1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa tết trung thucủa việt nam và hàn

107 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Tết Trung Thu Của Việt Nam Và Hàn Quốc
Tác giả Trần Ngọc Lan Anh, Thị Huyền Châu, Võ Thanh Đua, Jeska Đăng, Lê Tấn Phát
Người hướng dẫn ThS. Châu Văn Ninh
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa học xã hội và nhân văn
Thể loại bài thi cuối kỳ
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 857,01 KB

Nội dung

Nếu khơng cósự giúp đỡ của quý vị, bài nghiên cứu này khó có thể đượchoàn thiện một cách tốt đẹp nhất, sự đóng góp của quý vị lànguồn động lực to lớn trong sự hoàn thành vẹn tròn bàinghi

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đếntất cả mọi người những ai đã dành thời gian và công sức đónggóp cho sự hoàn thiện của bài nghiên cứu này Nếu không có

sự giúp đỡ của quý vị, bài nghiên cứu này khó có thể đượchoàn thiện một cách tốt đẹp nhất, sự đóng góp của quý vị lànguồn động lực to lớn trong sự hoàn thành vẹn tròn bàinghiên cứu khoa học của nhóm nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn ThS.Châu Văn Ninh, giảng viênhọc phần Phương pháp nghiên cứu khoa học lớp L13 và L14khoa Hàn Quốc học, cũng là giảng viên hướng dẫn đề tài này.Những chia sẻ và lưu ý của Thạc sĩ đã giúp chúng em rấtnhiều trong quá trình hoàn thiện bài nghiên cứu này.Cảm ơnnhững câu chuyện thật, những con người thật đã giúp chúng

em tích lũy được nhiều kinh nghiệm để tránh mắc phải sailầm

Xin chân thành cảm ơn anh Trần Nguyễn Đăng Khoa,thành viên nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Trường2022-2023 đề tài “Thực trạng người học Việt Nam phát âmphụ âm bật hơi trong tiếng Hàn - Lỗi sai và phương án khắcphục” đã có những góp ý và chỉ dẫn cho chúng em Sự đónggóp của anh đã giúp để tài được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Thiện, thànhviên nhóm nghiên cứu khoa học đề tài “Kiến thức về một sốbiện pháp tránh thai của sinh viên Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn,Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 4

hiện nay” đã chỉ dẫn chúng em trong quá trình thực hiện đềtài này.

Xin chân thành cảm ơn quý bạn bè, quý anh chị cónhững đóng góp trong việc tìm kiếm tư liệu và tài liệu trongquá trình thực hiện đề tài Nhóm nghiên cứu trân quý sự đónggóp về thời gian và công sức của quý vị Nếu không có sự hỗtrợ đó, đề tài này chắc chắn sẽ không thể hoàn thành

Cuối cùng, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sótxuất phát từ hạn chế về thời gian, nguồn lực và kinh nghiệm.Nhóm nghiên cứu rất mong nhận được những góp ý từ quý vị,nhóm sẽ tích cực lắng nghe và hoàn thiện hơn Một lần nữa,xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Châu Văn Ninh, anh chị và cácbạn Mến chúc Thạc sĩ Châu Văn Ninh, anh chị và các bạn sứckhỏe, hạnh phúc, thành công!

TM NHÓM NGHIÊN CỨU

NHÓM TRƯỞNG

Võ Thanh Đua

Trang 5

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Dù có cơ sở vững chắc của mối quan hệ ngoại giao tốtđẹp nhưng những vấn đề truyền bá văn hóa giữa hai quốc giaViệt Nam và Hàn Quốc vẫn còn bị hạn định trong những chiềukích hạn hẹp và đôi khi còn có những sự nhầm lẫn xảy ratrong quá trình tiếp thu văn hóa của người hai nước Do đó, đềtài nghiên cứu “Văn hóa Tết Trung Thu ở Việt Nam và HànQuốc” được thực hiện nhằm tìm hiểu sâu sắc hơn về văn hóacủa hai nước, cụ thể ở đây là Tết Trung Thu

Đề tài áp dụng cách tiếp cận định tính, cách tiếp cận sosánh và đối chiếu, cách tiếp cận phát triển (đường đời), cáchtiếp cận dựa trên thuyết vùng văn hóa, cách tiếp cận dựa trênthuyết giao lưu – tiếp biến văn hóa cùng với ba trụ cột lýthuyết chính là học thuyết truyền bá văn hóa, học thuyếtphân tích cấu trúc văn hóa và lý thuyết văn hóa Nghiên cứunày chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tínhnhằm tập trung mang lại cho đề tài những dữ liệu định tính

Kết quả nguyên cứu cho thấy, nét văn hóa với những tục

lệ truyền thống trong ngày Tết Trung Thu nhìn chung vẫn cònđược người dân hai nước gìn giữ vì những ý nghĩa về văn hóa,

xã hội, tôn giáo, mà ngày Tết Trung Thu tải chở Kết quảnghiên cứu cũng cho thấy rằng, Tết Trung Thu (Chuseok) ởHàn Quốc với Tết Trung Thu ở Việt Nam có nhiều nét tươngđồng như nghi lễ thờ cúng tổ tiên, phong tục về các hoạt độngvui chơi,… và dị biệt như sự khác biệt về thức ăn trên bàncúng, về ý nghĩa văn hóa,… Chính vì thế, bài nghiên cứu đã

Trang 6

phân tích rõ những sự tương đồng và khác biệt trong văn hóa

về ngày Tết Trung Thu ở hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc

The research applies qualitative approach, comparativeand contrasting approach, development approach (life path),cultural zone theory approach, exchange theory approach -accompanying with the three main theoretical pillars arecultural diffusion theory, cultural structure analysis theory,and cultural theory This study mainly uses qualitativeresearch methods to focus on bringing out qualitative dataabout the topic

Research results show that, in general, the culture andtraditional customs of Mid-Autumn Festival are still preserved

by the people of the two countries because of its cultural,

Trang 7

social, and religious meanings which the Mid-Autumn Festivalcarries in itself Research results also show that, the Mid-Autumn Festival (Chuseok) in South Korea with the Mid-Autumn Festival in Vietnam has many similarities in terms ofancestor worship rituals, practices, etc; and many differences

in terms of food on the altar, cultural significance, etc.Therefore, the study has clearly analyzed the similarities anddifferences in culture about the Mid-Autumn Festival betweenVietnam and South Korea

Từ khóa: Tết Trung Thu của Việt Nam, Tết Trung Thu của Hàn

Quốc, Chuseok, So sánh văn hóa Tết Trung Thu của Việt Nam

và Hàn Quốc

Keywords: Vietnamese Mid-Autumn Festival, South Korean

Mid-Autumn Festival, Chuseok, Comparison of Vietnam and South Korea’s Mid-Autumn Festival

Trang 8

MỤC LỤC

L I C M N Ờ Ả Ơ 1

TÓM TẮẮT ĐỀỀ TÀI 3

M C L C Ụ Ụ 7

DANH M C HÌNH NH Ụ Ả 9

PHẦỀN 1: DẦẪN NH P Ậ 10

1 Lý do chọn đề tài 10

2 Mục đích nghiên cứu 12

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 13

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13

5 Phương pháp nghiên cứu 13

5.1 Phương pháp lịch sử 13

5.2 Phương pháp logic 14

5.3 Phương pháp lịch đại 15

5.4 Phương pháp nghiên cứu tư liệu, tài liệu 16

5.5 Phương pháp đồng đại 17

Trang 9

5.6 Phương pháp so sánh 18

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 19

6.1 Ý nghĩa khoa học 19

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 19

7 Câu hỏi nghiên cứu 20

8 Giả thuyết nghiên cứu 20

9 Đóng góp mới của đề tài 21

10 Bố cục của đề tài 21

PHẦỀN 2: N I DUNG Ộ 23

CH ƯƠ NG I: C S LÝ LU N C A ĐỀỀ TÀI Ơ Ở Ậ Ủ 23

1.1 T ng quan tình hình nghiên c u ổ ứ 23

1.1.1 Tình hình nghiên c u vêề văn hóa Têết Trung Thu c a Vi t Nam ứ ủ ệ 23

1.1.2 Tình hình nghiên c u vêề văn hóa Têết Trung Thu c a Hàn Quốếc ứ ủ 26

1.1.3 Tình hình nghiên c u so sánh vêề văn hóa Têết Trung Thu gi a Vi t Nam và Hàn Quốếc ứ ữ ệ 28

1.2 Các cách tiêếp c n đêề tài ậ 29

1.2.1 Cách tiêếp c n phát tri n (đ ậ ể ườ ng đ i) ờ 29

1.2.2 Cách tiêếp c n d a trên thuyêết vùng văn hóa ậ ự 29

1.2.3 Cách tiêếp c n d a trên thuyêết giao l u – tiêếp biêến văn hóa ậ ự ư 30

1.2.4 Cách tiêếp c n đ nh tính ậ ị 31

1.2.5 Cách tiêếp c n so sánh và đốếi chiêếu ậ 31

1.3 Các lý thuyêết đã đ ượ c áp d ng ụ 32

1.3.1 Kroeber và h c thuyêết truyêền bá văn hóa ọ 32

1.3.2 H c thuyêết phân tích câếu trúc văn hóa ọ 33

1.3.3 Lý thuyêết t ươ ng đốếi văn hóa c a Edward T.Hall ủ 34

1.4 Mô hình khung phân tích 34

1.5 Các khái ni m c b n ệ ơ ả 35

1.5.1 Văn hóa 35

1.5.3 Trung thu 39

1.5.4 Chuseok 40

1.5.5 Phong t c t p quán ụ ậ 40

TI U KỀẮT CH Ể ƯƠ NG 1 43

CH ƯƠ NG 2: TỀẮT TRUNG THU C A VI T NAM Ủ Ệ 43

2.1 Nguôền gôếc và các giai đo n l ch s c a Têết Trung Thu Vi t Nam ạ ị ử ủ ở ệ 44

Trang 10

2.1.1 Têết Trung Thu trong các giai đo n l ch s Vi t Nam ạ ị ử ệ 44

2.1.2 M t sốế câu chuy n huyêền ho c vêề ngày Têết Trung Thu Vi t Nam ộ ệ ặ ở ệ 48

2.2 Ý nghĩa c a Têết Trung Thu Vi t Nam ủ ở ệ 50

2.3 Phong t c ngày Têết Trung Thu Vi t Nam ụ ở ệ 53

2.3.1 Th cúng t tiên ờ ổ 53

2.3.2 T c hát trốếng quân ụ 54

2.3.4 m th c Ẩ ự 55

2.3.5 Phong t c vêề trò ch i truyêền thốếng và các ho t đ ng gi i trí khác: ụ ơ ạ ộ ả 57

TIỀẮU KỀẮT CH ƯƠ NG 2: 61

CH ƯƠ NG 3: TỀẮT TRUNG THU HÀN QUỐẮC Ở 63

3.1 Nguôền gôếc và các giai đo n l ch s c a Têết Trung Thu (Chuseok) Hàn Quôếc ạ ị ử ủ ở 63

3.1.1 Lêễ Chuseok trong các giai đo n l ch s ạ ị ử 63

3.1.2 Lêễ Chuseok trong các câu chuy n huyêền ho c ệ ặ 64

3.2 Ý nghĩa c a lêễ Chuseok Hàn Quôếc ủ ở 66

3.3 Các phong t c truyêền thôếng trong ngày lêễ ụ 67

3.3.1 차례 (Lêễ cúng gia tiên) 67

3.3.2 벌초 (T o m ) và ả ộ 성묘 (Bách th o) ả 69

3.3.3 올게심니 (T c treo ngũ cốếc khố tr ụ ướ ử 70 c c a) 3.3.4 m th c Ẩ ự 70

3.3.5 Phong t c vêề trò ch i truyêền thốếng và các ho t đ ng gi i trí khác ụ ơ ạ ộ ả 73

TI U KỀẮT CH Ể ƯƠ NG 3 76

CH ƯƠ NG 4: SO SÁNH VẮN HÓA TỀẮT TRUNG THU 78

VI T NAM VÀ HÀN QUỐẮC Ở Ệ 78

4.1 So sánh vêề nguôền gôếc và các giai đo n l ch s c a Têết Trung Thu Vi t Nam và Hàn Quôếc ạ ị ử ủ ở ệ 78

4.2 So sánh vêề ý nghĩa c a Têết Trung Thu Vi t Nam và Hàn Quôếc ủ ở ệ 79

4.3 So sánh vêề phong t c ngày Têết Trung Thu gi a Vi t Nam và Hàn Quôếc ụ ữ ệ 82

4.3.1 Th cúng gia tiên ờ 82

4.3.2 m th c Ẩ ự 84

4.3.3 Phong t c vêề trò ch i truyêền thốếng và các ho t đ ng gi i trí khác ụ ơ ạ ộ ả 86

TI U KỀẮT CH Ể ƯƠ NG 4 88

PHẦỀN 3: KỀẮT LU N Ậ 89

DANH M C TÀI LI U THAM KH O Ụ Ệ Ả 92

Trang 11

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mô hình khung phân tích 31Hình 2 Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ 41Hình 3 Hoa văn trên mặt trống đồng Ngọc Lũ 41

PHẦN 1: DẪN NHẬP

1 Lý do chọn đề tài

Sau hơn 30 năm chính thức ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoạigiao, Việt Nam và Hàn Quốc đã gặt hái được những thành quả ngoại giao toàndiện trên nhiều lĩnh vực và đang từng bước tiến tới mối quan hệ ngoại giao

“đối tác chiến lược toàn diện” Những hoạt động giao lưu và hợp tác đượcthúc đẩy và phát triển không ngừng trên khắp các lĩnh vực như kinh tế, xã hội,nghệ thuật và văn hóa Trên cơ sở vững chắc của mối quan hệ ngoại giao tốtđẹp ấy, sự thiết yếu trong việc đẩy mạnh các kết nối, tiếp xúc, va chạm vàgiao thoa văn hóa của hai nước cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển.Ngôn ngữ và văn hóa là một cặp phạm trù đan gài thống nhất với nhau vàkhông thể tách rời Tìm hiểu và am tường về văn hóa là một trách nhiệm songhành bất khả tách rời trong tiến trình thụ đắc ngôn ngữ Vì thế, số lượng

Trang 12

người học tiếng Hàn ở Việt Nam và người học tiếng Việt ở Hàn Quốc ngàycàng tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu tìm hiểu văn hóa lẫn nhau giữa hainước cũng ngày càng lớn và sự thiết yếu trong việc đẩy mạnh liên kết văn hóa

là một sự thật khả kiến Theo thống kê của Đại sứ quán Hàn Quốc tại ViệtNam, vào năm 2020, có khoảng 220.000 người học tiếng Hàn tại Việt Nam.Theo thông tin từ Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc, vào năm 2019,

có khoảng 4.000 người đăng ký học tiếng Việt tại các trung tâm và tổ chứctương tự giảng dạy tiếng Việt ở Hàn Quốc Tuy nhiên, con số này đã có những

sự thay đổi lớn do sự phát triển của quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Tuy nhiên, sự hiểu biết văn hóa của hai nước vẫn còn hạn định trongnhững chiều kích hạn hẹp Điển phạm là khi nói về văn hóa Hàn Quốc, đa sốngười Việt đều chỉ có những kiến thức về nền công nghiệp âm nhạc (Kpop)như một tác động của làn sóng Hallyu, hay là về khía cạnh ẩm thực thì chỉ cóthể nói về kim chi, cơm cuộn, Ngược lại, những giá trị văn hóa truyền thốngcủa Việt Nam như áo dài và phở cũng là những khía cạnh duy nhất được nhắcđến trong các đề tài thảo luận của người Hàn về văn hóa Việt Nam Không chỉdừng lại ở sự hạn hẹp trong những nhận biết về văn hóa mà sự hiểu biết cònđôi khi bị sai lầm, nhầm lẫn Việt Nam và Hàn Quốc - hai quốc gia có vùnglãnh thổ nằm tiếp giáp với Trung Quốc, nằm trong “Hán tự văn hóa quyển” vàđều mang trong nội hàm văn hóa, lịch sử những ảnh hưởng không nhỏ từ Nhogiáo Do đó, các đặc điểm văn hóa của cả hai nước có những nét tương đồngnhưng không đồng nhất hoàn toàn Ở hai nền văn hóa này tồn tại rất nhiềudạng thức văn hóa giống nhau đôi nét trên bề mặt nhưng lại có những sự khácbiệt sâu xa ở những tầng sâu Tuy nhiên, những sai lầm về văn hóa khi đồngnhất những nét tương đồng trong văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc vẫn cònhiện hữu rất rõ nét, kể cả trong cộng đồng người học ngôn ngữ Hàn và Việt

Trang 13

Một trong những điển phạm cho sự tương đồng trong văn hóa của haiquốc gia là các ngày lễ truyền thống, và bài nghiên cứu này muốn nói đến cụthể là Tết Trung Thu Tết Trung Thu là ngày lễ truyền thống diễn ra vào ngàyRằm tháng 8 theo âm lịch (loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Mặt Trăng sovới Trái Đất), và là ngày lễ lớn nhất trong mùa thu (dựa trên cơ sở phân địnhphong tục theo mùa ở Hàn Quốc) Tết Trung Thu được xem là một ngày lễ rấtquan trọng, là ngày lễ lớn thứ hai trong năm đối với người Hàn Quốc Diễn ravào mùa thu, thời điểm sau khi thu hoạch vụ mùa, nên thuở trước, đây là dịp

để nông phu cúng lễ với tổ tiên nhằm tạ ơn vì một vụ mùa ấm no và cầu mongcho những vụ mùa sau bội thu Tết Trung Thu còn được xem như là Tết đoànviên khi đây cũng là một dịp sum vầy gia đình (như Tết nguyên đán), do đó,những ai sống xa gia đình đều có mong muốn trở về bên gia đình Có khánhiều nghiên cứu phân tích về Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc, tuynhiên những nghiên cứu này đều là những nghiên cứu riêng biệt, tập trungvào một quốc gia Các nghiên cứu so sánh, phân tích, đối chiếu sự giống vàkhác nhau giữa Tết Trung Thu ở hai nước vẫn còn rất ít Vì là một ngày lễtruyền thống có nguồn gốc từ Trung Hoa, nên những nét tương đồng cơ bảncủa Tết Trung Thu vẫn hiện hữu ở cả hai quốc gia nhưng bên cạnh đó, vẫn tồntại những sự khác biệt rõ nét về việc mừng Tết Trung Thu ở Việt Nam và HànQuốc do sự biến chuyển qua các thời kỳ lịch sự Để phân tích, nghiên cứu vềTết Trung Thu thì có rất nhiều khía cạnh cần được lưu tâm, song bài nghiêncứu chỉ tập trung vào phân tích và nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử, ý nghĩa,phong tục trong ngày Tết Trung Thu, qua đó đối chiếu và đưa ra những néttương đồng và những sự khác biệt giữa hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốctrong văn hóa về ngày lễ này

Thông qua đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng rằng sẽ dự phầnnâng cao hiểu biết về văn hóa truyền thống của hai nước đối với những người

Trang 14

có mong muốn tìm hiểu về đất nước Việt Nam và Hàn Quốc, và đây sẽ tạonên một cơ sở vững chắc cho họ có thế tìm hiểu sâu sắc hơn về những nét đặctrưng trong văn hóa của hai quốc gia

Nghiên cứu cung cấp những kết luận về nét giống nhau và sự khácnhau giữa hai đất nước trong phạm vi được nghiên cứu của ngày Tết TrungThu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Thu thập và thống kê thông tin về nguồn gốc và lịch sử, ý nghĩa, phongtục của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc từ những nguồn tư liệu

đã được công bố, nguồn tài liệu đã được tìm thấy và phân tích trước đó và sửdụng những tài liệu tham khảo được công khai từ sách, báo, tạp chí có uy tín

Thực hiện phân tích, đối chiếu và so sánh để tìm ra được những néttương đồng và bất tương đồng về ngày Tết Trung Thu giữa hai quốc gia

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Bài nghiên cứu khoa học “Văn hóa ngày Tết Trung Thu của Việt Nam

và Hàn Quốc” của chúng tôi nghiên cứu với phạm vi đối tượng, không gian,thời gian và nội dung như sau:

Đối tượng nghiên cứu: Tết Trung Thu Hàn Quốc và Việt Nam.

Phạm vi không gian nghiên cứu: trên toàn đất nước Việt Nam và Hàn

Quốc, và những nơi có kiều bào Việt Nam và Hàn Quốc sinh sống nhưng vẫnbảo tồn được những giá trị văn hóa nguyên bản của Việt Nam và Hàn Quốc

Trang 15

Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ giai đoạn nguồn gốc khởi nguyên

của Tết Trung Thu, trải qua những biến đổi nổi bật trong nhiều giai đoạn lịch

sự cho đến hiện nay Nghiên cứu tập trung phần lớn nghiên cứu ở giai đoạnhiện nay

Phạm vi nội dung nghiên cứu: nguồn gốc và lịch sử, ý nghĩa, phong

tục

5 Phương pháp nghiên cứu

Để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu chủ yếu sửdụng các phương pháp nghiên cứu sau:

về ngày Tết Trung Thu ở cả hai quốc gia

5.1.2 Nội dung

Phương pháp lịch sử xem xét kỹ lưỡng các điều kiện xuất hiện và hìnhthành nên văn hóa ngày Tết Trung Thu, làm rõ quá trình ra đời và phát triểncủa ngày lễ này Đồng thời đặt quá trình phát triển của ngày Tết Trung Thutrong mối quan hệ lịch sự có nhiều sự kiện đồng đại tác động qua lại, thúc đẩyhoặc hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình vận động

5.1.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

Trang 16

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó.

iii) Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngày Tết Trung Thu theođúng trình tự phát triển lịch sử vốn có của nó

5.2 Phương pháp logic

5.2.1 Mục đích

Chúng tôi sử dụng phương pháp logic nhằm xem xét Tết Trung Thu dướidạng tổng quát, từ đó vạch ra khuynh hướng biến chuyển tất yếu của ngày lễnày khi trải qua các giai đoạn lịch sử nhất định, loại bỏ các chi tiết thiết yếu,không cơ bản Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần nghiên cứu

về nguồn gốc và văn hóa của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc

5.2.2 Nội dung

Phương pháp logic không được sử dụng để đi vào toàn bộ diễn biến màchỉ nắm lấy cái cốt lõi của sự phát triển, nghĩa là nắm lấy quy luật lịch sử Cónghĩa là việc sử phương pháp logic cũng sẽ phản ánh quá trình lịch sử củangày Tết Trung Thu nhưng phản ánh dưới hình thức trừu tượng và khái quátbằng lý luận

5.2.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó

iii) Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ngày Tết Trung Thu theođúng bản chất và quy luật phát triển của nó

5.3 Phương pháp lịch đại

5.3.1 Mục đích

Trang 17

Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm mục đích nghiên cứu sựphát triển và thay đổi của Tết Trung Thu theo tiến trình lịch sự, vạch ra nhữngảnh hưởng của từng giai đoạn lịch sử đã dẫn đến sự thay đổi các yếu tố vănhóa của ngày lễ này và tạo ra một ngày Tết Trung Thu hiện đại với nhữngphong tục và hoạt động được diễn ra như ngày nay Phương pháp này đượcvận dụng phần lớn trong nghiên cứu về văn hóa và lịch sử của ngày Tết TrungThu ở Việt Nam và Hàn Quốc.

5.3.2 Nội dung

Phương pháp này cho phép nghiên cứu về ngày Tết Trung Thu lần theocác giai đoạn phát triển trước kia của nó Dựa vào quan niệm của chủ nghĩaMác-Lênin về sự thống nhất giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, dựa vào quanniệm biện chứng cho rằng trong một quá trình phát triển mỗi giai đoạn tiếpsau đều mang những đặc điểm và những yếu tố kế thừa của giai đoạn trước

5.3.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó

iii) Đánh giá sự thay đổi và giữ gìn các nghi thức, các hoạt động và ẩm thực,

ý nghĩa trong quan niệm của người dân từ quá khứ cho đến hiện tại theo cáckết quả và hậu quả của những sự kiện trong lịch sử

5.4 Phương pháp nghiên cứu tư liệu, tài liệu

5.4.1 Mục đích

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong việc thu thập thông tin

về nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục, ẩm thực và trò chơi của ngày Tết TrungThu ở Việt Nam và Hàn Quốc.từ những nguồn tư liệu đã được công bố, nguồntài liệu đã được tìm thấy và phân tích trước đó và sử dụng những tài liệu tham

Trang 18

khảo được công khai từ sách, báo, tạp chí có uy tín Đa phần phương phápnày được sử dụng trong nghiên cứu về văn hóa và lịch sử của Tết Trung Thu ở

cả hai quốc gia

5.4.2 Nội dung

Tư liệu được thu thập từ những công trình nghiên cứu đã được công bố trước

đó, bao gồm loại dữ liệu sách, bài báo nghiên cứu, tạp chí chuyên ngành,luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ, nguồn thu thập chủ yếu từ Thư viện Trungtâm - Đại học Quốc gia TPHCM; Thư viện Trường ĐH KHXH&NV – ĐHQGTPHCM Các tài liệu tham khảo đều được trích dẫn trong đề tài và liệt kêtrong danh mục tài liệu tham khảo Nội dung thu thập chủ yếu là các cơ sở lýluận của đề tài, các dữ liệu định tính nổi bật về nguồn gốc, ý nghĩa, phong tục,

ẩm thực và các hoạt động vui chơi diễn ra trong ngày lễ Đồng thời thu thậpmột số kết quả nghiên cứu đi trước phục vụ cho quá trình đối chiếu, so sánhvới kết quả nghiên cứu của đề tài này

5.4.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó

iii) Căn cứ vào các dữ liệu thu thập được từ kết quả của các nghiên cứu đãđược công bố trước đó, nhóm nghiên cứu truy tìm ngược lại các tài liệu thamkhảo có liên quan để giải thích và lập luận cho bài nghiên cứu của mình

5.5 Phương pháp đồng đại

5.5.1 Mục đích

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để đối chiếu và so sánh Tết TrungThu ở hai vùng không gian khác nhau - Việt Nam và Hàn Quốc, trong cùngmột giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt là ở giai đoạn hiện đại ngày nay

Trang 19

Chúng tôi chủ yếu vận dụng phương pháp này trong giai đoạn so sánh và vạch

ra những điểm giống và khác nhau của Tết Trung Thu ở hai đất nước ViệtNam và Hàn Quốc

5.5.2 Nội dung

Phương pháp này mở ra khả năng suy xét về ngày Tết Trung Thu rộnghơn thông qua việc xác định các tính chất của ngày Tết Trung Thu trong cùngmột giai đoạn lịch sử ở trên hai vùng không gian lãnh thổ Việt Nam và HànQuốc Phương pháp này cung cấp cái nhìn bao quát và toàn vẹn, thông qua đó

so sánh được các tính chất và đặc điểm khác nhau

5.5.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó

iii) Vạch ra các đặc điểm và tính chất của ngày Tết Trung Thu dựa trên phạm

vi nội dung nội dung nghiên cứu trong cùng một giai đoạn lịch sử và so sánh

sự khác biệt giữa hai quốc gia

5.6 Phương pháp so sánh

5.6.1 Mục đích

Phương pháp này được sử dụng để so sánh những nét tương đồng và bấttương đồng của Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc xét trên các bìnhdiện thuộc phạm vi nội dung nghiên cứu Phương pháp so sánh được chủ yếu

sử dụng trong việc so sánh và vạch ra những điểm giống và khác nhau của TếtTrung Thu ở hai đất nước Việt Nam và Hàn Quốc

5.6.2 Nội dung

Phương pháp so sánh được sử dụng để hiểu và phân tích sự khác nhau

và tương đồng giữa các khía cạnh có liên quan đến văn hóa Tết Trung Thu

Trang 20

giữa hai quốc gia Hàn Quốc và Việt Nam Phương pháp so sánh được áp dụngkhi tìm kiếm các dữ liệu về điểm giống và khác nhau, giải thích tính liên tục

và thay đổi

5.6.3 Cách thức tiến hành

i) Nhóm nghiên cứu thảo luận và chọn ra một số vùng chủ đề cơ bản, một số

từ khóa mấu chốt liên quan đến đề tài

ii) Tập trung tìm kiếm các nguồn tài liệu nghiên cứu khoa học, các bài báokhoa học đã nghiên cứu về đề tài trước đó

iii) Đánh giá các yếu tố văn hóa của Tết Trung Thu ở hai quốc gia dựa trêncác tiêu chí định tính như nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục

iv) Tiến hành phân tích dữ liệu và so sánh các kết quả thu được về những néttương đồng và bất tương đồng hai quốc gia Để có cái nhìn tổng thể và phântích cụ thể, nhóm nghiên cứu đã sử dụng các công cụ và phương pháp phântích như phân tích nội dung và phân tích định tính

v) Dựa trên kết quả phân tích và so sánh, đưa ra những kết luận về sự khácbiệt và tương đồng giữa Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc Nêu rõnhững yếu tố nổi bật và ý nghĩa của mỗi quốc gia trong việc tổ chức và thựchiện Tết Trung Thu

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Đã có khá nhiều nghiên cứu cá biệt về Tết Trung Thu Việt Nam và TếtTrung Thu (Chuseok) Hàn Quốc nhưng vẫn chưa được các học giả nghiêncứu ở những tầng sâu hơn, bên cạnh đó những nghiên cứu so sánh giữa ngày

lễ này ở hai quốc gia vẫn còn khá ít và chưa được lưu tâm đến quá nhiều.Chính vì thế bài nghiên cứu này của chúng tôi sẽ là một sự tiên phong vàdựng nên một nền tảng trong việc khai thác và nghiên cứu chuyên sâu hơn vềngày Tết Trung Thu Kết quả nghiên cứu của bài nghiên cứu còn dự phần bổ

Trang 21

sung thêm kiến thức trong lĩnh vực giáo dục về văn hóa Việt Nam - Hàn Quốcđồng thời củng cố thêm cho kết quả của các nghiên cứu đi trước về lĩnh vựcnày.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, kết quả của bài nghiên cứu này giúp ích cho những ai làngười Việt Nam đang có mong muốn sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, vàngược lại, trong việc mừng Tết Trung Thu theo đúng phong tục và tập quán,

để tránh xảy ra hiện tượng sốc văn hóa hay dính vào những tình huống bốirối, khó xử và xấu hổ khi vô tình có những cách xử sự không phù hợp trongngày lễ này

Thứ hai, bài nghiên cứu này đưa ra những hướng tiếp cận mới hơn vềvăn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc

Cuối cùng, kết quả của bài nghiên cứu còn là một nguồn tài liệu thiếtyếu cho những ai có quan tâm đến văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc trongnhững mảng dịch thuật, giảng dạy, nghiên cứu, vì trong bài nghiên cứu có

đề cập một cách vắn tắt và dễ hiểu những thuật ngữ mang đậm tính bản sắcvăn hóa dân tộc của mỗi quốc gia và sẽ khó có thể được biên phiên dịch qualại giữa hai ngôn ngữ Qua đó, giúp cho độc giả có những nhận định chínhxác về những thuật ngữ này và không gặp khó khăn trong quá trình nghiêncứu văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc hay trong việc hiểu các thuật ngữ này khiđọc các bài báo và tạp chí về văn hóa của hai đất nước

7 Câu hỏi nghiên cứu

Hàn Quốc là gì?

Nam và Hàn Quốc là gì?

Trang 22

 Các phong tục trong Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc là gì và

có sự khác nhau như thế nào?

Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc như thế nào?

8 Giả thuyết nghiên cứu

tính độc lập và điều này có thể chỉ ra rằng hai quốc gia này có cáctruyền thống và văn hóa riêng biệt liên quan đến việc kỷ niệm mặttrăng tròn trong tháng 8 âm lịch

với người dân Việt Nam và Hàn Quốc

đã trải qua sự thay đổi trong cách tổ chức và tham gia

gia do yếu tố ảnh hưởng của vùng văn hóa và do sự tiếp biến - giao lưuvăn hóa

trong ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc

9 Đóng góp mới của đề tài

Đề tài hướng đến nghiên cứu những yếu tố mới về văn hóa của Tết Trung Thunhư là nguồn gốc lịch sử, các sự tích cổ tích mới, những sự thay đổi trongphong tục trong tiến trình phát triển Tuy những yếu tố này không phải làhoàn toàn mới lạ, cũng có những nghiên cứu trước đây đã từng đề cập đến cácyếu tố này nhưng chưa thật sự nhiều và sâu sắc Mặc dù, phần đề cập và phântích các yếu tố mới này vẫn còn nhiều bất cập do sự khan hiếm trong cácnghiên cứu khai phá và những ghi chép lịch sự trong các sử sách, nhưngnghiên cứu này vẫn đã dự phần bổ sung các tự liệu khoa học cho các nghiên

Trang 23

cứu sau có cùng chủ đề Theo nguồn tư liệu và tài liệu mà nhóm nghiên cứu

đã tiến hành nghiên cứu và phân tích thì các yếu tố chân lý lịch sử vẫn còn bịphai mờ khi nói đề văn hóa Tết Trung Thu Mặc dù các đề tài khác ý đề cậpđến nhưng trên quan điểm của nhóm nghiên cứu thì đây là một yếu tố rất quantrọng, cần thiết được nêu đến và các nghiên cứu sau về cùng đề tài này nênchú ý đến nhiều hơn

10 Bố cục của đề tài

Ngoài những nội dung mở đầu và phần phụ lục được đính kèm, bài nghiêncứu gồm 03 phần với các nội dung như sau:

Phần Dẫn nhập: giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích và nhiệm vụ

của nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, những câu hỏi và giả thuyếtnghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn,tính mới của đề tài

Phần Nội dung: bài nghiên cứu được chia thành 04 chương với các nội

dung chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu về Tết Trung Thu ở Việt Nam

- Hàn Quốc, các cách tiếp cận đề tài, các lý thuyết được sử dụng, khung phântích và giải thích các khái niệm cơ bản được đề cập trong nghiên cứu

Chương 2: Tết Trung Thu ở Việt Nam

Ở chương này, bài nghiên cứu trình bày kết quả đã khai thác sâu về vănhóa ngày Tết Trung Thu của Việt Nam trên các phương diện nguồn gốc vàlịch sử, ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu đối với người Việt và các phong tục

về thờ cúng, ẩm thực và phong tục về hoạt động giải trí được diễn ra trongngày Tết Trung Thu

Chương 3: Tết Trung Thu ở Hàn Quốc

Trang 24

Các kết quả đã được nghiên cứu sâu trên các bình diện nguồn gốc vàlịch sử, ý nghĩa và các phong tục của ngày Chuseok (Tết Trung Thu) ở HànQuốc được trình bày chi tiết ở chương này.

Chương 4: So sánh văn hóa Tết Trung Thu ở Việt Nam và Hàn Quốc

Từ những kết quả phân tích ở chương 2 và 3, chương 4 trình bày nhữngkết luận về nét tương đồng và khác biệt trong văn hóa Tết Trung Thu giữa haiquốc gia trên các phương diện được nghiên cứu

Phần Kết luận: tóm tắt kết quả nghiên cứu của đề tài, đồng thời đề

xuất một số suy nghĩ, trăn trở mang tính khuyến nghị của nhóm nghiêncứu

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung tìm hiểu, phân tích và so sánh

về văn hóa Tết Trung Thu giữa Việt Nam và Hàn Quốc Tuynhiên, trong khi những nghiên cứu cá biệt về Tết Trung Thucủa Việt Nam và của Hàn Quốc (Chuseok) đã có đa đang

Trang 25

những tư liệu và công trình nghiên cứu được công bố thìnhững nghiên cứu so sánh những đặc trưng văn hóa Tết TrungThu giữa hai quốc gia vẫn chưa nhiều tư liệu và nghiên cứu.

1.1.1 Tình hình nghiên cứu về văn hóa Tết Trung Thu của Việt Nam

Xét về Tết Trung Thu Việt Nam, chúng ta có tìm thấy các

tư liệu và công trình nghiên cứu như:

Trong phần IX cuốn “Nếp Cũ: Tìm hiểu phong tục ViệtNam qua Lễ - Tết - Hội hè”, Toan Ánh đã giới thiệu tổng quát

về Tết Trung Thu thông qua hai bình diện chủ yếu là nguồngốc và những tục lệ Về nguồn gốc, Toan Ánh đã tổng hợp lạinhững sự tích và quan niệm về sự hình thành của ngày TếtTrung Thu như các câu chuyện huyền hoặc như nhà vua lêncung trăng, Tết Trung Thu sự tích Chú Cuội và Hằng Nga, theo quan niệm của người Đông Phương Đồng thời, Toan Ánhcòn giới thiệu tổng quát về những nhân vật hão huyền cũngnhư các đặc điểm thiên văn có liên quan đến những truyềnthuyết về Tết Trung Thu: Hằng Nga, chú Cuội, Thỏ Ngọc,trăng, con thiềm thừ, cây đan quế, Ngoài ra, những tục lệtrong ngày Tết Trung Thu như thi cỗ, thi đèn, hát trốngquân, cũng được đề cập đến Nhìn chung, vì Tết Trung Thuchỉ là một phần nhỏ được đề cập đến trong sách nên chưađược phân tích một cách sâu sắc, Những dữ liệu hoàn toànchủ yếu được khai thác trên yếu tố huyền hoặc Đây chỉ như

là tổng hợp những dữ liệu sơ cấp về ngày Tết Trung Thu Tuynhiên, đây cũng là đặt ra một chiều kích mới trong việcnghiên cứu sâu sắc hơn về đề tài này

Trang 26

Tác giả Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục”, ở mục

6 chương XII “Tứ thời tiết lập” đã bàn phổ quát về ngày TếtTrung Thu của người Việt trên các bình diện những hoạt độngdiễn ra trong ngày lễ này Người dân vào ban ngày thì cúng lễgia tiên, tối đến thì ăn cỗ - thường là bánh mặt trăng hoặcbánh trái cây với đầy đủ các màu sắc Trẻ nhỏ thì được muacho các thể loại đồ chơi bằng giấy, tối đến thì díu dắt từngđàn, từng lũ cùng nhau đi chơi Trong sách, tác giả còn đề ranhững lý giải về những phong tục tập quán của người Việttrong ngày Tết Trung Thu Đây là một nền tảng ban đầu trongtiến trình tìm hiểu về Tết Trung Thu của người Việt ở nhữngtầng sâu hơn Những Tết Trung Thu chỉ là một trong nhữngngày lễ được nhắc trong chương XII của sách nên những dữliệu vẫn chỉ những thông tin cơ bản mang tính giới thiệu làchủ yếu

Tác giả Hữu Ngọc - Lady Borton trong “Văn hóa Việt Nam

- Tết Trung Thu” tập trung đào sâu vào các khía cạnh văn học

và nghệ thuật của ngày Tết Trung Thu, đặc biệt là trong việcphân tích các sự tích và những hình tượng mang tính văn học

có liên quan đến ngày lễ như trăng, Thỏ ngọc, Hằng Nga, chúCuội, Sách tập trung phân tích về Tết Trung Thu theo mộttrình tự lịch sử và nằm trong một chỉnh thể có logic khi giảithích và miêu tả về ngày lễ này từ những sự tích thời cổ xưa,cho đến thời cận đại và cả những hoạt động có liên quan đếnngày lễ này ở hiện tại Phần đầu, tác giả còn giới thiệu tổngquan về ngày lễ này ở cả Trung Quốc và nêu lên những khác

Trang 27

biệt cơ bản nhất về nguồn gốc của ngày lễ này theo quanniệm của người Trung Hoa và người Việt Ngoài ra, cuốn sáchcòn cung cấp đa dạng các chiều kích về Tết Trung Thu thôngqua nhãn quan của một số người nổi tiếng Ở phần cuối củasách, tác giả cũng đề cập đến tổng quan đến ẩm thực trongngày Tết Trung Thu của ngày việc và ý nghĩa của một loạithức ăn rất phổ biến trong ngày lễ này đối với người Việt Tuynhiên, những yếu tố văn hóa khác như ý nghĩa, phong tục, cácnghi lễ, nghi thức, vẫn chưa được tác giả đề cập và phântích một cách trọn vẹn và đầy đủ trong sách

Tương tự như “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính,trong “Nghi lễ thờ cúng truyền thống của người Việt” của tácgiả Hồ Đức Thọ, trong mục “Lễ tiết trong năm”, ông cũng đãgiới thiệu khái quát về ngày Tết Trung Thu Việt Nam thôngqua hai bình diện chính đó là nghi lễ thờ cúng gia tiên và sựtích có liên quan đến ngày lễ Trung Thu Xét trên bình diệnnghi lễ thờ cúng, tác giả đã cho biết một cách sơ khai về cácnghi thức phải được thực hiện Cỗ cúng thường là những loạihoa quả, bánh mứt được bày biện trên bàn thờ gia tiên vàochập tối Gia chủ sẽ thắp đèn hương và đọc một bài văn khấntương tự như vào đêm Ba mươi Tết Nguyên đán Còn trên bìnhdiện sự tích, tác giả cũng phân tích các câu truyện cổ tích vàhình tượng quen thuộc như thỏ ngọc, Hằng Nga, Chú cuội, Nhìn chung, do Tết Trung Thu chỉ là một khía cạnh nhỏ trongnhững ngày nội dung mà tác giả viết trong sách nên nhữngthông tin vẫn là những thông tin khái quát nhất và tác giả

Trang 28

chưa thể đi sâu hơn về các phương diện khác của ngày lễ nàynhư ý nghĩa, ẩm thực, hoạt động vui chơi giải trí,

Nguyễn Hải Yến đã sưu tầm và biên soạn nên “Văn hoá

lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam” có nêu

ra nguồn gốc của Tết Trung Thu qua câu chuyện giấc mơ củavua Đường Minh Hoàng đi đến cung trăng và dạo chơi nơicung Quảng Hàm, và xem các tiên nữ múa hát, trở về trần thếnhà vua thấy luyến tiếc nơi cung trăng mơ mộng Các hoạtđộng văn hóa như múa lân, múa rồng, ca múa nhạc, kịch nói,hát văn, nhạc cụ truyền thống, làm đèn lồng trang trí, đốtpháo bông, chơi các trò chơi dân gian, cũng được khái quáttrong quyển sách này Tuy nhiên, do đây chỉ là một tác phẩmsưu tầm nên các dữ liệu được tác giả cung cấp vẫn chỉ lànhững thông tin rất đơn giản và chưa được phân tích hay hệthống hóa một cách hoàn chỉnh

1.1.2 Tình hình nghiên cứu về văn hóa Tết Trung Thu của Hàn Quốc

Liên quan đến đặc trưng văn hóa Tết Trung Thu HànQuốc, cũng có nhiều nguồn tư liệu và công trình nghiên cứuđược công bố như:

Các tác giả Cho Yong-hee, Han Yumi, Hye-young trongcuốn sách “100 từ khoá Văn hoá Hàn Quốc” đã giới thiệu phổquát về ngày Chuseok (Tết Trung Thu Hàn Quốc) là ngày sumvầy gia đình và cùng nhau bày tỏ lòng biết ơn đến với tổ tiênsau một vụ mùa Các nghi thức trong ngày lễ như chuẩn bịmâm cỗ, gia đình đến thăm mộ tổ tiên,… cũng như các trò

Trang 29

chơi trong ngày Trung Thu: kangkangsullae, sonori (trò chơibò), kobuk nori (trò chơi rùa), yutnori,… và những món ăn nàotrong ngày lễ cũng được đề cập đến Tuy nhiên, vì đây chỉ làmột quyển sách từ khóa và mục đích chính là giúp cho ngườiđọc học tiếng Hàn thông qua khía cạnh văn hóa lễ tết nênviệc miêu tả về ngày Tết Trung Thu trong sách khá là đơn giản

và không mang tính chuyên sâu nghiên cứu Các yếu tố khác

có liên quan đến ngày lễ này như lịch sử và nguồn gốc củaChuseok (Tết Trung Thu) ở Hàn vẫn chưa được đề cập đến

Nguyễn Thị Minh Phương nghiên cứu về “Tìm hiểu một

số phong tục dân gian Hàn Quốc trong bối cảnh hiện nay”cũng cung cấp những thông tin quan trọng về ngày lễ TrungThu ở Hàn Quốc Cụ thể đây là một trong hai ngày lễ lớn củanước, thời điểm kết thúc một năm nông vụ nên thực phẩm rấtnhiều và thời tiết thì đẹp và mát mẻ Người Hàn sẽ dùngnhững thực phẩm mà mình đã thu hoạch được để chế biếnmón ăn - tiêu biểu nhất là món Songpyeon và dâng lên tổtiên, sau cùng là đi viếng mộ Một trò chơi dân gian của ngườidân vùng Cheonlanamdo là múa vòng tròn - kangkangsulle sẽthường được chơi vào ngày lễ này Nhìn chung, do đây lànghiên cứu tập trung phân tích phong tục tập quán của HànQuốc nên việc đề cập đến ngày Chuseok vẫn còn mang tínhkhái quát rất cao và đóng vai trò như minh họa là phần lớnnên những khía cạnh khác của ngày lễ Trung thu không được

đề cập đến

Trang 30

Trong “Văn Hoá Việt Nam - Hàn Quốc” của “Trung TâmLao Động ngoài nước” cũng khái quát cho ta biết về ngàyChuseok ở Hàn Quốc - một ngày lễ lớn trong năm ở Hàn Đượcdiễn ra vào Rằm tháng Tám hằng năm, là ngày Chuseok,người dân được nghỉ ba ngày để về quê cúng tổ tiên Đây làmột ngày để con cháu, cha mẹ, ông bà quay quần, sum họplại với nhau Và trong tài liệu này cũng cho ta biết thêm nhiều

về văn hoá, ứng xử, kinh tế - chính trị,… ở Hàn Quốc hiện nay.Tuy nhiên, “Văn Hoá Việt Nam - Hàn Quốc” chỉ nói bao quát

về các ngày lễ trong năm mà chưa có những chi tiết cụ thể vềngày Chuseok, chưa nêu lên được những hoạt động, nhữngmón ăn truyền thống trong ngày lễ Tài liệu chủ yếu cung cấpnhững thông tin cơ bản về văn hóa Hàn Quốc cho lao độngViệt Nam và liên quan nhiều đến luật lao động ở Hàn chớkhông thật sự đào sâu vào nghiên cứu và phân tích vào ngàyChuseok

Kim Myeong Ja đã có một bài viết trong “한국민속대백과사전” (tạm dịch: Bách Khoa toàn thư dân gian Hàn Quốc) đã giớithiệu tổng quát về Tết Trung Thu thông qua từ nguyên, nguồngốc, tục lệ,… Về từ nguyên, Kim Myeong Ja đã giải nghĩa từChuseok (tạm dịch: Tết Trung Thu) và giới thiệu tổng quát thờiđiểm khái niệm này được xuất hiện Về nguồn gốc, tác giả đãviết rằng không có tài liệu nào rõ ràng về nguồn gốc hay xuất

xứ của lễ Chuseok Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích vềnguồn gốc ngày Tết Trung Thu của Trung Quốc và đưa ranhững so sánh về nét tương đồng và khác biệt về nguồn gốc

Trang 31

của ngày lễ này giữa hai quốc gia Trung Quốc và Hàn Quốc.Hơn nữa, các lễ nghi cúng bái tổ tiên, trò chơi, các món ăncũng được tác giả đề cập khái quát đến Tác giả đã đưa ra cáinhìn khách quan hơn về ngày lễ Trung thu ở các nước Châu Á

và có thể liên hệ so sánh chúng với Tết Trung Thu của ViệtNam Tuy nhiên, do đây là một phần trong từ điển bách khoatoàn thư nên những thông tin được cung cấp vẫn còn mangtính khái quát khá cao nhằm cung cấp nhanh cho người đọcmột cách tổng quát về ngày lễ chớ chưa có những phân tíchsâu sắc ở những bình diện như phong tục, ẩm thực và hoạtđộng của ngày lễ

1.1.3 Tình hình nghiên cứu so sánh về văn hóa Tết Trung Thu giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Tuy các tư liệu và nghiên cứu về những nét tương đồng và bấttương đồng giữa văn hóa và lịch sử của ngày Tết Trung Thu ởViệt Nam và Hàn Quốc còn hạn hẹp nhưng cũng có một vài tưliệu và công trình nghiên cứu có giá trị như:

Bài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên Nguyễn ThịGiang, Đặng Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Ngọc Bích - “Tìmhiểu về ngày Tết Trung Thu Hàn Quốc Chuseok so sánh vớiTết Trung Thu Việt Nam” đã cung cấp những thông tin cầnthiết về ngày Tết Trung Thu (Chuseok) và so sánh một cáchgiản lược Tết Trung Thu của Việt Nam và Hàn Quốc Có thểthấy nguồn gốc Tết Trung Thu của Việt Nam và Hàn Quốc cóthể có nhiều nét tương đồng nhưng những nghi lễ, ẩm thựchay trò chơi trong ngày này giữa hai đất nước là hoàn toànkhác nhau Nhưng những phân tích và đối chiếu, so sánh của

Trang 32

bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ giản lược mà chưa thực

sự có những thể hiện được rõ nét những đặc trưng trong vănhóa và lịch sử của Tết Trung Thu ở cả hai quốc gia

Luận văn thạc sĩ của An Thu Trà “Bảo tàng dân tộc họcviệt nam và giới thiệu Tết Trung Thu của Hàn Quốc, Nhật Bản,Việt Nam” có giới thiệu về ngày Tết Trung Thu của cả HànQuốc, Nhật Bản và Việt Nam để khám phá ra những nét tươngđồng và khác biệt về văn hóa giữa các nước trong việc mừngngày lễ này Tết Trung Thu của cả ba nước đều có những câuchuyện, cổ tích dân gian về ngày Tết Trung Thu tương đồngnhau Ngoài ra những nghi lễ, phong tục, thờ cúng tổ tiên,cũng có nét tương đồng Không chỉ đề cập đến những néttương đồng, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra những điểm đặctrưng, khác biệt của ngày Tết Trung Thu ở các nước về ýnghĩa, về ẩm thực, trò chơi dân gian trong Tết Trung Thu ở cácnước Tuy nhiên bài nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở những chiềukích bao quát nhất và nổi bật nhất mà chưa đào sâu vào chitiết cụ thể

1.2 Các cách tiếp cận đề tài

1.2.1 Cách tiếp cận phát triển (đường đời)

Với đề tài nghiên cứu này, cách tiếp cận phát triển vừamang tính vĩ mô, vừa mang tính vi mô Cách tiếp cận pháttriển là đưa ra những phân tích được tổng hợp theo phươngpháp lịch đại, kéo dài theo lịch sử của chủ đề Việc cập nhậtkiến thức và kỹ năng thông qua việc đọc sách, tham gia khóahọc, tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu, Bằng cách tiếp cậnphát triển, bài nghiên cứu đi sâu đến từng khái niệm, các giai

Trang 33

đoạn phát triển (lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa, từng các câutruyện cổ tích, các phong tục tập quán, ) về Tết Trung Thu ởhai nước Việt Nam và Hàn Quốc Tiếp cận phát triển khảo sát

sự diễn biến, phát triển và duy trì của Tết Trung Thu bối cảnh

xã hội và từng giai đoạn lịch sử nhất định Cách tiếp cận nàyđặc biệt bổ ích trong việc nghiên cứu các hiện tượng, quan hệgiữa các các đối tượng khác nhau trong bối cảnh các thời kỳlịch sử khác nhau, đồng thời giúp cho việc phân tích các giaiđoạn của nguồn gốc Tết Trung Thu gắn với những biến chuyểncủa lịch sử

1.2.2 Cách tiếp cận dựa trên thuyết vùng văn hóa

Phương pháp này tập trung vào việc tìm hiểu sự tươngquan giữa các yếu tố văn hóa trong một khu vực cụ thể.Nghiên cứu các yếu tố như ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục,truyền thống và nghệ thuật có thể hiểu sâu hơn về văn hóacủa một nhóm người hay một khu vực địa lý cụ thể Vùng vănhóa được hiểu là một vùng lãnh thổ có những tương đồng vềmặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư ở đó lâu đời đã có những mốiquan hệ nguồn gốc lịch sử, có những nét trùng lặp về mặtphát triển kinh tế - xã hội; có sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóaqua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung,thể hiện trong văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của cưdân Sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa là nhân tố để hình thànhcác nền văn hóa mới trong khu vực đó Từ đó mở rộng ra đến

sự giao thoa với những vùng văn hóa ở các quốc gia khác

Thuyết vùng văn hóa nhấn mạnh sự đa dạng và độc đáocủa các vùng văn hóa trong khía cạnh phong tục tập quán

Trang 34

Việt Nam và Hàn Quốc đều cùng nằm trong cùng một vùngvăn hóa - Trung Hoa Hán tự quyển, do đó trong nội hàm củahai nền văn hóa sẽ có những đặc chung chung Tuy nhiên nộitại của hai nền văn hóa Việt Nam hay Hàn Quốc cũng cónhững đặc trưng và các nét văn hóa đặc biệt do yếu tố lịch sử

và các yếu tố khác chi phối Xét riêng về khía cạnh ngày TếtTrung Thu giữa hai quốc gia cũng có mang những nét tươngđồng và khác biệt như thế

1.2.3 Cách tiếp cận dựa trên thuyết giao lưu – tiếp biến văn hóa

Phương pháp tiếp cận thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa

là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu vănhóa và xã hội Nó đề cập đến cách chúng ta tiếp cận vànghiên cứu sự tương tác, giao lưu và tiếp biến giữa các yếu tốvăn hóa khác nhau Phương pháp này đòi hỏi sự linh hoạt và

sự đa ngành trong việc nghiên cứu và hiểu văn hóa Nó khôngchỉ tập trung vào việc xác định sự tương tác và tiếp biến giữacác yếu tố văn hóa, mà còn phân tích cách chúng tương tác

và tiếp biến qua thời gian Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa làquá trình một nền văn hóa tiếp xúc, trao đổi từ một nền vănhóa khác bằng cách tiếp thu, học hỏi những nét đặc trưng củanền văn hóa ấy Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa cũng là một cơchế khác của biến đổi văn hóa, đó là sự trao đổi của nhữngđặc tính văn hóa để góp phần tạo nên những nét văn hóamới Điều này giúp cho mỗi vùng văn hóa đều có những pháttriển đổi mới nhưng đồng thời vẫn duy trì được nét truyềnthống của dân tộc

Trang 35

Cả Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong vùng văn hóaTrung Hoa đều đều chịu những sự giao - tiếp biến văn hóa vớivăn hóa Trung Quốc trong suốt chiều dài lịch sử hình thành,phát triển và xây dựng đất của nước của mỗi quốc gia Tiếpcận giao lưu - tiếp biến văn hóa thông qua việc so sánh và đốichiếu với nền văn hóa thứ ba là Trung Quốc, phương pháp nàyliên quan đến việc so sánh giữa các vùng văn hóa khác nhau.Bằng cách tìm hiểu sự khác biệt và tương đồng giữa các vùngvăn hóa, ta có thể hiểu rõ hơn về đa dạng và độc đáo của mỗivùng Ở bài nghiên cứu này sẽ cho thấy sự đặc trưng về vănhóa ngày lễ Trung Thu ở hai quốc gia Việt Nam và Hàn Quốc.

Từ đó so sánh sâu về sự giống và khác của Tết Trung Thu ởViệt Nam và Hàn Quốc

Khi sử dụng phương pháp này, chúng tôi có thể tiến hànhkhám phá và hiểu sâu hơn về các yếu tố văn hóa không thể

đo lường được Phân tích các tác phẩm văn học như truyện cổtích, truyền thuyết và các tác phẩm mang tính hư cấu, ýnghĩa văn hóa, xã hội tôn giáo là một ví dụ về cách tiếp cậnđịnh tính trong nền văn hóa Thông qua phương pháp này có

Trang 36

thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và phong tục của ngàyTết Trung Thu ở cả hai nước Hàn Quốc và Việt Nam.

1.2.5 Cách tiếp cận so sánh và đối chiếu

Trong nền văn hóa, cách tiếp cận so sánh và đối chiếuđược sử dụng để so sánh và tìm hiểu sự khác biệt và tươngđồng giữa các yếu tố văn hóa khác nhau Khi áp dụng cáchtiếp cận so sánh và đối chiếu trong nền văn hóa, ta có thể sosánh các yếu tố văn hóa của các quốc gia, các nhóm dân tộc,hoặc các giai đoạn lịch sử Cách tiếp cận so sánh và đối chiếucũng có thể được sử dụng trong việc tìm hiểu sự ảnh hưởng

và tương tác giữa các nền văn hóa khác nhau

Bài nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận này để cho thấynhững sự tương đồng hay bất tương đồng của ngày Tết TrungThu ở Việt Nam và Hàn Quốc về nguồn gốc, phong tục và ýnghĩa

1.3 Các lý thuyết đã được áp dụng

1.3.1 Kroeber và học thuyết truyền bá văn hóa

Alfred Louis Kroeber, một nhà nhân chủng học người Mỹ,

đã phát triển lý thuyết này để nghiên cứu và tìm hiểu sự pháttriển và truyền bá văn hóa của các nhóm và cộng đồng TheoKroeber, truyền bá là quá trình trao đổi và chuyển giao cácgiá trị, niềm tin, kiến thức và phong tục của một nhóm ngườisang một nhóm người khác Lý thuyết này giải thích cách thứcvăn hóa được ra đời, phát triển và thay đổi theo thời gian

Kroeber lập luận rằng sự truyền tải văn hóa diễn rathông qua các phương tiện như ngôn ngữ, phương tiện truyềnthông, nghệ thuật và hành vi xã hội Truyền bá văn hóa có thể

Trang 37

xảy ra bằng cách truyền qua các thế hệ, thông qua học hỏi vàbắt chước, hoặc thông qua tương tác giữa các nhóm văn hóakhác nhau Lý thuyết Phổ biến Văn hóa của Kroeber đặt nềntảng cho việc nghiên cứu sự đa dạng và biến đổi văn hóatrong các cộng đồng người Nó cung cấp một cách tiếp cận đểhiểu các yếu tố văn hóa được truyền tải và tác động đến sựphát triển và thay đổi của các nhóm văn hóa như thế nào

Bài nghiên cứu sử dụng lý thuyết truyền bá văn hóa củaKroeber để nghiên cứu việc truyền bá và duy trì các truyềnthống và phong tục văn hóa Tết Trung Thu qua các thế hệ củangười Việt và người Hàn Học thuyết về truyền bá văn hóa củaKroeber là một khía cạnh quan trọng của nghiên cứu văn hóaTết Trung Thu của đề tài nghiên cứu Nó cung cấp một hươngtìm hiểu cách thức văn hóa được truyền tải và sự ảnh hưởngđến sự phát triển và biến đổi của các nhóm văn hóa Qua lýthuyết của Krober, sự lưu giữ các giá trị văn hóa về ngày TếtTrung Thu trong tiến trình lịch sử thông qua nhiều thế hệ chođến ngày nay được đào sâu và được phân tích lý giải cặn kẽ.Hơn nữa, học thuyết truyền bá văn hóa còn dựng nên một nềntảng vững chắc cho sự phân tích về những nét tương do sựtruyền bá văn hóa ngày lễ này giữa các quốc gia

1.3.2 Học thuyết phân tích cấu trúc văn hóa

Claude Lévi-Strauss là một nhà nhân chủng học và dântộc học người Pháp, là nhân vật chủ chốt trong sự phát triểncủa lý thuyết cấu trúc luận Theo Lévi-Strauss, văn hóa khôngchỉ là một tập hợp các yếu tố đơn lẻ, mà là một hệ thống phứctạp của các quy tắc và mối quan hệ giữa các yếu tố đó Ông

Trang 38

cho rằng cấu trúc văn hóa là một mạng lưới phức tạp của cácnguyên tắc tương đối và tương quan giữa các yếu tố văn hóa.Học thuyết này giải thích cách mà các yếu tố văn hóa đượcsắp xếp và tổ chức theo các quy tắc nhất định Lévi-Strauss

sử dụng phương pháp so sánh để nghiên cứu cấu trúc vănhóa Ông tập trung vào việc phân tích các cấu trúc tư duy vàtương quan giữa các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.Ông quan tâm đến cách mà các yếu tố văn hóa (như ngônngữ, hệ thống kỹ thuật, quy tắc xã hội, và quan niệm tôngiáo) tương tác và tạo thành các mẫu cấu trúc Học thuyếtPhân tích Cấu trúc Văn hóa của Lévi-Strauss đặt nền tảng choviệc nghiên cứu sự đa dạng và sự biến đổi của văn hóa trêntoàn thế giới Nó giúp chúng ta hiểu cách mà các yếu tố vănhóa sắp xếp và tương tác với nhau, và cách mà cấu trúc vănhóa ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển văn hóa Cụ thể,học thuyết của ông được nhóm nghiên cứu áp dụng trong quátrình phân tích và so sánh các yếu tố lịch sử, ý nghĩa và cácphong tục trong ngày Tết Trung Thu theo cách nhìn hệ thốngthành một chỉnh thể vì những khía cạnh này của văn hóa TếtTrung Thu đều luôn liên kết nhất quán với nhau

1.3.3 Lý thuyết tương đối văn hóa của Edward

T.Hall

Lý thuyết tương đối văn hóa của Edward T Hall tập trung

vào khái niệm "không gian" và "thời gian" như hai yếu tố

quan trọng trong giao tiếp và tương tác xã hội Ông cho rằngmỗi văn hóa có những quy tắc và giới hạn riêng về không gian

và thời gian, và việc nắm bắt và tôn trọng những khía cạnh

Trang 39

này là điều cần thiết để xây dựng một giao tiếp hiệu quả vớinhững nền văn hóa khác.

Về không gian, Edward T Hall phân loại các văn hóa

thành hai loại: văn hóa có không gian gần và văn hóa có

không gian xa Văn hóa có không gian gần như các nước ĐịaTrung Hải và các nước Nam Mỹ có xu hướng sử dụng tiếp cậntrực tiếp và gần gũi hơn trong giao tiếp Tuy nhiên, ông cũnglưu ý rằng khái niệm này không phải là tuyệt đối và có thểthay đổi với từng thời kỳ và văn hóa khác nhau Trong khi đó,văn hóa có không gian xa như các nước Bắc Âu và các nướcchâu Á như Nhật Bản có xu hướng không sử dụng nhiều yếu

tố tiếp xúc trực tiếp trong giao tiếp

Lý thuyết này tập trung vào việc nghiên cứu sự ảnhhưởng của yếu tố văn hóa đến giao tiếp và tương tác giữa các

cá nhân và nhóm Lý thuyết này được áp dụng trong nghiêncứu nhằm phân tích mức độ tương tác và tham gia vào cáchoạt động của ngày Tết Trung Thu và đánh giá ý nghĩa tácđộng của ngày Tết Trung Thu vào việc gia tăng kết nối giađình cũng như đoàn kết xã hội thông qua việc vui chơi giải trítập thể cũng như đoàn tụ, sum họp gia đình vào ngày TếtTrung Thu

1.4 Mô hình khung phân tích

Văn hóa

Trang 40

Hình 1 Mô hình khung phân tích

ý nghĩa, phong tục của ngày Tết Trung Thu ở Việt Nam và HànQuốc cũng như so sánh về văn hóa ngày lễ này giữa hai quốcgia dựa trên ba yếu tố chính đó

1.5 Các khái niệm cơ bản

1.5.1 Văn hóa

GS TSKH Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là hệ

thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong

sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” (Trần Ngọc Thêm, 2004, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, tr25)

Ý nghĩaVăn hóa

Tết Trung Thu

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w