Nội dung: - Cho học sinh chơi trò chơi “Ô CỬA BÍ MẬT” - Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức đã học trong học kì 2.. Vỏ Trái Đất + Nhóm 3,4: Nghiên cứu chương 4: Khí hậu và biến đổi
Trang 1TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II
Môn học: Địa lí; lớp: 6 Thời gian thực hiện: 1 tiết
I Mục tiêu:
1 Về kiến thức: Ôn tập nội dung từ bài 10 -> bài 21
- Cấu tạo Trái Đất Các mảng kiến tạo
- Các hiện tượng nội sinh, ngoại sinh Hiện tượng tạo núi
- Hiện tượng động đất núi lửa
- Các dạng địa hình chính trên Trái Đất Khoáng sản
- Lớp vỏ khí của Trái Đất Khí áp và gió
- Nhiệt độ không khí Mây và mưa
- Thời tiết và khí hậu Biến đổi khí hậu
- Thủy quyển và vòng tuần hoàn lớn của nước
- Sồng và hồ Nước ngầm và băng hà
- Biển và đại dương
2 Về năng lực
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Sử dụng bản đồ và sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh để xác định nội dung theo yêu cầu của giáo viên
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn đề liên quan đến bài học; Liên hệ với Việt Nam (nếu có)
- Năng lực chung (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) thông qua việc HS độc lập khai thác thông tin, làm việc với tư liệu học tập và thảo luận nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập, các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học
3 Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực
- Trung thưc: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động nhóm, cá nhân, trong đánh giá và tự đánh giá
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ được giao
II Thiết bị dạy học và học liệu
1 Giáo viên:
- Sgk, máy tính, máy chiếu, bản đồ, tranh ảnh, sơ đồ
- Phiếu học tập
2 Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, sơ đồ tư duy
III Tiến trình dạy học
1 Hoạt động 1: Mở đầu (5p)
Trang 2a Mục tiêu:
- Định hướng cho học sinh về nội dung ôn tập
- Tạo hứng thú động cơ để HS học tập bài mới
b Nội dung:
- Cho học sinh chơi trò chơi “Ô CỬA BÍ MẬT”
- Yêu cầu HS nhắc lại nội dung kiến thức đã học trong học kì 2
c Sản phẩm:
- Đoán được bức tranh ẩn sau ô cửa
- Trả lời được tiêu đề các bài đã học trong kì 2
d Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Bước 1: Giao nhiệm vụ: Chơi trò chơi “Ô CỬA BÍ MẬT”
GV tổ chức cho học sinh lựa chọn và trả lời 4 câu hỏi
Câu hỏi ô cửa số 1:
Sáng sớm nét mặt hiền hòa
Đến trưa mặt đỏ chói lòa gắt gay
Chiều về mặt lại hiền ngay
Đêm đêm giấu mặt trong mây trốn tìm
Đáp án: Mặt Trời
Câu hỏi số 2:
Khi tròn, khi khuyết
Lúc tỏ lúc mờ
Có cây đa, chú Cuội
Ngồi chơi cùng trời cùng mây
Đáp án: Mặt Trăng
Câu hỏi số 3:
Nước đâu chẳng ở hồ ao
Từ đâu đổ xuống ào ào như tuôn
Đáp án: Mưa
Câu hỏi 4:
Tuy không có phép tàng hình
Không ai nhìn thấy thân hình ra sao
Bay trên đất thấp trời cao
Cửa nhà đóng lại không vào được đâu
Đáp án: Gió
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: GV gọi HS báo cáo kết quả và tổ chức cho HS trao đổi thảo luận
- Bước 4: GV dẫn dắt, giới thiệu bài mới
Trang 32 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1 Hệ thống kiến thức (12 phút)
a Mục tiêu: Ôn tập lại những nội dung kiến thức đã học
b Nội dung: Hs báo cáo phần chuẩn bị ở nhà
c Sản phẩm:
Báo cáo thuyết trình sản phẩm của học sinh
d Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chiếu bài tập dự án đã giao
BÀI TẬP DỰ ÁN + Nhóm 1,2: Nghiên cứu chương 3: Cấu tạo của Trái Đất Vỏ Trái Đất
+ Nhóm 3,4: Nghiên cứu chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu
+ Nhóm 5,6: Nghiên cứu chương 5: Nước trên Trái Đất
(Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cụ thể )
* Yêu cầu
+ Mỗi nhóm chuẩn bị các sơ đồ tư duy thể hiện được các tên bài học, nội dung chính của các bài đã học
+ Thảo luận những nội dung kiến thức liên quan đến nội dung bài học
+ Đại diện các nhóm sẽ lên thuyết trình trước lớp
- Bước 2: Tiến hành hoạt động
+ GV mời đại diện các nhóm lên thuyết trình dự án của nhóm mình
- Bước 3: Đánh giá
+ Các nhóm quan sát nhận xét, bổ sung
+ GV nhận xét, chuẩn kiến thức
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp khái quát nội dung bài 3 chương
- Bước 4: Tổng kết, khen ngợi HS.
Hoạt động 2.2 Luyện tập (20 phút)
a Mục tiêu
Hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được, rèn luyện các kĩ năng áp dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong học tập, cuộc sống
b Nội dung: HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d Tổ chức thực hiện:
Phương án 1 (Dành cho Hs nơi có điều kiện học tập, CSVC đầy đủ)
- Bước 1 HS thực hiện thông qua trò chơi Quizzi trên điện thoại thông minh
GV nêu quy định sử dụng điện thoại
Hướng dẫn cách chơi
Trang 4- Lớp chia làm 6 đội chơi, trả lời 20 câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài học ở dạng trắc nghiệm chọn đáp án đúng, trong thời gian 10 phút
- Đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi nhất, đội đó sẽ chiến thắng
- Mỗi đội chuẩn bị một điện thoại thông minh
+ Bước 1: Mở phần mềm Quizizz
+ Bước 2: Vào Join a game
+ Bước 3: Nhập mã code, điền tên đội
+ Bước 4: Nhấn Start để bắt đầu chơi
- Bước 2: GV tổng hợp kết quả các đội chơi, công bố đội chiển thắng
- Bước 3: GV tổng kết, khen ngợi, tặng quà cho nhóm chiến thắng
Phương án 2 (Dành cho HS ở những nơi điều kiện vật chất còn khó khăn)
- Bước 1: Gv tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “AI NHANH HƠN”
Hướng dẫn cách chơi
+ Lớp chia làm 6 đội chơi, mỗi đội sẽ được phát 1 lá cờ
+ Gói câu hỏi gồm 20 liên quan đến kiến thức của bài học ở dạng trắc nghiệm chọn đáp án đúng, trong thời gian 10 phút
+ Đội nào trả lời nhanh và đúng nhiều câu hỏi nhất, đội đó sẽ chiến thắng
Chú ý: Gv đọc xong câu trả lời và đếm ngược 3,2,1 xong các đội mới được phất cờ, đội nào phất cờ trước sẽ mất quyền trả lời câu hỏi
+ Mời 1 bạn làm thư kí ghi đáp án cho các đội
- Bước 2: Các nhóm chơi trò chơi
- Bước 3: Thư kí tổng hợp kết quả, công bố đội chiến thắng
- Bước 4: GV tổng kết, khen ngợi, tặng quà cho nhóm chiến thắng
3 Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)
a) Mục tiêu:
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV cho HS chơi trò chơi “ ĐOÁN Ý ĐỒNG ĐỘI”
+ Chủ đề: Biến đổi khí hậu
+ Luật chơi: chia làm 2 đội mỗi đội 2 từ khóa
+ Dựa vào gợi ý đồng đội để trả lời
Lưu ý: Người gợi ý có thể nói (k trùng với từ có trong đáp án, k nói bằng tiếng anh)
hoặc dùng ngữ điệu cơ thể
Các từ khóa:
Trang 5Thủng tầng ozon
Hiệu ứng nhà kính
Ô nhiễm nguồn nước
Băng tan
- Bước 2: HS có 2 phút để chơi.
- Bước 3: GV nhận xét, khen ngợi học sinh, chốt lại kiến thức của bài
4 Hoạt động 4: Vận dụng (3 phút)
a) Mục tiêu: Hệ thống lại kiến thức của bài
b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.
d) Cách thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Quan sát con sông tại địa phương em đang sống, hãy
nêu những nguồn lợi và các biện pháp để bảo vệ sự trong sạch của dòng sông
- Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn
- Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.
* Hướng dẫn học ở nhà:
Ôn tập từ bài 10 đến bài 23, chuẩn bị kĩ cho bài 1 tiết
PHỤ LỤC
Hệ thống câu hỏi Quiizzi
Câu 1: Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm mấy phần?
A 2
B 3
C 4
D 5
Câu 2: Trên Trái Đất lục địa lớn nhất là?
A Lục địa Phi
B Lục địa Nam Mĩ
C Lục địa Bắc Mĩ
D Lục địa Á – Âu
Câu 3: Tại sao nói: Nội sinh và ngoại sinh là hai lực đối nghịch nhau?
A Nội sinh là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất Ngoại sinh là quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất
B Nội sinh có tác động làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề Trong khi đó ngoại sinh lại đi san bằng những chỗ gồ ghề, hạ thấp bề mặt Trái Đất
Trang 6C Nội sinh là quá trình san bằng bề mặt Trái Đất Ngoại sinh là quá trình nâng cao bề mặt Trái Đất
D A, B đúng
Câu 4: Núi già được hình thành cách đây bao nhiêu năm?
A Hàng triệu năm
B Hàng trăm triệu năm
C Hàng chục triệu năm
D Hàng triệu năm
Câu 5: Nguyên nhân hình thành núi trẻ?
A Do nội sinh
B Do ngoại sinh
C Do nội sinh và ngoại sinh
D Ý kiến khác
Câu 6: Đồi và Núi khác nhau như thế nào?
A Đồi là dạng địa hình nhô cao, độ cao thường không quá 200m Núi là dạng địa hình nhô cao rõ rệt độ cao từ 500m trở lên
B Núi có đỉnh tròn, sườn thoải, đồi có đỉnh nhọn, sườn dốc
C Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, Núi có đỉnh nhọn, sườn dốc
D A và C đúng
Câu 7: Cao nguyên khác đồng bằng ở điểm nào?
A Độ cao trên 500m
B Có sườn dốc
C Thuận lợi trồng cây công nghiệp lâu năm
D Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, cao trên 500m Đồng bằng là dạng địa hình thấp có bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, độ cao dưới 200m
Câu 8: Khoáng sản là
A Những tích tụ tự nhiên khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng
B Những tích tụ vật chất trong lòng đất, được con người khai thác và sử dụng
C Những nơi tập trung các loại nguyên tố hóa học trong lớp vỏ Trái Đất
D Những nguồn nhiên liệu và nguyên liệu của ngành công nghiệp
Câu 9: Khí áp là
A Sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất
B Sự chuyển động của không khí
C Sức ép của không khí lên lớp vỏ Trái Đất
D Sự chuyển động của không khí từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp
Câu 10: Nguyên nhân nào sinh ra gió ?
Trang 7A Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vùng.
B Do sự khác nhau về độ cao
C Do sự chênh lệch khí áp cao và khí áp thấp giữa hai vùng
D Do sự khác nhau về vĩ độ
Câu 11 Khí quyển gồm mấy tầng?
A 3
B 4
C 5
D 6
Câu 12: Đâu là nguồn chính cung cấp ánh sáng và nhiệt độ cho Trái Đất?
A.Mặt Trăng
B Mặt đất
C Gió
D Mặt Trời
Câu 13: Các loại gió chính trên Trái Đất là
A Gió Tín phong và gió Đông cực
B Gió Tín phong và gió Tây ôn đới
C Gió Tây ôn đới và gió Đông cực
D Gió Tín phong, gió Tây ôn đới và gió Đông cực
Câu 14 Thủy quyển là lớp nước trên bề mặt Trái Đất, bao gồm?
A Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng đất
B Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển
C Nước trên lục địa, nước trong lòng đất, hơi nước trong khí quyển
D Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng đất, hơi nước trong khí quyển
Câu 15 Trong vòng tuần hoàn lớn, nước luôn di chuyển
A Giữa đại dương, lục địa và không khí
B Sông, hồ, biển
C Lục địa và đại dương
D Lục địa và không khí
Câu 16: Sông là gì?
A Là dòng chảy của nước từ nơi địa hình cao về nơi địa hình thấp
B Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa
C Là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền
D Là dòng chảy của nước trên bề mặt lục địa
Câu 17 Nước ngầm được tạo nên chủ yếu bởi?
A Băng tuyết tan
Trang 8B Nước mưa, nước sông, nước hồ
C Nước mưa
D Nước mưa, băng tuyết tan
Câu 18 Các hình thức vận động của nước biển và đại dương?
A Sóng, thủy triều và dòng biển
B Sóng và các dòng biển
C Sóng và thủy triều
D Thủy triều và các dòng biển
Câu 19: Độ muối trung bình của nước biển ?
A 34 ‰
B 35 ‰
C 36 ‰
D 37 ‰
Câu 20 Các đại dương trên thế giới gồm?
A.Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương
B Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
C Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương
D Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương
Phụ lục 1: Bảng tổng hợp khái quát nội dung bài của 3 chương
- Cấu tạo của Trái Đất
Các mảng kiến tạo
- Quá trình nội sinh và
ngoại sinh Hiện tượng
tạo núi
- Núi lửa và động đất
- Các dạng địa hình trên
Trái Đất Khoáng sản
- Lớp vỏ khí của Trái đất Khí áp và gió
- Nhiệt độ không khí
Mây và mưa
- Thời tiết và khí hậu
Biến đổi khí hậu
- Thủy quyển và các vòng tuần hoàn lớn của nước
- Sông và hồ Nước ngầm và băng hà
- Biển và đại dương
Ôn tập học kì 2