên 13 điểm dân cư tập trung ở 3 xã trên đảo Phú Quý với 10 thôn Thời gian qua Phú Quý tập trung vào 2 trụ cột chính là ngành hải sản và ngành du lịch, thương mại - dịch vụ trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của huyện đảo Riêng đối với ngành hải sản thì sản lượng khai thác ước thực hiện năm 2022 khai thác đạt 32.200 tấn hải sản đạt 111,04%; năng lực tàu hiện có là 1.500 tàu cá Trên toàn huyện hiện có 59 cơ sở nuôi trồng hải sản bằng lồng bè với tổng diện tích nuôi là: 7.248 m2; sản lượng xuất lồng cá nuôi đến 31/12/2022 đạt 165 tấn Đặc biệt, huyện đảo là hậu cứ quan trọng chi viện cho Trường Sa và nằm trong vùng biển có nhiều hải sản là nơi đánh bắt và qua lại của rất nhiều tàu thuyền từ các nơi khác đến neo đậu và tránh bão Nên an ninh huyện có nhiều diễn biến phức tạp ❖ Về tài nguyên thiên nhiên: Nhiệt độ không khí trung bình trên đảo từ 18 – 270C Vì gần xích đạo, nền nhiệt cao, ít phân hoá theo mùa, hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Lượng mưa hàng năm cao hơn trong đất liền (2.207 mm so với 1 528 mm) Chế độ thủy triều ảnh hưởng khá lớn đến giao thông giữa đảo và đất liền, do đó lịch trình tàu chạy không cố định mà phụ thuộc vào thủy triều cao, thấp Tuy nhiên, với nhiệt độ và độ muối của vùng biển phù hợp cho hoạt động du lịch biển diễn ra quanh năm Tài nguyên nước ngầm đóng vai trò hết sức quan trọng trong cung cấp nước phục vụ ăn uống sinh hoạt và sản xuất trên đảo Đất đá nằm dưới mặt đất là các bể chứa nước ngầm có vai trò trữ nước mưa để cung cấp cho đảo Huyện đảo Phú Quý nằm trong vùng biển có trữ lượng cá lớn nhất cả nước, có nhiều thuận lợi trong việc tổ chức đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa Đa dạng sinh học của vùng biển quanh đảo Phú Quý được nghiên cứu chưa nhiều; tuy nhiên, qua điều tra sơ bộ đã ghi nhận được 70 loài thực vật ở cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể Có một khu vực san hô rộng lớn ở vùng biển khơi của đảo Phú Quý, tại đó có các loài Acropora spp và Pocillopora spp chiếm ưu thế Ngoài ra, loài Bò biển (Dugong) đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu đôi khi xuất hiện tại các bãi cỏ biển nhỏ trong khu đề xuất bảo tồn biển ❖ Về môi trường Nguồn nước ngọt của đảo thuộc vào dạng khan hiếm, trữ lượng không dồi dào; do độ tán che phủ thấp, không có sông suối, ao hồ nên trên đảo không có nguồn nước mặt, mà nguồn nước mặt trên đảo chỉ phụ thuộc vào việc tích trữ nước mưa qua các lớp phủ thực vật; đã có một số khu vực trên đảo xuất hiện hiện tượng nước bị nhiễm mặn, tạp chất Ngoài ra, Phú Quý đang gặp phải là xử lý rác thải, thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt trong mùa cao điểm du lịch đe dọa toàn diện cuộc sống của người dân và ảnh hưởng tới sự phát triển ngành dịch vụ du lịch của Phú Quý Hệ sinh thái của Phú Quý đang có nguy cơ bị suy thoái do tác động của hoạt động kinh tế và biến đổi khí hậu…Việc phát triển không đồng bộ và thiếu kiểm 6 soát các ngành nghề kinh tế trên đảo không chỉ ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên mà còn dẫn tới các hệ lụy về mặt xã hội như việc phát triển du lịch thiếu bền vững sẽ là tiền đề cho việc mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trên đảo Vì vậy, việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo phải luôn được đặt ra song song cùng với việc bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng 3.2 Giá trị tài nguyên vị thế huyện Phú Quý 3.2.1 Giá trị vị thế địa - tự nhiên ❖ Giá trị vị thế về vị trí và cấu tạo địa chất tạo Địa hình trên Đảo thuộc dạng gò đồi, mang đậm dấu tích của các miệng núi lửa đã ngừng hoạt động Điển hình là núi Cao Cát, trên đỉnh có những khối đá trầm tích do hoạt động phun trào nham thạch đã tạo ra những hình dáng kỳ vĩ mà ít nơi có được Thềm biển phổ biến có độ cao từ 02m - 04m, tạo thành nhiều bãi cát, doi cát, hình thành nên các bãi tắm đẹp, hoang sơ, hấp dẫn, như: Doi Dừa, Nhỏ Gành Hang, Mộ Thầy, vịnh Triều Dương Khí hậu ở Phú Quý ôn hòa, mát mẻ quanh năm, tạo tạo thuận lợi phát triển loại hình du lịch thể thao biển, tham quan, giải trí… thu hút khách du lịch quốc tế ❖ Giá trị vị thế về vị trí xa bờ và cửa ngõ của các tỉnh Cực Nam Trung Bộ Phú Quý là đảo có diện tích tương đối lớn đứng lẻ loi ngoài vùng biển khơi của Nam Trung Bộ, lại nằm khá xa bờ nên Phú Quý trở thành hòn đảo chiếm vị trí độc tôn trên biển cực Nam Trung Bộ và có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát các tuyến đường biển nội địa và quốc tế Địa hình Phú Quý có dạng cao nguyên với các đỉnh là những vị trí phòng thủ đắc địa trên đảo, cho phép quan sát một vùng biển rộng lớn xung quanh đảo với tầm nhìn hàng chục hải lý Cộng với cây đèn biển xây dựng trên núi Cấm, đảo Phú Quý là điểm được tàu bè định vị khi qua lại trên vùng biển rộng lớn cực Nam Trung Bộ Nằm cửa ngõ các tỉnh cực Nam Trung Bộ, Phú Quý có điều kiện bao quát, bảo vệ vùng biển, vùng bờ của các tỉnh từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu trên chiều dài khoảng 250 km Đồng thời đảo nằm gần các trung tâm kinh tế lớn và phát triển nhất cả nước như TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ; lại nằm ở vị trí có khoảng cách không xa các cảng lớn và nhỏ như: cách Cam Ranh 150km, Vũng Tàu 200 km, Phan Thiết 120 km, Phan Rang 105 km, Phú Quý vừa có điều kiện tiếp nhận nguồn đầu tư từ đất liền ra đảo, đồng thời có điều kiện để triển khai các hoạt động dịch vụ gắn kết với các trung tâm kinh tế trên đất liền ❖ Giá trị vị thế về tài nguyên thiên nhiên Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm cùng những bãi biển, dãy san hô, cụm đá đen, đá gành trên biển là những yếu tố rất hấp dẫn đối với du khách yêu thiên nhiên vùng biển đảo, tạo cho du khách một cảm giác thư thái, mới lạ Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên sinh vật biển dồi dào, phong phú với khu nuôi trồng hải sản bằng lồng bè hay dong thuyền câu cá trên biển cùng với người dân, hẳn sẽ làm cho nhiều du khách yêu thích khi đến với hòn đảo còn hoang sơ này Tài nguyên địa hình: Địa hình Phú Quý có dạng núi đồi ở phía Bắc và khu vực đất bằng ở phía Nam, độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam Những kiến tạo địa hình, địa chất đã ban cho Phú Quý có 3 ngọn núi tuyệt đẹp 7 Ở phía Tây Bắc có núi Cấm cao 106 m, được xem là một phao tiêu thiên nhiên rất quan trọng Vào năm 1996, Nhà nước đã đầu tư xây dựng ngọn hải đăng cao 28m trên núi Cấm tạo nên một thắng cảnh tươi đẹp, đầy vẻ hoang sơ Phía sau lưng dưới chân núi có chùa Linh Bửu xây dựng năm 1972 Cảnh chùa hòa quyên với thiên nhiên tạo nên một danh lam thắng cảnh thanh tịnh, hấp dẫn cho việc thờ cúng tín ngưỡng của du khách Núi Cao Cát cao 86 m năm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quý, núi Cao cát là ngọn núi hùng vĩ, người dân Phú Quý luôn tự hào về điều này bởi đây là một ngọn núi san hô bị sóng gió bào mòn thành những dãy bậc thang xoắn trôn ốc Có thể nói vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của núi Cao Cát cùng với ngôi chùa Linh Sơn bên sườn núi và pho tượng Phật trên đỉnh núi đã trở thành một kỳ quan độc đáo của Phú Quý Ở phía Nam có đồi Ông Đụn cao khoảng 46 – 48 m Dưới chân núi là bãi tắm Vịnh Triều Dương, với dải cát trắng mịn, nước biển trong xanh, đây là điểm đến thú vị cho du khách Thiên nhiên đã ban tặng cho Phú Quý nhiều lợi thế để phát triển du lịch của một vùng biển, đảo Nếu nhìn từ phía Đông, Phú Quý nổi lên như một con rồng; nhìn từ phía Bắc, trông đảo tựa như một con cá thu; và nếu nhìn từ phía Tây Nam, ta dễ dàng hình dung nó là một con cá voi khổng lồ đang trồi lên mặt nước Các bãi tắm trên đảo lớn có bãi cát mịn và thơ mộng được tô điểm với những dãy san hô, những cụm đá gành đen lộ đầu ngoạn mục giữa muôn vàn con sóng và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm là những yếu tố hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế Tài nguyên khí hậu: Phú Quý có lượng mưa trung bình hàng năm ít, khoảng 1.200 mm/năm, mùa mưa trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô trùng với mùa gió mùa Đông Mùa mưa kéo dài 7 tháng, bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, mưa tập trung nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 6 (chiếm 90%) Lượng mưa ít nhưng mưa rào lớn, nhiều nước, tạnh mưa trời lại nắng, có gió mát dễ chịu, đường sá sạch sẽ không bùn đất làm cho thời tiết mát mẻ, không khí trong lành dễ chịu tạo sự thoải mái cho du khách Tài nguyên sinh vật: Nằm trong vùng biển Bình Thuận, Phú Quý với đặc điểm của nhiệt độ, độ muối và thức ăn thích hợp với nhiều loài sinh vật biển tồn tại, sinh sôi phát triển nhanh và mạnh Động vật biển ở Phú Quý rất đa dạng, nhiều sò ốc, vỏ xa cừ ngọc nữ, đồi mồi, tôm hùm, cua huỳnh đế, cua mặt trăng, ốc đụn, ốc cẩm thạch, ốc vú nàng…nhiều màu sắc dùng làm những mặt hàng mỹ nghệ rất hấp dẫn và có giá trị cao 3.2.2 Giá trị vị thế địa kinh tế ❖ Vị thế thuận lợi cho khai thác và chế biến hải sản xa bờ, các dịch vụ hậu cần nghề cá vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ Ngư trường của Phú Quý rộng lớn, nằm về phía Đông - Đông Nam bao gồm từ Trường Sa vòng xuống quần đảo Indonesia, ven đường hải phận quốc tế và kéo dài cho tới vùng biển Hàm Tân là những nơi được xác định có trữ lượng cá, tôm lớn Đây cũng là ngư trường khai thác mực lớn nhất nước ta vì vậy, ngoài việc đánh bắt hải sản thì việc chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá cũng hết sức quan trọng Phú Quý rất có điều kiện tăng sản lượng đánh bắt hải sản và làm tốt khâu chế biến, bảo quản, cũng như cung ứng xăng dầu, nước ngọt, nước đá, lương thực, cho các tàu thuyền không những của các tỉnh Nam Trung Bộ mà còn của các tỉnh 8 xa khác đến khai thác ngư trường giàu có này Điều này cũng mang lại lợi ích to lớn về kinh tế khi các tàu đánh bắt xa bờ không phải vào bờ, tiết kiệm được thờigian, chi phí và đặc biệt ngư dân có điều kiện bám biển vừa tăng sản lượng khai thác vừa tham gia giữ vững chủ quyền biển đảo ❖ Giá trị vị thế về không gian kết nối trong quan hệ giao lưu và phát triển các ngành dịch vụ hàng hải – thương mại, dịch vụ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí Phú Quý cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý (hơn 100km) về hướng Đông Nam, cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam và cách Hoàng Sa khoảng 725 km Với vị trí đó thì Phú Quý nằm kề các tuyến giao thông biển nội địa và quốc tế từ TP Hồ Chí Minh đi Hải Phòng, Hồng Kông, Hàn Quốc, Tokyo và Singapo, nằm trên hành lang đánh bắt hải sản của ngư dân ven biển thuộc các tỉnh miền Trung và Nam Bộ, nằm án ngữ phía Bắc bể dầu khí Cửu Long và Nam Côn Sơn, ở gần Trường Sa nhất so với bất cứ đảo hoặc cảng nào trong vùng, Phú Quý giữ vai trò vị trí thuận lợi nhất trong việc trung chuyển hàng hoá từ đất liền cho quần đảo Trường Sa Ngoài ra, Phú Quý còn là trung tâm phát triển dịch vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí, dịch vụ hàng hải, thương mại quốc tế, nơi trú đậu tàu thuyền khi có bão ❖ Giá trị vị thế hấp dẫn độc đáo lịch sử văn hóa miền biển cùng với thắng cảnh thiên nhiên hoang sơ Mặc dù có diện tích thuộc loại trung bình (chỉ hơn 18 Km2) nhưng Phú Quý có đến 28 cơ sở thờ tự, tín ngưỡng, trong đó có nhiều di tích lịch sử-văn hóa, thắng cảnh cấp quốc gia như Vạn An Thạnh đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1996 hay Chùa Linh Quang cũng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1996 Cảnh quan thiên nhiên Hòn Tranh quanh năm có sóng yên biển lặng, bãi biển phẳng lì, cát trắng mịn, nước trong xanh đến nỗi có thể nhìn thấy tận đáy, soi rõ từng rạng san hô và các loài tảo biển Với cấu trúc từ dung nham núi lửa phun trào, Hòn Tranh có một hang động kỳ bí, nhiều dáng đá lạ hình dạng khác nhau với màu chàm nâu, đen Nhờ những lợi thế về giá trị sinh thái, giá trị cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử - kiến trúc đã tạo điều kiện cho Phú Quý phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan thắng cảnh, du lịch thể thao mạo hiểm, tắm biển và nghỉ dưỡng, nghỉ mát phục hồi sức khỏe Đây là thế mạnh rất lớn của cụm đảo Phú Quý cần được đầu tư, quảng bá giới thiệu cho du khách gần xa được biết; đặc biệt là đón khách tàu du lịch viễn dương quốc tế 9 Hình 2 : Bản đồ quy hoạch phát triển Du lịch huyện Phú Quý – tỉnh Bình Thuận Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Bình Thuận ❖ Giá trị vị thế là trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học biển Trong số 16 khu bảo tồn biển của Việt Nam được quy hoạch phát triển đến năm 2020 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Thuận có 2, đó là Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong) và huyện đảo Phú Quý Riêng huyện đảo Phú Quý là 1 trong 05 khu bảo tồn biển nằm trong hệ thống các đảo ven bờ Nam Trung Bộ Tài nguyên tự nhiên và đa dạng sinh học vùng biển Phú Quý là hết sức to lớn, theo các kết quả điều tra sơ bộ đã ghi nhận được Khu bảo tồn Phú Quý có 70 loài thực vật ở cạn, 72 loài tảo biển, 134 loài san hô cứng và 15 loài nhuyễn thể Điều này đã mang lại nhiều giá trị quý giá về bảo vệ nguồn gen, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế biển - đảo của vùng biển Nam Trung Bộ Hình 3: Một góc khi bảo tồn biển đảo – Phú Quý Nguồn: Ảnh từ Interne 10 3.2.3 Giá trị vị thế địa chính trị Phú Quý là địa bàn “phên giậu”, tiền đồn, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh Nằm ở vị trí tiền tiêu vùng biển cực Nam Trung Bộ, Phú Quý có chức năng trong việc bảo đảm chủ quyền quốc gia vùng biển rộng lớn Nam Trung Bộ và cả góp phần bảo vệ vùng biển quần đảo Trường Sa cùng dải lãnh thổ đất liền bên trong Bên cạnh đó, Đảo Phú Quý có điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình quân sự, hầm ngầm và các công trình hậu cần Phú Quý có các lạch Triều Dương, Đá Đen làm bến cảng cho tàu 500-1000 tấn ra vào Địa hình Phú Quý có các đỉnh cao như núi Cấm (108 m), núi Cao Cát (86 m) ở phía Bắc cùng với ngọn hải đăng trên núi Cấm làm đích định vị cho tàu thuyền khai thác hải sản và tàu hàng hải nội địa, quốc tế; đồng thời cũng là những vị trí đắc địa cho việc xây dựng đài quan sát tầm xa của quốc phòng bao quát toàn bộ vùng biển rộng lớn cực Nam Trung Bộ kiểm soát các tàu bè qua lại trên vùng biển này Ngoài ra, địa hình quanh đảo với các vách dốc cho phép xây dựng các vị trí phòng thủ ven theo các bờ đảo ngăn chặn các cuộc xâm nhập đảo bằng đường thuỷ Việc xây dựng Cột cờ chủ quyền biển đảo tổ quốc trên đảo Phú Quý góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo quốc gia và đồng thời là nơi góp phần giáo dục lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia đối với các thế hệ trẻ Việt Nam Hình 4: Phú Quý – địa bàn “Phên Giậu tiền tiêu” Hình 5: Cột cờ Phú Quý Nguồn: Tạp chí Công Thương 4 Kết luận Với thuận lợi về vị trí địa lý, ưu đãi về đặc điểm địa hình, khí hậu, đa dạng sinh học về tài nguyên sinh vật biển, Phú Quý có điều kiện thuận lợi trong khai thác các tài nguyên vị thế để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vừa khẳng định chủ quyền, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, đảo Qua vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về tài nguyên vị thế của huyện đảo Phú Quý, tác giả nhấn thấy: 1 Giá trị to lớn nhất mà tài nguyên vị thế huyện đảo Phú Quý mang lại chính là vị thế địa - chính trị Với vị trí là tiền tiêu và có vai trò đặc biệt trong việc mở rộng chủ quyền biển đảo, bảo đảm lợi ích quốc gia trên biển và phòng thủ vững chắc, giám sát hiệu quả vùng biển rộng lớn 2 Giá trị địa - kinh tế chính là nhờ vị trí độc tôn trên vùng biển ngoài khơi Nam Trung Bộ đã tạo cho Phú Quý có nhiều lợi thế về đánh bắt, khai thác thủy sản vùng khơi xa; 11 lợi thế về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá, công nghiệp chế biến hải sản; dịch vụ về các hoạt động khai thác thăm dò dầu khí, tìm kiếm cứu nạn trên biển, tránh trú bão cho tàu khai thác ngoài xa 3 Giá trị địa - tự nhiên, đó là tiềm năng to lớn về sinh vật biển và bảo tồn đa dạng sinh học; về phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng biển đảo 4 Tuy nhiên, để phát huy hết tiềm năng vị thế cho sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của huyện thì cần qui hoạch huyện đảo Phú Quý trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm của vùng biển Nam Trung Bộ và ưu tiên đầu tư mạnh mẽ hơn nữa về nguồn lực, về cơ sở vật chất, cũng như có các chính sách phù hợp 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO Hội đồng nhân dân huyện Phú Quý năm 2019 Quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Phú Quý giai đoạn 2019-2025 Hồ sơ lưu tại Hội đồng nhân dân huyện Phú Quý Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tỉnh Bình Thuận (2018) Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch huyện đảo Phú Quý, Tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 Trương Văn Tuấn (2023) Bài giảng: Tài nguyên, tài nguyên vị thế và khả năng khai thác tài nguyên vị thế Thạnh, T.Đ & CS Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị Kỷ yếu hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba Thạnh, T.Đ & CS (2017) Tài nguyên vị thế đảo Cồn Cỏ Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 17, Số 1 Thạnh, T.Đ & Khanh, U.Đ (2012) Tài nguyên vị thế tự nhiên đảo Bạch Long Vĩ Tạp chí các Khoa học về Trái Đất Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2012) Biển đảo Việt Nam – Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu

Ngày đăng: 16/03/2024, 20:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w