1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU CẨM MỸ

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Nhà Máy Chế Biến Mủ Cao Su Cẩm Mỹ
Tác giả Công Ty TNHH MTV Tổng Công Ty Cao Su Đồng Nai
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở .... Phương án thu gom và xử lý nước thải sản xuất của nhà máy.... - Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường số 249/QĐ

Trang 3

Chủ dự án: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai

MỤC LỤC

MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT IV DANH MỤC CÁC BẢNG V

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1

1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai 1

2 Tên cơ sở 1

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 3

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 3

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 4

3.3 Sản phẩm của cơ sở 10

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu 10

4.1 Nguyên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở 10

4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 11

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 15

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, 17

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 17

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 17

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 17

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 19

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 19

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 19

1.2 Thu gom, thoát nước thải 20

1.3 Xử lý nước thải 23

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 40

3 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường 46

3.1 Chủng loai, khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh 46

3.2 Biện pháp lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường 47 3.3 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông

Trang 4

thường 49

4 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại 51

4.1 Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 51

4.2 Biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại 52

4.3 Công trình lưu giữ chất thải nguy hại 53

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 55

5.1 Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung từ hoạt động máy móc, thiết bị 55

5.2 Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung từ các phương tiện lưu thông ra vào nhà máy 55

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 56

6.3 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất 57

6.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ 58

7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 60

8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 61

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 73

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 73

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 74

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có): 76

4 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có): Dự án không đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 76

5 Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có): 77

6 Nội dung đề nghị cấp phép đối về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường (nếu có): 77

CHƯƠNG V KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 80

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải của Công ty trong năm 2021 – 2022 80

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải của Công ty trong năm 2021 - 2022 81

Trang 5

Chủ dự án: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai iii

của pháp luật 84

1.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 84

1.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 84

1.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 85

2 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 85

CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 86

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 87

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Diện tích các hạng mục công trình của Nhà máy 2

Bảng 1.2 Danh mục sản phẩm và công suất sản xuất 3

Bảng 1.3 Máy móc, thiết bị chính phục vụ sản xuất của cơ sở 9

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của Nhà máy 10

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng nước tối đa của cơ sở 12

Bảng 3.1 Bảng thông số hệ thống thu gom nước mưa tại nhà máy 20

Bảng 3.2 Bảng thông số hệ thống thu gom nước thải tại nhà máy 21

Bảng 3.3 Danh mục, số lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 38 Bảng 3.4 Kết quản quan trắc khí thải năm 2021 - 2022 42

Bảng 3.5 Khối lượng chất thải công nghiệp thông thường phát sinh 46

Bảng 3.6 Thông tin công trình lưu giữ chất thải rắn thông thường 49

Bảng 3.7 Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2021 - 2022 51

Bảng 5.1 Thống kê vị trí điểm quan trắc nước thải 80

Bảng 5.2 Kết quản quan trắc nước thải trong năm 2021 80

Bảng 5.3 Kết quản quan trắc nước thải trong năm 2022 80

Bảng 5.4 Thống kê vị trí điểm quan trắc khí thải 81

Bảng 5.5 Kết quả quan trắc khí thải 81

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất mủ SVR 5

Hình 1.2 Hình ảnh một số công đoạn chính của quy trình sản xuất mủ cốm SVR 8

Hình 1.3 Hình ảnh sản phẩm của cơ sở 10

Hình 3.1 Hình ảnh hệ thống thu gom và hố ga đấu nối nước mưa cơ sở 19

Hình 3.2 Hình ảnh hệ thống mương thu gom nước mưa 20

Hình 3.3 Phương án thu gom và xử lý nước thải sản xuất của nhà máy 21

Hình 3.4 Bể tự hoại kết hợp lắng, lọc 24

Hình 3.5 Quy trình công nghệ HTXLNT xử lý nước thải dự án 25

Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải khi đã tái sử dụng 32

Hình 3.7 Quy trình tái sử dụng nước thải tại Công ty 34

Hình 3.8 Khu vực tái sử dụng nước tại Nhà máy 35

Hình 3.9 Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải của dự án 36

Hình 3.10 Hình ảnh hệ thống quan trắc tự động nước thải 37

Hình 3.11 Quy trình xử lý khí thải lò hơi đốt nhiên liệu Biomas 43

Hình 3.12 Hình ảnh khu lưu giữ chất thải công nghiệp 51

Hình 3.13 Hình ảnh khu lưu giữ chất thải nguy hại 54

Hình 3.14 Hình ảnh hồ sự cố lưu chứa nước thải 57

Hình 3.15 Cây xanh tại nhà máy 61

Trang 9

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai

- Địa chỉ văn phòng: 47, Đường số 1, tổ 3, KP Trung Tâm, phường Xuân Lập, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

- Người đại diện có thẩm quyền: Ông Đỗ Minh Tuấn

- Đại diện pháp luật: Ông Đỗ Minh Tuấn Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: (0251) 3 724 444

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số 3600259465 do Sở Kế hoạch

và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp lần đầu ngày 29/05/2009, thay đổi lần thứ 9 ngày 17/12/2021

2 Tên cơ sở

“Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ”

- Địa điểm hoạt động của cơ sở: ấp Suối Sóc, xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

- Quyết định phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường số MTg ngày 28/2/1997 của Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường cho

249/QĐ-Dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ” của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai

- Quy mô đầu tư của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án nhóm B

Hiện tại nhà máy đang hoạt động sản xuất với mục tiêu “Nhà máy chế biến

mủ cao su”

- Quy mô sử dụng đất của cơ sở: tổng diện tích dự án là 28.266,8 m2

- Tóm tắt về tình hình hoạt động của nhà máy: Nhà máy chế biến mủ cao su

đi vào hoạt động khoảng năm 1997 đến nay, hiện trạng nhà máy đã xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục công trình xây dựng, công trình môi trường bao gồm: thoát nước mưa, nước thải, hệ thống xử lý nước thải theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường phê duyệt với công suất 12.000 tấn sản phẩm/năm Hiện tại nhà máy đang trong quá trình

hoạt động với công suất sản xuất chỉ khoảng 8.000 tấn sản phẩm/năm (khoảng

70% công suất đăng ký theo ĐTM đã phê duyệt), hiện tại do nguồn nguyên liệu

cung cấp trong khu vực giảm mạnh do đó Công ty xin giảm công suất sản xuất theo ĐTM đã phê duyệt xuống còn 9.000 tấn sản phẩm/năm Trong suốt quá trình hoạt động Công ty không bị các phản ảnh, khiếu kiện, khiếu nại cũng như bị xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường

Trang 10

- Phạm vi và quy mô cấp phép của dự án:

Sản xuất mủ cao su thiên nhiên dạng khối công suất 9.000 tấn sản phẩm/năm

2 Quy mô

diện tích 28.266,8 m2

28.266,8 m 2 (Các hạng mục công trình đã được xây dựng hoàn thiện Dự án không xây dựng thêm các hạng mục công trình)

- Đã xây dựng HTXL nước thải công suất

800 m3/ngày, đang trong quá trình vận hành

- Xin lắp đặt thêm 01 lò hơi đốt củi băm và

hệ thống xử lý khí thải lò hơi công suất 6.000 m3/giờ để xử lý khí thải phát sinh đi kèm lò hơi

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai)

Dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ” được thực hiện trên khu đất

có diện tích 28.266,8 m2 Các hạng mục công trình đã được xây dựng hoàn thiện,

bố trí các hạng mục công trình như sau:

Bảng 1.1 Diện tích các hạng mục công trình của Nhà máy

Trang 11

C Công trình môi trường 4.088 14,46

14 Khu vực lưu trữ chất thải nguy hại m2 18 0,06

15 Khu vực lưu trữ chất thải công nghiệp m2 15 0,05

16 Khu lưu giữ chất thải sinh hoạt m2 15 0,05

Về các hạng mục công trình môi trường: Đối với nước thải Công ty đã đầu

tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 800 m3/ngày để xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở Đối với khí thải hiện trạng nhà máy có lắp đặt

01 lò sấy sử dụng dầu DO, khí thải sau khi sấy được xả thải trực tiếp ra môi trường

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

Hiện nhà máy đang hoạt động ổn định với mục tiêu sản xuất: Mục tiêu chế biến mủ cao su thiên nhiên dạng khối từ nguyên liệu mủ nước

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt Công ty xin sản xuất với công suất tối đa 12.000 tấn sản phẩm/năm, tuy nhiên hiện tại công suất sản xuất của nhà máy thấp hơn rất nhiều so với công suất đăng ký do thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào do đó Công ty xin điều chỉnh giảm công suất sản xuất dự án xuống còn 9.000 tấn sản phẩm/năm

Chi tiết công suất sản xuất các sản phẩm tại nhà máy trong 03 năm gần nhất, công suất sản xuất thực tế xin điều chỉnh so với báo cáo đánh giá tác động môi trường phê duyệt cụ thể:

Trang 12

Bảng 1.2 Danh mục sản phẩm và công suất sản xuất

Công suất sản xuất (tấn/năm)

Theo ĐTM Năm 2021 Năm 2022

Tháng 10/2023

Xin điều chỉnh

1 Mủ cao su thiên nhiên dạng

Trang 13

Cán mỏng 1 Băng tải

Cán mỏng 2 Băng tải

Cán mỏng 3 Băng tải

Nước Nước

Nước thải Nước thải CTNH

Nước thải Nước thải

Nước thải

Nước thải

Khí thải

T0C 112 – 1140C

Trang 14

dây chuyền sản xuất

Trang 15

bắt chính xác được hàm lượng DRC trong mủ có thể xác định được trong lượng mỗi mẽ sản phẩm khi chế biến

Mủ sau khi được kiểm tra chất lượng sẽ được đưa vào bể hổn hợp, tại đây dựa vào thành phần và tính chất của mủ nước, người vận hành sẽ châm lượng hóa chất Na2SO5 phù hợp để tránh tình trạng nguyên liệu mủ nước sau khi đánh đông

bị oxy hoá Sau đó nguyên liệu được phân phối đều xuống các rảnh đánh đông

Ở đây dung dịch hóa chất CH₃COOH với nồng độ từ 1,5% đến 3% được tính toán

số lượng phù hợp để đưa vào hoà trộn đều trong các mương chứa mủ nước để tạo nên những mương mủ đông Sau khi các mương mủ nước đã có hiện tượng đông

tụ, một lượng dung dịch Na2SO5 được phun phủ lên trên bề mặt mương mủ để chống oxy hoá bề mặt

Mủ trong mương sau khi đã đông tụ hoàn toàn được cho qua máy cán kéo nhằm bước đầu loại bỏ bớt nước, tạp chất,… cũng như giảm chiều dày của khối

mủ đông tụ và tạo điều kiện tốt hơn cho các quá trình gia công cơ học tiếp theo Chiều dày mủ sau khi qua máy cán thô đã giảm đáng kể và được tuần tự đưa vào máy cán 1, 2 và 3 bằng băng chuyền nhằm loại bỏ triệt để nước, các chất phi cao su và các tạp chất còn lại trong nguyên liệu cao su thô ban đầu để có được cao

su nguyên chất Công đoạn trên đã tạo thành tờ mủ có bề dày theo quy định tạo

sự dễ dàng cho việc tạo hạt của các công đoạn sau

Mủ sau khi đã qua máy cán 3 được băng tải đưa vào máy cuốn cắt để cắt và băm cốm để tạo thành những hạt cốm có kích thước nhỏ khoảng 1 × 2mm

Mủ sau khi tạo cốm sẽ được đưa qua hệ thống bơm thổi, sàn rung và hệ thống phân phối mủ vào các hộc của thùng sấy sau đó được đưa vào lò sấy để sấy khô hoàn toàn, nhiệt độ lò sấy 1120C – 1140C lò sấy sử dụng nhiên liệu dầu DO

Mủ cốm được sấy khô với thời gian và nhiệt độ được định trước nhằm loại

bỏ hoàn toàn nước còn sót lại trong hạt cốm sau quá trình gia công cơ học Sau

đó, mủ được ép lại thành từng bành có trọng lượng bằng 33,33 kg hoặc 35 kg bằng máy ép, các bành cao su được bao bọc trong các túi Pe với độ dày bằng 0,03mm

và cho vào Palet

Trang 16

Hình 1.2 Hình ảnh một số công đoạn chính của quy trình sản xuất mủ cốm

SVR

Trang 17

Bảng 1.3 Máy móc, thiết bị chính phục vụ sản xuất của cơ sở

STT Máy móc – Thiết bị

Đơn

vị tính

Số lượng theo ĐTM

Số lượng thực tế

đã lắp đặt

Tình trạng Năm sản xuất Xuất xứ

1 Máy quậy bồn hóa chất Bộ 04 04 60% 2002 Việt

6 Máy cán kéo Cái 02 02 60% 1997/2004 Malasia

7 Bơm chuyển mủ Cái 02 02 60%

Trang 18

Hiện tại các máy móc thiết bị của dự án đều đang hoạt động tốt, ngoài ra nhà máy thường chỉ hoạt động 6 tháng/năm thời điểm còn lại nhà máy sẽ ngưng hoạt động sản xuất để bảo trì , bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất cũng như các hạng mục công trình môi trường đi kèm

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Hình ảnh sản phẩm của cơ sở:

Hình 1.3 Hình ảnh sản phẩm của cơ sở

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

4.1 Nguyên liệu, hóa chất sử dụng của cơ sở

Nhà máy chế biến mủ Cao su Cẩm Mỹ đã được Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 249/QĐ-MTg ngày 28/02/1997, dự án đi vào hoạt động vào cuối năm 1997 Các loại nguyên liệu thô, hóa chất, nhiên liệu sử dụng cho

Trang 19

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu của Nhà máy

STT Tên nguyên

liệu

Nhận dạng đặc tính – công thức hóa học

Đơn vị

Lượng sử dụng

Mục đích sử dụng Hiện hữu Tối đa

1 Mủ nguyên

liệu

Mủ cao su thiên nhiên ở dạng lỏng với DRC 25%

Tấn/năm 8.000 10.000 Nguyên liệu

sản xuất

2 Dầu hạt cao

Sử dụng cho quá trình ép kiện

3 Axit acetic CH₃COOH Tấn/năm 50 50 Chất khử NH 3

Tấn/năm 125 130

Sử dụng cho HTXL nước thải

10 Dầu DO - Lít năm 202.000 220.000

Nhiên liệu sử dụng cho lò sấy

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai) Ghi chú:

Nhu cầu sử dụng nguyên liệu tối đa được tính toán cho công suất sản xuất lớn nhất là 9.000 tấn sản phẩm/năm

4.2 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a) Nhu cầu và nguồn cung cấp điện

* Nguồn cung cấp điện:

Hệ thống cung cấp điện cho nhà máy lấy từ nguồn điện lưới quốc gia 3 pha, 380V, 50Hz Trong trường hợp sự cố, nhà máy sử dụng nguồn điện dự phòng từ

Trang 20

máy phát điện của Nhà máy, có công suất 500 kVA phục vụ cung cấp điện cho toàn bộ hoạt động sản xuất của Nhà máy

* Nhu cầu tiêu thụ điện:

Nhu cầu điện tiêu thụ của nhà máy bình quân khoảng 100 kWh/tấn sản phẩm

SVR (theo hóa đơn sử dụng điện trung bình tháng 9 năm 2023) Ngoài lượng

điện Công ty sử dụng của lưới điện quốc gia, Công ty còn sử dụng điện từ hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt trên mái nhà xưởng Công ty sẽ lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tự dùng phục vụ cho hoạt động sản xuất và vận

hành của dự án, không nhằm mục đích kinh doanh, phân phối điện

b) Nhu cầu và nguồn cung cấp nước

* Nguồn cung cấp nước:

Hiện tại khu vực dự án chưa có nguồn nước cấp Công ty đang khai thác nước mặt suối Sóc (theo Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt 680/GP-UBND ngày 06/3/2019 của UBND tỉnh Đồng Nai cấp)

Nhu cầu sử dụng nước bao gồm: nước phục vụ sản xuất, nước sinh hoạt của công nhân viên, nước dùng để tưới cây, phòng cháy chữa cháy Tổng lượng nước

sử dụng cho hoạt động của cơ sở:

- Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt: 8 m3/ngày

- Lượng nước cấp cho chế biến mủ: 340 m3/ngày;

- Lượng nước cấp cho vệ sinh nhà xưởng sản xuất: 8 m3/ngày

- Lượng nước sử dụng cho tưới cây xanh, thảm cỏ khoảng 6 m3/ngày

- Lượng nước sử dụng cho PCCC: Lượng nước dự phòng cho bể chứa nước PCCC tương ứng có thể chữa cho 03 đám cháy xảy ra trong một giờ: 10 l/s x 3 x 3.600 x 1,0 (hệ số k) = 108 m3

Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của cơ sở được thể hiện ở bảng bên dưới:

Bảng 1.5 Nhu cầu sử dụng nước tối đa của cơ sở

Lượng nước sử dụng (m 3 /ngày)

Trang 21

4 Nước cấp dùng cho vệ sinh nhà xưởng, trang thiết

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai) Ghi chú:

Lượng nước sử dụng tối đa được tính toán cho công suất hoạt động lớn nhất là 9.000 tấn sản phẩm/năm dựa trên nhu cầu sử dụng nước của dự án hiện hữu

• Thuyết minh nhu cầu tái sử dụng nước thải

Nhu cầu phục vụ cho quy trình sản xuất

Nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT cột A sẽ được đưa về bể thu gom bằng bê tông cốt thép, có mái che sau đó dùng bơm bơm

về 42 mương đánh mủ để sử dụng cho việc nâng khối mủ đông, phục vụ quy trình sản xuất

* Hoạt động sản xuất: sử dụng cho việc nâng khối mủ đông

Nhu cầu sử dụng = 42 rãnh x 0,5m x 0,35m x 36m = 265 m3/ngày

* Hoạt động vệ sinh máy móc thiết bị cho hoạt động sản xuất:

- Vệ sinh rãnh đánh đông: vệ sinh 1 lần sau khi kết thúc ca sản xuất trước Nhu cầu sử dụng = 60 lít/tấn x 50 tấn/ngày = 3.000 lít = 3 m3/ngày

- Vệ sinh thùng lò: khoảng 100 lít/thùng

Nhu cầu sử dụng = 100 lít/thùng x 25 thùng = 2.500 lít = 2,5 m3/ngày

→Như vậy nhu cầu nước phục vụ cho quy trình sản xuất khoảng 270,5

Trang 22

Nhu cầu sử dụng = 2.000 m2 x 2 lít/m2 = 4.000 lít = 4 m3/ngày

Như vậy nhu cầu nước phục vụ cho rửa mặt bằng khoảng 4 m3/ngày

* Vệ sinh khu xử lý nước thải và rửa tăng

Trung bình 1 ngày sẽ có khoảng 40 xe chở mủ ra vào nhà máy, khi xe trút

mủ vào mương xong thì cần xịt nước rửa xe, trung bình nước rửa tăng cho 1 xe là

500 lít/lần, như vậy 1 ngày sẽ cần sử dụng: 40 xe x 500 lít/lần rửa = 20.000 lít =

20 m3/ngày

Lượng nước vệ sinh khu xử lý nước thải khoảng 5 m3/ngày

Như vậy nhu cầu nước phục vụ cho vệ sinh khu xử lý nước thải và rửa tăng khoảng 25 m3/ngày

Nhu cầu tái sử dụng nước thải của Nhà máy chế biến cao su Cẩm Mỹ

có lưu lượng tối đa khoảng 300 m 3 /ngày.đêm

Nhu cầu tái sử dụng nước sau khi tái sử dụng tại Công ty

STT Mục đích sử dụng

Lưu lượng nước thải thu gom về HTXLNT (m 3 /ngày.đêm)

Lưu lượng tái sử dụng (m 3 /ngày.đêm)

Lưu lượng xả thải (m 3 /ngày.đêm)

Trang 23

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Các văn bản pháp lý liên quan đến quá trình hoạt động của dự án:

thay đổi lần thứ 9 ngày 17/12/2021

II Văn bản pháp lý liên quan đến môi trường – tài nguyên nước

2

Quyết định số 249/QĐ-MTg ngày 28/02/1997 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ

3 Giấy phép khai thác nước mặt số 380/GP-UBND ngày 06/03/2019 do UBND tỉnh Đồng Nai cấp (gia hạn, điều chỉnh lần thứ 1)

4 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 350/GP-UBND do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp ngày 31/12/2021

5

Văn bản số 49/TNMT-CCBVMT ngày 11/01/2011 của Sở Tài nguyên

và Môi trường về việc ý kiến đối với kết quả phân tích bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến mủ cao su Xuân Lập, An Lộc và Cẩm Mỹ thuộc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai

6

Văn bản số 4091/STNMT-TNN, KS&BĐKH ngày 21/6/2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc có ý kiến đối với phương án tái sử dụng nước thải sau xử lý của Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ

7 Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số 78/SĐK-TNMT ngày 03/03/2015, mã số QLCTNH: 75.001503.T (cấp lần 02)

8 Văn bản số 6174/STNMT-CCBVMT ngày 21/12/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải

9

Văn bản số 430/TTCNTT-PTCN ngày 16/9/2020 về việc xác nhận kết nối và truyền dữ liệu nước thải của hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

10 Báo cáo kết quả quan trắc môi trường năm 2021 và 2022

III Văn bản pháp lý liên quan đến PCCC

11 Biên bản kiểm tra nghiệm thu hệ thống PCCC

IV Văn bản pháp lý liên quan đến đất đai, xây dựng

12

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CY616014 tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai

Trang 24

13 Giấy phép xây dựng số 24/GPXD-SXD ngày 03/3/2015

V Các hợp đồng thu gom chất thải

15

Hợp đồng dịch vụ thu gom vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại (bùn thải sau khi ép) tại các nhà máy năm 2023 số 109/HĐ-CSĐN ngày 24/8/2023 giữa Công ty TNHH MTV Tổng Công

ty cao su Đồng Nai và Công ty TNHH phân bón Hữu cơ Bách Tùng

16

Hợp đồng dịch vụ thuê đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại tại các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty tháng 10/2023 giữa Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai và Công ty Cổ phần Công nghệ An Huy

17

Hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt tại Nhà máy Cẩm Mỹ năm 2022 ngày 23/12/2021 giữa Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai và Hợp tác xã dịch vụ thương mại nông nghiệp Quyết Tiến

Thông tin cán bộ công nhân viên hoạt động tại nhà máy:

- Hiện tại số lượng lao động tại nhà máy là 55 người, trong đó bao gồm: 01 Giám đốc, 01 phó giám đốc phụ trách chung điều hành mọi hoạt của Công ty Về vận hành và quản lý công tác thực hiện bảo vệ môi trường 01 người có trình độ Cao đẳng chuyên ngành môi trường; 01 quản lý nhà máy, 02 quản lý sản xuất và

49 công nhân lao động bao gồm tài xế xe

- Thời gian hoạt động: 01 ca/ngày, làm 7 ngày/tuần

- Thời gian hoạt động trong năm: 6 tháng/năm (từ tháng 7 đến tháng 12)

Trang 25

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH,

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Hiện nay do chưa có quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia do đó chủ dự án không có cơ sở để đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc Gia

Tuy nhiên về các quy hoạch khác có liên quan, chủ dự án đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan khác như:

Dự án “Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ” cũng đã được Bộ trưởng Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường phê chuẩn báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 249/QĐ-MTg ngày 28/2/1997

Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích 28.266,8 m2 được xác định theo các thửa số 107 tờ bản đồ số 1 bản đồ địa chính xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm

Mỹ, tỉnh Đồng Nai Vị trí khu đất đã được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai thuê đất và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Thực hiện theo thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên Môi trường Quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện công đánh giá khả năng chịu tải của môi trường đối với các nguồn thải phát sinh của dự án bao gồm khí thải và nước thải

- Đối với nước thải: Vị trí thực hiện dự án tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ với nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là ra suối Sóc và ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là suối Cả, chủ dự án đã xây dựng HTXL nước thải công suất 800

m3/ngày.đêm để xử lý nước thải cao su đảm bảo đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT, cột A, Kq=0,9, Kf=1,0 Chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo đạt Cột A phù hợp theo Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 và Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 06/09/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai, dự án cũng đã

Trang 26

được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước theo Giấy phép xả nước thải số 350/QĐ-UBND ngày 31/10/2021

- Đối với khí thải: Vị trí thực hiện dự án tại xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 và Quyết định số 36/2018/QĐ-UBND ngày 06/09/2018 của UBND tỉnh Đồng Nai khu vực xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai có chất lượng khí thải đầu ra của hệ thống đảm bảo đạt theo QCVN 19:2009/BTNMT cột B, kv= 1,2, kp= 1,0 theo quy định

Quá trình hoạt động của dự án đảm bảo sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 27

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH,

BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

Tính toán lượng nước thải phát sinh:

Lượng nước sử dụng (m 3 /ngày)

Lượng nước thải phát sinh (m 3 /ngày) Hiện hữu Tối đa Hiện hữu Tối đa

3 Nước thải từ vệ sinh nhà

4 Nước thải từ HTXL khí thải 8 10 8 10

Tổng cộng (không bao gồm nước

Ghi chú:

Hiện tại nhà máy đang hoạt động trong những năm gần đây với công suất sản xuất lớn nhất 8.000 tấn/năm, tổng nhu cầu sử dụng nước chỉ khoảng 368

m3/ngày.đêm Khi hoạt động đến công suất tối đa nhu cầu sử dụng nước khoảng

432 m3/ngày.đêm, lượng nước thải phát sinh tối đa khoảng 422 m3/ngày.đêm

1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hệ thống thu gom thoát nước mưa dự án được xây dựng tách riêng biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án

Hệ thống thoát nước mưa được xây dựng dọc theo nhà xưởng, xung quanh nhà máy đều có mương thu gom nước mưa và hệ thống hố ga Nước mưa chảy tràn trên mặt đất và từ tầng mái của nhà xưởng sẽ chảy theo các đường mương bê tông, sau đó đấu nối ra suối Sóc

Quy trình như sau:

Hình 3.1 Hình ảnh hệ thống thu gom và hố ga đấu nối nước mưa cơ sở

Hệ thống thoát nước thải của nhà máy có các thông số kỹ thuật như sau:

Nước mưa

chảy tràn

Hố ga, song chắn rác Mạng thoát nước mưa của Nhà máy Đường quốc lộ 56

Thùng thu gom Rác, cặn

Trang 28

Hố ga đấu nối với hệ thống thoát nước khu vực: 1 hố ga

Tọa độ hố ga đấu nối: X: 1192190; Y: 444305

Định kỳ 06 tháng/lần đối với các tháng mùa mưa Công ty thực hiện nạo vét

hệ thống thu gom hệ thống thoát nước mưa để đảm bảo khả năng thoát nước, trong quá trình hoạt động nhà máy chưa sảy ra ngập úng cục bộ

Bảng 3.1 Bảng thông số hệ thống thu gom nước mưa tại nhà máy

(Nguồn: Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai)

Hình 3.2 Hình ảnh hệ thống mương thu gom nước mưa

1.2 Thu gom, thoát nước thải

1.2.1 Công trình thu gom nước thải

Trang 29

- Nước thải sản xuất: Nước thải tại các mương đánh đông, cán tạo tơ, cán, băm cốm được thu gom bằng hệ thống mương kín dọc theo nhà xưởng sản xuất sau đó theo đường cống tròn kết hợp đường cống hộp dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án

Hình 3.3 Phương án thu gom và xử lý nước thải sản xuất của nhà máy

Bảng 3.2 Bảng thông số hệ thống thu gom nước thải tại nhà máy

I Hệ thống thu gom nước thải nội bộ của nhà máy

II Hệ thống mương dẫn nước thải từ nhà máy về hệ thống xử lý nước thải và xả thải

10 m3/ngày

Nước thải sinh hoạt 10 m 3 /ngày

Nước dùng cho sản xuất và vệ sinh, HTXL khí thải: 412m 3 /ngày

Nước thải sản xuất và vệ sinh

412 m3/ngày

Nước dùng tưới cây 10 m3/ngày

Nước thải:

432 m 3 /ngày

Nước thải dẫn về HTXLNT CS 800

Trang 30

Hình ảnh hệ thống thu gom nước thải trong khuôn viên nhà máy

1.2.2 Điểm xả nước thải sau xử lý

Nước thải sau xử lý được đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT cột A, kq = 0,9;

Trang 31

Chế độ xả thải: tự chảy

Điểm xả nước thải sau xử lý có biển báo rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại điểm a, b, khoản 3, điều 48,

Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 (Sơ đồ tổng thể mạng lưới thu gom,

thoát nước thải của cơ sở được đính kèm tại phần phụ lục báo cáo)

1.3 Xử lý nước thải

1.3.1 Công trình xử lý nước thải

a Đối với nước thải sinh hoạt

Nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của nhân viên trong nhà máy qua bể tự hoại sẽ được thu gom về HTXL nước thải cục bộ công suất 800

m3/ngày.đêm để xử lý trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận Công ty đã được UBND tỉnh Đồng Nai cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 350/GP-UBND ngày 31/12/2021

Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn được thể hiện ở hình sau:

HTXL nước thải

NGĂN CHỨA NƯỚC

NGĂN LẮNG

NGĂN LỌC

Nước

thải sinh

hoạt

Trang 32

- Ống và các thiết bị, phụ kiện trên đường ống có chứng chỉ kiểm định chất lượng và đạt yêu cầu áp lực xuất xưởng phù hợp với yêu cầu sử dụng

- Chất lượng nước thải sinh hoạt sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sẽ được dẫn về hố gom nước thải chung với nước thải sản xuất, tại đây nước thải theo cống thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải công suất 800 m3/ngày.đêm để xử lý trước khi xả nước thải ra nguồn tiếp nhận

b Nước thải sản xuất

Nước thải phát sinh chủ yếu phát sinh từ công đoạn đánh đông mủ, nước thải

từ quá trình chế biến mủ cao su, nước thải từ vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị, nước thải từ HTXL khí thải sẽ được thu gom về hố gom nước thải, tại đây nước thải được dẫn về HTXL nước thải để xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Trang 33

Quy trình công nghệ xử lý nước thải được đề xuất như sau:

Hình 3.5 Quy trình công nghệ HTXLNT xử lý nước thải dự án

NƯỚC THẢI CAO SU

HỐ THU (T01-A)

BỂ TÁCH MỦ (T01-B)

BỂ CHỨA TRUNG GIAN (T02-A/B)

KEO TỤ - TẠO BÔNG (T03-A/B)

TUYỂN NỔI SIÊU NÔNG DAF

BỂ HIẾU KHÍ (T07-B)

BỂ HIẾU KHÍ (T07-A)

BỂ ANOXIC (T08-A)

BỂ PHÂN PHỐI (T05)

BỂ ỔN LƯU (T04)

BỂ UASB (T06)

BỂ LẮNG SINH HỌC (T09-A)

ĐẠT QCVN MT:2015/BTNMT, CỘT A

01-NGĂN THU BÙN HÓA

BỂ ANOXIC (T08-B)

BỂ CHỨA BÙN (T13 A- B)

BỂ NÉN BÙN (T14-B/C)

MÁY ÉP BÙN (BFP)

THẢI BỎ THEO QUY ĐỊNH

BỂ KHỬ TRÙNG (T12)

NGĂN THU BÙN SINH HỌC (T09-B)

Ca(OH) 2

Hóa chất HCl

Trang 34

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất của nhà máy được thu gom tập trung về

hố thu T01-A, tại đây nước thải được bơm lên cụm bể tách mủ T01-B

Cụm bể tách mù có nhiệm vụ tách lượng mủ thô có trong nước thải, nước thải sau khi tách mủ tự chảy qua bể trung gian, và tiếp tục được bơm lên bể phản ứng T03-A/B rồi tiếp tục đi vào thiết bị tuyển nổi siêu nông để loại bỏ hoàn toàn thành phần mủ tinh còn lại trong nước thải

Nước thải từ bể chứa trung gian T02 sẽ được bơm vào cụm bể phản ứng keo

tụ tạo bông T03-A/B, hoá chất polymer và PAC được châm vào để tăng hiệu quả tuyển nổi

Nước thải sau khi được châm hoá chất sẽ được đưa vào cụm thiết bị tuyển nổi siêu nông DAF Nước thải và khí nén được cấp vào trong bồn tạo áp làm cho

áp lực trong bồn tăng lên Sau đó nước và khí sẽ được đưa vào thiết bị tuyển nổi Dưới áp suất môi trường, bọt khí tạo ra sẽ kéo toàn bộ lượng cặn và mủ còn lại trong nước thải lên Nước trong sẽ được thu ra ngoài đưa về bể ổn lưu T04 Ván

mủ sau tuyển nổi sẽ được đưa về bể chứa bùn T13-A sau đó được bơm về bể nén bùn T14-B/C

Nước sau khi tuyển nổi sẽ được đưa vào bề ổn lưu T04, tại đây nước thải được điều hòa lưu lượng và nồng độ Sau đó nước thải sẽ chảy tràn sang bể phân phối T05

Tại ngăn phân phối nước thải được hệ thống bơm cấp vào bể UASB Chúc năng của bể UASB là phân huỷ kỵ khi các chất hữu cơ có trong nước thải bằng bùn họat tính Hỗn hợp bùn yếm khí trong bể hấp phụ chất hữu cơ hòa tan trong nước thải Nước sau khi qua UASB sẽ chảy tràn vào bề T07-A

Trong bể sinh học hiếu khí, hệ vi sinh vật hiếu khí tồn tại dưới dạng bông bùn lơ lửng có vai trò chuyển hoá các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là

CO2, H2O Để cung cấp dưỡng khi cho vi sinh hoạt động và duy trì trạng thái le lũng cho bùn hoạt tính, không khi được cấp vào bế qua các thiết bị phân phối khi mịn Lượng không khi được cấp cho bể sinh học từ 05 máy thổi khi AB07 A/B/C/D/E cung cấp lượng oxy cần thiết cho quy trình xử lý hiếu khí

Trang 35

Chức năng của bể Anoxic xử lý Nitơ dưới dạng nitrat thành nitơ tự do Quá trình Nitrat hóa: là quá trình chuyển hóa các hợp chất Nitơ ở dạng hữu cơ thành Nitrit, Nitrat nhờ các vi sinh hiếu khí trong bể sinh học hiếu khí

Nitrosomonas + NH 3 +3/20 → NO¯ + H + +HO + Nitrosomonas

Nitrobacter + NO

-2 + 1/20₂ → NO,¯ + Nitrobacter Quá trình khử Nitrat: là quá trình khử các hợp chất Nitơ ở dạng Nitrat thành Nitơ tự do nhờ các vi sinh vật thiếu khí trong bể Anoxic

NO

-3+1.08CH3OH + H+ → 0.065C5H7O2N+0.47 N₂+0.76CO2+2.44 H₂O Toàn bộ hỗn hợp bùn và nước sau khi đi ra khỏi bể sinh học sẽ được đưa bể lắng T09-A

Tại bể lắng bùn sinh học sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải

đã xử lý Các bông bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, nước trong sẽ được thu vào máng thu nước

Bùn hoạt tính sau khi lắng sẽ được thu hồi vào bể thu bùn T09-B Tại đây một phần bùn hoạt tính sẽ được hệ thống bơm về bể Anoxic (T08-A/B) một phần bơm về bề sinh học hiếu khí T07 Lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn T13- B

Nước sau khi qua bể lắng sinh học T09-A sẽ tiếp tục chảy qua bể phản ứng bậc 2 – T10-A/B, tại đây hóa chất Vôi và Polymer Anion được châm vào để xử

lý hàm lượng Phốt pho có trong nước thải Sau đó nước thải sẽ tự chảy qua bể lắng hóa lý bậc 2 - T10-A

Cụm bể phản ứng bậc 2 (T10-A/B) có nhiệm vụ hòa trộn hóa chất với nước thải, tại đây vôi và Polymer Anion được châm vào để xử lý hoàn toàn hàm lượng photpho còn lại trong nước thải Quá trình xử lý Photpho qua các quá trình như sau:

- Trong quá trình châm dung dịch vôi vào bể T02 một phần Photpho được kết tủa và được loại ra khỏi nước thải dưới dạng Ca3(PO4)2 (kết tủa) Cặn lắng này

sẽ được vệ sinh loại bỏ ra khỏi hệ thống vào cuối mùa vụ

Quá trình tuyển nổi hoá chất PAC và polymer được châm vào cũng đồng thời

sẽ kéo theo lượng Photpho có trong nước thải kết tủa theo phản ứng sau:

Al3++ HnPO43-n = AlPO4 (kết tủa) +nH+

Quy trình xử lý Photpho tại quy trình vi sinh chủ yếu được vi sinh vật sử

Trang 36

dụng để tổng hợp tế bào

Quy trình sau cùng nước sau xử lý sẽ tiếp tục châm dung dịch vôi để tiếp tục khử lượng Photpho có trong nước thải theo phản ứng như trên sau đó được được đưa vào bể lắng T11-A để tách cặn chứa photphoCặn bùn hoá lý chứa Photpho sẽ được bơm vào bể nén bùn T14-C

Tại bể lắng bùn hóa lý sẽ diễn ra quá trình tách bùn hóa lý và nước thải đã

xử lý Các bông bùn hóa lý lắng xuống đáy bể nhờ trọng lực, nước trong sẽ được thu vào máng thu nước Bùn hóa lý sau khi lắng sẽ được thu hồi vào bể thu bùn T11-BTại đây lượng bùn dư sẽ được bơm về bề nén bùn T14C

Nước sau khi qua bể lắng sẽ được khử trùng ở bể T12, tại đây axít và chất khử trùng được châm vào để điều chỉnh pH và khử trùng nước thải Sau đó nước thải được tự chảy về bể chứa nước sau xử lý đạt QCVN 01-MT:2015/BTNMT, cột A, Kq= 0,9, Kf = 1,0

Một phần nước được chứa tại bể chứa nước sau xử lý nhằm tái sử dụng phục

vụ cho quy trình sản xuất (nâng khối mủ đông, vệ sinh máy móc, thiết bị), vệ sinh khu vực xử lý nước thải, rửa mặt bằng và rửa tank sau khi vận chuyển mủ ra vào nhà máy Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận phương án tái sử dụng sau HTXL nước thải tại Công văn số 4091/STNMT-TNN ngày 21/06/2019

Phần nước thải còn lại sau xử lý đạt quy chuẩn còn lại được xả thải ra suối Sóc, sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận cuối cùng là suối Cả Nước thải và nước mưa

từ hàng rào nhà máy chảy theo mương bê tông cốt thép D500mm dài 200m ra tới nguồn tiếp nhận nước thải là suối Sóc

Công ty đã lắp đặt thiết bị quan trắc tự động hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy chế biến Cao su Cẩm Mỹ với các thông số COD, pH, TSS, nhiệt độ, lưu lượng đầu vào, lưu lượng đầu ra, tổng nitơ, tổng phốt pho, Amoni và dữ liệu

camera, kết nối tủ lấy mẫu tự động (đã được Trung tâm công nghệ thông tin - Sở

Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 430/TTCNTT-PTCN ngày 16/9/2020 về việc xác nhận kết nối và truyền dữ liệu nước thải của hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai)

Trang 37

Luật Bảo vệ môi trường dự án không thuộc đối tượng phải vận hành thử nghiệm đối với các công trình xử lý nước thải này

Công ty đã có văn bản số 6174/STNMT-CCBVMT ngày 21/12/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải

Các hạng mục công trình và máy móc thiết bị của hệ thống xử lý nước thải như sau:

Bảng 3.3 Hạng mục công trình hệ thống xử lý nước thải

- Kích thước: RxDxC = 6,0x20,0x2,0m

- Vật liệu: SUS 304, CT3 gia

cố

19,25

6 Bể ổn lưu Bể 1

- Kích thước: RxDxC = 4,15x5,05x5,5m Kết cấu: BTCT, chống thấm

Thời gian lưu: 3,14 giờ.

104,7

7 Bể phân phối Bể 1 - Kích thước: RxDxC =

3,7x4,15x5,5m 76,77

Trang 38

Kết cấu: BTCT, chống thấm

Thời gian lưu: 2,3 giờ

8 Bể UASB Bể 1

- Kích thước: RxDxC = 8,9x9,05x6,65m Kết cấu: BTCT, chống thấm

Thời gian lưu: 14,8 giờ

494,1

9 Bể hiếu khí –

thiếu khí Bể 1

Thời gian lưu: 2,45 ngày

- Ngăn thiếu khí bậc 1 T08-A:

- Bể sinh học T07-B: RxDxC = 7,3x23,0x5,5m = 805 m3 Thời gian lưu nước: 1,00 ngày

- Bể sinh học T07-C: RxDxC = 3,0x21,4x5,5m = 321 m 3

1.965,5

10 Bể lắng bùn

- Kích thước: RxDxC = 9,0x9,0x5,5m

- Kết cấu: BTCT, chống thấm

20,25

12 Bể phản ứng

- Kích thước: RxDxC = 5,125x3,35x5,5m Kết cấu: BTCT, chống thấm

94,4

13 Bể lắng hóa lý Bể 1

- Kích thước: RxDxC = 10,5x10,5x5,5m Kết cấu: BTCT, chống thấm Tải trọng về mặt L = 7,2

m3/m2.ngày đêm

110,3

- Kích thước: RxDxC =

Trang 39

16 Bể chứa bùn Bể 1

- Kích thước: DxH = 8,0x6,0m, chiều cao chứa bùn 5,5m

- Kết cấu: BTCT, chống thấm

264,5

20 Hồ hồ sự cố Bể 1 Kết cấu: lót bạt HDPE 10.000

Bảng 3.4 Các thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải

1

Bơn nước thải: SEAR loại nằm ngang, hoạt động theo

phao, hoạt động luân phiên và dự phòng khi có sự cố

- Hoạt động luân phiên và dự phòng khi có sự cố

- Công suất: 0,37 KW/380V/3pha

Bơm tuần hoàn

- Hoạt động luân phiên và dự phòng khi có sự cố (3 máy

hoạt động, 2 máy dự phòng)

- Công suất: 2,2 KW/380V/3pha

Trang 40

- Công suất: 7,5KW/380V/3pha

(Nguồn: Nhà máy chế biến mủ cao su Cẩm Mỹ)

Công ty đã lắp đặt quan trắc tự động của hệ thống xử lý nước thải Công ty

đã kết nối và đã có văn bản số 430/TTCNTT-PTCN ngày 16/9/2020 về việc xác nhận kết nối và truyền dữ liệu nước thải của hệ thống xử lý nước thải của Công

ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai

Hình 3.6 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải khi đã tái sử dụng

Thuyết minh sơ đồ:

❖ Thu gom nước thải sinh hoạt

Nước thải sản xuất

Hố thu nước thải sản

xuất

Nước thải sinh hoạt

Hố thu nước thải sinh

hoạt

Tái sử dụng: quy trình sản xuất,

vệ sinh máy móc, thiết bị, rửa

mặt bằng, vệ sinh khu XLNT

và rửa tăng

HT XLNT công suất 800

m3/ngày.đêm

Nguồn tiếp nhận

Ngày đăng: 15/03/2024, 14:48