1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng đại bái, huyện gia bình, tỉnh bắc ninh

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Tại Làng Nghề Đúc Đồng Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Vũ Thị Huyền
Người hướng dẫn Trần Xuân Hồng
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Xã Hội Học
Thể loại Tiểu Luận Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 257,95 KB

Nội dung

Mặc dù có tiềm năng phát triển làng nghề rất lớn xong có một thách thức lớn đi kèm là sự ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của các làng nghề đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của ngườ

lOMoARcPSD|38837747 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN  TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ Chủ đề : THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH Giảng viên : Trần Xuân Hồng Mã học phần : SOC3058 Sinh viên thực hiện : Vũ Thị Huyền Mã sinh viên : 20032386 Khoa : Xã hội học Hà Nội – 2022 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam, các làng nghề truyền thống ngày càng phát triển đã và đang đóng góp phần nào vào nền kinh tế đất nước nói chung và nền kinh tế nông thôn nói riêng Nhiều làng nghề được đầu tư về mặt cơ sở vật chất kĩ thuật và mở rộng quy mô sản xuất nên ngày càng phát triển, hàng hóa không chỉ phục vụ được nhu cầu trong nước mà còn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài Bắc Ninh, một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta với 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới, do đó đã có khả năng tạo ra công ăn việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động trong tỉnh và ngoài tỉnh Vì thế nên đã đóng góp rất lớn vào ngân sách tỉnh cũng như của Nhà mước Mặc dù có tiềm năng phát triển làng nghề rất lớn xong có một thách thức lớn đi kèm là sự ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của các làng nghề đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động cũng như cộng đồng dân cư làng nghề Tại các làng nghề, tỷ lệ dân mắc bệnh do ô nhiễm môi trường cao hơn các làng, xã thuần nông Hầu hết môi trường sản xuất trong các làng nghề để không đạt tiêu chuẩn, người lao động tiếp xúc trực tiếp với môi trường không an toàn như: bụi, nhiệt, hóa chất Tỷ lệ người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt, bệnh ngoài da, tiêu hóa là khá cao do tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm tệ hơn là những người làm việc trực tiếp tại làng nghề còn có nguy cơ bị mắc một số bệnh mang nghề nghiệp như bệnh bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau lưng, đau cột sống… Làng nghề đúc đồng Đại Bái là một làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh Hiện tại đây đang là một trong những điểm nóng ô nhiễm môi trường cần quản lý trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh Do sự phát triển thiếu bền vững cùng với công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 khu vực xung quanh ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe của người dân Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ” 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề ở Việt Nam Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Như làng đúc đồng Đại Bái ( Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội cũng gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêu khắc non nước (Đà Nẵng) cũng hình thành cách đây hơn 400,… Trước đây, làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công mà còn là điểm văn hóa của vùng Làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ công có tay nghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng Ngoài ra, làng nghề cũng chính là điểm tập kết nguyên, vật liệu, là nơi tập trung những tinh hoa trong kỹ thuật sản phẩm của làng Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được tạo điều kiện phát triển Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuất tại các làng nghề làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, các công nghệ mới đang ngày càng được aops dụng phổ biến Các làng nghề mới và các cụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăng trưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2.1.2 Phân loại Mỗi hình thức làng nghề được phân loại dựa trên những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường Ta có thể phân làng nghề thành những loại sau: - Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới - Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm - Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ - Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm - Theo mức độ sử dụng nguyên, nhiên liệu - Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển 2.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn 10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 nghìn tỷ đồng cho ngân sách quốc gia Các làng nghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn: - Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giá thành rẻ Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong nước, vôn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơ tằm, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn,…), các loại vật liệu xây dựng,… - Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trong nước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nước bạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao Trong đó hiển hình Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 nhất là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷ USD/năm) Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng Gớp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn - Đặc biệt phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ăn việc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng nghìn lao động nông nhàn ở nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân - Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướng phục vụ các dịch vụ du lịch Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đại hiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụ phát triển bền vững.1 2.2 Tổng quan về làng nghề Đại Bái 2.2.1 Giới thiệu chung Đại Bái là xã nằm ở phía tây nam của huyện Gia Bình, có tổng diện tích đất tự nhiên là 619,05 ha, dân số 2.715 hộ với 10.516 nhân khẩu (năm 2016), là xã có làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đời nên thu nhập và cuộc sống của nhân dân cơ bản ổn định.2 2.2.2 Vị trí địa lý Đại Bái nằm giáp với thị trấn Gia Bình và cách trung tâm huyện 2km về phía đông Vị trí tiếp giáp với: - Phía Đông: giáp với thị trấn Gia Bình, xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình - Phía Nam: giáp với xã Quảng Phú, huyện Lương Tài - Phía Bắc: giáp với xã Đông Cứu xã Lãng Ngâm, huyện Gia Bình 1Trần Thị Thanh Huế (2018), Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 2 UBND xã Đại Bái, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Đại Bái Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Phía Tây: giáo với xã Mão Điền và xã An Bình, huyện Thuận Thành 2.2.3 Khí hậu  Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều Thời tiết trong năm chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9: thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau  Nhiệt độ trung bình cả năm là 25,4 độ C Nhiệt độ cao nhất là 38,9 độ C, nhiệt độ thấp nhất là 9,8 độ C Sự chênh lệch nhiệt độ tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 29,1 độ C Tổng số giờ nắng giao động từ 1.530 – 1.776 giờ Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7, thấp nhất là tháng 01 2.2.4 Tình hình kinh tế - xã hội – môi trường  Kinh tế - Đại Bái là xã có làng nghề tiểu thủ công nghiệp gò đúc đồng phát triển kết hợp với làm nông nghiệp nên mức phát triển kinh tế khá của huyện, hàng năm kinh tế phát triển bình quân đạt mức độ tăng trưởng 10,5%, bình quân đầu người đến 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm - Có tổng diện tích 619,05 ha, trong đó: Đất nông nghiệp là 385,3 ha, đất phi nông nghiệp là 233,75 ha.3 - Xã Đại Bái có 37 doanh nghiệp trong đó có 7 doanh nghiệp Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với 806 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tạo việc làm tại các tỉnh bạn và thu nhập cho nhân dân Xã có gần 1000 lao động đang làm việc tại các tỉnh bạn và ngoài nước Hàng năm thu nhập của xã Đại Bái theo ngành nghề: thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, năng suất lúa hàng vụ đạt 6,3 tấn/ha Chăn nuôi phát triển mạnh Thu nhập từ phát triển tiểu 3 UBND xã Đại Bái, Báo cáo kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 Đại Bái Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ luôn tăng trưởng bền vững, tiền lương của cán bộ nghỉ hưu, cán bộ công chức, viên chức, chính vì vậy thu nhập bình quân của xã năm 2016 đạt 36 triệu đồng/người/năm  Dân số và lao động - Tổng số hộ trong làng nghề Gò – đúc đồng xã Đại Bái là: 1721 hộ với 6.479 khẩu - Số lao động chính là 3.783 người trong đó lao động thuê mướn 532 người (gồm lao động thuê mướn địa phương là 381 người, lao động thuê mướn ngoài địa phương là 151 người) Số hộ làm nông nghiệp, buôn bán, dịch vụ là 665 hộ; Hộ sản xuất hàng dân dụng là 722 hộ; hộ sản xuất hàng mỹ nghệ là 150 hộ; hộ đúc là 184 hộ trong đó hộ đúc thường xuyên là 119 hộ, đúc không thường xuyên là 39 hộ, hộ chuyên cô đúc phế liệu là 26 hộ - Thôn Đại Bái là thôn có diện tích lớn nhất trong 3 thôn và có các xóm nhỏ, mỗi xóm này lại làm một ngành nghề khác nhau trong đó:  Xóm Sôn có 34 hộ tham gia sản xuất với ngành nghề là bán đồ thủ công mỹ nghệ và chế tác đồ tám khí là chủ yếu  Xóm Tây Giữa với 234 hộ sản xuất với ngành nghề chủ yếu là cán nhôm và gia công đồ nhôm  Xóm Ngoài, xóm Trại có 363 hộ tham gia ssanr xuất với các mặt hàng là đúc nhôm, đồng và gò vã, chế tác các sản phẩm từ nhôm đồng  Xóm Mới: đây là xóm mới được hình thành nên nơi đây không tham gia vào sản xuất nghề.4 - Tình trạng lao động  Số lao động trong độ tuổi trên tổng số dân: 5.534/10.516 4 UBND xã Đại Bái, Báo cáo thực trạng sản xuất tiểu, thủ công nghiệp làng nghề, 2015 Đại Bái Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747  Cơ cấu lao động: 42% là nông nghiệp; 28% CN-TCN; 30% thương mại, dịch vụ du lịch  Tỷ lệ lao động được qua đào tạo đạt: 48% (năm 2016)  Tỷ lệ lao động sau khi qua đào tạo có việc làm thường xuyên 5313/5534 đạt 96%  Văn hóa, giáo dục, y tế - Văn hóa: Năm 2016 có 3/3 thôn đạt danh hiệu làng văn hóa, đạt tỷ lệ 100% - Xã đã phổ cập giáo dục THCS mức độ 3, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT đạt 96% Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62% - Trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia - Công tác giáo dục: số học sinh thi đỗ đại học, cao đẳng trong xã hàng năm thấp hơn so với các xã lân cận năm 2016 phổ cập THCS đạt trên 90% THPT đạt 70% số người trong độ tuổi, tốt nghiệp đại học gần 50% (UBND xã Đại Bái, kết quả thực hiện các tiêu chỉ nông thôn mới đến năm 2016)  Vệ sinh môi trường - Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt 100% - 95% các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều đạt tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường - Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh – sạch – đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường - Đã có 7/7 tổ thu góm rác thải ở 3 thôn, nước thải làng nghề được thu gom và xử lý theo quy định.5 2.2.5 Hiện trạng sản xuất làng nghề Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong làng nghề Đại Bái có 163 hộ có máy móc sản xuất, đã giảm thiểu lơn thời gian và sức lao động của người dân 5 UBND xã Đại Bái, Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới đến năm 2016 Đại Bái Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 làng nghề Do đó, kinh tế người dân trong làng nghề ngày càng được nâng cao Theo kết quả thống kê của UBND xã Đại Bái năm 2014 tổng thu nhập tiểu thủ công nghiệp của làng ước đạt 140 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người trong làng nghề khoảng 30 – 31 triệu đồng/năm (UBND xã Đại Bái, 2016) 2.2.6 Công nghệ và quy trình sản xuất  Công nghệ Tại Đại Bái có 2 loại lò: lò nổi và lò chìm, 2 loại lò này có hình dáng giống nhau Ngoài thân lò, lò còn có 1 nắp đậy gọi là lốc và một vòng sắt hình khuyên gọi là quây Khoảng không gian giữa mép ngoài của lốc và quây dùng để sưởi nhiên liệu trước khi cho vào lò, cũng để giữ nhiệt cho lò Chất tạo lò là bùn ao và trấu, nhiên liệu đốt lò chủ yếu là than kíp Quảng Ninh Trung bình cứ nấu được 2 tạ nguyên liệu cũng đến khoảng 0,4 tạ than (UBND xã Đại Bái, 2016)  Quy trình sản xuất Nguyên liệu chính là đồng đỏ, đồng thau, kẽm thiếc, nhôm phế liệu đucojw thu gom từ nhiều địa phương như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, sẽ được nấu chate trong lò khoảng 2-3h Hợp kin đồng dẻo nóng chảy từ lò luyện sẽ được đổ dát hoặc đúc ở khuôn, tùy vào sản phẩm sẽ làm ra mà có khuôn đúc hoặc đổ dát khác nhau Sau khi đổ dát sẽ được làm nguội bằng nước để cán và thực hiện công đoạn gõ, vã để tạo ra sản phẩm Cuối cùng là công đoạn làm đẹp, vệ sinh sản phẩm (đánh bóng, chặt).6 3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu 6Phạm Xuân Tuấn (2017), Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến sức khỏe cộng đồng, Đại học Quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Tìm hiểu rõ thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng Đại Bái - Tìm hiểu những ảnh hưởng do sản xuất đúc đồng gây ra đối với môi trường và sức khỏe của người dân 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu rõ thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái - Xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề - Tìm hiểu những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe người dân - Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề đúc đồng Đại Bái 4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1 Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi chính: Ô nhiễm môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái đang ở mức độ nào? - Câu hỏi phụ: Sức khỏe cộng đồng làng nghề đúc đồng Đại Bái đang có vấn đề gì? 4.2 Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuyết chính: ô nhiễm môi trường ở làng nghề đúc đồng Đại Bái đang ở mức độ rất nghiêm trọng - Giả thuyết phụ: sức khỏe cộng đồng làng nghề đúc đồng Đại Bái đang bị ảnh hưởng xấu bởi ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất của làng nghề đúc đồng gây nên 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 5.1.1 Thu thập tài liệu Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Tài liệu thứ cấp từ những dữ liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích và thảo luận từ các sở, ban, ngành, các cơ quan của địa phương, đây cũng là dữ liệu được lưu trữ và cập nhật thường xuyên - Các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu: báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, hoạt động nông thôn mới (1); Báo cáo môi trường (2); Báo cáo y tế(3)… của địa phương (xã Đại Bái, thôn Đại Bái)… trong giai đoạn 2000 ~ 2016 - Các tài liệu nghiên cứu của sinh viên, học viên liên quan đến đề tài môi trường và sức khỏe của làng nghề Đại Bái cũng như các làng nghề tái chế kim loại tương tự - Tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện trong quá khứ, trong và ngoài nước về chủ đề môi trường và sức khỏe của Việt Nam 5.1.2 Phân tích tài liệu Từ các nguồn tài liệu đã thu thập được, quá trình phân tích tài liệu có sự chọn lọc các chỉ số, dữ liệu liên quan đến: hiện trạng, áp lực, tác động và phản ứng của môi trường làng nghề; Tình trạng bệnh tật, thăm khám của cộng đồng địa phương; Chỉ số môi trường đặc trưng của làng nghề và ngưỡng tác động của nó đối với người dân (3),… 5.1.3 Tổng hợp tài liệu Kết quả tổng hợp các dữ liệu tin cậy và hữu ích của tài liệu thứ cấp được sử dụng tronhg việc khái quát tổng quan về làng nghề, đặc trưng các chỉ số của môi trường làng nghề, hiện trạng thăm khám bệnh của cộng đồng, các hoạch định và chính sách mới của địa phương 6 Thao tác hóa khái niệm cơ bản của đề tài 6.1 Một số khái niệm môi trường - Môi trường: là “toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn như cầu của con người”7 - Sức khỏe môi trường: là tất cả những khía cạnh liên quan tới sức khỏe, tình trạng ốm, bị bệnh và bị thương tật của con người do phải chịu tác động từ các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và tâm lý8 - Ô nhiễm môi trường: là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật9 - Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường10 - Bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch sẽ, phòng ngừa hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường, khai thác sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật Theo hiến chương Châu Âu: “ô nhiễm môi trường nước là: sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dã” 7 UNESCO, 1981 8 WHO, 1993 9,10: Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội, 2014 Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Khái niệm nước ngầm: nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người - Khái niệm nước thải: nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng - Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí: là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí, chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi - Khái niệm ô nhiễm môi trường đất: Ô nhiễm môi trường đất là khi bất bị nhiễm các chất xenobiotic gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người và động vật Hóa chất này chủ yếu từ các hoạt động công nghiệp, các hóa chất nông nghiệp, vứt rác bừa bãi,… làm suy thoái môi trường đất, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống 6.2 Một số khái niệm về làng nghề - Khái niệm làng nghề được hiểu theo nhiều cách thức khác nhau Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về làng nghề, dưới đây là một số quan niệm  Làng nghề là: hình thức phân công giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm nhất trong nông thôn Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong nông thôn để phát triển là ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn11  Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới,… 11 Đặng Kim Chi và cộng sự (2006), Tài liệu hướng dẫn các giải pháp cải thiện môi trường cho làng nghề tái chế kim loại Hà Nội: Viện Khoa học và Môi trường, Đại học Bách khoa Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 - Tiêu chí công nhận làng nghề theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của BNN&PTNT Làng nghề được công nhận phải đạt 3 tiêu chí sau:  Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn  Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận  Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 Cơ sở lý luận 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Một số khái niệm về môi trường 1.1.2 Một số khái niệm về làng nghề 2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.1 Tổng quan về làng nghề ở Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển cửa làng nghề ở Việt Nam 2.1.2 Phân loại 2.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 2.2 Tổng quan về làng nghề Đại Bái 2.2.1 Giới thiệu chung 2.2.2 Vị trí địa lý 2.2.3 Khí hậu 2.2.4 Tình hình kinh tế - xã hội – môi trường Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 2.2.5 Hiện trạng sản xuất làng nghề 2.2.6 Công nghệ và quy trình sản xuất CHƯƠNG II THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH 1 Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí 2 Thực trạng ô nhiễm môi trường nước 3 Thực trạng ô nhiễm môi trường đất 4 Thực trạng công tác quản lý môi trường tại làng nghề 5 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân CHƯƠNG III ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG LÀNG NGHỀ 1 Thực trạng bệnh tật và tình hình thay đổi bệnh tật ở làng nghề 2 So sánh tình hình sức khỏe người làm nghề và không làm nghề CHƯƠNG III MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 1 Cần thực hiện đồng bộ cac giải pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật bên cạnh các giải pháp về chính sách bảo vệ môi trường, kế thừa văn hóa, chăm sóc sức khỏe cộng đồng 2 Về giải pháp quản lý cần phải quy hoạch không gian làng nghề, nâng cao vai trò và tích cực phối hợp với truyền thông giáo dục môi trường, sức khỏe và huy động sự tham gia của cộng đồng trong vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề, quản lý môi trường thông qua hương ước làng xã 3 Về giải pháp kỹ thuật, thay thế các thiết bị tự chế, lạc hậu gây ô nhiễm, từng bước áp dụng công nghệ hiện đại hơn, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm, xã hội hóa, cộng đồng tham gia trong xây dựng công trình xử lý chất thải 4 Tăng cường năng lực của cơ sở y tế, giám sát các hậu quả trên sức khỏe và truyền thông thay đổi hành vi, nhận thức người dân về hậu quả của việc tiếp xúc môi trường ô nhiễm đối với sức khỏe 5 Thực hiện các mô hình “hộ sản xuất xanh sạch” trong đó đáp ứng được các yêu cầu về môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động cũng như cộng đồng dân cư để nhân rộng trong làng nghề 6 Chính quyền địa phương cần hợp tác với doanh nghiệp, công ty về công nghệ xử lý và các nguồn vốn nhằm thực hiện hỗ trợ các dự án xây dưng hệ thống xử lý nước thải và khí thải vào môi trường chung 7 Các cơ sở ban ngành An toàn lao động và Y tế của địa phương, tỉnh Bắc Ninh cần phối hợp để thực hiện các chương trình truyền thông về “an toàn và sức khỏe” trong sản xuất cho các doanh nghiệp, đồng thời thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức của người lao động, chủ sở hữu lao động, người dân về việc phòng ngừa tiếp xúc môi trường, bảo vệ môi trường như: “cấp phát phương tiện bảo hộ cá nhân là trách nhiệm của người sử dụng lao Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38837747 động, nghĩa vụ sử dụng thuộc về người lao động” hay “môi trường trong lành, cuộc sống an lành”12 PHẦN 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Thị Thanh Huế (2018), Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh, luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc Gia Hà Nội 2 Phạm Xuân Tuấn (2017), Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến sức khỏe cộng đồng, Đại học Quốc gia Hà Nội 3 http://climatejusticeonline.org/o-nhiem-moi-truong-dat-la- gi/#:~:text=1.%20%C3%94%20nhi%E1%BB%85m%20m%C3%B4i%20tr %C6%B0%E1%BB%9Dng%20%C4%91%E1%BA%A5t%20l%C3%A0%2 0g%C3%AC%3F,%C4%91%E1%BA%A5t%2C%20%E1%BA%A3nh%20 h%C6%B0%E1%BB%9Fng%20nghi%C3%AAm%20tr%E1%BB%8Dng% 20t%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BB%9Di%20s%E1%BB%91ng 12 Phạm Xuân Tuấn (2017), Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ở làng nghề gò, đúc đồng Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đến sức khỏe cộng đồng, Đại học Quốc gia Hà Nội Downloaded by Yen Nguyen (nguyenyen.11@gmail.com)

Ngày đăng: 13/03/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w