1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học luật tố tụng hình sự lần 4 chương 5 khởi tố vụ án hình sự

12 22 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khởi Tố Vụ Án Hình Sự
Tác giả Phạm Hoàng Tuấn (NT), Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Minh Nhật, Huỳnh Lê Yến Nhi, Trần Song Nhi, Lê Trung Phát, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Phạm Mai Phương, Rah Lan Soni, Nguyễn Thanh Thanh Tâm
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hình Sự
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 210,53 KB

Nội dung

Việc thực hiện quyền công tố của VKSND được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC



BÀI TẬP

Môn học:

LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

Lần 4 - Chương 5:

KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ.

1 Phạm Hoàng Tuấn (NT) – 2153801014233

2 Lê Thị Bích Ngọc – 2153801014162

3 Nguyễn Minh Nhật – 2153801014178

4 Huỳnh Lê Yến Nhi – 2153801014180

7 Nguyễn Văn Phú – 2153801014196

8 Nguyễn Phạm Mai Phương – 2153801014202

10 Nguyễn Thanh Thanh Tâm – 2153801014221

Thành phố Hồ Chí Minh, 10/2023

Trang 2

BÀI 5: KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ.

I Nhận định.

1 Trong giai đoạn KTVAHS, VKS không thực hiện quyền công tố.

- Nhận định SAI

- CSPL: Điều 159, 160, 161 BLTTHS 2015 và khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức VKSND 2014

- Giải thích: Quyền công tố là quyền của Nhà nước truy cứu TNHS đối với người phạm tội Ở Việt Nam, quyền công tố được giao cho Viện kiểm sát nhân dân Việc thực hiện quyền công tố của VKSND được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử vụ án hình sự

2 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS.

- Nhận định ĐÚNG

- CSPL: khoản 3 Điều 145 và Điều 153 BLTTHS 2015, khoản 2 Điều 5 TTLT 01/2017

- Giải thích: Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm Cơ quan điều tra (trừ Đội An ninh Công an cấp huyện), Viện kiểm sát và Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (không giải quyết kiến nghị khởi tố) Trong khi đó, cơ quan có thẩm quyền KT VAHS bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

số hoạt động điều tra và Hội đồng xét xử (trong trường hợp thông qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm) Do vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là cơ quan có thẩm quyền KTVAHS

3 Cơ quan có quyền ra quyết định KT VAHS thì có quyền thay đổi, bổ sung quyết định KT VAHS đó.

- Nhận định SAI

- CSPL: khoản 4 Điều 153 và khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015

- Giải thích: HĐXX có quyền ra quyết định KT VAHS nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm nhưng không có thẩm quyền thay đổi, bổ sung quyết định KT VAHS Theo đó, cơ quan có quyền thay đổi, bổ sung quyết định

KT VAHS bao gồm: CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, VKS

4 Cơ quan có thẩm quyền KT VAHS là cơ quan THTT.

Trang 3

- Nhận định SAI.

- CSPL: Điều 34, Điều 35 và Điều 153 BLTTHS 2015

- Giải thích: Cơ quan có thẩm quyền KTVAHS bao gồm CQĐT, VKS, HĐXX (Tòa án), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn Cơ quan THTT bao gồm CQĐT, VKS, Tòa án Như vậy, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền KT VAHS nhưng không là cơ quan tiến hành

tố tụng Theo đó, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra là

cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng

5 Mọi hành vi có dấu hiệu tội phạm do cán bộ thuộc cơ quan tư pháp thực hiện đều do CQĐT của VKSNDTC khởi tố vụ án.

- Nhận định Sai

- CSPL: khoản 3 Điều 163 và Điều 272 BLTTHS 2015

- Giải thích: Chỉ những vụ việc của tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm

về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp thì CQĐT của VKSNDTC mới có quyền khởi tố vụ án Vì vậy, nếu hành vi có dấu hiệu phạm tội do cán bộ thuộc

cơ quan tư pháp thực hiện nhưng có dấu hiệu tội phạm về các tội danh không thuộc hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ thì CQĐT của VKSNDTC không có quyền khởi tố vụ án Bên cạnh đó, nếu hành vi có dấu hiệu tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ nhưng thuộc thẩm quyền khởi tố của CQĐT của VKSQSTW thì CQĐT của VKSNDTC cũng không có quyền khởi tố vụ án

+ Người trong các cơ quan tư pháp

+ Tội phạm thuộc loại tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ

6 Quyết định KTVAHS của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi cho VKS có thẩm quyền để xét phê chuẩn.

- Nhận định SAI

- CSPL: khoản 2 Điều 154 BLTTHS 2015

- Giải thích: Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố Như vậy có thể thấy, việc ra quyết định khởi tố của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra diễn ra trước thời điểm gửi quyết định đó cho VKS và đồng thời việc gửi quyết định khởi tố vụ án cho VKS chỉ nhằm mục đích kiểm sát việc khởi tố mà không nhằm mục đích phê chuẩn

Xét phê chuẩn # Kiểm sát việc khởi tố:

+ Là mún thực hiện hay không là phải được sự phê chuẩn của VKS

+ Kiểm sát: kiểm tra giám sát hđ tư pháp (xem thử đúng hay chưa, nếu chưa thì yêu cầu phải thực hiện cho đúng)

Trang 4

7 VKS có quyền hủy bỏ mọi quyết định KT VAHS không có căn cứ và trái pháp luật.

- Nhận định SAI

- CSPL: điểm b, c khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015

- Giải thích: VKS có quyền hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự không

có căn cứ và trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhưng trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của HĐXX không có căn cứ thì VKS không có quyền hủy bỏ quyết định KTVAHS mà chỉ

có quyền kháng nghị lên Tòa án trên một cấp

8 Công an cấp xã có quyền KT VAHS trong một số trường hợp luật định.

- Nhận định SAI

- CSPL: Khoản 3 Điều 146 và Điều 153 BLTTHS 2015

- Giải thích: Công an cấp xã chỉ có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền mà không có quyền khởi tố vụ án hình sự Việc khởi tố

vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của CQĐT, VKS, HĐXX, Cơ quan được giao nhiệm

vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

9 VKS có quyền ra quyết định KT VAHS ngay khi phát hiện quyết định không

KT VAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật.

- Nhận định SAI

- CSPL: điểm a khoản 3 Điều 153 và điểm b khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015

- Giải thích: Trong trường hợp nhận thấy quyết định không KT VAHS của CQĐT là không có căn cứ và trái pháp luật, VKS sẽ có thẩm quyền hủy bỏ quyết định KT VAHS không có căn cứ và trái pháp luật của CQĐT trước, sau đó mới tiến hành KT VAHS

K6 Điều 7 TTLT 04/2018: vks yêu cầu CQĐT thực hiện hoạt động hủy bỏ tự mình ra quyết định khởi tố Nếu CQĐT không thực hiện thì VKS thực hiện

Điều 12 Luật Tổ chức CQĐTHS

10 BĐBP có quyền KT VAHS đối với những hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý.

- Nhận định SAI

- CSPL: khoản 2 Điều 153, khoản 1 Điều 164 BLTTHS 2015

- Giải thích: Theo quy định của BLTTHS thì các cơ quan của Bộ đội biên phòng mới

có quyền KT VAHS khi phát hiện những hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý Như vậy, BĐBP không có quyền KT VAHS đối với những hành

vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra trên địa bàn do mình quản lý

Trang 5

Luật Tổ chức cơ quan điều tra HS

11 Bị hại có quyền KT VAHS trong một số trường hợp luật định.

- Nhận định ĐÚNG

- CSPL: Điều 155 BLTTHS 2015

- Giải thích: Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, pháp luật quy định cho phép người bị hại lựa chọn quyền yêu cầu khởi tố hoặc không khởi tố vụ án Theo đó, chỉ được khởi tố

vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135, 136, 138, 139, 141,

143, 155 và 156 của BLHS khi có yêu cầu của bị hại

Sai

-> Quyền yêu cầu KT VAHS -> ĐÚNG.

12 KT VAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

- Nhận định SAI

- CSPL: Điều 155 BLTTHS 2015

- Giải thích: KT VAHS theo yêu cầu của bị hại chỉ áp dụng đối với các tội phạm được BLTTHS quy định, cụ thể là các tội phạm quy định tại khoản 1 các Điều 134, 135,

136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của BLHS Không phải tội phạm ít nghiêm trọng này cũng áp dụng quy định KT VAHS theo yêu cầu của bị hại Đây là những trường hợp mà hành vi phạm tội vừa xâm phạm trật tự xã hội, vừa xâm phạm đến thể chất, sức khỏe, danh dự của người bị hại Những trường hợp này nếu khởi tố vụ án, có khả năng làm tổn thương về mặt tinh thần cho người bị hại Vì vậy, nhà làm luật đã xác lập một khả năng, điều kiện để người bị hại cân nhắc, quyết định có yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý về mặt hình sự đối với hành vi phạm tội hay không Với quy định đó, nhà làm luật tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thuận lợi để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế việc gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết có thể có đối với người bị hại

13 Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi có quyết định KT VAHS.

- Nhận định SAI

- CSPL: Điều 143 BLTTHS 2015

- Giải thích: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bắt đầu từ khi nhận được những nguồn thông tin về tội phạm do BLTTHS quy định Sau khi đã tiến hành kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm để xác định có dấu hiệu của tội phạm hay không, các cơ quan có thẩm quyền khởi tố trong phạm vi trách nhiệm của mình ra quyết định khởi tố vụ án

Trang 6

hình sự hoặc không khởi tố vụ án hình sự Việc ra quyết định khởi tố/không khởi tố VAHS là thời điểm chấm dứt giai đoạn khởi tố chuyển sang giai đoạn điều tra

- Từ thời điểm tiếp nhận nguồn thông tin từ tội phạm -> bắt đầu giai đoạn khởi tố

- Đến khi có quyết định khởi tố vụ án -> chuyển sang giai đoạn điều tra

- Tiếp tục đến khi có bản kết luận điều tra để truy tố -> Truy tố

- Đến khi có bản cáo trạng -> xét xử sơ thẩm

- Bản án sơ thẩm (chưa có hiệu lực liền, có kháng cáo, kháng nghị ) -> xét xử phúc thẩm

14 Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự trong một số trường hợp luật định.

- Nhận định ĐÚNG

- CSPL: khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015 và khoản 2 Điều 25 Thông tư 56/2017/TT-BCA

- Giải thích: Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong khi làm nhiệm vụ mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm quy định tại các Điều 305,

307, 311, 312 và 313 của BLHS 2015 thì Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có quyền quyết định KTVAHS

15 Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm thì có thẩm quyền giải quyết nguồn tin đó.

- Nhận định SAI

- CSPL: khoản 2, khoản 3 Điều 145 BLTTHS 2015 và khoản 1, khoản 2 Điều 5, Điều

6 TTLT 01/2017

- Giải thích: Không phải cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm thì đều có thẩm quyền giải quyết nguồn tin đó Cụ thể là Đội An ninh Công an cấp huyện, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an, Tòa án các cấp, Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác chỉ có thẩm quyền tiếp nhận nguồn tin về tội phạm mà không có thẩm quyền giải quyết nguồn tin đó

*Tiếp nhận # giải quyết

+ Tiếp nhận: cơ quan tổ chức nào cũng phải có trách nhiệm tiếp nhận hoạt động

tố giác Nhận nguồn tin về tội phạm thì chuyển thông tin đó đến các CQ có thẩm quyền giải quyết

+ Kết quả giải quyết: ra quyết định/ không khởi tố vụ án hình sự

16 Bị hại chỉ được rút đơn yêu cầu KTVAHS trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.

- Nhận định SAI

Trang 7

- CSPL: Công văn 254/TANDTC-PC.

- Giải thích: Bị hại không chỉ được rút đơn yêu cầu KT VAHS trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm mà còn có thể rút đơn yêu cầu KT VAHS vào thời điểm tại phiên tòa hoặc sau khi kết thúc phiên tòa xét xử sơ thẩm (với điều kiện bản án chưa có hiệu lực pháp luật) Bên cạnh đó, tại giai đoạn xét xử phúc thẩm, bị hại cũng được thực hiện quyền rút đơn yêu cầu KT VAHS (với điều kiện bản án/phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị chưa có hiệu lực pháp luật)

II Bài tập.

Bài tập 1.

A (ngụ xã L, huyện H) bị cáo buộc dụ dỗ B (19 tuổi, có nhược điểm về thể chất) ra chỗ vắng hiếp dâm Ông N (cha nạn nhân) đã làm đơn yêu cầu công an xã L khởi tố VAHS và xử lý A để trả lại công bằng cho con gái mình

Câu hỏi:

1 Công an xã L cần tiến hành những hoạt động gì trong trường hợp này?

- Căn cứ vào khoản 2 Điều 145 và khoản 1 Điều 5, Điều 6 TTLT 01/2017 thì Công an

xã L có thẩm quyền tiếp nhận tố giác về tội phạm của ông N (cha nạn nhân)

- Căn cứ vào khoản 3 Điều 146 BLTTHS 2015 thì trong trường hợp này, Công an xã L

đã nhận được tố giác tội phạm nên phải có trách nhiệm tiếp nhận Sau đó tiến hành lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền (CQĐT công an huyện H)

2 Giả sử B lại làm đơn yêu cầu CQĐT công an huyện H không KT VAHS vì

lo sợ nếu vụ việc được thụ lý sẽ ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của mình Nêu hướng giải quyết của CQĐT.

- Quyền yêu cầu/rút yêu cầu khởi tố của các bị hại là độc lập với nhau Một bên rút yêu cầu, bên còn lại không rút thì vẫn giải quyết vụ án như bình thường Xét thấy, trong trường hợp này, bị hại B và bị hại N (người đại diện cho B) là độc lập với nhau Mặc dù B đã làm đơn yêu cầu CQĐT huyện H không KT VAHS nhưng yêu cầu của người đại diện cho B vẫn còn tồn tại nên CQĐT vẫn tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật

+ Đây là TH thuộc điều bao nhiêu BLHS? -> Khoản 1 Điều 155 -> khởi tố theo yêu cầu của bị hại

+ khoản 1 Điều 141 BLHS -> Thuộc điều chỉnh khoản 1 Điều 155 BLTTHS + Xem xét người đại diện (chủ thể) có quyền yêu cầu khởi tố không??? -> bị hại có nhược điểm về thể chất -> cha bị hại vẫn có quyền yêu cầu khởi tố

Trang 8

+ Bị hại làm đơn không yêu cầu -> mâu thuẫn ý kiến giữa bị hại và người đại diện bị hại -> Yêu cầu khởi tố: Cha nạn nhân -> vẫn tiếp tục tiến trình khởi tố vụ án

Bài tập 2.

A là nhân viên bảo vệ của công ty cổ phần X nhưng đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản Vụ việc bị phát hiện, giám đốc công ty X làm đơn kiến nghị CQĐT nơi công ty đặt trụ sở KT VAHS để thu hồi tài sản đã bị mất

Câu hỏi:

1 Đơn kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X có được xem là cơ sở KT VAHS không? Tại sao?

- Theo khoản 3 Điều 144 BLTTHS 2015, kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước

có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm Công ty X không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên đây không được xem là kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

- Việc công ty cổ phần X phát hiện vụ việc trộm cắp tài sản tại công ty và thông báo với cơ quan điều tra là tin báo về tội phạm của cơ quan, tổ chức thông báo với cơ quan

có thẩm quyền (khoản 2 Điều 144 BLTTHS 2015)

- Do đó, đơn kiến nghị khởi tố của công ty cổ phần X không được xem là cơ sở KT VAHS vì chủ thể thực hiện việc kiến nghị khởi tố bắt buộc phải là cơ quan nhà nước

có thẩm quyền mà công ty X thì không phải là chủ thể này

->nếu đúng ( xem xét kiến nghị khởi tố: tin báo tố giác tội phạm)

2 Để quyết định KT VAHS, CQĐT cần tiến hành những hoạt động nào?

Để quyết định KTVAHS, CQĐT cần thực hiện những hoạt động sau:

- Đầu tiên, CQĐT tiếp nhận tin báo về tội phạm của công ty X;

- Bước tiếp theo, CQĐT kiểm tra, xác minh các tin tức về tội phạm;

- Sau đó, CQĐT ra một trong 3 quyết định sau:

+ Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo về tội phạm (Điều 148 BLTTHS

2015);

 Nếu quyết định tạm đình chỉ không có căn cứ thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết

định tạm đình chỉ để tiếp tục giải quyết (khoản 2 Điều 148 BLTTHS 2015).

 Khi lý do tạm đình chỉ việc giải quyết tin báo về tội phạm không còn, CQĐT gửi quyết định phục hồi cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức đã

báo tin về tội phạm (Điều 149 BLTTHS 2015).

+ Quyết định khởi tố VAHS (Điều 154 BLTTHS 2015);

+ Quyết định không khởi tố VAHS (Điều 158 BLTTHS 2015).

Trang 9

3 Trong quá trình xác minh vụ việc, A đã chủ động trả lại tài sản cho công

ty và công ty X làm đơn bãi nại (yêu cầu không KTVAHS) Trên cơ sở đó, CQĐT

đã ra quyết định không KT VAHS Nhận xét về cách giải quyết của CQĐT?

- Cách giải quyết của CQĐT trong trường hợp này là không chính xác vì việc A chủ động trả lại tài sản cho công ty và công ty X làm đơn bãi nại không thuộc một trong các căn cứ để CQĐT có thể ra quyết định không KT VAHS được quy định tại Điều

157 BLTTHS 2015

- Do đó, mặc dù công ty X làm đơn bãi nại nhưng CQĐT không được ra quyết định không KT VAHS CQĐT chỉ được ra quyết định không KT VAHS không có một trong các căn cứ không KT VAHS

Bài tập 3.

A sinh năm 1975, cư trú tại tỉnh T Ngày 01/12/2022, A thấy chị B ở nhà một mình nên nảy sinh ý định hiếp dâm, trong lúc giằng co với chị B để thực hiện hành vi của mình, A đã bóp cổ chị B đến chết Thấy chị B chết nên A không thực hiện hành vi hiếp dâm nữa mà đẩy xác chị B xuống mương Kết luận giám định pháp y xác định B chết là do bị chẹn cổ gây ngạt dẫn đến tử vong Trên cơ sở đó, CQĐT đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can A về tội giết người Trong quá trình kiểm sát điều tra, VKSND tỉnh T phát hiện A còn vi phạm thêm tội hiếp dâm nhưng chưa bị khởi tố

BLTTHS, TTLT 01/2018

Câu hỏi:

1 Nêu hướng giải quyết của VKS trong trường hợp này.

- CSPL: Khoản 1, 2 Điều 156, Khoản 1 Điều 155 và Khoản 8 Điều 157 BLTTHS 2015

- Căn cứ vào khoản 1 Điều 156 BLTTHS 2015 thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố cụ thể ở đây là tội hiếp dâm Tuy nhiên, nếu tội hiếp dâm mà A phạm là tội được quy định tại khoản 1 Điều 141 của BLHS 2015 thì căn cứ theo khoản

1 Điều 155 của BLTTHS 2015 thì tội hiếp dâm chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết Trong trường hợp trên, nếu không

có yêu cầu khởi tố của bị hại hoặc người đại diện của họ đối với A về tội hiếp dâm thì

A sẽ không bị khởi tố về tội này Còn nếu A phạm tội hiếp dâm tại khoản 2, 3, 4 Điều

141 BLHS 2015 thì A sẽ bị khởi tố

- Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình

sự, Viện kiểm sát phải gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra

2 Giả sử phiên toà xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh T phát hiện A còn thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng vụ án chưa được khởi tố nên HĐXX đã ra quyết

Trang 10

định KT VAHS VKSND tỉnh T phát hiện quyết định KT VAHS của HĐXX không

có căn cứ thì phải giải quyết như thế nào?

- CSPL: điểm c khoản 1 Điều 161 BLTTHS 2015

- Trong trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát tỉnh T kháng nghị lên Tòa án trên một cấp cụ thể là VKS tỉnh

T có thể kháng nghị lên Tòa án cấp cao

Bài tập 4

A gây thương tích cho B, hành vi gây thương tích ứng với Khoản 1 Điều 134 BLHS B không yêu cầu khởi tố, tuy nhiên VKS nhận thấy hành vi phạm tội của A cần phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm Vì vậy VKS

đã khởi tố vụ án hình sự trên với lý do vì lợi ích chung của xã hội

Câu hỏi:

1 Việc KT VAHS như trên của VKS là đúng hay sai? Tại sao?

- Căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 155 BLTTHS 2015 thì chỉ được khởi tố vụ án hình sự đối với tội phạm quy định tại khoản 1 Điều 134 BLHS khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết

- Do vậy, trong trường hợp này VKS không có quyền khởi tố vụ án hình sự vì bất kỳ

lý do gì, chứ không chỉ riêng lý do cần phải đưa ra xét xử để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, vì lợi ích chung của xã hội

2 Giả sử B có yêu cầu KT VAHS nhưng trong giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố đối với A Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết như thế nào? Nếu sau

đó B yêu cầu khởi tố lại thì có được chấp nhận không? Tại sao?

Hiện nay, BLTTHS 2015 quy định rằng bị hại (hoặc người đại diện của bị hại) có quyền rút yêu cầu khởi tố trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ án (từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử) Vì thế, trong trường hợp đang ở giai đoạn điều tra B rút yêu cầu khởi tố đối với A thì hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Tuy nhiên, việc rút yêu cầu của B trong tình huống này không nêu rõ tình tiết là có xuất phát từ ý chí tự nguyện hay không nên chia thành 2 trường hợp:

- B tự nguyện rút yêu cầu khởi tố VAHS: Căn cứ vào khoản 2 Điều 155 và Điều 230 BLTTHS 2015, trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định đình chỉ điều

tra vụ án

- B bị ép buộc, cưỡng bức rút yêu cầu khởi tố VAHS hay bất kỳ lý do gì mà trái với ý

muốn của B: Căn cứ vào khoản 2 Điều 155 BLTTHS 2015, trường hợp này, cơ quan

có thẩm quyền vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án, mặc dù người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu

Ngày đăng: 15/03/2024, 17:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w