Địa chỉ tại Số 113 Nguyễn ĐìnhChiểu, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh và ông Trần Ngọc Phúc là ngườiđang giữ vị trí giám đốc chi nhánh.Các dịch vụ tại Chi nhánh Bến Thành ngân hàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
v tham ô tài s n t i agribank b n thànhụ ả ạ ế
MÔN: QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH GVHD: HỒ CÔNG HƯỞNG
LỚP: D03 NHÓM: 12
TP HỒ CHÍ MINH - 2022
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
THÀNH
Nhóm trưởng – Nguyễn Lê Hoàng Long
Trang 3MỤC LỤC
I GIỚI THIỆU SỰ KIỆN 0
1.1 Sơ lược về Agribank Bến Thành 1
1.2 Sự kiện Agribank Bến Thành 1
II HẬU QUẢ 4
2.1 Đối với nền kinh tế 4
2.2 Đối với hệ thống ngân hàng Agribank và khách hàng 4
III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ KIỆN 5
3.1 Tại sao sự kiện lại không được phát hiện 5
3.2 Sự kiện được phát hiện như thế nào? 8
3.3 Bản chất sự kiện 9
3.4 Các loại rủi ro đã mắc phải 10
IV BÀI HỌC 11
4.1 Đối với ngân hàng Agribank và các ngân hàng khác 11
4.2 Đối với nhà nước 12 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4I GIỚI THIỆU SỰ KIỆN
I.1 Sơ lược về Agribank Bến Thành
Agribank – chi nhánh Bến Thành là một trong những chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Địa chỉ tại Số 113 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh và ông Trần Ngọc Phúc là người đang giữ vị trí giám đốc chi nhánh
Các dịch vụ tại Chi nhánh Bến Thành ngân hàng Agribank: in sao kê tài khoản; kiểm đếm tiền; lập lệnh chuyển tiền và Sec; chuyển tiền lương theo lô; dịch vụ thẻ; thay thế đổi mới thẻ; đảm bảo; rút tiền mặt; quản lý tài sản; dịch vụ cho vay; các dịch vụ ngân hàng quốc tế
I.2 Sự kiện Agribank Bến Thành
Ngày 24-9-2014 VKSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố Nguyên giám đốc Agribank Bến Thành Nguyễn Thị Hoàng Oanh và 11 đồng phạm vì với các tội danh “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Bến Thành, TP HCM (Agribank Bến Thành) và một số doanh nghiệp gây thiệt hại cho ngân hàng hơn 240 tỷ đồng
Theo cáo trạng, với mục đích vụ lợi, trong thời gian 2008-2012, Nguyễn Thị Hoàng Oanh cùng em rể là Trương Thế Thanh (khi đó là Trưởng phòng kế hoạch -Kinh doanh Agribank Bến Thành) đã sử dụng tên của 8 cá nhân, pháp nhân và chỉ đạo nhân viên dưới quyền gồm Cao Bảo Hiểu, Nguyễn Quốc Việt, Hồ Đình Thanh, là các cán bộ tín dụng và Bùi Công Tiến là thủ quỹ, lập khống các hồ sơ và hoàn tất các thủ tục vay vàng rồi chiếm đoạt tổng cộng 26.600 chỉ vàng SJC( tương đương hơn 47
tỷ đồng) của chi nhánh này
Oanh dùng 22.500 chỉ vàng mua nhà ở đường Trần Quang Khải (quận 1) và số vàng còn lại dùng để chi tiêu cá nhân, không chia cho một ai khác Để thu lợi thêm,
Trang 5Oanh dùng chính căn nhà này cho ngân hàng thuê giá 5.800 USD/tháng Tính từ năm
2008 đến tháng 4-2013, Agribank Bến Thành phải trả cho Oanh 5,6 tỉ đồng tiền thuê mặt bằng
Về 2.660 lượng vàng, khi đáo hạn Oanh đã chỉ đạo Trương Thế Thanh và nhiều thuộc cấp lấy danh nghĩa Công ty Liên Lục Địa và một số doanh nghiệp khác
để vay vàng Agribank nhằm đáo nợ Đặc biệt, tài sản đưa vào thế chấp đảo nợ chỉ có căn nhà trên đường Trần Quang Khải và thửa đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai được định giá chưa tới 13 tỷ đồng đều do con gái Oanh đứng tên Hai tài sản này chỉ bảo đảm cho các nghĩa vụ phải thanh toán cho các khoản vay chứ không phải việc khắc phục hậu quả vụ án như nhận định của bản án sơ thẩm Từ năm 2008 đến khi khởi tố vụ án (năm 2012), tổng số tiền gốc và lãi do Oanh gây thiệt hại là hơn 34 tỉ đồng Trong khi đó giá trị thật của Công ty Liên Lục Địa chỉ 12 tỉ đồng
Năm 2009, Oanh còn lợi dụng mình là giám đốc để thoả thuận với Lê Văn Tính - nguyên Giám đốc Công ty TNHH Kim Gia Thảo vay vốn làm ăn với điều kiện
là hợp đồng vay vàng, ký nhận nợ vàng nhưng do không đủ điều kiện vay nên bị Oanh o ép vay vàng nhưng thật ra Tính nhận tiền mặt Cụ thể, Oanh thỏa thuận sẽ cho Tính vay vàng, Tính ký nhận nợ vàng nhưng thực tế chỉ nhận tiền với tỉ giá 19 triệu đồng/lượng, thấp hơn thực tế 2 triệu đồng/lượng Tổng cộng, phía ngân hàng đã cho Tính vay hơn 137 tỷ đồng nhưng Tính chỉ nhận được 112 tỷ đồng, số còn lại hơn 24,6
tỉ đồng bà Oanh chiếm hưởng để sử dụng và trả nợ cho khoản vay của mình Các cấp dưới của Oanh trong quá trình thực thi nhiệm vụ đã theo sự chỉ đạo của Oanh, không thực hiện đúng các quy định về cho vay như không thẩm định hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, năng lực tài chính, mục đích sử dụng vốn vay, phương án vay vốn… mà tự mình làm, hợp lý hoá hồ sơ cho các công ty của Lê Văn Tính; nâng khống giá trị bất động sản bảo đảm tiền vay cao hơn giá trị thực… Hậu quả, sau khi
Lê Văn Tính vay được tiền đã mang cho người khác vay lại để hưởng lãi suất cao hơn, mua bán bất động sản… dẫn đến mất khả năng thanh toán
Khi đến hạn trả nợ nhận thấy Tính mất khả năng thanh toán Oanh lại chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục ký tiếp các hợp đồng mới để Tính có tiền trả khoản nợ cũ Tính
Trang 6đến tháng 11-2012, Lê Văn tính còn dư nợ tại Agribank Bến Thành hơn 36 tỉ đồng và hơn 56.000 chỉ vàng, tổng giá trị hơn 300 tỉ đồng trong khi toàn bộ tài sản bảo đảm tiền vay của bị can này chỉ có hơn 88 tỉ đồng Như vậy, Agribank Bến Thành thiệt hại hơn 212 tỉ đồng
Bên cạnh hành vi tham ô tài sản, Oanh còn bị truy tố tội "Nhận hối lộ" Năm
2009, Oanh ký duyệt cho em rể Trương Thế Thanh vay 13 tỉ đồng không có tài sản đảm bảo Khi đến hạn phải trả nợ Oanh tiếp tục ký cho Thanh vay với tên người khác
để đáo nợ Trong vụ này, bà Oanh chịu trách nhiệm hình sự về hành vi giúp sức cho Thanh tham ô 8,8 tỉ đồng
Bên cạnh sai phạm hàng loạt, Oanh còn có hành vi o ép nhân viên, thuộc cấp Quá trình làm việc, bà Nguyễn Hồng Sâm (Phó trưởng Phòng Kiểm soát nội bộ Agribank Bến Thành) đã phát hiện nhiều sai phạm tín dụng của chi nhánh nên đã có văn bản gửi giám đốc chi nhánh và từng cán bộ để chấn chỉnh Tuy nhiên, do sự thao túng của Nguyễn Thị Hoàng Oanh, các yêu cầu của bà Sâm đều không thực hiện được Sau này, Oanh điều chuyển bà Sâm làm nhiệm vụ đi thu hồi nợ
Tại tòa sáng 21-3-2017, ông Nguyễn Vũ Sơn (đại diện Agribank Bến Thành) cho biết trong vụ án này, ngân hàng bị thiệt hại hơn 390 tỉ đồng (tính đến tháng 3-2017) Ông Sơn đề nghị hội đồng xét xử tuyên phát mãi 47 tài sản thế chấp đảm bảo cho các khoản vay để thu hồi nợ và giảm bớt thiệt hại của Nhà nước
Theo bản án sơ thẩm tổng hợp hình phạt của Oanh cho các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ, vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng là
tù chung thân Kháng nghị của Viện KSND TPHCM cũng cho rằng TAND TPHCM tuyên phạt Oanh tù chung thân về tội tham ô tài sản là chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả và hành vi phạm tội của bị cáo do số tiền chiếm đoạt từ hành vi tham
ô đặc biệt lớn Để bảo đảm tính răn đe, nghiêm minh của pháp luật,Viện KSND TPHCM kháng nghị cần thiết phải xử phạt Nguyễn Thị Hoàng Oanh mức tử hình Tuy nhiên trong quá trình phạm tội bà Oanh đang có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên theo Luật thì mức án cao nhất mà bà Oanh nhận là chung thân
Trang 7Discover more from:
Document continues below
Phân tích tài chính
doanh nghiệp
Trường Đại học Ngân…
442 documents
Go to course
TRẮC NGHIỆM PHÂN TÍCH TÀI Chính Doanh NGHIỆP 1
100% (6)
109
THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU NHÓM 3 D09
100% (6)
32
ĐA DẠNG HOA DANH MỤC ĐẦU TƯ TCDN
Phân tích tài
chính doanh… 100% (2)
7
Script Filipino TV
Broadcasting Final
Criminal justice 92% (103)
5
Weather Forcasting APP Project Report
IT essentials 89% (27)
28
TermodİNAMİK ÇALIŞMA Sorulari 3
6
Trang 8Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm chấp nhận việc rút kháng nghị tăng án từ chung thân lên tử hình của đại diện VKSND Cấp cao tại TP HCM đối với bị cáo Nguyễn Thị Hoàng Oanh (SN 1960, nguyên Giám đốc Agribank Bến Thành) Từ đó, cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử kháng nghị của VKSND TP HCM, bác kháng cáo của
bị cáo, tuyên y án chung thân đối với Nguyễn Thị Hoàng Oanh Ngày 21-5-2021 cấp phúc thẩm tuyên y án chung thân đối với Nguyễn Thị Hoàng Oanh Về trách nhiệm dân sự, Hội đồng xét xử tuyên buộc bị cáo Oanh liên đới bồi thường cho Agribank nhiều khoản tiền và phải nộp lại số tiền 24 tỷ đồng đã nhận hối lộ và 5 tỷ đồng tiền thu lợi từ việc cho thuê 2 căn nhà để sung quỹ Nhà nước
Liên quan đến vụ án, cấp phúc thẩm tuyên y án Lê Văn Tính tù chung thân, Nguyễn Quốc Việt 26 năm tù, Huỳnh Ngọc Thạch 15 năm tù, Hồ Đình Thanh 11 năm
tù, Phạm Đình Kim Chi 4 năm tù Đồng thời, tòa chấp nhận một phần kháng cáo, giảm án cho Trần Trường Vũ Xuân Tuyên còn 4 năm 6 tháng tù
II HẬU QUẢ
II.1 Đối với nền kinh tế
Mặc dù vụ án không gây ảnh hưởng trực tiếp đến nền kính tế nhưng xét trên diện rộng thì tác hại tiềm ẩn vô cùng lớn Vì hoạt động tài chính ngân hàng có sự liên quan cahwcs chẽ với nhau vậy nên khi ngân hàng Agribank gặp phải vấn đề sẽ kéo theo ảnh hưởng đến các ngân hàng khác điều này làm kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Bên cạnh đó những công tác điều tra, xét xử vụ án kéo dài nhiều năm gây hao tốn nhân lực, thời gian và tiền bạc của nhà nước
Như vậy thì vụ án tham ô, nhận hối lộ của bà Oanh nói riêng và những vụ án tương tự trong lĩnh vực ngân hàng nói chung đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế và sự phát triển của đất nước
II.2 Đối với hệ thống ngân hàng Agribank và khách hàng
Theo như kết quả điều tra thì vụ ván của bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh đã gây thiệt hại cho Agribank chi nhánh Bến Thành hơn 385 tỷ đồng, hiện còn 225 tỷ đồng
Thermodynamics 100% (3)
Trang 9các bên liên quan không có khả năng trả nợ Thiệt hại tài chính lớn như vậy dễ gây ra tình trạng nợ xấu cho ngân hàng
Vụ việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến tài chính của ngân hàng mà bên cạnh đó vấn đề về danh tiếng và lòng tin của khách hàng đối với cả hệ thống Agribank cũng bị suy giảm đáng kể Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng mang tâm lý hoang mang, lo sợ và xảy ra tình trạng khách hàng rút tiền ồ ạt điều này làm suy giảm nguồn tiền kinh doanh của ngân hàng từ hoạt động huy động vốn Từ đó rủi ro thanh khoản của ngân hàng tăng cao
Những tin tức xấu liên tục được các truyền thông báo chí đưa tin trong suốt quá trình vụ kiện đã làm cho khách hàng có cái nhìn tiêu cực về nội bộ, cách thức quản lý và hoạt động của ngân hàng Agribank Bên cạnh đó mức độ tín nhiệm của toàn hệ thống bị suy giảm đáng kể
III PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN SỰ KIỆN
III.1 Tại sao sự kiện lại không được phát hiện
Về phía ngân hàng
Khi được đặt câu hỏi: “ Tại sao trong 4 năm không phát hiện việc đảo những món nợ ‘khổng lồ’ tại Agribank Bến Thành?” Phía đại diện ngân hàng cho hay Agribank giao mức cho vay tùy theo mức độ, năng lực từng chi nhánh Vay dưới 50
tỷ đồng, do giám đốc chi nhánh tự quyết định nên không phải báo cáo Hội sở Hàng năm đều có kế hoạch kiểm tra từng chi nhánh Từ 2008-2012, đã kiểm tra chi nhánh Bến Thành nói riêng và các chi nhánh khác nói chung Do mạng lưới của Agribank rất lớn, riêng chi nhánh cấp 1 đã có 184 chi nhánh, cấp 2 còn nhiều nữa nên Hội đồng thành viên và Ban lãnh đạo không thể với dài tay quản lý từng khoản vay, vì đã
có quy định phân cấp
Với câu trả lời lời kiểu “phủi” bỏ trách nhiệm khi xảy ra chuyện từ phía ngân hàng “ai sai thì người đó chịu” từ phía đại diện ngân hàng, cho ta thấy được lỗ hổng rất lớn trong khâu quản lý từ phía ngân hàng khi chỉ ở duy nhất một chi nhánh đã thất thoát hơn 300 tỷ đồng Chỉ một cá nhân nhưng có thể biến cả một chi nhánh của một
Trang 10hệ thống ngân hàng lớn trở thành kho quỹ của nhà mình Trách nhiệm quản lý của Hội đồng thành viên lúc này ở đâu?
Về phía bà Nguyễn Vĩnh Thùy Trang (nguyên Phó giám đốc Agribank Bến Thành), cho hay các hợp đồng tín dụng thuộc trách nhiệm giám đốc chi nhánh (bị cáo Oanh – PV) Trong vụ án này bà có ký 2 hợp đồng tín dụng, căn cứ theo các quy định của Agribank Lúc đó bà Trang phụ trách phòng giao dịch Đại Nam, nhìn hồ sơ thấy giám đốc, cán bộ tín dụng cũng như trưởng phòng đã ký duyệt nên bà căn cứ quy định về cấp tín dụng thì ký Còn việc thẩm định lại, bà không có quyền Bà Trang cho biết thêm mình được ủy quyền thay mặt giám đốc ký các hợp đồng tín dụng và hợp đồng có liên quan Việc kiểm soát thuộc phòng kế hoạch – kinh doanh Trong quá trình vay, cán bộ tín dụng gửi báo cáo, thấy đã tất toán là xong Thời điểm đó (2008-2012), không có Hội đồng tín dụng, tự mình giám đốc quyết định Do đó, mặc
dù mỗi tháng chi nhánh đều họp giao ban đầy đủ, cán bộ kiểm tra vẫn không có phản ánh gì về các vụ việc Bà cho rằng, việc ký 2 hợp đồng tín dụng là đúng quy trình của ngân hàng và bản thân có theo dõi mục đích vay là đúng nên khi tất toán trên giấy tờ xong thì bà nghĩ rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ
Đối với bà Nguyễn Thị Xuân Minh (phó phòng kế toán cho rằng thời điểm
2008 chi nhánh không có trưởng phòng, mãi tới tháng 4/2011 mới có trưởng phòng Nhiệm vụ của phòng kế toán là thực hiện giao dịch khách hàng, giao dịch vốn, chi tiêu nội bộ, kế toán, báo cáo cân đối Còn mảng tín dụng không liên quan đến phòng
kế toán vì không được phân công, các báo cáo về tín dụng đều do phòng kế hoạch – kinh doanh, đây là quy trình của Hội sở Từ tháng 4/2014, phòng kế toán mới liên quan đến mảng tín dụng
Liên quan đến tài sản 23.600 chỉ vàng (tương đương gần 50 tỷ đồng), mà bà Oanh đã rút ra từ Agribank Bến Thành để mua một căn nhà trên đường Trần Quang Khải (Q.1, TP HCM) Căn nhà này bà Oanh đã lấy danh nghĩa làm phòng giao dịch của ngân hàng nhưng thực chất lại giao cho con gái là Đoàn Thị Như Thiên đứng tên chủ sở hữu Khi được yêu cầu đưa ra bằng chứng của việc phê duyệt mua tài sản trên thì bà Oanh ấp úng không chứng minh được, mà chỉ được sự đồng ý bằng miệng của
Trang 11lãnh đạo ngân hàng Quá trình bà Oanh ký khống hồ sơ, trong đó có làm đến 7 hồ sơ khác nhau để hợp thức hóa cho người nhà đứng tên, không có tài sản thế chấp, cũng không có ai ký duyệt hồ sơ Ông Bùi Công Tiến (nguyên Thủ quỹ Agribank Bến Thành) giải thích, rằng chỉ biết thu và chi theo lệnh cấp trên, mà không có tư lợi trong việc lấy vàng ra từ ngân hàng như thế nào Ông Tiến “đổ lỗi” cho khâu ban đầu của cán bộ tín dụng, còn bản thân làm “đúng quy trình”
Liên quan đến khoản tiền 300 triệu đồng mà bà Oanh rút từ ngân hàng để cho con gái đi du học Singapore Bị cáo Hồ Đình Thanh, nguyên cán bộ phòng kế hoạch -kinh doanh Agribank Bến Thành, khai nhận có biết việc “sếp” Oanh đã rút khoản tiền này, mặc dù không có tài sản thế chấp nhưng do là “con của sếp” nên đã tin tưởng và một phần vì nể nang nên đã duyệt khâu cho vay
Tình trạng chung ở đa số các khu vực, nếu quyền lực không được kiểm soát người có chức vụ, quyền hạn, do lòng tham, đạo đức xuống cấp và nhiều yếu tố khác thường có xu hướng lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm có được một hoặc một vài lợi ích nào đó Dựa vào quyền lực họ đã dễ dàng thao túng, ban hành các chỉ đạo, quyết định sử dụng vốn, tài sản vi phạm các quy định nghiệp vụ, bất chấp quy định pháp luật và dùng mọi thủ đoạn để có thể che đậy các sai phạm của mình khi bị người khác phát hiện Cụ thể, không chỉ dừng lại ở việc có mưu đồ trục lợi mà trong quá trình làm việc bà Oanh còn có hành vi lạm dụng chức quyền của mình o ép nhân viên, thuộc cấp Trong quá trình làm việc, khi phát hiện ra những sai phạm tín dụng của chi nhánh bà Nguyễn Hồng Sâm ( Phó trưởng Phòng Kiểm soát nội bộ Agribank Bến Thành) đã có văn bản gửi đến giám đốc chi nhánh và từng cán bộ để chấn chỉnh Tuy nhiên, do chức vụ nhỏ so với bà Nguyễn Thị Hoàng Oanh nên các yêu cầu của bà Sâm đều bị bác bỏ không thực hiện được Sau đó, bà Sâm còn bị điều làm nhiệm vụ
đi thu hồi nợ
Về phía cảnh sát
Thời điểm xảy ra vụ án, việc thực hiện các nghiệp vụ công tác rà soát, kiểm tra các quá trình cho vay hay các giao dịch trong tài chính để chống tham ô của lực lượng