1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn ở sgk ( bộ chân trời sáng tạo) (1)

199 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI THẦN THOẠI YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật.. Thần thoại

BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI) YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật - Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản truyện kể; biết phân tích các chỉ tiết tiêu biểu, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; biết liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm truyện kể thuộc hai nền văn hoá khác nhau - Nhận biết và chỉnh sửa được các lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn - Viết được văn bản nghị luận đúng quy trình; phân tích, đánh giá chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một truyện kể - Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể; nghe và nắm bắt được ý kiến, quan điểm của người nói; biết nhận xét, đánh giá về ý kiến, quan điểm đó - Trân trọng trí tưởng tượng và di sản nghệ thuật của người xưa A: Tri thức ngữ văn Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hoá; qua đó, phản ánh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người So với các thể loại truyện kể dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể Thời gian trong thần thoại là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng Cốt truyện thần thoại thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hoá của các nhân vật siêu nhiên Nhân vật trong thần thoại thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hoá Tính chỉnh thể của tác phẩm là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết, đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Lỗi về mạch lạc, liên kết trong đoạn văn: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa - Thiếu mạch lạc + Các câu trong đoạn không tập trung vào một chủ đề (lỗi lạc chủ đề) hoặc nội dung nêu trong câu chủ đề không được triển khai đầy đủ trong đoạn văn (lỗi thiếu hụt chủ đề) Ví dụ: Mọi tác phẩm nghệ thuật đều bắt đầu từ một cảm xúc Thơ là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu Thơ có thể có vần, có thể không có vần (Dẫn theo Bùi Minh Toán) Đoạn văn trên mắc lỗi lạc chủ đề Cách chỉnh sửa: Mọi tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thơ, đều bắt đầu từ một cảm xúc Thơ là thể loại vừa giàu cảm xúc vừa giàu hình ảnh và nhạc điệu Nhạc điệu không nhất thiết do dần quy định nên thơ có thể có vần hoặc không vần + Các câu trong đoạn không được sắp xếp theo một trình tự hợp lí Ví dụ: (1) Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện (2) Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa có muôn vật và loài người (3) Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này đến vùng nọ, hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác (4) Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn tối tăm, lạnh lẽo (5) Chân thần dài không thể tả xiết Cách chỉnh sửa: Sắp xếp lại các câu theo trình tự: 2, 4, 1, 5, 3 - Thiếu các phương tiện liên kết hoặc sử dụng các phương tiện liên kết chưa phù hợp Ví dụ: Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta lo ngại khi thuyết trình là chuẩn bị chưa tốt Như trên, cách để không lúng túng khi phát biểu ý kiến là phải chuẩn bị thật kĩ, ví dụ như soạn sẵn dàn ý và học thuộc Cách chỉnh sửa: Câu trên mắc lỗi dùng sai phượng tiện liên kết; chữa bằng cách thay như trên bằng vì vậy/ vì thế/do đó B Văn bản 1: “ THẦN TRỤ TRỜI” (Thần thoại Việt Nam) I Tìm hiểu chung: 1.Thần thoại Việt Nam do được ghi chép muộn nên đã bị mất mát khá nhiều Những truyện thần thoại Việt Nam tiêu biểu gồm: Thần Trụ Trời, Thần Mưa, Thần Biển, Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng, Sự tích lúa thần, Thần Trụ Trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên Các dân tộc anh em khác trên đất nước Việt Nam cũng có nhiều truyện thú vị lí giải về sự hình thành thế giới buổi ban đầu như vậy Nếu người Kinh có Thần Trụ Trời thì người Mường có Bà Nhần và Ông Chống Trời, người Thái có Then Luông, người Mông có Dự Nhung, người Dao có Thần Bàn Cổ, người Ê-đê có Ai Điê, người Chăm có Tầm Thênh, Trong nhận thức của con người thời cổ, thế giới bao la được hình thành, được sắp đặt trật tự là nhờ vào công lao to lớn của các vị thần 2 Tóm tắt văn bản “Thần Trụ trời” Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này Từ đó, dân gian lưu truyền câu hát: Ông Đếm cát Ông Tát bể (biển) Ông Kể sao Ông Đào sông Ông Trồng cây Ông Xây rú (núi) Ông Trụ trời II Tìm hiểu văn bản theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn Trước khi đọc Câu 1: Bạn biết những truyện thần thoại nào? Hãy chia sẻ với các bạn trong nhóm về những truyện thần thoại ấy? Lời giải chi tiết: - Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng: đây là một truyện thần thoại của Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời và Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian - Thần Trụ trời: đây là một truyện thần thoại được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích sự hình thành của trời đất tự nhiên: biển, hồ, sông, núi, - Nạn hồng thủy: Loài người càng phát triển càng kiêu ngạo với Trời và thánh thần Zeus ra lệnh thần Mưa Bão hoạt động liên tục để “rửa sạch” trái đất Loài người diệt vong, may còn sót lại một cặp vợ chồng là con của titan Promethe Nhờ phép thuật của cha, họ tiếp tục sinh sôi nảy nở duy trì loài người cư trú khắp vùng Hi Lạp Trong khi đọc Câu 1: Bạn hình dung như thế nào về vị thần Trụ trời? Lời giải chi tiết: Hình dung về vị thần Trụ trời: - Ngoại hình: vóc dáng khổng lồ, chân dài, có thể bước từ vùng này qua vùng khác - Hành động: Ngẩng đầu đội trời lên, đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa cao, vừa to để chống trời => Vị thần Trụ trời có sức vóc mạnh mẽ, kì lạ mà những người bình thường không thực hiện được Câu 2: Trời và đất thay đổi như thế nào sau khi có cột chống trời? Lời giải chi tiết: Sau khi có cột chống trời: - Trời đất phân đôi - Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp - Chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời Câu 3: Bạn có nhận xét gì về cách kết thúc truyện? Lời giải chi tiết: Truyện thần thoại Thần Trụ trời được kết thúc bằng một bài vè, liệt kê tên của các vị thần như: thần Đếm cát, thần Tát bể (biển), thần Kể sao, thần Đào sông, thần Trồng cây, thần Xây rú (núi), thần Trụ trời => Đây là cách kết thúc truyện độc đáo Ở những câu vè phía trên, tác giả dân gian liệt kê tên các vị thần có công tiếp tục công việc đang còn dang dở và chốt lại bằng câu “Ông Trụ trời” như muốn khẳng định, tôn trọng, khắc ghi công lao của thần Trụ trời trong việc tạo ra trời đất Phần trả lời câu hỏi tổng quan cuối bài Câu 1: Chỉ ra các yếu tố về không gian, thời gian của câu chuyện Lời giải chi tiết: - Yếu tố về không gian trong truyện: trời và đất - Yếu tố về thời gian trong truyện: “thuở ấy” à chưa có thời gian cụ thể trong truyện Câu 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại? Lời giải chi tiết: Những dấu hiệu nhận ra Thần Trụ trời là một truyện thần thoại bao gồm: - Không gian: trời và đất là không gian vũ trụ, không thể hiện một địa điểm cụ thể - Thời gian: “thuở ấy” là thời gian mang tính chất cổ xưa, không rõ ràng - Cốt truyện: xoay quanh việc thần Trụ trời trong quá trình tạo lập nên trời và đất - Nhân vật: thần Trụ trời có vóc dáng khổng lồ và sức mạnh phi thường để thực hiện nhiệm vụ của mình là sáng tạo ra thế giới Câu 3: Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời Từ đó, hãy nhận xét về đặc điểm của nhân vật này Lời giải chi tiết: - Tóm tắt quá trình tạo lập nên trời và đất của nhân vật thần Trụ trời: +) Thần Trụ trời tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái vừa cao, vừa to để chống trời +) Cột được đắp cao lên bao nhiêu thì trời được nâng lên dần chừng ấy và vòm trời được đẩy lên cao +) Khi trời cao và khô, thần phá cột, lấy đất đá ném tung đi khắp nơi và tạo ra hòn núi, hòn đảo, gò, đống, những dải đồi cao và mặt đất ngày nay thường không bằng phẳng +) Chỗ thần đào đất, đào đá đắp cột và biển rộng - Nhận xét về đặc điểm của nhân vật này: thần Trụ trời là người có năng lực phi thường, mạnh mẽ và đã có công tạo ra trời, đất Câu 4: Nêu nội dung bao quát của truyện Thần Trụ trời Lời giải chi tiết: Nội dung bao quát của truyện Thần trụ trời Truyện Thần Trụ trời thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên Cụ thể ở đây, câu chuyện đã cho người đọc thấy được quá trình tạo ra trời, đất, thế gian của thần Trụ trời và các vị thần khác Câu 5: Nhận xét về cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian Ngày nay, cách giải thích ấy có còn phù hợp không? Vì sao Lời giải chi tiết: - Nhận xét cách giải thích quá trình tạo lập thế giới của tác giả dân gian: Đây là cách giải thích về thế giới của những người xưa cổ bằng trực quan và tưởng tượng, chưa có đầy đủ căn cứ, chưa được xác minh về độ chính xác và còn mang yếu tố hư cấu - Ngày nay, cách giải thích ấy không còn phù hợp Vì xã hội bây giờ đã hiện đại và khoa học phát triển, có đủ nguồn thông tin, cách minh chứng khoa học nên khi giải thích bất kì một hiện tượng nào cũng luôn yêu cầu, đòi hỏi độ chính xác cao, có căn cứ rõ ràng, xác thực Như vậy, thông tin ấy mới có thể thuyết phục được mọi người Câu 6: Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho bạn nhớ đến truyền thuyết nào của người Việt Nam? Hãy tóm tắt truyền thuyết ấy và chỉ ra điểm tương đồng giữa hai tác phẩm Lời giải chi tiết: - Cách hình dung và miêu tả đất, trời trong câu “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, ” trong truyện Thần Trụ trời gợi cho chúng ta nhớ đến truyền thuyết Sự tích bánh chưng, bánh dày - Tóm tắt truyền thuyết Bánh chưng, bánh dày: Sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua Hùng Vương thứ 6 có ý định truyền ngôi cho con với điều kiện nếu ai tìm được món ăn ngon lành, để bày cỗ có ý nghĩa thì sẽ được nối ngôi Trong khi các hoàng tử khác đua nhau tìm kiếm thứ của ngon vật lạ thì Lang Liêu – con trai thứ 18 lại lo lắng không biết cần chuẩn bị gì Một hôm, chàng nằm mơ thấy có vị Thần đến bảo “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành” Nghe xong, chàng lập tức chọn loại gạo nếp tốt nhất để làm bánh Chưng, bánh Dày Cuối cùng, món ăn của Lang Liêu được nhà vua khen ngon, có ý nghĩa và quyết định truyền ngôi cho chàng Từ đó, mỗi dịp Tết Nguyên Đán, bánh Chưng và bánh Dày là hai loại bánh không thể thiếu khi cúng Tổ Tiên và Trời Đất - Những điểm tương đồng giữa hai tác phẩm +) Đều có tính hư cấu +) Đều xuất hiện hình ảnh của các vị thần +) Đều nói về hình dạng của Trời và Đất: trời có hình tròn, đất có hình vuông C Văn bản 2: “ PRÔ-MÊ-TÊ VÀ LOÀI NGƯỜI” (Thần thoại Hy Lạp) I Tìm hiểu chung: 1 Thần thoại Hy Lạp là tập hợp những câu chuyện của người Hy Lạp cổ đại về các vị thần, các anh hùng nhằm giải thích nguồn gốc của thế giới và ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghỉ lễ tôn giáo Thần thoại Hy Lạp bắt đầu hình thành từ khoảng 2000 - 1100 năm trước Công nguyên Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại này đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp Vì thế, chắc chắn những gì còn lưu giữ được hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất Trong nền văn hoá nhân loại, nhiều lĩnh vực như: triết học, hội hoạ, điện ảnh, kiến trúc, văn học, đã khai thác các đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, của thần thoại Hy Lạp làm cho những câu chuyện ngàn năm tuổi ấy không cũ đi mà vẫn hiện diện tươi mới hằng ngày trong đời sống hiện tại Điều này cho thấy giá trị quý báu cũng như sức sống bền bỉ của kho tàng thần thoại Hy Lạp cổ xưa 2 Tóm tắt: Thuở ấy thế gian chỉ mới có các vị thần, mặt đất mênh mông nhưng khá vắng vẻ Vì vậy, hai anh em Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã xin phép U-ra-nôx và Gai-a tạo cho thế gian đông vui hơn Nói rồi, cậu em Ê-pi-mê-tê lập tức lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho mỗi loài một đặc ân của thần và “vũ khí” riêng để chúng có thể tự phòng thân Con thì được ban chạy nhanh như gió, con thì có đôi mắt sáng nhìn thấu đêm đen, Khi công việc xong xuôi, Ê-pi-mê-tê gọi Prô-mê-tê đến xem xét thì mọi việc rất tốt nhưng thiếu một con cũng cần “vũ khí” – con người Bằng trí thông minh của mình cùng nỗi lo lắng dành cho con người, Prô-mê-tê đã dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần để tái tạo lại cho họ một thân hình thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, làm việc bằng đôi tay Không chỉ vậy, Prô-mê-tê còn lên tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa châm vào ngọn đuốc của mình rồi trao cho con người Nhờ ngọn lửa đó, cuộc sống của con người bừng sáng hơn, thoát khỏi cảnh tối tăm, lạnh giá, đói khát, cuộc sống cũng trở nên văn minh và hạnh phúc hơn II Tìm hiểu đoạn trích theo hệ thống câu hỏi gợi dẫn Trước khi đọc Câu 1: Bạn đã từng đọc hay nghe kể về thần thoại Hy Lạp và câu chuyện Prô-mê-tê và loài người chưa? Hãy chia sẻ với các bạn cùng lớp những điều bạn đã biết Nếu chưa biết, bạn thử đoán truyện Prô-mê-tê và loài người sẽ nói về vấn đề gì? Lời giải chi tiết: Xin chào thầy/cô và các bạn Mình có tìm hiểu, từng đọc và nghe kể về thần thoại Hy Lạp Đây chính là những tập hợp và truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại liên quan đến các vị thần, các anh hùng, bản chất của thế giới, nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ Prô-mê-tê và loài người là một trong những câu chuyện xuất sắc đó Dưới đây là một số điều mình biết về thần thoại này - Prô-mê-tê là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp - Prô-mê-tê đã ăn trộm lửa của Trời và trao cho loài người từ đó cuộc sống của loài người dần được cải thiện - Thần Prô-mê-tê rất thương loài người, luôn luôn tìm cách giúp cho loài người đỡ khổ cực Trong khi đọc Câu 1: Theo bạn, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” gì? Lời giải chi tiết: - Qua việc đọc phần 1 của văn bản, theo em, thần Prô-mê-tê sẽ ban cho con người “vũ khí” như quần áo (“đúng là một con người trần trụi hoàn toàn đứng trước mặt Prô-mê-tê); “vũ khí” cần thiết để con người có thể sống được ở thế gian (ví dụ: đôi tay, lửa để tạo ra đồ ăn); Câu 2: Qua những việc thần Prô-mê-tê đã làm, bạn hình dung thế nào về nhân vật này? Lời giải chi tiết: - Những việc thần Prô-mê-tê đã làm bao gồm: +) Tái tạo cho con người một thân hình đẹp đẽ thanh tao hơn các con vật +) Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thảnh thơi để làm việc khác +) Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người => Từ những việc làm trên ta có thể thấy rằng thần Prô-mê-tê luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người bởi tất cả những việc kể trên đều hướng tới con người Câu 3: Đây là lời của ai? Lời này có ý nghĩa gì? Lời giải chi tiết: - Đây là lời của con người nói về công lao của thần Prô-mê-tê khi đã ban cho họ ngọn lửa - Lời nói này như một lời cảm ơn, sự kính trọng, ca ngợi công ơn của thần Prô-mê-tê và “vũ khí” đặc biệt – ngọn lửa đã giúp cuộc sống con người văn minh và hạnh phúc hơn Phần trả lời câu hỏi tổng quan cuối bài Câu 1: Bạn từng hình dung thế nào về một vị thần? Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người có làm cho hình dung đó của bạn thay đổi không? Vì sao? Lời giải chi tiết: * Sự hình dung về một vị thần: +) Một người xuất hiện ở khoảng thời gian không rõ ràng +) Thần là những người có sức mạnh lạ thường với những khả năng kì lạ +) Thần là những người đem sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh * Nhân vật Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê trong Prô-mê-tê và loài người không làm cho hình dung lúc ban đầu của em thay đổi Bởi: - Họ xuất hiện trong khoảng thời gian không rõ ràng (“thuở ấy”) - Họ có sức mạnh và khả năng kì lạ: +) Thần Ê-pi-mê-tê có khả năng tạo ra “vũ khí” để giúp cho các con vật có những sức mạnh riêng của mình (con thì được ban cho sức chạy nhanh, con được ban cho đôi mắt sáng, con có sức khỏe, ) +) Thần Prô-mê-tê ban cho người lửa - Họ dùng chính sức mạnh của mình để giúp đỡ chúng sinh +) Thần Ê-pi-mê-tê ban cho các con vật những “vũ khí”, đặc ân riêng để sống được ở thế gian +) Thần Prô-mê-tê giúp con người có hình hài thanh tao hơn, giúp con người đứng thẳng, đi lại bằng hai chân và tay để làm việc, đặc biệt ban cho “vũ khí” lửa để giúp cuộc sống họ trở nên tươi sáng, tốt đẹp hơn Câu 2: Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần đó Từ đó, nhận xét về cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người Lời giải chi tiết: * Tóm tắt quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai nhân vật - Nguyên nhân: mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ , Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê xin phép U-ra-nôx tạo cho thế gian một cuộc sống đông vui hơn - Thần Ê-pi-mê-tê: +) Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình - Thần Prô-mê-tê: +) Sau khi xem xét những điều thần Ê-pi-mê-tê làm thì nhận ra vẫn còn sót một con cần được ban bố đặc ân, “vũ khí” đó là con người +) Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh tao hơn +) Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân để đôi tay làm những việc khác +) Băng lên bầu trời xa tít tắp đến tận cỗ xe của thần Mặt Trời Hê-li-ôx để lấy lửa rồi châm vào ngọn đuốc của mình và trao cho loài người * Cách xây dựng cốt truyện và nhân vật trong Prô-mê-tê và loài người ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần Câu 3: Nêu nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện này là gì? - Nội dung bao quát của truyện Prô-mê-tê và loài người: Truyện giúp người đọc hình dung sự hình thành con người và thế giới muôn loài Từ đó, ca ngợi công lao to lớn của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê đã cho mỗi loại có những đặc ân, “vũ khí” riêng và giúp cuộc sống trở nên tươi sáng và phong phú hơn - Thông điệp mà người xưa muốn gửi gắm qua câu chuyện: Mỗi loài (con vật, con người) đều cần có những đặc ân riêng, “vũ khí” riêng, sức mạnh riêng để có thể phòng thân, hộ mệnh, tự lập, tự bảo vệ được cuộc sống của chính mình Câu 4: Truyện Prô-mê-tê và loài người giúp bạn hiểu thêm gì về nhận thức và cách lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa? Lời giải chi tiết: Qua Prô-mê-tê và loài người ta thấy cách nhận thức và lí giải nguồn gốc con người và thế giới muôn loài của người Hy Lạp xưa chủ yếu dựa vào sự tưởng tượng của người xưa, xuất phát từ tình thương và mong muốn có một cuộc sống phong phú hơn, văn minh hơn, tươi sáng hơn của các vị thần Câu 5: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại? Lời giải chi tiết: Những dấu hiệu nhận ra Prô-mê-tê và loài người là một truyện thần thoại: - Không gian: “thế gian” không xác định nơi chốn cụ thể - Thời gian: “thuở ấy” thời gia cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng - Cốt truyện: tập trung nói về quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần Prô-mê-tê và Ê-pi-mê-tê - Nhân vật: là hai vị thần có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa +) Thần Prô-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để tái tạo hình dạng con người, tạo ra lửa, giúp con người đứng thẳng +) Thần Ê-pi-mê-tê sử dụng sức mạnh phi thường của mình để ban những đặc ân, “vũ khí” cho từng loài vật Câu 6: Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt giữa hai truyện Thần Trụ trời và Prô-mê-tê và loài người Lời giải chi tiết: * Sự tương đồng: - Cả hai truyện đều thuộc thể loại truyện thần thoại - Cả hai truyện đều lí giải bằng trực quan và bằng tưởng tượng - Đều có những yếu tố tưởng tượng, hư cấu - Đều nói về sự tạo lập thế giới * Sự khác biệt: Thần Trụ trời Prô-mê-tê và loài người - Thần thoại Việt Nam - Thần thoại Hy Lạp - Quá trình tạo lập trời - Quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài và đất D Đọc kết nối chủ điểm “ĐI SAN MẶT ĐẤT” ( Truyện của người Lô Lô, trích Mẹ trời, Mẹ Đất) Câu 1 Nêu nội dung bao quát của văn bản Đi san mặt đất Lời giải chi tiết: Nội dung bao quát của văn bản Đi san mặt đất: Đi san mặt đất là truyện thần thoại bằng thơ của dân tộc Lô Lô, cho thấy công lao to lớn của con người trong việc cải tạo thiên nhiên và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người xưa Câu 2 Trong văn bản, người Lô Lô giải thích vì sao phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất”? Công việc ấy do ai đảm nhiệm? Lời giải chi tiết: - Trong văn bản, người Lô Lô phải “đi san mặt trời”, “đi san mặt đất” bởi vì: +) “Bầu trời nhìn chưa phẳng” +) “Mặt đất còn nhấp nhô” - Công việc ấy do các thành phần đảm nhiệm: “con trâu sừng cong”, “con trâu sừng dài”, con người, cóc, ếch, trời Câu 3.Theo bạn, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) thuộc thể loại nào? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy? Lời giải chi tiết: - Theo em, Đi san mặt đất (trích Mẹ trời, Mẹ đất) thuộc thể loại truyện thần thoại, thuộc nhóm thần thoại về nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên - Em có thể khẳng định như vậy bởi dựa vào các yếu tố: +) Không gian: không có không gian cụ thể +) Thời gian: cổ xưa, không xác định cụ thể “ngày xưa, từ rất xưa” +) Cốt truyện: giải thích lí do vì sao bầu trời và mặt đất có hình dạng phẳng như bây giờ +) Nhân vật: không phải là những vị thần như những truyện thần thoại khác như Thần Trụ trời hay Prô-mê-tê và loài người Các nhân vật trong bài thơ trên đều là những con vật có thật nhưng đã được nhân hóa và có khả năng phi thường - Trâu cày bừa san bằng mọi mặt đất - Cóc, ếch gọi lên ông trời xin đổ nước xuống E Thực hành tiếng việt Câu 1 Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa: a Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc (Dẫn theo Bùi Minh Toán) b Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn Trời đất ban đầu dính vào nhau c Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm (Dẫn theo Bùi Minh Toán) Lời giải chi tiết: a.Lỗi sai: lạc chủ đề +) Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước - Cách chỉnh sửa: bổ sung ý vào câu chủ đề - Đoạn văn được sửa lại thành: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc b Lỗi sai: lỗi thiếu hụt chủ đề +) Câu văn thứ hai chưa thể hiện rõ và đầy đủ chủ đề được nhắc đến trong câu văn 1 - Cách chỉnh sửa: triển khai đầy đủ các ý sau câu văn thứ hai để làm rõ chủ đề - Đoạn văn được sửa lại thành: Qua truyện Thần Trụ trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn Trời đất ban đầu dính vào nhau Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt Từ đó, trời đất mới phân đôi c Lỗi sai: lỗi lạc chủ đề +) Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga (không thuộc hình tượng người nông dân) - Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề - Đoạn văn được sửa lại thành: Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại Chị Dậu không như Chí Phèo, khi gặp hoạn nạn thì tha hóa nhân cách và đạo đức, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm Câu 2 Sắp xếp những câu văn dưới đây theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạc a (1) Cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua chuyện để lấy lòng (2) Trước hết, chúng ta cần phải biết coi trọng lời hứa, không gian đối với mình và với người (3) Người xưa có câu: Một lần thất tín, vạn lần bất tin (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn (5) Chúng ta nên làm gì để có thể giữ chữ tín của mình? b (1) Bản tên là Hua Tát (2) Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối đi (3) Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt (4) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đem nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường (5) Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu (6) Bản Hua Tát ở thung lũng hẹo và dài, ba bề bốn bên là núi bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn (7) Hai bên lối đi đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ dây leo không biết tên gọi là gì Lời giải chi tiết: a Sắp xếp lại: 3 -> 5 -> 2 -> 1 -> 4 b Sắp xếp lại: 4 -> 1 -> 6 -> 3 -> 5 -> 7 Câu 3 Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong những trường hợp sau: a Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp Và tôi không nghe thấy gì b Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp Tuy nhiên, những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất c Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa Họ còn khá giản đơn Họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên d Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ Lời giải chi tiết: a Lỗi sai: dùng sai phương tiện liên kết - Cách chỉnh sửa: thay và bằng nhưng/ tuy nhiên - Câu văn được sửa lại thành: Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp Nhưng/ Tuy nhiên tôi không nghe thấy gì b Lỗi sai: dùng sai phương tiện liên kết - Cách chỉnh sửa: thay tuy nhiên thành vì vậy/ do đó/ vì thế - Đoạn văn được sửa lại thành: Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp Vì vậy/ Vì thế, những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất c Lỗi sai: thiếu phương tiện liên kết - Cách chỉnh sửa: thêm tuy nhiên để tạo sự liên kết - Đoạn văn được sửa lại thành: Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa Họ còn khá giản đơn Tuy nhiên, họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên d Lỗi sai: thiếu phương tiện liên kết - Cách chỉnh sửa: thêm qua đó để tạo sự liên kết giữa hai câu văn - Câu văn được sửa lại thành: Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân Từ đó, em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ Từ đọc đến viết Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ của bạn về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc Lời giải chi tiết: Lí giải về sự hình thành của con người, hiện tượng tự nhiên, văn hóa, có rất nhiều cách và truyện thần thoại cũng là một trong những nơi được gửi gắm Thần Trụ trời là một truyện thần thoại em cảm thấy đặc sắc và để lại cho em những bài học ý nghĩa Truyện kể rằng vào thời kì trời đất còn hỗn độn, tối tăm, xuất hiện một vị thần khổng lồ Trời đất ban đầu dính vào nhau Sau đó, thần Trụ trời vừa đào vừa đắp, cột đá cứ cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt Từ đó, trời đất mới phân đôi Em thực sự ấn tượng với cách miêu tả về ngoại hình của vị thần với đôi chân dài, bước một bước là đi từ vùng này tới vùng nọ, từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác Chi tiết đó đã lột tả được sức mạnh thần kì, phi thường của thần Trụ trời và chính sức mạnh đó đã tạo nên trời, đất như ngày nay Ngoài ra, ta có thể thấy được tình thương mà thần Trụ trời gửi gắm bởi nếu không có tình cảm ấy thì thần không nhọc công, một mình đắp cột chống trời Không chỉ là sự yêu thương, đó còn là sự kiên trì, quyết tâm, nhẫn nại Đó là tất cả những lí do khiến em muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về thần thoại Thần Trụ trời F Đọc mở rộng theo thể loại: CUỘC TU BỔ LẠI CÁC GIỐNG VẬT (Thần thoại Việt Nam) Tóm tắt Ngọc Hoàng trước khi sáng tạo ra con người đã nặn ra vạn vật nhưng lúc sơ khởi còn thiếu nguyên liệu và do sự nóng vội nên có một số động vật vẫn chưa có cấu tạo hoàn chỉnh Vì vậy, Ngọc Hoàng đã phái ba vị Thiên thần mang nguyên liệu xuống núi để thực hiện việc tu bổ, bù đắp cho những con vật mà cơ thể còn khiếm khuyết Nghe tin, các con vật tìm đến nơi để xin những thứ mình cần, dần dần mọi nguyên liệu cũng vừa hết Lúc này, con vịt và con chó đều thiếu một cẳng nên đến xin nhưng vì đã hết nguyên liệu nên Thiên thần từ chối Sau một hồi chó và vịt nài nỉ, ngài quyết định tạm bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó và dặn rằng khi ngủ chớ để cẳng xuống đất Từ đó, hai giống vật này khi ngủ đều giơ một cẳng lên trên không Tiếp đến, mấy loại chim khác cũng đến cùng lúc như chiền chiện, đỏ nách, Do hồi đó, Ngọc Hoàng làm vội nên tất cả đều thiếu hai chân Cuối cùng, một trong ba vị Thiên thần bẻ một nắm chân hương, gắn cho mỗi con một đôi làm chân cùng lời dặn chịu khó giữ gìn, khi nào muốn dùng hãy nhớm chân xuống đất xem vững không rồi hãy đậu Từ đó, các loài chim vẫn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu

Ngày đăng: 16/03/2024, 08:52

w