Tính cấp thiết của Luận văn
Cây Quế (Cinnamomum cassia) thuộc họ Long não (Lauraceace), có phân bố tự nhiên ở phía Nam Trung Quốc và Việt Nam Vỏ cây Quế được xem là một nguồn dược liệu quý dùng trong các cung điện của vua chúa (Trần Hợp, 1984) Quế là loài cây đặc sản, cây đa tác dụng có giá trị kinh tế cao và được gây trồng ở nhiều địa phương của Việt Nam như: Quảng Nam, Yên Bái… Vỏ và lá cây Quế được dùng để cất tinh dầu dùng trong mỹ phẩm và y học Tinh dầu quế có chứa nhiều aldehyd cinnamic có tác dụng diệt khuẩn (Trần Hợp, 1984, Hoàng Cầu, 2001)
Trong công tác chọn loài cây ưu tiên cho các chương trình trồng rừng tại Việt Nam, ngày 29/12/2021 Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 22/2021/TTBNNPTNT (Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống cây trồng lâm nghiệp), trong đó xác định Quế là loài cây trồng lâm nghiệp chính
Năm 2017, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt quy hoạch phát triển cây quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 Theo đó, có 4 địa phương được quy hoạch phát triển cây quế là Bắc Trà My, Nam Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn; trong đó, lấy Nam Trà
My là địa bàn chủ lực của việc phát triển cây quế Tiếp đến, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết số 40/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về Cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018-2025 và đã Ủy ban Nhân dân tỉnh đã cụ thể hóa vào thực tiễn sản xuất về cơ chế phát triển cây Quế tại Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 05/01/2018 Hiện nay, tại 4 huyện của Quảng Nam Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước và Phước Sơn có khỏang 4.566 ha Quế Trà My và Quế có nguồn gốc nơi khác (trong đó quế Trà My chiếm hơn 4.419 ha) gồm diện tích trồng tập trung và phân tán Riêng
Nam Trà My là địa phương có diện tích quế tự nhiên lớn nhất tỉnh Quảng Nam với hơn 2.600 ha Từ năm 2018 - 2022, các địa phương miền núi cao như Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn… đã trồng mới diện tích quế hơn 1.275 ha, chủ yếu trồng tập trung hơn 713 ha và trồng phân tán hơn 562 ha Ngoài ra, diện tích hỗ trợ cây trồng xen đạt gần 225 ha; diện tích chuyển hóa rừng giống gần 11,5ha
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, rừng trồng quế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng, các tỉnh vùng Nam Trung Bộ nói chung đang bị sâu, bệnh hại tấn công, gây ra các mầm bệnh gỉ sắt, khô cành ngọn, phấn trắng, đốm lá, bệnh hại rễ làm chết cây, trong đó sâu hại vỏ Quế đã và đang phát sinh trên diện rộng gây hại phổ biến trên rừng trồng Quế tại vùng Nam Trung
Bộ Sâu hại vỏ gây hại Quế làm ảnh hưởng năng suất, chất lượng cây Quế, giảm hàm lượng và chất lượng tinh dầu Quế
Do vậy đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học loài sâu hại vỏ quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam” rất cần thiết, góp phần quản lý sâu hại vỏ Quế nói riêng và sâu hại cây Quế nói chung nhằm tăng năng suất, chất lượng cây Quế và tinh dầu Quế góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống của người dân.
Mục tiêu của luận văn
Xác định được thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái học của sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định hiện trạng trồng Quế và triển vọng phát triển cây Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định tỉ lệ bị hại và chỉ số bị hại trung bình của rừng trồng Quế do sâu hại gây ra địa bàn nghiên cứu huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định thời gian hoàn thành vòng đời của loài sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái và tên khoa học của loài sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định thiên địch của loài Sâu hại vỏ hại Quế ở rừng trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xây dựng lịch phát sinh Sâu hại vỏ Quế ở rừng trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu hại trên cây Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Ýnghĩa của luận văn
Các kết quả của đề tài cung cấp các dẫn liệu về sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam góp phần bổ sung các dẫn liệu khoa học về tên loại sâu hại vỏ Quế, xác định được đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái của loài sâu hại
Trong bối cảnh cây Quế đang được chú trọng đầu tư phát triển mạnh trên địa bàn của cả nước nói chung cũng như của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam nói riêng việc nghiên cứu về sâu hại vỏ cây Quế lúc này sẽ góp phần quan trọng trong công tác phát triển cây Quế, các dẫn liệu về loài sâu hại, đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái, thành phần thiên địch, vòng đời, chu kỳ phát sinh, phát triển của sâu hại là cơ sở cho xây dựng các biện pháp phòng từ sâu hại giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm từ cây Quế, giúp người dân giảm chi phí đầu tư cho phòng từ sâu hại từ đó tăng giá trị, tăng thu nhập từ đó ổn định cuộc sống thúc đẩy kinh tế phát triển.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài
Xác định được thành phần sâu hại, đặc điểm sinh học, đặc điểm sinh thái học của sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định hiện trạng trồng Quế và triển vọng phát triển cây Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định tỉ lệ bị hại và chỉ số bị hại trung bình của rừng trồng Quế do sâu hại gây ra địa bàn nghiên cứu huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định thời gian hoàn thành vòng đời của loài sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định đặc điểm gây hại, đặc điểm hình thái và tên khoa học của loài sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xác định thiên địch của loài Sâu hại vỏ hại Quế ở rừng trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Xây dựng lịch phát sinh Sâu hại vỏ Quế ở rừng trồng tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu hại trên cây Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Địa điểm nghiên cứu
Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Đ i ề u tra, đ ánh giá tình hình gây h ạ i c ủ a loài sâu h ạ i v ỏ cây Qu ế t ạ i huy ệ n Nam Trà My, t ỉ nh Qu ả ng Nam Điều tra, thu mẫu và đánh giá tỷ lệ bị hại, mức độ bị hại của loài sâu hại vỏ cây Quế
Thu mẫu loài sâu hại vỏ cây Quế
2.3.2 Nghiên c ứ u đặ c đ i ể m sinh h ọ c loài sâu h ạ i v ỏ cây Qu ế t ạ i huy ệ n Nam trà My, t ỉ nh Qu ả ng Nam
Nghiên cứu đặc điểm vòng đời loài sâu hại vỏ cây Quế
Nghiên cứu tập tính loài sâu hại vỏ cây Quế
2.3.3 Nghiên c ứ u đặ c đ i ể m hình thái loài sâu h ạ i v ỏ cây Qu ế t ạ i huy ệ n Nam Trà My, t ỉ nh Qu ả ng Nam
Mô tả đặc điểm các pha phát triển của loài sâu hại vỏ cây Quế
Mô tả đặc điểm gây hại của loài sâu hại vỏ cây Quế
Giám định tên khoa học loài sâu hại vỏ cây Quế
2.3.4 Nghiên c ứ u đặ c đ i ể m sinh thái loài sâu h ạ i v ỏ cây Qu ế t ạ i huy ệ n Nam Trà My, t ỉ nh Qu ả ng Nam
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu đến mật độ quần thể loài sâu hại vỏ Quế ở Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Nghiên cứu thiên địch (bắt mồi và ký sinh) của sâu hại vỏ Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Lịch phát sinh của Sâu hại vỏ Quế ở rừng trồng tại Nam trà My, tỉnh Quảng Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp kế thừa số liệu từ các nghiên cứu trước và phương pháp điều tra, đo đếm, đánh giá và tổng hợp số liệu phân tích kết quả
2.4.1 Đ i ề u tra, đ ánh giá tình hình gây h ạ i c ủ a loài sâu h ạ i v ỏ cây Qu ế t ạ i huy ệ n Nam trà My, t ỉ nh Qu ả ng Nam
Tiến hành lập 15 ô tiêu chuẩn diện tích 500m 2 ở 3 cấp tuổi (5, 10 và 15 tuổi) rừng trồng Quế tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam (5 OTC/cấp tuổi) Ranh giới của ô tiêu chuẩn được dùng cọc đóng làm mốc đồng thời dùng dây dứa nối các cọc lại với nhau, các cây điều tra trong ô tiêu chuẩn được đánh dấu bằng sơn đỏ, tiến hành điều tra theo phương pháp cách 1 cây điều tra một cây, cách một hàng điều tra một hàng
Tiến hành thu các mẫu sâu hại vỏ cây Quế trong ô tiêu chuẩn, sử dụng kéo cắt cành, cưa và dao chuyên dụng kết hợp với thang và ống nhòm để thu mẫu sâu hại vỏ cây Quế
Phân cấp mức độ hại của loài sâu hại vỏ cây Quế trên các cây được điều tra trong ô tiêu chuẩn theo 05 cấp:
Cấp bệnh (i) Chỉ tiêu phân cấp
0 Cây khỏe mạnh, không bị sâu hại
1 Diện tích vỏ trên thân cây bị hại