Hình thức chính thể Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và mức
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_
KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Giảng viên: Phạm Thị Duyên Thảo
Sinh viên: Triệu Quý Huy
MSSV: 19031539
Lớp: K64 – Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành
Trang 2BÀI LÀM
Câu 2: Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của nhà nước
1 Hình thức chính thể
Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của quyền lực nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
Phân loại
- Chính thể quân chủ: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa
kế Mô hình quân chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế
Quân chủ tuyệt đối: Là hình thức chính thể trong đó người đứng đầu nhà nước nắm trọn quyền lực nhà nước (có thể là vua hoặc nữ hoàng) Hình thức chính thể này tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia thời kỳ cổ đại và trung đại Ngày nay có một số quốc gia vẫn tồn tại chính thể này, ví dụ như: Vương quốc Brunei ở Đông Nam Á, Vương quốc Oman ở Trung Đông, Nhà nước Qatar ở Tây á,…
Quân chủ hạn chế: Là mô hình tiến bộ hơn, quyền của nhà vua bị hạn chế, nhường quyền lực cho thiết chế khác của nhà nước (quốc hội, nghị viện, chính phủ) Quân chủ hạn chế gồm có quân chủ nhị nguyên và quân chủ lập hiến:
o Quân chủ nhị nguyên: là hình thức mà quyền lực nhà nước được chia
đều cho nhà vua, nghị viện Hình thức này chỉ tồn tại ở thời kỳ đầu của cách mạng tư sản
o Quân chủ đại nghị: là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước
tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ - bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện) Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm
đa số ghế trong hạ viện Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước Nghị viện có quyền luận tội các
vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bỉ )
Trang 3 Sự khác biệt căn bản của quân chủ tuyệt đối với quân chủ hạn chế đó là ở quân chủ tuyệt đối quyền lực của nhà vua là vô song, còn ở quân chủ hạn chế thì quyền lực của nhà vua bị giới hạn lại bởi việc trao quyền cho một trong những cơ quan trong bộ máy nhà nước
- Chính thể cộng hòa: là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc
về một cơ quan được bầu ra trong một thời gian nhất định Cộng hòa gồm có hai dạng đó là Cộng hòa quý tộc và Cộng hòa dân chủ
Cộng hòa quý tộc: tồn tại ở thời kỳ cổ đại, điển hình là Nhà nước Cộng hòa quý tộc chủ nô Xpác và Cộng hòa dân chủ chủ nô Aten Đặc điểm chung của hình thức chính thể này là quyền lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc chủ
nô Đến nay trên thế giới không còn quốc gia nào duy trì hình thức chính thế Cộng hòa quý tộc này
Cộng hòa dân chủ: Gồm bốn loại:
o Cộng hòa tổng thống: là một loại mô hình chính thể mà ở đó hành pháp và lập pháp không chịu trách nhiệm lẫn nhau Lập pháp cũng do dân bầu và hành pháp cũng do dân bầu Với cách thức tổ chức này, nguyên thủ quốc gia không những là người đứng đầu nhà nước mà còn đứng đầu hành pháp VD: Hoa
Kỳ, Chile, Colombia
o Cộng hòa đại nghị: Là chính thể quyền lực nhà nước tối cao thuộc về nghị viện Cơ quan này không chỉ là cơ quan lập pháp cao nhất của quyền lực nhà nước mà còn là cơ quan đại diện và dựa vào tính chất đại diện quyền lực nhà nước mà thành lập ra các cơ quan hành pháp (bầu tổng thống hoặc thành lập chính phủ) Nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu, không có nhiều thực quyền Chính phủ chịu trách nhiệm trước nghị viện Nghị viện có quyền bất tín nhiệm chính phủ, và người đứng đầu chính phủ có quyền yêu cầu nguyên thủ quốc gia giải tán nghị viện VD: Đức, Ý, Áo…
o Cộng hòa lưỡng tính: là Hình thức chính thể cộng hòa pha trộn giữa cộng hòa tổng thống và cộng hòa nghị viện Tổng thống do nhân dân bầu ra; tổng thống chỉ đứng đầu nhà nước chứ không đứng đầu Chính phủ; Tổng thống có quyền
bổ nhiệm thủ tướng Chính phủ nhưng phải được nghị viện phê chuẩn Chính phủ vừa chịu trách nhiệm trước tổng thống vừa chịu trách nhiệm trước nghị viện, nghị viện có thể bỏ phiếu không tín nhiệm Chính phủ, buộc Chính phủ giải tán Tổng thống có thể giải tán hạ nghị viện Chính thể ở Pháp, và Nga là điển hình cho loại hình cộng hoà lưỡng tính
o Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: hình thức nhà nước cộng hòa của các nước cộng sản Nhân dân bầu quốc hội, quốc hội bầu chính phủ, như vậy nhân dân gián tiếp tham gia vào công việc nhà nước thông qua đại diện là các đại biểu quốc hội Đảng và Quốc hội nắm toàn quyền đất nước Việt Nam theo thể chế này
Trong các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các
Trang 4tầng lớp nhân dân lao động (mặc dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động) Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc
2 Hình thức cấu trúc
Khái niệm: là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ, tính chất của mối quan hệ giữa chất của mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với các cơ quan nhà nước địa phuơng
Phân loại:
- Liên kết bên trong nhà nước: Hình thức cấu trúc nhà nước do Hiến pháp của mỗi quốc gia xác định
Nhà nước đơn nhất: là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà nước là toàn vẹn, thống nhất, nhà nước được chia thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ không
có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống đến địa phương Nhà nước đơn nhất thường có quyền lực tập trung, có một hiến pháp, một hệ thống pháp luật Các nhà nước đơn nhất tiêu biểu: Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên, Hàn quốc, Nhật bản, Thái Lan, Pháp, Anh, Brunei Darussalam, Cu ba, Lào…
Nhà nước liên bang: là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại Trong nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền quốc gia mà trong từng bang thành viên đều có dấu hiệu chủ quyền Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một cho từng nhà nước thành viên Các nhà nước liên bang tiêu biểu: Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Liên bang Malaixia, Liên bang Nam Tư, Mexico, Đức…
Ví dụ: Thụy Sỹ theo chế độ cộng hòa với mô hình nhà nước liên bang Cấu trúc nhà nước liên bang được phân thành ba cấp như sau: chính quyền liên bang (confederation), chính quyền bang (canton) và chính quyền xã
(commune) Mọi sửa đổi trong Hiến pháp của liên bang hay của các bang phải được thực hiện thông qua trưng cầu dân ý Thụy Sỹ không có Thủ tướng Chính phủ và Tổng thống là 1 trong 7 thành viên của Chính phủ được Quốc hội bầu luân phiên với nhiệm kỳ 1 năm
Trong nhà nước đơn nhất, chỉ có 1 nhà nước, có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn thống nhất, có 1 hệ thống cơ quan nhà nước, có 1 hệ thống pháp luật, công dân
có 1 quốc tịch Còn ở trong nhà nước liên bang gồm 2 hay nhiều nhà nước thành viên hợp thành, có chủ quyền chung đồng thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng, có hai hệ thống chính quyền nhà nước, 2 hệ thống pháp luật Công dân có 2 quốc tịch
Trang 5 Nhà nước liên minh: là sự liên kết giữa các quốc gia độc lập vì những nhiệm
vụ chính trị, quân sự hoặc kinh tế bằng một hiệp ước do các thành viên liên minh thỏa thuận Hình thức cấu trúc nhà nước liên minh đã tồn tại ở Hoa Kỳ
và ở Đức trước khi thành lập nhà nước liên bang Hiện nay Liên minh châu
Âu (EU) là một hình thức điển hình của nhà nước liên minh Liên minh châu
Âu có nghị viện, có toà án, có đơn vị tiền tệ chung, tuy nhiên các thành viên trong liên minh vẫn là những quốc gia có chủ quyền độc lập
Giữa nhà nước liên bang và liên minh có sự khác nhau Trong nhà nước liên bnag, việc quyết định các vấn đề quan trọng, đối với nhà nước liên bang dựa trên nguyên tắc quyết định đa số Ngược lại, trong liên minh nhà nước việc quyết định dựa trên nguyên tắc cùng đồng thuận, đòi hỏi sự nhất trí của tất cả các nước thành viên
- Liên kết bên ngoài: Sự thành lập các nhà nước thông thường được thành lập trên
cơ sở các điều ước quốc tế, không thành lập nên một một nhà nước mới có chủ quyền quốc gia
Các tổ chức quốc tế: Trên cơ sở luật pháp quốc tế, những tổ chức quốc tế được hình thành mang tính toàn cầu, khu vực hoặc nhằm những mục đích quốc tế đặc biệt (Ví dụ: Liên hiệp quốc, ASEAN, NATO, WTO…) Những tổ chức quốc tế này được hình thành trên cơ sở luật pháp quốc tế, với tính chất là chủ thể hạn chế của luật quốc tế Các tổ chức quốc tế thường bình đẳng về mặt chủ quyền và có quyền rút ra khỏi tổ chức quốc tế
Các tổ chức siêu quốc gia: là một nhóm hoặc liên minh quốc tế mà sức mạnh
và ảnh hưởng của các quốc gia thành viên vượt quá phạm vi trong nước mình, hoặc quan tâm tới việc tham gia vào việc đưa ra các quyết định và bỏ phiếu về các vấn đề liên quan đến toàn nhóm EU là ví dụ điển hình về một liên kết nhà nước siêu quốc gia Đến nay, EU chưa mang đầy đủ những đặc tính của một nhà nước mới (một nhà nước liên bang) Tuy nhiên, với sự ra đời của EU, quyền lực của những nhà nước thành viên cũng bị giới hạn (begrenzte
Hoheitsbefugnisse) Những thỏa thuận của EU có hiệu lực trực tiếp đối với các nhà nước thành viên
Chế độ bảo hộ: Chế độ bảo hộ ra đời trên cơ sở một cam kết quốc tế giữa các nhà nước Theo đó, nhà nước được bảo hộ (Unterstaat) được bảo vệ về mặt ngoại giao hoặc quân sự chống lại một nhà nước thứ ba mạnh hơn bởi nhà nước đứng ra nhận bảo hộ (Oberstaat) Ngược lại, nhà nước được bảo hộ thường chấp nhận những nghĩa vụ cụ thể, những nghĩa vụ này khác nhau rất rõ phụ thuộc vào bản chất thực của quan hệ Quyền tự quyết của nhà nước được bảo hộ trong quan hệ quốc tế sẽ bị hạn chế Theo đó, nhà nước được bảo hộ sẽ không còn chủ quyền quốc gia theo đúng nguyên nghĩa Ví dụ: Pháp là nhà nước bảo hộ của đế chế Monaco từ năm 1861; với vùng đất Beylik Tunesien năm 1881-1956; Campuchia 1863-1945/46 (giành độc lập từ tháng 11/1953); Tahiti (1842-1880), bây giờ là một phần của Pháp – Polynesien; An Nam
Trang 6(1883-1945); Vương quốc Lào (1893-1945); bảo hộ vùng đất Saar (1946-1957), nay vùng đất này là một bang của Đức
Câu 5: Bộ máy nhà nước CHXHCNVN
Khái niệm: Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “1 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân 2 Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức.”
Phân loại các cơ quan nhà nước:
- Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện (lập pháp): bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước
- Cơ quan hành chính (hành pháp): bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra
- Cơ quan xét xử (tư pháp): bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương
- Cơ quan kiểm sát (công tố): bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương
Vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước:
1) Quốc hội:
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCN VN Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến pháp và lập pháp
- Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về
tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân
- Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt cho toàn thể nhân dân Việt Nam quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước Các đại biểu Quốc hội được bầu ra từ các đơn vị bầu cử
2) Chủ tịch nước
- Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước CHXHCNVN về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội
Trang 7- Với tư cách là nguyên thủ quốc gia, đứng đầu bộ máy nhà nước Chủ tịch nước
có quyền: Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ngoài, ký kết các điều ước quốc tế, đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang…
3) Chính phủ
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, UBTVQH và Chủ tịch nước
- Với tư cách là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ tổ chức thực hiện các văn bản luật và nghị quyết của Quốc hội Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất Chính phủ được quyền điều hành toàn bộ bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở
4) Tòa án và Viện kiểm sát nhân dân
Trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam, ngoài các cơ quan lập pháp
và hành pháp, còn có hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp chế XHCN hay còn gọi là hệ thống tư pháp Việt Nam Hệ thống này được hình thành từ hai cơ quan: Tòa án và Viện kiểm sát
- Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự
và các Tòa án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN
VN Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh nhà nước Việt Nam, căn cứ vào pháp luật Tòa án đưa ra các phán quyết về các vụ việc tranh chấp hoặc hình phạt đối với các hành vi có lỗi và trái pháp luật trong mỗi vụ án Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Việt Nam
- Viện kiểm sát có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Bao gồm: Viện KSNDTC, Viện KSND địa phương, Viện
KS quân sự
5) Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho
ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan cấp trên
6) Ủy ban nhân dân
- Là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và cácnghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
Trang 8- Các ban, ngành trực thuộc UBND thành lập ra có nhiệm vụ quản lý một hoặc một số ngành, lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ địa phương
Câu 14: Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật
Pháp luật và ý thức pháp luật có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau theo
cả chiều hướng tích cực và tiêu cực trong đời sồn xã hội, đời sống nhà nước và pháp luật, trong xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật và các hình thức thực hiện pháp luật khác
Ý thức pháp luật có vai trò và tác động mạnh mẽ đối với pháp luật trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, thực hiện, áp dụng pháp luật, hệ thống dịch vụ pháp luật, thông tin và giáo dục pháp luật
- Ý thức pháp luật đối với hoạt động xây dựng pháp luật:
Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp đối với hoạt động xây dựng pháp luật Chất lượng của các công đoạn trong quá trình xây dựng pháp luật phụ thuộc vào ý thức pháp luật trước hết của những nhà làm luật và của tất cả những người tham gia vào hoạt động này
Trong xây dựng pháp luật, ý thức pháp luật của người dân có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì họ là những người được tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, nếu ý thức pháp luật tốt họ sẽ có những đóng góp ý kiến đúng đắn, có chất lượng hoặc ngược lại… nếu ý thức pháp luật của họ thấp, sai lệch… thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của việc góp ý kiến
VD: Vào năm 2012, Thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc điều chỉnh giờ làm việc, học tập, kinh doanh trên địa bàn thủ đô nhưng khi quyết định được đưa vào thực hiện thì không được mọi người đồng tình Vì vậy, thành phố
Hà Nội đã phải hủy bỏ quyết định đó
- Ý thức pháp luật đối với thực hiện và áp dụng pháp luật
Để cho các quy định pháp luật trở thành hiện thực trong đời sống xã hội, mỗi cá nhân cần có một trình độ ý thức pháp luật nhất định, được thể hiện
ở tri thức, nhận thức, thái độ đúng đắn về pháp luật Luật pháp muốn có hiệu lực, hiệu quả thì ngoài sức mạnh của công quyền, bằng cưỡng chế thì còn cần huy động cả sức mạnh của tư tưởng và của tinh thần, pháp luật phải được con người nhận thức như là cái cần thiết và có cơ sở, phải tạo niềm tin và sự kính trọng đối với pháp luật
Ý thức pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan, cá nhân công quyền và hoạt động tổ chức thực thi pháp luật nói chung Ý thức pháp luật sẽ là điều kiện làm giảm đến mức thấp nhất những sai sót trong áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước
- Vai trò và sự tác động của pháp luật đối với ý thức pháp luật
Trang 9 Pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao trình độ ý thức pháp luật của các cá nhân, pháp luật là cơ sở cho ý thức pháp luật, pháp luật tác động đến ý thức cá nhân, định hướng hành vi của các cá nhân phù hợp với các quy định, các nguyên tắc pháp luật
Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền có vai trò quan trọng trong việc giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quyền, lợi ích của mọi cá nhân, công dân, ý thức bảo vệ sự công bằng, lẽ phải và ý thức trách nhiệm
về mỗi hành vi, quyết định mà các cá nhân đưa ra
Câu 17: Khái niệm, vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội, các nội dung cơ bản
trong Hiến pháp 2013
Khái niệm : Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một nhà nước, nó thể hiện ý chí
và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó
Vai trò của Hiến pháp trong đời sống xã hội
- Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất, thông qua Hiến pháp làm cơ sở nền tảng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật khác
VD: khoản 1 điều 31 hiến pháp 2013: "1 Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật." quy định trên đã được quy định cụ thể tại Điều 9
Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 “Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật.”
- Hiến pháp là cơ sở, nền tảng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển theo định hướng của Hiến pháp, đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ
VD: Chương II Hiến pháp 1980 quy định nền kinh tế lúc bấy giờ là là nền kinh tế quản lý tập trung quan liêu bao cấp Tại điều 16 Hiến pháp 1980 quy định nhiệm
vụ kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH (tức sau 1980): ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hộp công nghiệp với nông nghiệp thành cơ cấu công - nông nghiệp Tuy nhiên khi nền kinh
tế quản lý tập trung quan liệu bao cấp lỗi thời, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội thì Hiến pháp 1992 thay đổi quy định chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Điều 15 HP 1992), qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, quy định đa dạng các ngành nghề kinh tế trong Nghị định 75-CP về hệ thống ngành kinh tế quốc doanh
- Hiến pháp góp phần nền tảng tạo lập một thể chế chính trị dân chủ và một Nhà nước minh bạch, quản lý xã hội hiệu quả, bảo vệ tốt các quyền lợi của người dân Từ đó, tạo cơ sở phát triển bền vững cho một quốc gia Điều này quyết định
to lớn đến sự thịnh vượng của quốc gia ấy
- Hiến pháp góp phần tạo lập một nền dân chủ thực sự Người dân được tự do thực hiện quyền tham gia các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội
Trang 10- Hiến pháp ghi nhận đầy đủ các quyền con người, quyền công dân phù hợp với các chuẩn mực chung của cộng đồng quốc tế, cũng như các cơ chế cho phép mọi người dân có thể sử dụng để bảo vệ các quyền của mình khi bị vi phạm Hiến pháp là công cụ pháp lí đầu tiên và quan trọng để bảo vệ quyền con người, quyền công dân
- Hiến pháp sẽ tạo sự ổn định và phát triển của đất nước, qua đó giúp người dân thoát khỏi sự đói nghèo
Các nội dung cơ bản trong Hiến pháp 2013: Hiến pháp (sửa đổi) gồm 11 chương,
120 điều (giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm 1992) với bố cục hợp lý,
kỹ thuật trình bày bảo đảm đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài Sau đây là một số nội dung cơ bản của Hiến pháp (sửa đổi):
1) Lời nói đầu:
Lời nói đầu của Hiến pháp (sửa đổi) được xâv dựng trên cơ sở kế thừa Lời nói đầu của Hiến pháp hiện hành, nhưng có chắt lọc, lựa chọn ý tứ, từ ngữ để nêu bật được một cách ngắn gọn tinh thần, nội dung của Hiến pháp, đã phản ánh được lịch sử hào hùng của dân tộc và những mốc lịch sử quan trọng, những thành quả cách mạng đã đạt được và thể hiện ý chí, quyết tâm của nhân dân ta, thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
2) Về bản chất Nhà nước và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước
Điều 2 của Hiến pháp (sửa đổi) kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 thể hiện rõ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quvền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; khẳng định nền tảng vững chắc của chính quyền nhân dân là liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức; quy định rõ nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, nhấn mạnh cơ chế kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp tại khoản 3 Điều 2 Quy định “kiểm soát quyền lực” là một nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền, là một vấn đề mới trong tổ chức quyền lực của Nhà nước ta Nguyên tắc này đã được thể hiện trong các Chương V, VI, VII, VIII và IX của Hiến pháp Đây là cơ sở hiến định
để tiếp tục thế chế hóa trong các quy định của các luật có liên quan
3) Về vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (Điều 4)
Điều 4 của Hiến pháp (sửa đổi) là kế thừa quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta và
đã bổ sung quy định về bản chất của Đảng, đó là: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng” Chính do bản chất và