Khái niệm về quá trình dạy học Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh, dogiáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xả
Trang 1PHẦN 1:
KHÁI QUÁT VỀ GIÁO DỤC TIỂU HỌC, GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TIỂU HỌC
.Chương 1:
GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
I GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRÊN THẾ GIỚI
Trong hơn 50 năm qua, nền giáo dục tiểu học ở các nước trên thế giới đãđổi mới và phát triển mạnh mẽ Sự đổi mới và phát triển này được diễn ratrên nhiều phương diện khác nhau
1.1 Đổi mới và phát triển về hệ thống giáo dục tiểu học trên thế giới
Hệ thống giáo dục tiểu học ở các nước trên thế giới có một số đặc điểmsau đây:
1.1.1 Số năm học dành cho bậc tiểu học ở các nước rất khác nhau
Thống kê ở hơn 116 nước, người ta đã thu được số liệu sau:
Có 71 nước (61,2%) số năm học là: 6 năm
Có 15 nước (12,9%) số năm học là: 5 năm
Có 13 nước (11,2%) số năm học là: 8 năm
Có 8 nước (6,8%) số năm học là: 7 năm
Có 7 nước (6,1%) số năm học là: 4 năm
Có 1 nước (0,8%) số năm học là: 9 năm
Có 1 nước (0,8%) số năm học là: 3 năm
Thời gian học ở Ấn Độ va Úc có thể là 7 hoặc 8 năm (tùy từng bang) ỞTrung Quốc hiện nay cùng lúc có trường tiểu học học 5 năm và học 6 năm.1.1.2 Tuổi đi học tiểu học ở các nước không giống nhau
Trong 100 nước có 40 nước trẻ em vào học tiểu học lúc 7 tuổi, còn phần lớncác nước (trong đó có Việt Nam) trẻ vào học lúc 6 tuổi Ở Trung Quốc cóthể là 6 hoặc 7 tuổi tùy theo từng tỉnh
1.1.3 Số lượng học sinh tiểu học tăng nhanh
Trong vòng 20 năm, từ 1980 đến 2000, số lượng học sinh tiểu học tăng từ
522 trệu đến 636 triệu, vượt xa các dự báo được đưa ra trước đó Sự gia tănghọc sinh tiểu học hăng năm từ 3,4% đến 5,2% Trong đó các nước đang pháttriển, như Malaixia, Philipin, Ấn độ, Bănglađet có lượng học sinh tiểu họctăng ở mức cao
1.2 Đổi mới mục tiêu đào tạo tiểu học trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới rất coi trọng việc xác định mục tiêu giáo dục tiểuhọc trên cơ sở căn cứ vào đặc điểm của nước mình
Trang 2Nhìn chung, các nước đều hướng vào việc đảm bảo sự phát triển nhiềumặt ở đứa trẻ, với tư cách là một cá nhân, một thành viên trong xã hội Cácđiểm được các nước chú ý và nhấn mạnh là:
- Hình thành các kỹ năng cơ sở: viết, đọc, tính toán và có nhấn mạnh đến
kỹ năng nói và giao tiếp
- Cung cấp cho trẻ những hiểu biết, thái độ cần thiết để sống hằng ngày vàtiếp tục học lên
- Rèn luyên các nét tính cách, các phẩm chất như tính thật thà, tính cần cù,thị hiếu thẩm mỹ, thói quen sáng tạo, năng lực tự đánh giá
- Khả năng hòa nhập và tự điều chỉnh hành vi xã hội
Xu hướng của nhiều nước trên thế giớilà chú trọng đến việc hình thành óc
tư duy, khả năng giải quyết vấn đề trên cơ sở nắm vững những kỹ năng cơbản của học sinh
1.3 Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học trên thế giới
Trong hơn 10 năm qua hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đếnviệc hoàn thiện nội dung chương trình tiểu học theo những hướng chủ yếusau đây:
- Đáp ứng yêu cầu của đất nước và trình độ của học sinh
- Coi trọng việc giáo dục đạo đức cho học sinh, mở rộng các hoạt độngngoài lớp, ngoài trường; chú trọng giáo dục tinh thần dân tộc và đoàn kếtquốc tế
- Chú ý hơn những việc hình thành các kỹ năng cơ sở
Các kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều sự tương đồng giữa chươngtrình tiểu học ở các nước Tuy nhiên cũng có một số điểm khác nhau Chẳnghạn, số thời gian dành cho các môn toán và tiếng mẹ đẻ không giống nhau;
số môn chính thức ở trường tiểu học không giống nhau (Srilanca từ 1985 có
8 môn, ở các lớp 4, 5 và 6 đưa thêm nhập môn khoa học; ở Philipin môn Tôngiáo là môn tùy chọn ở trường công nhưng là môn bắt buộc ở trường tư)
1.4 Đổi mới cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật ở các trường tiểu học trên thế giới
Nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề trang bị cơ sở vật chất
và thiết bị kỹ thuật hiện đại cho các trường tiểu học Tạo điều kiện để thayđổi hình thức dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách nghĩ,cách làm của học sinh, giáo viên Ví dụ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipin
II GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở VIỆT NAM
2.1 Giáo dục tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
Thời kỳ thuộc Pháp, 1917 Thực dân Pháp đưa ra Đạo luật giáo dục áp
dụng tại Việt Nam, theo đạo luật này đến năm 1919 cả nước ta không còntrường chữ Hán
Trang 3Cũng với Đạo luật này, Thực dân Pháp thực hiện chủ trương “phát triểngiáo dục nước ta theo chiều nằm chứ không theo chiều đứng” Ở một số ít xãđông dân mới được mở một trường Sơ học 3 lớp đầu bậc Tiểu học: Đồng ấu,
Dự bị, Sơ đẳng lấy bằng Sơ học yếu lược, Lớp nhì năm nhất, nhì năm hai,lớp nhât: tiểu học yếu lược Ở một số thị trấn, thị xã mới có trường Tiểu học
6 năm Chỉ ở Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Sài gòn mới cómột ít trường Cao đẳng Tiểu học (THCS hay Sơ trung) Ở Hà Nội, Huế, SàiGòn mới có trường Cao trung (PTTH)
Cách mạng tháng Tám 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên độc lập,xây dựng chính quyền nhân dân Ngay sau đó Hồ Chủ tịch phát động phongtrào thanh toán nạn mù chữ, và chủ trương xây dựng nền Giáo dục dân chủnhân dân theo ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp đất nước ta bị chia ra thành hai vùng:vùng tạm chiếm và vùng tự do Vùng tạm chiếm học theo cơ chế giáo dụccủa Pháp Vùng tự do ngoài các hình thức học Bình dân học vụ, Bổ túc vănhóa, còn có các nhà trường như Mẫu Giáo, Tiểu học, Trung học phổ thông,Trung học chuyên khoa
- Tháng 7/1950, chúng ta thực hiện cải cách giáo dục (CCGD) lần thứnhất Theo cải cách lần này chúng ta thực hiện hệ thống giáo dục Quốc dângồm:
Vỡ lòng, Cấp I có 4 lớp; Cấp II có 3 lớp 5-7; Cấp III có 2 lớp 8-9 (toàn
bộ có 9 lớp)
- Năm 1956, chúng ta thực hiện cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ hai.
Theo cải cách lần này chúng ta thực hiện hệ thống giáo dục Quốc dân gồm: Cấp I có 4 lớp; Cấp II có 3 lớp; Cấp III có 3 lớp (toàn bộ có 10 lớp)
- Năm 1976, chúng ta thực hiện cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ ba.
Theo cải cách lần này chúng ta thực hiện sát nhập hai hệ thống giáo dục Bắc
và Nam, chuyển dần hệ thống giáo dục 10 năm sang hệ thống giáo dụcthống nhất trong cả nước 12 năm
- Năm 1991, chúng ta thực hiện chính sách phổ cập giáo dục Tiểu học(PCGDTH) Năm 2000 hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2.1.3 Nội dung, phương pháp GDTH
Trang 4Theo Luật giáo dục (2009) và theo Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2.2 Vấn đề đổi mới GDTH Việt Nam hiện nay
2.2.1 Sự cần thiết phải đổi mới GDTH
2.2.2 Nội dung đổi mới GDTH
Theo CTGDPT tổng thể (Ban hành kèm theo TT 32 ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2.2.2.1 Đổi mới mục tiêu
2.2.2.2 Đổi mới chương trình GD
2.2.2.3 Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức GD
2.2.2.4 Đổi mới đánh giá GD
Chương 2 NGƯỜI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC
I NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Việt Nam là một dân tộc có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, nên nhân
dân ta đã dành cho những người làm nghề dạy học một vị trí xứng đángtrong xã hội Bác Hồ cũng đã từng dạy:
“ Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất Dù tên tuổi không được đăng báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh” (Bàn về công
tác giáo dục, NXB Sự thật Hà Nội, 1972, trang 89)
Người giáo viên Tiểu học là người tổ chức quá trình phát triển của trẻ em.Trong xã hội hiện đại, muốn phát triển bình thường để có thể sống bìnhthường thì 100% trẻ em đều phải qua nhà trường tiểu học, nghĩa là đều cầnđến sự giúp đỡ của thầy giáo bằng nghề dạy học của thầy
Với phương pháp nhà trường hiện đại, người giáo viên tiểu học tổ chứcquá trình phát triển của trẻ, tạo ra bước phát triển mới ở các em, mà ngoàinhà trường ra, ngoài thầy giáo ra, không một tổ chức nào và không ai có thểlàm được
Người giáo viên tiểu học với đúng nghĩa của nó là người có thể dạy học ởbậc tiểu học, người tổ chức quá trình phát triển của trẻ Dạy học là một nghề
có chức năng xã hội đặc biệt, như vậy nên những người làm nghề này cầnđược lựa chọn và đào tạo một cách chuyên biệt
Trang 5Giáo dục thế hệ trẻ đang trưởng thành, đặc biệt là giáo dục học sinh tiểuhọc ngày càng được xã hội ý thức đầy đủ hơn, được quan tâm thỏa đánghơn
Đối với học sinh tiểu học, giáo viên là “thần tượng”, là trí tuệ và lýtưởng Theo các em, điều người giáo viên tiểu học nói là chân lý, và việcngười giáo viên tiểu học làm là chuẩn mực
Trong nhiều trường hợp, học sinh tiểu học tin lời thầy cô hơn cả những gì
in trong trong sách Nếu điều gì thầy cô nói sai thì chỉ có thầy cô cải chínhcác em mới tin, ngay cả học sinh cuối cấp cũng vậy Người giáo viên tiểuhọc để lại dấu ấn rất đậm nét trong tâm hồn học sinh tiểu học
Như vậy, người giáo viên tiểu học là người chịu trách nhiệm quan trọngđối với sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh tiểu học
2 ĐẶC ĐIỂM LAO ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI GIÁO VIÊN TIỂUHỌC
2.1 Về mục đích lao động
Mục đích lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học là hình thànhnững cơ sở ban đầu của một nhân cách toàn diện cho học sinh Nghĩa làngười giáo viên tiểu học giữ vai trò đặt nền móng cho sự phát triển của các
em Vai trò này là cực kỳ quan trọng, bởi vì cái nền móng nhân cách khôngvững, không tốt thì nhân cách các em sau này khó hoàn hảo
2.2 Về đối tượng lao động
Đối tượng lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học là những họcsinh trong giai đoạn đầu của sự phát triển Đây là giai đoạn có nhiều đặcđiểm tâm lý – lứa tuổi phức tạp và độc đáo, vì các em chưa có sự ổn định vềthể chất, tính cách chưa bộc lộ, cá tính chưa rõ ràng Đặc điểm này làmtăng tính phức tạp trong lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học sovới giáo viên các bậc học khác
2.3 Về công cụ lao động
Lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học là tác động lên trí óc vàtâm hồn trẻ thơ Công cụ lao động sư phạm của người giáo viên tiểu họckhông phải là kìm búa, máy móc, mà đó là tri thức sư phạm tiểu học và trithức chuyên môn về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, văn hóa, pháp luật v.v, do
đó người giáo viên tiểu học phải học tập và hiểu biết trên nhiều lĩnh vực.Ngoài ra công cụ lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học không chỉ
là tri thức mà còn cả đạo đức và tình cảm; lương tri và lòng nhân đạo nếukhông có những thứ này người giáo viên tiểu học không thể tiếp cận đượchọc sinh, không thể cảm hóa được các em
2.4 Về sản phẩm lao động
Sản phẩm lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học không phải lànhững máy móc hàng hóa hay đồ dùng thông thường mà đó là những, cơ sở
Trang 6ban đầu của những nhân cách toàn diện mà giáo viên hình thành được Sảnphẩm này là thứ phi vật thể, rất khó đong lường, đánh giá Sản phẩm này có
ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển sau này của các em Mọi cáicác em có được sau này đều có dấu ấn từ các sản phẩm ban đầu này, nghĩa là
có dấu ấn của lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học bây giờ
2.5 Tính khoa học và tính nghệ thuật trong lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học.
Tính khoa học thể hiện ở việc vận dụng các tri thức về tâm lý học, giáodục học và lý luận dạy học, lý luận giáo dục, phương pháp dạy học, giáo dụcvào giáo dục học sinh
Tính nghệ thuật thể hiện ở quan hệ người người trong giao tiếp với họcsinh
Tính nghệ thuật thể hiện ở tiếp nhận và xử lý tốt các tình huống giáo dục Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ biết vận động các lực lương giáo dục kháctham gia vào giáo dục học sinh
Tính nghệ thuật thể hiện ở chỗ giáo viên phải biết khéo léo điều khiển vàđiều chỉnh các quá trình sư phạm sao cho chúng không đi chệch trục hướngđích
Tóm lại, lao động sư phạm của người giáo viên tiểu học mang nhiều tính đặc thù, vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật đó là dạng lao động vừa khó khăn, vừa phức tạp, rất cần sự công phu, nghiêm túc, trách nhiệm
và lương tâm.
3 Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của giáo viên tiểu học
Yêu cầu về phẩm chất và năng lực của GVTH theo Chuẩn nghề nghiệp giáoviên cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo TT số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT
II HỌC SINH TIỂU HỌC
Trang 7TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TIỂU HỌC
1.1 Khái niệm, cấu trúc của quá trình dạy học
1.1.1 Khái niệm về quá trình dạy học
Quá trình dạy học là toàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh, dogiáo viên hướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lực nhận thức, hình thành những cơ sở củathế giới quan khoa học Nói một cách khái quát, quá trình dạy học bao gồmhoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh
1.1.2 Cấu trúc của quá trình dạy học
Quá trình dạy học là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều thành tố nhưmục đích và nhiệm vụ dạy học; nội dung dạy học; giáo viên với hoạt độngdạy; học sinh với hoạt động học; phương pháp và phương tiện dạy học; hìnhthức tổ chức dạy học, kết quả dạy học Các thành tố này có mối quan hệ mậtthiết với nhau, mặc dù mỗi thành tố đều có chức năng riêng
- Mục đích và nhiệm vụ dạy học
Mục đích và nhiệm vụ dạy học phản ánh một cách tập trung những yêucầu của xã hội đối với quá trình dạy học Vì thế, mục đích và nhiệm vụ dạyhọc là yếu tố giữ vị trí hàng đầu và có chức năng định hướng cho sự vậnđộng và phát triển của toàn bộ quá trình dạy học
Trên cơ sở mục đích dạy học, người ta xây dựng các nhiệm vụ dạy học.Các nhiệm vụ dạy học này qui định những yêu cầu về trang bị hệ thống trithức, kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh, phát triển ở họ năng lực và phẩm chất trí
Trang 8tuệ, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo Trên cơ sở đó hình thành thế giớiquan khoa học những phẩm chất đạo đức cho học sinh
- Nội dung dạy học
Nội dung dạy học bao gồm hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà họcsinh cần nắm vững trong quá trình dạy học Nội dung dạy học là một thành
tố cơ bản của quá trình dạy học Nội dung dạy học chịu sự chi phối của mụcđích, nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó qui định việc lựa chọn, vận dụng cácphương pháp, phương tiện, các hình thức tổ chức dạy học đại học
- Phương pháp, phương tiện dạy học
Phương pháp, phương tiện dạy học là con đường, cách thức, công cụhoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện nhiệm vụ dạy học
- Học sinh
Học sinh vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của hoạt động dạy học, làngười giữ vai trò tự giác, tích cực, độc lập trong học tập Họ được xem lànhân vật trung tâm trong nhà trường hiện đại Vì vậy, trong mọi hoạt động
sư phạm của mình, giáo viên phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng, lợi íchcủa học sinh nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho các em
Như vậy, giáo viên với hoạt động dạy, học sinh với hoạt động học lànhững nhân tố trung tâm, đặc trưng cho tính chất hai mặt của quá trình dạyhọc
- Kết quả dạy học
Kết quả dạy học thể hiện ở mức độ lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảocủa học sinh Nó phản ánh sự vận động và phát triển của quá trình dạy học Tất cả các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại trong mốiquan hệ tác động qua lại và thống nhất với nhau Toàn bộ quá trình này lạidiễn ra trong môi trường kinh tế - xã hội và môi trường khoa học - công
Trang 9Tất cả các thành tố cấu trúc của quá trình dạy học tồn tại trong mốiquan hệ tác động qua lại và thống nhất với nhau Toàn bộ quá trình này lạidiễn ra trong môi trường kinh tế - xã hội và môi trường khoa học - côngnghệ Mối quan hệ giữa các thành tố của quá trình dạy học và môi trườngmôi trường kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ được phản ánh qua sơ đồsau đây:
Sơ đồ phản ánh mối quan hệ giữa các nhân tố của quá trình dạy học
Ghi chú các ký hiệu:
MĐ, NV: Mục đích, nhiệm vụ dạy học
®: Tác động một chiều
N: Nội dung dạy học
LHNN: Liên hệ ngược ngoài
P: Phương pháp dạy học
LHNT: Liên hệ ngược trong
Pt: Phương tiện dạy học
KH
Trang 101.2 Bản chất của quá trình dạy học
1.2.1 Những cơ sở để xác định bản chất của quá trình dạy học
Việc xác định bản chất của quá trình dạy học, cần dựa vào các cơ sởsau đây:
- Mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học
Để tồn tại và phát triển, con người không ngừng nhận thức thế giớikhách quan xung quanh mình, dần dần tích luỹ, hệ thống hoá và khái quáthoá những tri thức đã thu lượm được Hệ thống tri thức này được truyền lạicho các thế hệ sau và không ngừng được làm sâu sắc và phong phú thêm.Quá trình truyền thụ tri thức cho các thế hệ trẻ được gọi là quá trình dạy học.Như vậy, trong xã hội diễn ra hoạt động nhận thức của loài người vàhoạt động dạy học cho thế hệ trẻ, trong đó hoạt động nhận thức đi trước hoạtđộng dạy học
- Mối quan hệ giữa dạy và học, giữa thầy và trò
Quá trình dạy học là một hệ thống bao gồm các nhân tố, như mục đíchdạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, giáoviên với hoạt động dạy, học sinh với hoạt động học và kết quả dạy học.Trong đó các nhân tố mục đích nội dung, phương pháp và phương tiện dạyhọc, nếu không thông qua thầy và trò thì sẽ không phát huy được tác dụng.Chính vì vậy, thầy với hoạt động dạy và trò với hoạt động học được xem làhai nhân tố trung tâm của quá trình dạy học Hai nhân tố này thống nhất vớinhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học
Kết quả dạy học được phản ánh tập trung ở kết quả nhận thức của họcsinh Vì thế, chỉ có thể tìm thấy bản chất của quá trình dạy học trong mốiquan hệ giữa học sinh và tài liệu học tập, ở hoạt động nhận thức của bảnthân học sinh
1.2.2 Quá trình dạy học, về bản chất là quá trình nhận thức của học sinh
Quá trình nhận thức của học sinh có những nét tương tự như quá trìnhnhận thức của loài người:
- Cũng là quá trình phản ánh thế giới khách quan vào ý thức con người
- Cũng diễn ra theo quy luật nhận thức chung, “từ trực quan sinh độngđến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn”
- Cũng dựa trên sự huy động cao các thao tác tư duy
- Cũng làm cho vốn hiểu biết của chủ thể được phong phú thêm
Trang 11Tuy nhiên, quá trình nhận thức của học sinh lại có những nét độc đáo
so với quá trình nhận thức chung của loài người:
- Học sinh chỉ phải nhận thức những cái mới đối với bản thân, những trithức được rút ra từ kinh nghiệm chung của loài người và được gia công vềmặt sư phạm dưới sự chỉ đạo của giáo viên Vì vậy quá trình nhận thức củahọc sinh diễn ra theo đường thẳng không phải trải qua những bước quanh cokhúc khuỷu, đầy khó khăn, gian khổ như các nhà khoa học khi tìm ra cáimới cho nhân loại
- Quá trình nhận thức của học sinh không chỉ diễn ra theo con đường từ
cụ thể đến trừu tượng, mà còn theo con đường ngược lại: từ trừu tượng đến
cụ thể
- Quá trình nhận thức của học sinh có chứa đựng các khâu: Củng cố,
kiểm tra và đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm biến chúng thành “tài sản riêng” của học sinh Đồng thời quá trình nhận thức của học sinh phải có
tính giáo dục, nghĩa là thông qua dạy chữ để dạy người Trong khi đó, nhữngnét đặc trưng này không có trong quá trình nhận thức của các nhà khoa học.Trên cơ sở tính đến những nét tương tự và độc đáo giữa quá trình nhậnthức của học sinh so với quá trình nhận thức của loài người, giáo viên cần cónhững biện pháp hợp lý để tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của họcsinh đạt được kết quả tối ưu Tuy nhiên, không nên cường điệu hoá nhữngnét tương tự cũng như những nét khác biệt giữa hai quá trình nhận thức này
1.3 Các nhiệm vụ dạy học
1.3.1 Những cơ sở xác định các nhiệm vụ dạy học
Để xác định các nhiệm vụ dạy học, chúng ta cần dựa vào một số cơ
sở sau đây:
- Căn cứ vào mục đích giáo dục và mục tiêu giáo dục của nhà trường ởcác cấp học
- Căn cứ vào đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh
- Căn cứ vào sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn đổi mới và phát triển đất nước trong giaiđoạn hiện nay
1.3.2 Các nhiệm vụ dạy học
1.3.2.1 Tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức kỹ năng, kỹ xảo
Nhiệm vụ dạy học này còn được gọi là nhiệm vụ giáo dưỡng Nội dung
cơ bản của nhiệm vụ này là trang bị cho học sinh hệ thống tri thức về tự
Trang 12nhiên, xã hội, tư duy và các kỹ năng, kỹ xảo tương ứng, cách thức vận dụng
chúng để giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn Đây là nhiệm vụ giáo dưỡng của dạy học.
- Hệ thống tri thức là bộ phận quan trọng nhất của nội dung dạy học ởtrường phổ thông, bao gồm các khái niệm, định luật, định lý, các sự kiệnkhoa học cơ bản, các phương pháp nhận thức Đây là những tri thức phổthông cơ bản, phản ánh những thành tựu mới nhất của khoa học và côngnghệ, văn hoá Hệ thống tri thức thường xuyên thay đổi và phát triển do sựphát triển của khoa học và công nghệ
- Kỹ năng, kỹ xảo là những yếu tố quan trọng khác của nội dung họcvấn Trên cơ sở hệ thống tri thức, học sinh dần dần được rèn luyện và nắmvững một hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo nhất định Trong đó, những kỹnăng, kỹ xảo học tập có tầm quan trọng đặc biệt đối với quá trình nắm vữngnhững tri thức khoa học Học sinh không chỉ nắm vững được tri thức mà cònphải biết vận dụng những tri thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo trong cáctình huống khác nhau Do đó, trong quá trình dạy học, người ta xây dựng cácmức độ chiếm lĩnh tri thức của học sinh ở các trình độ khác nhau từ nhậnbiết, tái hiện đến kỹ năng và sáng tạo
Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh:
- Tri giác tài liệu mới để nắm vững tri thức khoa học
- Luyện tập, vận dụng kiến thức đã học để hình thành kỹ năng, kỹ xảo
1.3.2.2 Tổ chức điều khiển học sinh phát triển các phẩm chất và năng lực trí tuệ
Nhiệm vụ dạy học này còn được gọi là nhiệm vụ phát triển Nội dung
cơ bản của nhiệm vụ này là hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất
và năng lực trí tuệ Đây là nhiệm vụ phát triển của dạy học.
Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0, xu thế toàn cầu hóa và đổimới giáo dục hiện nay, bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức, qúa trình dạy họccần chú trọng việc bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đềcho học sinh, giúp họ có thể định hướng trước những luồng thông tin phongphú, đa dạng, linh hoạt, nhạy bén sử dụng kiến thức để giải quyết mọi tìnhhuống thực tiễn bằng phương pháp sáng tạo nhất
Các phẩm chất và năng lực trí tuệ cần chú trọng hình thành và pháttriển cho học sinh trong quá trình dạy học như:
- Tính định hướng: Tính định hướng được thể hiện ở chỗ học sinhnhanh chóng xác định đúng đối tượng của hoạt động trí tuệ, mục đích phải
Trang 13đạt tới và con đường tối ưu để đạt được mục đích đó.
- Bề rộng: Bề rộng của hoạt động trí tuệ được thể hiện ở chỗ, học sinh
có thể tiến hành hoạt động này trong nhiều lĩnh vực, nhất là những lĩnh vực
có liên quan mật thiết với nhau
- Chiều sâu: Chiều sâu của hoạt động trí tuệ được thể hiện ở chỗ, họcsinh tiến hành hoạt động trí tuệ theo hướng đi vào nắm được ngày càng sâusắc bản chất của sự vật hiện tượng khách quan
- Tính linh hoạt: Tính linh hoạt được thể hiện ở chỗ, học sinh tiến hànhhoạt động trí tuệ không những nhanh chóng mà còn di chuyển nhạy bén hoạtđộng đó từ tình huống này sang tình huống khác
- Tính mềm dẻo: Tính mềm dẻo được đặc trưng ở chỗ, hoạt động trítuệ, đặc biệt là hoạt động tư duy của học sinh được tiến hành theo các hướngxuôi và ngược chiều
- Tính độc lập: Tính độc lập được thể hiện ở chỗ, học sinh tự mình pháthiện được vấn đề, tự mình đề xuất cách giải quyết vấn đề và tự giải quyếtđược vấn đề
- Tính nhất quán: Hoạt động trí tuệ có tính nhất quán có nghĩa là đảmbảo tính lôgic sự thống nhất của tư tưởng chỉ đạo từ đầu đến cuối, không cómâu thuẫn
- Tính phê phán: Tính phê phán của hoạt động trí tuệ được thể hiện ởchỗ, học sinh biết phân tích, đánh giá các quan điểm, lý thuyết, phương phápcủa người khác, đồng thời đưa ra được ý kiến của mình cũng như bảo vệđược ý kiến đó
- Tính khái quát: Tính khái quát của hoạt động trí tuệ được thể hiện ởchỗ khi giải quyết mỗi loại nhiệm vụ nhận thức nhất định, ở học sinh hìnhthành mô hình giải quyết khái quát tương ứng
Tất cả các phẩm chất hoạt động trí tuệ nói trên có mối quan hệ vớinhau, đảm bảo cho hoạt động này diễn ra một cách có hiệu quả
Trong quá trình dạy học, để phát triển năng lực hoạt động trí tuệ chohọc sinh cần lưu ý một số điểm sau:
- Nội dung dạy học phải vừa sức với học sinh
- Phải có phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo để giúp học sinh lĩnhhội nội dung đó một cách tốt nhất
- Đồng thời dạy học không chờ đợi sự phát triển mà phải đi trước, đóntrước và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của học sinh
Trang 141.3.2.3 Tổ chức, điều khiển việc hình thành ở học sinh các phẩm chất đạo đức
Nhiệm vụ dạy học này còn được gọi là nhiệm vụ giáo dục Nội dung cơbản của nhiệm vụ này là hình thành và phát triển ở học sinh thế giới quan
khoa học, nhân sinh quan và các phẩm chất đạo đức Đây là nhiệm vụ giáo dục của dạy học.
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, quan niệm của con người
về thế giới xung quanh
Nhân sinh quan là hệ thống những quan điểm, quan niệm của conngười về ý nghĩa, mục đích cuộc sống
Trong nhà trường, dạy học và giáo dục phải góp phần “Phát triển toàndiện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khoẻ, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêunước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân ”1 Vìvậy, trên cơ sở nắm trang bị những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triểnnăng lực trí tuệ, quá trình dạy học phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhằmhình thành ở học sinh các phẩm chất phù hợp với các yêu cầu của xã hội
1.3.3 Mối quan hệ giữa các nhiệm vụ dạy học
Ba nhiệm vụ của quá trình dạy học có mối quan hệ mật thiết với nhau,tác động và hỗ trợ lẫn nhau, góp phần phát triển các phẩm chất và năng lựccho học sinh
Nhiệm vụ trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo là cơ sở để phát triển nănglực hoạt động trí tuệ và hình thành thế giới quan khoa học và các phẩm chấtđạo đức
Phát triển năng lực trí tuệ vừa là kết quả của việc nắm vững tri thức,đồng thời là điều kiện để lĩnh hội tri thức ở trình độ cao hơn Phải có mộtnăng lực hoạt động trí tuệ nhất định mới có khả năng biến tri thức của loàingười thành vốn riêng của bản thân, biến tri thức thành niềm tin, lý tưởng.Nhiệm vụ giáo dục vừa là kết quả tổng hợp của nhiệm vụ thứ nhất vàthứ hai, vừa là cơ sở tư tưởng, là động cơ thúc đẩy việc chiếm lĩnh tri thức,
kỹ năng và phát triển toàn diện nhân cách học sinh
1.4 Quy luật và động lực của quá trình dạy học
1.4.1 Quy luật của quá trình dạy học
Trang 15Quy luật là mối liên hệ bản chất, ổn định, được lặp đi lặp lại giữa các hiệntượng trong tự nhiên và xã hội Giáo dục nói chung, dạy học nói riêng là mộthiện tượng xã hội Vì thế, quá trình dạy học cũng vận động và phát triển theonhững quy luật nhất định.
Quy luật của quá trình dạy học chính là mối liên hệ chủ yếu bên trongcủa những hiện tượng dạy học quy định sự thể hiện tất yếu và sự phát triểncủa chúng
Trong quá trình dạy học thường thể hiện một số quy luật sau đây:
- Quy luật về tính quy định của xã hội (kinh tế, văn hoá, xã hội, khoahọc - công nghệ, hệ tư tưởng, chính trị ) đối với quá trình dạy học
- Thống nhất biện chứng giữa dạy và học, giữa giáo viên và học sinhtrong quá trình dạy học
- Thống nhất biện chứng giữa dạy học và phát triển trí tuệ của học sinh
- Thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục
- Quy luật về sự thống nhất và quy định lẫn nhau giữa các thành tố củaquá trình dạy học (mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức
tổ chức dạy học, giáo viên, học sinh)
Trong các quy luật trên, quy luật thống nhất biện chứng giữa dạy vàhọc, giữa giáo viên và học sinh là quy luật cơ bản
1.4.2 Động lực của quá trình dạy học
1.4.2.1 Quan niệm về động lực của quá trình dạy học
Theo quan điểm triết học Mác - Lê nin, các sự vật, hiện tượng vận động
và phát triển không ngừng là do có sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặtđối lập, nghĩa là do có những mâu thuẫn Có hai loại mâu thuẫn, đó là mâuthuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốccủa sự phát triển, còn mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.Quá trình dạy học vận động và phát triển là do thường xuyên giải quyếtcác mâu thuẫn bên trong và bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học bao gồm có mâu thuẫn giữacác nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học và mâu thuẫn trong từng nhân tốcủa quá trình này
- Mâu thuẫn giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học bao gồm:
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu, nhiệm vụ học tập ngày càng cao với trình độnhận thức, khả năng tự học, tự phát triển còn hạn chế của học sinh
Trang 16+ Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học đã được nâng cao vàhoàn thiện với nội dung dạy học còn lạc hậu.
+ Mâu thuẫn giữa nội dung dạy học đã được hiện đại hoá với phươngpháp và phương tiện dạy học chưa được đổi mới
+ Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học đãđược hiện đại hoá và trình độ giáo viên còn thấp
+ Mâu thuẫn giữa phương pháp dạy của giáo viên với phương pháp học của học sinh.
+ Mâu thuẫn giữa mục đích, nhiệm vụ dạy học với kết quả dạy học.
- Mâu thuẫn trong từng nhân tố của quá trình dạy học bao gồm:
+ Trong nhân tố mục đích, nhiệm vụ dạy học, có mâu thuẫn giữa yêucầu cao về nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo với yêu cầu chưa đúng mức về mặtgiáo dục
+ Trong nhân tố nội dung dạy học, có mâu thuẫn giữa yêu cầu nắm trithức với yêu cầu rèn luyện kỹ năng
+ Trong nhân tố phương pháp dạy học, có mâu thuẫn giữa các phươngpháp truyền thống với các phương pháp hiện đại
+ Trong nhân tố giáo viên, có mâu thuẫn giữa trình độ chuyên môn vớinghiệp vụ sư phạm
+ Trong nhân tố học sinh, có mâu thuẫn giữa tư duy cụ thể phát triểnvới tư duy trừu tượng kém phát triển
Những mâu thuẫn bên trong của quá trình dạy học nếu được giải quyếtđúng đắn sẽ tạo ra động lực của quá trình dạy học
- Các mâu thuẫn bên ngoài của quá trình dạy học là những mâu thuẫn
giữa các nhân tố cấu trúc của quá trình dạy học với các nhân tố của môitrường chính trị và xã hội, khoa học và công nghệ, đó là:
+ Mâu thuẫn giữa yêu cầu của xã hội đối với con người mà nhà trườngđào tạo ngày càng cao với mục đích, nhiệm vụ dạy học còn bất cập
+ Mâu thuẫn giữa tiến bộ của khoa học - công nghệ với nội dung,phương pháp dạy học còn lạc hậu
Kết quả giải quyết các mâu thuẫn này sẽ tạo ra điều kiện cho sự vậnđộng và phát triển của quá trình dạy học
1.4.2.2 Mâu thuẫn cơ bản và động lực chủ yếu của quá trình dạy học
Trang 17Trong hàng loạt mâu thuẫn của quá trình dạy học thì mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập ngày càng cao với trình độ nhận thức, khả năng tự học, tự phát triển còn hạn chế của học sinh là mâu thuẫn cơ bản Bởi vì, mâu thuẫn
này tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình dạy học Việc giải quyết các mâuthuẫn khác, xét cho đến cùng, đều phục vụ cho việc giải quyết mâu thuẫn cơbản Còn việc giải quyết mâu thuẫn cơ bản có liên quan trực tiếp đến sự vậnđộng và phát triển của nhân tố học sinh và hoạt động học
Kết quả giải quyết mâu thuẫn cơ bản tạo ra động lực chủ yếu của quá trìnhdạy học
Tuy nhiên, mâu thuẫn muốn trở thành động lực thì cần có những điềukiện nhất định sau đây:
- Một là, học sinh phải ý thức được mâu thuẫn và có nhu cầu giải quyết nó.
- Hai là, mâu thuẫn phải vừa sức học sinh
- Ba là, mâu thuẫn phải do tiến trình dạy học dẫn đến, nghĩa là mâuthuẫn nảy sinh một cách tất yếu trên con đường vận động đi lên của quátrình dạy học nói chung, quá trình nhận thức của học sinh nói riêng
1.5 Lôgic của quá trình dạy học
1.5.1 Khái niệm về lôgic của quá trình dạy học
Lôgic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp quy luật của quátrình dạy học, đảm bảo cho học sinh đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ tương ứng với lúc bắt đầu học mônhọc (hay đề mục) nào đó đến trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triểnnăng lực hoạt động trí tuệ tương ứng khi kết thúc môn học (hay đề mục) nàođó
Quá trình dạy học không chỉ vận động theo lôgic của môn học mà cònvận động theo lôgic nhận thức của học sinh Do đó, lôgic của quá trình dạy
học là “hợp kim” của lôgic môn học và lôgic nhận thức của học sinh.
1.5.2 Các khâu của quá trình dạy học
Quá trình dạy học diễn ra theo các khâu sau đây:
1.5.2.1 Kích thích thái độ học tập tích cực của học sinh
Thái độ học tập tích cực là một điều kiện rất quan trọng để nắm vữngtài liệu học tập Nó được thể hiện tập trung nhất ở sự chú ý và hứng thú đốivới học tập của học sinh Vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên cần kíchthích học sinh tích cực học tập bằng nhiều biện pháp như:
Trang 18- Ổn định tổ chức lớp và gây không khí làm việc một cách nhanhchóng.
- Tạo ra hứng thú học tập bằng sự gần gũi, thân thiện
- Khéo léo đưa học sinh vào tình huống có vấn đề
1.5.2.2 Tổ chức, điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới
Trong khâu này, giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hiện các côngviệc sau đây:
- Tổ chức cho học sinh tri giác tài liệu học tập để hình thành biểu tượng
về các sự vật, hiện tượng
Quá trình nắm tri thức mới bắt đầu từ việc học sinh tri giác tài liệu họctập để hình thành biểu tượng về các sự vật, hiện tượng Để việc tri giác tàiliệu học tập của học sinh diễn ra một cách có hiệu quả, giáo viên cần thựchiện tốt một số biện pháp sau đây:
+ Đảm bảo nội dung bài giảng phong phú, hấp dẫn, sử dụng lời nói sinhđộng, giàu hình tượng, gợi cảm
+ Sử dụng hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ các loại hình phương tiện trựcquan
+ Hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp quan sát để tập trung sựchú ý của mình vào những dấu hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng, từ đórút ra được những kết luận cần thiết, qua đó phát triển trí tò mò khoa học, óctưởng tượng của các em
+ Chú ý khai thác vốn kinh nghiệm sống của học sinh
- Hình thành khái niệm khoa học cho học sinh
Trên cơ sở những biểu tượng đã thu được, học sinh tiến hành các thaotác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượnghoá để hình thành khái niệm khoa học Để giúp học sinh hình thành kháiniệm khoa học một cách có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng một số biệnpháp sau đây:
+ Huy động ở học sinh những tài liệu cảm tính, vốn kinh nghiệm đểlàm cơ sở cho nhận thức lý tính
+ Kích thích tư duy của học sinh bằng các câu hỏi, bài tập có tính vấnđề
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hiện sự tương tác giữa tư duy
cụ thể và tư duy trừu tượng, giúp cho việc nắm tri thức được hoàn thiện
Trang 19+ Hướng dẫn học sinh độc lập hệ thống hoá các khái niệm đã tiếp thu được.
1.5.2.3 Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức
Trong quá trình học tập, học sinh cần củng cố tri thức đã học, làm chochúng được lưu trữ trong đầu một cách chính xác, đầy đủ và bền vững, đồngthời lại làm cho chúng được mở rộng, đào sâu và khi cần có thể tái hiệnđược nhanh chóng Đây chính là khâu củng cố tri thức Để thực hiện tốtkhâu này, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
+ Hướng dẫn học sinh cách ghi nhớ có chủ định, có ý nghĩa
+ Hướng dẫn các em cách thức ôn tập thường xuyên, tích cực
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập, qua đó củng cố mở rộng những trithức đã học
1.5.2.4 Tổ chức, hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
Trong quá trình học tập, học sinh cần biến tri thức thành kỹ năng, kỹxảo Có như vậy, các em mới có khả năng vận dụng những điều đã học vàocác tình huống thực tế đa dạng Đây chính là khâu rèn luyện kỹ năng, kỹxảo Để thực hiện tốt khâu này, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp
sau đây:
+ Tổ chức quá trình rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách hợp lý (từ dễđến khó; từ đơn giản đến phức tạp; từ những tình huồng quen thuộc sangnhững tình huống mới)
+ Đa dạng hóa các hình thức rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo để tăng tính hấpdẫn, khắc phục sự nhàm chán cho học sinh trong quá trình luyện tập
1.5.2.5 Kiểm tra, đánh giá việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh và tổ chức, điều khiển các em tự kiểm tra, tự đánh giá
Trong quá trình dạy học, khâu kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, tựđánh giá việc nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh có ý nghĩa quantrọng Nhờ khâu này mà cả giáo viên lẫn học sinh đều có thể thu được nhữngthông tin ngược, giúp cho việc tự hoàn thiện hoạt động của mình Để thựchiện tốt khâu này, giáo viên có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo củahọc sinh một cách có hệ thống, có kế hoạch với nhiều hình thức khác nhau.+ Đảm bảo tính khách quan, tính toàn diện, tính hệ thống và tính giáodục của kiểm tra, đánh giá
+ Bồi dưỡng cho học sinh ý thức và năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá
Trang 20- Thứ hai, các khâu này được vận dụng linh hoạt, không nhất thiết phảithực hiện theo trình tự đã trình bày mà tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện cụ thể
có thể thực hiện chúng đan xen vào nhau một cách thích hợp
- Thứ ba, tùy vào yêu cầu của mỗi tiết học, của mỗi hoạt động học tập
cụ thể mà chú ý nhiều hơn đến khâu này hoặc khâu khác, không nhất thiếtphải thực hiện đầy đủ các khâu của quá trình dạy học
CHƯƠNG II
CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIỂU HỌC
Trang 21I KHÁI NIỆM NGUYÊN TẮC DẠY HỌC
1 Nguyên tắc dạy học là gì?
Nguyên tắc dạy học là những luận điểm cơ bản có tính qui luật của lýluận dạy học, có tác dụng chỉ đạo toàn bộ quá trình dạy học nhằm thực hiệntốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra
2 Cơ sở đề xây dựng các nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc dạy học được xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:
2.1 Mục đích và nhiệm vụ dạy học
Cơ sở này đòi hỏi các nguyên tắc dạy học phải chỉ đạo quá trình dạy họcthực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ dạy học
2.2 Bản chất và qui luật của quá trình dạy học
Cơ sở này đòi hỏi các nguyên tắc dạy học phải chỉ đạo quá trình dạy họcvận động theo đúng quy luật của nó, đảm bảo cho quá trình dạy học là quátrình nhận thức độc đáo của học sinh dưới sự chủ đạo của giáo viên
2.3 Đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh
Cơ sở này đòi hỏi các nguyên tắc dạy học phải bảo đảm cho quá trình dạyhọc vận động phù hợp với đặc điểm tâm - sinh lý của học sinh ở từng lứatuổi
2.4 Kế thừa các nguyên tắc truyền thống
Cơ sở này đòi hỏi khi đề xuất các nguyên tắc dạy học phải kế thừa đượccác nguyên tắc dạy học đã có trong lý luận dạy học từ trước đến nay
II HỆ THỐNG CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC TIỂU HỌC
1 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục trong
dạy học
Trong quá trình dạy học phải đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học
và tính giáo dục
- Tính khoa học của dạy học
Tính khoa học của dạy học thể hiện trước hết ở nội dung dạy học, vớinhiệm vụ trang bị cho học sinh một hệ thống tri thức khoa học, phổ thông,
cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn, được chọn lọc từ tinh hoa văn hoácủa nhân loại Hệ thống tri thức này được sắp xếp theo một lôgic chặt chẽ,xây dựng thành các môn học, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh Tính khoa học của dạy học còn thể hiện ở phương pháp dạy học Phươngpháp dạy học là một hệ thống các biện pháp sư phạm đặc biệt, đòi hỏi phải
có tính khoa học cao; vừa phải phù hợp với nội dung dạy học, vừa phải phùhợp với đặc điểm nhận thức của học sinh ở từng lứa tuổi
- Tính giáo dục của dạy học
Tính giáo dục được xem là thuộc tính bản chất của quá trình dạy học Quátrình dạy học phải bao hàm và phải dẫn đến quá trình giáo dục
Trang 22Để đảm bảo sự thống nhất giữa tính khoa học và tính giáo dục, trongquá trình dạy học cần cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản,hiện đại, phản ánh được sự phát triển của khoa học- công nghệ; hình thành ởhọc sinh phương pháp học tập đúng đắn, thói quen suy nghĩ, làm việc mộtcách khoa học Đồng thời phải đảm bảo mối liên hệ giữa dạy chữ, dạyngười; lựa chọn được những nội dung dạy học có tính giáo dục cao.
2 Đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học
Trong quá trình dạy học, phải đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận vàthực tiễn
Lý luận là hệ thống tư tưởng được khái quát từ kinh nghiệm thực tiễn, cótác dụng chỉ đạo thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động của con người nhằm tạo ra những điềukiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Thực tiễn còn là nơiứng dụng và kiểm nghiệm chân lý khách quan
Giữa lý luận và thực tiễn có mối liên hệ biện chứng với nhau Hồ Chủ tịch
đã từng dạy: “Lý luận cũng như mũi tên, thực tiễn cũng như cái đích, có tên
mà bắn không trúng đích hoặc bắn lung tung coi như không có tên”
Trong quá trình dạy học, để đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thựctiễn, cần gắn lý thuyết với thực hành; lựa chọn được những nội dung dạy học
có tính thực tiễn và ứng dụng cao; chú trọng rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo chohọc sinh Ngoài ra, cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp,phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, chú trọng các phươngpháp thực hành, thí nghiệm, các hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp, ngoàitrường
3 Đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạy học
Trong quá trình dạy học, phải đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và
cái trừu tượng
Cái cụ thể là cái tồn tại thực tế, hiển nhiên, xác thực, có thể nhận biếtđược bằng giác quan hay hình dung được
Cái trừu tượng là cái khái quát hóa ra trong tư duy từ các thuộc tính,quan hệ của sự vật
Nguyên tắc này yêu cầu trong quá trình dạy học phải làm cho học sinhtiếp xúc trực tiếp với những sự vật, hiện tượng hoặc hình ảnh của chúng, để
từ đó các em có thể nắm được những tri thức lý thuyết khái quát Cũng cóthể cho học sinh nắm tri thức lý thuyết khái quát, trừu tượng trước rối mớixem xét các sự vật, hiện tượng cụ thể
Để đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng trong dạyhọc, giáo viên cần quan tâm đúng mức đến việc sử dụng các phương pháp
trực quan J.A Cômenxki đã xem tính trực quan là “qui tắc vàng” của dạy
Trang 23học Ông đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúctrực tiếp với các sự vật hiện tượng để từ đó chúng có thể nhận thức thế giớikhách quan một cách đầy đủ, thuận lợi.
Trong việc biên soạn sách giáo khoa, tuỳ theo đặc điểm lứa tuổi họcsinh, cần đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa kênh hình và kênh chữ Bên cạnh đó, cần
sử dụng phối hợp nhiều loại phương tiện trực quan khác nhau; rèn cho họcsinh năng lực quan sát và rút ra những kết luận có tính khái quát; cho họcsinh làm những bài tập nhận thức đòi hỏi phải thiết lập được mối quan hệgiữa tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng
4 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo và sự linh hoạt, mềm dẻo của tư duy
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải làm cho học sinhnắm được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách vững chắc và khi cần cóthể nhớ lại và vận dụng linh hoạt vào các tình huống nhận thức và thực tiễnkhác nhau
J.A Cômenxki đã từng nói: Thiên nhiên không tạo ra cái gì mà lại không
có cơ sở vững chắc, không có gốc rễ cả
Quá trình nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan mật thiết vớitất cả các chức năng tâm lý, đặc biệt là chức năng tư duy Vì vậy, trong quátrình học sinh nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo phải rèn luyện và phát triểnđược ở trẻ các phẩm chất tư duy nói chung, tính linh hoạt, mềm dẻo nóiriêng
Để đảm bảo sự thống nhất giữa tính vững chắc của tri thức, kỹ năng, kỹxảo và sự linh hoạt, mềm dẻo của tư duy, trong quá trình dạy học cần làmnổi bật những cái cơ bản của từng đề mục, từng chương để học sinh tậptrung sự chú ý vào đó; giúp chúng biết sử dụng phối hợp các loại ghi nhớ cóchủ định và không chủ định, ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa; hướngdẫn học sinh ôn tập một cách có kế hoạch, có hệ thống
5 Đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêng trong dạy học
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình dạy học phải vận dụng nội dung,phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với trình độ nhận thứcchung của học sinh cả lớp, đồng thời phù hợp với trình độ nhận thức củatừng đối tượng học sinh, từng học sinh; đảm bảo cho mỗi em đều có thể pháttriển tối đa khả năng của mình
Để đảm bảo sự thống nhất giữa tính vừa sức chung và tính vừa sức riêngtrong dạy học, giáo viên cần thực hiện kiểu dạy học phân hóa Tùy theo trình
độ và nhịp độ nhận thức của từng nhóm đối tượng học sinh mà giáo viên cónhững yêu cầu phù hợp, cùng với các cách thức tác động phù hợp
Trang 24Thông thường trong một lớp học tồn tại ba nhóm trình độ: nhóm học sinhkhá giỏi, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh yếu kém Nếu trongquá trình dạy học, giáo viên chỉ quan tâm đến một nhóm đối tượng nào thìcác nhóm còn lại sẽ bị bỏ rơi Vì thế, giáo viên cần phải quan tâm đồng thờiđến cả ba nhóm đối tượng, tạo điều kiện để các em, tùy theo khả năng củamình, đều có thể thành công trong học tập.
6 Đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên trong dạy học
Trong quá trình dạy học, phải đảm bảo sự thống nhất giữa vai trò tự giác,tích cực, độc lập của học sinh và vai trò chủ đạo của giáo viên
- Tính tự giác nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh ý thức đầy đủ mục đích,nhiệm vụ học tập, có ý thức trong việc lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng,
kỹ xảo, trong việc tự kiểm tra, tự đánh giá toàn bộ quá trình học tập củamình
- Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể,thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyếtcác vấn đề học tập - nhận thức Nó vừa là mục đích, phương tiện, điều kiện
để đạt được mục đích hoạt động ; vừa là kết quả của hoạt động Tính tíchcực nhận thức cũng là phẩm chất hoạt động của cá nhân
- Tính độc lập nhận thức, theo nghĩa rộng, là sự sẵn sàng tâm lý đối với sựhọc; theo nghĩa hẹp là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và năng lực tự
tổ chức học tập, cho phép học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tựkiểm tra, tự đánh giá hoạt động học tập của mình
Để thực hiện nguyên tắc này, giáo viên cần quan tâm đúng mức đến việcgiáo dục cho học sinh ý thức đầy đủ và sâu sắc về mục đích, nhiệm vụ họctập để từ đó các em có động cơ và thái độ học tập đúng đắn Khuyến khích,động viên tạo điều kiện để học sinh mạnh dạn trình bày ý kiến, quan điểmcủa mình về các vấn đề học tập, chống lối học vẹt, học đối phó, chủ nghĩahình thức trong học tập Sử dụng dạy học nêu vấn đề ở các mức độ và hìnhthức khác nhau Sử dụng phối hợp các hình thức tổ chức dạy học khác nhau.Đồng thời động viên, khuyến khích những mặt tốt, kích thích nhu cầu, hứngthú nhận thức của học sinh
Trang 25
CHƯƠNG III NỘI DUNG DẠY HỌC TIỂU HỌC
I KHÁI NIỆM NỘI DUNG DẠY HỌC
1 Nội dung dạy học là gì ?
Nội dung dạy học được hình thành từ tinh hoa của nền văn hoá nhân loại
và những kinh nghiệm đã tích lũy được trong quá trình phát triển của xã hội.Tuy nhiên, hệ thống kinh nghiệm lịch sử - xã hội khi đưa vào nội dung dạyhọc phải được gia công về mặt sư phạm, nghĩa là phải căn cứ vào mục tiêugiáo dục của nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh ở từng lứatuổi để lựa chọn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho từng môn học
Từ đó, có thể hiểu nội dung dạy học là hệ thống tri thức; kĩ năng, kĩ xảo;những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo; hệ thống thái độ đối với tự nhiên -
xã hội và con người
2 Các thành phần của nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một hệ thống bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:
2.1 Hệ thống tri thức về tự nhiên- xã hội và tư duy
Hệ thống tri thức được đưa vào nội dung dạy học phải bao gồm nhiềuloại khác nhau, đặc trưng cho các khoa học cơ bản Có như vậy tri thức mới
có thể hoàn thành được chức năng xây dựng bức tranh chung về thế giới, làcông cụ của hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, là cơ sở của thếgiới quan khoa học
Tri thức bao gồm các dạng khác nhau, đó là các sự kiện và hiện tượng cơbản; các khái niệm và thuật ngữ khoa học; các định luật và học thuyết; cácphương pháp nhận thức và lịch sử phát triển khoa học Các dạng tri thứcnày liên quan mật thiết với nhau mặc dù chúng có vai trò khác nhau trongviệc thực hiện các chức năng của mình Do đó, trong quá trình dạy học, cầnphải bồi dưỡng cho học sinh các dạng tri thức đó một các hợp lý và đồng bộ
2.2 Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo có liên quan đến hoạt động trí óc và lao động chân tay
Đây là thành phần quan trọng của nội dung dạy học Tri thức rất cần
thiết, vì thiếu chúng không thể nắm vững các cách thức hành động Tuynhiên, chỉ nắm tri thức thôi thì chưa đủ mà cần phải nắm được các kĩ năng,
kĩ xảo hoạt động trí óc và lao động chân tay Do đó, trong chương trình, sáchgiáo khoa, phải quy định hệ thống kĩ năng, kĩ xảo mà học sinh cần phải nắm
Trang 26vững Đó là các kĩ năng, kĩ xảo hoạt động trí óc và lao động chân tay; kĩnăng, kĩ xảo chung cho các môn học (xây dựng dàn bài, tách những ý cơ bảntrong nội dung học tập; sử dụng các phương tiện học tập ); các kĩ năng, kĩxảo đặc thù cho các môn học (làm thí nghiệm trong các môn Vật lý, Hóahọc; vẽ bản đồ trong môn Địa lý; giải phẩu trong môn Sinh học; giải bài tậptrong môn Toán )
2.3 Hệ thống những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo
Thành phần này của nội dung dạy học nhằm chuẩn bị cho học sinhkhả năng tìm tòi, giải quyết vấn đề mới, cải tạo hiện thực
Cần thấy rằng, năng lực sáng tạo của con người và hệ thống kiến thức
mà họ có không phải là một, mặc dù chúng có mối liên quan mật thiết vớinhau Vì thế, việc trang bị kinh nghiệm hoạt động sáng tạo cho học sinh cầnđược tiến hành theo các cách thức và quy trình riêng so với trang bị kiếnthức, kỹ năng, kĩ xảo
Hoạt động sáng tạo có các biểu hiện sau đây:
- Sự tự lực chuyển tải tri thức, kĩ năng vào các tình huống mới
- Phát hiện vấn đề mới trong các tình huống quen thuộc;
- Tìm ra cách giải quyết khác nhau cho một vấn đề nào đó;
- Xây dựng cách giải quyết vấn đề hoàn toàn mới so với các cách giảiquyết đã có
2.4 Hệ thống những kinh nghiệm về thái độ đối với thế giới và con người
Đây là yếu tố rất quan trọng của nội dung dạy học, vì nó hình thành chohọc sinh các giá trị, niềm tin, lý tưởng, các phẩm chất đạo đức
Trên đây là bốn thành phần không thể thiếu được của nội dung dạyhọc Các thành phần này liên quan mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau.Thiếu tri thức thì không thể hình thành kỹ năng, kỹ xảo Hoạt động sáng tạođược thực hiện trên cơ sở tri thức và kỹ năng đã tiếp thu được Nhưng kinhnghiệm hoạt động sáng tạo của con người không chỉ phụ thuộc vào khốilượng tri thức mà còn phụ thuộc vào cách lĩnh hội và vận dụng tri thức đó.Tính giáo dục của nội dung dạy học đòi hỏi phải nắm vững tri thức và kinhnghiệm hoạt động thực tiễn Nhờ chúng mà tạo cho học sinh có thái độ đánhgiá và thái độ cảm xúc đúng đắn đối với tự nhiên, xã hội, con người, quyđịnh những kỹ năng, kỹ xảo ứng xử của họ
3 Các nguyên tắc xây dựng nội dung dạy học
Nội dung dạy học cần được xây dựng theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
3.1 Nội dung dạy học phải phù hợp với mục đích, nhiệm vụ dạy học, đảm bảo trang bị cho người học hệ thống những tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, phát triển năng lực trí tuệ và phẩm chất nhân cách cho người học.
Trang 27Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung dạy học trong nhà trường phổ thôngphải hướng vào việc thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học; phải góp phầnhình thành nhân cách phát triển toàn diện cho học sinh.
3.2 Nội dung dạy học phải đảm bảo tính toàn diện, cân đối giữa các mặt giáo dục, đặc biệt chú ý giáo dục đạo đức và ý thức nhân văn cho người học
Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung dạy học trong nhà trường phổ thôngphải là một thể thống nhất giữa các mặt giáo dục: đức, trí, thể, mỹ và laođộng kỹ thuật tổng hợp Mỗi môn học đều phải góp phần thực hiện các mặtgiáo dục đó theo thế mạnh và đặc trưng của mình; kết hợp đúng đắn giữa laođộng trí óc và lao động chân tay, giữa học và hành, giữa thể chất và tinhthần, giữa các tác động giáo dục
3.3 Phải kết hợp giáo dục học vấn phổ thông, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và giáo dục hướng nghiệp dạy nghề đối với người học
Trên cơ sở trang bị cho học sinh những tri thức phổ thông, cơ bản, hiệnđại phù hợp với thực tiễn, cần làm cho học sinh nắm được yêu cầu vàphương hướng của các ngành sản xuất chủ yếu của đất nước trong từng giaiđoạn phát triển
3.4 Nội dung dạy học phải đảm bảo học đi đôi với hành, học tập kết hợp với lao động sản xuất, thực nghiệm khoa học, hoạt động nội khoá kết hợp với ngoại khoá.
3.5 Nội dung dạy học phải đảm bảo thống nhất chung trong cả nước, đồng thời có sự quan tâm đến đặc điểm của từng vùng, đặc điểm lứa tuổi và giới tính của người học.
3.6 Nội dung dạy học phải đảm bảo tính khả thi, nghĩa là phải thích ứng với đại đa số giáo viên và học sinh.
Những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo việc xây dựng nội dung dạy họctrên đây có liên quan mật thiết với nhau, đan kết vào nhau, bổ sung, hỗ trợcho nhau và quy định lẫn nhau Do đó, khi nghiên cứu vận dụng chúng đểxây dựng nội dung dạy học phải chú ý đến quan điểm phức hợp với nhữngmối quan hệ đó
4 Chương trình giáo dục, kế hoạch giáo dục, sách giáo khoa và các tài liệu học tập ở trường phổ thông
Nội dung dạy học được cụ thể hóa trong chương trình giáo dục, kếhoạch giáo dục, sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác
4.1 Chương trình giáo dục
4.1.1 Khái niệm chương trình giáo dục
Trang 28Có nhiều quan niệm khác nhau về chương trình dạy học Theo K.Frey,
“Chương trình giáo dục là sự trình bày, diễn tả có hệ thống việc dạy - họcđược dự kiến trong một khoảng thời gian xác định mà sản phẩm của sự trìnhbày đó là một hệ thống xác định các thành tố khác nhau nhằm chuẩn bị, thựchiện và đánh giá một cách tối ưu việc dạy - học”
Theo các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, “chương trình dạy học làvăn bản do Nhà nước ban hành, trong đó qui định một cách cụ thể vị trí, mụctiêu của môn học, phạm vi và hệ thống nội dung môn học, số tiết dành chomôn học nói chung, từng phần, từng chương, từng bài nói riêng”
Điều 8, Luật Giáo dục (2019) đã quy định chương trình giáo dục nhưsau: 1) Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩnkiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học;phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chứchoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các mônhọc ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đốivới từng trình độ đào tạo; 2) Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính khoahọc và thực tiễn; kế thừa, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạođiều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đàotạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương
và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứngmục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế Chương trình giáo dục là
cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; 3) Chuẩn kiến thức, kỹ năng,yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chươngtrình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dụcphổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp,giáo dục đại học 4) Chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo nămhọc đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặctheo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ vàniên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học”2
Như vậy, trên cơ sở qui định của Luật Giáo dục về chương trình giáo dục(hiểu theo nghĩa rộng, trong đó bao hàm chương trình dạy học), các bậc họctrong hệ thống giáo dục quốc dân xây dựng chương trình giáo dục phù hợp vớimục tiêu giáo dục của mình
4.1.2 Các loại chương trình giáo dục
- Chương trình giáo dục quốc gia
Trang 29Chương trình giáo dục quốc gia mang tính chất của một chương trình giáo dục khung, cơ bản, trong đó xác định: Quan điểm xây dựng chương trình; mục tiêu chương trình; yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với người học; kế hoạch giáo dục; định hướng về nội dung giáo dục; định hướng về phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục; điều kiện thực hiện chương trình; phát triển chương trình giáo dục; giải thích chương trình giáo dục
Ở bậc phổ thông, chương trình giáo dục quốc gia “là văn bản thể hiệnmục tiêu giáo dục phổ thông, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất vànăng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phươngpháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổthông; đồng thời là cam kết của Nhà nước nhằm bảo đảm chất lượng của cả
hệ thống và từng cơ sở giáo dục phổ thông” Chương trình giáo dục phổthông “bao gồm chương trình tổng thể (khung chương trình), các chươngtrình môn học và hoạt động giáo dục”3
- Chương trình giáo dục địa phương
Chương trình giáo dục địa phương là sự cụ thể hóa chương trình giáodục quốc gia, do các địa phương biên soạn, nhằm trang bị cho học sinhnhững hiểu biết cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế-xã hội, môitrường, hướng nghiệp của địa phương Từ đó, bồi dưỡng cho học sinh tìnhyêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phầnbảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lịch sử của cộng đồng dân cư cácdân tộc địa phương Nội dung chương trình giáo dục địa phương về cơ bảntuân theo khung của chương trình giáo dục quốc gia nhưng có vận dụng linhhoạt, mềm dẻo và đảm bảo một tỷ lệ cân đối giữa yêu cầu của quốc gia vàyêu cầu của địa phương
- Chương trình giáo dục nhà trường
Chương trình giáo dục nhà trường là chương trình giáo dục quốc gia
được giữ nguyên hoặc điều chỉnh một phần, được lựa chọn và sắp xếp lại,hoặc thiết kế mới với sự tham gia của tập thể giáo viên sao cho phù hợp vớiđiều kiện của nhà trường của đối tượng học sinh trong bối cảnh giáo dục cụthể
Chương trình giáo dục nhà trường vừa đảm bảo “phần cứng” của
chương trình giáo dục quốc gia, nhưng đồng thời phải đảm bảo “phần mềm”
mang tính linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, của nhà
4,5.
Trang 30trường và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Chương trình giáo dục nhàtrường gắn liền với nhu cầu của địa phương và được thiết kế theo sự tư vấncủa hội đồng nhà trường, thể hiện tính tự chủ của nhà trường trong phát triểnchương trình giáo dục
4.2 Kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học là “văn bản qui định số lượng các môn học, cáchphân bổ chúng theo các năm học, số giờ dành cho mỗi môn học trong mộttuần và cả năm, cấu trúc tổ chức năm học đối với mỗi cấp học, bậc học trong
hệ thống giáo dục quốc dân”4
Kế hoạch dạy học ở từng cấp học và bậc học là khác nhau Sự khácnhau này là do số lượng các môn học được xác định trong từng kế hoạch dạyhọc của các cấp học khác nhau, ví dụ số lượng môn học ở tiểu học khác với
số lượng môn học ở trung học cơ sở hay trung học phổ thông Mặt khác, dođặc điểm nhận thức của học sinh, đặc điểm các bộ môn, mối quan hệ liênmôn cũng như yêu cầu cân đối về số tiết hàng tuần ở các lớp nên trong kếhoạch dạy học việc bố trí các môn học cũng khác nhau Có môn được bố trí
ở đầu cấp, có môn được thực hiện ở cuối cấp hoặc được thực hiện ở các khốilớp xác định Đồng thời, số tiết học dành cho mỗi môn học cũng khác nhau
ở từng khối lớp thuộc các cấp học khác nhau Theo Chương trình giáo dụcphổ thông 2018, kế hoạch dạy học ở nhà trường phổ thông không chỉ cácmôn học mà còn có các hoạt động giáo dục bắt buộc (Hoạt động trải nghiệm
và Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp) Vì vậy, kế hoạch giáo dục đượchiểu theo nghĩa rộng hơn Sau đây là kế hoạch giáo dục các cấp học phổthông theo Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể5
Kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
- Nội dung giáo dục
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Đạođức, Ngoại ngữ 1 (ở lớp 3,4,5), Tự nhiên và xã hội (lớp 1,2,3); Lịch sử vàĐịa lý (lớp 4,5); Khoa học (Lớp 4,5); Tin học và công nghệ (lớp 3,4,5); Giáodục thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số; Ngoại ngữ (lớp 1,2)
- Thời lượng giáo dục
Thực hiện dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học,
4 Bùi Hiển (chủ biên) (2001), Từ điển Giáo dục học, NXB giáo dục, Hà Nội, tr 211
9-13.
Trang 31mỗi tiết học 35 phút Cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2buổi/ngày thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục vàĐào tạo
Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp tiểu học
Nội dung giáo dục Số tiết/năm học Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5
Hoạt động giáo dục bắt buộc
4.3 Sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác ở tiểu học
Sách giáo khoa cụ thể hoá chương trình giáo dục, là một trong nhữngtài liệu hướng dẫn dạy học quan trọng Sách giáo khoa cung cấp kiến thứcnên tảng, làm cơ sở phát triển những phẩm chất và năng lực học sinh
Theo Điều 32, chương II Luật Giáo dục, sách giáo khoa giáo dục phổthông được quy định như sau:6 a) Sách giáo khoa triển khai chương trìnhgiáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông
2.
Trang 32về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của họcsinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giáchất lượng giáo dục; nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang địnhkiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội; sách giáokhoa thể hiện dưới dạng sách in, sách chữ nổi Braille, sách điện tử; b) Mỗimôn học có một hoặc một số sách giáo khoa; thực hiện xã hội hóa việc biênsoạn sách giáo khoa; việc xuất bản sách giáo khoa thực hiện theo quy địnhcủa pháp luật; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn sáchgiáo khoa sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theoquy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; d) Tài liệu giáo dục địaphương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu vàphù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnhthẩm định và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Sách giáo khoa phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Những kiến thức được trình bày trong sách giáo khoa phải bám sátchương trình qui định, đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, tinh giản, hiệnđại, sát thực tiễn Việt Nam, tiệm cận tới trình độ của một số nước tiên tiếntrong khu vực và trên thế giới tính vừa sức và phù hợp với chương trình quiđịnh Kiến thức đưa vào sách giáo khoa phải chuẩn xác, đã được thừa nhận.Cần đặc biệt chú ý tới các kiến thức có khả năng ứng dụng cao, coi trọngthực hành, thực nghiệm
- Đảm bảo tính liên môn, sao cho các môn học hỗ trợ lẫn nhau, tránhtrùng lặp, mâu thuẫn
- Tạo điều kiện giúp học sinh tiếp tục nâng cao năng lực tự học và đổimới phương pháp dạy học
- Ngôn ngữ sử dụng trong sách giáo khoa phải trong sáng, dễ hiểu đốivới học sinh ở các vùng miền khác nhau Coi trọng kênh chữ, kênh hình,hình thức đẹp, trình bày hấp dẫn đối với học sinh
- Phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh và điều kiện cụ thể củacấp tiểu học
CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TIỂU HỌC
Trang 33I KHÁI NIỆM CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng của quátrình dạy học Cùng một nội dung như nhau nhưng học sinh có học tập tíchcực, hứng thú hay không; giờ học có phát huy được tiềm năng sáng tạo củatrẻ hay không, có để lại những dấu ấn sâu sắc và khơi dậy những tình cảmtốt đẹp cho người học hay không ? Tất cả những điều đó phụ thuộc rấtnhiều vào phương pháp dạy học của người giáo viên
1 Khái niệm về phương pháp
Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy lạp (methodos) có nghĩa là
con đường đi đến mục đích Phương pháp cũng được hiểu là “cách thức
nhận thức, nghiên cứu hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội ”
Dưới góc độ triết học, khái niệm phương pháp được hiểu là “ý thức vềhình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung”
Như vậy, nói đến phương pháp là nói đến con đường, cách thức giúp conngười đạt được mục đích hoạt động của mình
2 Khái niệm về phương pháp dạy học
Xung quanh khái niệm phương pháp dạy học tồn tại nhiều định nghĩakhác nhau Sau đây xin nêu một số định nghĩa tiêu biểu:
- Phương pháp dạy học là cách thức tương tác giữa thầy và trò nhằmgiải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trìnhdạy học (luk Babanski 1983)
- Phương pháp dạy học là một hệ thống hành động có mục đích củagiáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của học sinh, đảmbảo cho học sinh lĩnh hội nội dung học vấn (I Ia Lécne 1981)
- Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động tương hỗ giữa thầy vàtrò nhằm đạt được mục đích dạy học Hoạt động này được thể hiện trongviệc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật lôgic, các dạng hoạt độngđộc lập của học sinh và cách thức điều khiển quá trình nhận thức của thầygiáo (I.D Dverev 1980)
Ngoài ra, khái niệm phương pháp dạy học còn được xem xét dưới cácgóc độ sau đây:
+ Theo quan điểm điều khiển học, phương pháp dạy học là cách thức
tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này
+ Theo quan điểm lôgic, phương pháp dạy học là những thủ thuậtlôgic được sử dụng để giúp học sinh nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mộtcách tự giác
+ Theo bản chất của nội dung, phương pháp dạy học là sự vận độngcủa nội dung dạy học
Trang 34Mặc dầu chưa có ý kiến thống nhất về định nghĩa phương pháp dạyhọc, song các tác giả đều thừa nhận rằng phương pháp dạy học có những dấuhiệu đặc trưng sau đây:
- Phương pháp dạy học định hướng thực hiện mục tiêu dạy học;
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của phương pháp dạy và phươngpháp học;
- Phương pháp dạy học thực hiện thống nhất chức năng dạy học và giáodục;
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của 1ôgic nội dung dạy học và lôgic tâm lý nhận thức;
- Phương pháp dạy học có mặt bên ngoài và bên trong;
- Phương pháp dạy học có mặt khách quan và mặt chủ quan;
- Phương pháp dạy học là sự thống nhất của cách thức hành động vàphương tiện dạy học
Trong những nghiên cứu mới về dạy học, lý thuyết kiến tạo được đặcbiệt chú ý, trong đó có việc tạo môi trường học tập thích hợp Mặt khác địnhhướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học là chú trọng việc hìnhthành năng lực cho học sinh
Từ đó, có thể hiểu phương pháp dạy học là những hình thức vàcách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong nhữngmôi trường dạy học được chuẩn bị, nhằm đạt mục đích dạyhọc, phát triển các năng lực của cá nhân
3 Tính chất cơ bản của phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có các tính chất sau đây:
3.1.Tính mục đích
Tính mục đích là tính chất cơ bản nhất của phương pháp dạy học Phươngpháp dạy học trước hết chịu sự chi phối của mục đích dạy học Nó phải đảmbảo vạch ra được cách thức hoạt động đạt tới mục đích dạy học một cách tối
ưu nhất
Tính mục đích của phương pháp dạy học còn biểu hiện ở chỗ nó phục vụnhững mục đích riêng, cụ thể của việc dạy học trong từng giai đoạn, từng bàihọc Tùy theo mục đích cụ thể là lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng hoặcphát triển năng lực trí tuệ, đánh giá chất lượng lĩnh hội mà các phương phápdạy học được vận dụng khác nhau hoặc thay đổi một cách thích hợp
3.2 Tính nội dung
Tính nội dung là tính chất cơ bản thứ hai rất quan trọng của phươngpháp dạy học Phương pháp dạy học chịu sự qui định của nội dung dạy học.Nội dung nào thì phải có phương pháp đó, không có phương pháp nào đượccoi là vạn năng có thể ứng với tất cả mọi nội dung
3.3 Tính hiệu quả
Trang 35Do tính chất đa dạng của quá trình dạy học, phương pháp dạy khôngchỉ bao gồm tác động của giáo viên với tư cách là chủ thể của quá trình dạyhọc mà còn bao gồm tác động của tập thể học sinh với tư cách là chủ thể củaquá trình học Các phương pháp dạy học chịu sự chi phối mạnh mẽ của cácđặc điểm lứa tuổi học sinh và hiệu quả của chúng tùy thuộc vào khả năngvận dụng của người giáo viên trong những điều kiện cụ thể của lớp học vàcủa từng học sinh Do đó không có phương pháp dạy học nào vạn năng, đạthiệu quả hoàn hảo cho mọi trường hợp Trong quá trình dạy cần phải phốihợp nhiều phương pháp dạy học để phát huy hiệu quả tối ưu của chúng.
- Tính hệ thống
Các phương pháp dạy học được vận dụng trong từng khâu của quá trìnhdạy học, phải tạo thành một hệ thống được lựa chọn, cân nhắc một cáchkhoa học Mỗi phương pháp dạy học cũng phải là một hệ thống các thao tác,biện pháp tương xứng với lôgic của hoạt động dạy học diễn ra lúc phươngpháp dạy học đó vận dụng
II VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TH
Hiện nay có nhiều cách phân loại phương pháp dạy học Sau đâychúng tôi xin trình bày một số hệ thống phổ biến nhất
1 Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin
Theo cách phân loại này, người ta chia phương pháp dạy học thành cácnhóm: Phương pháp dạy học dùng lời, trực quan, thực hành
2 Phân loại theo các nhiệm vụ lý luận dạy học cơ bản
Theo cách phân loại này, người ta chia phương pháp dạy học thành cácnhóm: Phương pháp truyền thụ kiến thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo; ứngdụng tri thức hoạt động sáng tạo; củng cố, kiểm tra
3 Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh
Theo cách phân loại này, người ta chia phương pháp dạy học thành cácnhóm: Phương pháp giải thích, minh hoạ; tái hiện; giới thiệu nêu vấn đề; tìmkiếm từng phần, kích thích và tìm kiếm
4 Hệ thống phương pháp dạy học của Ju.K Babanski
Ju.K.Banbanski đã tìm thấy mối liên hệ nội tại của các hệ thống phương pháp dạy học và đã cố gắng khái quát chung để xây dựng một hệ thống phương pháp hoàn chỉnh.
Vận dụng quan điểm của C Mác về bản chất quá trình lao động cónhững đặc thù riêng, Babanski cho rằng, xét về mặt điều khiển học quá trìnhdạy học gồm 3 yếu tố cơ bản: Tổ chức và thực hiện các hoạt động học tập,nhận thức kích thích hoạt động nhận thức, kiểm tra và đánh giá kết quả.Theo Ju.K.Babanski tương ứng với ba yếu tố này của quá trình dạy học
có 3 nhóm phương pháp dạy học Mỗi nhóm như vậy lại được chia thành các
Trang 36nhóm con Hệ thống phương pháp dạy học của Babanski có thể giới thiệutóm tắt như sau:
- Các phương pháp tổ chức và thực hiện hoạt động học tập nhận thức +) Nhóm phương pháp theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thôngtin: dùng lời (kể chuyện, đàm thoại, diễn giảng, trực quan, minh hoạ, biểudiễn) thực hành (thí nghiệm, luyện tập, lao động học tập - sản xuất)
+) Nhóm phương pháp theo logic truyền thụ và tri giác thông tin: Quynạp và suy diễn
+) Nhóm phương pháp theo mức độ tư duy độc lập của học sinh: táihiện và sáng tạo
+) Nhóm phương pháp theo mức độ điều khiển hoạt động học tập: Họctập dưới sự điều khiển của thầy, hoạt động độc lập của học sinh, làm việcvới sách, bài tập viết, làm thí nghiệm
- Các phương pháp kích thích và xây dựng động cơ học tập:
+) Nhóm phương pháp kích thích hứng thú học tập: Trò chơi nhận thứchội thảo, tạo ra các tình huống xúc cảm
+) Nhóm phương pháp kích thích nhiệm vụ và tinh thần trách nhiệm:Niềm tin vào ý nghĩa của sự học, đề xuất và yêu cầu nhiệm vụ, rèn luyệntrong quá trình thực hiện các yêu cầu, khuyến khích và trừng phạt
- Các phương pháp kiểm tra
+) Nhóm phương pháp kiểm tra miệng và tự kiểm tra: Hỏi cá nhân, hỏitập thể, kiểm tra miệng, thi vấn đáp, hỏi có tính chất nêu vấn đề, tự kiểm tramiệng
+) Nhóm phương pháp kiểm tra viết, thi viết kiểm tra viết, chương trìnhhoá, tự kiểm tra viết
+) Nhóm phương pháp kiểm tra thực hành: Kiểm tra thí nghiệm thựchành, kiểm tra máy, tự kiểm tra thí nghiệm - thực hành
Ưu điểm của hệ thống phương pháp này là phong phú, đa dạng, phảnánh được các mặt khác nhau của quá trình dạy học, do đó có nhiều thuận lợitrong việc áp dụng chúng vào thực tiễn nhà trường
III Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
1 Quan niệm đổi mới phương pháp dạy học
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang trở thành một vấn đề mang tínhthời sự trong các nhà trường phổ thông Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huytính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của ngườihọc; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trungdạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cậpnhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ
Trang 37yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xãhội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin và truyền thông trong dạy và học”
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được tiếp cận dưới rất nhiều góc
độ khác nhau: Triết học, Tâm lý học, Giáo dục học Ngoài ra, việc đổi mớiphương pháp dạy học còn xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;mục tiêu, chương trình giáo dục; điều kiện thực tiễn phổ thông Tùy theomỗi cách tiếp cận khác nhau có thể có những quan niệm khác nhau về đổimới phương pháp dạy học
Dựa trên khái niệm chung về phương pháp dạy học, có thể hiểu đổimới phương pháp dạy học là cải tiến những hình thức vàcách thức làm việc kém hiệu quả của giáo viên và học sinh,
sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằmnâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực
và sáng tạo, phát triển năng lực của học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học đối với giáo viên bao gồm đổi mới việc lập
kế hoạch dạy học, thiết kế bài dạy; đổi mới phương pháp dạy học trên lớphọc; đổi mới việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Còn đổi mới phươngpháp dạy học đối với học sinh là đổi mới phương pháp học tập
Đổi mới phương pháp dạy học cần được tổ chức, lãnh đạo và hỗ trợ từ cáccấp quản lý giáo dục, đặc biệt là các nhà trường thông qua những biện phápthích hợp
2 Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu
học
Việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông được xuất phát
trên những định hướng cơ bản sau đây:
2.1 Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa
là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm họcsinh vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều này, phảithực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thànhnăng lực và phẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan
hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằmphát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năngriêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tíchhợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp Phảiphát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát
Trang 38triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếmthông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạocủa tư duy
Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực thể
hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thứcđược sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hànhcác hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức
đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn
- Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa vàcác tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận đểtìm tòi và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duynhư phân tích, tổng hợp, khái quát hoá… để dần hình thành và phát triểnnăng lực tư duy sáng tạo
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận
dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giảiquyết các nhiệm vụ học tập chung
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốttiến trình dạy học Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫnnhau của học sinh với nhiều hình thức khác nhau
Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phươngpháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần cảitiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Tuy nhiên, cácphương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế nhất định, vì vậy cầnkết hợp sử dụng chúng với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
- Kết hợp các phương pháp dạy học khác nhau
Việc phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học khác nhau trongtoàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tíchcực của học sinh và nâng cao chất lượng dạy học
- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học
Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phươngpháp dạy học Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạyhọc vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sửdụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử
Trang 39dụng cỏc phần mềm dạy học cũng như cỏc phương phỏp dạy học sử dụngmạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.
- Sử dụng cỏc kỹ thuật dạy học phỏt huy tớnh tớch cực và sỏng tạo của học sinh
Kỹ thuật dạy học là những cỏch thức hành động của của giỏo viờn vàhọc sinh trong cỏc tỡnh huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiểnquỏ trỡnh dạy học Cỏc kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất củaphương phỏp dạy học Cú những kỹ thuật dạy học chung, cú những kỹ thuậtđặc thự của từng phương phỏp dạy học Ngày nay người ta chỳ trọng phỏttriển và sử dụng cỏc kỹ thuật dạy học phỏt huy tớnh tớch cực, sỏng tạo củangười học như “động nóo”, “tia chớp”, “bể cỏ”, bản đồ tư duy
- Chỳ trọng cỏc phương phỏp dạy học đặc thự bộ mụn
Phương phỏp dạy học cú mối quan hệ biện chứng với nội dung dạyhọc, việc sử dụng cỏc phương phỏp dạy học đặc thự cú vai trũ quan trọngtrong dạy học bộ mụn Cỏc phương phỏp dạy học đặc thự bộ mụn được xõydựng trờn cơ sở lý luận dạy học bộ mụn Vớ dụ: Thớ nghiệm là một phươngphỏp dạy học đặc thự quan trọng của cỏc mụn khoa học tự nhiờn; cỏcphương phỏp dạy học như trỡnh diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tỏc,phõn tớch sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp rỏp mụ hỡnh, cỏc dự ỏn lànhững phương phỏp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương phỏp “Bàn taynặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học cỏc mụn khoa học
- Bồi dưỡng phương phỏp học tập tớch cực cho học sinh
Phương phỏp học tập một cỏch tự lực đúng vai trũ quan trọng trongviệc tớch cực hoỏ, phỏt huy tớnh sỏng tạo của học sinh Bằng nhiều hỡnh thứckhỏc nhau, cần luyện tập cho học sinh cỏc phương phỏp học tập chung vàcỏc phương phỏp học tập trong bộ mụn
2.1 Phải tiến hành đổi mới một cỏch đồng bộ
Phương phỏp dạy học là một yếu tố của của quỏ trỡnh dạy học ở trườngphổ thụng cú mối quan hệ với cỏc yếu tố khỏc Do đú, muốn đổi mới phươngphỏp dạy học, phải đổi mới: Mục tiờu dạy học; nội dung dạy học; hỡnh thức
tổ chức dạy học; kiểm tra, đỏnh giỏ kết quả dạy học; quản lý dạy học; cơ sởvật chất phục vụ dạy học; bản thõn giỏo viờn phải nắm vững cỏc phươngphỏp dạy học mới và quan tõm đến dạy cỏch học cho học sinh
2.3 Phải có bước đi và mức độ thích hợp cho việc đổi mới phương phỏp dạy học
Cần xác định đổi mới phương phỏp dạy học ở trường phổ thụng là mộtquá trình lâu dài, phức tạp
IV HẸ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở TIỂU HỌC
A Cỏc phương phỏp dạy học truyền thống
1 Nhúm phương phỏp dạy học dựng lời
Trang 40Nhóm phương pháp này gồm: Phương pháp thuyết trình, phương phápvấn đáp, phương pháp sử dụng sách giáo khoa.
1.1 Các phương pháp thuyết trình
1.1.1 Các phương pháp thuyết trình cơ bản
- Giảng thuật: Là phương pháp thuyết trình có chứa đựng yếu tốtrần thuật và mô tả Giảng thuật được sử dụng rộng rãi trong việc dạy họccác môn xã hội - nhân văn cũng như các môn tự nhiên Khi mô tả các sự vật,hiện tượng hoặc trình bày cuộc đời và sự nghiệp của các nhà bác học lỗi lạc,các thành tựu nổi tiếng trong khoa học kỹ thuật
Trong khi giảng thuật, giáo viên có thể trích dẫn những đoạn văn, thơngắn, những câu nói hay trích từ các tác phẩm văn học, các văn kiện kịch sử.Cũng có thể sử dụng các phương tiện trực quan, phương tiện kỹ thuật dạyhọc để minh hoạ cho việc trình bày của mình
- Giảng giải: Dùng luận cứ, số liệu để giải thích, chứng minh một hiệntượng, sự kiện, quy tắc, định lý, định luật trong các môn học Giảng giảichứa đựng các yếu tố phán đoán, suy lý nên có nhiều khả năng phát triển tưduy logic cho học sinh
- Giảng diễn: Là một trong những phương pháp thuyết trình nhằmtrình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính phức tạp trừu tượng và khái quáttrong một thời gian tương đối dài Phương pháp này thường sử dụng ở cáclớp cuối phổ thông trung học và được sử dụng kết hợp với các phương phápkhác
1.1.2 Ưu điểm và hạn chế của phương pháp thuyết trình
- Phương pháp thuyết trình có những ưu điểm sau: Cho phép giáo viêntruyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựngnhiều thông tin mà học sinh không dễ dàng tự mình tìm hiểu được một cáchsâu sắc; Trong một thời gian nhất định, giáo viên có thể trình bày tài liệu họctập một cách có hệ thống và có tác dụng mạnh mẽ tới tư tưởng tình cảm củahọc sinh
- Phương pháp thuyết trình có những hạn chế sau: Học sinh dễ thụđộng trong quá trình lĩnh hội tri thức, chỉ sử dụng chủ yếu thính giác cùngvới tư duy tái hiện, do đó dễ làm học sinh chóng mệt mỏi; Không giúp họcsinh tích cực phát triển ngôn ngữ nói; Không cho phép giáo viên chú ý đầy
đủ đến trình độ nhận thức và kiểm tra được sự lĩnh hội tri thức của từng họcsinh
1.1.3 Những yêu cần cơ bản trong việc sử dụng phương pháp thuyết trình
- Giáo viên phải trình bày chính xác các sự kiện, hiện tượng, kháiniệm, định luật, vạch ra bản chất của vấn đề, ý nghĩa tư tưởng chính trị vàthực tiễn của tài liệu học tập