1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bieu 1 phieu nhan xet, danh gia cua giao vien

5 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phiếu Nhận Xét, Đánh Giá Sách Giáo Khoa Môn Lịch Sử - Địa Lí 9
Tác giả Phạm Thị Quỳnh
Trường học Trường TH&THCS Hòa Bình
Chuyên ngành Lịch sử - Địa lí
Thể loại Phiếu Nhận Xét
Thành phố Hòa Bình
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76 KB

Nội dung

TRƯỜNG TH&THCS HÒA BÌNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ 9 (Phục vụ cho việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông) Họ và tên: PHẠM THỊ QUỲNH Chức vụ: Giáo viên Môn dạy: Lịch sử- Địa lí 6, Địa lí 9 Số điện thoại: 0934671348 Địa chỉ email: Quynhphamtl@gmail.com I Nhận xét từng tiêu chí Ghi chú: - Người đánh giá đánh dấu (x) vào ô đáp ứng mức độ từng tiêu chí đối với mỗi bộ sách, trong đó: + ĐT: Đáp ứng tốt các tiêu chí + Đ: Đáp ứng được các tiêu chí ở mức độ bình thường + K: Không đáp ứng được tiêu chí Bộ sách Bộ sách Kết nối Bộ sách Cánh Diều Chân trời sáng tạo tri thức Nội dung đánh giá ĐT Đ K ĐT Đ K ĐT Đ K Tiêu chí 1 Sách giáo khoa phù hợp với đặc điểm kinh tế-xã hội của địa phương a) Ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp, gần gũi với văn hóa, lịch sử, địa lý tỉnh Hòa x x x Bình; đảm bảo quy định chung về văn phạm, chính tả b) Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, logic; thể hiện đầy đủ phẩm x x x chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học (theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT); có tính mở tạo cơ hội để nhà trường, tổ/nhóm chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục thích hợp, sát với thực tế của địa phương c) Các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa khi triển khai phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, x x x trang thiết bị và các điều kiện dạy học hiện tại của các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình d) Sách giáo khoa có giá hợp lí, phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh Hòa Bình x x x Tiêu chí 2 Sách giáo khoa phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh 2.1 Phù hợp với điều kiện tổ chức học tập của học sinh a) Nội dung các chủ đề/bài học trong sách giáo x x x khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất, vận dụng kiến thức liên môn thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi x x x bài học x x x b) Các hoạt động học tập trong sách giáo khoa x phải có hướng dẫn rõ ràng giúp người học xác x x x định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt x x c) Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp x tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học x d) Tăng cường các bài tập vận dụng, trải x nghiệm thực tiễn, hình thành năng lực giải quyết vấn đề cuộc sống 2.2 Phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của giáo viên a) Chủ đề/bài học trong sách giáo khoa được x x thiết kế theo phương án mở, giúp giáo viên dễ x x lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và x x phương pháp dạy học tích cực; có thể bổ sung x những nội dung dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương (lễ hội, nghệ thuật truyền thống, di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, phong tục tập quán; các nội dung về kinh tế, xã hội; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống trong một số môn học/bài học) b) Sách giáo khoa có các nội dung, chủ đề kiến thức phong phú, giúp giáo viên có thể thực x hiện dạy học tích hợp, gắn kết nội dung bài học với thực tiễn c) Nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khả thi, phù hợp với năng lực chung của đội ngũ x giáo viên; đảm bảo mục tiêu phân hóa; xây dựng nhiều hình thức và phương pháp đánh giá tạo thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn công cụ đánh giá năng lực học sinh d) Cấu trúc sách giáo khoa thuận tiện cho x tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học Tiêu chí 3 Các yếu tố đi kèm với sách giáo khoa a) Đồng bộ với sách giáo khoa, có các website (cung cấp nguồn học liệu) hỗ trợ người học, x phụ huynh học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu; hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý trong việc thiết kế bài học; sử dụng các thiết bị, tài nguyên, tranh ảnh, thí nghiệm ảo phù hợp với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu kèm theo sách giáo khoa b) Có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn, hỗ trợ đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường trong x việc sử dụng sách giáo khoa hiệu quả, đảm bảo chất lượng c) Tác giả viết sách giáo khoa là các nhà khoa học; chuyên gia đầu ngành; giảng viên sư x x x phạm tham gia đào tạo sinh viên sư phạm, bồi dưỡng giáo viên phổ thông; giáo viên cốt cán năng lực chuyên môn tốt d) Chất lượng sách giáo khoa tốt (giấy in, khổ sách, cỡ chữ, phông chữ) x x x e) Kênh phân phối, phát hành sách giáo khoa đủ lớn, đáp ứng yêu cầu kịp thời x x x II Nhận xét chung 1 Bộ sách: Chân trời sáng tạo - Nguyễn Kim Hồng (Tổng chủ biên) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 1.1 Ưu điểm - Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa mang tính khoa học, logic; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học (theoThông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT) Sách được viết theo trình tự nội dung: Yêu cầu cần đạt, Mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng Đặc biệt ở phần vận dụng có những nội dung để học sinh tự đánh giá Các bài học sẽ tạo nên môi trường học tập tích cực; đồng thời khai thác được các ứng dụng công nghệ thông tin vào học Lịch sử- Địa lí - Chủ đề/bài học trong sách giáo khoa được thiết kế theo phương án mở, giúp giáo viên dễ lựa chọn phương án, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học tích cực - Đồng bộ với sách giáo khoa, có các website (cung cấp nguồn học liệu) hỗ trợ người học, phụ huynh học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu; hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý trong việc thiết kế bài học; sử dụng các thiết bị, tài nguyên, tranh ảnh, thí nghiệm ảo phù hợp với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu kèm theo sách giáo khoa 1.2 Tồn tại - Màu sắc, hình ảnh không sắc nét Các lược đồ, bản đồ, biểu đồ nhìn màu hơi rối Đặc biệt ở biểu đồ tháp dân số Việt Nam trang 134 còn thiếu chính xác, không thể hiện rõ được các nhóm tuổi - Kiến thức hơi nặng so với học sinh Câu hỏi vận dụng thấp ít, rất khó cho học sinh tự học và rèn luyện ở nhà Hòa Bình là tỉnh miền núi, việc học sinh được học và tiếp cận với công nghệ thông tin ít, nên chủ yếu học trong sách giáo khoa Vì vậy với hệ thống bài tập của sách tôi nghĩ chưa phù hợp lắm với đại đa số học sinh tỉnh Hòa Bình 2 Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống – Vũ Minh Giang (Tổng chủ biên) – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 2.1 Ưu điểm - Chủ biên sách của nhóm tác giả này được cấu trúc theo bài học Do đó giáo viên có thể linh hoạt khi giảng dạy, trong mỗi bài học sẽ có 4 phần Phần 1 là mở đầu để gợi mở và tìm hiểu kiến thức mới Ở phần Hình thành kiến thức mới, học sinh được thực hành để tiếp cận kiến thức Phần luyện tập được nhóm tác giả thiết kế là các bài tập đa dạng, phong phú phù hợp với nhiều trình độ học sinh đặc biệt là học sinh có thể tự học Phần thứ 4 là vận dụng có nhiều các hoạt động giải quyết các tình huống trong thực tế, đa dạng - Cấu trúc, nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính khoa học, logic; thể hiện đầy đủ phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù môn học, có tính mở tạo cơ hội giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục thích hợp, sát với thực tế của địa phương, phù hợp với học sinh - Các đơn vị bài học được phân chia rõ ràng, thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động dạy học - Trình bày đẹp, cân đối giữa phần hình ảnh và phần chữ viết - Có các nội dung liên môn gắn liền Lịch sử- Địa lí với thực tiễn, Có sự tích hợp liên môn Lịch sử- Địa lí hợp với từng bài - Sách đặc biệt chú trọng kênh hình minh họa để học sinh dễ tiếp cận Sách tăng tích hợp, học sinh có nhiều hợp tác - Hệ thống bản đồ, biểu đồ rõ dàng, sắc nét giúp học sinh dễ dàng tìm tòi, khám phá kiến thức - Ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, phù hợp lứa tuổi 2.2 Tồn tại - Hệ thống câu hỏi luyện tập và vận dụng nên phong phú hơn 3 Bộ sách: Cánh Diều – Đỗ Thanh Bình (Tổng chủ biên) – Nhà xuất bản ĐHSP 3.1 Ưu điểm - Nội dung các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa có những hoạt động học tập thiết thực, giúp người học rèn luyện khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức, bồi dưỡng năng lực phẩm chất, vận dụng kiến thức liên môn thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong mỗi bài học - Các hoạt động học tập trong sách giáo khoa có hướng dẫn rõ ràng giúp người học xác định được mục tiêu học tập, đáp ứng các yêu cầu cần đạt - Cấu trúc sách giáo khoa tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn kỹ năng hợp tác, phát triển tiềm năng và khả năng tư duy của người học - Về hình thức SGK được trình bày hấp dẫn, tạo hứng thú với học sinh, có tính thẩm mỹ cao phù hợp với nội dung bài học Thiết kế mĩ thuật đẹp, nhiều màu sắc, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện với học sinh; hình ảnh sinh động, phù hợp với nội dung kiến thức; Khổ chữ phù hợp để học sinh dễ đọc không ảnh hưởng đến mắt 3.2 Tồn tại - Ngôn ngữ và cách thức thể hiện chưa thật sự phù hợp, gần gũi với văn hóa, lịch sử, địa lý tỉnh Hòa Bình - Các chủ đề/bài học trong sách giáo khoa khi triển khai chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện dạy học hiện tại của các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh Hòa Bình - Cấu trúc sách giáo khoa chưa thuận tiện cho tổ/nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh III Kết quả lựa chọn sách: Bộ sách: Kết nối tri thức với cuộc sống; Tổng chủ biên: Vũ Minh Giang; Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam X Hòa Bình, ngày 11 tháng 3 năm 2024 NGƯỜI ĐÁNH GIÁ PHẠM THỊ QUỲNH

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:28

w