1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phan thị thanh loan, đh1 182

91 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Vay Tài Sản Và Thực Tiễn Giải Quyết Các Tranh Chấp Về Hợp Đồng Vay Tài Sản Tại Tòa Án Nhân Dân Thành Phố Buôn Ma Thuột Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Phan Thị Thanh Loan
Người hướng dẫn Th.S. Phạm Như Hưng
Trường học Học Viện Tòa Án
Chuyên ngành Luật Dân Sự
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 331,39 KB
File đính kèm Phan Thị Thanh Loan, ĐH1 - 182.zip (309 KB)

Nội dung

Vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự được hình thành từ rất lâu trong lịch sử loài người, trong đó các bên dựa trên lòng tin của nhau để người khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên lòng tin thì khả năng xảy ra tranh chấp giữa các bên là rất lớn. Do đó, hợp đồng vay tài sản chính là công cụ hữu hiệu nhất để ràng buộc các bên trong quá trình giao dịch. Hợp đồng vay tài sản mà sinh viên nghiên cứu, chỉ tập trung làm rõ các nội dung về hợp đồng vay tài sản thông thường được quy định trong Bộ luật dân sự. Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng dân sự thông dụng, không chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong xã hội, mà còn là công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Để hình thành nên hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hợp đồng vay tài sản, pháp luật dân sự Việt Nam đã lần lượt cho ra đời những Bộ luật dân sự năm 1995, năm 2005 và mới đây là Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên, không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu trước mọi vấn đề sẽ phát sinh trong đời sống xã hội, để giúp các quan hệ vay tài sản phát triển theo hướng lành mạnh. Một bộ phận không nhỏ đã lợi dụng những “kẽ hở” pháp luật, để làm giàu bất chính thông qua nhiều hình thức cho vay nặng lãi, điều đó đã làm mất đi bản chất tích cực của hợp đồng vay tài sản. Ngoài việc ký kết hợp đồng vay, thay vì bên cho vay sử dụng những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, thì bên cho vay “gạ gẫm”, thoả thuận ký kết hợp đồng mua bán nhà, đất có công chứng với giá chuyển nhượng thấp so với giá trị thực tế. Đây là việc tạo lập một hợp đồng giả tạo che giấu một hợp đồng khác và nó chính là sự biến tướng phát sinh từ hợp đồng vay tài sản, trong đó chủ nợ “cột” cho con nợ một nghĩa vụ là phải chấp nhận mất nhà, đất nếu không trả được nợ. Đã đến lúc các nhà lập pháp phải xem xét, đánh giá đa chiều và tách bạch rõ các vấn đề pháp lý trên, đảm bảo song song về lý luận lẫn thực tiễn trong quá trình giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản. Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nằm trung tâm vùng Tây Nguyên, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Là một địa bàn đô thị có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp,… đang có nhu cầu cần vay vốn nhanh, nhằm mục đích đầu tư kinh doanh hoặc trang trải cuộc sống. Vì vậy, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản trên địa bàn ngày càng phát triển mạnh mẽ và diễn biến phức tạp. Các kết quả giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn. Tình trạng vay nợ ngày càng diễn ra liên tiếp và khó giải quyết (điển hình là những vụ án phát sinh trong năm 2015), bởi các bên tranh chấp đa phần có mối quan hệ quen biết, người thân của nhau,…và một số không hiểu biết pháp luật. Điều đó không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại nặng nề về tài sản cho các chủ thể, mà còn tiếp tay cho một số đối tượng để chống đối pháp luật, gây rối loại trật tự xã hội.

Trang 1

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH ĐẮK LẮK

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

Hà Nội – 2020

Trang 3

TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TỈNH ĐẮK LẮK

Chuyên ngành: Luật Dân sự

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TH.S PHẠM NHƯ HƯNG

Trang 4

Hà Nội – 2020

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết luận, số liệu trong khoá luận tốt nghiệp là trung thực, đảm bảo độ tin cậy./.

Xác nhận của

Giảng viên hướng dẫn Tác giả khoá luận tốt nghiệp (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLDS 2015 : Bộ luật dân sự năm 2015

BLDS 2005 : Bộ luật dân sự năm 2005

BLTTDS 2015 : Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

HĐVTS : Hợp đồng vay tài sản

HĐBĐTHNV : Hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụTAND TP BMT : Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Danh mục các chữ viết tắt iii

Mục lục iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 4

5 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 5

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 6

7 Cơ cấu của đề tài 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN……… 7

1.1 HỢP ĐỒNG 7

1.1.1 Khái quát chung về hợp đồng 7

1.1.2 Một số điểm cơ bản của hợp đồng 8

1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN… 13

1.2.1 Khái niệm “vay tài sản” và “tài sản” 13

1.2.2 Khái niệm về hợp đồng vay tài sản 19

1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản 21

1.2.4 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản 24

1.2.5 Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản 31

1.2.6 Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản 33

1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ 39

T IỂU KẾT CHƯƠNG 1 41

Trang 8

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT - KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH

PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN……… ……42

2.1 THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT 42

2.1.1 Nhận xét về tình hình chung 42

2.1.2 Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 43

2.1.3 Một số vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột trong 5 năm vừa qua 46

2.1.4 Các kết quả giải quyết các tranh chấp HĐVTS tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột 56

2.2 KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 59

2.2.1 Về quy định pháp luật của HĐVTS 60

2.2.2 Về kỹ năng giải quyết 65

T IỂU KẾT CHƯƠNG 2 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

PHỤ LỤC 76

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự được hình thành từ rấtlâu trong lịch sử loài người, trong đó các bên dựa trên lòng tin của nhau đểngười khác sử dụng tài sản của mình trong thời gian nhất định Tuy nhiên,nếu chỉ dựa trên lòng tin thì khả năng xảy ra tranh chấp giữa các bên là rấtlớn Do đó, hợp đồng vay tài sản chính là công cụ hữu hiệu nhất để ràng buộccác bên trong quá trình giao dịch

Hợp đồng vay tài sản mà sinh viên nghiên cứu, chỉ tập trung làm rõ cácnội dung về hợp đồng vay tài sản thông thường được quy định trong Bộ luậtdân sự Hợp đồng vay tài sản là một trong những hợp đồng dân sự thôngdụng, không chỉ điều chỉnh các quan hệ tài sản phát sinh trong xã hội, mà còn

là công cụ pháp lý để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhkhi bị xâm phạm

Để hình thành nên hành lang pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của hợpđồng vay tài sản, pháp luật dân sự Việt Nam đã lần lượt cho ra đời những Bộluật dân sự năm 1995, năm 2005 và mới đây là Bộ luật dân sự năm 2015 Tuynhiên, không phải lúc nào pháp luật cũng dự liệu trước mọi vấn đề sẽ phátsinh trong đời sống xã hội, để giúp các quan hệ vay tài sản phát triển theohướng lành mạnh Một bộ phận không nhỏ đã lợi dụng những “kẽ hở” phápluật, để làm giàu bất chính thông qua nhiều hình thức cho vay nặng lãi, điều

đó đã làm mất đi bản chất tích cực của hợp đồng vay tài sản Ngoài việc kýkết hợp đồng vay, thay vì bên cho vay sử dụng những biện pháp bảo đảm thựchiện nghĩa vụ, thì bên cho vay “gạ gẫm”, thoả thuận ký kết hợp đồng mua bánnhà, đất có công chứng với giá chuyển nhượng thấp so với giá trị thực tế Đây

là việc tạo lập một hợp đồng giả tạo che giấu một hợp đồng khác và nó chính

là sự biến tướng phát sinh từ hợp đồng vay tài sản, trong đó chủ nợ “cột” chocon nợ một nghĩa vụ là phải chấp nhận mất nhà, đất nếu không trả được nợ

Trang 10

Đã đến lúc các nhà lập pháp phải xem xét, đánh giá đa chiều và tách bạch rõcác vấn đề pháp lý trên, đảm bảo song song về lý luận lẫn thực tiễn trong quátrình giải quyết những tranh chấp về hợp đồng vay tài sản.

Thành phố Buôn Ma Thuột là thành phố lớn nằm trung tâm vùng TâyNguyên, trực thuộc tỉnh Đắk Lắk Là một địa bàn đô thị có nhiều tiềm năngphát triển kinh tế, nhiều hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp,… đang có nhucầu cần vay vốn nhanh, nhằm mục đích đầu tư kinh doanh hoặc trang trảicuộc sống Vì vậy, các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản trên địa bàn ngàycàng phát triển mạnh mẽ và diễn biến phức tạp Các kết quả giải quyết tranhchấp hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột đãđạt được những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn gặp không ít khó khăn.Tình trạng vay nợ ngày càng diễn ra liên tiếp và khó giải quyết (điển hình lànhững vụ án phát sinh trong năm 2015), bởi các bên tranh chấp đa phần cómối quan hệ quen biết, người thân của nhau,…và một số không hiểu biết phápluật Điều đó không chỉ là nguy cơ tiềm ẩn gây thiệt hại nặng nề về tài sảncho các chủ thể, mà còn tiếp tay cho một số đối tượng để chống đối pháp luật,gây rối loại trật tự xã hội

Với mong muốn được nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn

áp dụng các quy định, để giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà

án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Bên cạnh đó, đưa ra những đề xuất,kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản Chính

vì vậy, “Hợp đồng vay tài sản và thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột” là

đề tài mà sinh viên lựa chọn

2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, trên diễn đàn luật học, không ít những học giả, luật gia,chuyên gia pháp lý và nhiều học viên chuyên ngành luật, đã có những côngtrình nghiên cứu về chuyên đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản Trong quá

Trang 11

trình thực hiện đề tài, sinh viên đã tiếp cận và tìm hiểu một số các công trìnhtiêu biểu sau đây:

- Sách chuyên khảo của Đỗ Văn Đại (2011), “Luật hợp đồng Việt Nam”,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

- Sách chuyên khảo của Đỗ Văn Đại (2017), “Luật hợp đồng Việt Nam:

Bản án và bình luận bản án Tập 1”, NXB Hồng Đức – Hội luật gia

Việt Nam

- Sách chuyên khảo của Đỗ Văn Đại (2014), “Luật hợp đồng Việt Nam:

Bản án và bình luận bản án Tập 2”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

- Sách tham khảo của Đỗ Văn Đại (2016), “Bình luận khoa học những

điểm mới của Bộ luật dân sự 2015”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Các công trình trên, chủ yếu sưu tầm nhiều bản án thực tế ở phạm vidiện rộng để nghiên cứu, bình luận, thể hiện quan điểm và làm sáng tỏ một sốvấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng, trong đó có hợp đồng vay tài sản.Đồng thời, nêu ra những điểm tích cực và hạn chế về các tranh chấp phátsinh, đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện những quy định của phápluật

Ngoài ra, còn chưa kể đến các công trình nghiên cứu như bình luận khoahọc, luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, bài viết trên Tạp chí Toà án của nhiềutác giả khác bàn luận về một số quy định về hợp đồng vay tài sản mà sinhviên đang tiếp cận như:

- Nguyễn Ngọc Khánh (2007), “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự

Việt Nam”, NXB Tư pháp.

- Phạm Hồng Phong, Hà Thái Thơ (2019), “Hụi trong pháp luật dân sự

Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Lý luận chính trị.

- Đinh Văn Sơn (2014), “Quy định của pháp luật về giải quyết lãi trong

hợp đồng vay tiền”, Tạp chí Toà án nhân dân (số 20).

- Nguyễn Thuỳ Trang, Đặng Nhật Minh (2013), “Hợp đồng vay tài sản –

Một số vấn đề pháp lí và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí Luật học (số 5).

Trang 12

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên hầu hết dựa trên cơ sở pháp lýcủa Bộ luật dân sự năm 2005 (nay đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2017) hoặcmới nhìn nhận, đánh giá một số khía cạnh lý luận của Bộ luật dân sự năm

2015 Chưa có một công trình nghiên cứu nào làm rõ và giải thích đến việcgiải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản trên một địa bàn miền núi TâyNguyên Thêm vào đó, nhu cầu vay vốn ngày càng cao, đòi hỏi các chủ thểphải nắm bắt cơ hội Bản thân sinh viên nhận thấy một số tình trạng bất cậpcủa quan hệ vay tài sản nói chung, và các tranh chấp hợp đồng vay tài sản củaToà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng đang ngày càng khókhăn, đòi hỏi các cán bộ Toà án không chỉ đúng pháp luật mà còn phải thấutình, đạt lý

Do đó, đề tài sinh viên nghiên cứu rất cần thiết và hết sức quan trọng,góp phần làm rõ các vấn đề pháp lý của hợp đồng vay tài sản theo pháp luậtdân sự Việt Nam hiện hành, và một số thực tiễn giải quyết tranh chấp hợpđồng vay tài sản của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột, để từ đóđưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về hợpđồng vay tài sản

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số quy định

pháp luật về hợp đồng vay tài sản, và thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợpđồng vay tài sản của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Từ đó, đưa

ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hợp đồng vaytài sản

Về phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp

đồng vay tài sản thông dụng và một số cách giải quyết tranh chấp hợp đồngvay tài sản của Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột trong khoảng 05năm gần đây (từ 01/01/2015 đến 31/12/2019) Trong đó phân tích và đi sâunhững vấn đề như sau:

Trang 13

- Một số quy định pháp luật dân sự Việt Nam theo Bộ luật dân sự năm

2015 về hợp đồng vay tài sản, dựa trên những đặc điểm cơ bản nhất củahợp đồng, từ đó đưa ra một số khía cạnh của hợp đồng vay để phân biệtvới các hợp đồng dân sự khác Phân tích mối quan hệ giữa hợp đồngvay tài sản và hợp đồng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

- Thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng vay tài sản tại Toà ánnhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Nêu một số nguyên nhân, các bản

án cũng như trình tự thủ tục trong các vụ án trên địa bàn thành phố

- Đưa ra những kiến nghị, đề xuất quy định pháp luật của hợp đồng vaytài sản, kỹ năng giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản đối với khuvực Toà án Tây Nguyên nói chung và đối với Toà án nhân dân thànhphố Buôn Ma Thuột nói riêng

Trong đó, quan hệ vay tài sản được điều chỉnh bởi các Bộ luật, luật, nghịđịnh, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Bộ luậtHình sự, Luật thương mại Ở đề tài này, sinh viên chỉ trình bày những vấn đềvề hợp đồng vay tài sản thông thường dưới khía cạnh của Luật Dân sự

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Về phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp

luận của Chủ nghĩa Marx – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề vềgiải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Về phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra,

đề tài đã sử dụng và kết hợp những phương pháp nghiên cứu như phươngpháp duy vật biện chứng, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn, phươngpháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh… để làm rõ quyđịnh pháp luật hợp đồng vay tài sản

Trang 14

5 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của đề tài: Chứng minh sự cần thiết phải hoàn thiện quy định

hợp đồng vay tài sản trong việc giải quyết tranh chấp tại Toà, bảo đảm quyềnlợi chính đáng, hợp pháp cho các đương sự

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài được đặt ra sau đây:

- Thứ nhất, nghiên cứu khái quát một số quy định pháp luật về hợp đồngvay tài sản

- Thứ hai, bằng số liệu cụ thể và các ví dụ vụ án trên địa bàn thành phốBuôn Ma Thuột để chứng minh tính chất phức tạp, bất ổn và dự đoánnhững hệ luỵ của các tranh chấp hợp đồng vay tài sản, từ đó đánh giáthực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản bắt nguồn từnhững nguyên nhân nào

- Thứ ba, kiến nghị, đề xuất hướng hoàn thiện một số quy định của phápluật về hợp đồng vay tài sản

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa lý luận: Quy định pháp luật hợp đồng vay tài sản của Bộ luật

dân sự năm 2015 có thay đổi về mặt thuật ngữ và được sửa đổi, bổ sung mộtcách cụ thể Đề tài mà sinh viên đang đề cập, sẽ giúp cho bạn đọc hiểu đượcmột số vấn đề liên quan đến hợp đồng vay tài sản theo nhiều khía cạnh, để từ

đó vận dụng quy định vào thực tiễn một cách linh hoạt

Ý nghĩa thực tiễn: Qua việc đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp

đồng vay tài sản, đề tài đưa ra những kiến nghị, đề xuất sát với tình hình thựctế tại địa phương, giúp hoàn thiện chất lượng xét xử đối với các Toà án củatỉnh Đắk Lắk nói chung và Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột nóiriêng, tạo bước đệm cho công cuộc cải cách tư pháp của ngành Toà án Bêncạnh đó, giúp cho sinh viên có kỹ năng học hỏi, nhìn nhận vấn đề một cách đachiều trong việc xây dựng, nghiên cứu hồ sơ để phục vụ cho công tác sau này

Trang 15

7 Cơ cấu của đề tài

Ngoài trang bìa chính, bìa phụ, lời cam đoan và xác nhận của giảng viênhướng dẫn, danh mục chữ cái viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục,lời mở đầu, lời cảm ơn và kết luận Đề tài còn được kết cấu theo hai chươngnội dung:

- Chương 1: Một số quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản.

- Chương 2: Thực tiễn giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài

sản tại Toà án nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột Kiến nghị, đềxuất hướng hoàn thiện quy định pháp luật hợp đồng vay tài sản

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN 1.1 HỢP ĐỒNG

1.1.1 Khái quát chung về hợp đồng

Hợp đồng dân sự (gọi tắt chung là hợp đồng) là một trong những chếđịnh pháp luật đã phát triển và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử Nhà nước vàPháp luật Việt Nam, bắt nguồn từ Luật La Mã và sau này được nâng cao chonền pháp chế Châu Âu Tuy nhiên, ở bất kỳ quốc gia nào cũng phải ban hành

và thừa nhận rằng hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các chủ thể, nhằm làmphát sinh mối quan hệ pháp lý giữa các bên trong quan hệ hợp đồng Dù cónhiều nhận thức giống nhau, nhưng cách thức thiết lập nên chế định hợp đồng

có sự khác nhau nhất định:

Theo BLDS Pháp tại Điều 1101 định nghĩa: “Hợp đồng là một thoả thuận ràng buộc một hoặc nhiều người, đối với người khác hoặc một số người khác, để cho, để làm hoặc để làm một cái gì đó” Định nghĩa này khái

quát được các chủ thể của hợp đồng có thể là một hoặc nhiều người, hoặc chủthể thứ ba nào đó nhằm đi đến giao dịch, để đạt một lợi ích nào đó theo thoảthuận của các chủ thể trong hợp đồng Tuy nhiên, định nghĩa theo BLDS Phápkhá chung chung, chưa làm nổi bật lên được tính chất, đặc điểm của hợpđồng

Trang 16

Theo BLDS Philippines tại Điều 1305 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thống nhất ý chí giữa các bên, mà theo đó mỗi bên tự ràng buộc mình trên cơ

sở tôn trọng bên kia để đưa một cái gì đó hoặc trả cho một dịch vụ nào đó”.

Định nghĩa này cho thấy, điều kiện của hợp đồng phải chứa đựng sự tựnguyện ràng buộc để thoả mãn nhu cầu giữa các bên Tuy nhiên, định nghĩahợp đồng theo BLDS Philippines khá mờ nhạt và bỏ ngõ hậu quả pháp lý củahợp đồng

Theo BLDS Việt Nam năm 2015 tại Điều 385 định nghĩa: “Hợp đồng là

sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” So với Điều 388 BLDS 2005 đã loại bỏ đi cụm từ “dân sự”

- một điểm mở rộng phạm vi quan trọng Thuật ngữ “hợp đồng” trong BLDS

2015 ngắn gọn, súc tích, thể hiện sự tiến bộ, bao hàm được tất cả các loại hợpđồng khác không chỉ gói gọn trong dân sự, mà còn có cả hợp đồng thươngmại, hợp đồng lao động,… So với định nghĩa của các nước, thì định nghĩahợp đồng theo BLDS Việt Nam dễ hiểu, mang tính bao quát tất cả, mà vẫn rõđược các đặc điểm của hợp đồng bao gồm chủ thể, sự thống nhất ý chí và hậuquả pháp lý Bởi BLDS Việt Nam 2015 chịu nhiều ảnh hưởng của yếu tố lịch

sử, khi mà chế định hợp đồng của các nước đã được điều chỉnh và sử dụng từlâu đời Chính vì vậy, BLDS 2015 đã học tập nhiều kinh nghiệm của các nước

đi trước, loại bỏ những quy định không phù hợp và thiết lập những quy địnhtổng quát nhất về hợp đồng, hệ thống hoá và chi tiết hoá từng loại quan hệhợp đồng nhất định

Các định nghĩa trên được tạo lập bởi yếu tố lịch sử và cách thức lập phápcủa từng quốc gia, nhưng nhìn chung dù là pháp luật Việt Nam hay pháp luậtthế giới thể hiện cách thức khác nhau trong khái niệm hợp đồng, thì chúngđều khái quát lên được bản chất của hợp đồng là sự thoả thuận, thống nhất ýchí của các chủ thể làm phát sinh các hiệu lực pháp lý Qua đó các bên sẽ tựlựa chọn những biện pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng để nhằm hướng tớinhững lợi ích mà các bên quan tâm

Trang 17

1.1.2 Một số điểm cơ bản của hợp đồng

Theo quy định tại Điều 385 BLDS 2015, muốn được công nhận là hợpđồng thì phải thỏa mãn một số điều kiện cơ bản sau đây:

a Chủ thể: Phải có ít nhất hai bên chủ thể

Chủ thể là các bên tham gia vào việc xác lập, thực hiện, chấm dứt hợpđồng, trong đó có ít hai loại chủ thể đó là người có quyền yêu cầu và người cónghĩa vụ

- Người có quyền yêu cầu: Là bên được hưởng những lợi ích từ đối

tượng hợp đồng, thỏa mãn những yêu cầu của mình bằng cách đòi hỏingười có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, vì lợi ích của chính mình

- Người có nghĩa vụ: Là bên phải thi hành nghĩa vụ vì lợi ích của người

có quyền yêu cầu Việc thi hành nghĩa vụ của người có nghĩa vụ sẽ bịcưỡng chế bởi pháp luật

Để trở thành chủ thể của HĐDS, thì những người tham gia quan hệ hợpđồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự,đây là một trong những điều kiện tiên quyết để hợp đồng phát sinh hiệu lực.Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng có thể là cá nhân hoặc pháp nhân:

Đối với năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được quy định tại Điều 16

BLDS 2015 Năng lực pháp luật dân sự của mọi cá nhân đều như nhau và

phát sinh từ thời điểm cá nhân đó sinh ra, không có sự phân biệt đối xử giữa

cá nhân này với cá nhân khác, không bị hạn chế bởi bất kỳ lí do gì1, mọi cá

1 Xem thêm Điều 18 BLDS 2015.

Trang 18

nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật Đây cũng là một trong những điềuluật tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự, và quyền con ngườitheo quy định tại Điều 16 Hiến pháp năm 20132

Tuy nhiên, để có đầy đủ tư cách tham gia giao kết hợp đồng, thì một chủthể phải thoả mãn thêm điều kiện về năng lực hành vi dân sự quy định tại

Điều 19 BLDS 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của

cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.

Năng lực hành vi dân sự của mỗi cá nhân khác nhau, bởi tuỳ từng độ tuổi, thểtrạng, khả năng nhận thức mà mỗi cá nhân tự mình thực hiện các quyền vànghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hành vi mà mình làm BLDS 2015phân chia năng lực hành vi dân sự ở nhiều mức độ khác nhau và được quyđịnh cụ thể từ Điều 20 đến Điều 243

Đối với cá nhân là người nước ngoài, thì năng lực pháp luật dân sự vànăng lực hành vi dân sự được quy định tại các Điều 673, Điều 674 BLDS

2015 Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam sẽ đượchưởng những quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam, đây cũng chính là

quy định cụ thể hoá nguyên tắc: “Không phân biệt đối xử trong quan hệ giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài và giữa người nước ngoài với nhau tại Việt Nam”4 trong quan hệ hợp đồng

Như vậy, cá nhân trở thành chủ thể hợp đồng phải đáp ứng những điềukiện về năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự, khi đó họ mới

có quyền trực tiếp hoặc uỷ quyền thông qua người đại diện hoặc người kháctheo quy định của pháp luật để tham gia vào quan hệ hợp đồng (Điều 136,Điều 138 BLDS 2015)

 Pháp nhân

2 Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1 Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật 2 Không

ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội”.

3 Điều 20 Người thành niên; Điều 21 Người chưa thành niên; Điều 22 Mất năng lực hành vi dân sự; Điều 23 Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; Điều 24 Hạn chế năng lực hành

vi dân sự.

4 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình tư pháp quốc tế”, Nxb Tư pháp, tr.29-30.

Trang 19

Pháp nhân là thực thể mang tính tập thể và được gọi là pháp nhân nếuđáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 74 BLDS 2015: Có tổ chức, hợp pháp,độc lập, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của pháp nhân.Như đã nói ở trên, mọi hoạt động của pháp nhân đều thông qua hành vi cánhân, đó là người đại diện hợp pháp của pháp nhân Theo đó, người đại diệnhợp pháp của pháp nhân tồn tại hai dạng: Người đại diện theo pháp luật vàngười đại diện theo uỷ quyền Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân cóphạm vi rộng hơn, bởi một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện, cóquyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự được quy định tại Điều 137BLDS 2015, và người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân là trên cơ sở vănbản uỷ quyền có giá trị pháp lý trong phạm vi nội dung văn bản chứa đựng,phân công cho một cá nhân bất kỳ của pháp nhân có đầy đủ năng lực phápluật dân sự và năng lực hành vi dân sự tại Khoản 1 Điều 138 BLDS 2015.Nhìn chung, để các chủ thể có thể tham gia xác lập, thực hiện, chấm dứtcác hợp đồng thì dù là cá nhân hay pháp nhân đều phải thông qua hành vi của

cá nhân, thoả mãn các điều kiện về năng lực hành vi dân sự, năng lực phápluật dân sự, người đại diện theo quy định của pháp luật, đồng thời phải đúngphạm vi và giới hạn đại diện các chủ thể. 

b Sự thống nhất ý chí giữa các bên

HĐDS phải được hình thành từ hành vi có ý chí của con người, việc cácbên thiết lập quan hệ với nhau là để chuyển giao cho nhau những lợi ích màcác bên quan tâm Tuy nhiên, việc chuyển giao các lợi ích đó không thể tìmđến nhau một cách ngẫu nhiên, tự thiết lập quan hệ hợp đồng và không thể tự

nó dịch chuyển từ người này sang người khác, chúng chỉ được hình thành từ

hành vi có ý chí, có chủ đích của các chủ thể Theo Karl Marx nói rằng: “Tự chúng, hàng hoá không thể đi đến thị trường và trao đổi với nhau được Muốn cho những vật đó trao đổi với nhau thì những người giữ chúng phải đối

xử với nhau như những người mà ý chí nằm trong các vật đó”5 Các chủ thể

5 Các Mác (1973), “Tư bản”, quyển 1, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, Tr.163.

Trang 20

thông qua hành vi để có thể nói lên ý chí của mình, cùng nhau thiết lập mộtquan hệ hợp đồng nhằm thực hiện việc trao đổi, mua bán, cho vay, tặng cho,

… hoặc thực hiện bất kỳ một dịch vụ nào khác Khi các chủ thể đã thống nhất

ý chí, thỏa thuận với nhau những lợi ích đó, thì việc trao đổi giữa các chủ thểmới được hình thành Nếu một trong các bên tham gia bị ép buộc thì khôngthể hình thành một quan hệ hợp đồng

Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng, sự thoả thuận giữa các bên phải dựatrên tính tự nguyện và không có bất kỳ sự áp đặt nào khác Bởi nguyên tắccủa hợp đồng là tự do cam kết thoả thuận không trái với quy định của phápluật và đạo đức xã hội Việc thể hiện ý chí giúp cho các bên đạt được nhữnglợi ích mong muốn một cách nhanh gọn, đồng thời không xâm phạm đếnnhững lợi ích mà pháp luật bảo vệ

Như vậy, yếu tố không thể thiếu để hình thành một HĐDS là sự thỏathuận ý chí, nhằm đi đến sự đồng thuận và thống nhất, chấp nhận một hậu quảpháp lý thì mới hình thành nên hợp đồng6 Ngoài ra, nếu hợp đồng được thiếtlập mà thiếu đi tính tự nguyện của các bên, hoặc một bên bị cưỡng ép thì hợpđồng đó có thể bị coi là vô hiệu, và đương nhiên không làm phát sinh quyềnlẫn nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng Nên sự tự nguyện, tự do camkết đó không được trái với đạo đức xã hội, phải đặt trong phạm vi lợi ích của

xã hội và quy định của Nhà nước

c Sự thoả thuận phải có hậu quả pháp lý làm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

Các bên chủ thể khi xác lập một quan hệ hợp đồng bao giờ cũng phảihướng tới hậu quả pháp lý, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ Các bên khi thựchiện nghĩa vụ đã cam kết với nhau sẽ đem lại cho nhau những lợi ích nhấtđịnh

6 Ví dụ như đăng ký kết hôn, thỏa thuận một cuộc hẹn, họp mặt cũng là sự thoả thuận, thống nhất

ý chí của các bên nhưng không hình thành nên hợp đồng Bởi chỉ những thỏa thuận nào có hậu quả pháp lý nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự mới hình thành nên hợp đồng.

Trang 21

Bên cạnh hậu quả làm phát sinh quyền và nghĩa vụ, các chủ thể còn cóthể chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đang có đối với nhau Chẳng hạn như haibên chủ thể đang có mối quan hệ với nhau về HĐVTS với thời hạn cho vay là

ba năm, không lãi suất Nhưng được hai năm thì một bên đã trả hết nợ chobên kia, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vay đó trước thời hạn, như vậyquyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong quan hệ hợp đồng cũng chấm dứt theo

Do đó, hợp đồng là kết quả của sự dung hòa các lợi ích đối lập với nhau

Để có được những lợi ích đó, các bên phải có sự thỏa thuận, tự nguyện thểhiện ý chí của mình hướng tới các lợi ích đó, làm phát sinh một hệ quả pháp

lý đặc biệt - đó là quan hệ nghĩa vụ và được thực hiện bằng sự cưỡng chế củaNhà Nước

d Mục đích và nội dung của hợp đồng

Mục đích của hợp đồng là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạtđược, những lợi ích đó phải chính đáng và hợp pháp Nội dung của hợp đồngchứa tất cả những thông tin do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật ấn định.Mục đích và nội dung đồng thời không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước,

xã hội và cộng đồng, đồng thời không trái với đạo đức xã hội Tuy nhiên, một

số hợp đồng đã được che dấu bởi một hợp đồng khác để nhằm mục đích lừadối, che đậy sự thật, trốn tránh pháp luật để đạt được những thoả thuận bấtchính

e Hình thức của hợp đồng phải theo quy định của pháp luật

Tuỳ từng loại hợp đồng mà các bên thoả thuận lựa chọn hình thức hợpđồng sao cho phù hợp Tuy nhiên, hình thức không phải là điều kiện bắt buộc

để hợp đồng có hiệu lực Bởi quy định về hình thức trong BLDS tách biệthoàn toàn thành một khoản, hình thức chỉ là điều kiện đủ của hợp đồng Điềunày khiến cho một số chủ thể lợi dụng huỷ hợp đồng, gây bất lợi và thiệt hạicho người khác

Trang 22

1.2 MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VAY TÀI

SẢN

1.2.1 Khái niệm “vay tài sản” và “tài sản”

Qua quá trình phát triển xã hội và sự biến động của nền kinh tế, quan hệvay tài sản luôn là tâm điểm trong mọi quan hệ dân sự Việc nhìn nhận đúngvề quan hệ tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp

lý và giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ vay tài sản

Vay tài sản được phác hoạ mờ nhạt ở hình thái kinh tế - xã hội chiếmhữu nô lệ, sau đó được hình thành rõ nét ở hình thái kinh tế - xã hội phongkiến dưới hình thức cho vay nặng lãi, khi các chủ thể tham gia đa phần là giaicấp thống trị (người cho vay) - giai cấp bị trị (người vay), người vay phụthuộc hoàn toàn vào ý chí của người cho vay Đến hình thái kinh tế - xã hội tưbản chủ nghĩa, vay tài sản được định hướng đúng với bản chất của nó đểnhằm mục đích sản xuất, kinh doanh và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày Đếnnay, vay tài sản không chỉ là quan hệ xã hội mà còn được Nhà nước điềuchỉnh bằng pháp luật

Xét về thuật ngữ “vay”: Theo Từ điển Tiếng Việt, nghĩa từ “vay” là

“Nhận tiền hoặc của để sử dụng và sẽ hoàn lại” Như vậy, vay được hiểu là

bên kia sẽ nhận tiền hoặc của để chi trả trước với điều kiện có hoàn trả cho

bên còn lại Theo Từ điển Luật học, thuật ngữ “vay” được quy định như sau:

“Bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền hoặc vật cùng loại để làm sở hữu trong thời hạn mà các bên đã thoả thuận Cho vay có thể có lãi hoặc không có lãi Người vay chỉ phải trả lãi nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” 7 Như vậy, thuật ngữ “vay” được quy định hoá và chi tiết

từng chủ thể, đối tượng là một khoản tiền hoặc vật cùng loại theo ý chí giữacác bên và lãi suất được các bên thoả thuận nhưng phải nằm trong khuôn khổcủa pháp luật

7 Bộ Tư Pháp Viện khoa học pháp lý (2006), “Từ điển Luật học”, Nxb Từ điển Bách Khoa và Nxb.

Tư pháp.

Trang 23

Xét về thuật ngữ “tài sản”: Tài sản là một trong năm nhóm khách thể của

quan hệ pháp luật dân sự8, trong đó quan hệ tài sản là đại diện cho giá trị vậtchất ở đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Trước hết tài sản được tạo ra vớimục tiêu duy trì cuộc sống, là điều kiện vật chất để sinh sống, sản xuất, kinhdoanh, giúp con người có thể tiếp tục sinh tồn trong thế giới khách quan Quan điểm về tài sản trong từng thời kỳ, từng khu vực và từng nướckhác nhau Bắt đầu xuất phát từ thời La Mã cổ đại, ở thời kỳ này quan niệmvề tài sản chỉ là đất đai (tài sản câm) và nô lệ (tài sản biết nói) Nhưng theo sựphát triển của xã hội, quan điểm về tài sản ngày càng được mở rộng và phongphú hơn, được các nước quy định và cụ thể hoá thành điều luật của mình.Trên thế giới, theo BLDS Pháp không đưa ra một khái niệm cụ thể nàovề tài sản, chỉ có sự phân biệt về tài sản và sản nghiệp Theo BLDS Đức cũngquy định cụ thể 240 Điều liên quan đến tài sản là vật tại quyển I và tài sản liênquan đến quyền ở Quyển III Nhưng không có một khái niệm cụ thể về tài sản

là gì?9 Đến BLDS Nhật Bản thì quy định cụ thể về những loại tài sản liênquan đến vật ở Quyển I, và tài sản liên quan đến quyền ở Quyển II Pháp luật

ở các nước này chỉ ngầm hiểu rằng quan hệ tài sản không chỉ bao gồm có vật

mà còn có cả quyền

Tiếp đến là các nước quy định cụ thể về “tài sản”: Theo BLDS Canada (BLDS Quécbec) tại Điều 899 quy định: “Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản” Theo pháp luật Canada, tài

sản bao gồm bốn loại: Bất động sản vô hình và hữu hình, động sản vô hình vàhữu hình, trong đó những tài sản vô hình đều là các quyền và những tài sảnhữu hình là các vật chất hiện hữu

Theo BLDS Nga, tại Điều 128 có quy định: “Các đối tượng của Luật dân sự bao gồm toàn bộ các vật, kể cả tiền và các giấy tờ trị giá bằng tiền, các tài sản khác trong đó có quyền tài sản, các công việc và dịch vụ, thông

8 Bao gồm: Tài sản, hành vi và các dịch vụ, kết quả của hoạt động tinh thần sáng tạo, các giá trị nhân thân, quyền sử dụng đất - Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Luật dân sự Tập 1”, Nxb Công an nhân dân, Tr.65.

9 Ngô Huy Cương (2003), “Tổng quan về luật tài sản”, Journals of Economic - Law,

http://www.vnu.edu.vn

Trang 24

tin, kết quả của các hoạt động trí óc, kể cả các quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình.”10 Như vậy, theo pháp luật ở Nga, đối tượng điều chỉnh bao gồmhai nhóm quan hệ là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản, nhưng khái niệmvề tài sản liệt kê khá khái quát, không tóm gọn một cách chung nhất.

Chúng ta dễ nhận thấy rằng, hệ thống Common Law đưa ra quan điểmvề tài sản theo tập hợp một chuỗi điều luật, nhằm chống lại sự xâm hại củangười khác khi liên quan đến tài sản Còn ở hệ thống Civil Law, tài sản đượcphân chia thành động sản - bất động sản, tài sản vô hình - tài sản hữu hình.Tại Việt Nam, theo BLDS 2015 quy định tài sản tại Khoản 1 Điều 105:

“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” Khái niệm tài sản đã

được quy định rõ thành một điều luật từ BLDS 1995, BLDS 2005, nhưngnhững khái niệm này liệt kê chưa đầy đủ, chưa đề cập đến những loại tài sảntheo sự phát triển của xã hội như: Tài sản ảo, tài sản hình thành trong tươnglai,… và còn nhiều hạn chế liên quan về đối tượng của tài sản Đến BLDS

2015 tài sản hình thành trong tương lai mới được quy định rõ nét tại Khoản 2

Điều 105: “Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai” Trước hết, khái niệm tài sản trong BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, trong đó:

Tuy nhiên, theo khía cạnh pháp luật dân sự và tính chất pháp lý, vật phải

có thật, tồn tại khách quan, do con người chiếm hữu và chi phối, đối với vật

10 Michel Froment (2006), “Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới”, Nxb Tư pháp, Hà Nội,

Tr.271.

Trang 25

hình thành trong tương lai thì vật đó xác định sẽ tồn tại và sử dụng được saunày Vật được phân loại như sau:

- Vật tự do lưu thông: Là những vật có thể lưu thông, giao dịch, dịchchuyển mà không cần có sự cho phép của bất kỳ ai, không làm ảnhhưởng đến lợi ích Nhà nước, xã hội…Vật tự do lưu thông phải thựchiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, lệ phí và các nghĩa vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật

- Vật hạn chế lưu thông: Là những vật có ý nghĩa quan trọng đối với anninh, quốc phòng theo những quy định riêng của pháp luật và đượcquản lý dưới sự kiểm soát của Nhà Nước (Ví dụ: Các loại vũ khí, súng,tiền ngoại tệ hạn chế lưu thông trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam…)

- Vật cấm lưu thông: Là vật không được phép lưu thông dưới bất kỳ hìnhthức, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà Nước Vật cấm lưu thôngkhông được công nhận giao dịch và không thực hiện nghĩa vụ về thuế.(Ví dụ: Vũ khí quân dụng, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ, chất matuý, …)

Ngoài ra, dựa vào các tiêu chí về sự phân loại thì vật có thể chia ra là vậtchính - vật phụ, vật chia được – vật không chia được, vật tiêu hao – vật khôngtiêu hao, vật cùng loại – vật đặc định và vật đồng bộ

 Tiền

Theo Marx: “Tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác” Theo các nhà kinh tế hiện đại, thì tiền được định nghĩa là bất cứ

cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa, dịch vụhoặc trong việc trả nợ. Theo kinh tế - chính trị học, tiền được xác định thôngqua mệnh giá của nó Một tài sản được coi là tiền khi nó có giá trị lưu hànhtrên thị trường Tiền bao gồm có hai loại, đó là tiền nội tệ (Việt Nam Đồng)

và tiền ngoại tệ (tiền nước ngoài) Một câu hỏi đặt ra rằng Bitcoin11 có phải

11 Bitcoin là một loại tiền ảo được phát hành năm 2009, là loại tiền mã hoá điển hình và được sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại điện tử Theo luồng ý kiến khác, Bitcoin không phải tiền ảo,

Trang 26

cũng là một loại tiền hay không? Bởi thế giới coi Bitcoin có giá trị y như tiềnthật và nó có thể đổi ra tiền thật với giá trị rất lớn Hiện nay ở Việt Nam, phápluật chưa công nhận Bitcoin là tiền hợp pháp.

Tiền Việt Nam đồng (VNĐ) là một loại tài sản riêng biệt, do Ngân hàngNhà nước Việt Nam phát hành theo mệnh giá VNĐ với chức năng trao đổi,định giá, thanh toán, bình ổn giá cả và mang yếu tố chủ quyền quốc gia, bất

kỳ ai cũng có thể sử dụng tiền trong phạm vi lãnh thổ Tuy nhiên, tiền có tính

chất đặc thù so với vật đó là: “không thể khai thác công dụng của tờ tiền, đồng xu” 12 Đối với những loại tiền ngoại tệ, chưa có quy định nào công nhận ngoại tệ là một tài sản độc lập, bởi: Thứ nhất, ngoại tệ được phép lưu thông

trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng khi giao dịch phải quy đổi thành tiền VNĐ

Thứ hai, ngoại tệ thuộc đối tượng hạn chế lưu thông và không phải là công cụ

thanh toán đa năng như tiền VNĐ Như vậy, trong BLDS liệt kê các loại tàisản, nhưng không quy định tiền chỉ là nội tệ hay bao gồm cả ngoại tệ - nội tệ

 Giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá được hiểu là một chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong đóxác nhận quyền tài sản của cá nhân, tổ chức xét trong quan hệ pháp lý của chủthể khác13 Chưa có một khái niệm cụ thể nào về giấy tờ có giá, chúng chỉmang tính chất nhận biết hoặc liệt kê những giấy tờ nào là giấy tờ có giá, dựatheo các Luật, văn bản quy phạm pháp luật như: Luật các công cụ chuyểnnhượng 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2005, Luật chứng khoán 2006,… Nhưng

để nhận biết được đâu là giấy tờ có giá thì phải thoả mãn những đặc điểm sau:

Thứ nhất, là một chứng chỉ được lập theo trình tự, thủ tục theo quy định

của pháp luật về hình thức

vì khi nói đến từ đồng tiền “ảo”, đó là loại tiền được sử dụng trong việc nạp tiền vào game và nó không thể quy đổi ra được tiền thật ngoài đời – Nguồn: https://bitcoinvietnamnews.com/bitcoin-la-

gi

12 Bùi Đăng Hiếu (2003), “Quá trình phát triển của khái niệm sở hữu”, Tạp chí Luật học số 5,

Tr.39.

13 Nguyễn Văn Tuyến (2005), “Giao dịch thương mại của ngân hàng thương mại trong điều kiện

kinh tế thị trường ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp Hà Nội, Tr.89

Trang 27

Thứ hai, nội dung trên giấy tờ có giá thể hiện quyền tài sản, xác nhận

quyền tài sản của một chủ thể xác định, giá của giấy tờ có giá là giá trị quyềntài sản và được pháp luật bảo vệ

Thứ ba, giấy tờ có giá có trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao quyền

sở hữu cho chủ thể khác

Thứ tư, giấy tờ có giá có thời hạn nhất định và tính rủi ro.

Như vậy, trong pháp luật dân sự không phải giấy tờ nào cũng được coi làgiấy tờ có giá14 trong giao dịch dân sự

 Quyền tài sản

Được quy định thành một điều luật riêng trong BLDS 2015 tại Điều 115:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”, trong đó:

- Quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như văn bằng bảo

hộ đối với sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, quyền tác giả đối vớitác phẩm văn học,…

- Quyền tài sản đối với quyền sử dụng đất, theo đó chủ thể có quyền sửdụng đất là chủ sở hữu của một loại quyền, đó là quyền sử dụng đất(không phải là chủ sở hữu mảnh đất, bởi đất đai thuộc sở hữu toàn dân,chỉ có Nhà nước đại diện thống nhất quản lý đất đai)

- Các quyền khác như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về tổng thể conngười khi bị xâm phạm, quyền yêu cầu thanh toán một khoản tài sản,…Như vậy, vay tài sản là quan hệ xã hội, là quan hệ sử dụng tài sản lẫnnhau theo nguyên tắc có hoàn trả Pháp luật về vấn đề vay tài sản thường đisau sự phát triển của thực tiễn, vì vậy để sử dụng công cụ phát lý và bảo vệ

14 Tuy nhiên, một số giấy tờ cũng được lập theo trình tự nhưng không được coi là giấy tờ có giá, ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là giấy tờ có giá, chúng được coi là chứng thư pháp lý và là một bằng chứng chứng minh “ai là người có quyền sử dụng đất?” và tài sản thực

sự chính là quyền sử dụng đất được nêu trong giấy, hoặc sổ tiết kiệm thì tài sản là khoản tiền gửi ngân hàng, giấy biên nợ,…

Trang 28

quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người dân cần phải thiết lập một quan hệHĐVTS để làm bằng chứng thép khi có tranh chấp phát sinh xảy ra.

1.2.2 Khái niệm về hợp đồng vay tài sản

Từ khi quan hệ vay tài sản xuất hiện, kéo theo sự ra đời của chế địnhHĐVTS hình thành Đây chính là công cụ pháp lý giúp các chủ thể thoả mãnđược nhu cầu vay, nhờ đó những cam kết vay tài sản được thực hiện và tôntrọng

HĐVTS có từ rất sớm trong lịch sử lập pháp và nó vẫn còn vẹn nguyêngiá trị cho đến ngày nay Từ thời La Mã cổ đại, HĐVTS được coi là hợp đồngvay nợ và đã trở thành một trong những hợp đồng thông dụng nhất của pháp

luật, theo đó: "Hợp đồng vay nợ là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thực phẩm, rượu, bơ sữa ) Bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc

số tiền đã vay khi hết hạn hợp đồng" Ngoài ra, Luật Justinian (Codex Justinian) còn quy định: "Các bên trong hợp đồng vay tài sản cũng không được thỏa thuận về lãi suất theo kiểu lãi mẹ đẻ lãi con" 15

Theo BLDS Pháp tại Điều 1892 quy định: "Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng theo đó một bên giao cho bên kia một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử dụng với điều kiện là bên kia phải trả lại vật cùng số lượng và chất lượng".

Quy định của BLDS Pháp khá khắt khe về đối tượng, bởi đối tượng của hợpđồng vay là vật sẽ bị tiêu hao, người vay phải trả lại vật đúng y nguyên sốlượng và chất lượng vật đã vay từ ban đầu

Theo BLDS Nhật Bản tại Điều 587 cũng quy định: "Trong hợp đồng vay tài sản, người vay nhận của người cho vay một khoản tiền hoặc vật nhất định

và có nghĩa vụ hoàn trả tiển hay vật có cùng thể loại, số lượng và chất lượng" Theo đó, HĐVTS là khi người vay có quyền sở hữu, quyền định đoạt

15 Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), “Giáo trình Luật La Mã”, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội;

Tr.129-130.

Trang 29

đối với đối tượng vay và việc trả lại đối tượng vay có thể được thực hiện bằngmột vật khác cùng giá trị với vật đã nhận16

Từ các BLDS trên thế giới cho thấy, cách tiếp cận HĐVTS khá giốngnhau Tuy nhiên, BLDS Nhật Bản quy định về đối tượng có hơi khác so vớiquy định của BLDS Pháp ở chỗ: BLDS Nhật Bản quy định đối tượng khá chitiết, bao gồm một khoản tiền hoặc một vật, chứ không quy định khái quátchung như BLDS Pháp là một số lượng vật sẽ bị tiêu hao khi sử dụng

Theo BLDS 2015, HĐVTS được quy định tại Điều 463: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.” Theo đó, khái niệm về HĐVTS ở Việt Nam có

phần khác so với các nước như chú trọng vấn đề thoả thuận giữa các bên, đốitượng vay là tài sản và quy định cụ thể thành một điều riêng (các nước khácquy định về tài sản thành một quyển hoặc chương riêng) và điều kiện trả lãihoặc không trả lãi theo thoả thuận các bên

Xuất phát từ nguyên tắc “tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận” mà khái

niệm HĐVTS được hình thành HĐVTS trước hết là một giao dịch dân sự,dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể trong hợp đồng HĐVTS thoả mãnhay không đều phụ thuộc vào ý chí của các bên trong việc làm phát sinh, thayđổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ Tuy nhiên, sự thoả thuận đó có đạt đượcmục đích hay không, đều phải dựa vào nội dung mà các bên thoả thuận có tráivới pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội không Ngoài ra, sự tự nguyệncũng là yếu tố để hợp đồng được giao kết, nếu như có sự cưỡng ép, lựa dối, đedoạ của một trong các bên thì hợp đồng đó bị coi là vô hiệu

16 Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư Pháp (1997), “Bình luận khoa học bộ luật dân sự

Nhật Bản”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Tr.572.

Trang 30

1.2.3 Đặc điểm của hợp đồng vay tài sản

Có thể nói HĐDS có những đặc điểm chung như thế nào, thì HĐVTScũng đều có những đặc điểm đó Tuy nhiên, để có sự phân biệt giữa HĐVTStrong tất cả HĐDS khác, thì HĐVTS có những đặc điểm riêng biệt sau đây:

Thứ nhất, HĐVTS là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản từ bên cho

vay sang bên vay

Theo quy định tại Điều 158 BLDS 2015, quyền sở hữu bao gồm quyềnchiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt Khi bên cho vay trao tài sảncho bên vay, thì tại thời điểm đó bên vay có quyền sở hữu tài sản vay tương

tự như bên cho vay đã thực hiện những quyền năng đối với tài sản đó Hếtthời hạn vay, thì bên vay phải trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại theo sốlượng và chất lượng, mà không phải là tài sản đã vay trước đó, kèm theo một

số điều kiện vay như lãi suất Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt HĐVTS vớicác HĐDS thông dụng khác Đối với hợp đồng mượn tài sản hoặc hợp đồngthuê tài sản, người mượn hoặc người thuê tài sản không có quyền định đoạtđối với tài sản, chỉ được chiếm hữu và sử dụng tài sản trong khoản thời giannhất định có hoàn trả

Thứ hai, HĐVTS là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế

Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì HĐVTS có thể là hợp đồng ưngthuận, hoặc cũng có thể là hợp đồng thực tế Bởi, hợp đồng ưng thuận là hợpđồng mà thời điểm phát sinh hiệu lực của nó được xác định khi các bên giaokết Còn hợp đồng thực tế là hợp đồng phát sinh hiệu lực được xác định tạithời điểm chuyển giao vật Hiện nay, vay tài sản là hợp đồng ưng thuận hayhợp đồng thực tế còn nhiều ý kiến trái chiều:

Theo Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách: “Hiệu lực của hợp đồng vay tài sản không lệ thuộc vào sự giao tài sản, hợp đồng vay được thành lập khi có sự thỏa thuận của hai bên và có hiệu lực ngay từ lúc đó, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay” Với quan điểm này, Tiến sỹ khẳng định HĐVTS là

Trang 31

hợp đồng ưng thuận17 Đồng với quan điểm với tiến sỹ trên, Tiến sỹ Nguyễn

Ngọc Điện cho rằng: "Hợp đồng vay tài sản phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm mà ý chí của các bên giao kết được ghi nhận theo hình thức do luật quy định (bằng lời nói hoặc bằng văn bản), nếu không có thoả thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác", Tiến sỹ cũng đã khẳng định HĐVTS là

một hợp đồng ưng thuận Do đó, bên cho vay phải có nghĩa vụ giao tài sản vàbên vay có nghĩa vụ nhận tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinhngay sau khi thoả thuận18

Nhưng theo quan điểm của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Chính thì lập luận trái

ngược ở trên, cho rằng: “Hợp đồng vay tài sản là hợp đồng thực tế, trong hợp đồng vay tài sản thì việc thể hiện ý chí của các chủ thể chỉ là điều kiện cần, muốn hợp đồng có hiệu lực pháp luật, thì các bên phải tiến hành chuyển giao tiền hoặc vật cho nhau, đó là điều kiện đủ” Như vậy, theo Thạc sỹ Nguyễn

Hữu Chính HĐVTS là hợp đồng thực tế

Đối với pháp luật các nước như Pháp, Nhật Bản,…và xa hơn nữa là phápLuật La Mã cũng đã thừa nhận HĐVTS là hợp đồng thực tế Do đó, khi bêncho vay chuyển giao tài sản thì bên vay mới phát sinh nghĩa vụ Đối với quanđiểm của sinh viên, tuỳ từng trường hợp cụ thể trong thực tế, như phụ thuộcvào chứng cứ pháp lý về hình thức, nội dung của hợp đồng,…thì mới xác địnhđược HĐVTS là hợp đồng ưng thuận hay là hợp đồng thực tế Nếu bên chovay đưa giấy biên nhận chuyển giao tài sản cho bên vay để làm bằng chứnggiao kết, lúc này HĐVTS sẽ là hợp đồng thực tế (thời điểm phát sinh hiệu lực

là thời điểm chuyển giao vật) Nhưng nếu không có giấy biên nhận tài sảnnào, nhưng bên vay chứng minh có sự tồn tại của hợp đồng (có người làmchứng, ghi âm, ghi hình,…) thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm saukhi các bên thoả thuận với nhau, lúc này HĐVTS là hợp đồng ưng thuận

17 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Công an nhân dân, Tr 694.

18 Nguyễn Ngọc Điện (2001), “Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam”,

Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.235.

Trang 32

Thứ ba, HĐVTS là hợp đồng đơn vụ hoặc song vụ.

Để xác định HĐVTS là hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ, thì phảicăn cứ theo mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ giữa các bên Theo Khoản 1Điều 402 BLDS 2015, thì hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng trong đó chỉ

có một bên có nghĩa vụ và bên kia chỉ có quyền Còn hợp đồng song vụ làquyền của người này là nghĩa vụ của người kia và ngược lại, được quy địnhtại Khoản 2 Điều 402 BLDS 2015

HĐVTS có thể là hợp đồng song vụ đối với những trường hợp có lãisuất19, bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay, bên vay cũng cónghĩa vụ hoàn trả tài sản và lãi đối với bên cho vay đúng thời hạn, nếu cácbên trễ hạn sẽ bị vi phạm hợp đồng Nhưng HĐVTS cũng có thể là hợp đồngđơn vụ đối với những trường hợp vay không lãi suất, bên cho vay có quyềnyêu cầu bên vay phải hoàn trả tài sản cho mình, bên vay chỉ có nghĩa vụ đốivới bên cho vay mà không có quyền gì đối với bên cho vay Do vậy, việc xácđịnh HĐVTS là hợp đồng song vụ hay đơn vụ còn phụ thuộc vào thời điểmphát sinh hiệu lực của hợp đồng

Thứ tư, HĐVTS là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

HĐVTS có thể có đền bù hoặc không có đền bù, nếu dựa vào tính chất

có đi có lại về lợi ích của các bên Hợp đồng có tính đền bù có thể hiểu nôm

na là các bên đều nhận lợi ích của nhau, bên này thực hiện cho bên kia một lợiích thì sẽ nhận được một lợi ích tương tự của bên kia Đối với những hợpđồng có đền bù này thường tập trung trong những hợp đồng có lãi suất, trong

đó khoản lãi là lợi ích vật chất mà bên cho vay nhận được từ hợp đồng vay Còn hợp đồng không có tính đền bù được hiểu là lợi ích chỉ nhận được

từ một bên và không có bất kỳ lợi ích nào khác Khi đến hạn trả nợ, bên vaychỉ có nghĩa vụ hoàn trả tài sản cùng loại, cùng giá trị cho bên cho vay, màkhông phải trả thêm bất kỳ một khoảng lợi ích vật chất nào khác Đối với hợp

19 Một số hợp đồng có lãi suất nhưng hiệu lực phát sinh tại thời điểm bên vay đã nhận tiền thì vẫn là

hợp đồng đơn vụ - Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), “Giáo trình Luật dân sự Tập 2” Nxb.

Công an nhân dân, Tr.120

Trang 33

đồng không có đền bù này thường giao kết mang tính chất tương trợ lẫn nhau,giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh giữa những mối quan hệ thânthiết như bạn bè, hàng xóm, người thân, anh em trong gia đình…

Như vậy, đây là những đặc điểm để phân biệt giữa HĐVTS với nhữngHĐDS thông dụng khác HĐVTS có thể “biến hình” thành hợp đồng ưngthuận hay thực tế hoặc hợp đồng song vụ hay đơn vụ, ranh giới để nhận biết

và xác định được chúng là hợp đồng gì khá mong manh Chính vì thế,HĐVTS là một trong những hợp đồng tuy cơ bản, nhưng cực kỳ phức tạp làvậy đấy!

1.2.4 Các yếu tố của hợp đồng vay tài sản

a Chủ thể của hợp đồng vay tài sản

Như đã phân tích ở mục 1.1.2 phần 1.1 của đề tài, chủ thể muốn tham giaquan hệ HĐVTS cũng phải đáp ứng đủ những tiêu chí cơ bản về năng lựchành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự Chủ thể của HĐVTS cũng giốngnhư chủ thể của HĐDS, bao gồm cá nhân và pháp nhân

Những trường hợp mà chủ thể là cá nhân, thông thường phát sinh quan

hệ vay theo đúng bản chất HĐVTS thông dụng, dựa trên truyền thống có mốiquan hệ quen biết, bạn bè, anh em giúp đỡ lẫn nhau,… nhưng cũng có nhữngtrường hợp không quen biết cho vay nặng lãi, gọi là “cò” (người này giớithiệu, hoặc tìm kiếm đến người kia để tới vay) Đối với những trường hợp chủthể là pháp nhân, thông thường sẽ là các tổ chức tín dụng của ngân hàng,doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (với điều kiện không cho vay thườngxuyên với lãi suất cao), HĐVTS sẽ được giao dịch thành hợp đồng tín dụng.Còn đối với trường hợp chủ thể là các hộ gia đình, thông thường HĐVTSđược giao dịch dưới hình thức tập quán là “hụi, họ, biêu, phường” gọi chung

là hợp đồng góp hụi Bản chất của hợp đồng góp hụi mang đậm tính tươngtrợ, giúp đỡ, tương thân, tương ái Đây là hình thức có tính chất lành mạnh,được Nhà nước khuyến khích Nhưng hiện nay, giao dịch tập quán này đã

Trang 34

biến tướng thành một kênh vay tiền nóng, nhanh chóng, đơn giản và nhàn rỗi,khiến tình cảnh nhiều cá nhân, gia đình lâm vào kiệt quệ, nợ nần chồng chất

b Đối tượng của hợp đồng vay tài sản

Đối tượng của HĐVTS là một trong những điều khoản cốt lõi của hợpđồng, thông thường đối tượng của hợp đồng vay là tài sản (đã phân tích tạimục 1.2.1 phần 1.2 của đề tài) Tuy nhiên, xét về lý luận thì đối tượng củaHĐVTS cần chú ý như sau: Là những tài sản chính chủ, có tính chất tiêu hao,

có thể hoàn trả hoặc thay thế bằng một tài sản cùng loại, lưu thông tự do vàtồn tại hiện hữu hoặc có thể được hình thành trong tương lai Bên vay có thể

đi vay, bên cho vay cũng có thể cho vay một lúc nhiều tài sản khác nhau.Như vậy, những đối tượng như tiền, vật, giấy tờ có giá hoàn toàn có thể trởthành đối tượng của HĐVTS, còn quyền tài sản hoặc những vật đặt định kháckhông được coi là đối tượng của HĐVTS

Đối với đối tượng trong HĐVTS chủ yếu là tiền và được quy định là mộtloại tài sản pháp lí đặc trưng, nhưng trong BLDS lại không có quy định cụ thểvề tiền. Bởi bản chất tiền ngoại tệ và tiền nội tệ đều là tiền, nhưng trong phápluật dân sự thì tiền ngoại tệ thuộc đối tượng hạn chế lưu thông, không đápứng đủ chức năng là công cụ thanh toán đa năng, chỉ có những chủ thể theoluật định thì mới được phép giao dịch đối với nó Tuy nhiên, tiền ngoại tệ vẫn

có thể được coi là đối tượng của HĐVTS

c Hình thức của hợp đồng vay tài sản

Những ý chí thoả thuận mà các bên đã cam kết, phải được bộc lộ ra bênngoài bằng một hình thức nhất định Tuỳ từng đối tượng của hợp đồng vay,mức độ tin tưởng của các bên, mà có sự thống nhất và giao kết bằng các hìnhthức như bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi, cử chỉ hoặc thậm chí là sự

im lặng Tuy nhiên, đa phần HĐVTS được giao kết dưới hai hình thức chínhsau: Bằng lời nói (đối với những tài sản có giá trị không lớn) hoặc bằng văn

Trang 35

bản (đối với những tài sản có giá trị lớn) Đây là một trong những bằng chứngthen chốt, xác nhận sự giao kết giữa các bên trong quan hệ vay.

Theo quy định của pháp luật công nhận tại Điều 119 BLDS 2015 về hìnhthức giao dịch dân sự, HĐVTS khi được giao kết theo một hình thức nhấtđịnh nào đó thì các bên phải tuân thủ theo hình thức đó, các bên có thể lựachọn một trong những hình thức dưới đây:

 Hình thức bằng lời nói

Đây là hình thức đơn giản, linh hoạt, thường áp dụng cho những giaodịch dân sự diễn ra nhanh chóng (như mua bán trao đổi hàng hoá) Ưu điểmcủa hình thức này là các bên có thể thông qua việc gặp mặt trực tiếp hoặcthông qua một thiết bị công nghệ thông tin như gọi điện thoại, facetime video,

… để thoả thuận những nội dung cơ bản, ngắn gọn của hợp đồng và đi đếngiao kết

Tuy nhiên, theo BLDS 2015 đã ghi nhận thời điểm giao kết hợp đồng

bằng lời nói tại Khoản 3 Điều 400: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng…” Chúng

ta cũng không thể hình dung được mức độ rủi ro của hợp đồng theo hình thức

này, bởi: Khi xảy ra tranh chấp, các bên khó có thể công nhận lời nói của

mình trước đó, vì rất hiếm có một “khẩu thuyết vô bằng”20 nào có thể chứngminh được lời nói của các bên, và các bên buộc phải đưa ra những lý lẽ,chứng cứ cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

 Hình thức bằng văn bản

Đây là hình thức pháp lý có giá trị cao trong tất cả các loại hình thức củahợp đồng, các bên có thể ghi nhận những thông tin, nội dung đã được cam kếttrong hợp đồng bằng một văn bản và các văn bản này thường tồn tại dướinhững hình thức sau:

20 Khẩu thuyết vô bằng: Là thuật ngữ Hán – Việt, có nghĩa là nói miệng không có bằng chứng, ám chỉ rằng không có một minh chứng pháp lý nào có thể chứng minh được lời nói.

Trang 36

- Văn bản có chứng thực22:

Rất nhiều người lầm tưởng rằng thuật ngữ “công chứng”, “chứng thực”

là một, bởi chúng được xếp vào nhóm chứng nhận tính xác thực pháp lý củahợp đồng Tuy nhiên, hai khái niệm này khác nhau hoàn toàn, vì bản chất củacông chứng mang tính pháp lý cao hơn, đòi hỏi về mặt nội dung và côngchứng viên sẽ là người chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hợp đồng Cònđối với chứng thực chỉ chú trọng về hình thức, chứng nhận một sự việc nào đó

mà không đòi hỏi về mặt nội dung

Đối với những loại đối tượng dưới sự quản lý của Nhà nước, khi chúngđược dịch chuyển từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác, thì các bên phảilập thành văn bản có chứng thực để đảm bảo quyền lợi của mình.23

- Văn bản có đăng ký:

Đây là hình thức văn bản bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền đối với những đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,…được quy định trong Luật Sở hữu trítuệ 200524

21 Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định về khái niệm công chứng: “Văn bản công

chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định”

22 Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ số gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng,

giao dịch quy định về văn bản chứng thực: “Văn bản chứng thực là giấy tờ, văn bản, hợp đồng,

giao dịch đã được chứng thực theo quy định của Nghị định này”

23 Giải thích thêm: Ngoài ra hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

24 Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), “Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015 của

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, NXB Công an nhân dân, Tr 237.

Trang 37

- Văn bản thông qua các phương tiện điện tử dưới hình thức thông

điệp dữ liệu:

Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đã mang đến một phương thức giao dịchmới, đó là hợp đồng dưới hình thức phương tiện, dữ liệu điện tử Hình thứcnày thường ở dạng lập trình có sẵn (ví dụ như đặt vé máy bay, mua hàngonline,…) Theo pháp luật Việt Nam, hợp đồng có thể được giao kết dướihình thức thông điệp dữ liệu thông qua các phương tiện điện tử, internet nàyđược quy định tại Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 hoặc ở một đạo luật cụ thể

đó là Luật giao dịch điện tử 200525 Đây sẽ là một giải pháp thay thế rất hữuích, an toàn, tiết kiệm được thời gian, chi phí đi lại và tạo cơ hội kinh doanhcho các doanh nghiệp

- Văn bản viết tay:

Đây là hình thức phổ biến nhất của hợp đồng vay tài sản, được sử dụngnhiều trong cuộc sống hằng ngày, được trình bày trên một chất liệu hữu hìnhđọc được, lưu được, … nhằm thể hiện những nội dung mà các bên thoả thuận.Văn bản giấy tay thông thường không có công chứng, chỉ là những nội dungcam kết giữa các bên xác nhận với nhau bằng chữ ký, hoặc điểm chỉ như giấyvay nợ, giấy biên nhận…

Như vậy, căn cứ vào các hình thức hợp đồng, các bên dễ dàng thực hiệnquyền yêu cầu của mình đối với bên kia Tuỳ vào trường hợp cụ thể, các bên

có thể thoả thuận hình thức hợp đồng bằng văn bản sao cho phù hợp Thôngthường hợp đồng bằng văn bản được lập thành nhiều bản và mỗi bên giữ mộtbản để có trong tay một bằng chứng, chứng minh quyền dân sự của mình khi

có tranh chấp xảy ra

 Hình thức bằng hành vi

Là một hình thức thông dụng, diễn ra khá nhanh chóng trong các giaodịch mua bán trao tay, mua vé tàu xe, … mà giá cả đã được ấn định trên phiếutrước đó, thể hiện bằng một hành động thuần túy Trong nhiều trường hợp,

25 Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005: “Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện

bằng phương tiện điện tử.”

Trang 38

khi các bên biết rõ nội dung đề nghị giao kết hợp đồng và đồng ý xác lập hợpđồng bằng hành vi cụ thể (như ra tín hiệu), thì hành vi cụ thể đó cũng đượccoi như hình thức biểu hiện của hợp đồng. Ví dụ như hành vi mua vé xe bus52A ở trên các chuyến xe, người phụ xe sẽ phát cho bạn một phiếu vé xe cóghi đầy đủ những thông tin cơ bản như giá chuyến xe, tên hãng xe, tuyếnđường,…bạn phải đưa số tiền tương đương với mệnh giá được ghi trên phiếu

và đưa cho phụ xe, tất cả đều thực hiện bằng hành vi và không có lời nói Hayhành vi mua báo, mua vé số (khi các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và khôngcần phải trao đổi bằng lời trước khi thiết lập hợp đồng),…Tuy nhiên, HĐVTShiếm khi sử dụng hình thức này để giao kết

Một dạng hình thức hợp đồng bằng hành vi mà con người vẫn hay sử

dụng đó là “sự im lặng” Dưới góc độ xã hội, mọi người vẫn hay nói “im lặng

là đồng ý”, nhưng dưới góc độ pháp lý, im lặng được quy định tại Khoản 2 Điều 400 BLDS 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.” Và Khoản 2 Điều 393 BLDS 2015 trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng: “Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên”.

Nghĩa là theo quy định của pháp luật dân sự có hai trường hợp để sự im lặng

được coi là đồng ý Một là, hai bên đã có thoả thuận từ trước rằng sự im lặngđược coi là chấp nhận đề nghị giao kết Hai là, theo thói quen hay tập quánđược xác lập từ trước26

d Nội dung của hợp đồng vay tài sản

Nội dung của HĐVTS là sự ghi nhận sự thoả thuận và thống nhất ý chícủa các bên, điều đó phải phù hợp với chuẩn mực xã hội và quy định của pháp

26 Liên quan đến sự im lặng trong BLDS 2015 đã có những quy định tương đồng với pháp luật quốc tế - cụ thể là Công ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế của Liên hiệp quốc 1980 Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn chưa bao quát hết phạm vi của các trường hợp im lặng, để bảo đảm quyền

và lợi ích giữa các bên tham gia.

Trang 39

luật hiện hành Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các bên vay – cho vay cũngđược ghi nhận trong nội dung của hợp đồng, trong đó:

Bên cho vay là người có tài sản để chuyển giao cho bên vay và được

hưởng những lợi ích vật chất từ bên vay Trong đó, quyền của bên cho vay làquyền yêu cầu bên vay trả lại tài sản vay và lãi (nếu có thỏa thuận) bất cứ lúcnào, nhưng phải thông báo cho bên vay một thời gian nhất định Hết thời hạn

đó mà bên vay không trả nợ là vi phạm về thời hạn vay của hợp đồng Do đó,bên cho vay thường ở thế chủ động hơn bên vay Để đảm bảo quyền lợi củabên vay thì bên cho vay còn có những nghĩa vụ được quy định tại Điều 465BLDS 2015

Đối lập với bên cho vay là bên vay, là người cần sự giúp đỡ vật chất từ

bên cho vay, để giải quyết những khó khăn của mình Theo Điều 464 BLDS

2015 quy định: “Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.” nghĩa là, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, bên vay có

quyền sở hữu đối với tài sản vay Về nghĩa vụ của bên vay đã được quy định

cụ thể tại Điều 466 BLDS 2015

Như vậy, nghĩa vụ trả nợ của bên vay phải trả tài sản vay, lãi suất, trả lãi

do chậm thực hiện nghĩa vụ (nếu có) và thực hiện theo thoả thuận khác Trongthực tiễn, đa phần tranh chấp phát sinh từ HĐVTS đều có những nội dungnhằm mục đích lừa dối hay che dấu một quan hệ pháp luật khác Hậu quảpháp lý của những loại hợp đồng vay này không hợp pháp, đó là căn cứ đểToà án tuyên bố huỷ một phần hoặc toàn bộ HĐVTS giữa các bên đã giao kết

e Điều kiện để hợp đồng vay tài sản có hiệu lực

Cũng như HĐDS, để HĐVTS có hiệu lực pháp luật phải thoả mãn đầyđủ các điều kiện như: Chủ thể các bên phải có năng lực giao kết, sự thoảthuận thống nhất ý chí giữa bên vay và bên cho vay, mục đích - nội dung củahợp đồng vay tài sản không trái với đạo đức xã hội và vi phạm điều cấm củapháp luật, hình thức hợp đồng vay tài sản theo luật định

Trang 40

1.2.5 Thời hạn cho vay và kỳ hạn trả nợ trong hợp đồng vay tài sản

Theo lý thuyết, thời hạn là một khoảng thời gian được xác định bằnggiây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, nối tiếp từ thời điểm bắt đầu đến thời điểmkết thúc Trong quan hệ HĐDS, thời hạn xác định ít nhất phải được tính bằngphút, bởi thời hạn tính bằng giây quá ngắn và không thể thực hiện được bất kỳmột giao dịch dân sự nào Đối với HĐVTS, thời hạn cho vay do các bên thoảthuận, có thể xác định bằng ngày (như cho vay qua đêm để đáo hạn trả nợ),nhưng thông thường thời hạn cho vay được tính bằng tháng, năm

Theo BLDS 2015 chưa quy định cụ thể về thời hạn cho vay, nhưng dựavào Khoản 8 Điều 2 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm

2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt độngcho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với kháchhàng quy định về thời hạn cho vay như sau:

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng

Như vậy, thời hạn cho vay của hợp đồng được xác định từ thời điểm cóhiệu lực của hợp đồng đến thời điểm chất dứt hợp đồng Thời hạn cho vay có

ý nghĩa quan trọng trong việc tính lãi suất, bởi thời hạn càng dài thì lãi suấtcàng cao Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay không trả được nợ hoặc trả nợkhông đúng hạn, thì số nợ sẽ chuyển sang nợ quá hạn, bên vay phải chịu lãisuất nợ quá hạn đối với số tiền chậm trả theo luật định Bên cạnh đó, việc xử

lý tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng liên quan đến thời hạn chovay, khi hết thời hạn cho vay mà bên vay không trả nợ đúng thời hạn

Kỳ hạn trả nợ hoặc kỳ hạn trả lãi được hiểu là khoảng thời gian để bênvay thực hiện nghĩa vụ trả nợ Trong thời hạn cho vay của hợp đồng, sẽ đượcchia thành nhiều kỳ hạn trả nợ (thông thường chia làm 3 kỳ), bên vay phải trả

nợ vào cuối mỗi kỳ hạn cho đến khi kết thúc thời hạn cho vay

Ngày đăng: 15/03/2024, 17:34

w