THUỘC TÍNH NHÀ NƯỚC- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực công cộng đặc biệt được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù,… được tách rời v
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
- -
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NHÀ NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM MÁC-LÊNIN Môn: Pháp luật đại cương
GVHD: ThS Hồ Xuân Thắng
Mã lớp học phần: LAW349-2211-1-D14Nhóm sinh viên thực hiện:
1 Huỳnh Thị Hoa Thương
7 Nguyễn Đoàn Bảo Ngọc
8 Nguyễn Thị Thùy Linh
9 Nguyễn Thị Hồng Hạnh
10 Trần Thu Hà
TP Hồ Chí Minh – Năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
I NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC 3
II KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC 6
III THUỘC TÍNH NHÀ NƯỚC 6
Bản chất nhà nước 7
IV VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC 8
1 Vai trò của nhà nước đối với xã hội có giai cấp 8
2 Vai trò nhà nước đối với kinh tế 9
3 Vai trò của nhà nước đối với các thiết chế xã hội khác 9
V KIỂU NHÀ NƯỚC 10
VI HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC 10
1 Hình thức chính thể 11
2 Hình thức cấu trúc nhà nước 11
3 Hình thức chế độ chính trị 12
VII BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 12
1 Khái niệm 12
2 Đặc điểm cơ quan nhà nước 12
3 Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước 13
4 Bộ máy nhà nước chủ nô 13
5 Bộ máy nhà nước phong kiến 13
6 Bộ máy nhà nước tư sản 13
7 Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa 14
1
Trang 3CÂU HỎI ÔN TẬP 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
2
Trang 4I NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC
1 Thuyết thần học:
- Nhà nước là sản phẩm của thượng đế tạo ra để bảo vệ và duy trì trật tự xã hội loài người
Thượng đế Nhà nước Vĩnh cửu, bất biến.
• Phái giáo quyền
• Phái dân quyền
3
Thượng đế Nhân loại
Trang 5• Phái quân chủ
2 Thuyết gia trưởng:
- Nhà nước là kết quả của sự phát triển gia đình
- Quyền lực nhà nước bắt nguồn từ quyền lực gia đình
Trang 63 Thuyết tâm lý:
- Tâm lý của người nguyên thủy muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ Nhà nước
4 Thuyết bạo lực:
- Thị tộc A đối đầu thị tộc B Thị tộc A chiến thắng Nhà nước.
5 Thuyết khế ước xã hội:
- Khế ước (hợp đồng) Nhà nước.
6 Thuyết Mác-xít:
- Nhà nước xuất hiện, phát triển, tiêu vong là do các điều kiện khách quan quy định
Nhà nước không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu, bất biến.
II KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC
- Là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị
- Chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt
5
Trang 7Discover more from:
Trang 8 Nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp
thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
Ví dụ: Nhà nước Việt Nam, Pháp, Đức,…
III THUỘC TÍNH NHÀ NƯỚC
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt: Quyền lực công cộng đặc biệt
được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tù,… được tách
rời và đứng trên xã hội
Ví dụ: Nhà nước thiết lập cơ quan cảnh sát để làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an ninh,
an toàn cho xã hội
- Nhà nước phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ: Để quản
dân cư theo lãnh thổ, nhà nước phân thành các đơn vị hành chính để thiết lập mối
quan hệ với công dân
Ví dụ: Nhà nước phân chia lãnh thổ thành nhiều cấp:
Thành phố Tỉnh Huyện Xã Thôn … để có thể dễ dàng quản lý dân cư
của mình
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Tự quyết trong chính sách đối nội, đối ngoại,
không ràng buộc, phụ thuộc với các quốc gia Thể hiện sự bình đẳng, độc lập
giữa các nhà nước
Ví dụ: 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà tuyên bố với thế giới nước ta là một nước độc lập, có chủ
quyền, có tính chính trị pháp lý,…
- Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật: Pháp luật là công cụ để
mỗi nhà nước quản lý xã hội Mọi quy định của nhà nước đối với tất cả các chủ thể
đều được thể hiện thành pháp luật Nhà nước thực hiện pháp luật bằng hành vi
cưỡng chế
6
TermodİNAMİK ÇALIŞMA Sorulari 3
Thermodynamics 100% (3)
6
Trang 9Ví dụ: Nhà nước ban hành chính sách người có nồng độ cồn không được sử dụng
phương tiện giao thông và mọi người phải tuân theo quy định đó Thể hiện tính bắt buộc, cưỡng chế của pháp luật nhà nước
- Nhà nước quy định các loại thuế: Thuế được ban hành để nuôi dưỡng bộ máy nhà
nước, đảm bảo sự phát triển và giải quyết các vấn đề chung của xã hội
Ví dụ: Nhà nước đánh thuế thấp vào nhập khẩu xăng dầu để bình ổn giá,
*Bản chất nhà nước
1 Bản chất giai cấp của nhà nước
- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền
- Giai cấp cầm quyền sử dụng nhà nước để duy trì sự thống trị của mình đối với toàn xã hội trên cả ba mặt: chính trị, kinh tế và tư tưởng
Ví dụ: Nhà nước CHXHCN Việt Nam xem xét thu gọn một số chính sách để kiềm chế
lạm phát, ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu
tư công và xuất khẩu bền vững,…
2 Bản chất xã hội của nhà nước
- Ngoài việc là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền, nhà nước còn được xem như là một thiết chế có tính đại diện cho một cộng đồng và bảo vệ lợi ích chung cho cộng đồng đó
- Bản chất xã hội của nhà nước được thể hiện qua:
Nhà nước không thể tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích của các giai tầng trong xã hội
Ví dụ: Nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm
chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu
số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột
7
Trang 10 Nhà nước có trách nhiệm phải giải quyết tất cả các vấn đề nảy sinh trong xã hội như: đói nghèo, bệnh tật, chiến tranh, thiên tai,… nhằm đảm bảo lợi ích chung chotoàn xã hội.
Nhà nước đảm bảo những lợi ích chung của cộng đồng như: huy động nhân lực, vật lực cho công tác thủy lợi; tiến hành cuộc kháng chiến chống ngoại xâm; phát triển kinh tế;
IV VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
1 Vai trò của nhà nước đối với xã hội có giai cấp
- Nhà nước là một thiết chế quan trọng bảo vệ cơ sở kinh tế của xã hội có giai cấp
Mỗi xã hội được đặc trưng bằng một kiểu quan hệ sản xuất (mà cốt lõi là quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất) nhất định Chính cơ sở kinh tế đó quyết định sự ra đời của một nhà nước Nếu cơ sở kinh tế đó mất đi thì nhà nước đó cũng sẽ tiêu vong
Do đó, nhà nước với tư cách là công cụ trong tay giai cấp thống trị sử dụng bảo vệ cho lợi ích kinh tế, mà thực chất là đảm bảo và bảo vệ cơ sở kinh tế tạo ra nhà nước đó
- Nhà nước là bộ máy bạo lực của giai cấp thống trị nhằm duy trì quyền lực chính trị giai cấp này
Quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.Giai cấp thống trị nắm giữ nhà nước chính là nắm giữ quyền lực chính trị Vấn đề đối với giai cấp thống trị là duy trì và bảo vệ cho được quyền lực chính trị đó, không cho nó bị chia sẻ hay rơi vào tay giai cấp khác Nhằm bảo vệ quyền lực chính trị của mình, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước, bằng nhiều biện phápkhác nhau, trong đó không loại trừ biện pháp bạo lực, trấn áp công khai đối với các giai cấp, tầng lớp, lực lượng chính trị khác khi cần thiết
- Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng giai cấp thống trị
8
Trang 11 Mỗi giai cấp thống trị đều được thiết lập dựa trên một nền tảng tư tưởng Nền tảng
tư tưởng của giai cấp thống trị bao giờ cũng phải là hệ tư tưởng thống trị trong xã hội Điều này có tính quy luật bởi thống trị về mặt tư tưởng là một trong những phương thức thống trị có hiệu quả nhất Chính vì vậy, giai cấp thống trị thông qua nhà nước để bảo vệ sự thống trị về mặt tư tưởng đối với toàn xã hội và cũng chính
là bảo vệ nền tảng tư tưởng của giai cấp mình Qua đó, nhằm duy trì sự thống trị của mình đối với toàn xã hội
Tóm lại: Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp Các nhà nước trong lịch sử đều giữ vai trò hết sức quan trọng đối với xã hội có giai cấp Nhà nước chính là một công
cụ hữu hiệu nhất mà giai cấp thống trị sử dụng để bảo vệ lợi ích chính mình
2 Vai trò nhà nước đối với kinh tế
- Nhà nước không thể thả nổi nền kinh tế cho thị trường quyết định và cũng không được can thiệp quá sâu vào quan hệ kinh tế, chỉ nên can thiệp mức độ nhất định với quan hệ kinh tế
Đưa nền kinh tế phát triển theo một hướng nhất định.
3 Vai trò của nhà nước đối với các thiết chế xã hội khác
- Các thiết chế xã hội khác: Tổ chức chính trị, các đoàn thể xã hội, tổ chức tôn giáo,
- Các thiết chế xã hội hoạt động độc lập với nhà nước và có xu hướng đấu tranh với nhau để giành quyền tham gia nhà nước và ngược lại
- Vai trò của nhà nước với các thiết chế xã hội thể hiện ở hai mặt:
Một là:
+ Nhà nước xây dựng môi trường chính trị ổn định cho các thiết chế xã hội tồn tại và hoạt động (nếu các thiết chế đó hoạt động phù hợp với lợi ích giaicấp thống trị, nhà nước hỗ trợ vật chất và tinh thần cho các thiết chế xã hội phát triển)
+ Nhà nước tạo điều kiện cho các thiết chế xã hội tham gia hoạt động giành quyền lực một cách hòa bình
9
Trang 12 Mặt khác:
+ Nhà nước tiến hành áp dụng những biện pháp hạn chế, loại trừ đối với những thiết chế xã hội hoạt động trái với lợi ích giai cấp thống trị
V KIỂU NHÀ NƯỚC
- Là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc thù của nhà nước thể hiện bản chất giai cấp
và những điều kiện tồn tại phát triển của nhà nước trong một hình thái kinh tế – xãhội nhất định
Nhà nước xã hội chủ nghĩa: Đây là nhà nước cuối cùng của lịch sử loài người Được thiết lập và đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản
Sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn là một quy luật tất yếu khách quan.
Trang 13 Hình thức chế độ chính trị.
1 Hình thức chính thể: Tổ chức quyền lực nhà nước thông qua cơ cấu và trình tự
thành lập các cơ quan nhà nước trung ương, mối quan hệ qua lại của chúng với nhân dân và mức độ tham gia của nhân dân vào quá trình hình thành những cơ quan đó
- Chỉnh thể quân chủ: Nguyên thủ Quốc gia do kế thừa mà ra, quyền lực tối cao
thuộc về một người, quyền lực không thời hạn
Quân chủ chuyên chế: Người đứng đầu là vua, vua có quyền lực vô hạn, không
có Hiến pháp
Quân chủ lập hiến: Người đứng đầu là vua và nghị viện, cả hai đều nắm một phần quyền lực, Hiến pháp có quyền lực tối cao
- Chỉnh thể cộng hoà: Nguyên thủ quốc gia do bầu cử lập nên, quyền lực tối cao
thuộc về một chính quyền, quyền lực có thời hạn
Cộng hoà quý tộc: Cơ quan cấp cao được bầu ra phải là quý tộc
Cộng hoà dân chủ: Tất cả mọi người đều có thể tự ứng cử và được bầu vào cơ quan cấp cao
2 Hình thức cấu trúc nhà nước: Tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ và mối quan hệ giữa các nhà nước trung ương và địa phương
- Gồm 2 loại cơ bản:
Nhà nước đơn nhất: Hình thức nhà nước có chủ quyền chung, được hình thành từmột lãnh thổ duy nhất và chia thành các đơn vị chính trực thuộc
Ví dụ: Nhật, Pháp, Việt Nam, Lào, Ba Lan,
Nhà nước liên bang: Nhà nước được hình thành từ nhiều nước thành viên có chủ quyền riêng Có hệ thống cơ quan và quyền lực quản lý riêng (bộ máy nhà nước liên bang và bộ máy nhà nước từng ban), có hệ thống pháp luật riêng (pháp luật liên bang và pháp luật từng bang)
Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa liên bang Nga, Cộng hòa
liên bang Bra-xin, Cộng hòa liên bang Đức, …
11
Trang 143 Hình thức chế độ chính trị: Nhà nước được thể hiện thông qua tổng thể các
phương pháp, biện pháp được sử dụng, để thể hiện quyền lực nhà nước
- Hai biện pháp cơ bản:
• Chế độ dân chủ: Thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: dân chủ thật sự và dânchủ giả hiệu
• Chế độ phản dân chủ: Thể hiện tính chất độc tài Khi phát triển đến mức độ cao
Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điều kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển,
đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo,…
VII BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm
- Là hệ thống các cơ quan từ trung ương đến địa phương
- Được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc chung, thống nhất
- Nhằm thực hiện những chức năng của nhà nước
2 Đặc điểm cơ quan nhà nước
- Được tổ chức và hoạt động dựa trên những nguyên tắc chung nhất, nguyên tắc cơ bản bao trùm là quyền lực nhà nước thuộc về tay nhân dân
12
Trang 15- Được sử dụng quyền lực nhà nước để thực thi nhiệm vụ theo chức năng thẩm quyền được giao.
- Đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước là những người có phẩm chất chính trị, trình độ năng lực chuyên môn theo yêu cầu nhiệm vụ, là người đầy tớ, công bộc của nhân dân, tận tuỵ phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân
3 Các loại cơ quan trong bộ máy nhà nước
- Cơ quan lập pháp: Lập pháp được hiểu quyền thuộc về toàn thể nhân dân, được trao cho hội nghị đại biểu nhân dân là Quốc hội
- Cơ quan hành pháp: Hành pháp được hiểu là việc thực hiện luật pháp đã được thiết lập thông qua cơ quan Chính phủ
- Cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp chính là hệ thống tòa án để xử lý những hành
vi vi phạm pháp luật và giải quyết các tranh chấp
4 Bộ máy nhà nước chủ nô
- Chưa có sự phân biệt thành hệ thống các cơ quan
- Chủ nô vừa là người lãnh đạo quân đội, cảnh sát, quản lí hành chính, vừa là quan tòa
5 Bộ máy nhà nước phong kiến
- Đã được tổ chức thành các cơ quan tương đối hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương Tuy nhiên, đây là một bộ máy độc tài, quan liêu, phân hàng đẳng cấp
- Ở trung ương: Vua, các quan triều đình
- Ở địa phương: Các quan lại địa phương do vua bổ nhiệm
- Đã có quân đội, cảnh sát, nhà tù, toà án và các cơ quan khác
6 Bộ máy nhà nước tư sản
- Đã đạt tới mức hoàn thiện khá cao
- Phân thành 3 loại cơ quan: Lập pháp, hành pháp, tư pháp theo nguyên tắc tam quyền phân lập
13
Trang 167 Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Nguyên tắc tập quyền:
Quyền lực tập trung vào tay nhân dân
Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua các cơ quan đại diện
Có sự phân công rõ ràng: Lập pháp, hành pháp, tư pháp
CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nguyên nhân chủ yếu làm xuất hiện nhà nước là:
A Do sự phân công lao động trong xã hội
B Do sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội
C Do con người trong xã hội phải hợp sức lại để đắp đê, chống bão lụt, đào kênh làm thủy lợi hay chống giặc ngoại xâm
D Do ý chí của con người trong xã hội
Câu 2: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại … kiểu nhà nước, bao gồm các kiểu nhà nước là:
A 4 - chủ nô - phong kiến - tư hữu - XHCN
B 4 - chủ nô - phong kiến - tư sản - XHCN
C 4 - chủ nô - chiếm hữu nô lệ - tư bản - XHCN
D 4 - địa chủ - nông nô, phong kiến - tư bản - XHCN
Câu 3: Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện như thế nào?
A Nhà nước là công cụ sắc bén nhất để quản lý mọi mặt đời sống xã hội
B Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
14
Trang 17C Nhà nước là công cụ để bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
D Nhà nước là công cụ để giải quyết các vấn đề của đời sống xã hội
Câu 4: Hình thái kinh tế - xã hội nào là chưa có Nhà nước?
A Hình thái kinh tế - xã hội phong kiến
B Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản nguyên thủy
C Hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa
D Hình thái kinh tế - xã hội chiếm hữu nô lệ
Câu 5: Hình thức cấu trúc của nhà nước Việt Nam là hình thức nào sau đây?
A Nhà nước liên minh
B Nhà nước liên bang
C Nhà nước đơn nhất
D Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Câu 6: Nhà nước nào dưới đây có hình thức chính thể quân chủ?
A Quản lý đặc biệt - giai cấp thống trị - toàn xã hội
B Quản lý - giai cấp thống trị - một bộ phận người trong xã hội
C Quyền lực đặc biệt - giai cấp thống trị - một bộ phận người trong xã hội
D Quyền lực đặc biệt - giai cấp thống trị - toàn xã hội
15