VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN TÀI NGUYÊN vA MOI TRUONG BIEN TUYEN TAP _ TALNGUYEN | VA MOI TRUONG BIEN TAP XV Ban bién tap Trưởng ban PGS TS Trần Đức Thạnh Thư ký TS Nguyễn Hữu Cử - Các thành viên
TS Nguyễn Đức Cự, TS Lưu Văn Diệu TS Trần Đình Lân, TS Đỗ Công Thung TS Chu Văn Thuộc, PGS TS Nguyễn Văn Tiến
TS Nguyễn Huy Yết
NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ CÔNG NGHỆ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1 Tài nguyên biển và ven bờ Hải Phòng: tiềm năng và triển vọng
Trân Đức Thạnh, Đình Van Huy
Triển khai mô hình '“Thoả thuận vùng bờ biển”, sáng kiến hợp tác giữa Hải
Phòng và Brest (Cộng hoà Pháp)
Trần Đình Lân, Nguyễn Văn Thảo, Nguyễn Thị Thu Hà
Phân loại các kiểu bờ biển ở Việt Nam theo nguyên tắc nguồn gốc-hình thái
Nguyễn Thanh Sơn, Đình Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
Các công cụ hỗ trợ cho quản lý tổng hợp vùng bờ biển ở điều kiện Việt Nam
Hoàng Thị Chiến, Trần Đức Thạnh
Xu hướng biến động một số thông số thủy hóa cơ bản trong nước biển ven bờ phía Bắc Việt Nam (từ Quảng Ninh đến Nghệ An)
Phạm Văn Lượng Tình trạng ơ nhiễm hố chất bảo vệ thực vật cơ clo trong trầm tích vùng
ven bờ miễn Bắc Việt Nam
Nguyễn Thị Phương Hoa, Đặng Hoài Nhơn, Nguyễn Thị Kim Anh Hiện trạng xyanua trong trầm tích biển ven bờ phía Bắc Việt Nam giai đoạn 1999 — 2008 Nguyễn Mạnh Thắng, Cao Thị Thu Trang, Nguyên Thị Kim Anh, Bùi Thị Thu Hà Dầu mỡ trong môi trường trầm tích biển ven bờ phía Bắc Việt Nam (1999 — 2008)
Nguyễn Mạnh Thắng, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Đức Cự
Biến động nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước biển ven bờ miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1999-2008
Trang 4+
PHAN LOẠI CÁC KIEU BO BIEN Ở VIỆT NAM THEO NGUYEN TAC NGUON GOC - HINH THAI
Nguyễn Thanh Sơn, Đỉnh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
MỞ ĐẦU
Công tác điều tra cơ bản về đặc điểm địa mạo bờ biển Việt Nam đã được nhà nước
tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ XX và đạt được các tiễn bộ lớn từ khi đất nước được giải phóng Tuy nhiên, về vấn đề phân loại bờ biển, mặc dù đã được khá nhiều tác
giả trong và ngoải nước quan tâm [1, 17, 19, 31, 34, 38, 40, 49], nhung đến nay vẫn còn
những ý kiến khác biệt cả về phương pháp phân loại và phân chia các kiểu bờ cụ thể
Trong quá trình triển khai Dự án số 14: “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị
thế, ky quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc “Đề án tổng thể
về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến
năm 2020” Để phục vụ cho công tác điều tra eơ bản và đánh giá tài nguyên vị thé va ky
quan địa chất vùng biển, hải đảo được chính xác, đầy đủ và toàn diện chúng tôi tiếp tục thu thập các tài liệu về đặc điểm địa mạo bờ biển và các đảo Việp Nam, cũng như các
vùng lân cận trong lưu vực biển Đông
Trên cơ sở các tài liệu thu thập được từ các chuyến thực địa trong những năm
2007-2010; kết hợp với việc phân tích bản đồ và ảnh viễn thám; phân tích các điều
kiện địa chất-địa mạo lục địa ven bờ và thềm lục địa, điều kiện khí hậu-thuỷ văn và
động lực khối nước; cũng như kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây; đồng thời
tham khảo các tài liệu đã được công bố; chúng tôi tiến hành phân loại các kiểu bờ biển
ở Việt Nam và giới thiệu một số nét chính về đặc điểm nguồn gốc-hình thái các kiểu
bờ được phân chia
I TAI LIEU VA PHUONG PHAP PHAN LOAI CAC KIEU BO BIEN VIET NAM 1 Tài liệu
Nguồn tài liệu sử dụng trong Báo cáo này bao gồm:
Các tài liệu thu thập được từ các chuyến thực địa của Dự án số 14 - Điều tra cơ bản
và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam
trong các năm 2007-2010;
Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên có liên quan đến hệ thống vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam thuộc Đề tài KC.09-22;
Các báo cáo về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên hệ thống các đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội biển thuộc Đề tài KT.03-12;
Các ảnh viễn thám, bản đỗ, báo cáo, bài báo, tư liệu khoa học và các thông tin từ các Website có liên quan
Trang 5Nguyễn Thanh Sơn, Đỉnh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
2 Nguyên tắc phân loại các kiểu bờ biển Việt Nam
Hiện nay, trên thế giới có đến hàng chục bảng phân loại địa mạo bờ biển khác nhau Có thể gộp chúng thành 3 nhóm chính: (1) Nhóm phân loại theo hình thái; (2) Nhóm phân loại theo tương quan với cấu trúc địa chất và (3) Nhóm phân loại theo nguồn gốc phát sinh Ưu khuyết điểm của từng nhóm và từng bảng phân loại đã được phân tích và đánh giá chỉ tiết trong các công trình và bài báo của các tác giả nước ngoài [18, 23, 24,
50] Có thể khăng định, các bảng phân loại mang tính chất mô tả (như thuần tuý dựa vào
hình dáng bên ngoài hoặc tương quan với cấu trúc địa chất) có nhiều hạn chế; các bảng phân loại theo nguyên tắc nguồn gốc phát sinh (như động lực, nguồn gốc, nguồn gốc -
hình thái) ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn Tuy nhiên, tất cả các bảng phân loại hiện có vẫn chưa có một bảng nào thực sự hoàn thiện, thuận tiện và đa năng đối với việc
thành lập các bản đồ địa mạo bờ biển tỷ lệ khác nhau Theo đánh giá của nhiều tác giả,
đặc biệt là Giáo sư V.P Zenkovich [50], thì Bảng phân loại các kiểu bờ biển theo
nguyên tắc nguồn gốc - hình thái, dựa vào tổng thể các dấu hiệu về nguồn gốc, hình
thái, mức độ thay đồi do quá trình biển và khuynh hướng động lực bờ hiện nay của các
tac gid A.X Ionin, P.A Kaplin, V.X Medvedev thuộc Viện Hải duong hoc, Vién Han lâm khoa học Liên Xô (cũ) đưa ra lần đầu vào năm 1961 và được bố sung trong những năm tiếp theo là có nhiều ưu việt, rất thuận tiện trong việc xây dựng chú giải (lagenda) bản đồ địa mao bờ biển tỷ lệ nhỏ và khái quát
Trong quá trình phân chia các kiểu bờ biển ở Việt Nam chúng tôi đã sử dụng Bảng
phân loại này vì nó có những ưu điểm: (1) Bao gồm được các kiểu bờ biển của nước ta;
(2) Chỉ ra được nguồn gốc phát sinh va các quá trình cơ bản tạo địa hình bờ biển; (3) Chi
ra được các giai đoạn phát triển và động lực bờ hiện nay; (4) Phản ánh được hình thái qua
đặc trưng chia cắt của đường bờ; (5) Thuận tiện cho việc xây dựng lagenda bản đỗ địa
mạo bờ biển tỷ lệ nhỏ và tỷ lệ khái quát, là những tỷ lệ bản đồ thường sử dụng trong quá trình điều tra cơ bản về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của các quốc gia
II CÁC KIEU BO BIEN O VIET NAM
1 Nhóm bờ biển thành tạo do quá trình kiến tạo và lục địa, ít bị thay đỗi bởi biển Phụ nhóm bờ biển chia cắt nguyén sinh (Primarily dissected coasts)
Kiéu bo chia cat kién tao (Coast of tectonic dissection)
Ở Việt Nam, có mặt phụ kiéu Dalmatian Đây là kiểu bờ biển vũng vịnh, dạng dọc,
thành tạo do quá trình chia cắt kiến tạo của miền núi thấp có những nếp uốn trẻ bị biển làm ngập trong thời gian biển tiến sau băng hà Đặc điểm nỗi bật của kiểu bờ này là hướng chung của đường bờ phù hợp với hướng cấu trúc địa chất Trong giới hạn biển Đông, bờ biển Dalmatian chỉ xuất hiện duy nhất ở khu vực phía đông bắc tỉnh Quảng Ninh, từ đảo Vĩnh Thực tới đảo Hạ Mai, trên vùng biển có chiều đài hơn 120 km
Trang 6Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
Bờ biển khúc khuyu, nhiều đảo, nhiều vịnh Các đảo tạo thành một tập hợp dạng
vòng cung, ôm lấy khối nâng dạng địa luy Dong Triều-Yên Tử là yếu tố kiến tạo cơ bản trong khu vực Các đảo này nguyên là đỉnh các dãy đổi núi dạng bối tà và địa luỹ bị làm ngập Còn các vịnh cũng hầu hết có dạng vòng cung, chúng nguyên là các thung lũng dạng hướng tà và địa hào của miền núi thấp ven rìa lục địa Dạng “tràng hoa” của địa hình thể hiện rất rõ Ở đây có 8-10 dãy đảo và vũng vịnh chạy song song và kế tiếp với
nhau Tỷ lệ bất đối xứng giữa chiều dài và chiều rộng các đảo lên tới hàng chục lần như
ở đảo Vĩnh Thực, thậm chí tới 19 lần như ở các đảo Quan Lạn, Cái Chiên Điều đó xác nhận vai trò chính thành tạo bờ biển bị chia cắt phức tạp hiện nay thuộc về các yếu tố kiến tạo trong giai đoạn lục địa trước biển tiễn sau băng hà lần cuối cùng
Xu hướng phát triển chung của bờ bién là ít thay đổi Tuy nhiên, bờ của dãy đảo thứ
nhất (đảo Trần, Thanh Lân và Cô Tơ), cũng như rìa ngồi của dãy đảo chắn thứ hai (Vĩnh Thực, Thoi Xanh, Sậu Nam, Ba Mùn, Quan Lạn, Thượng Mai, Hạ Mai) thay đổi nhanh
hơn do trực tiếp đón sóng của vịnh Bắc Bộ Bờ ở mặt trong của dãy đảo thứ hai và toàn bộ các đảo phía sau như Trà Bản, Đồng Chén, Cống Đông, Cống Tây, Thẻ Vàng và
Trang 7Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
A- Nhóm bờ biển thành tạo do quá trình lục địa và kiến tạo, ít bị thay đổi do quá trình biển: 1-Kiểu bờ chia cắt kiến tao (Dalmatian coast); B- Nhém bờ biển thành tạo chủ yếu
do các yếu tố không phải là sóng: 2- Kiều bờ đồng bằng tam giác châu (deltaic coasÐ);
3- Kiéu bo déng bing aluvi (coast of alluvial flats); 4- Kiểu bờ tích tụ với các bãi triều rộng cầu tạo bằng bùn, cát (coast of clayey and sandy tidal flats); 5- Kiểu bờ san hô (coral reef coast); 6- Kiểu bờ ăn mòn sinh hoá ở ; vùng nhiệt đới (tropical bio-chemical corrosive coast) C- Nhóm bờ biển thành tạo chủ yếu do quá trình sóng: 7- Kiểu bờ vũng vịnh mải mòn (coast of smoothing abrasive bays); 8- Kiểu bờ vũng vịnh tích tụ-mài mòn (coast of smoothing abrasive-accumulative bays); 9- Kiểu bờ tích tụ - mài mòn bằng phẳng
(smoothed abrasive-accumulative coast); 10- Kiểu bờ tích tụ hỗn hợp biển-đồng bằng aluvi
bằng phẳng (coast of alluvial-marine flats); 11- Sông ngòi; 12- Biên giới quốc gia 2 Nhóm bờ biển thành tạo ưu thế đưới tác động của các yếu tố không sóng
2.1 Phụ nhóm bờ biển thành tạo ưu thé do song (Potamogenic coasts)
2.1.1 Kiểu bờ đồng bằng tích tụ tam giác châu (deliaic coast)
Ở Việt Nam, kiểu bờ này xuất hiện tại 2 nơi, ứng với ria đồng bằng châu thổ của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Mê Kông h
Từ Đồ Sơn tới (ngang) cửa Lạch Trường, bờ biển dài 150 km có phương đông bắc-
tây nam men theo rìa cung lỗi dạng mỏ chim tam giác châu sông Hồng Đặc điểm nỗi
bật là bờ biển thấp, mật độ chia cắt ngang cao, thực vật ngập mặn phát triển mạnh Độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng ở các tỉnh duyên hải là 2-2,5m Độ dốc 4-5cm/km
Trên mặt đồng bằng đôi nơi thấy các đê bờ cổ cao 2-3m và 4-5m chạy song hàng Điển hình là khu vực duyên hải huyện Thái Thuy, Thái Bình, ở khoảng giữa sông Diêm Hộ và Trà Lý có trên 20 đê cát chạy song song, giữa chúng là các rãnh thấp hơn, chiều rộng của các rãnh khoảng vài trăm hoặc vài nghìn mét Với tổng lượng nước trung bình là 122 x 10°mỶ /năm; tổng lượng phù sa trung bình vào khoảng 114 triệu tấn bùn cát và 70 triệu tấn vật liệu hoà tan/năm đứng hàng thứ 8 thế giới (tính trước khi có đập Hoà Bình) [17, 28]; tam giác châu sông Hồng tiến ra biển với tốc độ trung bình 25- 30m/năm, cực đại đạt được ở khu vực cửa Ba Lạt là 80-100m/năm Hợp lực của sóng lệch về đông bắc là nguyên nhân tạo nên một dòng bồi tích dọc bờ di chuyển về hướng tây nam với tổng khối lượng lên tới 17.063.692 tấn/năm [11] Gần đây, hoạt động mạnh mẽ của sóng hướng đông bắc đã gây xói lở nghiêm trọng cho một số đoạn bờ Đặc biệt nguy hiểm là khu vực Hải Lý (Hải Hậu, Nam Định), cường độ xói lở rất lớn, gây tác hại đáng kể tới
cuộc sống nhân dân địa phương
Từ cửa Tiểu đến mũi Hòn Đất, bờ biển dài 700km, lúc đầu chạy theo phương đông
bắc-tây nam, từ mũi Cà Mau chuyển thành phương kinh tuyến men theo rìa tam giác
châu sông Mê Kông Bờ biển thấp, bị chia cắt bởi các cửa sông và kênh rạch Độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng ở các tỉnh duyên hải là 1-2m Độ đốc trung bình là
Trang 8Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
1cm/km Trên bề mặt đồng bằng có các đê ven lòng sông cô, các đê bờ biển cổ, các dun
cổ cao 3-4m, có nơi tới §-10m, cực đại là 14-15m mà nhân dân địa phương gọi là “ giồng” Nhiều nơi cũng tồn tại các vùng đất thấp, độ cao không vượt quá 1m, bi ngập
nước trong mùa mưa
Sông Mê Kông dài 4.800km, diện tích lưu vực 795 000km” Tổng lượng nước là 350-400 tỷ m”/năm và tổng lượng phù sa trên 140-160 triệu tắn/năm, ưu thế là các vật liệu bùn [48] Do hoạt động mạnh mẽ của sóng và dòng ven bờ hướng đông và đông bắc, các vật liệu này được tiếp tục đưa về phía tây tạo nên một mũi nhô khổng lồ lấn biển với tốc độ trung bình 40-50 m/năm, cực đại là 100-150 m/năm ở khu vực Đất Mũi, Cà Mau [17, 28] Một đặc trưng nỗi bật của kiểu bờ đồng bằng delta sông Mê Kông là
sự phô biến rộng rãi của thực vật ngập mặn Diện tích rừng ngập mặn ở đây đạt tới
82.387ha, chiếm khoảng 53% tổng diện tích rừng ngập mặn cả nước Sự phát triển mạnh mẽ của thực vật ngập mặn, ngoài khả năng chắn sóng tự nhiên bảo vệ bờ biển khỏi bị xói lở, còn có tác dụng quan trọng tạo điều kiện tốt cho lắng đọng phù sa, mở rộng bờ về phía biển
Tuy nhiên, mấy chục năm gần đây rìa đông nam của đồng bằng sông Mê Kông cũng
bị xói lở đáng kể Sóng và dòng dọc bờ đã tác động mạnh tới bờ biển các tỉnh Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau lấy đi một khối lượng lớn bôi tích bổ sung
vào dòng bồi tích dọc bờ để làm nông phần đáy phía đông vịnh Thái Lan và kéo đài mũi Cả Mau về phía tây bắc Khu vực Bến Tre-Trà Vinh bị xói lở với tốc độ 10-15m/năm, khu vực Gành Hào bị xói lở với tốc độ 30-50m/năm [26] Ngay cả khu vực Rạch Tàu- Xóm Mũi cũng đang bị xói lở Đến nay, vẫn chưa có các giải pháp khả quan để giải quyết vấn đề này
2.1.2 Kiểu bờ đồng bằng tich tu aluvi (Coast of alluvial flats)
Đây là kiểu bờ tích tụ, được thành tạo ở những nơi có những con sông nhỏ mang ra biển một khối lượng khá lớn phù sa nhưng không có một con sông nảo đủ lớn đến độ có thể tạo nên một châu thổ đáng kể lỗi sâu vào trong biển
Phía nam đồng bằng sông Hong la déng bang Thanh Hoá Đây là đồng bằng phù sa của sông Mã, sông Chu và một số sông nhỏ ở miền Trung như Lạch Ghép, Lạch Bạng
và Lạch Quên Tồn bộ các sơng này đều có lưu lượng và tổng lượng dòng ran thấp
Sông lớn nhất là sông Mã có lưu lượng bình quân 298, Im”/s, tổng lượng nước bình quân 9,39 tỷ m”/năm, tổng lượng phù sa bình quân 2,86 triệu tấn/năm Tiếp theo là sông Chu có lưu lượng bình quân 83,0m 3/s, tổng lượng nước bình quân 2,6 tỷ mỶ/năm, tổng lượng phù sa bình quân 0,57 triệu tắn/năm [21, 28] Vì vậy, khả năng bôi lap của chúng không lớn nên các đồng bằng châu thổ ở đây có chiều ngang hẹp, độ nghiêng lớn và kém bằng phẳng Về phía tây, đồng bằng bị sườn đông của dãy Trường Sơn
Bắc chặn lại, một vài nhánh núi chạy lan ra biển tạo nên các đảo riêng biệt và vách đá
Trang 9Nguyễn Thanh Son, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
cao mài mòn yếu Chính giữa đồng bằng cũng có các đôi núi sót nổi cao dạng đáo, độ
cao trung bình 200-300m Đây chính là những điểm cao của vùng núi thấp ven rìa lục
địa bị làm ngập do biển tiến sau băng hà lần cuối cùng
Từ Nga Sơn đến mũi Quỳnh Long (Quỳnh Lưu), bờ biển chạy theo phương ả kinh tuyến hơi lệch về đông bắc-tây nam, dài 90km, men theo rìa đông đồng bằng hạ lưu các
_sông nói trên Bề mặt châu thổ phù sa mới ở đây có độ cao trung bình 3-4m, có khi đến
9-10m Ở phía bắc, trong địa phận các huyện Hà Trung, Nga Sơn, Hậu Lộc còn có nhiều cánh đồng rất trũng, độ cao chỉ từ 0,3 m-0,7m Xen kẽ các mũi nhô hoặc các đảo cầu tạo
bằng đá gốc, là các đoạn bờ hơi lõm Các mũi nhô bị mài mòn yếu Các cung lõm được
lấp đầy bằng bồi tích sông Đã nhận thấy vai trò của sóng qua sự có mặt của một số
đạng tích tụ biển cấu tạo bằng cát lẫn nhiều xác sinh vật sò ốc nằm ở đới bờ hiện đại
hoặc nằm khá sâu trong lục địa Nhưng quá trình lấp đầy các vũng vịnh nguyên thuỷ, vẫn chủ yếu thuộc về yếu tố sông
Những năm gần đây, một số đoạn bờ cấu tạo bằng cát trong khu vực này cũng bị xói
lở Điển hình nhất là ở Hoằng Hoá, Tĩnh Gia Ở Hoằng Phụ (Hoằng Hoá) quá trình xói
lở bờ biển xảy ra rất nhanh, có thời gian tốc độ xói lở đạt trên 30 m/năm [17]
2.2 Phụ nhóm bo bién thanh tao do thuy triéu (Coasts drained during low tide)
Kiểu bờ tích tụ với các bãi triều rộng cấu tạo bằng bùn, cát (Coast of clayey and sandy tidal flats)
Ở Việt Nam, kiểu bờ này phân bố tại 2 nơi:
Từ Móng Cái tới mũi Đồ Sơn, bờ biển có hình dáng khúc khuỷu và cấu tạo phức
tạp, chiều dài tổng cộng vào khoảng 350 km, chạy men theo bờ lục địa phía bắc và tây bắc các vịnh Hà Cối, Tiên Yên, Bái Tử Long, Hạ Long, Cửa Lục và rìa đông đồng bằng hạ lưu sông Bạch Đằng Đây là vùng có chế độ nhật triều điển hình; triều sai lớn, có thể đạt tới 4-5m trong thời kỳ nước cường Bờ biển nguyên sinh trong
giai đoạn cực đại của biển tiến sau băng hà lần cuối có lẽ là kiểu bờ chia cắt xâm
thực, với sự có mặt nhiều cửa sông hình phéu Nhưng sau đó, do sự hoạt động mạnh của thuỷ triều, thực vật ngập mặn và nguồn bồi tích dồi đào gia nhập vào đới bờ nên bờ biển phát triển theo hướng tích tụ, mở rộng nhanh về phía biển Phía bắc vịnh Hà Cối, có các bãi triều cấu tạo bằng cát rộng 3-5km; riêng đoạn Quảng Hà-Vạn Ninh
các bãi triều bao la, chiều rộng đạt tới 10-15km lấn rất sâu vào lòng vịnh Ở vịnh
Tiên Yên cũng phổ biến các bãi triều rộng cấu tạo bằng cát thô, hoặc cuội sỏi trên
mặt phủ một lớp bùn màu hồng Thực vật ngập mặn phát triển mạnh, nhất là khu vực đảo Đồng Rui, sú vẹt mọc dày, có cây thân cao đến 5-6m, đường kính 15-20cm, tạo
điều kiện tốt cho quá trình tích tụ trầm tích Vùng cửa sông Bạch Đẳng, các bãi triều
chủ yếu cấu tạo bằng bùn, dòng triều xuống còn xâm thực mở rộng các cửa sông tạo
ra dạng hình phễu điển hình
Trang 10Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
Từ Vũng Tàu đến Cửa Tiểu, bờ biển dài 120 km, chạy ven theo ria chau thổ hợp nhất
của các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Tổng lượng dòng chảy trung bình của toàn
bộ hệ thông là 33.622 tỷ m”/năm, tổng lượng phù sa trung bình 5,21-6,96 triệu tắn/năm
Do phát triển trong điều kiện nền ngập chìm không được đền bù trầm tích tương ứng và
thuỷ vực có cấu trúc nửa kín; thuỷ triều biên độ lớn, triều sai tới 3,6-4,0m; nên các cửa
sông đã trở thành dạng hình phễu Đây là nơi phát triển các đầm lầy sú vẹt (mangrove
marshes) rộng lớn đặc trưng cho vùng ven bờ nhiệt đới với hệ thống lạch triều phân
nhánh chẳng chịt Ngay từ năm 1952, nhà Địa lý Xô Viết nổi tiếng I.V Xamoilov đã xếp vùng này vào hàng những vùng cửa sông hình phễu điển hình của thế giới [46]
2.3 Phụ nhóm bờ biển thành tao do sinh vat (Biogenic coasts) Kiểu bờ san hô (Coral reef coast)
Đó là phát triển ở các đảo ngoài khơi như Hoàng Sa, Trường Sa và một số đảo nhỏ
ngoài khơi Trung Bộ, Việt Nam
Ở quần đảo Hoàng Sa, các ám tiêu san hô phân bố trên cao nguyên ngầm bị chia cắt rộng trên 100 nghìn km” Quần đảo bao gồm hơn 100 đảo nồi, đá, bãi nông, bãi ngầm
với trên 60 nơi đã được đặt tên, gồm 3 cụm lớn là Lưỡi Liềm, Vĩnh An và Maclecphin
Về kiểu loại, hệ thống ám tiêu san hô ở đây phát triển hết sức đa dạng và phong phú, có mặt đầy đủ các loại hình như ám tiêu vòng (atoll reeÐ, các bãi ngầm (coral banks), các
bãi nông (coral shoals), các đá (coral reef) năm lập lờ mặt nước và các đảo nồi (coral
islands/cays) Các ám tiêu vòng ở đây có hình thái rất đa dạng và kích thước thay đổi từ
vài km” tới vài trăm, vải nghìn km, có các cấp chính phụ khác nhau Chỗ cao nhất của
ám tiêu không vượt quá Im Các ám tiêu vòng hoàn chỉnh bao quanh một lagoon kín
điển hình thấy ở khu vực Đá Bắc, Đá Lối và Bông Bay Chúng thường kéo dài theo
phương đông bắc-tây nam, tỷ lệ chiều đài và chiều rộng đạt 2-3 lần
Ở quân đảo Trường Sa, các ám tiêu san hô phân bố trên cao nguyên ngầm bi chia
cắt có điện tích trên 300 nghìn km2 Quần đảo bao gồm hàng trăm đảo nỗi, đá, bãi nông, bãi ngầm với trên 130 nơi đã được đặt tên, thuộc về 8 cụm lớn là Song Tử, Thị
Tứ, Loại Ta, Nam Yết, Sinh Tổn, Bình Nguyên, Trường Sa và Thám Hiểm Đây là
một trong những vùng phân bố rạn san hô lớn nhất thế giới Hệ thống rạn san hô
phát triển hết sức phong phú về kiểu loại và kích thước Các đảo nỗi ở Trường Sa có
độ cao trung bình 2-4m, rộng trung bình 5-l6ha Lớn vả cao nhất là đảo Thái Bình
diện tích 43ha, độ cao đạt tới 5m Một số đảo có hình thái biến dạng rất mạnh do bôi
tụ, xói lở bãi theo mùa gió Các ám tiêu san hô phát triển trên đỉnh và sườn các dạng địa hình dương phần lớn có chân nằm ở độ sâu 1.500-2.500m và 3.500-4.000m, có
vỏ trái dat kiéu luc dia day 24-26km Cac thành tạo rạn trên có hình thái phụ thuộc cấu trúc địa chất và hướng gió thịnh hành với trục đài phân bố theo phương đông
bắc-tây nam hoặc bắc-nam
Trang 11Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
Hình thái các ám tiêu vòng ở Trường Sa rất điển hình Tiêu biểu là Song Tử, Nam Yết và Sinh Tổn, nằm trong các đường đăng sâu 100-200m, có các lagoon nằm giữa với đường kính 20-30km, đôi nơi tới 100km, sâu trung bình 50m, đôi khi 70-80m Trên vành khuyên của ám tiêu vòng điển hình thường có mặt đầy đủ các dạng địa hình cấp thấp hơn như đá, bãi nông và một vài đảo nồi Về quy mô, ám tiêu vòng Bãi Cỏ Rong ở Trường Sa rộng 8.866km’, có kích thước lớn thứ ba trong số các ám tiêu vòng trên thế giới, chỉ đứng sau bãi Saya de Malha của Mauritius và Great Chagos của Anh ở Án Độ Dương
Sự phát triển của các rạn san hơ Trường Sa, Hồng Sa là một hiện tượng kỳ lạ,
dường như liên tục từ Miocen giữa, không hoàn toàn dựa vào các đảo (thường là núi
lửa) bị sụt chìm như giả thuyết cua Dac Uyn: Cac yếu tố độ mặn, độ trong, nhiệt độ cao và ổn định tạo cơ hội cho các san hô tạo rạn phát triển vươn lên theo kịp mức nước dâng cao của mực biển Đặc biệt, đảo Trường Sa, diện tích 9ha, đứng đơn lẻ, vươn lên từ độ sâu trên 1.500m, thuộc kiểu rạn hình tháp nhon (pinnacle reef) Bo biển san hô là một
trong những kiểu bờ đặc sắc, đặc trưng cho tính chất địa đới của quá trình bờ ở Việt Nam Hệ thống rạn san hô ở đây là một kỳ quan địa chất học, đồng thời là kỳ quan sinh
thái Đó là một công trình thiên nhiên kỳ vĩ trên biển của Việt Nam và nhân loại, có giá
trị rất lớn về bảo tồn tự nhiên và du lịch [37]
2.4 Phụ nhóm bờ biển thành tạo do các quá trình sinh hoá (Bio-chemical coasts) Kiểu bờ ăn mòn sinh hoá ở vùng nhiệt đới (tropical bio-chemical corrosivecoas/ tropieal karst coasVbờ biển karst ngập mặn nhiệt đới)
Đây là một kiểu bờ hết sức độc đáo xuất hiện ở khu vực Cát Bà, Long Châu, Lan Hạ, Hạ Long và Bái Tử Long Trên vùng biển có chiều dài hơn 100km và diện tích gần
1.000kmẺ từ cửa Mô đến cửa Lạch Huyện có tới trên 2.000 hòn đảo lớn nhỏ cấu tạo bằng
đá vôi khá tỉnh khiết thuộc các hệ tầng Dưỡng Động (DI1-2 dđ), Bản Páp (DIp-D3fr bp), Tràng Kênh (D2gv- -D3fm tk), Phố Hàn (D3-CI ph), Cát Bà (C1 cb) và Quang Hanh (C2-
Pqh) Đảo lớn nhất là Cát Bà, diện tích khoảng 150km” Có một vài hòn đảo có diện tích trên 10km”, còn lại hầu hết là các đảo nhỏ, diện tích dưới 2 km’ Cao nhat là dao Cat Ba, độ cao cực đại đạt được là 33 Im ở đỉnh Cao Vọng Các đảo còn lại phần lớn có độ cao từ
10m đến 220m, tập trung chủ yếu vào 3 bậc: 10-20m, 50-130m và 140-220m
Nét đặc trưng nhất về mặt hình thái là đường bờ hết sức khúc khuyu, các đảo đều có vách dốc đứng, hình dạng kỳ dị, bề mặt lởm chởm tai mèo và nhiều hang động Vòng
quanh chân đảo là các hàm ếch sâu, nhiều khi cắt xuyên qua cả khối đá vôi tạo nên các
hang động xuyên thủng trông thật ngoạn mục
Vì trong vùng phân bố các đảo đá vôi sóng yếu, độ cao tối đa của sóng trong các cơn
bão đồ bộ trực tiếp vào vịnh Hạ Long, Bái Tử Long chỉ đạt tới 1m, nên quá trình thành
tạo các hàm ếch sâu hiện nay chủ yếu liên quan đến hiện tượng ăn mòn đá vôi của nước biển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng âm, mưa nhiều; chênh lệch mực nước triều
cao, dòng triéu mạnh và sự hoạt động tích cực của thế giới sinh vật
38
Trang 12mm
a
Romana
Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập xv
Cho đến nay, không những ở nước ta, mà cả trên thế giới vẫn chưa cố nhiều các công trình đi sâu nghiên cứu cơ chế ăn mòn đá vôi trong điều kiện ngập mặn nhiệt đới; cũng
chưa có các kết luận chính xác mang tính chất định lượng về động lực nội tại của quá
trình ăn mòn này; chưa làm sáng tỏ vai trò và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như: kết
cau vả thành phần vật chất của đá vôi, nhiệt độ và độ ẩm của môi trường, lượng mưa và nguồn nước nhạt từ trên bờ, hoạt động của thuỷ triéu va dong bién, kién tao va su thay đổi mực nước đại dương: đặc biệt là hoạt động sống của thế giới sinh vật Nhưng rõ ràng, đây là một kiểu bờ rất đặc sắc đã xuất hiện ở Việt Nam Vì vậy, mặc dù trong
Bảng phân loại các kiểu bờ của đại dương thế giới theo nguyên tắc nguồn gốc-hình thái do các nhà khoa học Xô Viết lần đầu tiên đưa ra vào năm 1961 chưa đề cập, nhưng ngay từ những năm 1977-1979 [3 I], chúng tôi đã mạnh dạn tách ra thành một kiêu riêng, năm
tương đương với vị trí của các kiểu bờ mài mòn nhiệt của Bảng phân loại
Với vẻ đẹp tiềm ẩn vô cùng huyền ảo và sinh động, địa hình karst ngập mặn nhiệt đới ở Hạ Long đã làm nên điều kỳ diệu, đưa Việt Nam vào danh sách các nước có Di sản thiên
nhiên thé giới được UNESCO công nhận, mở ra cơ hội tuyệt vời thu hút du khách quốc tế
3, Nhóm bờ biển thành tạo ưu thế do quá trình sóng
3.1 Phu nhóm bờ biển đang bị san bằng (Smoothing coasts) 3.1.1 Kiểu bờ vũng vịnh mài mòn (Coast oƒ abrasive bays)
Bờ biển vũng vịnh mài mòn phát triển ở đảo Bạch Long Vĩ và Côn Đảo
Bạch Long Vĩ là một hòn đảo nhỏ ở trung tâm vịnh Bắc Bộ, diện tích khoảng 3 km’,
điểm cao nhất 62m, bình diện hình tam giác, chu vi 7km Cạnh tây bắc dài nhất đạt 3km
có phương đông bắc - tây nam Đảo cấu tạo từ đá trầm tích gắn kết tương đối chắc tuôi
Oligocen, Neogen và các trầm tích bở rời Đệ tứ tuổi khác nhau Bờ biển dạng răng cưa, chịu tác động mài mòn mạnh của sóng đa hướng trong vịnh Bắc Bộ Vòng quanh đảo là
các vách mài mòn đơn, cao trung bình 1,0-1,2m, cấu tạo bằng cát do sóng phá huỷ thềm
tích tụ trẻ (cao 2-3m); các vách mài mòn đơn, cao trung bình 0,3-0,5m, cấu tạo bằng đá
gốc do sóng phá huỷ các thém mài mòn (bench) chết đã được nâng lên (cùng tuổi, tương ứng với thêm tích tụ trẻ cao 2-3m nói trên), hoặc vách hỗn hợp của 2 loại này Dưới
chân các vách là các thềm mài mòn khá phẳng trơ đá gốc rộng 50-150m Ở bờ tây bắc
và mũi nhô đông nam, đông bắc các thêm mài mòn có kích thước rộng hơn, phần ngoài
của chúng được phủ bằng các dải cuội tảng, có nơi đang hình thành đê cuội Trên sườn
bờ ngầm phát triển khá nhiều san hô, tại đây còn tìm thấy 2 thềm mài mòn cổ phân bố ở ©
độ sâu 2-5m và 7-l0m Các dạng tích tụ cấu tạo bằng cát lẫn nhiều mảnh xác sinh vật
Và sỏi sạn phân bố ở mũi tây nam và các cung lõm của cạnh tam giác tây nam Sườn bờ
ngầm ở đây khá dốc và nhiều cuội tảng nên các dạng tích tụ này là loại có nguồn tiếp
bồi tích dọc bờ Đây là các dạng tích tụ có kích thước nhỏ, chiều ngang chỉ rộng 30-
50m, độ dốc lớn, hình đạng và độ cao còn biến động [10]
Trang 13Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
Quân đảo Côn Lôn (Côn Đảo) gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, tổng diện tích 76km” Đảo lớn nhất là Côn Sơn, dài 15km, rộng 1-3km, diện tích 51,5 km”, có 2 đỉnh cao nhất toàn
vùng là núi Thánh Giá (577m) và núi Chúa (515m) Đất đá cấu thành nên quan đảo chủ
yếu là đá macma phun trào thuộc Phức hệ Định Quán (J3 đq 1-2) và xâm nhập nông thuộc Phức hệ Đèo Cả (K đc 2-3), ngoài ra còn có các trầm tích bở rời Đệ tứ nguồn gốc biển và biển đầm lầy Bờ biển dốc, khúc khuÿu, dạng răng cưa Các mũi nhô cấu tạo bằng đá macma bị sóng mài mòn tạo nên các vách dựng đứng (cliff), dưới chân là các thềm mài mòn ngồn ngang cuội tảng Vật liệu giải phóng ra do mài mòn này được sóng
tiếp tục đưa vào hai bên sườn xịnh tạo nên một số bãi cuội sơ khai, các vật liệu mịn hơn được đưa vào đỉnh vịnh thành tạo các dạng tích tụ dạng liền kể, cấu tạo bằng cát có độ mài tròn và chọn lọc tương đối tốt Ở đảo chính Côn Sơn, trong tổng số 45km chiều đài đường bờ có 10km bờ bị mài mòn rất mạnh; 11km bờ tích tụ cát; 24km bờ bị mài mòn,
yếu và đưới chân vách đứng có các dạng tích tụ sơ khai cấu tạo bằng cuội tảng độ mài
tròn và chọn lọc chỉ vào loại trung bình _
3.1.2 Kiểu bờ biển vũng vịnh tích tụ-mài mòn (Coast of abrasive-accumulative bays)
Ở Việt Nam, kiểu bờ này xuất hiện ở 2 nơi: từ Quy Nhơn đến Vũng Tâầu dài 850km
và từ mũi Hòn Đất đến mũi Nai, cùng toàn bộ bờ quần đảo Phú Quốc (Kiên Giang) tông
cộng dài trên 250km ;
Về tiến hoá, bờ biển vũng vịnh tích tụ-mài mòn (đang bị san bằng) là giai đoạn kế
tiếp của bờ biển vũng vịnh mài mòn (đang bị san bằng) Vai trò của sóng trong quá
trình san bằng bờ gốc thể hiện rõ hơn không chỉ ở việc mài mòn đây lùi các mũi nhô, mà còn tham gia tích cực vào di chuyển bồi tích thành tạo các dạng tích tụ cấu tạo
bằng cát, sỏi, cuội có độ mài tròn và chọn lọc tốt tại đỉnh và sườn vịnh hoặc khoảng
nối giữa các đảo
Từ Quy Nhơn đến Cà Ná, bờ biển dốc, khúc khuỷu, nhiều đảo, nhiều mũi đá gốc
nhô ra biển, giữa chúng là các vũng vịnh Do tác động của sóng và các quá trình
trọng lực, các mũi nhô đá gốc như Phước Mai, Cù Mông, Vụng Trích, Mé O, Lưỡi Cay, Ma Cao Bién, Baimaliêng, Đại Lãnh, Hòn Gốm, Bình Cang, Bàn Thang, Rạch
Trang, Cam Ranh, Đá Vách và Cà Ná bị cắt dần Vật liệu giải phóng ra do mài
mòn, cùng với các vật liệu nguồn gốc aluvi cỗ và mới, cũng như các vật liệu khác được sóng gia công tạo nên các dạng tích tụ kích thước lớn kiểu liền kề, tự do, nối
đảo, chủ yếu cấu tạo bằng cát có độ mài tròn và chọn lọc tốt ở Quy Nhơn, Cù Mơng,
Sơng Cầu, Ơ Loan, bán đảo Hòn Gồm, Hòn Khói, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ Phía sau các dạng tích tụ kiểu tự do, nối đảo là các đầm phá hẹp kéo dài (lagoon)
Cát ở các dạng tích tụ được gió tiếp tục đưa vào phía trong tạo các đụn cao 20 - 30m Có khi, cát trắng phủ lên cả các sườn đồi cao trên 50m Do hợp lực của sóng lệch về đông bắc nên phần lớn các dòng bồi tích có hướng di chuyển về phía nam
Riêng đối với đoạn bờ từ mũi Đại Lãnh tới mũi Cà Ná, sự phô biến rộng rãi các dạng
Trang 14Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
tích tụ nối đảo không lồ có trục đọc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, bắc
nam hay đông tây như Hòn Gốm, Hòn Khói, Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Chữ là
những dấu hiệu chứng tỏ đoạn bờ này đã chuyển sang giai đoạn trưởng thành của quá trình bờ là vũng vịnh tích tụ - mài mòn, chứ không còn ở trong các giai đoạn nguyên sinh (ria coast/kiên tạo-xâm thực) và trẻ (vũng vịnh mài mòn) như một số tác giả trước đây phân chia
Từ Cà Ná đến Vũng Tầu, bờ biển có phương đông bắc-tây nam, hình thái tương đối đơn giản và cầu tạo khá đồng nhất Các nhánh núi của khối núi cực nam Trung Bộ không hạ trực tiếp xuống biển mà chuyển qua các nhóm đổi núi thấp và đồng
bằng ven biển nguồn gốc aluvi, biển, phong thành bị chia cắt bởi hệ thống sông suối
địa phương Khi biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào làm ngập đồng bằng ven biển thì bờ biển nguyên sinh có lẽ là loại chia cắt xâm thực (liman coast) Trong qua
trinh tién trién da chuyén thành bờ biển vũng vịnh tích tụ-mài mòn (đang bị san
bằng) điển hình Các mũi nhô dưới dạng các đồi núi thấp như La Gan, Kê Gà, Tân
Lý, Ba Kiém, Hồ Tràm, Kỳ Vân, Ô Cấp bị san thoải và đây lùi do tác động của sóng và trọng lực Giữa các mũi là các cung tích tụ rộng, doãng phát triển rộng rãi các dang tích tụ kiểu liền kề và một số dạng nối đảo Cát ở các dạng tích tụ được gió đưa
vào đất liền tạo các thế hệ địa hình phong thành kích thước và màu sắc khác nhau
Các đụn mảu trăng, màu vàng cao 5-15m, 20-25m, có nơi tới 30-40m và lớn hơn Trong phạm vi đoạn bờ này, còn có hàng loạt các đổi và đụn cát màu đỏ cao 20-
40m, có nơi trên 100m, thậm chí tới 200m như phía đông thành phố Phan Thiết Ở _
đây cũng rất phổ biến các thềm tích tụ biển 1,5-2m, 4-5m va 10-15m Nguồn cát
khổng lồ ở đây, còn được đưa lên từ đáy và có nguồn gốc sâu xa liên quan đến hệ
thống sông Đông Nai trong quá khứ địa chất
Từ mũi Hòn Đất tới Mũi Nai và tới biên giới Việt Nam - Campuchia, bờ biển có
phương tây bắc-đông nam Xen kẽ với các mũi nhô cầu tạo chủ yếu bằng các da macma
thuộc phức hệ Định Quán (J3 đq2), Đèo Cả (K đc2), cacbonat va sét bot kết thuộc hệ
tầng Hà Tiên (P1-2 ht) như mũi Hòn Đất, Hòn Chông, Dừa và Nai là các vũng vịnh nhỏ có tên là vịnh Cây Dương, Bà Lụa và Thuận Yên Các dạng tích tụ ở đây chỉ là loại liền
kề, cấu tạo bằng cát màu xám hay màu vàng, kích thước nhỏ hẹp không được rộng đẹp
như các bãi biển ở miền Trung Ở khu vực này, chỉ có các bãi trên đảo Phú Quốc cầu
tạo bằng cát trắng mài tròn và chọn lọc tốt, tiêu biểu như bãi Trường, bãi Dài, bãi Sao
mới có giá trị thuận tiện cho việc xây dựng các khu nghỉ dưỡng, tắm biển cao cấp, thu hút các du khách quốc tế
Trong giới hạn kiểu bờ này, cũng phát hiện nhiều đoạn bờ cấu tạo bằng cát bị xói lở do tác động của sóng những năm gần đây, kể cả các cung lõm ở bán đảo Cù Mông, Xuân Đài (Phú Yên); Hòn Gốm (Khánh Hoà); Phan Rí, Phan Thiết (Bình Thuận) đã xảy Ta xói lở với mức độ nghiêm trọng
Trang 15Nguyễn Thanh Son, Dinh Van Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
3.2 Phụ nhóm bờ biển đã bị san bằng (Smoothing eoastS)
3.2.1 Kiểu bờ tích tụ-mài mòn bằng phẳng (Smoothed abrasive-accuimulative eoast)
Từ mũi Ròn tới Quy Nhơn, bờ biển có phương tây bắc-đông nam, chiều dài 750km
Kẹp giữa các nhánh núi ăn ngang của dãy Trường Sơn và cao nguyên Kon Ha Nùng là
các thung lũng sông nhỏ Biển tiến sau băng hà lần cuối tràn vào lục địa có địa hình chia
cắt kiến tạo-xâm thực, xâm thực tạo nên bờ biển chia cắt nguyên sinh kiểu ria và liman, sau đó dưới tác động mạnh mẽ của sóng biển hở và nguôn vật liệu đồi dào gia nhập vào
đới bờ nên đã thay đổi sâu sắc cả về hình thái và câu tạo, nhanh chóng đi qua các giai
đoạn vũng vịnh mài mòn, vũng vịnh tích tụ-mài mòn bước vào giai đoạn già nhất của quá trình tiến hoá các kiểu bờ ở biển Đông hiện nay là giai đoạn tích tụ-mài mòn bằng phẳng
Đoạn phía bắc, từ mũi Ròn đến Đà Nẵng các cung tích tụ-mài mòn rất rộng Giữa các mũi nhô cấu tạo bằng đá granit hoặc bazan chịu tác động phá huỷ của sóng và quá trình
trọng lực như mũi Ròn, Lạy, Chân Mây là các dạng tích tụ lớn, đường bờ thăng kéo dai
hàng trăm cây số Điển hình nhất là các bãi cát bao la ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và phía đông thành phố Huế Cát ở các dạng tích tụ được gió đưa vào sâu trong đất liền
tạo các khối đụn lớn Từ Mũi Ròn tới Đồng Hới các khối đụn có chiều rộng trung bình
3-4km, có nơi 6-7km và chiều cao trung bình 15-20m Từ Đồng-Hới tới Vĩnh Linh, các
khối đụn càng trở nên đỗ sộ, chỗ rộng nhất có thể tới 10-12km, cao trung bình 20- 30m,
đôi nơi tới 40-60m Hiện nay các đụn có thể lẫn sâu vào lục địa với tốc độ trung bình 2-
5m/năm, có nơi có lúc đạt tới 10-15m/năm Hiện tượng cát tiếp tục lắn vào đất liền làm
giảm diện tích đất canh tác không đơn thuần do gió mà còn do dòng chảy tạm thời từ sườn các đụn Vào mùa mưa, cát ở đụn bị dòng chảy tạm thời kéo về phía tây lấp đầy các cánh đồng lúa và hoa màu, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển nông nghiệp Cac dai
cát này tiếp tục kéo dài đến Quảng Trị với độ cao trung bình 20-30m và tạo nên các doi
chắn khổng lồ bên ngoài phá Tam Giang
Theo quan điểm của giáo sư V,P Zenkovich [49], các sông ngắn, nhỏ ở Bình Trị Thiên không đủ khả năng cung cấp lượng cát to lớn này Cát ở đây phải được mang ra từ sông Hồng trong quá khứ địa chất
Đoạn phía nam, từ Đà Nẵng tới Quy Nhơn, các sông có lưu lượng tương đối lớn do lượng mưa khá hơn so với các khu vực khác ở Nam Trung Bộ (Đà Nẵng 2.700-
2.800mm/năm, Quảng Nam 2.000-2.500mm/năm, Quảng Ngãi 2.19§mm/năm, Quy
Nhơn 1.600-2.000mm/năm) nên tổng lượng dòng rắn cũng tương đối khá Cùng với vật
liệu gia nhập vào đới bờ do mài mòn, các vật liệu aluvi cô và trẻ bị Sóng gia công tạo
các thế hệ tích tụ kiểu liền kề, tự do và đóng kín kích thước lớn, đường bờ thăng điển
hình ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), Hội An, Tam Kỳ (Quảng Nam), Mộ Đức, Đức Pho, Sa Huynh (Quang Ngãi), Tam Quan, Phù Mỹ, Phù Cát (Bình Định) Cát ở các đạng tích tụ được gió mang vào đất liền tạo các đụn cát cao 15-40m Hợp lực của sóng
lệch về đông bắc nên hầu hết các dạng tích tụ tự đơ và nối đảo đều phát triển theo
Trang 16Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
phương thức di chuyên bôi tích từ bắc xuống nam Quá trình tích tụ-mải mòn, mà ưu thế là quá trình tích tụ xảy ra với tốc độ nhanh làm đường bờ mau chóng trở nên bằng
phẳng Các vịnh cổ như Hoà Vang, Hội An, Tam Kỳ, Mộ Đức, Đức Phổ, Tam Quan,
Tra O, Dé Gi, Thi Nại bị bôi lấp và tách ra thành tạo các đầm nước lợ (Hội An, Tam Kỳ, Đức Phổ, An Khê, Sa Huỳnh, Đề Gi, Thị Nai), nước ngọt (An Khê, Trà Ö), thậm chí
hoàn toàn bị lấp day trở thành các cánh đồng trồng lúa và nơi tập trung dân cư (Hoà
Vang, Mộ Đức, Tam Quan)
Các đụn cát lớn ven biển thường chỉ xuất hiện ở vùng ôn đới hoặc cận nhiệt, vì vậy
sự có mặt các khối đụn không lỗ phân bồ hết sức rộng rãi, chạy suốt đọc bờ miền Trung
nước ta là một điều kỳ lạ mang tính chất phi địa đới của quá trình thành tạo bờ đại dương thế giới
Những năm gần đây, một số đoạn bờ cát trong giới hạn kiểu bờ này cũng xảy ra xi lở Năm 1995, xói lở xảy ra làm sập 12 ngôi nhà ở vùng bờ Lý Hoà (Quảng Bình) Năm 1999, xói lở đã phá huỷ 54 ngôi nhà kiên cố ở Hoà Duân (Thừa Thiên - Huế) Các cung
lõm nguyên là các đoạn tích tụ bền vững ở khu vực Hòn La (Quảng Bình); Vĩnh Linh;
Chân Mây (Thừa Thiên-Huế); mũi Nam Châm-Ba Làng An (Quảng Ngãi); Phương Mai (Bình Định) cũng đang bị xói lở với mức độ khác nhau [27, 17]
3.2.2 Kiểu bờ tích tụ hỗn hop bién-déng bang aluvi bằng phẳng (Coast of alluvial- marine flats) -
Từ mũi Quỳnh Long đến mũi Ròn, bờ biển dai 170km, chạy theo hướng tây bắc -
đông nam, men theo rìa đông đồng bằng hạ lưu sông Cả và một số sông nhỏ ở Nghệ An, Hà Tĩnh như sông Của Lò, Hạ Vàng, Gia Hới, Cầu Trí Đây là các sông có lưu lượng thấp và lượng dòng rắn nhỏ, sông lớn nhất là sông Cả tổng lượng phù sa bình quân cũng „ chỉ đạt khoảng l1;5 triệu tấn/năm Vì vậy, các đồng bằng này cũng chỉ là những đồng
bằng nhỏ hẹp ven biển gần giống với đồng bằng hạ lưu sông Mã nói trên
Điều khác biệt lớn nhất giữa đồng bằng Nghệ Tĩnh và đồng bằng Thanh Hoá là vị trí của đồng bằng Nghệ Tĩnh đã lùi xa hơn về phíả nam, gần hơn với cửa vịnh Bắc Bộ, vì
vậy vai trò của sóng biển trong quá trình tạo địa hình đã được tăng lên Điều đó thể hiện rõ về mặt cấu tạo, đồng bằng Nghệ Tĩnh được cấu tạo bằng các vật liệu trầm tích có độ mài tròn và chọn lọc tốt hơn; tỷ lệ mảnh vỏ sò ốc biển trong trầm tích cao hơn, độ phì
nhiêu của đất kém hơn Về mặt hình thái, trên bé mặt đồng bằng xuất hiện nhiều hơn các dang tích tụ biển chạy song với nhau và song song với bờ biển hiện nay; địa hình phong
thành khá phổ biến, độ cao của các đụn cát tăng lên và đường bờ trở nên thang ở hơn
Ở khu vực Diễn Châu, đường bờ có dạng hơi lõm, chạy theo phương á kinh tuyến Cách đây không lâu, vào thế kỷ X nơi nảy còn là một vùng đầm phá chưa bồi lấp hét Hiện nay, tại đây còn tổn tại các tầng vỏ sò điệp dày hàng chục mét, cao 4-6m, chạy dài hàng cây số Từ cửa Lò tới cửa Nhượng, đường bờ rất thẳng chạy theo hướng tây bắc-
x
Trang 17Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
đông nam Do sườn bờ ngầm thoải, nước nông, đường đăng sâu 20m chạy cách bờ 8-]2km,
nên ở đây có điều kiện phát triển các đạng tích tụ lớn dạng bar thành tạo do quá trình di
chuyển bởi tích từ đáy lên bờ Ở phần đông huyện Thạch Hà còn dấu tích các bãi sò biển
cao dén 12m [41] Ở khu vực Kỷ Anh, vai trò của biển càng thể hiện rõ rệt hơn Các dạng
tích tụ biển phổ biến rộng rãi, cát ở các dạng tích tụ được gió tiếp tục đưa vào sâu trong lục
địa thành tạo các đụn cát phong thành cao 5-I0m, một số nơi đạt tới 10-15m
Như vậy, do gần cửa vịnh Bắc Bộ nên vai trò của sóng trong quá trình thành tạo địa
hình đồng bằng và bờ biển Nghệ Tĩnh đã thể hiện rõ và đạt tới cân bằng với vai trò của sông Kiểu bờ tích tụ hỗn hợp biển-đồng bằng aluvi bằng phẳng phổ biến ở Án Độ
Dương, có ở một số nơi thuộc Đại Tây Dương, nhưng chưa phát hiện ở Thái Bình Dương
KET LUẬN
Qua các phần đã trình bày ở trên có thể rút ra các kết luận như sau:
1) Ở Việt Nam có mặt 10 kiểu (nguồn gốc-hình thái) bờ biển khác nhau, chiếm tỷ lệ 71% (10/14) tổng số các kiểu bờ của biển:Đông và 33% (10/30) tổng số các kiểu bờ của
đại dương thế giới So với các nước khác trong lưu vực biển Đông, Việt Nam là quốc
gia đứng đầu vẻ đa dạng số lượng các kiểu bờ biển (nếu chỉ tính ác kiểu bờ trong phạm
vi biển Đông: Malaixia-6 kiểu, Trung Quốc-5 kiểu, Thái Lan-4 kiểu, Đài Loan-2 kiểu,
Xingapo-2 kiểu, Indonêxia-2 kiểu, Philippin-I kiểu, Campuchia-l kiểu và Brunây-l
kiểu; nếu tính cả bờ ngoài biển Đông: Inđônêxia-9, Trung Quốc-7, Thái Lan-6, Malaixia-7, Dai Loan-3, Xingapo-2, Philippin-1, Campuchia-1, Brunay-1)
2) Về quá trình tiến hoá, biển tiền sau băng hà lần cuối làm ngập các đồng bằng thấp
ven biển và các thung lũng kiến tạo, kiến tạo-xâm thực, xâm thực, karst của miễn núi thấp ven rìa lục địa Việt Nam tạo nên bờ biển chia cắt nguyên sinh, có sự xen kẽ các
vũng vịnh ven bờ và các mũi nhô đá gốc hoặc các đảo Sau đó, quá trình san bằng bờ biển vũng vịnh xảy ra dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó quan trọng
nhất là sóng, nguồn vật liệu aluvi từ hệ thống sông suối ven bờ, hoạt động của thuỷ triều, sú vẹt, quá trình hoà tan đá vôi đã làm cho bờ biển chia cắt nguyên sinh dan bi
thay đổi Tuy nhiên, do điều kiện phức tạp về địa chất, địa hình nguyên thuỷ, khí hậu-
thuỷ văn và động lực khối nước nên quá trình san bằng xảy ra không đều Ở đây có mặt
10 kiểu bờ đang ở những trạng thái phát triển khác nhau từ trẻ đến già; từ bờ chia cắt
nguyên sinh do kiến tạo ít bị thay đổi bởi quá trình biển (giai đoạn sinh: kiểu Dalmatian), đến bờ bắt đầu thay đổi do quá trình sóng (giai đoạn hoá hay phát triển: kiểu vũng vịnh mài mòn đang bị san bằng), tiếp đến bờ thay đổi mạnh do quá trình sóng (giai đoạn thu hay trưởng thành: kiểu vũng vịnh tích tụ-mài mòn đang bị san bằng), kết thúc là hoàn toàn thay đổi do quá trình sóng (giai đoạn tàn hay già cỗi: kiểu tích tụ-mài mòn bằng phẳng, tích tụ hỗn hợp biển-đồng bằng aluvi bằng phẳng)
Trang 18ROME BOTY, ome TEA TEMES Senne eters acc _= ra
Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV
3) Ở Việt Nam xuất hiện một số kiểu bờ rất độc đáo và đặc sắc Điển hình nhất là
kiểu bờ karst ngập mặn nhiệt đới (ăn mòn sinh hoá ở vùng nhiệt đới) Trong phạm vi
Thái Bình Dương chỉ thấy có ở Việt Nam Trên phạm vi thế giới có thấy xuất hiện ở bờ
đông co bién Malacca (Phu Ket-Thai Lan va Langkawi-Malaixia) thuộc Án Độ Dương,
hoặc một vải nơi khác nhưng không điển hình như ở nước ta Kiểu bờ tích tụ hỗn hợp biển-đồng bằng aluvi bằng phẳng cũng là một kiểu bờ hiếm gặp, đến nay chưa xuất hiện ở nơi nào trong phạm vi Thái Bình Dương Kiểu bờ đồng bằng tam giác châu sông Mê
Công cũng là một kiểu rất độc đáo vì trên thế giới chưa phát hiện một đồng bằng tam
giác châu phát triển lệch ra vùng rỉa với một mũi nhô kỳ vĩ đến như vậy Kiểu bờ san hô
của Việt Nam cũng hệt sức đặc biệt, các rạn san hô không lô phát triên trên những cao nguyên ngâm nguyên là các khối lục địa cổ có chân nằm ở độ sâu 1.500-1.800m và
3.500-4000m, là những đặc tính hiếm có, nguyên nhân và lịch sử thành tạo của chúng
còn là những bí ấn lớn đối với các nhà khoa học Sự phát triển rộng rãi các dạng địa
hình phong thành và kích thước đồ sộ của các khối đụn ven bờ biển miền Trung cũng là các đặc tính độc đáo biểu hiện tính chất phi địa đới của quá trình bờ
Có thể nói, Việt Nam là một trong những quốc gia có vùng bờ đa dạng, độc đáo va
đặc sắc nhất thể giới
4) Tỷ lệ tương đối lớn của các kiểu bờ biển thành tạo ưu thế do các yếu tố không
sóng như do sông, do tính chất và thành phần nham thạch; sự phát triển mạnh mẽ cúa thực vật ngập mặn #à san hô xác nhận vai trò quan trọng của tính chất phân đới của quá
trình bờ ở đới nóng
5) Mấy chục năm gần đây, hiện tượng xói lở bờ cát xảy ra trên khắp chiều dài bờ
biển Việt Nam, kẻ cá những vùng có chế độ kiến tạo và hoàn cảnh địa lý khác nhau, các
kiểu bờ biển khác nhau Sự xói lở bờ cát mạnh mẽ còn xuất hiện ở cả các đoạn bờ
nguyên là đoạn tích tụ bên vững thuộc kiểu bờ tich tụ trước đây Điều đó xác nhận ảnh hưởng to lớn của sự biến đổi khí hậu toàn cầu và sự nâng cao chân tĩnh mực nước đại
dương thể giới Nếu như những nỗ lực của nhân loại làm giảm tác động hiệu ứng nhà kính không mang lại các kết quả khả quan thì các biểu hiện trên đây chính là những dấu
hiệu bat đầu một pha mới trong quá trình tiến hoá của bờ biển Việt Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO
l Lê Đức An, 1986 Địa mạo Việt Nam (Phần lục địa) Lưu trữ Cục ĐC&KS Việt
Nam, Hà Nội Tr.3-82
2 Lê Đức An, 1991 Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên dái ven biển và hải đáo ven bờ Báo cáo tổng kết Dé tai 48B.05-01 Ha Nội, (Lưu trữ Chương trình biển)
3 Lê Đức An, Lại Huy Anh, 2006 Đặc điểm địa hình karst nhiệt đới vịnh Hạ Long
Tc Các khoa học về Trái đất, Số 28(3)-9/2006 Hà Nội Tr.368-375
Trang 19Nguyễn Thanh Sơn, Đỉnh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử
4
10
Lại Huy Anh và nnk., 1990 Địa mạo dải ven biển Việt Nam Báo cáo để tài 48B.05-01 Hà Nội, (Lưu trữ Chương trình biển)
Bird, E., 2000 Coastal Geomorphology ( An Introduction) Copyright by John Wiley & Sons Ltd, West Sussex PO.19 LUD, England P.289-299
Bộ Quốc phòng Liên Xô, 1974 Atlas Thái Bình Dương Nxb Hạm Đội biển Liên Xô (Nga văn) Tr.36-37
Bộ Quốc phòng Liên Xô, 1977 Atlas Đại Tây Dương và Án Độ Dương Nxb Hạm
Đội biên Liên Xô (Nga văn) Tr.36-37
Bộ Tổng tham mưu, 1985 Hải đồ Việt Nam, tỷ lệ 1/100.000
Nguyễn Hữu Cử, 1995 Hệ thống đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam Các công
trình nghiên cứu Địa chât-ĐỊa vật lý biên Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội TỊ
113-120
Nguyễn Hữu Cử, 1998 Động lực phát triển và tương quan bổi tụ-xói lở bờ đảo
_ Bach Long Vi Tuyén tập Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Công nghệ biển 11 12 13 14 IS: 16 17 18 46
toàn quốc lần thứ IV, Hà Nội, 12-13/11/1998 Tr.708-715
Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh và nnk., 2003 Cấu trúc va tién hoa dia chat vung
bãi bồi ven biển Nghĩa Hưng Tài nguyên và Môi trường biển, Tập X Nxb KH&KT Hà Nội Tr.89-103
Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh, 1997 Kiểm kê đất ngập nước
triều vùng ven bờ và các đảo đông bắc Việt Nam Tài nguyên và Môi trường biển, Tập IV Nxb KH&KT Hà Nội Tr.113-124
Trần Đình Gián, 1962 Đặc điểm địa mạo của khu vực bờ biển Bắc Trung Bộ và
phương hướng sử dụng Tập san Sinh vật và Địa học, Tập II, số 4 Hà Nội
Trịnh Thế Hiểu, 1981 Đặc điểm địa mạo và trầm tích tầng mặt đáy biển vùng ven bờ
Thuận Hải-Minh Hải Báo cáo khoa học Đề tài số 5 của Chương trình Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Thuận Hải-Ninh Hải, (Lưu trữ Viện Hải dương học Nha Trang)
Nguyễn Hoàn và nnk., 2004 Tiến hố địa mạo delta sơng Hồng trong Holocen Tạp
chí khoa học, ĐHQGHN, KH&CN, 20(4) Tr.44-54
Lê Xuân Hồng, 1997 Đặc điểm địa mạo bờ biển vùng Côn Đảo Tài nguyên và Môi
trường biển, Tập IV Nxb KH&KT Hà Nội Tr.60-64
Lê Xuân Hồng, Lê Thị Kim Thoa, 2007 Địa mạo bờ biển Việt Nam Nxb Khoa học
tự nhiên và Công nghệ Hà Nội Tr.1-278
Ionin, A.X.; Kaplin, P.A.; Medevedev, V.X., 1961 Phân loại các kiểu bờ biển của trái đất (Ứng dụng đẻ thành lập Atlas Địa lý tự nhiên thế giới) Những nghiên cứu mới về bờ biển và các hồ chứa nước Nxb Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô
Trang 20a sr Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV 19 20 Zh 22 23% 24 2) 26 27 28 29; 30 31 32 33 34 35: Krasnov E V., 1985 Bo bién Việt Nam Tạp chí Viễn Đông, Số 10 (Nga văn), Tr.116- 124
Krasnov E V., Trịnh Thế Hiếu, Nguyễn Thanh Sơn, 1988 Cấu trúc địa chất và địa
hình các đảo phía nam Việt Nam Tạp chí Sinh học Nxb Phân viện HLKH Viễn Đông Liên Xô, Vladivostok (Nga văn)
Vũ Tự Lập, 1978 Địa lý tự nhiên Việt Nam Tập I Nxb Giáo dục TP HCM Tr.1-2236
Leonchev, O K., 1955 Địa mạo bờ và đáy biển Nxb Đại học Tổng hợp Matxcơva
(Nga văn).Tr.207-220
Leonchev, O K., 1956 Về vấn đề phân foal và lập bản đồ địa mạo bờ biển Thông báo khoa học của Trường Đại học Tổng hợp Matxcơva, Cuốn 182 (Nga văn)
Leonchev, O.K.; Nikiphorov, L.G.; Xaphianov, G.A., 1975 Địa mạo bờ biển Nxb
Đại học tổng hợp Matxcova (Nga van)
Mc GIII, J T., 1958 Map of coastal landforms of the world Geogr Rev., V.48, No3
Tạ Thị Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, 2008- Quá trình phát triển đồng bằng sông
Cửu Long trong thời Holocen Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị khoa học địa
chất biển toàn quốc lần thứ nhất, Hạ Long, 9-10/10/2008 Tr.297-301 `
Vũ Văn Phái, Nguyễn Hiệu, Đào Mạnh Tiến, 2008 Xói lở bờ biển Việt Nam và ảnh
hưởng của mực nước biển đang dâng lên Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị
khoa học địa chất biển toàn quốc lần thứ nhất Hạ Long, 9-10/10/2008 Tr 658-666 Nguyễn Viết Phổ, 1984 Dòng chảy sông ngòi Việt Nam Nxb Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội Tr 1-66
Shepard, F P., 1948 Submarine geology N Y
Shepard, F P., 1976 Coastal classification and changing coastlines Geoscience and Man, V 14 p 53-64
Nguyễn Thanh Sơn và Trịnh Phùng, 1977 và các kiểu bờ biển ở Việt Nam (Báo
cáo lưu trữ tại Viện Hải dương học Nha Trang) Tr 1-24
Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Tiết, 1981 Địa mạo bờ biển Phú Khánh Tuyền tập Nghiên cứu biển, Tập II, Phần 2 Nha Trang Tr 155-164
Nguyễn Văn Tạc, Trịnh Phùng, 1985 Địa mạo thềm lục địa phía nam Việt Nam
Báo cáo Đề tài 48 06-05 (Lưu trữ tại Viện Hải dương học Nha Trang)
Trần Đức Thạnh và nnk., 1997 Đặc điểm địa mạo biển Việt Nam Tài nguyên và
Môi trường biển, Tập IV Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Tr.7-28
Trần Đức Thạnh, Đinh Văn Huy, Nguyễn Thanh Sơn, 2004 Vài nét tổng quan về địa mạo bờ biển và vấn dé quản lý dải ven bờ Việt Nam Tuyên tập công trình khoa
học, Hội nghị khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IV Hà Nội, Tr.31-43
Trang 21Nguyễn Thanh Sơn, Đinh Văn Huy, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử 36 38 39 40 4I 42 44 45 46 41 48 49 50 48
Trần Đức Thạnh, 2006 Đánh giá hiện trạng, dự báo biến động và đẻ xuất giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên một số vũng vịnh chủ yếu ven bờ biển Việt Nam Báo
cáo tổng kết đề tài khoa học cấp nhà nước KC.09-22 Hải Phòng Tr.I-250 (Lưu trữ
tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Đinh Văn Huy, 2008 Một số kỳ quan địa chất
tiêu biểu ở vùng biển và đới bờ Việt Nam Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội nghị khoa học Địa chất biển toàn quốc lần thứ nhất Hạ Long, 9-10/10/2008 Tr.414-421 Lê Bá Thảo, 1964 Một vài vấn để động lực các bãi phù sa ở ven châu thỏ Bắc Bộ
Tập san Sinh vật-Địa học, Tập II, Số 4/1964 Hà Nội
Lê Bá Thảo, 1977 Thiên nhiên Việt Nam Nxb KH&KT, Hà Nội Tr.200-206
Nguyễn Thế Tiệp, 1982 Các kiểu bờ biển Việt Nam Tạp chí Các khoa học về Trái đất Hà Nội, Tr.187-197
Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ và nnk., 2003 - 2006 Địa lý các tỉnh và thành phố
Việt Nam, Tập II, II, IV, V, VI Nxb Giáo dục Tp Hồ Chí Minh Dày 2.235 tr
Pham Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 197§ Khí hậu Việt Nam Nxb KH&KT Hà Nội Tr.11-318 -
Uy ban Khoa học và Kỳ thuật nhà nước, 1970 Phân vùng địa lý tự nhiên lãnh thổ
Việt Nam Nxb KH&KT Hà Nội Tr.1-209
Viện Nghiên cứu biển, 1975 Điều tra tổng hợp vùng biển ven bờ Quảng Ninh Hải
Phòng (Tài liệu lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Hải Phòng)
Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, 2008 Đánh giá giá trị tài nguyên vị thế hệ thống
vũng vịnh ven bờ biển Việt Nam Báo cáo chuyên dé thuộc Dự án số 14: Điều tra cơ
bản và đánh giá tai nguyên vị thế, ky quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo
Việt Nam Hải Phòng Tr.35-l 18 (Lưu trữ tại Viện Tài nguyên và Môi trường biển)
Xamôilov, I V., 1952 Cửa sông Nxb Geografgiz Matxcơva (Nga văn)
Waltham, T., 1998 Limerstone karst of Ha Long Bay Viet Nam An assessment of the karst geomorphology of the World Conservation Union and The Management Department of Ha Long Bay Engineering Geology Report # 806, Nottingham Trent University, UK
Wolanski, E., Nguyễn Hữu Nhân, 2005 Oceanography of the Mekong River Estuary Mega-deltas of Asia-Geological Evolution and Human Impact China Ocean Press P.113-115
Zenkovitch, V.P.,1963 Về bờ biển nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Hải dương
hoc, Tap IH, Cuốn 3 Matxcơva (Nga văn)
Trang 22CS iggnree meninrst rent perenne aN RARER? ROTA ete non” arene Tuyén tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XV Summary
MORPHO-GENETIC CLASSIFICATION OF VIETNAM COAST
Nguyen Thanh Son, Dinh Van Huy, Tran Duc Thanh, Nguyen Huu Cu
According to the morpho-genetically coastal classification by lonin, A S., Kaplin, A P and Medvedev, V S 1961, the coast of Vietnam can be divided into 3 groups with their own propeties of genesis, and subdivided into 10 coastal types on the basic of coastal processes, coastal changes by the sea, coastal dynamics and separation,
namely:
A-The group of coasts formed by subaerial and tectonic processes, and slightly
transformed by the sea
1-The type of Dalmatian coast
B-The group of coasts formed primarily by non-wave factors 2-The type of deltaic coast
3-The type of alluvial flats
4-The type of clayey and sandy tidal flats 5-Th® type of coral reef coast
6-The type of tropical bio-chemical corrosive coast C-The group of coast formed primarily by wave action
7-The type of abrasive bays
8-The type of abrasive-accumulative bays
9-The type of smoothed abrasive-accumulative coast 10-The type of alluvial-marine flats