1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài vận dụng quan điểm của giddens về toàn cầu hóa để phân tích ví dụ trong thực tế

14 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Lý Thuyết Xã Hội Học Đề tài: Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hóa để phâ

lOMoARcPSD|38894866 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Học phần: Lý Thuyết Xã Hội Học Đề tài: Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hóa để phân tích ví dụ trong thực tế Giảng viên: GS.TS Nguyễn Tuấn Anh Sinh viên: Nguyễn Đình Khánh Vân Lớp: K66 Xã hội học Mã sinh viên: 21032338 Hà Nội, 05/2022 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Mục lục 1 Tác giả Anthony Giddens 3 2 Lý thuyết của Anthony Giddens về toàn cầu hóa 3 2.1 Khái niệm toàn cầu hóa 3 2.2 Các nhân tố góp phần vào toàn cầu hóa 3 2.2.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông 3 2.2.2 Các nhân tố kinh tế 4 2.2.3 Biến đổi chính trị 4 2.3 Tranh luận về toàn cầu hóa 4 2.4 Hệ quả của toàn cầu hóa 5 2.4.1 Cơ hội .5 2.4.2 Thách thức .5 3 Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hóa để phân tích ví dụ thực tế: Mối quan hệ phụ thuộc dầu khí giữa Mỹ vào Nga 5 3.1 Giới thiệu về nước Mỹ 5 3.2 Giới thiệu về nước Nga 6 3.3 Mối quan hệ phụ thuộc giữa Mỹ và Nga về nhập khẩu dầu 6 3.3.1 Lý do Mỹ nhập khẩu dầu từ Nga .6 3.3.2 Thực trạng Mỹ phụ thuộc dầu từ Nga .7 3.3.3 Hệ quả của sự phụ thuộc 9 Kết luận 10 Danh mục tài liệu tham khảo 11 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 1 Tác giả Anthony Giddens Anthony Giddens là một nhà xã hội học người Anh, giáo sư xã hội học tại Đại học Cambridge và là giám đốc Trường Kinh tế ở London, người được biết đến trên toàn thế giới với lý thuyết về cấu trúc và quan điểm toàn diện về xã hội hiện đại ngày nay Ông được coi là một trong những nhà xã hội học hiện đại nổi bật nhất, tác giả của ít nhất 34 cuốn sách, được xuất bản bằng ít nhất 29 ngôn ngữ Năm 2007, Giddens được liệt kê là tác giả sách được nhắc đến nhiều thứ năm trong ngành nhân văn (1) Ông xếp thứ 39 trong danh sách 100 trí thức hàng đầu của thế giới do các tạp chí “Prospect” và “Foreign Affairs” lập ra (Castree, 2010:161) Giddens đã mang lại nhiều ý tưởng và khái niệm cho lĩnh vực xã hội học Trong số đó là khái niệm về phản xạ, lý thuyết cấu trúc, cách thứ ba, và đặc biệt quan trọng là toàn cầu hóa Như được mô tả bởi Giddens, toàn cầu hóa là một quá trình không chỉ là kinh tế Đó là "sự tăng cường của các mối quan hệ xã hội trên toàn thế giới liên kết các địa phương xa xôi theo cách mà các diễn biến địa phương được định hình bởi các sự kiện ở xa và, đến lượt nó, các sự kiện ở xa được định hình bởi các diễn biến địa phương." Giddens cho rằng toàn cầu hóa là hậu quả tự nhiên của tính hiện đại và sẽ dẫn đến việc tái thiết các thể chế hiện đại (2) 2 Lý thuyết của Anthony Giddens về toàn cầu hóa 2.1 Khái niệm toàn cầu hóa Là khái niệm phản ánh thế giới chúng ta đang sống, trong đó các cá nhân, các nhóm, các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau Toàn cầu hóa là quá trình đã bắt đầu từ rất lâu trong lịch sử loài người, chứ không chỉ giới hạn trong xã hội đương đại Các nhân tố kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị tạo nên toàn cầu hóa đương đại 2.2 Các nhân tố góp phần vào toàn cầu hóa 2.2.1 Sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông Sự bùng nổ thông tin liên lạc toàn cầu đã được tạo điều kiện thuận lợi bởi một số tiến bộ quan trọng trong công nghệ và cơ sở hạ tầng viễn thông trên thế 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 giới Công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm thiết bị di động, truyền hình cable, internet, … Công nghệ cáp đã trở nên tiện lợi và ít tốn kém hơn, sự phát triển của cáp quang đã mở rộng đáng kể số lượng kênh truyền thông có thể được sử dụng (3) Hàng ngày truyền thông toàn cầu mang tin tức, hình ảnh, thông tin đến từng nhà, từng cá nhân, liên kết họ một cách trực tiếp và liên tục Điều này dẫn đến các cá nhân ngày càng phụ thuộc người khác, trách nhiệm cá nhân không chỉ dừng lại trong đường biên giới quốc gia; quan niệm về bản sắc cũng thay đổi 2.2.2 Các nhân tố kinh tế Các nhân tố kinh tế gồm có hoạt động kinh tế xuyên quốc gia như các công ty đa quốc gia, tập đoàn xuyên quốc gia, nền kinh tế điện tử đã có những tác động trực tiếp tạo nên sự toàn cầu hóa 2.2.3 Biến đổi chính trị Đầu tiên là tác động của việc thay đổi các đường ranh giới sau chiến tranh lạnh Thứ hai là sự phát triển các thể chế khu vực và quốc tế Các quốc gia liên kết và Hiệp hội châu Âu là hai ví dụ nổi bật nhất về các tổ chức liên quốc gia nhằm tập hợp các quốc gia thành một diễn đàn chính trị chung (3) Cuối cùng là các tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế 2.3 Tranh luận về toàn cầu hóa Là một quá trình hỗn loạn và không thể đoán trước, toàn cầu hóa được các nhà quan sát nhìn nhận và hiểu rất khác nhau:  Những người theo chủ nghĩa hoài nghi: Toàn cầu hóa được đánh giá cao, sự phụ thuộc lẫn nhau hiện nay không phải là chưa có tiền lệ  Những người hyperglobalizer: Toàn cầu hóa là hiện tượng thực, đầy sức mạnh và đe dọa làm xói mòn các chính phủ quốc gia  Những người transformationalist: Toàn cầu hóa đang làm chuyển đổi nhiều chiều cạnh của trật tự toàn cầu hiện tại, nhưng những khuôn mẫu cũ vẫn được duy trì 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 2.4 Hệ quả của toàn cầu hóa 2.4.1 Cơ hội Toàn cầu hóa tạo ra sự giao thoa văn hóa, kinh tế toàn cầu và công dân toàn cầu Các tổ chức quốc tế đang tạo ra nên khuôn khổ quân sự, luật pháp, chính trị toàn cầu Bất cứ phần nào của thế giới cũng là một bộ phận không thể tách rời của đời sống hàng ngày trên thế giới Đồng thời, cũng làm gia tăng chủ nghĩa cá nhân: Mọi lựa của chúng ta trong đời sống hàng ngày cũng là một phần của quá trình tạo ra và tái tạo lại bản sắc của chúng ta 2.4.2 Thách thức Toàn cầu hóa đang tạo ra những thách thức xuyên biên giới và vượt tầm của các cấu trúc chính trị hiện tại Các chính phủ hiện tại không thể đơn lẻ giải quyết các vấn đề xuyên biên giới nên cần có cách quản trị toàn cầu để giải quyết các vấn đề toàn cầu một cách toàn cầu Ngoài ra, sự chênh lệch giàu nghèo, sự bất bình đẳng giữa các nước cũng là thách thức đối với nhân loại 3 Vận dụng quan điểm của Giddens về toàn cầu hóa để phân tích ví dụ thực tế: Mối quan hệ phụ thuộc dầu khí giữa Mỹ vào Nga 3.1 Giới thiệu về nước Mỹ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ gồm 50 tiểu bang Mỹ là quốc gia đông dân thứ 3 thế giới, và lớn thứ 4 trên thế giới về diện tích Hệ thống chỉnh phủ là một nước cộng hòa liên bang dựa trên hiến pháp với truyền thống dân chủ mạnh mẽ, nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ là tổng thống Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới do kết quả của cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tiên tiến, trong đó có nhiều quyền tự do tư nhân, kết hợp với kế hoạch kinh tế tập trung và sự điều tiết của chính phủ Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn thứ nhất thế giới về tổng sản phẩm quốc nội, và là nền công nghiệp mạnh nhất Mỹ cũng có ảnh hưởng đến nền kinh tế của phần còn lại của thế giới vì đây là một nguồn vốn đầu tư đáng kể Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế, xã hội Mỹ cũng tồn tại nhiều vấn đề nan giải khó giải quyết (4) 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 3.2 Giới thiệu về nước Nga Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang với 85 bang Nước Nga có lãnh thổ rộng nhất về diện tích trên thế giới thuộc Đông Âu và Bắc Á, chiếm hơn 10% diện tích toàn cầu, nằm trên hai châu lục Á và Âu Nga cũng là nước đông dân thứ 9 thế giới với hơn 145 triệu người (5) Nga có tổng sản phẩm quốc nội trên đầu người thấp hơn so với nhiều nước Theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thước đo phổ biến nhất để đo lường dấu ấn kinh tế của một quốc gia, Nga đứng thứ 11 trên thế giới và chỉ bằng 1/14 GDP của Mỹ Tuy nhiên, Nga là đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, theo hãng tin DW, Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên và dầu lớn nhất thế giới Trên thực tế, dầu mỏ chiếm 20% tổng sản phẩm quốc nội của Nga, 40% ngân sách và 60% xuất khẩu của nước này Năm 2021, giá trị xuất khẩu dầu thô của Nga lên tới hơn 110,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 52% so với năm trước Nga xuất khẩu lượng lớn năng lượng cho các nước trên khắp thế giới, vì vậy quốc gia này rất quan trọng về mặt hệ thống và đặc biệt quan trọng đối với thị trường năng lượng thế giới (6) 3.3 Mối quan hệ phụ thuộc giữa Mỹ và Nga về nhập khẩu dầu 3.3.1 Lý do Mỹ nhập khẩu dầu từ Nga Tuy là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Mỹ vẫn nhập dầu thô từ Nga để phục vụ nhu cầu của những thị trường xa xôi trong nước và duy trì hoạt động tối ưu của nhà máy lọc Thứ nhất, do thiếu ống dẫn Hai vùng Bờ Đông và Bờ Tây thiếu tính kết nối với các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng dầu của nước Mỹ Các nhà máy lọc dầu ở Bờ Tây và Bờ Đông đều không có ống dẫn dầu nối với Permian Basin - mỏ dầu lớn nhất của Mỹ và Cushing - kho lưu trữ dầu quan trọng của Mỹ Thực chất, dầu thô vẫn có thể được vận chuyển từ vùng Duyên hải Vịnh Mexico tới Bờ Đông và Bờ Tây theo đường thủy, nhưng do quy định pháp lý đạo luật Jones, được thông qua cách đây 1 thế kỷ, đặt ra quy định hạn chế đối với kích thước của các con tàu được phép vận chuyển hàng hóa lưu thông qua lại các cảng biển của Mỹ (7) Hơn nữa, việc vận chuyển dầu qua lại trên những con tàu có kích thước nhỏ sẽ không sinh lãi Chính vì vậy, các nhà máy lọc dầu 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 ở Bờ Đông và Bờ Tây chủ yếu nhập khẩu dầu thô từ nước ngoài, trong đó có Nga Thứ hai, là để thiết kể nhà máy lọc dầu Mỹ mua dầu thô từ Nga một phần là để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu chuyên xử lý dầu chua - loại dầu chứa hàm lượng lưu huỳnh cao, để có thể duy trì sản xuất tại đây ở mức tối ưu và cho ra những sản phẩm cao cấp nhất Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ đã được thiết kế và xây dựng từ cách đây nhiều thập kỷ, chúng sử dụng các loại dầu thô nặng hơn, thường là có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn, trong khi dầu thô ở trong nước lại có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn Trước đó, Mỹ cũng mua dầu chua từ Iran và Venezuela nhưng vì lệnh trừng phạt của Washington đối với hai nước này, Mỹ không thể nhập dầu Theo ông Lipow, cho tới những năm gần đây, dầu thô từ Nga đã giúp bù vào khoảng trống mà lệnh trừng phạt Iran và Venezuela để lại cho chuỗi cung ứng của các nhà máy lọc dầu ở vùng Duyên hải Vịnh Mexico của Mỹ (8) 3.3.2 Thực trạng Mỹ phụ thuộc dầu từ Nga Mặc dù Mỹ là nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, nhu cầu dầu mỏ của nước này vẫn vượt xa so với sản lượng nội địa Vì vậy, Mỹ vẫn cần phải nhập khẩu dầu mỏ Trong vòng nửa năm 2020, Mỹ đã nhận từ Nga hơn 9 triệu tấn sản phẩm dầu - một kỷ lục tuyệt đối kể từ năm 2004 Đồng thời, Washington vẫn cố ngăn chặn Nga hoàn thành đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 để châu Âu không lệ thuộc năng lượng vào Nga Trong khi đó Mỹ lại phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2020, Nga kiếm được 2,2 tỷ USD từ việc bán các sản phẩm dầu mỏ cho Mỹ, theo số liệu của Cơ quan Hải quan Liên bang Nga Hơn 7,46 triệu tấn chiếm 12% tổng kim ngạch xuất khẩu đã được vận chuyển đến phía bên kia của đại dương Theo EIA, trong 5 tháng đầu năm 2020, Mỹ đã nhập khẩu 68 triệu thùng dầu từ Nga, tương đương 9,3 triệu tấn Ngoài ra, trong tháng 7, lượng dầu mazut mà Mỹ mua từ Nga đã tăng thêm 16% so với tháng 6, đây là loại dầu cần thiết cho việc sản xuất xăng mà Mỹ mua từ Nga nhiều nhất chứ không phải dầu thô (9) Mỗi ngày, Mỹ đã nhập khẩu từ Nga 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 538.000 thùng/ ngày Các công ty năng lượng lớn của Mỹ như Valero Energy và Exxon Mobil đều là những khách hàng mua dầu và các sản phẩm dầu mỏ chủ chốt của Nga Cả hai đã nhập khẩu lần lượt 55 triệu thùng và 50 triệu thùng Mức nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào Mỹ đã tăng 3,5% lên mức cao nhất trong 9 năm qua Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn thứ 2 của Mỹ, vượt qua Ả Rập (10) Vì Mỹ đã tự mình chặt đứt thị trường dầu nặng khi cấm nhập khẩu dầu từ Venezuela, các nhà máy lọc dầu ở Vịnh Mexico và Bờ Đông đã lâm vào tình thế khó khăn nhất Một lựa chọn thay thế có thể là dầu thô từ Ả Rập, loại dầu mỏ có thành phần hóa học giống như dầu mỏ Venezuela, nhưng Ả Rập từ chối tăng sản lượng Kết quả là nền kinh tế đã gạt chính trị sang một bên, Mỹ phải quay sang Nga Năm 2021, khoảng 8% dầu mỏ và sản phẩm đã qua tinh chế mà Mỹ nhập khẩu tới từ Nga, tương đương 672.000 thùng/ ngày (theo Andy Lipow, chủ tịch một công ty dầu mỏ ở Texas) Trong số đó, dầu thô từ Nga chỉ chiếm khoảng 3% nhập khẩu dầu thô của Mỹ Khoảng 50% lượng dầu thô Mỹ nhập từ Nga sẽ đến các nhà máy lọc dầu ở vùng Bờ Tây, 25%, tương đương 50.000 thùng/ ngày sẽ tới vùng Bờ Đông 25% còn lại thường được đưa đến vùng Duyên hải Vịnh Mexico ở miền Nam nước Mỹ, nơi mà dầu Urals của Nga có hàm lượng lưu huỳnh cao hơn phần lớn các loại dầu thô sản xuất ở Mỹ - được xem là mang lại lợi nhuận cho các cơ sở lọc dầu ở đây Giữa năm 2021, lượng dầu thô mà Mỹ nhập từ Nga đã đạt mức đỉnh điểm trong vòng 1 thập kỷ Năm 2021, nguồn cung dầu của Nga cho Mỹ tăng hơn gấp đôi so với năm 2020, đạt 72,608 triệu thùng, chiếm 3,3% tổng kim ngạch nhập khẩu dầu của Mỹ Nga cũng đã cung cấp 20% tổng nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ cho Mỹ (11) Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đặc biệt là sau khi Ukraine bị tấn công, một số nhà lập pháp Mỹ kêu gọi chính quyền Biden hạn chế hoặc cấm nhập khẩu dầu thô từ Nga, nhưng Nhà Trắng vẫn chần chừ Đến ngày 8/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký lệnh hành pháp cấm nhập khẩu dầu từ Nga và đầu tư mới vào lĩnh vực năng lượng của Nga Mặc dù vậy, sự gia tăng này vẫn diễn ra bất chấp Điều này cho thấy sự phụ thuộc không ít của Mỹ vào Nga Ngày 3/4/2022, Phó thư ký Hội đồng An ninh quốc gia Nga cho biết Mỹ đã buộc châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Nga nhưng Mỹ vẫn tiếp tục 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 nhập khẩu dầu mỏ từ Nga Khối lượng dầu Mỹ nhập khẩu của Nga tăng 43% từ ngày 19 đến 25/3/2022 so với tuần trước đó, theo một báo cáo mới của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) Dữ liệu cho thấy Mỹ nhập khẩu khoảng 100.000 thùng dầu thô của Nga mỗi ngày Vào đầu tháng 3/2022, nguồn cung dầu hàng tuần của Nga cho Mỹ đã đạt giá trị tối đa vào năm 2022, lên tới 148.000 thùng/ ngày (12) Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa hai nước Mỹ và Nga có sự phụ thuộc nhất định vào nhau và có ảnh hưởng đến nền kinh tế của đối phương cũng như toàn cầu về xuất nhập dầu 3.3.3 Hệ quả của sự phụ thuộc Đối với Mỹ, sau khi ra quyết định cấm nhập khẩu dầu của Nga, cuộc chiến của Nga đã gây thiệt hại cho các gia đình Mỹ tại các trạm bơm xăng Từ khi ông Putin bắt đầu tập trung quân đội ở biên giới Ukraine, ngay thời điểm đó giá xăng ở Mỹ đã tăng 75 cent và với hành động này, giá xăng sẽ tăng cao hơn nữa Theo RT, giá xăng ở Mỹ đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại vào sang 8/3/2022, lên tới 4,17 USD/ gallon Theo dữ liệu từ một hiệp hội Hoa Kỳ - tổ chức theo dõi giá tại hơn 60.000 trạm xăng trên cả nước, đây là giá xăng trung bình cao nhất trong lịch sử Mỹ (13) Giá xăng tại Mỹ đã tăng lên mức cao kỷ lục, đẩy lạm phát lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua Nếu không có Nga, Mỹ có thể nhập khẩu dầu từ những quốc gia khác như Ả Rập, nhưng sẽ có một vài bất tiện Về phía Nga, khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu của Nga khiếm thêm rất nhiều doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp ở châu Âu và châu Á, từ chối nguồn cung của Nga để đảm bảo không vướng phải rắc rối do các gói trừng phạt nhiều điều khoản của Mỹ Gói trừng phạt kinh tế và kiểm soát xuất khẩu mà Mỹ áp đặt lên Nga đã gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế Nga và đồng rúp Nga đã giảm tới 30% giá trị Nga sẽ không thể tăng giá đồng rúp vì phương Tây đã loại các ngân hàng lớn nhất của Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế Bên cạnh đó các công ty lớn đã tạm ngừng dịch vụ của họ tại Nga, bao gồm Visa, Mastercard, Ford, …(14) Dầu khí là nguồn thu ngân sách quan trọng của Nga và lệnh cấm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế nước này vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Ngoài ra, các nhà phân tích còn quan ngại quyết định trên của Mỹ sẽ làm gia tăng sức ép lên nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đã phải trải qua việc thiếu hụt nguồn cung và giá cả leo thang do tác động của đại dịch COVID- 19 Những động thái nhằm ngăn chặn dòng chảy dầu thô đến từ Nga được các thị trường dầu khí trên toàn cầu coi như một đòn tấn công nhằm vào nguồn cung toàn cầu, và có thể khiến cho giá dầu tiếp tục tăng cao Giá dầu trên thị trường thế giới tăng chóng mặt Giá dầu Brent tăng 7,3% vào ngày 8/3, giao dịch ở mức 132,28 USD/ thùng vào khoảng 13h GMT Giá dầu WITI tăng vọt 7,6% lên 128, 51 USD/ thùng (15) Lệnh cấm này đối với dầu của Nga được dự báo sẽ tiếp tục làm chậm quá trình phục hồi toàn cầu trong bối cảnh các nước chỉ vừa mở cửa trở lại nền kinh tế sau hơn 2 năm gián đoạn vì Covid-19 Như vậy, có thể thấy được rõ ràng sự phụ thuộc nhất định của hai nước Mỹ và Nga trong xuất/nhập khẩu dầu Qua quá trình toàn cầu hóa này, không chỉ nền kinh tế hai nước bị ảnh hưởng mà người dân của hai quốc gia nói riêng và trên thế giới nói chung cũng bị phụ thuộc và ảnh hưởng bởi giá dầu 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Kết luận Qua đó, nhận thấy rằng toàn cầu hóa là một hiện tượng có ý nghĩa cách mạng trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại Quá trình này dẫn tới những biến đổi mạnh mẽ trong cấu trúc kinh tế - chính trị của quan hệ quốc tế, song song với những thay đổi về xã hội của người dân trên toàn cầu Tuy nhiên, đây không phải là một hiện tượng bất biến mà là quá trình phức tạp, đa phương diện, đa chiều hướng và luôn vận động, biến đổi Quá trình này cũng được coi như con dao hai lưỡi, toàn cầu hóa làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng toàn cầu, khiến sự phân biệt giàu nghèo giữa các quốc gia càng trở nên rõ ràng và các nước phụ thuộc vào nhau nhiều hơn; nhưng toàn cầu hóa cũng mang lại cơ may cho sự thịnh vượng và bình đẳng phát triển trên phạm vi toàn cầu, giúp thúc đẩy các quốc gia tìm ra chính sách làm giàu cho nước mình và thúc đẩy nhân quyền 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Danh mục tài liệu tham khảo (1) Mimir Từ điển bách khoa tiếng Việt (2) Eferrit Khoa học Xã hội Anthony Giddens (3) Giddens, A, and Simon Griffiths Sociology Polity, 2006 (4) Educas Vietnam “United States of America – Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Cổng thông tin điện tử Educas (https://educasvietnam.com/tong-quan-ve-nuoc- my/#:~:text=M%E1%BB%B9%20l%C3%A0%20qu%E1%BB%91c%20gia%20% C4%91%C3%B4ng,ch%C3%ADnh%20ph%E1%BB%A7%20l%C3%A0%20t%E 1%BB%95ng%20th%E1%BB%91ng) (5) Số liệu trên danso.org được xây dựng dựa theo các số liệu và ước tính của Liên Hợp Quốc (https://danso.org/nga/) (6) Dân trí Cơ quan của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội “Dầu quan trọng với nền kinh tế Nga ra sao ?” Cổng thông tin Báo điện tử Dân trí (https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tai-sao-dau-lai-sieu-quan-trong-voi-nen-kinh- te-nga- 20220306094321743.htm#:~:text=Nga%20l%C3%A0%20n%C6%B0%E1%BB% 9Bc%20xu%E1%BA%A5t%20kh%E1%BA%A9u,xu%E1%BA%A5t%20kh%E1 %BA%A9u%20c%E1%BB%A7a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%C3%A0 y.) (7) , (8) Viettimes News & Analysis Cơ quan của hội Truyền thông số Việt Nam “Tại sao Mỹ vẫn phải mua dầu thô của Nga ?” Cổng thông tin Tạp chí điện tử Viettimes (https://viettimes.vn/tai-sao-my-van-phai-mua-dau-tho-cua-nga- post154891.html?utm_source=web_vt&utm_medium=home_tinmoi_vt&utm_cam paign=click_tinmoi) (9) Sputnik Vietnam “Mỹ mua một lượng dầu kỷ lục từ Nga” (https://vn.sputniknews.com/20200814/my-mua-mot-luong-dau-ky-luc-tu-nga- 9365255.html) 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 (10) Sputnik Vietnam “ Mỹ nhập khẩu khối lượng dầu kỷ lục của Nga” (https://vn.sputniknews.com/20210331/my-nhap-khau-khoi-luong-dau-ky-luc-cua- nga-10302488.html) (11) Báo lao động Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “Mỹ tăng cường nhập khẩu dầu “bị cấm” của Nga” Cổng thông tin Báo điện tử lao động (https://laodong.vn/thoi-su-quoc-te/my-tang-cuong-nhap-khau-dau-bi-cam- cua-nga-1029224.ldo) (12) Tuổi trẻ online “Báo Nga: Mỹ tăng 43% nhập khẩu từ Nga, 100.000 thùng mỗi ngày” Cổng thông tin điện tử báo Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/bao-nga-my-tang-43-nhap-khau-dau-tu-nga-100-000-thung-moi- ngay-20220404084145013.htm) (13), (14), (15) Báo lao động Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam “Mỹ cấm nhập khẩu dầu khí Nga, thị trường “ngấm đòn” tức thì” Cổng thông tin Báo điện tử lao động (https://laodong.vn/thoi-su-quoc-te/my-cam-nhap-khau-dau-khi-nga-thi-truong- ngam-don-tuc-thi-1021584.ldo) 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w