Giấc mơ hóa dầu Thứ hai - 23/05/2011 08:03 • • • Phối cảnh nhà máy lọc dầu NghiSơn (Tĩnh Gia Express) - Chị Võ Thị Thanh Ngọc, Phó Giám đốc Công ty liên doanh lọc dầu NghiSơn (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) vui vẻ thông báo: Hiện nay đang tiếp tục triển khai các bước cuối cùng của đàm phán Bảo lãnh Chính phủ và thu xếp vốn vay để tiến tới chính thức triển khai xây dựng nhà máy. Một trung tâm lọc hóa dầu lớn nhất nước sắp được hình thành tại Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Phối cảnh nhà máy lọc dầu NghiSơn Lần đầu tiên tôi đặt chân đến vùng biển NghiSơn (Tĩnh Gia) cách đây dễ đến gần 15 năm rồi. Ấn tượng ban đầu là màu xanh, ngút ngàn đồng lúa và biển xanh vời vợi. Nhưng nghèo. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác nghẹn lại khi nhìn những em học sinh ở trường cấp 1 Hải Nhân – lá cờ đầu của ngành giáo dục toàn miền Bắc năm 1964 – co ro tội nghiệp trong những phòng học đơn sơ. Người Thanh Hóa xếp hạng sự nghèo đói trong tỉnh từ lâu đã có câu: “Nhất Xương, nhì Gia”, nghĩa là nghèo nhất là Quảng Xương, thứ nhì là Tĩnh Gia. (Mới đây, nhà báo Xuân Ba, người quê Thanh Hóa đã từng viết trong sự trông mong đầy “phập phồng” về một Nhà máy lọc dầu NghiSơn rằng: “Cái làng Tĩnh Hải mà mai kia sẽ là cái nền dựng khối liên hiệp lọc hóa dầu, tháng ba, ngày tám của hơn hai chục năm trước, thứ nuôi sống lẫn cầm hơi dân vùng này chỉ có khoai, thứ khoai lang nấu phải rướn cổ lên mà nuốt với chút cá vụn kho mặn chát!”) Vài năm sau, nghe phong thanh về một khukinhtế “Nam Thanh, Bắc Nghệ” (nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An). Vài năm sau nữa thì tự nhiên cái tên NghiSơn thành thân thuộc vì người thân nhất được điều vào công tác ở Nghi Sơn. Nghĩa là vùng kinhtếNghiSơn đã thành hình, nghĩa là vùng quê nghèo mà biển kỳ lạ thay cứ xanh vời vợi sẽ trở thành một vùng công nghiệp. Một lợi thế của NghiSơn là cảng biển nước sâu được quy hoạch gồm 40 bến cho tàu có trọng tải từ 5.000 tấn đến 50.000 tấn. Năng lực xếp dỡ dự kiến đến năm 2030 có thể khai thác đạt đến 75 triệu tấn/năm. Cảng NghiSơn được xây dựng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ Khu kinhtếNghiSơn và các vùng lân cận. Ngay trong những ngày đầu năm 2011, thêm tin vui mới cho Khu kinhtếNghi Sơn: quy hoạch chi tiết sân bay dân dụng Thanh Hóa đã được công bố. Sân bay sẽ được đầu tư trên 2.600 tỷ đồng để xây dựng trở thành sân bay cấp 3C, 4C, đủ khả năng đáp ứng vai trò của sân bay có lịch bay thường kỳ, tiến tới là cảng hàng không nội địa NghiSơn hôm nay đã có hình hài là trung tâm công nghiệp với các nhóm sản phẩm công nghiệp chính gồm: lọc hóa dầu, ximăng, nhiệt điện và luyện cán thép, đóng tàu Tôi đã đọc ở đâu đó rằng: quốc gia nào trên đường phát triển kinhtế cũng ước mong có nhà máy lọc dầu. Trong lịch sử phát triển kinh tế, hầu như không có quốc gia nào tiến bộ nhanh chóng mà không có một kỹ nghệ hóa dầu lớn mạnh. Ở Châu Á, từ những thập niên 50-60, Nhật Bản đã dành những nỗ lực đặc biệt để xây dựng một kỹ nghệ hóa dầu quy mô, mặc dù trong nước không có một giọt dầu thô. Trong những năm kế tiếp, Đại Hàn và Singapore cũng không có dầu thô và cũng theo gương Nhật Bản, không những chỉ sản xuất cho nội địa mà thật sự nhắm mạnh về xuất cảng. Rồi sau này Malaysia, Thái Lan, và đặc biệt là Trung Quốc cũng đặt ưu tiên cao nhất cho ngành hóa dầu. Việc san lấp chuẩn bị mặt bằng nhà máy tại khu kinhtếNghiSơn đã được triển khai Không biết từ bao giờ lãnh đạo ngành dầu khí bắt đầu manh nha ý tưởng về một nhà máy lọc dầu ở Nghi Sơn? Không biết từ bao giờ lợi thế của cảng nước sâu NghiSơn lý tưởng cho những tàu trọng tải lớn được chú ý tới? Chỉ biết có những cột mốc đáng chú ý: Tháng 4 -2008, các bên tham gia đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Công ty Dầu khí Quốc tế Cô-Oét, Công ty Idemitsu Kosan Nhật Bản và Công ty Hoá chất Mitsui Nhật Bản đã ký kết Hợp đồng liên doanh. Chỉ một tháng sau, Công ty TNHH Lọc hóa dầu NghiSơn với tổng vốn đầu tư khoảng 8 tỷ USD đã tổ chức lễ nhận Giấy chứng nhận đầu tư và lễ ra mắt Công ty, đồng thời Tập đoàn Dầu khí Việt nam cũng tổ chức lễ khởi công san lấp chuẩn bị mặt bằng nhà máy tại Khu kinhtếNghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa Đến thời điểm này, trong số 400 ha diện tích đất và 870 ha diện tích mặt nước/đáy biển để xây dựng các hạng mục công trình bao gồm hệ thống các phân xưởng công nghệ, công trình phụ trợ, công trình ngoại vi, công trình biển của Dự án đã hoàn thành công tác chuẩn bị mặt bằng chính 328ha trên đất liền bao gồm di dân, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, san lấp cơ bản và hoàn thiện. Phần còn lại đang được gấp rút được hoàn thành. Các công trình hạ tầng ngoài hàng rào theo ưu đãi của Chính phủ Việt Nam dành cho Dự án cũng đã sẵn sàng bao gồm đường giao thông, cấp điện, cấp nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển NghiSơn theo đúng yêu cầu của Dự án. Trong số những đầu việc đã làm, tôi chú ý đến việc đã hoàn thành Thiết kế tổng thể vào tháng 11-2009, phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường vào tháng 9-2010, đã tiến hành đấu thầu EPC Quốc tế và lựa chọn được Tổ hợp Nhà thầu trúng thầu vào tháng 4-2011. Bây giờ ‘tóm lại” thì nghe có vẻ “nhẹ nhàng” thế chứ thực tế tôi biết, để có được 328 hécta mênh mông dùng làm nơi đứng chân cho Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, nơi trước đây là nhà cửa ruộng vườn, là những cánh đồng lúa bát ngát của các xã vùng biển Tĩnh Gia này quả là không đơn giản chút nào.Việc giải phóng mặt bằng cho khu kinhtếNghiSơn nói chung và Nhà máy Lọc dầu NghiSơn nói riêng phải gọi là một sự nghiệp hy sinh của hàng ngàn hộ dân đã phải di dời đi để nhường chỗ cho mặt bằng nhà máy. Khu nhà ở cho công nhân nhà máy Rồi để nâng độ cao nền công trình lên 6m so với mực nước biển, anh em công nhân đã phải đưa hơn 7 triệu m3 đất đá về để tôn nền. Đất móng là loại đất đỏ được lấy từ ngọn núi Chuột Chù ngay sát chân công trình, đất trên mặt phải là loại đất pha cát được chuyển từ núi Đồng Vàng về đây. Đợt giáp Tết 2009, Ban Quản lý Dự án Lọc hóa dầu NghiSơn và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Viêt Nam đã phát động phong trào thi đua “30 ngày đêm cho mục tiêu san lấp 25.000m3/ngày” Bây giờ thì dường như tất cả đã sẵn sàng để Công ty Liên doanh và Tổng thầu EPC triển khai một tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất nước Việt. Theo dự kiến ký kết hợp đồng EPC sẽ diễn ra vào tháng 7-2011. Và với tiến độ xây dựng trong 40 tháng, nhà máy sẽ hoàn thành xây dựng vào cuối 2014 Cũng theo dự kiến, đầu năm 2015 Nhà máy Lọc hóa dầu NghiSơn có công suất 200.000 thùng tương đương 10 triệu tấn/năm sẽ vận hành thương mại. Chị Vũ Thị Thanh Ngọc bảo rằng dự kiến sẽ đạt 20 triệu tấn dầu thô/năm khi mở rộng trong tương lai. Nghĩa là bây giờ đã có thể mơ tới một tương lai, khi Liên hợp Lọc hóa dầu vận hành sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia bằng việc được đảm bảo nguồn cung cấp dầu thô dài hạn xấp xỉ 10 triệu tấn/năm trong suốt 70 năm vòng đời của Dự án và có được khối lượng sản phẩm nhiên liệu, hoá dầu tương ứng sản xuất trong nước. Các sản phẩm của Liên hợp dự kiến gồm: 2,3 triệu tấn xăng; 3,5 triệu tấn dầu Diesel; 0,4 triệu tấn khí hóa lỏng LPG mỗi năm cùng với các sản phẩm dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, dầu đốt lò FO. Như vậy, nếu đi vào hoạt động từ năm 2015, Dự án Liên hợp Lọc hoá dầu NghiSơn cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đảm bảo được nguồn cung cấp các sản phẩm dầu cho khoảng 50% nhu cầu sử dụng trong nước vào những năm này. Điểm đặc biệt của Dự án này, theo lời chị Ngọc là nguyên liệu để sản xuất là 100% dầu thô từ Cô-Oét và là dự án Lọc hóa dầu dầu tiên có phần vốn chủ yếu từ nước ngoài. Sự hy sinh bỏ nhà bỏ ruộng vườn đến nơi ở mới của hàng ngàn hộ dân là sự hy sinh đích đáng cho vóc dáng nền công nghiệp hóa dầu trong tương lai, khi mà chúng ta không còn phải xót xa vì mỗi năm cứ phải múc dầu thô xuất khẩu như là một phần thu chủ yếu của ngân sách quốc gia. Ở một tầm nhìn gần hơn, Dự án tạo công ăn việc làm cho khoảng 33,000 lao động trong giai đoạn xây dựng cao điểm và khoảng 1,200 lao động trong giai đoạn vận hành thương mại. Núi Biện Sơn khởi nguồn ở Tam Điệp chạy về Nam đến NghiSơn của Tĩnh Gia thì men ra biển – nơi ấy đang hình thành dung nhan của một tổ hợp lọc hóa dầu lớn nhất nước Việt Nam! . đến 75 triệu tấn/năm. Cảng Nghi Sơn được xây dựng là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ Khu kinh tế Nghi Sơn và các vùng lân cận. Ngay. Nghi Sơn. Nghĩa là vùng kinh tế Nghi Sơn đã thành hình, nghĩa là vùng quê nghèo mà biển kỳ lạ thay cứ xanh vời vợi sẽ trở thành một vùng công nghi p. Một lợi thế của Nghi Sơn là cảng biển nước. về một khu kinh tế “Nam Thanh, Bắc Nghệ” (nam Thanh Hóa, bắc Nghệ An). Vài năm sau nữa thì tự nhiên cái tên Nghi Sơn thành thân thuộc vì người thân nhất được điều vào công tác ở Nghi Sơn. Nghĩa