1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tân phong 1 lớp 7

4 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Học Sinh Giỏi Ngữ Văn 7
Trường học Trường THCS Tân Phong I
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại đề thi
Năm xuất bản 2023-2024
Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 26,35 KB

Nội dung

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền.. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trongtruyện ngụ ngôn.c.

Trường THCS Tân Phong I ĐỀ HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 7 Năm học: 2023-2024 Phần 1: Đọc hiểu (12.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: CÂU CHUYỆN BÓ ĐŨA Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì thưởng cho túi tiền Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng Thấy vậy, bốn người con cùng nói: - Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! Người cha liền bảo: - Đúng Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau Có đoàn kết thì mới có sức mạnh (Truyện ngụ ngôn Việt Nam) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Văn bản trên gồm mấy nhân vật? Câu 3: Phó từ “vẫn” trong câu văn: “Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm”, có tác dụng gì? Câu 4: Lúc nhỏ, những người con sống thế nào? Câu 5: Tại sao bốn người con không ai bẻ gãy được bó đũa? Câu 6: Một chiếc đũa được ngầm so sánh với gì? Cả bó đũa ngầm so sánh với gì? Người cha muốn khuyên nhủ các con điều gì? Câu 7: “Câu chuyện bó đũa” khuyên nhủ chúng ta bài học gì trong cuộc sống? Câu 8: Viết khoảng 15 dòng trình bày suy nghĩ của em về sức mạnh của tinh thần đoàn kết Phần 2: Viết (8 điểm) Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật 2 anh em trong truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” ( Khánh Hoài) trong đoạn trích sau: Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học Tôi dẫn em đến lớp 4B Cô giáo Tâm đang giảng bài Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch Rồi em bật lên khóc thút thít - Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình Em tôi bước vào lớp: - Thưa cô, em đến chào cô… – Thủy nức nở Cô Tâm ôm chặt lấy em: - Cô biết chuyện rồi Cô thương em lắm! Và cô quay xuống lớp: - Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc Cả lớp sững sờ Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua… Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói: - Cô tặng em Về trường mới, em cố gắng học tập nhé! Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn: - Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa - Sao vậy? – Cô Tâm sửng sốt - Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán “Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngẩng đầu lên, nức nở: - Thôi, em chào cô ở lại Chào tất cả các bạn, tôi đi Tôi dắt em ra khỏi lớp Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật ( Đoạn trích trong truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài viết về cuộc chia tay đầy cảm động giữa 2 anh em Thành, Thủy với cô giáo và các bạn) Phần 1: HƯỚNG DẪN CHẤM Điểm Câu Đọc hiểu (6 điểm) 0,5 điểm Câu 1 0,5 điểm Câu 2 Đáp án 0,5 điểm Câu 3 0,5 điểm Câu 4 B 0,5 điểm Câu 5 0,5 điểm Câu 6 D 0,5 điểm Câu 7 0,5 điểm Câu 8 A 1 điểm Câu 9 C 1 điểm Câu 10 D B B C - Câu chuyện đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người Mỗi chúng ta cần phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, sẻ chia với nhau thì sẽ tạo nên sức mạnh phi thường, cùng nhau giải quyết tốt những vấn đề khó khăn, trở ngại trong cuộc sống - Trong cuộc sống, cần xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa người với người, tạo nên một xã hội đoàn kết, giàu tình nhân ái,… - Trong cuộc sống, nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô độc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy - Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trự, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn - Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống - Mỗi chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè, phát huy cao tinh thần đoàn kết trong tập thể để xây dựng tập thể vững mạnh Biết phấn đấu trong học tập, rèn luyện nhân cách trong sáng, bản lĩnh vững vàng trở thành người hữu ích nay mai đem sức mình xây dựng quê hương đất nước Phần 2: Viết (4 điểm) Điểm 0,25 Câ Đáp án điểm u 0,25 a Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích: mở bài, thân bài và kết bài điểm b Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích đặc điểm nhân vật trong 2,5 truyện ngụ ngôn điểm c Triển khai vấn đề: 0,5 HS có thể triển khai các ý theo nhiều cách, vận dụng tốt kĩ năng kể điểm chuyện có kết hợp yếu tố miêu tả, tự sự trong bài viết; nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: 0,5 Mở bài: Giới thiệu được đặc điểm nổi bật của nhân vật trong truyện điểm ngụ ngôn Thân bài: - Lần lượt phân tích và làm sáng tỏ từng đặc điểm của nhân vật thông qua các chi tiết cụ thể trong tác phẩm (hoàn cảnh, cử chỉ, hành động, ý nghĩ,…) - Nêu nhận xét của em về nhân vật Kết bài: Qua việc phân tích đặc điểm nhân vật, nêu lên ý nghĩa hoặc bài học sâu sắc d Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt e Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

Ngày đăng: 15/03/2024, 18:45

w