1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập nhóm 1 tìm hiểu về nhà xã hội học auguste comte

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 371,29 KB

Nội dung

Nội dung sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng tổng quan về xuất thân gia đình, quá trình sống, học tập và làm việc nghiên cứu của Comte giúp cho thấy những yếu tố về tính cách, gia đình

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN *** - HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG BÀI TẬP NHÓM 1 TÌM HIỂU VỀ NHÀ XÃ HỘI HỌC AUGUSTE COMTE Giảng viên: Tiến sĩ Mai Linh Họ và Tên sinh viên: 1 Trần Chung Thủy – 22034104 2 Mai Thị Thúy - 22034105 3 Phan Trung Hiếu - 22034040 4 Lê Thị Minh - 22034068 5 Nguyễn Thanh My - 22034069 6 Nguyễn Mai Phương - 22034083 7 Trần Bích Ngọc – 22034074 8 Vũ Thị Vân Anh – 220340211 9 Trần Thị Tố Dung- 22034023 10 Vũ Minh Châu - 220340218 11 Vũ Thị Lan - 22034059 Hà Nội, tháng 2, 2024 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC I TIỂU SỬ CỦA AUGUSTE COMTE 1 Xuất thân gia đình 2 Quá trình sống, học tập, làm việc và nghiên cứu 3 Các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến sự nghiệp nghiên cứu khoa học II.NHỮNG THÀNH TỰU VÀ ĐÓNG GÓP NỔI BẬT CỦA AUGUSTE COMTE ĐỐI VỚI NGÀNH XÃ HỘI HỌC 1 Thành tựu chung của Auguste Comte 2 Những đóng góp nổi bật của Auguste Comte đối với ngành Xã hội học TÀI LIỆU THAM KHẢO 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 I TIỂU SỬ Auguste Comte (tên đầy đủ là Isidore Augauste Marie François Xavier Comte), sinh ngày 19 tháng 1 năm 1798 tại Montpellier, Cộng hoà Pháp Comte qua đời tại Paris vào ngày 5 tháng 9 năm 1857 do ung thư dạ dày và được an táng tại nghĩa trang nổi tiếng Père Lachaise, xung quanh là các bia mộ tưởng niệm mẹ ông, Rosalie Boyer, và Clotilde de Vaux Căn hộ mà ông sống từ năm 1841 đến 1857, nằm trong tòa nhà toạ lạc ở số 10 phố Monsieur-le-Prince, Quận 6, Paris, hiện được bảo tồn và đổi tên thành Maison d'Auguste Comte - Ngôi nhà của Auguste Comte Comte kết hôn với Caroline Massin vào năm 1825 Năm 1826, ông được đưa đến bệnh viện tâm thần, nhưng ra viện mà không khỏi bệnh - chỉ được bác sĩ thần kinh ổn định để ông có thể tiếp tục làm việc (sau này ông từng có ý định tự tử năm 1827 bằng cách nhảy cầu Pont des Arts) Năm 1842, ông ly dị với Caroline Massin Từ năm 1844, Comte yêu Clotilde de Vaux, một người Công giáo và vì cô không ly dị chồng nên tình cảm của họ không bao giờ có được kết quả để đi đến hôn nhân Sau cái chết của cô vào năm 1846, tình yêu này trong Comte trở nên gần như tôn giáo, và Comte, làm việc chặt chẽ với John Stuart Mill, người cũng đang hoàn thiện hệ thống tư tưởng tương tự như ông, phát triển "Tôn giáo Nhân loại" Nội dung sau đây sẽ cung cấp một cái nhìn tổng tổng quan về xuất thân gia đình, quá trình sống, học tập và làm việc nghiên cứu của Comte giúp cho thấy những yếu tố về tính cách, gia đình, môi trường, bối cảnh lịch sử xã hội và các mối quan hệ liên cá nhân đã là những tiền đề, điều kiện tác động đến lý tưởng, quan điểm và có ảnh hưởng đến sự nghiệp nghiên cứu, phát triển ngành xã hội học và chủ nghĩa thực chứng của ông sau này Nguồn thông tin về tiểu sử của ông chủ yếu lấy từ các hai tài liệu tiếng Anh ở trong danh mục tham khảo 1 Xuất thân gia đình Isidore Comte, tên gọi của ông trong suốt thời niên thiếu, được sinh ra trong một gia đình tư sản, một gia đình Công giáo sùng đạo ở Montpellier, Pháp Cha mẹ ông là những người theo chủ nghĩa bảo hoàng nhiệt thành Họ không ủng hộ Cách mạng Pháp và bị ảnh hưởng nặng nề bởi những biến động chính trị thời đó 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Mẹ ông, Felicite-Rosalie Boyer (1764-1837), là con gái của một thương gia, một gia đình bác sĩ nổi tiếng Cha của Comte, Louis-Auguste (1776-1859), đến từ Saint- Hippolyte du Fort, một thị trấn nhỏ ở Gard, là con trai của một kiểm soát viên có tài sản khiêm tốn Năm 1796, cha ông, Louis Comte đến Montpellier, trở thành một thương gia và kết hôn với Rosalie Boyer, người hơn 12 tuổi và kết hôn khi đã ở tuổi 32, và sinh 3 người con: Isidore vào năm 1798, Alix vào năm 1800 và Adolphe vào năm 1802 Sau khi đã chuyển nhà vài lần, gia đình cuối cùng định cư vào khoảng năm 1802 đến 1805 tại 103 phố Barallerie (nay là 2 hẻm Perier), nơi Comte trải qua phần lớn thời thơ ấu Tình trạng tài chính của gia đình ông không được tốt Năm 1799, cha ông nhận công việc trong văn phòng thu thuế của Herault và dần leo lên nấc thang công chức, trở thành thủ quỹ vào năm 1814, trưởng văn phòng vài năm sau đó, và là đại lý chính thức của nhân viên thuế vào giữa những năm 1820 Cha ông dần dần tích lũy được rất nhiều quyền lực và đã sử dụng quyền lực để mở rộng tài sản của mình Gia đình của Comte chia sẻ những giá trị tư sản đi kèm với việc tích lũy của cải: tiết kiệm, chăm chỉ làm việc, trật tự, và thậm chí là đạo đức giả Comte đã kế thừa tình yêu trật tự, tính đều đặn và khổ hạnh của cha mình Ông cũng giống cha mình ở ý thức trách nhiệm, cách tiếp cận cuộc sống cứng nhắc, tình cảm với thứ bậc và quyền uy, và cảm giác tự quan trọng Trong khi miễn cưỡng thừa nhận rằng mình giống cha về ngoại hình, Comte tự hào tuyên bố rằng "tính đồng cảm" của ông giống mẹ và bà là "nguồn gốc" của tất cả những phẩm chất cốt lõi của ông - những phẩm chất về trái tim yêu thương, trí tuệ và nhân cách Vì bà yêu thương và luôn ủng hộ Comte nên ông thân thiết với bà hơn với cha mình, nhưng Comte cũng thừa nhận rằng ông không yêu bà nhiều như bà xứng đáng Thực tế, không có bằng chứng nào cho thấy mối quan hệ gần gũi của Comte với cha mẹ ông và cũng không có dấu hiệu nào cho thấy Comte từng có quan hệ thân thiết với anh em của mình Họ dường như rất ganh ghét lẫn nhau, và đối tượng của sự cạnh tranh anh em giữa họ thường là cha mẹ Dường như thế hệ của Comte có xu hướng thách thức cha mẹ hơn các thế hệ khác vì những ký ức đắng cay thời thơ ấu của họ bị ảnh hưởng bởi những thử thách từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp Giống như những người cùng thời, Comte háo hức thể hiện sự bất phục tùng của mình Chính ông đã chỉ ra rằng một lý do khiến Cách mạng để lại ấn tượng sâu sắc đối với ông là vì nó bị gia đình ông bác bỏ Ở tuổi mười ba vô cùng trưởng thành, ông tuyên bố mình không còn tin vào Chúa hay Công giáo Ngay sau đó, ông bác bỏ chủ nghĩa quân chủ của cha mẹ mình và theo gương của nhà cách mạng, trở thành một người cộng hòa Bản tính bất phục của Comte là nguồn gốc của rất nhiều xung đột Comte đã tóm gọn trong "Lời tựa Cá nhân" của mình rằng ông được sinh ra trong một "gia đình vốn là Công giáo và Quân chủ" Rõ ràng, ông thấy rằng liên kết chính trị và tôn giáo của cha mẹ mình mới là điều cốt yếu nhất về họ Ông không vui khi đã trải qua sự cay đắng của phản cách mạng ngay tại nhà mình 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Xét về mối quan hệ căng thẳng với gia đình, tính cách cảm xúc và phản kháng của Comte trở nên dễ hiểu hơn Mặc dù không có chi tiết rõ ràng về cuộc sống gia đình ban đầu của Comte, có thể nói rằng ông không có một tuổi thơ vui vẻ Nó không chỉ được đánh dấu bởi những căng thẳng của cuộc Cách mạng mà còn bởi những áp lực liên tục từ việc phải chuyển dời chỗ ở, cái chết của một em gái, tình hình tài chính khó khăn, bệnh tật và những mâu thuẫn trong gia đình Ông không thể trưởng thành vào thời điểm đó Sau này ông thừa nhận rằng ông tìm kiếm trong "cuộc sống xã hội sự bù đắp cao quý nhưng không hoàn hảo cho những bất hạnh trong cuộc sống riêng tư của mình 2 Quá trình sống, học tập, làm việc và nghiên cứu Khi còn nhỏ, Comte bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự hỗn loạn về ý tưởng, những bất định, và các chia rẽ xã hội và chính trị do Cách mạng Pháp gây ra Những khó khăn của Comte gặp phải trong gia đình, đặc biệt là cảm giác bị cô lập, phần nào bắt nguồn từ nền giáo dục của ông Cuộc Cách mạng Pháp đã gây rối loạn nghiêm trọng đến hệ thống trường học, trở thành đối tượng của vô số thử nghiệm phản ánh mục tiêu cải cách của mỗi chính phủ kế tiếp Theo một cách nào đó, Comte trở thành nạn nhân của những biến động chính trị gây hỗn loạn cho đất nước Cuộc sống ở trường trung học Vào năm 9 tuổi, Isidore Comte được gửi đến trường trung học địa phương ở Montpellier, nơi do quy định của nhà trường mà Comte trở thành học sinh nội trú Ở độ tuổi này, Comte đã sớm chứng kiến những kết quả cụ thể đến từ kế hoạch chính phủ bởi hệ thống trường trung học lycée được Napoléon tạo ra với hy vọng hình thành một lực lượng thân tín, trung thành ủng hộ cho ông ta, những người sau này sẽ trở thành các quan chức và sĩ quan quân đội của Napoléon Để giành được sự ủng hộ của Giáo hội Công giáo, Napoléon khôi phục lại chương trình cổ điển của các trường cao đẳng thời chế độ cũ với sự chú trọng đặt vào giáo dục tôn giáo và tiếng Latin, hạ thấp các môn khoa học, những môn học được nhấn mạnh trong chương trình giáo dục của các nhà cách mạng và ông ra lệnh giáo viên phải cung cấp cho học sinh những nguyên tắc tôn giáo và chính trị cố định để đảm bảo sự thống nhất và ổn định về mặt đạo đức của nhà nước mới Thái độ thực dụng của Napoléon đối với tôn giáo, đặc biệt là sự thao túng cẩn thận dư luận về các vấn đề tín ngưỡng, sẽ trở thành tấm gương cho Comte Tại trường trung học lycée Montpellier, Comte học Latin, ngữ pháp tiếng Pháp, nhân văn, tu từ học, triết học và toán học Ông xuất sắc trong tất cả các khóa học nhờ khả năng tập trung đặc biệt, tự kỷ luật mạnh mẽ và trí nhớ xuất sắc Không chỉ có thể nhớ vài trăm câu thơ sau khi nghe lần đầu, ông còn có thể đọc ngược lại một trang chữ mà ông chỉ đọc qua một lần Cuộc sống ở trường trung học lycée cực kỳ nghiêm ngặt giống như trại lính và tu viện Học sinh phải ở nội trú, theo một nghĩa hiểu nào đó, bị giam cầm và cô lập để dễ dàng được định hình thành người hầu trung thành lý tưởng của nhà nước "khắc khổ" và "nam 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 tính" đặc biệt được coi trọng, vì đây là những phẩm chất làm nên một người lính tốt Xa gia đình và tách biệt với thế giới bên ngoài suốt 7 năm quan trọng, Comte chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tinh thần của ngôi trường Comte cho thấy ông đã học cách trở nên "cứng rắn" và “can đảm” Ngoài giá trị của chủ nghĩa khắc kỷ, ông được dạy rằng sự vâng lời và trật tự là giá trị cao nhất, thứ bậc cần thiết để củng cố sự phục tùng, và cuộc sống có kỷ luật, có quy định là năng suất nhất Những bài học này sẽ không bị ông lãng quên, mặc dù khi còn là cậu bé ông không chú ý tới chúng Chính sự khắt khe của các trường trung học lycée dường như khiêu khích tính phản kháng, bất phục tùng, bởi học sinh nổi tiếng vì thiếu kỷ luật và thường xuyên nổi loạn Comte cũng không ngoại lệ Ông hoàn toàn phản kháng, ghét các quy tắc "ở mức độ phi thường" Ngoài ra, các trường còn nổi tiếng về sự vô thần và thúc đẩy tư tưởng tự do Trong bầu không khí này, Comte dễ dàng từ bỏ đức tin của mình năm 13 tuổi Ngay sau đó, ít nhất một phần chịu ảnh hưởng từ bạn học và giáo viên, Comte nhiệt tình đón nhận lý tưởng của Cách mạng và chủ nghĩa cộng hòa Trong giờ giải lao giữa các tiết học, ông đi dạo quanh sân trường, giảng cho bạn bè về Voltaire, Rousseau và các nhà kinh tế chính trị Cuộc sống học đường ảnh hưởng đến Comte rất nhiều Sự chú trọng vào tiếng Latin và cổ điển, sự thiếu sót các vấn đề đương đại, và sự tách biệt về mặt vật lý của ngôi trường tạo nên bầu không khí kín đáo và phi thực tế khiến ông cảm thấy bị gò bó quá mức May mắn là cha ông nhận ra những khó khăn này, nhận ra rằng những năm Isidore bị "giam cầm trong trường trung học" khiến cậu không có "kĩ năng xã hội", ông quyết định để Isidore ở nhà năm cuối khi được Encontre dạy dỗ Ông hy vọng như vậy con trai sẽ có được "chút khéo léo trong giao tiếp" Ngay cả ở độ tuổi sớm, Comte đã rõ ràng vụng về trong việc xử lý các mối quan hệ xã hội Mối quan hệ với Daniel Encontre Như vậy vào năm 1813, sau khi học hết các khóa học của trường trung học, ông vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào Trường Bách khoa Paris nhưng ở tuổi 15 ông quá trẻ để nhập học Thay vào đó, ông được cho phép theo học các khóa học đặc biệt về toán học với Daniel Encontre, một giáo viên của trường trung học và cũng là giáo sư tại đại học địa phương Nhờ sự khuyến khích của Encontre, khả năng bẩm sinh của bản thân và sự nhiệt tình thể hiện đoàn kết với những người theo chủ nghĩa cách mạng, Comte phát triển một niềm đam mê mạnh mẽ và lâu dài với khoa học Ông trở nên am hiểu đến mức khi Encontre vắng mặt, ông sẽ hào hứng thay thế và đứng trên ghế giảng bài cho các bạn cùng lớp Hầu hết năng lượng của Comte vào thời điểm này đổ vào các ngành khoa học, và mối quan hệ với Encontre là một trong những liên kết quan trọng nhất cuộc đời ông Encontre là một người xuất chúng cả về trí tuệ lẫn tinh thần Là một học giả và cựu mục sư Tin Lành, ông trở thành một người cộng hòa nổi bật trong thời kỳ Cách mạng và giúp thành lập Trường Trung ương Khoa học Montpellier, nơi ông được bổ nhiệm làm giáo sư văn 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 học Comte và Encontre rất thân thiết với nhau Các khóa học của Encontre là những khóa "thực sự ảnh hưởng" đến toàn bộ sự nghiệp của Comte, và chúng dẫn đến sở thích của ông với toán học và giảng dạy Hơn nữa, vì Encontre là nhà khoa học tổng hợp, có chuyên môn với cả khoa học, văn học lẫn thần học, Comte đã coi trọng một tâm trí đa dạng hưởng thụ mọi loại tri thức và tránh chuyên môn hóa Ông cố gắng noi gương thầy của mình không chỉ bằng cách học nhiều môn khác nhau, bao gồm toán học, sinh học, lịch sử và văn học, mà còn biến xã hội học thành ngành khoa học về tổng quát Phương pháp triết học và bách khoa của Encontre đối với kiến thức, cách đặt toán học trong một bối cảnh tổng quát hơn, và sự nhấn mạnh vào sự nghiêm ngặt của phương pháp khoa học sau này ảnh hưởng đến cách Comte xây dựng chủ nghĩa thực chứng Hơn nữa, Comte kế thừa mối quan tâm về cải cách đạo đức từ Encontre, người mà ông coi là đức hạnh cũng như tài năng Encontre nhấn mạnh rằng trái tim quan trọng hơn trí tuệ đã dẫn Comte sau này tuyên bố nguyên tắc thực chứng là làm cho trí tuệ phục vụ "khả năng xã hội" Ông cũng lần đầu chứng tỏ cho Comte sự cần thiết phải thiết lập một tôn giáo phổ quát và do đó khởi xướng cho ông sứ mệnh của mình Cuối cùng, Encontre có thể đã thuyết phục Comte trở thành người cộng hòa và Comte trở thành người cộng hòa năm 1812, cũng là năm họ gặp nhau Nhận ra món nợ với Encontre, Comte dành cuốn sách cuối cùng của mình “Synthese subjective” đề tặng ông vào năm 1856, mặc dù Encontre đã qua đời gần 40 năm trước đó Trường Bách Khoa Paris Năm 1814, sau khi học xong phổ thông, Comte trúng tuyển vào Trường Bách khoa Paris Đây là ngôi trường nổi tiếng với những đào tạo chuyên sâu về chủ nghĩa cộng hòa và tiến bộ Khi trường này đóng cửa vào năm 1816 để tái cơ cấu tổ chức, Comte rời trường và tiếp tục học tại trường Y ở Montpellier Sau khi tốt nghiệp và trở về gia đình, Comte nhận ra sự khác biệt với gia đình và quyết định trở lại Paris, ông kiếm sống bằng nhiều công việc vặt Mối quan hệ với Claude Henri de Rouvroy (Bá tước Saint-Simon) Tháng 8 năm 1817, Comte trở thành học sinh và thư ký cho Claude Henri de Rouvroy, một triết gia, nhà kinh tế và quân nhân người Pháp, người sáng lập chủ nghĩa Saint- Simon, nhà tư tưởng của xã hội công nghiệp Pháp, người đã đưa Comte tiếp xúc với giới tri thức Sự hợp tác của Comte với Saint-Simon đã góp phần nâng cao nhận thức của ông rằng ông có thể vượt qua Cách mạng bằng cách công thức hóa một học thuyết trí tuệ có sức thuyết phục với chủ nghĩa truyền thống của phe Hữu khuynh cũng như chủ nghĩa duy lý của phe Tả khuynh, từ đó thiết lập sự hài hòa xã hội Mối quan hệ 7 năm giữa Comte và Saint-Simon, từ 1817 đến 1824, đã thay đổi sâu sắc sự phát triển trí tuệ của mỗi người Mặc dù các mạch tư tưởng khác nhau của họ dường 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 như gắn bó chặt chẽ Tuy nhiên cần có sự tách rời chúng ra để hiểu được sự tiến hoá của Comte, cũng như nguồn gốc của chủ nghĩa thực chứng và xã hội học mà ông đề xuất Việc này sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về thế giới chính trị, trí tuệ và tâm lý mà Comte tìm thấy cho bản thân trong giai đoạn trưởng thành của mình Là người tổng hợp các ý tưởng, Saint-Simon không chỉ giới thiệu Comte với các diễn tiến diễn ra gần đây vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, mà còn đem lại cho ông một cái nhìn nhất định về những chuyển động chung, dài hạn hơn trong lịch sử Ngay trước khi gặp Saint-Simon, Comte đang ở "trạng thái phủ định hoàn toàn" Ông đã học được tư tưởng cách mạng của thế kỷ 18 nhưng đang vật vã tìm cách áp dụng phê phán vào tình huống mới của thời kỳ mới Saint-Simon đáp ứng nhu cầu này nhưng cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với trí tuệ và tinh thần của Comte Tuy nhiên Comte bắt đầu có những quan điểm riêng Ông không hề thất vọng với công việc của mình với Saint-Simon và thậm chí vào giữa năm 1818 quyết định dành trọn đời mình cho nó Vào thời điểm này, ít hơn một năm sau lần gặp đầu tiên, Comte coi mình như là cộng sự của Saint-Simon hơn là thư ký hay học sinh Lúc này, ông sẵn sàng gác lại kế hoạch về một ngành khoa học xã hội và tập trung vào lĩnh vực thực tiễn, chính trị Tuy nhiên, những vấn đề chiến thuật này - liệu nên tập trung vào lý thuyết hay thực tiễn, liệu nên hướng tới đối tượng đại chúng rộng lớn, phi kỹ thuật hay một số tinh hoa nhất định, và liệu nên thách thức Cơ Đốc Giáo một cách trực tiếp hay gián tiếp - sau này sẽ gây căng thẳng trong mối quan hệ của họ Bằng cách đứng giữa hai phía của các vấn đề này, chính Saint-Simon đã gieo mầm cho cuộc tranh luận này Khi tự tin của Comte tăng lên, ông đòi hỏi sự nhất quán hơn Chính trong thời gian này Comte đã cho xuất bản những tiểu luận trong rất nhiều ấn bản đỡ đầu bởi Saint-Simon, “L'Industrie” – “Công nghiệp”, “Le Politique”-“Chính trị”, “Le Censeur Européen” – Nhà Phê bình Châu Âu” và “L'Organisateur” – Nhà Tổ chức”, dù không xuất bản dưới tên riêng cho tới tận tác phẩm "La séparation générale des entre les opinions et les désirs" –“Sự tách biệt hoàn toàn giữa các quan điểm và khát vọng” năm 1819 Năm 1824, Comte tách khỏi Saint-Simon do có những khác biệt không thể dung hòa Comte sau đó đã nhận ra những gì ông muốn làm - đó là tiếp tục nghiên cứu thuyết thực chứng Ông cho xuất bản “Plan de travaux scientifiques nécessaires pour réorganiser la société” – “Triển vọng của các công trình khoa học cần thiết cho việc sắp xếp lại xã hội”, 1822 (A Comte & Saint-Simon) Dù vậy ông vẫn không nhận được một công việc ổn định, cuộc sống của Comte phải dựa vào tiền hỗ trợ từ bạn bè Từ năm 1826, ông bắt đầu giảng dậy với giáo trình triết học thực chứng 3 Các yếu tố có tác động, ảnh hưởng đến sự nghiệp nghiên cứu khoa học a Bối cảnh lịch sử 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Sinh ra giữa cuộc nội chiến, Comte sẽ dành phần lớn cuộc đời để vật lộn với những vấn đề do Cách mạng 1789 gây ra, những vấn đề làm rối loạn đất nước trong nửa đầu thế kỷ 19 Một trong những thách thức chính Cách mạng để lại cho thế hệ của ông là làm sao tạo ra sự đồng thuận xã hội cho kỷ nguyên hiện đại Xuất thân từ nơi bị xáo trộn bởi sự chia rẽ của cuộc nội chiến, Comte đặc biệt nhạy cảm với nhu cầu xây dựng một hệ thống xã hội có thể mang lại hòa bình và ổn định mà Pháp mong muốn, đặc biệt là trong thời đại khi giới quý tộc và tăng lữ không còn thống trị Sự quan tâm đến sự hòa hợp và trật tự xã hội này sẽ dẫn ông đến việc tạo ra khoa học về xã hội Môn khoa học này là phản ứng trực tiếp với vô vàn vấn đề bắt nguồn từ sự xáo trộn của thời kỳ ông sống Cụ thể ở đây, các diễn biến và vấn đề do Cách mạng Pháp gây ra đã tạo nên sự hỗn loạn kinh hoàng bao trùm Comte và những người đương thời Cảm giác hỗn độn này bắt nguồn từ cảm giác thay đổi nhanh chóng tràn ngập mọi khía cạnh của cuộc sống Khi Comte lần đầu tiên chứng kiến tác động của Cách mạng trong một thành phố bị chiến tranh tàn phá, nơi những sự kiện bất ngờ gây ra sự tàn phá khổng lồ, ông trở nên quan tâm đến việc thiết lập trật tự và dự đoán xu hướng phát triển của xã hội trong tương lai Lên án thời kỳ này vì sự phá hủy của nó, ông chỉ trích gay gắt các nguyên tắc trí tuệ của những người cách mạng Đối với ông, các học thuyết siêu hình của Thời kỳ Khai sáng cung cấp cho những người cách mạng một công thức hoàn toàn phủ định và phi xây dựng và chủ nghĩa thực chứng sẽ giúp vượt qua giai đoạn tiêu cực này của Cách mạng Không giống nhiều người chỉ chú ý đến những gì kinh hoàng cuộc Cách mạng mang đến, Comte coi đó là một "vụ nổ có lợi", điểm cao trào của toàn bộ quá trình suy tàn mà trật tự cũ đã trải qua trong 500 năm trước Mặc dù đáng tiếc, sự hủy hoại xã hội là điều thiết yếu đối với chiến thắng của Cách mạng Quan trọng hơn, nó làm tăng mong muốn tổ chức lại kỷ nguyên hiện đại Với Cách mạng, dường như Pháp đã được trao một điểm xuất phát trắng để hình thành một hệ thống chính trị và xã hội mới Sự tiến bộ nhanh chóng mà Cách mạng thể hiện đã kích thích mong muốn về nhiều tiến bộ hơn nữa Khía cạnh lạc quan của cảm giác chuyển tiếp này được củng cố bởi những ý tưởng về tiến bộ, lý trí và khả năng hoàn thiện con người của thời Khai sáng, và được phản ánh trong các thí nghiệm giáo dục, pháp lý, chính trị và tôn giáo của những người cách mạng nhiệt tình Vì vậy, Comte với trẻ tuổi, sự nhiệt tình đã tiếp thu ngôn ngữ tái sinh, đã bị thu hút, bởi "chiều hướng tôn giáo của doanh nghiệp cách mạng" ngay từ đầu Và đối với ông, cũng như đối với những người cách mạng, ý tưởng về sự tái sinh là một "chương trình toàn cầu cùng lúc là chính trị, triết học, vật lý và đạo đức" Ông mong chờ ngày có một cuộc cách mạng mới, sâu sắc hơn, thiết lập một chế độ cuối cùng sẽ tạo ra một xã hội mới, tinh khiết, không chỉ ở Pháp mà ở mọi nơi Bằng cách đưa ra một lý thuyết xã hội hợp lý cho nhân loại, mà những người cách mạng đã thiếu, chủ nghĩa thực chứng sẽ chủ trì giai đoạn thứ hai của Cách mạng: giai đoạn xây dựng 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 b Các yếu tố tác động khác Trước tiên cần phải nhận định rằng tư tưởng, triết lý, khuynh hướng Comte thể hiện có thể không đến từ việc tiếp nhận đào tạo khoa học kỹ thuật mà đến từ ảnh hưởng chính trị, bối cảnh xã hội, văn hóa, gia đình cũng như từ chính tính cách của ông và những điều này được nhận thấy rõ khi soi chiếu từ quá trình sống, học tập và làm việc, nghiên cứu của ông như đã trình bày ở trên với những tư tưởng, lý thuyết và thành tựu của ông đạt được sẽ được trình bày ở phần sau Ngoài yếu tố tác động đến từ bối cảnh cuộc Cách mạng Pháp đã nêu ở trên thì có một yếu tố cá nhân cũng có chi phối mạnh đến tư tưởng của Comte đó là mối quan hệ tình cảm với Clotilde de Vaux, một phụ nữ Công giáo Sau cái chết của cô vào năm 1846, tình yêu của Comte với cô trở nên gần như tôn giáo, và Comte đã hợp tác, làm việc chặt chẽ với John Stuart Mill, người cũng đang hoàn thiện hệ tư tưởng như ông, phát triển "Tôn giáo Nhân loại” Ngoài ra, Comte cũng thừa nhận rằng cách tiếp cận cải cách xã hội của ông kết hợp lý tưởng khoa học của thời đại, và đặc biệt là của trường ngôi trường ông theo học Comte nhận ra rằng nền giáo dục của ông quá trừu tượng và học thuật một cách phiến diện, bỏ qua sự phát triển về cảm xúc Ông vì thế luôn chống lại cám dỗ định lượng kinh nghiệm con người Hơn nữa, ông là người phản đối và cho rằng những nỗ lực của đồng nghiệp tìm kiếm một định luật khoa học tổng quát duy nhất hoặc một thể thống nhất kiến thức giải thích tất cả mọi thứ là sai lầm Điều đáng chú ý nhất là suốt cuộc đời ông chống lại xu hướng chuyên môn hóa thế kỷ 19, thực tế là nền tảng của nền giáo dục và đại diện cho dấu ấn của nền văn hóa công nghệ Lo sợ sự "phân mảnh tri thức ngày càng tăng", đặc biệt do "'chuyên môn hóa'", Comte thiết lập chủ nghĩa thực chứng và đề xuất cải cách giáo dục "để chống lại sự phân công lao động trí tuệ, dù nó có hữu ích và thậm chí cần thiết đến mức nào cho sự tiến bộ khoa học" Bên cạnh trật tự, tiến bộ cũng sẽ là một trong những mối quan tâm cơ bản của Comte, vì cảm giác thay đổi phổ biến không chỉ đề cập đến những rối loạn nghiêm trọng, mà còn đến tiềm năng đổi mới Auguste Comte là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, và được biết đến rộng rãi là là cha đẻ, người sáng lập ra ngành xã hội học độc lập, nhà thực chứng luận Ông đã có đóng góp không nhỏ vào lĩnh vực xã hội học của thế giới Ông cũng được biết đến rộng rãi về vị trí quan trọng của mình trong lịch sử triết học là một trong những người sáng lập chủ nghĩa thực chứng quan trọng Ông là một nhân vật lớn trong lịch sử khoa học, tiên đoán công trình của Bachelard và Serres, và Kuhn cũng như Laudan Ông đóng một vai trò quan trọng trong giai đoạn hình thành ban đầu của sinh học như một ngành khoa học Ông là người sáng lập một giáo phái, Tôn giáo Nhân loại Ông đóng một vai trò quan trọng với Emile Littré, trong việc biên soạn từ điển (về khoa học, y học - tiền 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 thân của cuốn Từ điển Littré - từ điển tiếng Pháp tiêu chuẩn) Comte cũng được biết đến với những đóng góp vào đạo đức, và thực sự đặt ra từ "vị tha" Ông cũng được biết đến vì đã đưa vào xã hội học, xã hội học giới tính và cảm xúc Phần nội dung tiếp theo sau đây sẽ giới thiệu về những thành tựu chung và những đóng góp của Comte đối với ngành xã hội học II.NHỮNG THÀNH TỰU VÀ ĐÓNG GÓP NỔI BẬT CỦA AUGUSTE COMTE ĐỐI VỚI NGÀNH XÃ HỘI HỌC 1 Thành tựu chung của Auguste Comte Auguste Comte là một nhà tư tưởng Pháp, nhà lý thuyết xã hội, và được biết đến rộng rãi là là cha đẻ, người sáng lập ra ngành xã hội học độc lập Năm 1839, ông đã đặt ra thuật ngữ xã hội học đầu tiên là “Social physics” “vật lý xã hội” Mục đích của Comte là tạo ra một khoa học tự nhiên của xã hội Theo Comte, xã hội của con người phát triển theo các giai đoạn khác nhau và cần có sự can thiệp hệ thống từ khoa học để đạt được sự tiến bộ, do đó xã hội phải được nghiên cứu theo cách khoa học giống như thế giới tự nhiên Sau đó ông đã sửa đổi lại thuật ngữ thành “Sociology” - “Xã hội học” Nghiên cứu nổi bật của Comte về xã hội học là “Triển vọng của các công trình khoa học cần thiết cho việc sắp xếp lại xã hội”, 1822 (A Comte & Saint-Simon) Ông cũng là một trong những người sáng lập và đặt nền móng cho trường phái triết học Positivism, chủ nghĩa tích cực hay chủ nghĩa thực chứng Ông nhấn mạnh quan điểm rằng khoa học là phương tiện duy nhất để đạt được kiến thức chân lý và tiến bộ xã hội Các tác phẩm tiêu biểu của Auguste Comte “Cours de philosophie positive” (Những bài giảng về triết học thực chứng, A Comte & Saint Simon, 1830 – 1842) Comte đề xuất chủ nghĩa thực chứng như một cách để thay thế cho những phương pháp triết học trừu tượng và tôn giáo, nhấn mạnh vào vai trò của quan sát và phương pháp khoa học trong việc hiểu và cải thiện xã hội Đây là tác phẩm quan trọng nghiên cứu về triết học thực chứng của Comte được viết trong giai đoạn 1830-1842, gồm 6 tập, mỗi tập đề cập đến một khía cạnh cụ thể của triết học thực chứng, cụ thể như sau: (1) Triết học toán học (Philosophy of Mathematics): Comte bắt đầu với một thảo luận về triết học của toán học, coi nó là nguồn cảm hứng và mô hình cho các khoa học khác (2) Triết học Thiên văn (Philosophy of Astronomy): Ông nói về quan điểm thực chứng về khoa học thiên văn, đặt nền tảng cho cách tiếp cận khoa học của ông 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 (3) Triết học Vật lý/Đời sống (Philosophy of Physics): Tập này nói về cách tiếp cận thực chứng đối với vấn đề của vật lý (4) Triết học Hóa học (Philosophy of Chemistry): Comte mở rộng triết học của mình đến lĩnh vực hóa học, nhấn mạnh sự phát triển từ đơn giản đến phức tạp (5) Triết học Sinh học (Philosophy of Biology): Tập này tập trung vào cách tích cực đối với nghiên cứu về sự sống và sinh học (6) Triết học Xã hội (Philosophy of Sociology): Cuối cùng, Comte áp dụng triết học tích cực của mình vào xã hội, đề xuất một triết lý xã hội dựa trên khoa học và quy luật xã hội “Système de politique positive” (Hệ thống chính trị thực chứng, 1851-1854) Tác phẩm này được viết trong giai đoạn cuối đời của Comte Đây là một tác phẩm có quy mô lớn, được chia thành 4 phần tương đương với 4 tập, cụ thể như sau: (1) Dạng cấu trúc: Đây là phần mô tả về cấu trúc và tổ chức của xã hội theo triết lý tích cực Comte mô tả một hệ thống xã hội chia thành ba phần chính: công nghiệp, khoa học, và văn hóa (2) Lý thuyết chính trị: Phần này giới thiệu về cách mà chính trị được tổ chức trong xã hội tích cực, đặc biệt là vai trò của quốc gia và chính phủ (3) Hệ thống pháp luật: Comte thảo luận về hệ thống pháp luật được xây dựng trên cơ sở khoa học và những nguyên tắc tích cực (4) Dạy và dưỡng dục: Cuối cùng, ông tập trung vào hệ thống giáo dục và giáo dục, xem xét vai trò của nó trong việc xây dựng và duy trì xã hội tích cực Tôn giáo tích cực (The Catechism of Positive Religion), 1852 Tác phẩm này là một phần quan trọng trong việc trình bày ý tưởng của Comte về tôn giáo dựa trên quan sát khoa học và nhận thức về quy luật tự nhiên Tác phẩm này, Comte đề xuất một hệ thống tôn giáo mới, bao gồm các nguyên tắc, lễ nghi và cách tiếp cận đạo đức Ông coi tôn giáo tích cực là một phần quan trọng của sự phát triển xã hội và tâm linh con người Tuy nhiên, ý kiến về tác phẩm này có thể có chia rẽ, và nhiều người đánh giá cao cũng như phê phán các quan điểm của Comte về tôn giáo và xã hội Dưới đây là một số điểm chính của tác phẩm này: (1) Tôn giáo Tích cực: Trong tác phẩm này, Comte phát triển ý tưởng về một hệ thống tôn giáo mới dựa trên triết lý tích cực Ông đề xuất rằng tôn giáo mới này sẽ dựa trên khoa học và quan sát, không những chỉ là một niềm tin tâm linh mà còn là một cơ sở cho đạo đức và tổ chức xã hội (2) Ba giai đoạn của tôn giáo: Comte mô tả rằng lịch sử phát triển tôn giáo được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn tôn giáo bế tắc, giai đoạn tôn giáo metafysic, 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 và giai đoạn tôn giáo tích cực Ông tin rằng tôn giáo tích cực sẽ là sự phát triển cuối cùng và hoàn thiện nhất của con người (3) Hệ thống nghi lễ: Comte đề xuất một hệ thống nghi thức và lễ nghi tích cực để thay thế các nghi thức tôn giáo truyền thống Những lễ nghi này được thiết kế để thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với quy luật tự nhiên và sự tiến bộ của nhân loại (4) Vai trò của Phụ nữ: Comte coi trọng vai trò của phụ nữ trong xã hội và tôn giáo Ông nhấn mạnh sự quan trọng của tình cảm và lòng nhân ái trong xây dựng một xã hội ổn định và hạnh phúc 2 Những đóng góp nổi bật của Auguste Comte đối với ngành Xã hội học Comte người khai sinh ra ngành xã hội học Tư tưởng, quan điểm của Auguste có ảnh hưởng lớn và sâu rộng tới ngành xã hội học: ¥ Thứ nhất, Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội Xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội và góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội ¥ Thứ hai, Comte cho rằng bản chất của xã hội học là ở chỗ sử dụng các phương pháp khoa học để xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết Quan điểm này của Comte về chủ nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế kỷ XX (những người thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm "kinh nghiệm chủ nghĩa" hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý thuyết, thiếu lý luận) ¥ Thứ ba, Comte đã chỉ ra được các nhiệm vụ và vấn đề cơ bản của xã hội học Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra các quy luật, xây dựng lý thuyết, nghiên cứu cơ cấu xã hội (tĩnh học xã hội) và nghiên cứu quá trình xã hội (động học xã hội) Xã hội học có nhiệm vụ trả lời câu hỏi: trật tự xã hội (tổ chức xã hội) được thiết lập, duy trì và biến đổi như thế nào Vấn đề này về sau trở thành mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu trong xã hội học ở Mỹ và châu Âu thế kỷ XX a Phương pháp khoa học trong nghiên cứu xã hội và quan điểm thực chứng Comte là người đầu tiên đã phát triển phương pháp tiếp cận hoàn chỉnh nghiên cứu khoa học về xã hội (scientific study of society) Theo quan điểm của Comte, không có sự khác biệt nhiều giữa khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, vì xã hội hoạt động tuân theo những quy luật (laws) cũng giống như khoa học tự nhiên, do vậy, chúng ta có thể nghiên cứu xã hội và các hoạt động của loài người, nghiên cứu các quy luật biến đổi của xã hội bằng cách sử dụng các phương pháp tương tự như các phương pháp nghiên cứu trong khoa học tự nhiên 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Theo ông, xã hội học nghiên cứu xã hội nên sử dụng phương pháp thực chứng, tức là thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết và xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu Chủ nghĩa thực chứng nhấn mạnh các kỹ thuật quan sát, so sánh (đặc biệt là so sánh về lịch sử) và thực nghiệm trong việc phát triển của kiến thức về bản chất của xã hội và hoạt động của con người Quan điểm thực chứng luận của Comte về xã hội học thể hiện đặc biệt rõ qua việc trình bày các phương pháp này Ông coi quan sát và thống kê là cách tiếp cận chính xác để hiểu và giải quyết các vấn đề xã hội Comte phân loại các phương pháp xã hội học thành những nhóm: (1) Quan sát; (2) Thực nghiệm; (3) So sánh; (4) Phân tích lịch sử Quan điểm xã hội học của ông được trình bày rõ trong các phương pháp: (1)Phương pháp quan sát: Để giải thích các sự kiện, hiện tượng trong xã hội thì phải quan sát nó, thu thập các bằng chứng về nó, ỗng cũng chỉ ra các bước, quy ừình cụ thể để tiến hành quan sát (2)Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm được hiểu là việc tạo ra những điều kiện nhân tạo để xem xét ảnh hưởng của chúng tới một hiện tượng, sự kiện xã hội nhất định Comte cho rằng khó có thể tiến hành thực nghiệm trong phòng thí nghiệm đổi với cả một hệ thống xã hội Nhưng trong thực tế một sự kiện hiện tượng nào đó đang xảy ra nhà xã hội học hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất kỳ lúc nào khi trong quá trình xảy ra sự kiện, hiện tượng xã hội, bằng các tác động có chủ đích, nhà xã hội học có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu để xem xét phản ứng của sự kiện, hiện tượng đó (3)Phương pháp so sánh: ông cho rằng việc so sánh các sự vật, hiện tượng hay quá trình xã hội trong xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ, hay so sánh các hình thức, hình dạng, loại xã hội với nhau có thể giúp nhà nghiên cứu thấy được sự giống nhau, khác nhau giữa các xã hội đó, qua đó nhà xã hội học có thể phân tích, khái quát được các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của xã hội (4)Phương pháp phân tích lịch sử: ông coi phương pháp này là một dạng phương pháp so sánh, so sánh xã hội hiện tại với xã hội trong quá khứ Nhưng sau khi phát hiện ra quy luật “quy luật 3 giai đoạn” ông đã chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt cùa phương pháp này Đối với phương pháp này đòi hỏi việc quan sát phải tỉ mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội Phương pháp luận của Comte cho thấy nó có ý nghĩa rẩt quan trọng đặt nền móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ XIX Mặc dù ông chưa chỉ ra được đầy đủ các tiêu chuẩn khoa học như ngày nay nhưng những quan điểm của Comte đã mở đầu cho thời kỳ xây dựng và phát triển một khoa học mới mẻ mà Comte gọi là xã hội học hay vật lý học xã hội Các công trình nghiên cứu cơ bản của Ông như cũng đã nhắc ở trên bao gồm: Hệ thống chính trị học thực chứng, Chuyên luận xã hội học về quá trình thiết chế hóa tôn giáo của 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 nhân loại (4 tập); Diễn ngôn về tinh thần thực chứng (1844); Môn học triết học thực chứng (Nguồn Tuner và cộng sự, 2012) Quan điểm phương pháp luận thực chứng của Comte có ý nghĩa lớn trong việc đặt nền móng cho xã hội học ở đầu thế kỷ 19: ¥ Thứ nhất, đây là lần đầu tiên phương pháp nghiên cứu thực tế của xã hội học được tách ra khỏi phương pháp siêu hình của triết học ¥ Thứ hai, những lý luận xã hội học kèm theo cơ sở dữ liệu thực tiễn tạo được độ tin cậy và xác thực cao; ¥ Thứ ba, phương pháp luận thực chứng cung cấp cho các nhà khoa học xã hội một tập hợp công cụ mới để thu thập và xử lý thông tin Ngày nay, mặc dù các nhà xã hội học đều đồng ý rằng phương pháp khoa học là một bộ phận quan trọng của xã hội học, nhưng chủ nghĩa thực chứng cực đoan thì ít có Các nhà khoa học xã hội nhận thấy rằng rất khó đưa ra một quy luật có thể đúng trong mọi trường hợp để giải thích hành vi con người, vì hành vi của nhóm có thể giải thích, dự đoán với một xác suất nhất định, còn hành vi của từng cá nhân rất khó để giải thích b Chức năng của xã hội học Comte coi xã hội học như một công cụ để nghiên cứu và hiểu về xã hội, nhằm đề xuất biện pháp và quy luật để quản lý và cải thiện nó Xã hội học, theo quan điểm của Comte, nên hướng dẫn chính trị và xã hội theo hướng tích cực và khoa học Comte đã đề xuất một hệ thống chính trị dựa trên quản lý chuyên nghiệp và quy luật xã hội Ông tin rằng những người có kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghiệp sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý xã hội c Nghiên cứu xã hội theo 03 giai đoạn phát triển Comte cho rằng trí tuệ, hệ thống văn hóa đạo đức quy định sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội Comte đã dựa vào trình độ phát triển của tri thức loài người để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và hệ thống cơ cấu xã hội tương ứng và phân chia xã hội thành các giai đoạn phát triển khác nhau Comte đưa ra quy luật ba giai đoạn: (1) Giai đoạn Thần học (Theological, or fictitious): đặc trưng bởi sự nhận thức mang tính thần bí, thần thánh tin vào các thế lực siêu nhiên và tất cả các hiện tượng được tạo ra bởi các đấng tối cao, thần thánh Con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực trước sức mạnh của nó (2) Giai đoạn Siêu hình (Metaphysical, or abstract): giai đoạn chuyển tiếp, được đặc trưng bởi nhận thức cảm tính, kinh nghiệm chứ không đặt nặng niềm tin vào thần thánh như giai đoạn trước Thay vì giải thích các sự vật hiện tượng dựa vào Thần thánh thì sẽ giải thích dựa vào thế lực trừu tượng 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 (3) Giai đoạn Thực chứng, khoa học (Scientific, or positive): được đặc trưng bởi nhận thức khoa học giải thích các sự vật hiện tượng trên cơ sở khoa học, sự hiểu biết các mối liên hệ và các quy luật Trên cơ sở quan điểm này, ông đưa ra quy luật ba giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội bằng các giai đoạn phát triển củạ xã hội loài người từ thấp đến cao dựa vào trình độ phát hiển tri thức loài người là: thứ nhất giai đoạn thần học tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ; thứ hai: giai đoạn siêu hình tương ứng với xã hội phong kiến, thứ ba là giai đoạn thực chứng tương ứng với xã hội tư bản chủ nghĩa Theo quy luật ba giai đoạn, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn sau Ở giai đoạn thực chứng, nhờ nắm vững và giải thích một cách có khoa học sự vận hành của xã hội mà con người kiểm soát, quản lý bằng cách tuân thủ và vận dụng được các quy luật của tĩnh và động học xã hội và các nhà tri thức có khả năng đóng vai trò thủ lĩnh, lãnh đạo, quản lý xã hội Xã hội học có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội, góp phần lập lại trật tự ổn định xã hội Ví dụ, nếu không có hệ thống dòng họ thì khó có thể phát triển các hệ thống tiếp theo như hệ thống chính trị, luật pháp, quân đội và hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại Lịch sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy, tiến hóa (các tư tưởng mới, các hệ thống cơ cấu mới được xây dựng, được bổ sung vào cái cũ); ví dụ, trong xã hội hiện đại, dòng họ không mất đi, cũng như các tư tưởng thần bí, siêu tự nhiên không hoàn toàn bị biến mất Việc biến đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác không "trôi chảy, nhẹ nhàng", mà thường trải qua thời kỳ bất ổn định, mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới Comte cho rằng, hệ thống văn hóa bao gồm đạo đức và tinh thần quy định sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội Dựa vào quy luật ba giai đoạn, Comte cho rằng việc "xã hội học" ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử; và xã hội học là khoa học đứng trên tất cả các khoa học khác Xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa - giai đoạn thực chứng và đó là khoa học phức tạp nhất, phải dựa trên nền tảng khoa học khác Vì ra đời muộn nên xã hội học ngay lập tức đã phải là một khoa học thực chứng và chiếm vị trí cao nhất trong hệ thống thứ bậc các khoa học Như đã nói ở trên, Comte cho rằng trí tuệ, hệ thống văn hóa đạo đức quy định sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội Quan niệm như vậy của Comte bị phê phán là duy tâm khi giải thích sự biến đổi và phát triển của xã hội Việc xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử Lý thuyết ba giai đoạn đã chỉ ra rằng các giai đoạn chuyển tiếp nên nó thường có sự bất ổn, 16 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 mâu thuẫn giữa cái cũ và cái mới Trong đó hệ thống văn hóa bao gồm đạo đức, tinh thần sẽ quy định sự phát triển của hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội Quan niệm này của A.Comte bị các nhà sinh vật phê phán là duy tâm, siêu hình khi giải thích lịch sử xã hội d Quan điểm về Cơ cấu xã hội của xã hội học Comte chịu ảnh hưởng của khoa học tự nhiên như vật lý học, sinh vật học không chỉ phương pháp luận nghiên cứu mà còn về mặt quan niệm, cấu trúc hay cơ cấu xã hội Comte tin rằng xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực thông qua việc áp dụng khoa học và công nghiệp Ông coi sự tiến bộ của tri thức và công nghiệp là chìa khóa để giải quyết các vấn đề xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống Comte cho rằng xã hội học nên được chia thành hai bộ phận chính: tĩnh học xã hội và động học xã hội (social statics and social dynamics) ¥ Tĩnh học xã hội (social statics): nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ của chúng (gia đình, nhà nước, các nhóm ): đơn vị cơ bản nhất, sơ đẳng nhất của xã hội chính là gia đình và ông đưa ra cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước, yếu tố văn hoá, tinh thần xã hội ¥ Động học xã hội (Social Dynamics): Comte quan tâm đặc biệt đến cái mà ông gọi là động học xã hội Đó là lĩnh vực nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội giữa các hệ thống xã hội theo thời gian Theo ông, xã hội luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái đứng im Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Comte là do sự biến đổi của quan điểm, hệ thống tư tưởng, ý chí của con người Kết quả cuối cùng của mỗi bộ phận nghiên cứu là sự xác lập các quy luật tự nhiên (Natural laws) chung của đời sống xã hội và thay đổi xã hội Việc phát triển của các quy luật tự nhiên này, dựa vào các tri thức khoa học, cho phép tìm ra những giải pháp cho các vấn đề trong xã hội, và góp phần làm tiến hoá xã hội và cải thiện xã hội e Quan niệm của Auguste về sự tiến bộ xã hội: ¥ Xã hội và sự phân chia việc làm Quan điểm của ông khác với những nhà tư tưởng đi trước bối Sự chuyên-nghiệp-hóa quá mức sẽ gây ra sự tan rã xã hội, phá hủy sự hợp nhất, phát sinh sự cạnh tranh, khai thác và những tâm tình đê tiện khác Điều ông muốn đề cao là sự hài hòa, hợp tác và hòa đồng xã hội (Kon, cit.) ¥ Nhà nước và chính quyền Những định chế quan trọng khác được khoa XHH nghiên cứu đặc biệt là Nhà Nước và chính quyền Việc tuân phục Nhà Nước được coi là một nghĩa vụ thánh thiêng, bởi vì đó là một cơ quan của tình liên đới xã hội, bảo vệ trật tự công cộng Chính phủ giữ các chức vụ kinh tế, chính trị và luân lý, nhằm duy trì tinh thần chung, để phòng ngừa những sự dị biệt làm tan vỡ sự thống nhất hữu cơ 17 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 ¥ Trật tự và tiến bộ Trong xã hội học của Comte, không thể nào quan niệm trật tự mà không có tiến bộ Tiến bộ được hiểu như là sự thăng tiến xã hội, hoặc là về phần chính yếu (như là tâm linh và trí thức) hoặc là về phần thứ yếu (như là khí hậu, chủng tộc, tuổi thọ cá nhân, tăng gia dân số) Sự tiến bộ có thể là về vật chất (thăng tiến về điều kiện sinh sống), vật lý (kiện toàn về bản tính con người), trí tuệ (chuyển từ thế giới tôn giáo và siêu hình sang thế giới thực nghiệm) và luân lý (những tâm tình luân lý và tinh thần tập đoàn) ¥ Gia đình và phái tính Quan niệm của ông về gia đình tương phản với phái tính Theo ông, gia đình là sự kết hợp luân lý và tình cảm dựa trên sự chăm sóc và thân mật hỗ tương Nhiệm vụ của gia đình là giáo dục các thế hệ mới về tinh thần vị tha và dạy cho chúng biết thắng tính ích kỷ bẩm sinh Tóm lại, Auguste Comte đã có những đóng góp to lớn cho sự ra đời và hình thành phát triển cùa ngành xã hội học Ông là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu về bản chất của một khoa học về các quy luật tổ chức xã hội và vạch ra bộ phận cơ bản của xã hội học là nghiên cứu về trật tự và biến đổi xã hội; ông chỉ ra bản chất của xã hội học là phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trong đó nhấn mạnh tới phương pháp quan sát, so sánh, thực chứng, phân tích trong việc thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu về các hiện tượng xã hội Comte đã đưa ra quan niệm về phương pháp luận, cơ cấu của xã hội và đưa ra quy luật ba giai đoạn của lịch sử trong đó nhấn mạnh tới vai trò của yếu tổ nhận thức đối với sự biến đổi xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1 Tập thể tác giả (2016) Giáo trình Xã hội học đại cương Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 2 Võ Văn Việt (2010) Bài giảng Xã hội học Đại cương Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh 3 John J Macionis (1987) Xã hội học Bàn dịch hiệu đính bởi Trần Nhựt Tân Nhà xuất bản Thống kê Tiếng Anh 1 Mary Pickering (1993) Auguste Comte – An Intellectual Biography Volume 1, 2 and 3 Cambrigde University Press 2 Mike Gane (2006) Auguste Comte Routledge, Taylor and Francis Group 18 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w