1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh trầm cảm của điều dưỡng tại bệnh viện tâm thần phú thọ năm 2023

58 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Công Tác Chăm Sóc Người Bệnh Trầm Cảm Của Điều Dưỡng Tại Bệnh Viện Tâm Thần Phú Thọ Năm 2023
Tác giả Nguyễn Thị Bích
Trường học Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ
Thể loại chuyên đề
Năm xuất bản 2023
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 795,5 KB

Nội dung

Ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhânviên y tế và gia đình trong chăm sóc người bệnh.Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích trên 103 người bệnh đượcchẩn đoán trầm cảm nặng có ý t

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017[18] Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cứ 20 người bình thường sẽ có một người đã từng bị một giai đoạn trầm cảm trong năm trước Cũng theo tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 850000 chết do hành vi tự sát do bệnh trầm cảm [19] Nhiều nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng bị trầm cảm hơn nam giới với 1/3 phụ nữ sẽ có thể mắc trầm cảm trong đời Khả năng di truyền cao (khoảng 40%) khi người thân cấp một (cha mẹ/con cái/anh chị em ruột) bị trầm cảm Rối loạn trầm cảm không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ gia đình và xã hội [18] Ước tính của WHO năm 2021 trên toàn thế giới có khoảng 350 triệu người có rối loạn trầm cảm, trong đó khu vực Đông Nam Á chiếm cao nhất tới 27% trong tổng số các bệnh nhân trầm cảm [17] Tại Việt Nam, tỷ lệ rối loạn trầm cảm chung là 3-5% Hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là tự sát Theo thống kê tại Việt Nam số người tự sát hàng năm lên tới 36.000-40.000 người, cao gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông Trong đó trầm cảm là nguyên nhân của 75% các vụ tự sát trên Chính vì sự phổ biến và hậu quả nặng nề của trầm cảm mà WHO đã chọn trầm cảm là chiến dịch của ngày sức khoẻ thế giới (7/4/2017) với chủ đề “ Depression - Let’s talk” tạm dịch là “ Trầm cảm - Hãy cùng trò chuyện” nhằm nâng cao nhận thức của người dân trên toàn thế giới về bệnh trầm cảm, qua đó nâng cao được cách phòng chống bệnh trầm cảm cho người dân [19].

Trong Bảng Phân loại Bệnh Quốc tế ICD-10, bệnh trầm cảm được xếp

ở mục F.32, thuộc phần Rối loạn khí sắc Theo đó, dạng rối loạn tâm thần này bao gồm các triệu chứng: khí sắc trầm, mất hứng thú với cuộc sống và thế giới xung quanh, mệt mỏi và giảm năng lượng [20] Đối với người bệnh trầm cảm điều trị chính là tâm lý trị liệu và thuốc chống trầm cảm Điều này đòi

Trang 2

hỏi người điều dưỡng cần có kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sử dụng liệu pháp tâm lý tốt Ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhân viên y tế và gia đình trong chăm sóc người bệnh.

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích trên 103 người bệnh được chẩn đoán trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 cho kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân điều trị tốt chiếm 22,3%, thuyên giảm nhiều (62,1%)

và thuyên giảm ít chiếm 15,5% Không có bệnh nhân không thuyên giảm

và tử vong Thời gian diễn biến bệnh, mức độ nặng của trầm cảm, sự chăm sóc của điều dưỡng, mức độ tuân thủ thuốc và hỗ trợ từ gia đình là những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nặng

có ý tưởng tự sát[4].Qua đây cũng cho thấy vai trò quan trọng của điều dưỡng trong chăm sóc phục hồi và diễn biến bệnh của người bệnh.

Thực tế NB trầm cảm ở Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được chăm sóc hoàn toàn bởi nhân viên y tế tại 04 khoa lâm sàng Để đánh giá thực trạng chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh trầm cảm tôi tiến hành chuyên đề : “Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh trầm

cảm của điều dưỡng tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ năm 2023”, nhằm

Trang 3

1.1.2.Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm và ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến cuộc sống.

1.1.2.1.Các sự kiện trong cuộc sống và các stress từ môi trường Các nghiên cứu hiện nay cho rằng rối loạn trầm cảm có liên quan đến các sự kiện gây stress Những yếu tố gây stress chủ yếu là sự mất mát, những biến cố bất lợi liên quan đến các điều kiện sống và hành vi của cá nhân, gia đình cũng như các bệnh cơ thể mạn tính khác nhau Tất cả những yếu tố gây stress và những biến cố trong cuộc sống tích luỹ dần, gom góp lại một cách mạn tính gây ra sự quá tải về tâm lý làm cho bệnh xuất hiện từ từ và tiến triển làm cho thay đổi nhiều hoạt động thần kinh cấp cao là nguyên nhân gây nên trầm cảm Một nghiên cứu ở những người bệnh lupus ban đỏ cho thấy tỷ

lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và loạn thần chiếm 43% các bệnh nhân lupus đến điều trị Đặc điểm lâm sàng trầm cảm: thường gặp là các biểu hiện trầm cảm (43,8%), giai đoạn trầm cảm nhẹ 18,7%[1] Nghiên cứu ở Thái Lan

về bệnh nhân đột quỵ liên quan đến trầm cảm cho kết quả là trong 200 người

bị đột quỵ có tuổi trung bình từ 62,1±12,5 tuổi được theo dõi trong 12 tháng

Trang 4

sau khi đột quỵ thì có 21% số người mắc trầm cảmTheo nghiên cứu của Đặng Hoàng Hải tại thành phố Hồ Chí Minh, các yếu tố liên quan đến trầm cảm như ly thân, ly dị là 11,5%.Tỷ lệ trầm cảm ở người thất nghiệp là 8,7%.

Tỷ lệ người có thu nhập thấp liên quan đến trầm cảm là 13,3%[11] Tại Ấn

Độ, nghiên cứu trên sinh viên cho kết quả 37,7%, 13,1% và 2,4% học sinh bị trầm cảm vừa phải, nặng và trầm trọng.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những sinh viên có quan điểm tích cực về môi trường học tập và môi trường sống có trầm cảm thấp hơn so với các sinh viên khác.

1.1.2.2 Nhân cách tiền bệnh lý

Những người có đặc điểm nhân cách dễ bị tổn thương như lo âu, tránh

né, dễ phụ thuộc, cảm xúc không ổn định, ám ảnh và phô trương thì có nguy cơ cao dễ bị trầm cảm Tuy nhiên bất cứ kiểu nhân cách nào cũng có khả năng bị trầm cảm trong hoàn cảnh khó thích ứng Tiền sử bệnh nhân có nhân cách bất thường là nhân cách khép kín mắc trầm cảm chiếm tỷ lệ cao 22,62%[1].

1.1.2.3 Lý thuyết nhận thức và hành vi

Rối loạn trầm cảm diễn ra ở những người có suy nghĩ lệch lạc, những ý nghĩ tiêu cực tự động thuộc về hiện tại, kể cả tiên đoán về tương lai, kết hợp với cảm xúc âm tính, phát sinh nỗi buồn trong óc, hình thành trầm cảm với 5 triệu chứng chính: Triệu chứng hành vi, sự rút lui về mặt

xã hội; triệu chứng về động cơ, thiếu quan tâm thích thú, mất động cơ sống; triệu chứng về cảm xúc, nỗi buồn tội lỗi, xấu hổ, lo lắng; triệu chứng

về nhận thức, sự kém tập trung, càu nhàu, tự ti; triệu chứng cơ thể, sự ít ngon miệng, ngủ kém, sút cân[9].

Trang 5

trầm cảm xấu đi đáng kể khi sắp có kinh nguyệt, sau đó các triệu chứng trầm cảm lại nhẹ đi Nghiên cứu ở bệnh nhân trầm cảm nặng cho thấy, trầm cảm nặng ở nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, tỷ lệ nam/nữ là 1/1,55[5].

Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cao (2011) ở Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở nữ cao hơn ở nam (8,3% và 1,6%) Các yếu tố liên quan đến rối loạn trầm cảm ở các đối tượng nghiên cứu: nữ giới (67.05%) là kết quả nghiên cứu tại Huế[6].

Vấn đề sinh con ở phụ nữ cũng là một sự khác biệt lớn đối với nam giới Trầm cảm sau sinh ở phụ nữ Thái Lan là 8,4% Các yếu tố độc lập liên quan đến tỷ lệ trầm cảm sau sinh bao gồm sức khoẻ bà mẹ, xung đột hôn nhân, gánh nặng kinh tế, các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống, và trầm cảm trước đây Hỗ trợ từ gia đình họ là một yếu tố bảo vệ từ trầm cảm sau sinh Theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Thuỷ (2015), phụ nữ Việt Nam cũng

bị trầm cảm sau sinh với mức độ tương đương các nước khác trên thế giới khi 15,5% phụ nữ có những biểu hiện trầm cảm sau sinh.

tỷ lệ trầm cảm ở những người trong độ tuổi từ 45 tuổi đến 88 tuổi là 29,2%, một

tỷ lệ rất cao Tại Singapore, trầm cảm người cao tuổi là 3,7%, tỷ lệ này cao hơn

rõ rệt ở những người từ 75 đến 84 tuổi so với những

Trang 6

người từ 60 đến 74 tuổi Nghiên cứu ở Bắc Cạn cho thấy, nhóm học sinh sinh viên cũng là nhóm đứng vào tốp có tỷ lệ mắc trầm cảm cao[11].

1.1.2.6 Tình trạng hôn nhân

Rối loạn trầm cảm chủ yếu rất thường xuyên ở những người không

có mối quan hệ tốt với người khác Những người đã ly hôn, ly thân hoặc goá bụa rất hay bị trầm cảm Bệnh nhân có vấn đề hôn nhân liên quan đến trầm cảm chiếm 17,86% (trong đó ly thân là 10,71%)[9].

1.1.2.7 Tình trạng kinh tế văn hoá

Không có mối liên quan giữa tình trạng kinh tế và trầm cảm chủ yếu Nghĩa là trầm cảm chủ yếu có thể gặp ở bất kỳ tầng lớp nào trong xã hội, từ người giàu đến người nghèo, nhưng điều đáng ngạc nhiên là trầm cảm phổ biến hơn ở vùng nông thôn so với vùng thành thị Bệnh nhân mắc trầm cảm

có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn chiếm tỷ lệ 35,71%, làm ăn thua lỗ chiếm 29,24%, thường xuyên không có công ăn việc làm chiếm 20,24% Theo Nguyễn Hữu Kỳ (2001), các nhân tố thúc đẩy rối loạn trầm cảm lo âu như trong gia đình đông con, xung đột vợ chồng, xung đột giữa cha mẹ với con cái, cũng có ý nghĩa thúc đẩy rối loạn trầm cảm và lo âu phát triển, chiếm tỷ

lệ 3,23 – 77,42% Điều kiện kinh tế khó khăn (94,32%)[7].

Văn hoá có thể ảnh hưởng đến biểu hiện của các triệu chứng trầm cảm.

Ở các dân tộc có các nền văn hoá khác nhau thì bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm cũng không hoàn toàn giống nhau Với nền văn hoá này thì bệnh nhân có thể có nhiều triệu chứng bị kích thích hơn, trong khi bệnh nhân ở nền văn hoá khác có thể biểu hiện triệu chứng buồn bã và bị cô lập

rõ hơn Nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy có mối liên quan giữa trầm cảm

và nơi sinh của thanh thiếu niên (p<0.02) Tại Trung Quốc, tỷ lệ trầm cảm phân bố không đồng đều giữa các vùng miền[1].

1.1.2.8 Các bệnh mạn tính

Rối loạn trầm cảm cũng thường hay gặp ở những bệnh nhân có các bệnh nội khoa kèm theo Các bệnh nội khoa mạn tính dai dẳng, hay tái phát

Trang 7

những đợt cấp tính làm bệnh nhân không hỏi suy nghĩ lo lắng về tình trạng bệnh của mình Theo Trần Hữu Bình (2007), rối loạn trầm cảm hay gặp ở các bệnh lý chức năng tim mạch (32%), tiêu hoá (28%), thần kinh (16%), và cơ xương khớp (14%) [1] Rối loạn chức năng của các cơ quan

là thường xuyên và kéo dài làm cho bệnh nhân khó chịu , họ thường xuyên đến khám và điều trị nhiều tháng nhiều năm tại các chuyên khoa đó nhưng ít có kết quả Nghiên cứu tại Huế (2006) cho kết quả 53,41 % những người mắc trầm cảm có bệnh cơ thể Tại Nhật Bản, tỷ lệ trầm cảm

ở bệnh nhân ngoại trú mắc bệnh tim mạch là 5,6% Mắc các bệnh cơ thể (53.41%), các sàng chấn tâm lý (68,18%) [1].

1.1.2.9 Nghề nghiệp

Nghề nghiệp cũng là một yếu tố liên quan đến trầm cảm Những người làm công việc khác nhau, các ngành nghề khác nhau cho thấy tỷ lệ mắc trầm cảm cũng khác nhau Tỷ lệ trầm cảm ở nữ công nhân làm trong các nhà máy công nghiệp điện tử là 28,8% Phân tích hồi quy hậu phân tích cho thấy những người có mối quan hệ gia đình nghèo, khen thưởng thấp và hỗ trợ xã hội nghèo Nghiên cứu các triệu chứng trầm cảm của các nhân viên làm việc trong ngân hàng cho thấy tỷ lệ hiện mắc các triệu chứng trầm cảm là 32%, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ[5].

1.1.3 Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm

1.1.3.1 Rối loạn trầm cảm điển hình

Biểu hiện khởi phát: Thường bệnh khởi phát từ từ bằng các dấu hiệu

bệnh nhân cảm thấy suy nhược, mệt mỏi, khó tập trung khi làm việc, ngại tiếp xúc, chậm chạp trong hoạt động rút, khỏi các hoạt động xã hội thường lệ, trí

nhớ nghèo nàn, dễ bị kích thích và rối loạn giấc ngủ (thường thức giấc sớm) Biểu hiện toàn phát: Trạng thái trầm cảm điển hình được biểu hiện

bằng sự ức chế các hoạt động tâm thần, nổi bật là cảm xúc bị ức chế, tư duy bị ức chế, hoạt động bị ức chế và các triệu chứng cơ thể (xem phần triệu chứng)[1].

Trang 8

1.1.3.2 Trầm cảm không điển hình

Tuỳ theo cấu trúc lâm sàng và sự nổi bật của một loại triệu chứng nào đó, chia ra các thể loại lâm sàng như sau:

Trầm cảm uể oải (Trầm cảm suy nhược): Trên nền tảng khí sắc giảm,

nổi bật lên sự suy yếu, mệt mỏi, mất sinh lực, mất khả năng hưng phấn thích thú, lạnh nhạt với xung quanh, suy nhược cả về thể chất và tinh thần.

Trầm cảm kích thích: Khí sắc giảm, không giảm vận động mà kích thích,

vật vã kèm theo lo âu Bệnh nhân bồn chồn, không thể đứng ngồi một chỗ, rên

rỉ, than vãn về tình trạng của mình, có thể kích động đòi tự sát Trong cơn xung động trầm cảm nặng có thể tự sát rất nhanh chóng hoặc giết người rồi tự sát.

Trầm cảm mất cảm giác tâm thần: Hình ảnh lâm sàng chủ yếu là mất

cảm giác về tâm thần, không còn cảm giác đau đớn, vui buồn, mất phản ứng cảm xúc thích hợp Bệnh nhân cảm giác rất đau khổ vì tình trạng đó.

Trầm cảm với hoang tưởng tự buộc tội: Người bệnh tập trung vào

khiển trách, lên án bản thân Họ cho rằng mình có những lỗi lầm, những sai trái đòi được trừng phạt như đồi bại, ăn bám, vô trách nhiệm, có nhiều hành vi xấu xa vi phạm đạo đức Những lỗi lầm, sai phạm cũ trong quá khứ có thể bị đánh giá quá mức trong tình trạng trầm cảm.

Trầm cảm loạn khí sắc: Đi đôi với cảm giác buồn là sự cáu kỉnh, càu

nhàu, bực bội, không hài lòng lan tràn sang cả những người xung quanh, người bệnh có khuynh hướng cục cằn, công kích.

Trầm cảm sững sờ: Ức chế vận động nặng nên biểu hiện lâm sàng chủ

yếu là hội chứng bất động, nét mặt sững sờ đau khổ, nước mắt lưng tròng.

Trầm cảm lo âu: Trên nền tảng khí sắc trầm, lo âu nổi lên chiếm vị trí

hàng đầu, thường bệnh nhân lo âu không có chủ đề, lo sợ chờ đợi rủi ro bất hạnh không gắn vào bất kỳ một sự kiện nào đặt ra trong đời thường.

Trầm cảm với rối loạn cơ thể và thần kinh thực vật: Nổi bật trong bệnh cảnh

là các rối loạn thực vật nội tạng, suy nhược, loạn cảm giác bản thể như: Cơn đánh trống ngực, dao động huyết áp, vã mồ hôi, chân tay lạnh, rối loạn trí nhớ,

Trang 9

nôn, chóng mặt Nền tảng khí sắc giảm biểu hiện không rõ ràng, không than vãn buồn phiền, không có ức chế tâm thần vận động Thường nhận thấy dao động khí sắc khá lên về buổi chiều Nhiều trường hợp khác xuất hiện các triệu chứng cơ thể thay thế: Đau vùng ngực dai dẳng, chóng mặt, rối loạn tiêu hoá Nhưng không phát hiện được tổn thương thực thể tương xứng.

Vì không có biểu hiện trầm cảm rõ rệt, hình thái lâm sàng này còn được gọi là trầm cảm ẩn, trầm cảm che đậy, trầm cảm tương đương Thể bệnh này rất hay gặp trong lâm sàng ở hệ thống y tế cơ sở và thực hành

đa khoa.

Trầm cảm với loạn cảm giác bản thể, giải thể nhân cách: Trầm cảm

với cảm giác khó chịu không xác định rõ ràng ở các cơ quan, bộ phận khác nhau trong cơ thể, đầu óc nặng nề, cảm giác như rỗng tuếch hoặc đặc sệt như đất sét, bị bóp thắt hoặc tù mù.

Trầm cảm ám ảnh: Hiện tượng ám ảnh được hình thành nổi lên trên

nền trầm cảm với các nội dung đa dạng: ám ảnh sợ chỗ đông người, sợ khoảng trống, sợ lây bệnh hoặc sợ chết đột ngột Thường xuất hiện trên những người có nhân cách hoài nghi, lo âu.

Trầm cảm nghi bệnh: Trên nền tảng khí sắc giảm, bệnh nhân xuất

hiện những cảm giác rất khó chịu khác nhau và từ đó khẳng định rằng mình đã bị mắc một bệnh nào đó trầm trọng, nan giải Vì thế bệnh nhân thường kiên nhẫn đi tìm sự giúp đỡ của các thầy thuốc chuyên khoa Bệnh nhân chỉ được khám xét về tâm thần sau khi đã nhiều năm theo dõi, điều trị ở nhiều chuyên khoa khác nhau mà không hề tìm được dấu hiệu bệnh

lý cơ thể nào tương xứng với các than phiền về bệnh tật của bệnh nhân.

Trầm cảm Paranoide (trầm cảm hoang tưởng).

Liên quan với trầm cảm và nổi lên trong bệnh cảnh là những hoang tưởng như: hoang tưởng bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, bị thiệt hại, buộc tội, hoang tưởng liên hệ Ngày nay ít gặp trầm cảm với hoang tưởng mở rộng (hoang tưởng phủ định mang tính chất kỳ quái còn gọi là hội chứng Cotard).

Trang 10

Trầm cảm ở trẻ em: Ở trẻ em, tuỳ theo lứa tuổi có biểu hiện trầm

cảm khác nhau Trẻ sơ sinh có biểu hiện thờ ơ, bỏ bú, chán ăn, rối loạn phát triển toàn thân, rối loạn giấc ngủ Trẻ 7 tuổi thường biểu hiện thiếu nhiệt tình vui chơi, tách rời xung quanh, khóc lóc, từ chối ăn, ít ngủ Trẻ

đi học biểu hiện kích thích, buồn chán, hay than vãn mất quan tâm thích thú Trẻ lớn hơn thường kể về những thất vọng bản thân, lo âu và ý tưởng hành vi tự sát cũng phổ biến hơn Ở tuổi thanh thiếu niên, bệnh cảnh lâm sàng gần giống của người lớn [1].

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm

1.1.4.1 Giả thuyết về yếu tố di truyền

Các nghiên cứu gia đình cho thấy 50% số bệnh nhân rối loạn trầm cảm

có ít nhất một người cha hoặc mẹ mắc rối loạn trầm cảm Nếu cha hoặc mẹ mắc rối loạn trầm cảm thì 25% con cái họ mắc bệnh Nếu cả hai bố mẹ cùng mắc bệnh thì 50 - 75% các trường hợp có con mắc rối loạn trầm cảm Đồng thời nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở các cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy tỷ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 33 - 90% và rối loạn trầm cảm là 50% Nghiên cứu ở các cặp sinh đôi khác trứng thấy tỷ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực là 5

- 25% và rối loạn trầm cảm là 10 - 15% Một số nghiên cứu sâu hơn về gen cho biết, có thể xác định được một số điểm đặc biệt về gen trên các nhiễm sắc thể X, 5, 11, ở các gia đình có trầm cảm [1].

1.1.4.2 Giả thuyết về rối loạn các chất hoá học dẫn truyền thần kinh

Có rất nhiều các nghiên cứu mới đây về cơ chế bệnh sinh của rối loạn trầm cảm cho thấy sự liên quan của bệnh với hệ thống chất dẫn truyền thần kinh trong hệ thần kinh trung ương Các chất này bao gồm các mono - amine của não như dopamine, noradrenaline và serotonine Các thuốc IMAO, TCA s , SSRI s được xác định hiệu quả của chúng thông qua việc làm thay đổi các monoamine hoặc các amin sinh học khác tại vị trí receptor ở vùng dưới đồi hoặc

hệ viền của não có thể gây ra sự thay đổi cảm xúc Nồng độ của các chất này và chất chuyển hoá của nó trong nước tiểu, dịch não tuỷ bị dao động ở

Trang 11

bệnh nhân trầm cảm và hưng cảm Chức năng của hệ GABA cũng có sự bất thường trong rối loạn khí sắc [1].

1.1.4.3 Giả thuyết về yếu tố môi trường

Những sự kiện sống mang tính chất stress (sự mất mát, chia ly, mất việc, bị xúc phạm nặng nề ) như là một yếu tố khởi phát đối với rối loạn trầm cảm Trong đó sự mất mát do chết chóc hoặc chia ly có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là ở thời thơ ấu Hơn nữa các stress xảy ra trong gia đình, xã hội còn ảnh hưởng đến sự hồi phục, tái phát của các giai đoạn trầm cảm [1].

1.1.4.4 Giả thuyết về rối loạn nội tiết

Một số cơ sở của giả thuyết này dựa trên rối loạn trầm cảm hay gặp

ở phụ nữ, các giai đoạn thường xuất hiện vào thời kỳ dậy thì, có thai, sau

đẻ, rối loạn kinh nguyệt Rối loạn trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận được cho rằng có liên quan đến rối loạn trầm cảm Bên cạnh

đó, vai trò của nội tiết tố giáp trạng như TSH, TRH và T3 - T4 cũng được nêu lên trong quan điểm về bệnh sinh của rối loạn trầm cảm[5].

1.1.6 Tiến triển, tiên lượng và tái phát của bệnh trầm cảm

Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là người bệnh có ý tưởng, hành

vi tự sát.

Người bệnh có thể suy kiệt do từ chối ăn uống [1].

1.1.7 Điều trị trầm cảm

1.1.7.1 Nguyên tắc điều trị:

- Chỉ định nhập viện tuyệt đối với các giai đoạn RLTC mức độ nặng đặc biệt

trầm cảm có ý tưởng tự sát Nếu RLTC ở mức độ nhẹ có thể điều trị ngoại trú.

- Cần phát hiện sớm các biểu hiện RLTC để kịp thời điều trị ngay

từ lúc cường độ các rối loạn còn nhẹ.

- Xác định rõ mức độ của RLTC, cấu trúc lâm sàng, sự có mặt của các triệu chứng loạn thần ở giai đoạn hiện tại.

- Chỉ định sớm các liệu pháp điều trị, có kiến thức chọn lựa nhóm thuốc, loại thuốc và liều lượng phù hợp với các trạng thái bệnh của từng người bệnh.

- Điều trị dự phòng tái phát sau mỗi giai đoạn cấp [1].

1.1.7.2.Điều trị cụ thể:

Trang 12

a Theo dõi sát ngày đêm đề phòng nguy cơ tự sát: trầm cảm nặng có ý

tưởng tự sát hoặc hoang tưởng bị tội là một cấp cứu tâm thần (xem thêm phần cấp cứu tâm thần).

b Liệu pháp hoá dược:

Dùng thuốc CTC, khi dùng thuốc cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng, các chỉ định và chống chỉ định.

Lựa chọn thuốc phụ thuộc vào triệu chứng lâm sàng và yếu tố cơ thể nên tuỳ theo từng trường hợp mà chỉ định từng loại thuốc cho phù hợp: Trầm cảm có ức chế rõ rệt (trầm cảm sững sờ) nên sử dụng các thuốc chống trầm cảm hoạt hóa như survector 100 - 250 mg/24 giờ hoặc thuốc chống trầm cảm trung gian như Anafranil 50 - 200 mg/24 giờ

Với trầm cảm kích thích, trầm cảm có lo âu thì nên dùng thuốc chống trầm cảm yên dịu như amitriptylin 50 - 150 mg/24, mirtazapin 15 -

45 mg/24 giờ

Trầm cảm ám ảnh nên lựa chọn anafranil hoặc prozac

Trầm cảm ở người già, người có bệnh tim mạch, người có nguy cơ tự sát cao nên lựa chọn nhóm thuốc không có tác dụng độc với tim như nhóm chống trầm cảm đa vòng hoặc nhóm ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc IMAO và RIMAO có hiệu quả tốt trong trầm cảm không biệt định Trầm cảm nặng, trầm cảm kháng thuốc cần sử dụng thuốc chống trầm cảm đường tiêm tĩnh mạch như chlorimipramine từ 25- 125mg/24h, anafranil 100 - 300 mg/24 giờ sau đó chuyển sang đường uống.

Với trầm cảm có triệu chứng loạn thần, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát: ngoài dùng các thuốc chống trầm cảm cần phối hợp với thuốc an thần kinh.

c Liệu pháp sốc điện: hiện nay vẫn là phương pháp tốt trong điều trị trầm cảm Chỉ định trong các trường hợp trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát, trầm cảm sững sờ, các trạng thái trầm cảm được điều trị bằng liệu pháp hoá dược không kết quả, các trường hợp có chống chỉ định điều trị bằng thuốc Giai đoạn trầm Sốc điện ngày một lần hoặc cách ngày Một liệu trình điều trị từ 6 - 12 lần sốc.

d Liệu pháp tâm lý: là liệu pháp rất cần thiết ngay cả khi liệu pháp hoá dược đang được sử dụng chủ yếu trong đợt điều trị.

Trang 13

Các liệu pháp tâm lý hỗ trợ như liệu pháp nhận thức, liệu pháp nhóm hoặc thư giãn.

e Liệu pháp kích thích từ xuyên sọ

Được chỉ định ưu tiên cho các trường hợp trầm cảm nhẹ và vừa Cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định và chống chỉ định để hạn chế tai biến khi tiến hành can thiệp [1].

1.1.8 Nội dung chăm sóc, quản lý người bệnh trầm cảm

* Người bệnh trầm cảm nhẹ và vừa

- Thường xuyên gần gũi, tiếp xúc thăm hỏi, động viên tinh thần người bệnh, giải thích tình trạng bệnh và tiến triển của bệnh cho người bệnh hiểu để hợp tác trong quá trình điều trị.

- Làm tốt công tác tâm lý, giải thích khuyên giải động viên người bệnh yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội lành mạnh Giải thích tình trạng bệnh cho gia đình người bệnh và hướng dẫn cách theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh để phòng tình huống nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu bệnh nặng thêm.

- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những biểu hiện lệch lạc về bệnh tật

- Thường xuyên động viên người bệnh tham gia lao động liệu pháp

và các hoạt động liệu pháp khác.

- Tìm hiểu tâm lý người bệnh.

- Sắp xếp người bệnh trầm cảm vào buồng bệnh cùng với người bệnh ổn định để theo dõi.

Trang 14

- Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao trực, lúc giao thời và đêm khuya, đặc biệt giai đoạn người bệnh tỉnh táo đủ sức khỏe để thực hiện ý tưởng tự sát.

- Phải đi tua kiểm tra 15 phút/ lần.

- Thông báo cho nhân viên trong toàn khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.

- Trường hợp người bệnh có loạn thần như ảo giác, hoang tưởng báo cáo cho bác sỹ để xử trí kịp thời.- Nếu người bệnh phải dùng liệu pháp EC, điều dưỡng phải chăm sóc theo mục EC.

* Ghi chép các công việc đã làm

- Các diễn biến bất thường đã xảy ra.

- Trạng thái tâm lý, tâm thần đặc biệt.

- Các chỉ số sinh học: mạch, nhiệt độ, HA, nhịp thở.

- Thể trạng chung: cân nặng, sắc màu niêm mạc, môi, da.

- Mức độ ăn uống của người bệnh.

* Dặn dò hướng

dẫn + Người bệnh

- Uống thuốc đều theo đơn đề phòng cơn tái

phát - Tin tưởng bác sỹ điều trị

- Kiêng chè, rượu, cà phê và các chất kích

thích + Gia đình

- Thường xuyên động viên người bệnh

- Tạo môi trường gia đình xã hội lành mạnh, hài hoà, tránh gây sang chấn tâm lý.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc khỏi nơi khô ráo, đề phòng người bệnh lấy thuốc để thực hiện hành vi tự sát [1].

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Nghiên cứu về trầm cảm và chăm sóc người bệnh trầm cảm trên thế giới

Trang 15

Theo tổ chức y tế thế giới, trầm cảm là một bệnh phổ biến trên toàn thế giới, với hơn 300 triệu người bị ảnh hưởng Đặc biệt khi bệnh kéo dài kèm theo mức độ vừa hoặc nặng thì trầm cảm có thể trở thành một bệnh nghiêm trọng Nó có thể làm cho những người bị ảnh hưởng phải chịu đựng rất nhiều

và các chức năng kém đi, ảnh hưởng đến công việc, học tập và gia đình Và tồi tệ hơn, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử Gần 800.000 người chết do tự tử mỗi năm Tự tử là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến cái chết ở tuổi 15-29 tuổi[19] Trầm cảm là bệnh khá phổ biến, nhiều khi bị bỏ sót, không được chẩn đoán

ra Ước tính có 17 triệu người Mỹ bị trầm cảm, con số này cũng bằng số người bị tiểu đường Trầm cảm xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi[16].

Lara Guedes de Pinho và cộng sự đã đánh giá và tổng hợp các chỉ số cho quá trình chăm sóc người bị trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu, dựa trên phương pháp chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm Kết quả cho thấy việc điều dưỡng lập kế hoạch chăm sóc tập trung vào những người bị trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu phải mang tính cá nhân, năng động, linh hoạt và có sự tham gia của nhân viên y tế và gia đình bao gồm việc xác định các vấn đề cụ thể của một người bệnh; lập kế hoạch chăm sóc cá nhân hóa đáp ứng nhu cầu cá nhân của bệnh nhân và thiết lập các mục tiêu điều trị riêng lẻ; ra quyết định chung; thông tin và giáo dục bệnh nhân; sự tồn tại của một hệ thống phản hồi bệnh nhân có hệ thống với việc tự theo dõi các triệu chứng; chăm sóc dựa trên mô hình quản lý ca bệnh với việc theo dõi bệnh nhân thường xuyên; đáp ứng sở thích của bệnh nhân và sự hài lòng với việc chăm sóc; quản lý việc tuân thủ điều trị; và quản lý tác dụng phụ của thuốc đã cải thiện đáng kể tình hình trầm cảm ở người bệnh Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: lấy người bệnh làm trung tâm phù hợp cho thực hành lâm sàng, có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tâm thần và phòng chống bệnh tật [17].

Kenneth B Wells và cộng sự đã đánh giá quy trình và chất lượng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm được chăm sóc ban đầu tại các tổ chức chăm sóc có quản lý trên1204 bệnh nhân bị trầm cảm ở 7 tổ chức chăm sóc được quản lý.

Trang 16

Kết quả: Ở những bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm và có các triệu chứng gần đây, 29% đến 43% được chăm sóc theo quy trình chăm sóc dành riêng cho bệnh trầm cảm trong lần khám đầu tiên và 35% đến 42% đã sử dụng thuốc chống trầm cảm với liều lượng thích hợp trong 6 tháng trước đó Nghiên cứu cũng đưa ra kết luận: Tỷ lệ quy trình và chất lượng chăm sóc trầm cảm theo báo cáo của bệnh nhân ở mức trung bình đến thấp trong các thực hành chăm sóc ban đầu được quản lý Tỷ lệ chăm sóc bệnh trầm cảm rất khác nhau giữa các tổ chức chăm sóc được quản lý, nhấn mạnh sự cần thiết phải theo dõi quá trình và cải thiện chất lượng chăm sóc bệnh trầm cảm ở cấp độ tổ chức[15].

1.2.2 Nghiên cứu về trầm cảm và chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Việt Nam

Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ở Việt Nam,

nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống của người bệnh, ở mức độ nặng bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến tính mạng do nguy cơ tự sát cao Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cao tại thị xã Sông Cầu – Bắc Cạn cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 4,3% Tỷ lệ trầm cảm tại thành phố Hồ Chí Minh

là 6,6% Tỷ lệ bệnh nhân bị trầm cảm tái diễn là 22% . Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi tại xã Thuỷ Xuân – TP Huế là 27,76% Qua đây ta

có thể thấy, tỷ lệ mắc trầm cảm ở Việt Nam là khá cao dao động từ 3-5% tương đương với các nước trên thế giới [6].

Theo nghiên cứu của chương trình sức khỏe tâm thần do quỹ cựu chiến binh Mỹ tại Việt nam (VVAF) đã đánh giá thấy tỉ lệ trầm cảm và lo

âu là những vấn đề thường gặp nhất, ở thành phố Đà Nẵng có tỉ lệ 18,3% người lớn mắc bệnh và hầu hết các rối loạn trầm cảm đều trị liệu bằng liệu pháp hóa dược [13]

Nguyễn Thị Thu Huyền (2020) nghiên cứu “Đặc điểm ý tưởng và hành

vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm tái diễn” trên 57 bệnh nhân được chẩn đoán xác định rối loạn trầmcảm tái diễn có ý tưởng hoặc hành vi tự sát theo tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD-10 (F33.xx) điều trị nộitrú tại viện sức khỏe tâm

Trang 17

thần, bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 và bệnh viện Lão khoa Trung ương Kết quả như sau: Đa số bệnhnhân là nữ (71,9%) 100% bệnh nhân là trầm cảm tái diễn hiện giai đoạn nặng trong đó 54,4% có loạn thần.Ý tưởng tự sát xuất hiện nhiều lần, kéo dài dai dẳng và khó kiểm soát có xu hướng cao hơn

ở nhóm có loạnthần so với nhóm không có loạn thần Đa số bệnh nhân có ý tưởng tự sát xuất hiện từ từ (78,9%) Phần lớnbệnh nhân có thông báo về ý tưởng và hành vi tự sát của mình (68,4%) Có 52,6% bệnh nhân tự sát bằng cácphương thức không bạo lực Sau khi tự sát có 68,4% phản ứngbằng cách

im lặng, không nói gì; còn lại tức giận và nói sẽ tự sát tiếp Điều này đặt ra một yêu cầu đối với người điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh trầm cảm phải có sự theo dõi chặt chẽ, đảm bảo an toàn cho người bệnh vì đa số NB trầm cảm có thông bảo trước khi họ tự sát, ngoài ra liệu pháp tâm lý cần được áp dụng triệt để đối với NB trầm cảm [10].

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bích trên 103 người bệnh được chẩn đoán trầm cảm nặng có ý tưởng hành vi tự sát, điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 cho kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân điều trị tốt chiếm 22,3%, thuyên giảm nhiều (62,1%)

và thuyên giảm ít chiếm 15,5% Không có bệnh nhân không thuyên giảm

và tử vong Kết quả chăm sóc tốt hơn ở nhóm bệnh nhân có thời gian diễn biến bệnh < 1 năm tốt hơn gấp 3,63 lần nhóm ≥ 1 năm, mức độ trầm cảm nhẹ tốt hơn nhóm mức độ vừa và nặng gấp 5,79 lần, mức độ tuân thủ thuốc tốt và hỗ trợ từ gia đình tốt có kết quả chăm sóc tốt hơn gấp 8,33 lần nhóm bệnh nhân ít tuân thủ và ít nhận được sự hỗ trợ từ gia đình Thời gian diễn biến bệnh, mức độ nặng của trầm cảm, mức độ tuân thủ thuốc và hỗ trợ từ gia đình là những yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc bệnh nhân trầm cảm nặng có ý tưởng tự sát [4].

1.3 Quy định hiện hành về công tác chăm sóc người bệnh trầm cảm

Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và

Trang 18

có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011, thay thế Quy chế chăm sóc người bệnh toàn diện trong Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng chăm sóc ngày càng cao hơn Thông tư này là sự cập nhật phù hợp giữa các văn bản pháp luật, tình hình thực tế, nâng cao vị thế nghề nghiệp, đặt công tác điều dưỡng trong mối quan hệ mang tính hệ thống, trao quyền cho các đơn vị vận dụng linh hoạt trong tổ chức quản lý điều dưỡng, quy định cụ thể về nhiệm vụ chăm sóc Thông tư nêu rõ người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, đảm bảo hài lòng, chất lượng và an toàn, trong đó người bệnh phải được tư vấn hướng dẫn giáo dục sức khỏe, được chăm sóc về tinh thần, vệ sinh các nhân, dinh dưỡng…[2] Quy trình chăm sóc người bệnh được ban hành kèm theo Quyết định số 940/2002/QĐ-BYT ngày 22/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quy trình chăm sóc NB

Quy trình chăm sóc người bệnh Trầm cảm; Quyển 01: Mã số QT.05.ĐD/2018 (Ban hành kèm theo Quyết định số 423/QĐ-BV ngày 18/6/2018 v/v Ban hành bổ xung quy trình điều dưỡng tại Bệnh viện)[3].

Trang 19

Chương 2

MÔ TẢ TRƯỜNG HỢP

2.1.Giới thiệu tóm tắt về bệnh viện Tâm thần Phú Thọ

Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ được thành lập tháng 7/1977.Với 200 giường bệnh thực kê, hàng năm Bệnh viện đều hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, có đủ khả năng phục vụ 180 – 200 người bệnh điều trị nội trú hàng ngày, quản lý điều trị ngoại trú trên 5.000 người bệnh tại cộng đồng/năm.

Bệnh viện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao như: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người mắc bệnh tâm thần, thần kinh của tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận; triển khai thực hiện quản lý, điều trị, phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn tâm thần khác tại cộng đồng theo Chương trình mục tiêu quốc gia - Dự án BVSKTT cộng đồng.

Hình ảnh 1: Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

Trang 20

Qua 46 năm xây dựng và trưởng thành hiện nay Bệnh viện có 13 Khoa, phòng; với 141cán bộ, CC-VC, trong đó có trên 90% cán bộ, CC-VC có trình độ đại học và sau đại học; các cán bộ đều có y đức, tâm huyết với nghề, tận tâm với người bệnh.

Bệnh viện đã có cơ sở vật chất nhà cửa khang trang, buồng bệnh đầy

đủ tiện nghi, sạch sẽ, các trang thiết bị hiện đại giúp cho việc cấp cứu, khám bệnh, chẩn đoán, điều trị, phục hồi chứ năng như: Máy chụp CT- Scanner; Máy X – Quang số hóa (CR); Máy siêu âm chẩn đoán mầu 4D, Siêu âm doppler xuyên sọ; máy kích thích từ xuyên sọ, máy Lưu huyết não vi tính; Máy điện não vi tính 64 kênh; Máy xét nghiệm huyết học tự động; Máy sinh hoá máu tự động; Máy sinh hoá nước tiểu tự động; Máy Điện tim; Máy siêu

âm điều trị; Máy điện phân; điện xung, kéo dãn cột sống; máy tập đa năng… Bệnh viện đã vinh dự đón nhận: 02 Huân chương lao động hạng 3, 01 Bằng khen của Chính phủ trao tặng, 01 Kỷ niệm chương Hùng Vương; 04 Bằng khen của Bộ Y tế; nhiều năm được UBND tỉnh trao tặng lá cờ đầu xuất sắc của ngành, …

Nhân lực điều dưỡng chăm sóc người bệnh: Bệnh viện có tổng số 72 điều dưỡng, trong đó có 40 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh nằm điều trị nội trú tại 04 khoa lâm sàng Trung bình01 điều dưỡng chăm sóc 05 người bệnh Công tác chăm sóc người bệnh tại 04 khoa đồng đều như nhau Người bệnh hài lòng khi nằm điều trị tại Bệnh viện.

2.2 Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ 6 tháng đầu năm 2023.

Sau đây là một trường hợp bệnh cụ thể về chăm sóc NB trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ.

- Họ và tên người bệnh: Bùi Thị Hồng Chiêm

- Tuổi: 34

- Giới tính: Nữ

Trang 21

- Dân tộc: Kinh

- Nghề nghiệp: Công nhân

- Địa chỉ: xã Trạm Thản – huyện Phù Ninh– tỉnh Phú Thọ.

- Ngày vào viện: 7h15 ngày 15/10/2023

- Lý do vào viện: mất ngủ, người mệt mỏi,buồn chán vô cớ

- Chẩn đoán: Trầm cảm.

2.2.1 Quá trình bệnh lý

Người bệnh có tiền sử bị bệnh lần đầu cách đây 10 năm, đã điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Phú Thọ, ra viện ngày 05/10/2023 với chẩn đoán trầm cảm (F33) và uống thuốc theo đơn Từ ngày 13/10/2023 bệnh tái phát với biểu hiện: đêm mất ngủ, buồn chán, mệt mỏi, ăn không ngon miệng,

có ý tưởng chán sống, dễ xúc động, hiệu quả lao động thấp, gia đình đưa vào viện hồi 7h15 ngày 15/10/2023

Người bệnh vào khoa Điều trị trong tình trạng:

- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc được,

- Da niêm mạc hồng nhạt, không phù, không xuất huyết dưới da.

- Người bệnh ngủ ít, giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc.

- Người bệnh lười vệ sinh cá nhân.

Nhịp thở: 18 lần/phút

2.2.2.2 Tâm thần

- Biểu hiện chung ý thức: NB tỉnh, tiếp xúc được, thờ ơ nội dung câu hỏi, khí sắc và cảm xúc giảm, không có hoang tưởng ảo giác, dễ bực tức.

Trang 22

- Ý thức định hướng:

+ Không gian: không rối loạn

+ Thời gian: không rối loạn

+ Bản thân: không rối loạn

- Tư duy:

Hình thức: Nhịp vừa

Nội dung: không có hoang tưởng các loại

- Cảm xúc: Buồn rầu, chán nản, dễ mủi lòng.

- Hành vi tác phong

+ Hoạt động có ý thức: rối loạn

+ Hoạt động bản năng: Ăn, ngủ

kém - Trí nhớ:

+Nhớ máy móc: giảm

+Nhớ thông thiểu: giảm

- Trí tuệ: giảm và nghèo nàn

2.2.2.3 Thần kinh :

+ Không có tổn thương liệt khu trú

+ Đáy mắt: Chưa soi

+ Vận động tứ chi : Không hạn chế vận động tứ chi.

+ Trương lực cơ: Bình thường

+ Cảm giác ( nông, sâu ): Không rối loạn

+Phản xạ : Phản xạ gân xương đáp ứng đều hai

bên 2.2.2.4 Các cơ quan

- Tuần hoàn: Nhịp tim nhanh đều chu kỳ 72 lần/phút; T 1 , T 2 đều, rõ.

- Hô hấp: Lồng ngực cân đối, nhịp thở đều, rì rào phế nang êm dịu.

- Tiêu hóa: Bụng mềm, không chướng, gan lách không sờ thấy.

-Dinh dưỡng: Người bệnh ăn kém, ăn không ngon, ăn được 1/3 xuất cơm/bữa.

Trang 23

- Tình trạng vệ sinh cá nhân: Người bệnh vệ sinh cá nhân kém, ăn mặc chưa gọn gang

- Tình trạng giấc ngủ: Người bệnh ngủ kém, ngủ được 4 giờ/ ngày.

- Thận - Tiết niệu - Sinh dục: Bình thường, dấu hiệu thận to âm tính.

- Cơ - Xương - Khớp: Bình thường.

- Tai - Mũi - Họng: Bình thường.

- Răng, hàm, mặt: Bình thường.

- Mắt: Bình thường.

- Nội tiết: Bình thường.

- Các bệnh lý khác: Chưa thấy có biểu hiện bệnh lý.

2.2.2.5 Các xét nghiệm cận lâm sàng

+ Xét nghiệm máu: HC 4,6 T/L; BC 10,7 G/L; TC 284 G/L

+ Sinh hóa máu: Đường huyết 6,2 mmol/l; SGOT 53,1 U/l; SGPT 83,1 U/l; Bilirubin - TT 3,9 mol/l; Protein toàn phần 71,7 g/l; Triglycerit 1,8 mmol/l; Cholesterol 4,6 mmol/l

- Các chỉ số khác: Bình thường

XQ: bình thường

Điện não: Hình ảnh sóng điện não hiện tại bình thường.

Test tâm lý: Test Beck kết quả: tương ứng với trầm cảm vừa.

Lưu huyết não: giảm lượng máu lên não ở cả hai hệ động mạch Điện tim: Thiếu máu cơ tim.

Siêu âm ổ bụng: Hiện tại chưa phát hiện hình ảnh bất thường trên

Trang 24

- Gia đình: Không có ai bị bệnh tâm thần.

2.2.4.Hoàn cảnh gia đình, trình độ văn hóa:

+ Hoàn cảnh gia đình: Trung bình

+ Trình độ văn hóa: 9/12

+ Hiện tại người bệnh sống cùng với gia đình con trai.

+ Tình trạng gia đình:Vui vẻ, hạnh phúc, không có bạo lực gia đình.

- Các thuốc đang dùng cho người bệnh:

+ Sertralin 50mg x 02 viên ( uống 10h,20h)

+ Olanxol 10mg x 02 viên ( uống 10h, 20h)

+ Dưỡng can tiêu độc x 04 viên (uống 2 viên 10h và 2 viên 20h ) + Flavital 500x 04 viên (uống 2 viên 10h và 2 viên 20h )

+ An thần đông dược việtx 04 viên (uống 2 viên 10h và 2 viên

20h ) 2.2.5 Chăm sóc

Trong thời gian NB nằm viện tôi đánh giá hoạt động hàng ngày của

NB như sau (Từ ngày 16/10/2023 đến ngày 20/10/2023):

Chẩn đoán chăm sóc

- Người bệnh trầm buồn, dễ khóc do cảm xúc ức chế.

- Người bệnh ăn uống kém, ngủ kém liên quan đến tình trạng bệnh.

Trang 25

- Người bệnh mệt mỏi do ăn kém, ngủ kém.

- Người bệnh có nguy cơ mất các hoạt động tự chăm sóc bản thân

và giao tiếp xã hội.

Lập kế hoạch chăm sóc

- Làm giảm, mất ý nghĩ bi quan, chán nản cho NB.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho NB.

- Đảm bảo giấc ngủ cho NB

- Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia các hoạt động của NB.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- 8 giờ 00 phút: Bố trí buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, để người bệnh ở cùng phòng với những người bệnh đã ổn định để tăng khả năng tiếp xúc trao đổi thông tin với người bệnh Giữ buồng bệnh yên tĩnh ở những giờ nhất định để người bệnh ngủ yên.

- 8 giờ 5 phút đo dấu hiệu sinh tồn:

- Làm tốt công tác tâm lý, giải thích khuyên giải động viên người bệnh yên tâmchữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội lành mạnh Giải thích tình trạng bệnh cho gia đình người bệnh và hướng dẫn cách theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh để phòng tình huống nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu bệnh nặng thêm.

Trang 26

- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những biểu hiện lệch lạc về bệnh tật

- Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý NB tại khu vực dễ quan sát + Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc chậm Chưa tham gia các hoạt động vệ sinh buồng bệnh, đi bộ, tập thể dục và các hoạt động liệu pháp khác.

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt

- Thực hiện y lệnh thuốc 10h00:

+ Sertralin 50mg x 01 viên ( uống 10h)

+ Olanxol 10mg x 01 viên ( uống 10h)

+ Dưỡng can tiêu độc x 02 viên (uống 2 viên 10h )

+ Flavital 500x 02 viên (uống 2 viên 10h)

+ An thần đông dược việtx 02 viên (uống 2 viên 10h)

- 10 giờ 30 phút: Nói chuyện nhiều hơn với người bệnh, khuyến khích, động viên người bệnh khi người bệnh ăn, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể.

+ Cho NB ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần phải

đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần, đủ năng lượng.

+ Người bệnh đã ăn hết 2/3 xuất cháo thịt.

- 11h30 Đảm bảo giấc ngủ cho NB: Người bệnh ngủ ít, điều dưỡng hướng dẫn NB nên ngủ trưa, tối không đi ngủ quá sớm, tránh để NB nằm trên giường suốt ngày, yêu cầu NB vận động trong ngày tránh vận động nhiều vào buổi tối vì sẽ gây khó ngủ.

- 14h00 Thực hiện chế độ vệ sinh cá nhân cho NB Người bệnh lười vệ sinh cá nhân, gia đình cũng ít chú ý đến vệ sinh cá nhân cho NB do họ cũng mệt mỏi chán nản Điều dưỡng hướng dẫn và đôn đốc NB vệ sinh cá nhân, đưa NB ra phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho NB vào 14h00 hàng ngày, đánh răng ngày 2 lần trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.

- 15h00.

+ Người bệnh nằm nhiều ít giao tiếp, ít vận động:

Trang 27

+ Động viên NB ngồi dậy tham gia nói chuyện với những người cùng phòng, đi lại ra phòng xem ti vi, ra sân xem đánh bóng truyền.

+ Gần gũi, hướng dẫn NB làm một số công việc như : dọn dẹp đồ của mình trong phòng, quét phòng, đi bộ quanh khuôn viên của Khoa

+ Điều dưỡng đã tiếp xúc để chuyện trò, động viên NB , nắm được những suy nghĩ tâm tư tình cảm để có nâng đỡ về mặt tinh thần, có thể tìm hiểu được nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến NB trở lên buồn chán + Điều dưỡng hướng dẫn và thực hiện chế độ dinh dưỡng cho NB Bữa sáng ăn một bát tô cháo hoặc phở, bữa trưa ăn hai bát cơm với canh rau thịt, bữa tối ăn hai bát cơm rau, đậu, ngoài ra gia đình cho NB ăn thêm sữa tươi, hoa quả cho NB ăn xa các bữa ăn, uống đủ nước trong ngày Khuyến khích

NB đi đến nhà ăn tập thể để ăn cùng các NB khác, động viên NB ăn hết khẩu phần, tạo không khí vui vẻ thoải mái khi NB ăn trong nhà ăn tập thể.

+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của NB để cùng phối hợp.

* Giáo dục sức khỏe:

+ Động viên, giải thích, khuyên giải NB loại bỏ ý nghĩ buồn phiền, chán nản cùng hòa đồng với mọi người xung quanh.

Trang 28

+ Nên đi lại vận động, không nên ủ rũ buồn phiền ngồi một chỗ + Tăng cường xem ti vi, tham gia các hoạt động vui chơi cùng NB khác để vui vẻ phần nào giúp NB lãng quên đi những buồn phiền, những ý nghĩ xấu, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.

+ Hướng dẫn NB tham gia lao động liệu pháp, vui chơi giải trí

Đánh giá

- Người bệnh đã đỡtrầm buồn, có giao tiếp với điều dưỡng

- Người bệnh ăn được lưng bát con cơm/bữa x 3 bữa/ngày

- Người bệnh ngủ được khoảng 5h/ngày

- Người bệnh chưa tự chăm sóc bản thân nhưng đã chủ động tham gia nhiều hơn vào quá trình giao tiếp và các hoạt động.

Ngày 17/10/2023

Nhận định chăm sóc

- Người bệnh tỉnh, tiếp xúc chậm, trả lời còn chậm.

- Khí sắc NB trầm buồn, không biểu lộ cảm xúc, dễ khóc.

- Người bệnh ngủ ít, ăn kém

- Người bệnh thực hiện các sinh hoạt cá nhân: sau khi điều dưỡng động viên, hướng dẫn khích lệ NB có thực hiện vệ sinh cá nhân nhưng còn thực hiện một cách khó khăn, người bệnh còn mệt mỏi.

- Làm giảm, mất ý nghĩ bi quan, chán nản cho NB.

- Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho NB.

- Đảm bảo giấc ngủ cho NB

Trang 29

- Cải thiện khả năng tự chăm sóc bản thân và chủ động tham gia các hoạt động của NB.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

- 8 giờ 00 phút: Bố trí buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, để người bệnh ở cùng phòng với những người bệnh đã ổn định để tăng khả năng tiếp xúc trao đổi thông tin với người bệnh Giữ buồng bệnh yên tĩnh ở những giờ nhất định để người bệnh ngủ yên.

- 8 giờ 5 phút đo dấu hiệu sinh tồn:

- Làm tốt công tác tâm lý, giải thích khuyên giải động viên người bệnh yên tâmchữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội lành mạnh Giải thích tình trạng bệnh cho gia đình người bệnh và hướng dẫn cách theo dõi diễn biến bệnh của người bệnh để phòng tình huống nguy hiểm cho bản thân người bệnh nếu bệnh nặng thêm.

- Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không muốn sống, những biểu hiện lệch lạc về bệnh tật

- Theo dõi sát diễn biến bệnh, quản lý NB tại khu vực dễ quan sát + Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc chậm Chưa tham gia các hoạt động vệ sinh buồng bệnh, đi bộ, tập thể dục và các hoạt động liệu pháp khác.

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt

- Thực hiện y lệnh thuốc 10h00:

Ngày đăng: 14/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w