1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Giao tiếp liên văn hóa (haui)

11 282 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 219,56 KB

Nội dung

Đây là bộ câu hỏi cũng như đáp án cho các bạn sinh viên ĐH Công Nghiệp Hà Nội sử dụng để ôn thi, cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học, đây là là trọn bộ câu hỏi khả năng cao sẽ được ra trong đề thi của trường đại học công nghiệp Hà Nội, mong các bạn có 1 kì thi tốt

Câu 1: * Khái niệm - Tổ chức là những hệ thống phức hợp phối hợp hành động của các bộ phận phụ thuộc để đạt tới những mục tiêu nhất định Trong một tổ chức, các bộ phận luôn tác động ảnh hưởng lẫn nhau và tạo ra một thể thống nhất Mỗi bộ phận của tổ chức thực hiện những chức năng, nhiệm vụ nhất định giúp tổ chức đạt tới mục tiêu của mình - Trong tổ chức thường có hai loại cơ cấu: cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức + Cơ cấu chính thức tập hợp tất cả các mối quan hệ chính thức được xã hội và tổ chức công nhận và tuân theo các văn bản chính thức, bao gồm: Hệ thống tổ chức (phòng ban, bộ phận), bộ mayds quản lý, các mối quan hệ giữa các phòng ban Sự phối hợp giữa các phòng ban để đạt tới mục tiêu của tổ chức đòi hỏi truyền thông có hiệu quả + Cơ cấu không chính thức tập hợp tất cả các mối quan hệ không chính thức, nghĩa là các mối quan hệ có tính chất riêng tư giữa các thành viên Những biểu hiện của cơ cấu không chính thức đó là: sự hình thành các nhóm nhỏ không chính thức, sự hình thành thủ lĩnh, hình thành các lực lượng… Cơ cấu không chính thức không có quyền hạn chính thức, nhưng cũng có thể có ảnh hưởng và sức mạnh rất lớn trong tổ chức xuất phát từ sự công nhận của người xung quanh về năng lực, nhân cách hay xuất phát từ mạng lưới giao tiếp rộng rãi * Truyền thông trong tổ chức - Truyền thông được coi là mạch máu của một tổ chức, nó gắn các bộ phận phụ thuộc của tổ chức lại với nhau thành một thể thống nhất Truyền thông có hiệu quả trong cơ cấu chính thức và cơ cấu không chính thức, ở mọi cấp sẽ làm tăng năng suất và tạo sự thỏa mãn cho mọi thành viên Để hoàn thiện quá trình truyền thông thì mỗi cá nhân cần tuân theo những yêu cầu sau đây: + Mô tả công việc rõ ràng: Để giao tiếp trong tổ chức được trôi chảy cần phải có văn bản mô tả công việc, trong đó nêu rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ của các thành viên, của các bộ phận Bản mô tả công việc này có thể được điều chỉnh theo nhu cầu công tác nhưng nhất thiết phải có văn bản, tránh việc chỉ thỏa thuận miệng với nhau + Kết hợp nhiều kênh truyền thông: Để giảm bớt tình trạng “tam sao, thất bản”, khi truyền thông trong tổ chức nên kết hợp các kênh khác nhau Trong những trường hợp khẩn cấp có thể áp dụng các kênh như, nhắn miệng, điện thoại, nhắn tin Tuy nhiên, sau đó cũng có thể phải truyền tiếp bằng băn bản để nhắc lại và để lưu giữ, truy cập lúc cần + Tránh sự quá tải thông tin: Khi người nhận được gửi quá nhiều thông tin vượt quá khả năng kiểm soát họ sẽ cảm thấy quá tải thông tin Điều này có thể gây bão hòa và như vậy có thể có những thông tin quan trọng không được tiếp nhận và xử lý kịp thời + Cần có sự bình đẳng trong thông tin: Trong một tổ chức cần có sự cởi mở về thông tin, trừ những thông tin khi tiết lộ sẽ gây tác hại lớn cho tổ chức Nói chung, truyền thông trong tổ chức càng hiệu quả thì hoạt động của tổ chức càng thuận lợi Thông tin càng rộng rãi, cởi mở thì nhân viên càng thỏa mãn, hài lòng, thúc đẩy hoạt động của tổ chức mau chóng đạt mục tiêu của mình Câu 2: * Quy trình thực hiện bài diễn thuyết: Bước 1: Chuẩn bị: - Hãy biết mình Bạn xác nhận xem bản thân có nắm vững nội dung, có đủ tư liệu để trình bày theo chủ đề của buổi diễn thuyết; vị trí xã hội của mình có dễ được người nghe chấp nhận hay không?; sự phù hợp của chủ đề diễn thuyết đối với bản thân? - Tìm hiểu đối tượng Cần tìm hiểu trước về đối tượng người nghe trên các phương diện như: nhu cầu, sự thích thú, giới tính, tuổi tác, học vấn, nghề nghiệp, xu hướng chính trị…để chuẩn bị cách tiếp, cách truyền tải nội dung cho phù hợp - Chuẩn bị nội dung, bao gồm: phần mở đầu, nội dung chính, kết luận + Phần mở đầu: Người diễn thuyết lập mối quan hệ với người nghe và phác qua nét lớn nội dung sẽ trình bày để người nghe sẵn sàng theo dõi Những lời nói đầu tiên cần phải thu hút sự chú ý của người nghe, làm cho họ quan tâm và thích thú + Phần nội dung: Chứa đựng những ý tưởng then chốt, ý tưởng phải được xây dựng một cách logic Bài diễn thuyết phải được phát triển dưới dạng một chuỗi các luận điểm và luận cứ, một luận điểm này xuất phát từ một điểm khác, một ý này xuyên sang ý khác với một logic chặt chẽ Cần chuẩn bị những ví dụ, những số liệu để minh chứng cho nội dung diễn thuyết Chuẩn bị những trích dẫn của các nhân vật nổi tiếng để minh họa, những giai thoại về một nhân vật nào đó Tùy vào các chủ để diễn thuyết, bạn có thể chuẩn bị thêm các câu chuyện hài ước, những câu nói đùa dí dỏm giúp cho bầu không khí đỡ căng thẳng trong những thời điểm nhất định + Phần kết Bạn nhắc lại những điểm then chốt của nội dung đã được trình bầy Tùy vào tính chất của bài diễn thuyết mà phân cuối có thể chứa đựng lời chúc mừng, những nhiệm vụ cho tương lai, những vấn đề nêu ra để người nghe giải quyết, lời kêu gọi và những khẩu hiệu…và dĩ nhiên bạn cần dành thời gian để giải đáp các thắc mắc từ người nghe - Chuẩn bị tinh thần: Cần phải tự tin để thu hút sự chú ý của người nghe bằng cách chủ động thư giãn, có ý thức cử động chậm hơn và tập trung giảm tiêu phí sức lực một cách có cân nhắc Bước 2: Tạo mối quan hệ Đây là bước bạn đứng trước người nghe để diễn thuyết, bạn cần phải tạo ra mối quan hệ và sự tiếp xúc thuận lợi cho buổi diễn thuyết Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn cần lưu ý những điểm sau: - Lựa chọn trang phục cho phù hợp với buổi diễn thuyết - Tư thế, tác phong tự tin, dáng đứng thẳng, tự nhiên - Hướng ánh mắt thẳng về phía người nghe với sự tôn trọng và quan tâm - Tự giới thiệu về bản thân và chủ đề của buổi diễn thuyết Có rất nhiều cách mở đầu cho bài diễn thuyết, tùy vào nội dung bạn có thể lựa chọn một trong các cách sau: + Dẫn nhập trực tiếp: Bạn nhắc lại tên chủ đề, nêu rõ mục đích và những vấn đề chính của bài diễn thuyết + Dẫn nhập theo lối tương phản: Bài diễn thuyết bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuẫn để gây chú ý + Dẫn nhập theo lối tương phản: Bài diễn thuyết bắt đầu bằng việc nhấn mạnh sự mâu thuẫn để gây chú ý + Dẫn nhập bằng cách trích dẫn: Một câu trích dẫn thích hợp có thể là một mở đầu thú vị Bước 3 Triển khai: Sau khi đã tạo được bầu không khí tiếp xúc, bạn chuyển sang triển khai nội dung Hình thức triển khai được quyết định bằng sự chuẩn bị từ trước Trong khi diễn thuyết bạn cần chú ý những điểm sau: - Sự quan tâm đến người nghe phải được duy trì ytrong suốt buổi diễn thuyết bằng việc sử dụng tư liệu hoặc các ví dụ lý thú cộng với đôi chút khôi hài nhẹ nhàng - Bạn cố gắng đưa ánh mắt về phía người nghe trong suốt quá trình diễn thuyết - Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (Hành vi, cử chỉ, thái độ, sự biểu cảm…) một cách tự nhiên và không nên quá lạm dụng - Bạn có thể di chuyển khi diễn thuyết, tuy nhiên nên hạn chế trong bán kính khoảng 1 mét Nếu bạn di chuyển quá xa sẽ làm mất sự chú ý của người nghe - Sử dụng âm lượng to, rõ ràng đủ để người ngồi đầu và người ngồi cuối khán phòng đều nghe rõ - Giọng nói cần thay đổi theo cách lên, xuống; trầm, bổng - Tránh thói quen dùng từ vô nghĩa khi diễn thuyết Bước 4 Kết thúc: - Bạn cần kết thúc đúng lúc, đừng rông dài - Khi kết thúc, bạn tóm tắt ngắn gọn những điểm chính trong bài phát biểu và yêu cầu người nghe hành động hoặc xem xét vấn đề theo một quan điểm mới Tuy nhiên bạn không nên làm điều đó một cách quá rõ ràng -Bạn có thể kết thúc bằng cách kể một câu chuyện kèm theo và minh họa những điều đã được đưa ra Và cuối cùng, bạn không quên cảm ơn người nghe vì sự chú ý của họ Câu 3: Đặc điểm tâm lý của đối tượng giao tiếp Thích được giao thiệp với người khác: - Tâm lý con người nói chung là luôn mong muốn được tiếp xúc, giao lưu với mọi người Đây là hiện tượng tâm lý bẩm sinh và ngày càng được duy trì phát triển khi con người có ý thức về nó Ngay từ khi còn nằm trong nôi, con trẻ đã muốn được tiếp xúc với thế giới xung quanh Càng lớn lên con người càng nhận thức được sự cần thiết của nó và càng hiểu được rằng mọi người không thể tồn tại và trưởng thành mà không có mối liên hệ, trợ giúp từ bên ngoài Thích được người khác khen và quan tâm đến mình: - Mỗi người đều có mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định, hãy tạo mọi cơ hội, khai thác tối đa mặt mạnh, cái tốt của họ để khen thì có hiệu quả bất ngờ Nhưng khen phải đúng lúc, đúng chỗ, đúng cái họ có, không nên khen theo công thức, khuôn mẫu xáo rỗng Thích tự khẳng định bản thân: - Dù làm việc ở lĩnh vực gì, tầm cỡ nào, mức độ giản đơn đến mấy con người luôn muốn tự khẳng định mình, thích được người khác đánh giá đúng về mình, thâm chí là muốn được đánh giá cao hơn, quan trọng hơn người khác Họ không muốn người khác coi họ là người không quan trọng, không có giá trị, thâm chí là người thừa Yêu thích cái đẹp: - Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tới sự hoàn thiện, con người luôn hướng tới cái đẹp Vì vậy làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho mọi người xung quanh, làm đẹp cho cả cộng đồng xã hội là mục tiêu phấn đấu, là niềm hạnh phúc của mỗi người Kỳ vọng và đam mê khi có niềm tin: - Bất kỳ một việc gì dù lớn hay nhỏ, dù trước mắt hay lâu dài con người luôn phải có niềm tin mới có thể làm tốt được Chính vì vậy, muốn thuyết phục ai làm theo điều mình mong muốn hãy tạo cho họ lòng tin vào điều đó Như vậy, họ mới có đủ sức mạnh và nhiệt huyết để phấn đấu theo đuổi đến cùng - Như vậy, muốn thu phục được lòng người, làm chủ các cuộc giao tiếp, bạn cần thấu hiểu tâm lý của con người Hiểu tâm lý con người chính là hiểu mình, biết người để từ đó lựa chọn, điều chỉnh mọi hành vi phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của cả hai bên Khi vui/ buồn có những biểu hiện: - Vui vẻ: + Đây là cảm xúc tích cực nên được nuôi dưỡng + Một biểu hiện rõ ràng của cảm xúc Vui Vẻ là cười, nhưng một người nở nụ cười chưa chắc đã cảm thấy vui vẻ + Vui vẻ thể hiện sự thỏa mãn, mãn nguyện Khi bạn vui hai gò má thường được đẩy lên cao, đuôi mắt nheo lại, nếu có má lúm đồng tiền thì má lúm rõ nét, thần thái toát lên vẻ vui tươi, hạnh phúc dễ tạo cho người khác cảm giác gần gũi thân thiện - Buồn bã: + Đây là cảm xúc khó làm giả nhất vì các cơ liên quan đến biểu hiện trên mặt của cảm xúc này rất khó điều khiển + Khi một người có cảm xúc Buồn Bã, họ sẽ khó tập trung vào điều bạn đang trình bày và cho dù họ có nghe bạn nói thì cũng sẽ ít nhận ra những điểm tích cực trong đó.< có thể viết > + Mặt buồn bã thể hiện sự bạc nhược, thất vọng Biểu hiện của cảm xúc này thông qua khuôn mặt là vùng trán nhăn lại, đôi mắt trùng xuống, không có thần thái, vẻ mặt biểu lộ rõ sự buồn khổ, sầu não kèm theo những tiếng thở dài Nhìn vào dễ dàng tạo cảm giác lặng lẽ, trầm buồn Cảm xúc này thường có khi phải chịu đựng những thất bại, trải qua những chuyện mất mát, hoặc tâm trạng bất chợt do ngoại cảnh tác động + Trong trường hợp bạn nhận thấy người đối diện có biểu cảm như vậy, hãy hỏi thăm họ và thể hiện sự đồng cảm Nên chăm chú lắng nghe và không ngắt lời chia sẻ của họ nhưng cũng lưu ý tùy thuộc vào mức độ thân quen mà hãy kiểm soát mức độ tìm hiểu trong câu hỏi bạn đặt ra cho họ Đồng thời, hãy cho họ thời gian vượt qua khó khăn nhưng nếu sự buồn bã này gây ảnh hưởng tới công việc, hãy hướng họ tập trung vào giải quyết vấn đề một cách thẳng thắn.< có thể viết > Câu 4: * Các câu hỏi nhằm mục đích thu thập, xác nhận thông tin: - Câu hỏi trực tiếp Là hỏi thẳng vào vấn đề mà mình cần tìm hiểu, ưu điểm của loại câu hỏi này là thu thập thông tin nhanh chóng thường tạo ra yếu tố bất ngờ ở đối tượng làm cho họ phải bật ra câu trả lời trung thực Tuy nhiên loại câu hỏi này có hạn chế thường để lộ mục đích tìm hiểu làm cho đối tượng không được tự nhiên, trong một số trường hợp hỏi trực tiếp không tế nhị, gây bầu không khí căng thẳng Ví dụ: hỏi về tuổi tác, hôn nhân, quan điểm chính trị, quan điểm tôn giáo… - Câu hỏi gián tiếp Là hỏi về một vấn đề này để suy ra vấn đề mình cần tìm hiểu Loại câu hỏi này thường dùng để khai thác những vấn đề tế nhị, mà không thể hỏi trực tiếp Ví dụ: Nếu trong phỏng vấn, bạn hỏi thẳng ứng viên “Anh có thích công việc đó không?” Nếu đặt câu hỏi gián tiếp: “Trong công việc đó có điều gì làm cho anh thích thú nhất?” thì sẽ hay hơn vì tập trung hỏi về công việc chứ không phải hỏi về con người - Câu hỏi đóng Là những câu hỏi mà câu trả lời thường là “có”, “không” hoặc một thực tế đơn giản nào đó, tính chất của nó là xác nhận lại thông tin, chứ không có tính gợi mở Hỏi đóng thường dùng với tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào đó Chẳng hạn, câu hỏi đóng dùng để thăm dò, giúp bạn xác định nhanh được người đối diện có hứng thú/quan tâm không đến điều bạn nói Qua cách trả lời của họ, bạn có thể tiếp tục hoặc dừng lại VD: “Ngài có dùng cà phê không (ạ)?” Câu trả lời chỉ có thể là Có hoặc Không - Câu hỏi mở: Là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý kiến của bạn về vấn đề đó…” Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, chúng kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, người được hỏi không bị gò bó về câu trả lời Câu hỏi mở rất cần thiết cho việc nghiên cứu, điều tra thực tế, cho biết kiến thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời Câu hỏi càng mở, người được hỏi càng dễ trả lời Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định hướng điều gì có giá trị và điều gì quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo luận và tranh luận Các dạng câu hỏi mở: + Câu hỏi đào sâu (giúp khai thác thông tin, mở rộng vấn đề, giúp tìm hiểu bản chất vấn đề) VD: Điều này có ý nghĩa gì với bạn?/Bạn có thể mở rộng ý này như thế nào?/Theo bạn, bước tiếp theo có thể là gì? + Câu hỏi Giả định (giúp thăm dò các khả năng và kiểm chứng các giả thuyết, giúp phát huy trí tưởng tượng) VD: Điều gì sẽ xảy ra nếu…?/ Nếu…, bạn nghĩ thế nào?/ Nếu…, bạn đồng ý hay phản đối?/ Ta có thể đưa ra giả định nào thay thế? + Câu hỏi xác định nguồn thông tin (giúp đánh giá mức độ tin cậy, trung thực của thông tin) VD: Mình đưa ra là có thể tin cậy được?/ Tại sao bạn nghĩ rằng điều đó là đúng?/ Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không? + Câu hỏi về sự đánh giá của cá nhân (giúp đánh giá quan điểm, tình cảm, suy nghĩ của cá nhân) VD: Bạn nghĩ gì về…?/ Bạn đánh giá như thế nào về…?/ Bạn đã từng ở trong tình huống đó chưa và bạn xử lý ra sao? Câu 5: * Vai trò của việc hiểu biết tập quán giao tiếp theo châu lục khi giao tiếp trong môi trường đa văn hóa: Nắm được đặc trưng tâm lý, tập quán tôn giáo, tập quán châu lục giúp cho mỗi người có có sở trong thiết lập, tạo dựng các mối quan hệ giao tiếp với những cá nhân hoặc tổ chức trong môi trường đa văn hóa Câu 6: * Tập quán giao tiếp tiêu biểu ở một số nƣớc Nam Mỹ: - Người Achentina có thói quen bắt tay trong bất cứ trường hợp nào - Người Brazil nổi tiếng ham vui đến mức cuồng nhiệt, đặc biệt là thái độ với bóng đá - Người Acuador thường không nghiêm túc trong việc hẹn hò (về khía cạnh thời gian) - Người Venezuela rất sùng bái ông Simon Bolivar-người giải phóng đất nước, nên khi giao tiếp có liên quan hoặc nhắc đến tên của nhân vật này thì người dân cảm thấy rất ngưỡng mộ và tôn kính bạn * Tập quán giao tiếp của người Mỹ: - Người dân nước này có tính năng rất độc đáo, thực dụng Mọi hoạt động đều được cân nhắc kỹ trên nguyên tắc lợi ích thiết thực - Những gì sâu xa, tinh tế, mang nét văn hóa tao nhã, thanh lịch thì không phù hợp với họ - Người Mỹ bắt tay khi chào nhau ít hơn người châu Âu, nam giới chỉ bắt tay nhau khi được giới thiệu hoặc có quen biết lâu ngày mới gặp lại - Nữ giới thường không bắt tay nhau khi được giới thiệu, họ ít bắt tay nhau khi chia tay - Đối với họ, thành công đồng nghĩa với nhịp độ và càng tất bật bao nhiêu càng được trọng nể bấy nhiêu - Bình thường họ gọi nhau bằng tên riêng, đối với những người có địa vị cao được gọi bằng tên họ - Người Mỹ rất coi trọng vai trò cá nhân và tính tự do cá nhân - Mọi mối quan hệ, tiếp xúc, gặp gỡ ddều phải được hẹn hò, thỏa thuận trước Câu 7: * Tập quán giao tiếp người châu Á: - Trọng lễ nghi: Cử chỉ tác phong khi gặp gỡ tiếp xúc với mọi người là khoan thai, mực thước Coi việc chào hỏi đúng lễ nghi là thước đo phẩm hạnh của mỗi người - Trọng tín nghĩa: là truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa phương Đông Đạo Khổng Tử, đạo Phật, đạo Shinto đều coi tín nghĩa là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người với người - Kín đáo, dè dặt trong giao tiếp: Đây là nét truyền thống đã tạo nên luân lý phương Đông Chờ đợi, lắng nghe, thận trọng trong mọi hoạt động giao tiếp; không quá vội vàng, quá cởi mở, vồn vã khi mới quen nhau là đặc tính nổi bật trong giao tiếp của người phương Đông - Ít bọc lộ cá tính: Trong các hoạt động giao tiếp, vai trò cá nhân thường bị lẫn chìm trong cộng đồng xã hội Văn hóa phương Đông và chế độ phong kiến là nguyên nhân của việc kiềm chế cá thể, tuân thủ nề nếp xã hội - Văn hóa ăn uống: Hầu hết người phương Đông ăn bằng đũa thay vì thìa dĩa như ở phương Tây, tuy nhiên có một số vùng có thói quen ăn bốc bằng tay * Tập quán giao tiếp người châu Âu - Nếp sống công nghiệp lâu đời đã tạo ra tính cách rõ nét của người dân các nước ở châu Âu Thẳng thắn, bộc trực, sôi nổi, chính xác và nghiêm túc là nét giao tiếp nổi bật - Quan hệ giữa con người với con người là bình đẳng, thực tế, tôn trọng nhau trong khuôn khổ luật pháp Hầu hết người dân châu Âu có bản tính thật thà, thẳng thắn, mến khách; không thâm thúy, vòng vo, ý tứ nhưn người dân châu Á - Văn hóa ẩm thực của người dân châu Âu cũng rất khác so với người châu Á Nếu như ở châu Á, người dân chủ yếu dùng bát, đũa để ăn cơm với các món ăn cứng và đậm đà thì người dân châu Âu chủ yếu là ăn bánh mì và dụng cụ chủ yếu là thìa, dĩa, đĩa với các món ăn mềm có bơ, đường, sữa Câu 8: * Tập quán giao tiếp theo Phật giáo: Phật giáo được lưu tồn và phát triển ở nhiều vùng, nhiều nước trên thế giới Có khoảng trên một tỷ tín đồ đạo Phật trên toàn hành tinh Đa số học là người Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Singapore Một số tập tục kiêng kỵ theo phật giáo cần chú ý: - Xuất hành theo ngày giờ - Làm việc lớn phải xem tuổi - Ra ngõ kiêng gặp phụ nữ - Thắp hương cúng lễ gia tiên vào ngày tết, ngày rằm, mồng một hàng tháng * Tập quán giao tiếp theo Thiên chúa giáo: Có lòng tin tuyệt đối vào đức chúa trời, họ rất trung thành với đức Chúa trời, không thờ ai ngoài Chúa trời Về bản chất tín đồ thiên chúa giáo rất hiền lành, chất phác, thật thà, tốt bụng Một số tập tục và kiêng kỵ cần chú ý: - Kính trọng tín đồ Thiên Chúa giáo thì được họ rất yêu mến - Kinh thánh của Thiên Chúa giáo khuyên răn con người có nhân, có đức, hướng tới điều thiện và măng đậm tính nhân văn - Hàng ngày các con chiên thường đọc kinh cầu chúa rất đều vào buổi sáng Câu 9: Phương pháp giải quyết xung đột - Phương pháp cạnh tranh + Đây là phương pháp giải quyết xung đột bằng cách các bên đều giữ vững lập trường của mình Họ cạnh tranh với nhau để dành quyền lợi tốt hơn và cố gắng dành chiến thắng (nếu đối phương không có quan hệ thân thiết với họ) Hình thức giải quyết xung đột này chứa đựng nhiều yếu tố gây hấn và có thể khiến cho đối phương bị tổn thương hay bị xúc phạm + Hình thức này phù hợp với kỹ năng giải quyết xung đột khi: • Vấn đề cần được giải quyết nhanh chóng hoặc không quan trọng; • Người quyết định biết chắc mình đúng; • Vấn đề nảy sinh xung đột không phải lâu dài và định kỳ + Hình thức này không phù hợp với giải quyết xung đột khi: • Mọi người cảm thấy nhạy cảm với xung đột; • Tình huống không khẩn cấp - Phương pháp hợp tác + Là việc giải quyết xung đột bằng cách thỏa mãn tất cả mọi người có liên quan Với hình thức này, các bên có thể cùng nhau làm việc để đưa ra giải pháp hai bên cùng có lợi Phương pháp giải quyết xung đột này chủ yếu hướng đến yếu tố tích cực, chủ động hơn là thụ động hoặc gây hấn Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi: • Vấn đề là rất quan trọng, và có đủ thời gian để tập hợp quan điểm, thông tin từ nhiều phía để có phương pháp xử lý hoàn hảo nhất; • Áp dụng với những tình huống không khẩn cấp; • Xung đột liên quan đến nhiều người hay nhiều thành viên của các nhóm khác nhau; cần tạo dựng mối quan hệ lâu dài giữa các bên; • Những nỗ lực giải quyết xung đột trước đó bị thất bại + Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi cần ra quyết định ngay lập tức; vấn đề không quan trọng - Phương pháp lẩn tránh (từ bỏ) + Là cách giải quyết xung đột bằng cách lẩn tránh các xung đột, phó mặc cho đối phương định đoạt hoặc người thứ ba định đoạt Người sử dụng hình thức này có xu hướng chấp nhận mọi quyết định mà không có bất kỳ câu hỏi nào, tránh tạo ra mâu thuẫn và giao phó mọi công việc và quyết định, khó khăn cho đối phương Những người dùng phương pháp này không tham gia vào tranh luận để đòi quyền 56 lợi Dù cho kết quả thế nào họ cũng không có ý kiến, và thường tích tụ lại sự không hài lòng của mình Đây là hình thức giải quyết xung đột bị động và không hiệu quả mặc dù có thể áp dụng trong một số trường hợp + Phương pháp giải quyết xung đột này nên áp dụng khi: • Vấn đề không quan trọng; • Vấn đề không liên quan đến quyền lợi của mình; • Hậu quả giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích đem lại; • Xung đột sẽ sớm tự động giải quyết + Tuy nhiên, phương pháp giải quyết xung đột này sẽ không nên áp dụng khi: • Vấn đề quan trọng đối với bạn hoặc người thân của bạn; • Xung đột sẽ tiếp tục diễn ra và tồi tệ hơn nếu bạn không quan tâm tới nó - Phương pháp nhượng bộ: + Là hình thức giải quyết xung đột bị động nhất Phương pháp xử lý xung động bằng cách một bên sẽ từ bỏ những quyền lợi họ muốn và để bên còn lại đạt được những điều đó Họ sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình, mà không đòi hỏi hành động tương tự từ bên kia Nhìn chung, phương pháp giải quyết xung đột này không hiệu quả nhưng vẫn có thể áp dụng trong một số trường hợp + Phương pháp giải quyết xung đột này áp dụng khi: • Việc duy trì quan hệ quan trọng hơn việc thắng thua; Giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp là ưu tiên hàng đầu; • Cảm thấy vấn đề là quan trọng với đối phương hơn đối với mình + Phương pháp giải quyết xung đột này không nên áp dụng khi: • Khi vấn đề là quan trọng đối với bạn; • Nhượng bộ sẽ không giải quyết triệt để vấn đề + Sự khác nhau cơ bản giữa phương pháp “nhượng bộ” và “lẩn tránh” là ở mối quan tâm về đối phương và xung đột Phương pháp nhượng bộ bắt nguồn từ sự quan tâm, trong khi phương pháp lẩn tránh bắt nguồn từ sự thờ ơ của cá nhân với đối phương lẫn xung đột

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN