1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ánh giá về sự tồn tại của truyện quan âm thị kính trongdòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay

12 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá về sự tồn tại của truyện Quan Âm Thị Kính trong dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay
Tác giả Nguyễn Phương Anh
Người hướng dẫn Trần Thị Thục
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Văn học
Thể loại bài tập cuối kỳ
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 314,62 KB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKHOA VĂN HỌC--------BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM Đ쨃Anh/ chị hãy phân tích những nét đặc sắc

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC

 BÀI TẬP CUỐI KỲ MÔN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Đ쨃

Anh / chị hãy phân tích những nét đặc sắc về mặt thể loại của truyện cổ tích

số 176 (Quan Âm Thị Kính) trong cuốn Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (tập 2) của Nguyễn Đổng Chi Đánh giá về sự tồn tại của truyện Quan Âm Thị Kính trong

dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay.

Giảng viên: Trần Thị Thục

Sinh viên: Nguyễn Phương Anh

Lớp: K68 Văn học Khoa: Văn học

Mã sinh viên: 23032010

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2

1 Khái niệm về truyện cổ tích 2

CHƯƠNG II: Giới thiệu truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” 3

1 Bối cảnh lịch sử 3

2 Nguồn gốc truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính” 3

CHƯƠNG III: NHỮNG ĐẶC SẮC V쨃 1 Tính dị bản (truyền miệng) 4

2 Yếu tố thần bí, kì ảo, thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích 6

3 Tính xung đột trong truyện cổ tích 8

4 Kết cấu trong truyện cổ tích CHƯƠNG IV: Đánh giá về sự tồn tại của truyện Quan Âm Thị Kính trong dòng chảy văn học và nghệ thuật từ xưa đến nay 9

1 Trong văn học 9

2 Trong nghệ thuật 10

CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 11

MỞ ĐẦU Văn học dân gian luôn là kho tàng văn học quý giá, nơi lữu trữ tinh hoa độc đáo nhất những di chỉ văn hóa về mặt tinh thần của dân tộc Với sự phong phú về thể loại như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, mỗi thể loại đều mang những đặc trưng riêng, góp phần cho sự phong phú của văn học nước nhà Đặc biêt, truyện cổ tích…

Trang 3

Trong kho tàng truyện cổ tích của dân tộc, “Quan Âm Thị Kính” là một tác phẩm tiêu biểu, đặc sắc có sức ảnh hưởng lớn trong văn học dân gian, lắn liền với sự tích về kiếp thứ mười của đức Quan Thế Âm Bồ Tát

1 Tính dị bản (truyền miệng)

Cuộc sống luôn là mảnh đất màu mỡ để văn chương cày xới Và văn học dân gian nói chung hay truyện cổ tích nói riêng luôn là sáng tác tập thể của nhân dân lao động, lấy tâm điểm là con người và cuộc sống Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, lao động, nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, các thể loại của văn học dân gian đã được lưu truyền qua nhiều đời, chủ yếu bằng phương thức truyền miệng Truyện cổ tích là văn xuôi truyền miệng (2) (Giáo trình trang 334) Khi con người chưa có chữ viết thì việc giao tiếp, truyền miệng chính là phương thức để lưu truyền và tồn tại với điều kiện dễ nhớ, dễ thuộc, vì vậy những cốt truyện cổ tích thường đơn giản hóa, gạt bỏ những gì cồng kềnh với trí nhớ Bởi vậy, mà qua lời nói, trí nhớ của mỗi người mà cốt lõi, nội dung của cốt truyện có sự thay đổi, cũng một phần do không có bản quyền tác giả như văn học viết nên mỗi người có thể thêm, bớt, thay đổi nội dung cốt truyện tạo thành nhiều bản khác nhau cùng một tác phẩm và đó gọi là dị bản, một đặc sắc rất độc đáo của thể loại truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung Tính dị bản phản ánh tư duy thẩm mĩ, óc suy nghĩ của từng tộc người đã sáng tạo nên nhiều tác phẩm khác nhau, ở từng vùng văn hóa khác nhau Sự khác nhau về văn hóa cũng đưa ra nhiều câu truyện biến đổi văn hóa cho phù hợp

Trong Quan Âm Thị Kính, tính dị bản thể hiện ở những tích truyện của người Nghệ An: có hai truyện có tình tiết gần giống với Quan Âm Thị Kính là "Sự tích

Trang 4

cây chay" nói về một cô gái mới về nhà chồng, muốn nhổ chiếc râu mọc ngược rồi

bị chồng phát hiện Cô gái bị mẹ chồng oán trách, khóc mãi, khóc mãi, sau cô chết hóa thành cây chay Chay với trầu cũng hóa màu đỏ là vì tấm lòng son sắc của cô gái Hay với dị bản "Đứa con của thần" nói về người đàn bà góa tên Huỳnh Thị Phước xin vào chùa đi tu và sinh được một người con trai có lẽ cho Thần Phật ban tặng Những hương ước của làng buộc hòa thượng phải nuôi đứa bé mang tên Lương Quy Chính Về sau Lương Quy Chính làm quan to Vị hòa thượng chết, người làng mới phát hiện ra ông vốn ái nam ái nữ Hay sự tích Quan Âm cũng có nhiều dị bản phổ biến ở Miền Bắc Đều nói về nỗi oan vãn của nhân vật trong truyện như Thị Kính, như cô gái hóa thành cây chay trong "Sự tích cây chay", rồi phần cuối là sự thanh minh, mở nút mâu thuẫn cho tác phẩm Có thể thấy, tính

dị bản phản ảnh đời sống, sự tồn tại của tác phẩm văn học dân gian trong cuộc sống thực tại, là văn hóa, đặc trưng riêng của từng nhóm người Đó chính là kết quả của sự sáng tác tập thể và phương thức truyền miệng của văn hóa dân gian Mỗi vùng miền, mỗi đặc trưng văn hóa sẽ đem lại nét đặc sắc trong thể loại truyện

cổ tích qua những dị bản của tộc người mình giúp thể hiện tính đa dạng và phong phú của thể loại này (1)

https://dybedu.com.vn/tinh-di-ban-cua-van-hoc-dan-gian/ (1)

2 Yếu tố thần bí, kì ảo, thực tại và hư cấu trong truyện cổ tích

Yêu tố thần bí, kì ảo mang một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học Trong bài “ Cái kì ảo và văn học huyễn ảo” đăng trên Tạp chí nghiên cứu Văn học số * - năm 2006 Tác giả Lê Huy Bắc từng dùng khái niệm “huyễn ảo” để dùng cho những tác phẩm chứa đựng yếu tố mà con người không thể lí giải được bằng tư duy logic thông thường Yếu tố “thực” và “ảo” đen xen lẫn nhau, bố trợ cho đối tượng chính của nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Yếu tố kì ảo là những viên gacgh vững chắc xây dựng nên giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung

Trang 5

của văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng Nhân vật trong các tích truyện thường là ông bụt, bà tiên, có năng lực vĩ đại, đại diện cho các hiện tượng siêu nhiên, siêu phàm

Khi truyện cổ tích xuất hiện, phản ánh trọn vẹn bước phát triển của tư duy loài người qua những yếu tố kì ảo Nếu các thể loại khác yếu tố kì ảo biểu tượng cho niềm tin tuyệt đối vào thần thánh, thần tiên,… thì với truyện cổ tích lại trở thành yếu tố trợ giúp và bảo vệ con người, giúp con người giải quyết được xung đột giữa phe thiện ác, đúng sai, phải trái ,… Nhân vật trong truyện cổ tích thường là con người bình thường, xuất thân từ tầng lớp bé nhỏ trong cuộc sống và những yếu tố thần bí, kì ảo xuất hiện như gieo niềm tin của con người tầm thường vào thế lực siêu nhiên, là điểm tựa tinh thần vững chắc cho con người, che chở và phù hộ họ Yếu tố thần bí nhấn mạnh những những quan điểm tốt, tích cực , người tốt ắt sẽ gặp lành, còn làm nhiều điều ác dễ gặp quả báo Yếu tố kì ảo giúp con người giải quyết được nhiều mâu thuẫn, là nhân tố quan trọng giúp các tuyến nhân vật giải quyết rắc rối và đi đến kết quả tích cực hơn (2)

https://www.twinkl.com.vn/teaching-wiki/dac-diem-cua-truyen-co-tich#:~:text=Truy%E1%BB%87n%20c%E1%BB%95%20t%C3%ADch%20l

%C3%A0%20th%E1%BB%83,vui%2C%20c%C3%B4ng%20b%E1%BA%B1ng

Yếu tố kỳ ảo trong “Quan Âm Thị Kính” được thể hiện ở môtíp ở hiền gặp lành và môtíp báo oán luôn song hành cùng nhau và thể hiện tinh thần của truyện cổ tích Nhưng gieo nhân xấu, gây nhiều tội lỗi sẽ gặp quả báo và người gieo nhân tốt luôn được nhận ban thưởng mang tính đổi đời theo hướng tích cực Những chi tiết trong Quan Âm Thị Kính đều xoay quanh tư tưởng Phật giáo với những triết lí sâu xa

Tư tưởng luân hồi đã in sâu trong tâm trí được hiểu khi con người có kiếp trước, kiếp sau, kiếp này là quả báo kiếp trước và là nhân của kiếp sau Trong truyện

Trang 6

Quan Âm Thị Kính, thuyết luân hồi thể hiện ở việc tu chín kiếp luân hồi kiếp nào

từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tu, nhưng đến kiếp thứ mười thì Thị Kính thác sinh vào gia đình họ Mãng ở Cao Ly, làm phận nữ nhi, để tiếp tục thử thách, tiếp tục tu nhân Không chỉ vật, nói đến thuyết luân hồi, ta có thể nhắc tới Quan Âm Nam Hảu Trong tiền kiếp, ba người con gái của vua Diệu Trang Vương đều là nam giới, vì cả ba người con nhà họ Thi đều khuyên cha không nên giúp kẻ gian Vương Cật nên bị Ngọc Hoàng tống giam, sau được đầu thai thai thành 3 cô gái Trong đó công chúa thứ 3 là "nhân đức thuần hòa" hơn cả

Tư tưởng luân hồi motif tái từ nam thành nữ của Quan Âm Nam Hải giống với Quan Âm Thị Kính Nữ chính trong hai câu truyện đều được luân hồi từ nam sang

nữ, có lẽ đây chính là dụng ý sáng tác của tác giả Không chỉ riêng trong truyện Quan Âm Thị Kính, nhiều truyển cổ tích Việt Nam như Tấm Cám cũng đã hóa kiếp này sang kiếp khác, trải qua 5 kiếp (người, chim, cây xoan đào, khung cửi, quả thị rồi trở lại làm người) Có thể thấy tư tưởng luân hồi trong văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng đã in sâu trong tâm trí người như một điều hiển nhiên

Không chỉ riêng tư tưởng luôn hồi mà trong câu truyện còn toát lên tư tưởng nghiệp báo, gieo nhân nào gặp quả nấy Thị Kính nhẫn nhục, chịu khổ để gieo nghiệp thiện, đổi lấy phước lành Thị Kính là người ngoan hiền, cả đời lam lũ chịu đựng, mắc tiếng oan nhiều Một người vợ thương chồng, tần tảo, một con dâu hiền

và một người con hiếu thảo Không những vậy, Thị Kính quan tâm cưu mang con người khác mà không sợ miệng đời cười chê Và những trái ngọt mà Phật ban tặng cho Thị Kính, cho những hi sinh gian khổ của cô khi được giải oan, được tu thành đắc đạo và trở thành Phật Quan Âm cứu độ chúng sinh Nhưng trên con đường tu hành, Thị Kính cũng gieo những nghiệp khác, vào những điều cấm kị như việc Thị Kính cải trang thân phận nam nhi, nói dối sư trụ về thân phận nữ giới vậy là phạm

Trang 7

vào giới cấm Khi nang trong ở những kiếp trước là nam nhi nhưng đã yếu lòng trước giai nhân mà buông lời chăng hoa, rồi kiếp thứ 10 thành nữ giới Với Thị Màu gieo nhiều nghiệp nặng: một người đàn bà lẳng lơ buông lời hoa nguyệt với chú tiểu ngay cửa chùa, người mẹ dám bỏ con mình bỏ mặc ở tam quan nhằm "ăn vạ" Xây dựng nhân vật Thị Mầu, tác giả đã đi sâu vào góc khuất của xã hội nhằm khuyên răn con người tránh xa những nghiệp ác mà nên "ẩn ác hướng thiện" Chồng Thị Kính - Thiện Sĩ là người chồng nhu nhược, không có chính kiến, không biết bảo vệ vợ, có học mà không có khôn, không biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, Về sau khi chết đi đã hóa thành con vẹt

3 Tính xung đột trong truyện cổ tích

Thông thường, truyện cổ tích người Việt thường đi theo hướng khai thác đề tài về đạo đức và đề tài trí khôn Xung đột làm nên kịch tính của nội dung tác phẩm, những hành động chính là hình thức biểu hiện của xung đột trong truyện Những xung đột đạo đức và trí khôn vượt ngoài khuôn khổ của những mối quan hệ gia đình mà còn ra cả xã hội Những mâu thuẫn thường là về nhận thức, quan điểm, tính cách, địa vị xã hội, không được giải quyết dẫn đến xích mích, mẫu thuẫn va chạm xung đột

Những xung đột trong truyện “Quan Âm Thị Kính” ta có thể dễ dàng nhận ra ở những sự kiện như:

Ở xung đột thứ nhất: hoạt đầu không có xung đột mà còn rất hạnh phúc của gia đình Thị Kính “Thấy chồng chăm học, không chơi bời, Thị Kính không ao ước gì hơn, nàng càng ra công tần tảo cho chồng dốc lòng nấu sử xôi kinh” Một thời phong kiến trọng nam khinh nữ, gia đình theo chế độ phụ hệ thì dù có đúng có sai thì nỗi oan vẫn chất chồng lên người phụ nữ Hầu hết họ đều phải đi tìm cái chết để

Trang 8

chứng minh sự trong trắng của bản thân mình như Vũ Nương “Chuyện người con gái Nam Xương” đã gieo thân mình xuống dòng nước để minh chứng cho sự trong trắng của thân phận mình

Ở lần thứ hai: Thị Kính cải trang thành nam nhi để có thể tu hành với pháp danh là Kính Tâm, nhưng vẻ đẹp của Kính Tâm vẫn làm xiêu lòng nhiều cô gái đi lễ phật đặc biệt là Thị Mầu - con gái phú ông Thị Mầu không nhận được sự tin yêu từ Kính Tâm bèn đổ vạ cho "chú tiểu" để trả thù Cô gái tằng tịu mang thai, chửa hoang thị bị làng vạ phạt nhưng cô đã khai bừa cha của đứa con là Kính tâm

Lần hai Thị Kính phải chịu oan, nỗi oan tu hành mà không giữ được ngũ giới, ngoài sự trừng phạt của dân làng còn bị đuổi ra ngoài chùa Những rồi nàng vẫn chịu im lặng, không một lời oán trách, kêu than

Đến lần thứ ba: Thị Kính phải nuôi một đứa bé dù không phải con ruột của mình Chấp nhận đứa trẻ, chính là chấp nhận nỗi oan uổng trước đó, chấp nhận sự thật về người cha của đứa trẻ không một lời oán trách Nuôi con bằng sự thiếu thốn, bà vẫn chăm sóc chu toàn, bỏ qua lời ăn tiếng nói phỉ nhổ, chửi mắng của dân làng để tiếp tục sống Khi đứa trẻ lên ba tuổi, Kính Tâm lâm bệnh nặng khó lòng qua khỏi Đến cuối đời làng xã mới hiểu hết những nỗi oan mà Kính Tâm phải chịu

Những xung đột đều đều xoay quanh sự bất hạnh, nỗi khổ đau của cuộc đời Thị Kính Là những xung đột giữa con người và lý tưởng, giữa cá nhân và tập thể Tương ứng với những nỗi oan, đã vượt qua khỏi phạm vi gia đình mà còn có xung đột xã hội, giai cấp, thứ bậc Nỗi oan càng lớn, xung đột càng được đẩy lên cao trào Thị Kính đã dám đối mặt với hoàn cảnh, vượt lên xung đột, hoàn cảnh éo le,

đi theo lý tưởng từ phần con đến phần người và cao hơn là thanh Phật (3)

http://www.vanhoanghethuat.vn/tim-hieu-xung-dot-kich-cua-vo-quan-am-thi-kinh-qua-hinh-tuong-nhan-vat-thi-kinh.htm (3)

Trang 9

Đặc sắc trong kết cấu truyện cổ tích

Kết cấu cốt truyện:

Cốt truyện là hệ thống nội dung, tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm văn học Nếu cốt truyện là một khái niệm thuộc nội dung thì kết cấu là biểu hiện của nghệ thuật, hình thức của tác phẩm văn học Những câu chuyện, cốt chuyện trong truyện cổ tích thường linh động theo những câu chuyện xã hội, không có quy chuẩn nhất định nhưng ta cũng dễ dàng nhận ra kết cấu kể sự việc Kết cấu cốt truyện của truyện cổ tích thường được cấu tạo theo đường thẳng, tuần tự như trình tự thời gian, các chi tiết được gắn kết chặt chẽ

Cốt truyện của truyện “Quan Âm Thị Kính” theo trình tự là: Mở đầu – Thử thách –

Tu luyện – Đắc đạo Mở đầu truyện là lai lịch, giới thiệu về Thị Kính, rồi kết hôn

với Thiện Sĩ Tiếp đến là Thử Thách và tu luyện là chặng dài trong phần cốt truyện như nói về những nỗi oan lớn của Thị Kính và những thách thức khắc nghiệt mà cô phải chịu trên con đường tu tập Cuối cùng là phần Đắc đạo, phần kết của tác phẩm, là cái kết tốt đẹp cho những người gieo nhân tốt, mang tới niềm tin vững chắc cho nhân vật cũng như độc giả khi đọc truyện

Kết cấu nhân vật.

Đối tượng chung của văn học là cuộc đời và con người “Văn học là nhân học” (M Gorki) Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức, tư tưởng của mình về một cá nhân, một kiểu người hay một vấn đề nào đó trong cuộc sống Vai trò của nhân vật là thể hiện những ao ướt, kì vọng của con người qua tác phẩm văn học

Và nhân vật trong truyện cổ tích khá đa dạng Nhân vật trong truyện “Quan Âm Thị Kính” được kết cấu theo hai tuyến đối lập chính – tà, thiện – ác Thông thường thì tuyến thiện luôn phải chịu thua thiệt trước tuyến ác, nhưng cuối cùng phe chính

Trang 10

nghĩa luôn chiến thắng Mỗi tuyến nhân vật đều được xây dựng theo những đặc điểm riêng, không trộn lẫn

Trong truyện cổ tích “Quan Âm Thị Kính”, nhân vật chính trong văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng hầu hết được khắc họa bằng những vẻ đep truyền thống: ngoại hình đoan trang, dịu dàng, thủy chung,…Thị Kính cũng vậy, một cô gái hội tụ cả đức, tài, trong cô Là nạn nhân của những oan trái bất công nhưng ở cô vẫn toát lên vẻ đẹp sáng ngời Xuyên suốt những mâu thuẫn, xung đột, những khó khăn mà Thị Kính gặp phải trên dải hành trình mười kiếp tu hành, qua những tủi nhục, cảnh nuôi con khổ cực mà Thị Kính chấp nhận chịu khổ chính là điều vĩ đại nhất cũng là pháp tu cuối cùng mà cô phải vượt qua để được Đức Thế Tôn chứng giám cho và hóa thành Phật Thị Kính nhân hậu, hiền hòa và nhẫn nhục cũng góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt, tôn vinh phẩm chất của người tu hành, đắc đạo (5) Giống như Thị Kính, Diệu Thiện trong “Nam Hải Quan Thế Âm” cũng lấy ân đền oán Dù bị cấm đoán, tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần

để ngăn cản nàng theo con đường tu tập, buộc nàng phải kết hôn, sinh con để nối ngôi Bị đối xử tệ bạc là vậy, song Diệu Thiện vẫn luôn đặt chữ “hiếu” với cha, cứu cha khỏi những vận hạn bệnh tật

http://www.vanhoanghethuat.vn/tim-hieu-xung-dot-kich-cua-vo-quan-am-thi-kinh-qua-hinh-tuong-nhan-vat-thi-kinh.htm (5)

Bên cạnh Thị Kính, những nhân vật như Thiện Sĩ, Sùng Bà (mẹ Thiện Sĩ) cũng góp phần tạo nên kịch tích cho câu truyện Thứ nhất, Thiện Sĩ – một chàng trai có học thức, đạo đức của người quân tử Nhưng tinh thần quân tử “vu oan vợ” theo

mẹ có âm mưu giết chồng là sai trái Thiện Sĩ chính là đại diện của hệ quả giáo dục mẫu hệ, là sản phẩm của xã hội phong kiến suy tàn trọng nam kinh nữ, đầy bất công, không biết bảo vệ người vợ của mình Còn mẹ Thiện Sĩ – cũng là nhân vật đáng lên án cho một xã hội đang lụi tàn bởi những tư tưởng cổ hủ, đẩy kịch tính

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

w