1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích truyện ngắn của nguyễn minh châu những năm 1980 và nhận xét về xu hướng triết lý nhận thức của tác giả

18 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Truyện Ngắn Của Nguyễn Minh Châu Những Năm 1980 Và Nhận Xét Về Xu Hướng Triết Lý Nhận Thức Của Tác Giả
Tác giả Nguyễn Minh Châu
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Khánh Thành
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại bài làm
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 164,37 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trang 2 Đề bài: Phân tích truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm 1980 và nhận xét về xu hướng triết lý nhận thức của tác giả.Bài làm Nguyễn Minh Ch

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HỌC PHẦN: NGUYÊN LÝ LÝ LUẬN VĂN HỌC

Giảng viên: PGS.TS Trần Khánh Thành

Tên sinh viên: Hoàng Thị Vân

Mã sinh viên: 21032184 Ngành: Văn học

Trang 2

Đề bài: Phân tích truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu những năm 1980 và nhận xét về xu hướng triết lý nhận thức của tác giả.

Bài làm

Nguyễn Minh Châu – nhà văn được mệnh danh là “ Người mở đường tinh anh và tài năng” Tô Hoài cũng khẳng định rằng Nguyễn Minh Châu là một tài năng xuất sắc “ “Đọc Nguyễn Minh Châu, người ta thấy cuộc đời và trang sách liền nhau Chặng đường đời hôm nay cũng như từng đoạn sáng tạo trên giấy của tài năng Những cái tưởng như bình thường lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày dưới con mắt và ngòi bút của

Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và

có tầm triết lý.”

Bén duyên với sự nghiệp cầm bút từ năm 1960, tác giả đã đóng góp một số lượng truyện ngắn không hề nhỏ cho văn đàn dân tộc, tác phẩm của ông có nhiều giá trị nghiên cứu và làm cho kho tàng văn học nước nhà trở nên phong phú vô cùng.  Thật hiếm thấy một nhà văn nào như Nguyễn Minh Châu, ông

cả đời chỉ viết về nhân vật trong thời kỳ chiến tranh và đi tìm những vẻ đẹp cất giấu bên trong nội tâm của con người Ngòi bút và cái nhìn của tác giả có nhiều mới mẻ, để lại một ấn

tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. 

Trước năm 1975 là nhà văn mặc áo lính, Nguyễn Minh Châu ý thức sâu sắc được sứ mệnh cao cả của mình là người cầm bút trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước

Trang 3

Tâm niệm sáng tác duy nhất của ông lúc này là hướng đến cuộc chiến đấu vì sự sống còn của cả dân tộc và đất nước

Do vậy, nhà văn đã dành gần hai chục năm của cuộc đời để tìm tòi, khám phá

và say sưa ca ngợi vẻ đẹp trong cuộc sống và tâm hồn con người thời chiến tranh

“Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kỳ diệu đến nỗi

cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó.” Theo ông, người làm nghệ sĩ mang trong mình nhiều sứ mệnh và thiêng liêng

mà trong đó nâng đỡ và lên tiếng yêu thương, bênh vực con người là thứ mà Nguyễn Minh Châu cả đời trung thành theo đuổi

Tác giả còn đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá đúng đắn và đầy ý nghĩa

“Nhà văn là người cố gắng đi tìm những hạt ngọt ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.”

Có lẽ vì vậy mà hành trình tìm kiếm và sáng tác của ông đã để lại nhiều tác phẩm giàu nhân văn, giúp người đọc nhìn thấy được nhiều điều trong cuộc sống Những nhân vật được xây dựng dưới ngòi bút của ông vẫn để lại nhiều giá trị sâu sắc cho đến tận hôm nay

Sáng tác truyện của Nguyễn Minh Châu, đặc biệt là truyện ngắn đã trở thành một loại sự kiện, ít ra là đối với giới văn học Hai tập truyện ngắn của ông,

ra năm 1933 (tập Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành) và năm 1985 (tập Bến quê) gồm gần hai chục truyện Ở tập trước, ta thấy sẽ có truyện ghi năm viết là

1967 ( truyện Mùa hè năm ấy) đáng lý nó phải ở trong tập truyện Những vùng trời khác nhau nhưng có lẽ đây là trường hợp hoại lệ Bởi những tác phẩm sau này như truyện Bên đường chiến tranh, Hạng vẫn mang dấu ấn và cách viết của thời gian trước Bên đường chiến tranh mô tả nột kỷ niệm đẹp đẽ trong khi tìm đường ra trận Nó có chút gì đó na ná như Mảnh trăng cuối rừng, dù rằng nhân vật đã quá nửa đời chứ không còn thanh tân nữa, và câu chuyện tình đầu của họ chỉ còn là “ chút nghĩa cũ càng” để cùng trân trọng tưởng nhớ Truyện Hạng thì

Trang 4

kể về đại thể lại có dạng như kiểu “ truyện tư tưởng” của Nguyễn Khải, nghĩa là toàn truyện được bố trí sao cho toát ra được một lời kêu gọi, nhắn nhủ đừng quên tình cảm, tránh nhiệm với đồng đội ở chiến trường, đừng quá thờ ơ, thu lại trong vỏ ốc của lợi ích cá nhân,…

Truyện ngắn Bức tranh có lẽ là điểm đánh dấu rất đáng kể cho một hướng tìm tòi mới của Nguyễn Minh Châu Không phải ngẫu nhiên hay ở đầu truyện, nhân vật chính đã gọi câu chuyện của mình là “những lời tự thú” Có thể gọi đây

là truyện ngắn tự thú, là truyện tự ý thức về đạo đức Đọc truyện, dường như ta

sẽ ngập dần vào cảm giác phạm tội của nhân vật, đắm chìm vào những day dứt như đang tự hành hạ mình của người đó Anh ta – nhân vật hoạ sĩ có tiếng ấy, không phải là một con người thất bại, trái lại anh ta là một người thành đạt trong cuộc đời Cái tình thế đã làm thức dậy trong anh cái cảm giác tội lỗi, thật ra chuyện này cũng không mấy hiển nhiên khi chuyện bà mẹ và người lính bị mù

vì con trai hy sinh và chuyện người hoạ sĩ quên lời hứa, đã không đem bức tranh hoặc tới thăm bà cụ, báo tin cụ còn sống không hẳn là hai việc có quan hệ nhân quả tất yếu Nhưng đây chính là nét vốn có của chuyện tự thú về đạo đức: mức

độ tội trạng thức tế mơ hồ, càng ít xác định bao nhiêu thì mức độ tự ý thức về tội lỗi của mình ở con người kia càng phải mạnh bấy nhiêu Vấn đề là anh ta có tự thấy mình có lỗi không, tự thấy mình phải chịu trách nhiệm về tai hoạ của người khác chứ không phải là thật ra anh ta có tội hay không hoặc mức độ tội của anh

ta nặng nhẹ ra sao Một người thành công trong đời bỗng thấy mình có tội lỗi gì đấy với ai đấy, - có lẽ ít nhất anh ta thấy mình chưa hoàn thiện Và cũng có nghĩa là anh ta có khát vọng tự hoàn thiện chính bản thân Phương diện tích cực, đáng khích lệ của nhân vật nằm ở đấy Sức tác động vào sự tự ý thức ở mỗi người đọc truyện sẽ từ đấy mà ra Những thể loại truyện này của Nguyễn Minh Châu không hấp dẫn người đọc ở cốt truyện gay cấn hay chi tiết quá đặc sắc Nó chủ yếu hấp dẫn người ta bằng sự độ căng của những thao thức, nỗi dằn vặt trong bề sâu ý thức thức nhân vật Khá gần gũi với Bức tranh về mặt này là

Trang 5

Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành Câu chuyện của nữ nhân vật chính – quân y sĩ Quỳ - có thể gọi là lịch sử tâm hồn Nhưng, với mọi tính chất riêng tư của con người này, ta vẫn sẽ thấy đấy là một tâm hồn mang “ hệ số chung” nhiều hơn là ngoại lệ Sẽ không thể thấy được cái “hệ số chung” ấy nếu tìm nó qua sự đại diện về thành phần, qua mức độ phổ biến của kiểu người, kiểu tâm trạng mà các nhân vật của Nguyễn Minh Châu có thể đại diện Nếu nhìn nhận những trường hợp thuần tuý, cá biệt thì dễ cho đó là cường điệu, là không tự nhiên, không giống như thật,… Nhưng như thế thì sẽ không hiểu tác giả, không hiểu được nghệ thuật Trong quan niệm mô tả nghệ thuật của phần đông các nghệ sĩ lớn của thế kỷ XX thì đời sống đích thực là đời sống nội tâm ( Romain Roland) lịch sử đích thực là lịch sử cá nhân (M.Gorki), rằng chính quan niệm như vậy đã làm cho họ không hề lo sợ thu hẹp sức khái quát thời đại khi tập trung sự mô tả vào một mảnh đất nhỏ hơn một con tem là thế giới bên trong một con người Ở văn xuôi Nguyễn Minh Châu nhất là thể loại truyện ngắn, nhà văn như đang cố sức chuyển những tương quan lớn của đời sống bên ngoài vào đời sống bên trong của một vài con người cụ thể Và đến lượt nó, cái “quy mô bên trong” đó của nhân vật, dẫu có hơi khác thường, ít tự nhiên, nhưng lại cho thấy tầm vóc không hề nhỏ bé của con người ở thời đánh giặc hôm qua cũng như ở thời đấu tranh xây dựng hôm nay Cho đến những sáng tác gần đây nhất,

Nguyễn Minh Châu cũng chưa bao giờ tỏ ra là thích thú miêu tả và miêu tả thành công phương diện gọi là cái riêng nhỏ bé thực sự của con người thế tục

Và cái cao thượng của những tác phẩm chất người thì cũng là cái cao lớn, tầm

cỡ của những tình thế, những vẫn đề con người Sẽ không quá đáng nếu nói rằng

sẽ tìm thấy dấu vết lịch sử tâm hồn của một hoặc một số thế hệ người đương thời trong cái lịch sử tâm hồn của cô y sĩ Quý, người đàn bà quá ham hố, được trời phú cho khá nhiều ưu thế giới tính và cũng có một đời sống tình cảm khác thường Cô yêu như thể bị chinh phục bởi tài năng quân sự xuất chúng của một trung đoàn trưởng, yêu từ tầm xa, đầy ngưỡng mộ, thán phục, nhưng không thể

Trang 6

giữ nguyên được tình cảm ấy khi ở gần, thấy anh ấy cũng bình thường, thường như những người khác, cũng mừng rỡ hý hửng khi được thăng cấp,… cũng chăn một đàn gà riêng, cũng đánh một quần xà lỏn đi phát rẫy, cũng sẽ yêu người này, nói xấu người kia sau lưng,… và hiện thân của sự bình thường ấy là bàn tay ra

mồ hôi lúc nào cũng dấp dính khiến cô khó chịu,… Rồi con người ấy hy sinh trong một trận đánh ác liệt Trong nỗi đau cô nhận nhầm lẫn của mình: “Tôi đã không coi họ là những con người đang sống giữa cuộc đời mà lại đòi hỏi nơi họ một thánh nhân Tôi đã đi tìm cái tuyệt đối không bao giờ có” Nhưng sai lầm này chưa qua đi lại có thêm một sai lầm nữa sảy đến: “ Tôi đinh ninh rằng tình yêu của tôi có thể cứu sống được hết tát cả mọi người.” Ấy vậy mà, trên thực tế tình yêu ấy chẳng cứu sống được một ai cả Cho đến quãng đời sau chiến tranh,

cô vẫn sống trong quan niệm ấy, và thật ra, cái tình yêu có sức cứu vớt ấy không phải là không có hiệu nhiệm, khi cô dành nó bạn của người liệt sĩ năm xưa, đưa anh ta ra khỏi tù, trở về vị trí của người sáng tạo khoa học Cái lịch trình của một tâm hồn muốn tìm thấy một thánh nhân ở người mình yêu và muốn tự mình làm một thánh nhân trong tình yêu - rốt cuộc, nữ nhân vật vẫn chưa vượt qua được Vả chăng, cách đúng đắn không phải là vứt bỏ toàn bộ quan niệm ấy Vấn

đề là ý thức được tính chất phiến diện và cực đoan của quan niệm “ đi tìm tuyệt đối” Yếu tố tự phê phán bộc lộ rõ ràng trong lời nhân vật và lời kể chuyện chính

là thực hiện chức năng tự ý thức Cái người ta gọi là nhầm lẫn của Quỳ có lẽ là nhầm lẫn thực sự, có khi lại bao hàm một lẽ sống đáng trọng Nó chưa cứu sống bất cứ một ai và hiển nhiên cũng chưa giết chết bất cứ ai nhưng tựa như “ cảm giác phạm tội” của người hoạ sĩ trong bức tranh, chính vì những hậu quả không

có gì là hiển nhiên nên sự tự ý thức của bản thân nhân vật càng rõ rệt Vấn đề là

ý thức cho được cái phần sống ngoài ý thức, không hoàn toàn làm chủ được mình để chế ngự nó hoặc nói cách khác là ý thức cho được tương quan giữa ý chí chủ quan và thực tế khách quan Câu chuyện lịch sử một tâm hồn, như vậy trở thành một câu chuyện triết lý về cách nhận thức, về quan niệm sống Nhiều

Trang 7

nhà nghiên cứ đã nhận thấy Văn học ở thế kỷ XX, loại truyện ngụ ngôn, ngụ ý, triết lý đã không còn là một thứ con rối cho luận đề Ngược lại những loại truyện này đã có dạng sinh hoạt tả thực rõ rệt, nhân vật đã được tạo dựng một tính cách Trong văn xuôi của chúng ta cũng đã thấy những đặc điểm này ở các truyện của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Kiên,… Dìm sâu các ẩn ý triết lý vào mạch truyện giống thực là cách truyền sự sống cho ý tưởng ấy, tuy nhiên, mặt khác, người viết thể loại truyện này thi thoảng lại để lộ ra chứ không tìm cách ẩn nó đi Do vậy mà thường có có những không khí khác thường khi nhân vật bộc lộ, tâm sự ví dụ như bị phục rượu mà phải nói to lên những suy nghĩ bao quát hơn, trừu tượng hơn so với lời nói của họ lúc thông thường tỉnh táo

Những tình thế tự ý thức, tự nhận thức cũng đã từng được đề cập đến trong văn xuôi của ta từ những năm 1960, nhất là những truyện ngắn, truyện vừa nói đến quan hệ “riêng- chung”,

mà một ví dụ tiêu biểu là truyện của Nguyễn Khải Ở những loại truyện đó, khi nhận ra lầm lẫn, nhân vật sẽ nói, hoặc nếu nhân vật chưa kịp nói thì tác giả sẽ nói to lên các giải pháp: phải có tầm nhìn xa, hãy đi xa hơn nữa, nghĩa là sắp xếp cái riêng nhỏ

bé ở lại Ở những truyện kể trên của Nguyễn Minh Châu, hoàn toàn không thể giải quyết được gì nếu hô lên như vật Không phải là lời hô ấy có chỗ lạc hậu so với tình hình Cái chính là nó không phù hợp với tình huống được đặt ra Cô Quỳ, anh hoạ sĩ,

cả người cựu thủ thành tăm tiếng một thời trong dấu vết nghề nghiệp lẫn tác giả các truyện này đề không thể dùng những lời niệm chú kia, như Nguyễn Khải và các nhân vật của nhà văn ấy dùng Điều này chứng tỏ các tình thế truyện của Nguyễn Minh Châu được đặt ra trên một cấp độ, một bình diện khác hoàn toàn Vấn đề là cần nhận ra tính chất không hoàn toàn phù hợp giữa ý chí chủ quan và hiệu quả khách quan Và cái triết lý nhận

Trang 8

thức này không phải để biện hộ mà là để vượt qua sự phiến diện

ấu trĩ từng có ở mỗi người, một thời kỳ nào đó

Hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu đều dựng trên những tấn kịch nhận thức, đều nhấn vào sự phân biệt giữa chủ quan và khách quan, đều đề nghị lấy sự phân tích của lý trí tỉnh táo để phân biệt Ở kiểu truyện trên – Bức tranh, Sắm vai, Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành Dấu vế nghề nghiệp – thể hiện tấn kịch nhận thức, dường như tác giả phải dựa vào những nhân vật mà tôi gọi ước lệ và nhân vật ý chí, - nhũng con người có được và có một cách mạnh mẽ cái khả năng tự phanh phui mổ xẻ ý thức mình, lối sống của mình Dù họ đang chìm trong đau khổ, dằn vặt, thậm chí là hiện diện trong bộ dạng một con bệnh thần kinh, thì ta vẫn thấy cái sức vóc khác thường, cái

nỗ lực khác thường trong hành vi tự phê phán của họ Nói khác

đi, ở kiểu truyện này, ngay khi phê phán cái quan niệm tuyệt đối đòi hỏi phải có những thánh nhân trong đời thường, thì hiển nhiên trong truyện vẫn lấp ló những bóng dáng thánh nhân, những lý trí trong suốt sáng láng đang nhận thức các lẽ đời Cái

vẻ bị cường điệu, bị nhấn mạnh thái quá ở các nhân vật của kiểu truyện này chỉ tạo được sức thuyết phục nhờ tính chất tầm

cỡ của tấn kịch mà họ đang lâm vào, nhờ hệ trọng, nghiêm trang của vấn đề đặt ra, nhờ chiều sâu của sự phân tích mà phần nhiều là do tác giả kể chuyện đảm nhận, hoặc nếu có trao nhân vật để nó tự nói lên thì tình hình cũng không khác đi

Không rõ có phải là do ít nhiều nhận thấy cái nguy cơ thiếu tự nhiên của lối dựng truyện nói trên hay không mà cũng từ khá sớm Nguyễn Minh Châu đã tìm đến một lối dựng truyện khác, tự

Trang 9

nhiên hơn Ở đây nhà văn vẫn đưa ra những tình huống có những vấn đề của nhận thức, nhưng hoạt động nhận thức chỉ diễn ra ở nhà văn và ở người đọc truyện, còn các nhân vật thì vẫn cứ nhìn nhận, cư xử như họ vốn có, với tất cả những định kiến và thiên hướng, thiện cảm và ác cảm của riêng họ Đây là trường hợp của các truyện Mẹ con chị Hằng, Đứa ăn cắp, Lũ trẻ

ở dãy K Nếu cô Quỳ có nhiều nét chung với người hoạ sĩ trong bức tranh, với anh nhà văn trong Sắm vai, với người cầu thủ già trong Dấu vết nghề nghiệp, thì ta cũng tìm thấy bóng dáng cô Quỳ ở cô Hoằng trong Lũ trẻ ở dãy K, và lần này là một cô Quỳ đảo ngược, như nhại lại cô Quỳ thật Từ khía cạnh sinh hoạt thông thường, đó là một người tốt bụng Nhưng lòng tốt của cô cũng có chút gì đó giống tính cách đồng bóng của cô Không ai biết tính cách thất thường của cô sẽ đem đến cho mọi người trong khu tập thể những gì – hôm nay có thể là một niềm vui ngày mai lại là một nỗi sợ Ai biết việc cô đứng ra bảo lãnh một thanh niên hư hỏng khỏi phải đi cải tạo lại đảm bảo không xảy

ra chuyện gì? Mạch ngầm câu chuyện như là bỡn cợt kín đáo cái kiểu người rất yên tâm với lòng tốt chủ quan của mình, không bao giờ nghĩ đến hậu quả ngoài ý muốn, ngoài dự tính Ngẫm nghĩ ra cũng thấy đây là tấn bi hài kịch của cả một lối sống

Cách cư xử của Hằng trong ( Mẹ con chị Hằng) với bà mẹ thực chất là gì? – cả Hằng lẫn bà mẹ đều chưa một lần tự hỏi và trả lời rành mạch Hằng cứ việc đòi mẹ ở mãi với mình, để đỡ đần việc nhà cửa, con cái và rồi nhiều thứ nữa, để thường ngày cứ tiếp tục la mắng hạch sách mẹ “Cái vách ngăn cách giữa tính nhõng nhẽo, làm nũng và hay bắt nạt mẹ của một đứa con gái

Trang 10

và thói quen tỏ ra uy quyền của một người đàn bà chủ nhà thật

là mơ hồ, rất khó nhận thấy, đến nỗi người ta thường dễ lẫn lộn, thường dễ tự lừa dối mình và tự lừa phửa mình”- suốt truyện chỉ

có cái lý trí phân tích ấy còn tỉnh thức, nhưng nó là lời của người

kể chuyện, tức là của tác giả Còn cô Hằng thì vẫn cứ hồn nhiên

cư xử như cũ, bà mẹ vẫn cứ hồn nhiên chịu đựng

“Đôi lúc con người ta cũng trở nên tàn ác một cách hồn

nhiên”-ấy là cái nhận xét vang lên trong câu chuyện về tật hay kêu của những người đàn bà trong khu tập thể nọ (truyện ngắn Đứa ăn cắp) Hôm nay họ kêu lên những lời thương tiếc cho một con Thoan có lẽ chết vì băng huyết do phải đẻ con ở một nơi hẻo lánh, quên mất là cách đây chưa lâu, chính họ đã đồng thanh nghi ngờ thiếu căn cứ và đổ tội ăn cắp cho cô gái ấy, đòi phải đuổi cô về nơi hẻo lánh nọ ngay lúc cô sắp đến tháng đẻ Cái hồn nhiên và thành thực của họ khi chỉ là tình thương vô hại nhưng cũng có khi lại chứa đựng tai hoạ, tội ác Đám nhân vật không tên ấy cũng như cô Hoằng, cô Hằng hình như vẫn rất yên tâm sống trong những chuẩn mực, những khuôn hành vi ứng xử, những thói quen gần như vô ý thức, không hiểu và cũng không cần hiểu các hành vi của mình có ý nghĩa gì, có thể dẫn tới hậu quả nào, tốt hay xấu cho ai Nhà văn không bắt họ phải làm cái việc quá sức họ là tự nhận thức về hành vi của mình Anh chỉ đề nghị mọi người hãy nhận ra tính chất nguy hiểm của lối sống thông tục đó, bắt đầu nhận ra từ việc những cái luật không bao giờ thành văn mà nhà văn nhiều làn nói đến trong truyện ngắn khác(Giao thừa, Khách ở quê ra) Ý nghĩa cảnh tỉnh, ý nghĩa khai sáng ở truyện ngắn Nguyễn Minh Châu là ở đó Và cũng là tư

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w