Hệ thống xử lý chất thải lỏng hệ thống xử lý nước thải tập trung .... Công trình xử lý nước thải tại Trạm trung chuyển số 2 – Cảng PTSC .... Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải của
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 8
CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 9
1 Tên chủ cơ sở 9
2 Tên cơ sở 9
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 11
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 11
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 11
3.2.1 Hệ thống tái chế dầu thải (02 hệ thống) 11
3.2.2 Hệ thống lò đốt chất thải nguy hại (02 hệ thống) 14
3.2.3 Hệ thống tẩy rửa bao bì, thùng phuy; tẩy rửa kim loại nhiễm dầu 20
3.2.4 Hệ thống phá dỡ, phân loại, thu hồi phế liệu từ chất thải điện tử 22
3.2.5 Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu 24
3.2.6 Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 27
3.2.7 Hệ thống hóa rắn chất thải 29
3.2.8 Hệ thống bể đóng kén tại cơ sở xử lý 31
3.2.9 Hệ thống xử lý chất thải lỏng (hệ thống xử lý nước thải tập trung) 34
3.2.10 Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại về cơ sở 34
3.2.11 Quy trình vệ sinh, làm sạch tàu chở dầu, tàu có phát sinh chất thải nhiễm dầu trên vùng biển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 39
3.3 Sản phẩm của cơ sở 45
4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng 46
4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu 46
4.2 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất của cơ sở 56
4.3 Nhu cầu sử dụng điện 56
4.4 Nhu cầu sử dụng nước 56
5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 57
5.1 Địa điểm đặt cơ sở và các Trạm trung chuyển 57
5.1.1 Địa điểm cơ sở xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc 57
5.1.2 Địa điểm các Trạm trung chuyển CTNH 60
5.1.2.1 Trạm trung chuyển CTNH số 1 60
5.1.2.2 Trạm trung chuyển số 2 61
5.2 Các hạng mục công trình của cơ sở 62
5.3 Các hệ thống thiết bị, phương tiện được phép vận hành 66
5.3.1 Phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý CTNH tại cơ sở xử lý 66
5.3.2 Thiết bị lưu giữ tại Trạm trung chuyển số 1 – Cảng Hà Lộc 94
5.3.3 Thiết bị lưu giữ tại Trạm trung chuyển số 2 – Kho thuê của Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam (Cảng PTSC hạ lưu) 95
Trang 4TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 98
1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 98
2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 98
CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 99
1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 99
1.1 Thu gom, thoát nước mưa 99
1.1.1 Thu gom, thoát nước mưa tại Cơ sở 99
1.1.2 Thu gom, thoát nước mưa tại Trạm trung chuyển số 1 – Cảng Hà Lộc 101
1.1.3 Thu gom, thoát nước mưa tại Trạm trung chuyển số 2 – Cảng PTSC 101
1.2 Thu gom, thoát nước thải 101
1.2.1 Thu gom, thoát nước thải tại Cơ sở 101
1.2.2 Thu gom, thoát nước thải tại Trạm trung chuyển số 1 – Cảng Hà Lộc 104
1.2.3 Thu gom, thoát nước thải tại Trạm trung chuyển số 2 – Cảng PTSC 104
1.3 Công trình xử lý nước thải 104
1.3.1 Công trình xử lý nước thải tại cơ sở 104
1.3.1.1 Xử lý nước thải sinh hoạt 104
1.3.1.2 Hệ thống xử lý nước thải tập trung 105
1.3.2 Công trình xử lý nước thải tại Trạm trung chuyển số 1 – Cảng Hà Lộc: 109
1.3.3 Công trình xử lý nước thải tại Trạm trung chuyển số 2 – Cảng PTSC 110
2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 111
2.1 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải của cơ sở 111
2.1.1 Hệ thống xử lý khí thải lò đốt CTNH 111
2.1.2 Hệ thống xử lý khí thải lò gia nhiệt của hệ thống tái chế dầu nhớt 115
2.1.3 Hệ thống xử lý khí thải hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang 118
2.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại Trạm trung chuyển số 1 120
2.3 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải tại Trạm trung chuyển số 2 121
3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 121
3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 121
3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp 122
4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 123
4.1 Khối lượng, chủng loại CTNH phát sinh từ hoạt động sản xuất của cơ sở 123
4.2 Thiết bị, kho, khu vực lưu giữ chất thải nguy hại: 124
4.3 Hệ thống, công trình, thiết bị sơ chế, tái chế, xử lý chất thải nguy hại 125
4.3.1 Hệ thống lò đốt chất thải 125
4.3.2 Hệ thống tái chế dầu thải 125
4.3.3 Thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 125
Trang 54.3.9 Hệ thống bể đóng kén 127
5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung: 127
6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 128
6.1 Mục tiêu 128
6.2 Ưu tiên trong trường hợp xảy ra sự cố 128
6.3 Phân tích các kịch bản, sự cố có thể xảy ra 129
6.4 Biện pháp, quy trình phòng ngừa và chuẩn bị cho việc ứng phó sự cố 130
6.5 Quy trình ứng phó sự cố 132
6.5.1 Đối với sự cố cháy nổ 132
6.5.2 Đối với sự cố rò rỉ, đổ tràn 133
6.5.3 Đối với sự cố tai nạn lao động 134
6.5.4 Đối với sự cố tràn dầu ra sông 135
6.5.5 Sự cố vận hành máy móc, hệ thống xử lý chất thải ảnh hưởng môi trường 136 6.6 Tình huống và kế hoạch sơ tán người tại cơ sở và khu vực lân cận 136
6.7 Biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường khi kết thúc sự cố 137
7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 138
8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 138
8.1 Nội dung thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt của cơ sở 138
8.2 Nội dung đề xuất thay đổi so với ĐTM đã được phê duyệt của cơ sở trong nội dung báo cáo lần này 141
8.2.1 Đánh giá tác động môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường cho hoạt động đầu tư 01 thiết bị lò đốt chất thải công suất 1.500kg/h thay thế cho 02 lò đốt chất thải hiện hữu (01 lò 1.000kg/h, 01 lò 500kg/h) 143
8.2.2 Đánh giá tác động môi trường và biện pháp bảo vệ môi trường cho hoạt động đầu tư bổ sung công đoạn tái chế bụi lò thép, không thay đổi công suất xử lý đã được cấp phép 152
CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 160
1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 160
2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 161
3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 164
4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 165
4.1 Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại 165
4.2 Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý 166
4.3 Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại 176
4.4 Địa bàn hoạt động đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng kinh tế 176
Trang 61.1 Vị trí, thông số, tần suất quan trắc nước thải 178
1.2 Kết quả quan trắc nước thải 178
2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải 181
2.1 Vị trí, thông số, tần suất quan trắc khí thải 181
2.2 Kết quả quan trắc khí thải 181
3 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với tro, xỉ 188
CHƯƠNG VI CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 190 1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 190
1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 190
1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 191
1.2.1 Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu 191
1.2.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải 191
1.2.3 Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch 192
2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 192
2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 192
2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 194
3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 195
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 196
CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 197
PHỤ LỤC BÁO CÁO 198
Trang 7BTCT Bê tông cốt thép
Trang 8Bảng 1.2 Địa bàn hoạt động của Dự án 35
Bảng 1.3 Sản phẩm của cơ sở 46
Bảng 1.4 Nhu cầu nguyên liệu của cơ sở 46
Bảng 1.5 Danh mục nhiên liệu, hóa chất sử dụng tại cơ sở 56
Bảng 1.6 Tọa độ địa lý khu đất cơ sở 57
Bảng 1.7 Quy hoạch sử dụng đất của Cơ sở 62
Bảng 1.8 Danh mục các hạng mục công trình xây dựng tại cơ sở 63
Bảng 1.9 Danh mục phương tiện, thiết bị vận chuyển, xử lý hiện hữu của cơ sở 66
Bảng 1.10 Danh mục phương tiện vận chuyển thuê bổ sung của cơ sở 90
Bảng 1.11 Thiết bị lưu giữ tại Trạm trung chuyển số 1 - Cảng Hà Lộc 94
Bảng 1.12 Thiết bị lưu giữ tại Trạm trung chuyển số 1 - Cảng Hà Lộc 95
Bảng 1.13 Yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án 95
Chương III Bảng 3 1 Danh mục các bể của hệ thống XLNT tập trung tại cơ sở 106
Bảng 3 2 Danh mục thiết bị trong HTXLNT tập trung tại cơ sở 107
Bảng 3 3 Danh mục hóa chất sử dụng tại HTXLNTTT của cơ sở 108
Bảng 3.4 Thống kê CTRSH phát sinh tại cơ sở 02 năm gần nhất 121
Bảng 3.5 Khối lượng CTRSH đăng ký phát sinh tại cơ sở 122
Bảng 3.6 Khối lượng CTCN thông thường phát sinh tại cơ sở 02 năm gần nhất 122 Bảng 3.7 Khối lượng CTRCNTT đăng ký phát sinh tại cơ sở 123
Bảng 3.8 Khối lượng CTNH phát sinh tại cơ sở 02 năm gần nhất 123
Bảng 3.9 Khối lượng CTNH phát sinh thường xuyên đăng ký cấp phép 124
Bảng 3.10 Kịch bản, sự cố có thể xảy ra 129
Bảng 3.11 Thay đổi so với báo cáo ĐTM và đã được chấp thuận 139
Bảng 3.12 Thay đổi so với báo cáo ĐTM đề xuất thực hiện kỳ này 141
Bảng 3.13 Thông số kỹ thuật của Lò đốt FBE-1500 146
Bảng 3.14 So sánh thông số lò đốt FBE-1500 và hai lò đốt hiện hữu 148
Bảng 3.15 Danh mục thiết bị hệ thống tái chế bụi lò thép 156
Chương V Bảng 5.1 Vị trí, thông số, tần suất quan trắc định kỳ đối với nước thải 178
Bảng 5.2 Chất lượng nước thải sau xử lý tại HTXLNTTT năm 2022 179
Bảng 5.3 Chất lượng nước thải sau xử lý tại HTXLNTTT năm 2023 180
Bảng 5.4 Vị trí, thông số, tần suất quan trắc định kỳ đối với nước thải 181
Bảng 5.5 Chất lượng khí thải tại ống khói lò đốt CTNH 500kg/giờ năm 2022 182
Bảng 5.6 Chất lượng khí thải tại ống khói lò đốt CTNH 500kg/giờ năm 2023 183 Bảng 5.7 Chất lượng khí thải tại ống khói lò đốt CTNH 1.000kg/giờ năm 2022 184 Bảng 5.8 Chất lượng khí thải tại ống khói lò đốt CTNH 1.000kg/giờ năm 2023 185
Trang 9Bảng 5.14 Chất lượng tro xỉ năm 2023 189
Chương VI
Bảng 6.1 Công trình xử lý chất thải thực hiện vận hành thử nghiệm 191Bảng 6.2 Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu chất thải 191Bảng 6.3 Chương trình quan trắc môi trường đối với khí thải 193
Trang 10Hình 1.1 Sơ đồ quy trình tái chế dầu thải 12
Hình 1.2 Sơ đồ qui trình công nghệ của hệ thống lò đốt rác FSI 16
Hình 1.3 Quy trình súc rửa bao bì, thùng phuy 20
Hình 1.4 Sơ đồ quy trình phân loại và thu hồi phế liệu chất thải điện tử 23
Hình 1.5 Quy trình phá dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu 25
Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 28
Hình 1.7 Quy trình hóa rắn chất thải tại cơ sở 30
Hình 1.8 Sơ đồ quy đóng kén CTNH 33
Hình 1.9 Sơ đồ quy trình vận chuyển CTNH 35
Hình 1.10 Sơ đồ các bước thi công vệ sinh, làm sạch tàu dầu 40
Hình 1.11 Quy trình vệ sinh, làm sạch khoang, két dầu 42
Hình 1.12 Vị trí khu đất cơ sở trên google map 58
Hình 1.13 Các đối tượng xung quanh Dự án trong Khu XLCTTT Tóc Tiên 59
Chương III Hình 3 1 Mạng lưới thu gom thoát nước mưa tại Cơ sở 100
Hình 3 2 Mạng lưới thu gom thoát nước thải tại cơ sở 103
Hình 3 3 Quy trình công nghệ HTXLNTTT của cơ sở 105
Hình 3 4 Sơ đồ xử lý nước mưa nhiễm dầu tại cảng Hà Lộc 109
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải tập trung của Trạm trung chuyển số 2 110 Hình 3.6 Quy trình xử lý khí thải lò đốt CTNH tại cơ sở 112
Hình 3 7 Quy trình xử lý khí thải của lò gia nhiệt hệ thống tái chế dầu nhớt 116
Hình 3.8 Quy trình xử lý khí hệ thống tái chế bóng đèn huỳnh quang 119
Hình 3.9 Sơ đồ quy trình tái chế, xử lý và thiêu hủy CTNH 144
Hình 3.10 Mô hình công nghệ hệ thống lò đốt FBE-1500 146
Hình 3.11 Quy trình hệ thống xử lý khí thải lò đốt FBE-1500 150
Hình 3.12 Quy trình công nghệ tái chế bụi lò thép phương pháp thủy luyện 155
Hình 3.12 Quy trình công nghệ xử lý khí thải hơi axit 158
Trang 11- Địa chỉ văn phòng: Số 1219 đường 30/4, phường 11, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:
(Bà) Nguyễn Minh Trang Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 0254.3620284 Fax: 0254.3620396
2 Tên cơ sở: NHÀ MÁY XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI HÀ LỘC
- Địa điểm cơ sở: Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, xã Tóc Tiên, thị xã Phú
Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Giấy chứng nhận đầu tư số 49121000184 chứng nhận thay đổi lần đầu ngày 01/04/2009, thay đổi lần thứ 3 ngày 08/9/2014 do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
+ Văn bản số 5342/UBND-VP ngày 13/6/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc Công ty TNHH Hà Lộc đầu tư thêm dây chuyền xử lý chất thải trong nhà máy xử lý chất thải nguy hại Hà Lộc tại Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành;
+ Văn bản số 2382/SXD-PTĐT&HTKT ngày 16/8/2017 của Sở Xây dựng tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu v/v ý kiến về chủ trương đầu tư dây chuyền xử lý bụi lò thép tại Nhà máy xử lý CTNH Hà Lộc trong Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, huyện Tân Thành;
+ Báo cáo số 194/BC-UBND ngày 05/09/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về chủ trương thu gom chất thải nguy hại bên ngoài tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để đưa về xử lý đã đề xuất Ban thường vụ Tỉnh ủy “cho phép 07 nhà máy
xử lý CTNH đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy giấy phép xử lý CTNH (trong đó có Công ty TNHH Dung Ngọc) tiếp tục được thu gom, xử lý CTNH ngoài tỉnh”
+ Báo cáo số 226/BC-UBND ngày 08/10/2018 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu gửi Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc xin chủ trương thu gom chất thải nguy hại từ bên ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu để xử lý cũng đã chấp thuận chủ trương cho phép thu gom, xử lý CTNH ngoài tỉnh + Kết luận hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VI tại văn bản số 554-KL/TU ngày 16/10/2018 đã nêu kết luận “IV-
Trang 12ngày 07/01/2014 do Phòng cảnh sát PCCC & CNCH công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy số 03/ĐK-PCCC ngày 07/01/2014 do Phòng cảnh sát PCCC & CNCH công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
- Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở:
+ Quyết định số 15/QĐ-BTNMT ngày 08/01/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc”;
+ Quyết định số 2074/QĐ-BTNMT ngày 10/01/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Mở rộng, nâng công suất Nhà máy xử lý, tái chế dầu nhớt thải Hà Lộc”;
+ Quyết định số 552/QĐ-BTNMT ngày 16/03/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư
bổ sung bể đóng kén chất thải nguy hại tại Nhà máy xử lý chất thải nguy hại
Hà Lộc”
+ Quyết định số 218/QĐ-STNMT ngày 04/08/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường v/v phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Vệ sinh, làm sạch tàu chở dầu, tàu có phát sinh chất thải nhiễm dầu” trên vùng biển tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu
- Giấy phép môi trường thành phần:
+ Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH 1-2-3-4-5-6.019.VX ngày 21/01/2021 (cấp lại lần 2) với công suất xử lý 25.000 tấn/năm do Tổng cục Môi trường cấp
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 01/GP-UBND do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp ngày 22/01/2021 (cấp gia hạn lần 3)
- Quy mô của cơ sở: (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):
Nhóm B
+ Loại hình sản xuất theo pháp luật về đầu tư công: Dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp khác (Điểm d Khoản 4 Điều 8 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019)
+ Tổng mức đầu tư của cơ sở: 82 tỷ đồng (Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ 03 số 49121000184 ngày 08/9/2014 do UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp)
→ Theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, cơ sở có tiêu chí phân loại dự án nhóm B
- Phân loại dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường: Nhóm I, cụ thể:
Trang 13Luật Bảo vệ môi trường
→ Do vậy, cơ sở có tiêu chí về môi trường tương đương như dự án đầu tư nhóm I
- Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường: Bộ Tài nguyên và Môi trường (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường)
- Thời hạn cấp giấy phép môi trường: 07 năm (theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường)
3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
Căn cứ theo Giấy phép xử lý chất thải nguy hại (CTNH) Mã số QLCTNH: 5-6.019.VX ngày 21/01/2021, tổng công suất xử lý của Nhà máy là 25.000 tấn/năm, trong đó:
- Chất thải đưa vào hệ thống tái chế dầu : 2.700 tấn/năm;
- Chất thải đưa vào hệ thống hóa rắn : 2.800 tấn/năm;
- Chất thải lỏng đưa vào hệ thống xử lý nước thải : 4.500 tấn/năm;
- Chất thải đưa vào hệ thống phá dỡ linh kiện điện tử : 500 tấn/năm;
- Chất thải đưa vào hệ thống tẩy rửa bao bì, thùng phuy : 2.180 tấn/năm
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở
Toàn bộ các hệ thống sản xuất hiện hữu của cơ sở đã được kiểm tra cho phép hoạt động và không có thay đổi gì so với nội dung đã báo cáo và được Tổng cục môi trường xác nhận tại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số QLCTNH 1-2-3-4-5-6.019.VX ngày 21/01/2021 (cấp lần 2)
Cụ thể các quy trình công nghệ sản xuất hiện hữu của cơ sở được trình bày như sau:
3.2.1 Hệ thống tái chế dầu thải (02 hệ thống)
3.2.1.1 Chức năng:
Hệ thống tái chế các loại dầu thải bao gồm 02 hệ thống chưng cất dầu (01 hệ thống gồm 02 modul lò nấu, công suất 20 m3/ngày và 01 hệ thống gồm 03 modul lò nấu, công suất 30 m3/ngày) thay nhau làm việc liên tục, được sử dụng để tái chế các loại dầu thải thành dầu thành phẩm
3.2.1.2 Công suất, quy mô, kích thước:
Tổng công suất tối đa của 02 hệ thống là 50 m3/ngày tương đương với 50 tấn/ngày (tính theo công suất tối đa/năm là: 50 tấn/ngày x 330 ngày/năm = 16.500 tấn/năm)
Trang 14Hình 1 1 Sơ đồ quy trình tái chế dầu thải
Các loại dầu nhớt thải thu gom từ các chủ nguồn thải và các tàu dầu ngoài biển được vận chuyển về chứa tại các bồn của nhà máy
Dầu nhớt thải tại các bồn sẽ được đưa vào nồi chưng cất dầu, nồi chưng cất dầu được gia nhiệt bằng củi hoặc dầu D.O lên nhiệt độ thích hợp (300-400oC), dầu bay hơi sẽ được dẫn về hệ thống tháp sinh hàn ngưng tụ và hệ thống tinh lọc dầu để thu hồi được sản phẩm dầu tái sinh Sản phẩm thu được được sử dụng làm nhiên liệu cho các hoạt động sản xuất tại nhà máy như cấp cho hệ thống lò đốt CTNH, hoặc được bán thương mại cho các cơ sở sản xuất khác có nhu cầu (chất lượng sản phẩm đáp ứng QCVN 56:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tái chế dầu thải) Cặn thải sinh ra trong quá trình chưng cất và tinh lọc được đưa qua lò đốt chất thải
để tiêu hủy
Nước nhiễm dầu tách ra từ quá trình tái chế dầu thải được thu gom đưa qua hệ thống
xử lý nước thải nhiễm dầu của cơ sở
3.2.1.4 Tính chất chất thải nguy hại có thể xử lý:
Các chất thải có thể xử lý bằng hệ thống tái chế dầu là các loại dầu thải không chứa gốc halogen như dầu nhờn, dầu bôi trơn thải, cặn lắng của các bồn chứa dầu, dầu nhiên liệu lẫn nước đây là những loại chất lỏng dễ cháy và độc hại đối với môi trường Xử lý bằng hệ thống chưng cất dầu sẽ tái sử dụng được dầu thải và hạn chế được sự ô nhiễm môi trường
Sản phẩm sau khi xử lý được kiểm định các tiêu chuẩn về môi trường và chất lượng sản phẩm trước khi đưa ra lưu hành tại thị trường Các loại chất thải nguy hại có thể
Dầu thải, bùn cặn dầu
Trang 15- Vận hành đúng kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ, đảm bảo năng suất thiết bị;
- Đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và thiết bị trong quá trình vận hành;
- Tái chế các loại dầu thải thành sản phẩm có ích
b Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho 02 hệ thống chưng cất dầu và những thiết bị phụ trợ như: máy ép khung bản, tháp lọc dầu, trong phạm vi của Công ty TNHH Hà Lộc
c Nội dung thực hiện
- Chuẩn bị công việc
+ Trước khi hệ thống chưng cất dầu được vận hành phải kiểm tra tổng thể xem các thiết bị máy móc, trang thiết bị có an toàn không như: hệ thống ống dẫn, đồng hồ áp lực, nhiệt kế, van an toàn, lò gia nhiệt, bình chưng cất, hệ thống xử
lý khí
+ Những người tham gia vào quá trình xử lý chất thải phải am hiểu các công nghệ, quy trình xử lý chất thải và biết cách ứng phó kịp thời xảy ra
- Xác định nguy cơ rủi ro
+ Nguy cơ rò rỉ dầu trong quá trình bơm hút, tái chế ;
+ Nổ bình chưng cất do áp suất quá lớn hay nhiệt độ chưng cất quá cao ;
+ Bỏng nhiệt trong quá trình vận hành lò gia nhiệt hay tiếp xúc với đường ống dẫn dầu nóng;
+ Hệ thống xử lý khí hoạt động không hiệu quả
- Các thiết bị bảo hộ lao động: Các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân vận
hành bao gồm: quần áo chống nhiệt, găng tay, ủng, kính, mũ, khẩu trang Thiết bị bảo hộ lao động phải đảm bảo các tiêu chuẩn của nhà nước đối với các thiết bị tương ứng
- Thiết bị, dụng cụ cần thiết
+ Bình CO2 : 02 bình loại 45kg; Chuông báo động: 01 chiếc;
+ Bơm hút dầu: 01 chiếc 10m3/h; Bộ đàm/điện thoại di động: 01 chiếc
- Tiến hành công việc
Quy trình công nghệ vận hành lò hệ thống chưng cất dầu:
+ Công nhân phải mặc, đội, đeo các trang thiết bị bảo hiểm, an toàn lao động; + Kiểm tra các hệ thống an toàn và hỗ trợ phòng chống sự cố;
+ Kiểm tra hệ thống bơm, đường ống dẫn dầu, van an toàn, đồng hồ đo áp lực; + Khởi động hệ thống bơm dầu vào bình chưng cất;
Trang 16+ Điều chỉnh van áp lực tới áp suất phù hợp (áp suất 0,1kg/cm2 – 0,2kg/cm2); + Kiểm tra thường xuyên các thông số nhiệt độ lò gia nhiệt, áp suất suất bình chưng cất trong quá trình hoạt động (nhiệt độ từ 2500C – 3500C, áp suất 0,1kg/cm2 – 0,2kg/cm2)
- Kết thúc vận hành
+ Kiểm tra lò gia nhiệt để đảm bảo lò không còn hoạt động;
+ Kiểm tra áp suất trong bình chưng cất dầu qua đồng hồ áp suất để đảm bảo áp suất trong bình chưng cất bằng áp suất bên ngoài;
+ Kiểm tra hê thống làm mát đảm bảo dầu không bị rò rỉ ra bể làm mát;
+ Vệ sinh khu vực tái chế dầu sạch sẽ;
+ Vệ sinh các thiết bị bảo hộ lao động và dụng cụ lao động;
- Thiết bị lọc dầu phải được thường xuyên vệ sinh bản lọc;
- Tất cả các thiết bị ứng cứu, đường đi trong khu vực chưng cất phải thông thoáng, không có vật cản và giữ sạch sẽ Bảo trì máy móc, thiết bị thường xuyên bảo đảm
Cơ sở gồm có hai lò đốt chất thải nguy hại: Lò đốt FSI-500 và lò đốt FSI-1000, được
sử dụng để tiêu huỷ các loại chất thải nguy hại bằng nhiệt ở nhiệt độ cao từ 7000C –
13000C
Trang 173.2.2.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Thông số kỹ thuật của 02 lò đốt chất thải của cơ sở như sau:
Bảng 1.1 Thông số kỹ thuật của hệ thống lò đốt chất thải
Chiều dài buồng lưu nhiệt: 3 m 5 m
Nhiệt độ buồng sơ cấp: 700-9000C 700-9000C
Nhiệt độ buồng thứ cấp: 1050~13000C 1050~13000C
Chiều cao đỉnh ống khói: 28,5m 27,5 m
Vật liệu chế tạo buồng đốt: Gạch chịu nhiệt
Thép tấm 8 ly, sơn cách nhiệt, chịu được 3000C, khung chịu lực:thép U100
đặc biệt, nên khi đốt rác không bị bết, khí phân
bố đều để sự cháy xẩy
ra hoàn toàn, khói không bị đen, tiết kiệm nhiên liệu
Không sử dụng ghi lò Rác sẽ được đảo trộn bằng các ống thổi khí nên rác sẽ không bị bết dưới đáy lò và sự cháy xảy ra hoàn toàn, khói không bị đen, tiết kiệm nhiên liệu và đặc biệt
Trang 18ghi định kỳ
Vòi đốt buồng sơ cấp 2 cấp, hãng Rillo Italy,
điều chỉnh khí tự động
2 cấp, hãng Rillo Italy, điều chỉnh khí tự động Vòi đốt buồng thứ 2 cấp, hãng Rillo, Italy,
điều chỉnh khí tự động
2 cấp, hãng Rillo, Italy, điều chỉnh khí tự động
Hệ thống tháo tro thủ công Cơ cấu tháo tro bằng
tay, theo cơ cấu chuyển động thẳng để mở cửa tháo tro Vật liệu thép chịu nhiệt
Cơ cấu tháo tro bằng tay, theo cơ cấu chuyển động thẳng để mở cửa tháo tro Vật liệu thép chịu nhiệt
Hệ thống lấy tro Cơ cấu lấy tro bằng xe
gong, để hứng tro dưới đáy lò
Cơ cấu lấy tro bằng xe gong, để hứng tro dưới đáy lò
Hệ thống van xả sự cố Cơ cấu mở van thủ
công, được lắp trên bộ giải nhiệt nước
Cơ cấu mở van thủ công, được lắp trên bộ giải nhiệt nước
Công suất quạt hút: 25.000m3/h 25.000m3/h
Lưu lượng khí thải tại ống
Quy trình công nghệ của hệ thống lò đốt chất thải của cơ sở được thể hiện tại sơ đồ
hình 1.2 như sau:
Hình 1.2 Sơ đồ qui trình công nghệ của hệ thống lò đốt rác FSI
Khí thải đạt 30:2012/BNTMT
Chất thải
cần xử lý
Buồng đốt sơ cấp
Buồng đốt thứ cấp
HTXL khí thải
Dầu D.O, dầu tái chế
Tro xỉ Chuyển giao theo
quy định
Trang 19nilông) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm Chất thải lỏng được chứa trong bồn kín, sau khi lọc và tách ẩm: phần lỏng được phun vào đốt trong lò, phần cặn bã được đốt dưới dạng chất thải rắn
Phễu nạp liệu làm nhiệm vụ cấp rác đã đóng bao vào lò theo khối lượng và chu kỳ
mẻ cấp rác Để đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 15 phút cấp rác vào lò một lần, đảm bảo phân phối đều lượng chất thải cấp vào lò đạt công suất tối
đa
➢ Buồng đốt sơ cấp:
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác - tiến hành quá trình nhiệt phân rác thành thể khí - đốt cháy kiệt cốc (carbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chất hữu cơ còn sót lại trong tro
Buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt bằng hai mỏ đốt dầu diesel (DO) nhằm bổ sung và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp từ 700÷900oC Dưới tác dụng của nhiệt, các quá trình phân hủy nhiệt diễn ra và các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước – nhiệt phân – ôxy hóa một phần các chất cháy
Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệu trong buồng đốt sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sang buồng đốt thứ cấp Lượng không khí dư rất nhỏ bởi ở buồng đốt sơ cấp 2 chủ yếu quá trình cháy tạo thành bán khí, nó được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệt phân của mẻ rác đốt
Mỏ đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa và trao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiệt phần tro còn lại sau chu kỳ đốt Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằng cặp nhiệt điện
XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ
Khí tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độ buồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng của cơ học khí trong buồng lò được đưa sang buồng đốt thứ cấp qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơ cấp Chỉ còn một lượng nhỏ tro (3-5%), chủ yếu là các oxit kim loại hay thủy tinh, gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khay tháo tro theo chu
kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng (gạch không nung) hay chôn lấp
an toàn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ
Gạch không nung từ tro xỉ lò đốt được sử dụng xây dựng trong khuôn viên cơ sở hoặc chuyển giao cho các công trình có nhu cầu sử dụng gạch không nung làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng
➢ Buồng đốt thứ cấp:
Khí nhiệt phân từ buồng đốt sơ cấp chuyển lên buồng đốt thứ cấp chứa các chất cháy
có nhiệt năng cao (CO, H2, CnHm…), tại đây chúng được đốt cháy hoàn toàn tạo thành khí CO2 và H2O nhờ lượng ôxy trong không khí cấp và nhiệt độ cao Nhiệt độ
Trang 20Hiệu suất xử lý của lò đốt rác phụ thuộc chủ yếu vào hiệu quả thiêu đốt và phản ứng diễn ra trong buồng đốt thứ cấp, có tính quyết định đối với toàn bộ quá trình xử lý bằng phương pháp thiêu hủy Vì vậy sự bố trí hợp lý của mỏ đốt tạo nên sự đồng đều nhiệt độ trong lò, tăng hiệu quả thiêu đốt và tạo dòng khí chuyển động xoáy rất có lợi cho việc hòa trộn, tiếp xúc của các quá trình phản ứng
Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp bằng cặp nhiệt điện
XA (Cromen-Alumen) vỏ bọc bằng Ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệt độ
➢ Xử lý khí thải:
Khí thải phát sinh sẽ được đưa qua hệ thống xử lý khí thải (trình bày chi tiết tại chương 3 báo cáo) được giảm nhiệt độ khí thải, xử lý bụi, hấp thụ xử lý các thành phần ô nhiễm khác Khí thải sau xử lý đạt QCVN 30:2012/BNTMT được thải ra ngoài bằng ống khói cao gần 30m
➢ Thiết bị phụ trợ:
- Hệ thống giải nhiệt khí thải bằng không khí;
- Hệ thống xử lý khói thải bằng nước;
- Hệ thống điều khiển quá trình cháy;
- Các thiết bị phụ trợ đã lắp đặt và trang bị gồm: Các thiết bị phòng cháy chữa cháy; Biển báo, biển ký hiệu ; Điện thoại
- Hệ thống thông gió; quạt hút khói bụi;
- Các thiết bị bảo hộ lao động như mũ, quần áo, găng tay, kính bảo hiểm
3.2.2.4 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý
Các chất thải có thể xử lý bằng lò đốt là những chất thải nguy hại có thể cháy, hay chứa những chất hữu cơ độc hại, bền vững, các chất độc sinh học như chất thải y tế, vụn sơn, dung môi hữu cơ, cao su, nhựa, giẻ dính dầu, cặn dầu các chất thải này nếu không được tiêu huỷ có thể gây lan truyền các mầm bệnh, độc tính với các sinh vật và bền vững trong môi trường Tuy nhiên không thể tiêu huỷ các chất thải có thể gây nổ, chứa nhiều kim loại nặng, hay chứa clo
3.2.2.5 Quy trình vận hành an toàn hệ thống lò đốt chất thải nguy hại
a Mục tiêu
- Vận hành đúng kỹ thuật, đúng quy trình công nghệ, đảm bảo năng suất thiết bị;
- Đảm bảo an toàn cho con người, môi trường và thiết bị trong quá trình vận hành;
- Tiêu huỷ an toàn các loại chất thải nguy hại không để rò rỉ ra ngoài môi trường
Trang 21quy trình xử lý chất thải và biết cách ứng phó kịp thời xảy ra
- Xác định nguy cơ rủi ro:
+ Khói thoát ra ngoài qua cửa lò do áp suất âm trong lò không đảm bảo;
+ Nổ trong lò đốt do chất thải lẫn các chất có khả năng gây nổ;
+ Công nhân vận hành bị bỏng do tiếp xúc với ngọn lửa hay tro xỉ rớt ra từ lò đốt; + Quá trình xử lý không đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu;
+ Hệ thống xử lý khói thải hoạt động không hiệu quả hay không hoạt động
- Trang thiết bị bảo hộ lao động: Công nhân vận hành lò đốt được trang bị các thiết
bị bảo hộ lao động bao gồm: quần áo chống nhiệt, kính, mũ, găng tay, ủng, khẩu trang, mặt nạ phòng độc Các trang thiết bị trên đều đảm bảo tiêu chuẩn của nhà nước đối với thiết bị bảo hộ lao động
+ Khi các yều cầu đạt được, chuyển công tắc nguồn trên tủ điều khiển về vị trí
"ON" để cấp điện cho tủ điều khiển
+ Ấn công tắc "vòi đốt thứ cấp" để khởi động vòi đốt, ấn công tắc "quạt thứ cấp"
để cấp khí bổ sung cho vòi đốt thứ cấp
+ Quan sát nhiệt độ trên đồng hồ Khi nhiệt độ trên đồng hồ đạt đến 9000C, bật vòi đốt sơ cấp để đốt rác cho lò
+ Ấn công tắc "bơm nước" để máy bơm nước hoạt động làm mát khói thải và
"bơm xử lý" để xử lý khói thải
+ Khi nhiệt độ trong buồng thứ cấp đạt 6500C, một bép phun của vòi đốt sẽ ngừng hoạt động, để lại một bép phun duy trì nhiệt độ Khi nhiệt độ quá 8000C, hai vòi đốt ngừng hoạt động
+ Quan sát rác thải trong lò thông qua ống nhòm trước cửa lò Nếu rác đã cháy hết, đồng hồ nhiệt độ buồng sơ cấp giảm xuống dưới 6000C, ấn công tắc mở cửa lò, ném các túi đựng rác vào lò và nhanh chóng hạ cửa lò
+ Khi rác cháy gần hết, dùng cời sắt đảo rác để một số rác bị bết cháy hết
Tắt lò: Khi toàn bộ rác đã đốt hết, tắt lò theo trình tự như sau:
Trang 22dưới 200 C mới tắt công tắc nguồn trên tủ diều khiển
Tháo tro: Khi lò đã nguội, mở cửa tháo tro, dùng xẻng xúc tro vào thùng và tập kết
vào đúng nơi quy định
Vệ sinh
+ Vệ sinh khu vực lò đốt, trang bị bảo hộ lao động sạch sẽ;
+ Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
d Bảo trì
- Trước khi tiến hành bảo trì lò đốt thì lò phải ngưng mọi hoạt động trước 24h sau
đó tiến hành bảo trì, bảo dưỡng lò đốt
- Các nội dung bảo trì, bảo dưỡng:
+ Hệ thống cấp nhiên liệu: 1 năm/1 lần;
3.2.3.2 Công suất, quy mô, kích thước:
- Công suất tối đa của hệ thống là 5 tấn/ngày (tính theo công suất tối đa/năm là 5 tấn/ngày x 330 ngày/năm = 1.650 tấn/năm)
- Kích thước: 1500 x 2.000mm
- Công suất động cơ: 12Kw/máy
3.2.3.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Hình 1 3 Quy trình súc rửa bao bì, thùng phuy
Tẩy rửa
Gia công định hình Bao bì sạch
Nước thải Nước thải
Trang 23phuy nhựa) sẽ được đặt vào máy quay ly tâm, cùng hóa chất (dung môi, chất tẩy rửa)
để tẩy rửa lớp trong của bao bì, đối với các bao bì nhỏ có thể súc rửa thủ công Sau khi tẩy rửa bằng hóa chất, bao bì được đưa qua công đoạn rửa sạch bằng cách dùng máy bơm áp lực để bơm xịt làm sạch bên trong và bên ngoài bao bì Các bao
bì sau khi được rửa sạch bằng nước sẽ được làm khô bằng máy nén khí
Cuối cùng bao bì sẽ được đưa qua máy định hình để nắn, ép các chỗ móp méo nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ Bao bì này sau khi xử lý xong sẽ được tận dụng làm thùng chứa hoặc giao cho các đơn vị có nhu cầu
➢ Thiết bị phụ trợ
- Vòi xịt nước áp lực;
- Tủ điện;
- Hệ thống thu gom nước thải trong quá trình tẩy rửa
3.2.3.4 Tính chất chất thải có khả năng quản lý: các loại thùng phuy dính dầu,
hóa chất, kim loại nhiễm dầu
3.2.3.5 Quy trình vận hành an toàn của hệ thống súc rửa thùng phuy; tẩy rửa kim loại nhiễm dầu
a Mục tiêu: Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống tẩy rửa thùng phuy
b Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho hệ thống súc rửa thùng phuy
c Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị vận hành
+ Kiểm tra tổng thể toàn bộ hệ thống tẩy rửa thùng phuy;
+ Kiểm tra hệ thống cung cấp điện (nguồn điện);
+ Kiểm tra thiết bị rửa dạng xoay, bộ phận truyền động – đường thoát nước xem
có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa
- Xác định nguy cơ/rủi ro
+ Thùng phuy bị kẹt;
+ Hệ thống máy lắc phuy bị hỏng;
+ Tràn đổ hóa chất
- Quy trình, thao tác vận hành chuẩn
+ Cho hóa chất tẩy rửa vào thùng phuy;
+ Bật cầu giao cung cấp điện cho tủ điều khiển;
+ Chờ máy vận hành hết thời gian (khoảng 3-5 phút);
+ Ngắt điện chờ thiết bị dừng hẳn, đưa thùng phuy ra khỏi thiết bị;
Trang 24+ Tắt điện các thiết bị;
+ Vệ sinh khu vực súc rửa
- Kết thúc vận hành:
+ Vệ sinh khu vực téc và bể chứa sạch sẽ;
+ Không để cửa téc không đóng nắp
d Tần suất bảo trì
- Bảo trì định kỳ: 03 tháng/lần
3.2.4 Hệ thống phá dỡ, phân loại, thu hồi phế liệu từ chất thải điện tử
3.2.4.1 Chức năng:
Chức năng là phá dỡ các chất thải điện từ như: tivi, máy tính, các bảng mạch… trên
cơ sở đó phân loại để thu hồi kim loại, nhựa, các chất thải không có khả năng tái sinh
sẽ tùy theo tính chất sẽ được phân loại và có biện pháp xử lý thích hợp như tiêu hủy trong lò đốt, hóa rắn…
3.2.4.2 Công suất, quy mô, kích thước:
Công suất tối đa của hệ thống là 1.000 kg/ ngày (tính theo công suất tối đa/năm là 1.000 kg/ngày x 330 ngày/năm = 330 tấn/năm)
3.2.4.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ:
Hệ thống phá dỡ, phân loại, thu hồi phế liệu từ chất thải điện tử gồm có:
- Bàn thao tác phá dỡ;
- Máy cắt, khoan, búa, kìm;
Sơ đồ quy trình công nghệ phân loại và thu hồi phế liệu chất thải điện tử của Công
ty được thể hiện ở hình 1.4 và mô tả như sau:
Chất thải điện tử được thu gom, vận chuyển và đưa về khu xử lý CTNH của nhà máy Tại đây các chất thải điện tử như máy tính, màn hình ti vi, bản mạch điện tử… sẽ được các công nhân phá dỡ bằng máy cắt, khoan… sau đó phân loại thành các nhóm
sau:
- Nhóm 1: Bo mạch điện tử có chứa nhiều kim loại (đồng, nhôm, chì) sẽ được chuyển sang bộ phận thu hồi kim loại; Kim loại thu hồi được bán cho đơn vị có nhu cầu thu mua phế liệu Phần linh kiện khác không thể tái chế được sẽ được tiêu hủy trong lò đốt CTNH;
- Nhóm 2: nhựa (vỏ màn hình, vỏ dây điện) chuyển sang bộ phận thu hồi nhựa; Nhựa có khả năng tái chế được bán cho đơn vị có nhu cầu; nhựa, nilon không có khả năng tái chế được tiêu hủy trong lò đốt CTNH;
- Nhóm 3: thủy tinh được đưa vào hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang để nghiền nhỏ rồi đưa qua quy trình hóa rắn;
Trang 25Hình 1 4 Sơ đồ quy trình phân loại và thu hồi phế liệu chất thải điện tử
3.2.4.4 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: các loại chất thải điện tử
3.2.4.5 Quy trình vận hành an toàn hệ thống phá dỡ thiết bị, linh kiện điện tử
a Mục tiêu: Hướng dẫn vận hành an toàn cho hệ thống phá dỡ thiết bị, linh kiện
điện tử
b Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho hệ thống phá dỡ thiết bị, linh kiện điện tử
c Nội dung thực hiện
- Chuẩn bị vận hành
+ Kiểm tra tổng thể toàn bộ thiết bị;
+ Kiểm tra hệ thống cung cấp điện (nguồn điện);
+ Người vận hành phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động (đội mũ, đeo kính,
khẩu trang, găng tay …);
+ Chuẩn bị các thiết bị cần thiết để tháo dỡ (kìm, tuốc nơ vít, dụng cụ chuyên
dụng…)
- Xác định nguy cơ/rủi ro: Mất điện (tắt cầu dao tổng)
- Quy trình, thao tác vận hành chuẩn
+ Dùng dụng cụ tháo dỡ thiết bị;
Máy cắt, máy khoan
Nhóm 3: thủy tinh
Nhóm 4: các chất thải khác không tái chế được Khu vực thu hồi
nhựa
Thiết bị nghiền tái chế bóng đèn
Lò đốt Khu vực thu hồi
kim loại
Trang 26+ Phân loại linh kiện điện tử: kim loại, nhựa
- Các thiết bị dụng cụ cầm tay được bảo trì kiểm tra hằng ngày;
- Thiết bị vệ sinh, băm, nghiền tần suất bảo trì 01 tháng/lần
3.2.5 Hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu
3.2.5.1 Chức năng: súc rửa, tháo dỡ ắc quy xử lý axit và thu hồi phế liệu
3.2.5.2 Công suất, quy mô, kích thước:
Công suất tối đa của hệ thống là 1tấn/h (tính theo công suất tối đa/năm là 1 tấn/h x 24h/ngày x 330 ngày/năm = 7.920 tấn/năm)
3.2.5.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
- Thiết kế, cấu tạo :
+ 01 bàn thao tác (diện tích 1,5m x 5m, cao 0,7m) Mặt bàn làm bằng vật liệu inox
- Quy trình công nghệ
Tất cả các loại bình ắc quy thải được tập kết về khu vực tháo dỡ Sàn khu vực này được đổ bê tông chống thấm để ngăn không cho axit ngấm vào đất Tại đây, bình ắc quy được phân loại và xử lý sơ bộ các loại vật liệu trước khi xử lý/tái chế
Nguyên liệu, chủ yếu là ắc quy thải chủ yếu có các thành phần, vật liệu sau:
Trang 27oxit ), chiếm khoảng 15-25% khối lượng chất thải ắc quy
+ Nhựa phế thải (bao gồm vỏ bình và 1 phần vỏ bọc dây dẫn điện), chiếm khoảng 5-10% khối lượng ắc quy thải tùy thuộc chủng loại nhựa
Ắc quy thải sẽ được qua các công đoạn phá dỡ để thu hồi phế liệu như sau:
Hình 1.5 Quy trình phá dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu
Ắc quy thải có hai loại: ắc quy khô và ắc quy ướt Đối với ắc quy khô sẽ được đưa vào ngay công đoạn cắt bình, phá dỡ thủ công để tách riêng phần vỏ, nắp và bản cực chì Còn đối với ắc quy ướt thì sẽ có thêm công đoạn tháo nắp bình, thu hồi axit và tẩy rửa vỏ bình, cụ thể:
+ Ắc quy thải được tháo nắp ắc quy tại bàn thao tác, axit còn trong bình (nếu có) được thu hồi, đưa về hệ thống xử lý nước thải để trung hòa
Bàn thao tác (tháo nắp, thu hồi axit)
HTXL nước thải tập trung
Axit
Phế liệu chì
Bán cho đơn vị tái chế Bán cho đơn vị tái chế
Ắc quy khô
Nước, kiềm
Bể rửa sạch
Trang 28Phần vỏ nhựa và bản cực chì được tách riêng, lưu kho rồi bán cho các đơn vị tái chế
c Nội dung thực hiện:
- Kiểm tra trước khi vận hành:
+ Kiểm tra tổng toàn bộ hệ thống súc rửa, tháo dỡ ắc quy và thu hồi phế liệu; + Hệ thống cung cấp điện – Khu vực xung quanh xem có ở trạng thái bình thường hay không;
+ Bàn thao tác,máy cắt ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;
+ Bể súc rủa đã đảm bảo khả năng chống thấm hay chưa;
+ Hóa chất trung hòa đã chuẩn bị sẵn chưa;
+ Đường ống dẫn nước và bơm bùn đã sẵn sàng chưa;
Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:
- Quy trình, thao tác vận hành:
+ Bật cầu giao cung cấp điện cho tủ điều khiển;
+ Thực hiện tháo dỡ thủ công tách vỏ bình và phần bình;
+ Đưa ắc quy vào thiết bị rửa trung hòa axit;
Trang 29bóng đèn có chứa thủy ngân thải trong môi trường kín Hủy hình dạng các loại bóng đèn thành các mảnh thủy tinh có kích thước nhỏ, thu hồi bột huỳnh quang và xử lý hơi thủy ngân
3.2.6.2 Công suất, quy mô, kích thước:
- Thiết bị xử lý bóng đèn công suất tối đa là 0,2 tấn/h (công suất tối đa máy là 0,2 tấn/giờ x 8 giờ (1 ca/ngày) x 330 ngày/năm = 528 tấn/năm)
- Diện tích chiếm dụng của hệ thống khoảng 2m2
3.2.6.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Hệ thống xử lý bóng đèn có miệng nạp với nhiều kích cỡ khác nhau để xử lý các loại bóng đèn có hình dạng và kích cỡ khác nhau Hệ thống được thiết kế bao gồm
ba công đoạn:
- Công đoạn nghiền nhỏ thuỷ tinh và tách riêng hơi thuỷ ngân và bột huỳnh quang;
- Công đoạn thu hồi bột huỳnh quang;
- Công đoạn hấp phụ hơi thuỷ ngân bằng than hoạt tính biến tính
Hệ thống bao gồm các trang thiết bị sau:
+ Vật liệu : Inox 304
+ Moteur cắt : ¼ Hp, Đài Loan sản xuất
+ Quạt hút : 1 Hp, Đài Loan sản xuất
+ Tháp lọc bụi + Tháp hấp phụ: D x H = 250 x 500 mm, Inox 304, dày 2,5 mm + Túi lọc bụi : D x H = 220 x 300 mm, Polyester
+ Lưỡi cắt : bằng xích có đường kính làm việc 350 mm
+ Kích cỡ sau khi cắt: 3 - 5 mm
+ Nguồn điện : 220V/12A
+ Tủ điện điểu khiển
Nguyên tắc của hệ thống thiết bị xử lý bóng đèn huỳnh quang: Các bóng đèn huỳnh quang thải được xử lý trên một hệ thiết bị đồng bộ
Cấu tạo: Hệ thống xử lý các loại bóng đèn có chứa thủy ngân thải có cấu tạo là dạng thùng kín, sử dụng dây xích văng để nghiền vụn bóng đèn (thủy tinh) Hơi thủy ngân trong bóng đèn được thu gom bằng quạt hút và hấp phụ bằng than hoạt tính
Quy trình xử lý:
Bóng đèn được đưa vào máy nghiền để phá vỡ thành những phần thủy tinh vụn
có kích thước khoảng 3-5mm Trong quá trình cắt hủy bóng đèn, bột huỳnh quang
và hơi thủy ngân sẽ thoát ra, cần phải xử lý đảm bảo an toàn môi trường, cụ thể:
Trang 30
Hình 1 6 Sơ đồ hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang thải
a/ Thu hồi và xử lý thuỷ tinh:
Trong quá trình nghiền, ống đèn được nghiền nhỏ và do tỷ trọng của thuỷ tinh lớn nên bị rơi xuống đáy thùng nghiền Khi nghiền bột huỳnh quang bong ra khỏi ống thuỷ tinh nên thuỷ tinh thu được là thuỷ tinh sạch không có chứa các tạp chất khác nên bước xử lý tiếp theo là hoá rắn
b/ Thu hồi và xử lý bột huỳnh quang:
Bột huỳnh quang bong ra khỏi ống thủy tinh và hơi thủy tinh thoát ra sau khi bóng đèn bị phá vỡ được quạt hút hút sang thiết bị lọc bụi túi bằng đường ống trên đỉnh của thùng nghiền Sau khi qua lọc bụi túi, bột huỳnh quang sẽ bị giữ lại và định kỳ (15 ngày/lần) thực hiện vệ sinh túi lọc và thu hồi bột huỳnh quang Bột huỳnh quang thu được đem đi hoá rắn
c/ Thu hồi và xử lý hơi thuỷ ngân:
Hỗn hợp ban đầu sau khi đã tách thuỷ tinh và bột huỳnh quang thì chỉ còn lại hơi thuỷ ngân, hơi thuỷ ngân sau khi đi ra khỏi tháp lọc bụi sẽ tiếp tục cho qua tháp hấp phụ hơi thuỷ ngân bằng than hoạt tính đã được hoạt hóa với lưu huỳnh Khí thải sau
xử lý đạt QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ, được thoát vào môi trường không khí Còn than hoạt tính sau quá trình xử lý được đem đi hóa rắn
3.2.6.4 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: các loại bóng đèn huỳnh
quang (đèn tuýp, đèn compac, …) thải
3.2.6.5 Quy trình vận hành hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải
a Mục đích:
Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải
b.Phạm vi áp dụng:
Áp dụng cho hệ thống hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải
c Nội dung thực hiện:
- Kiểm tra trước khi vận hành:
+ Kiểm tra tổng toàn bộ hệ thống phá dỡ bóng đèn huỳnh quang thải có đảm bảo kín khít không;
Lọc bụi túi Cột hấp phụ hơi
thủy ngân
Máy
nghiền
Bột huỳnh quang hơi Hg
Trang 31+ Hệ thống hấp thụ hơi thủy ngân sẵn sàng chưa; Khi hệ thống hấp thụ hơi thuỷ ngân đã bão hoà thì phải dừng thiết bị nghiền bóng để tái chế hoặc thay thế các cột hấp thu Hg
Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:
- Quy trình, thao tác vận hành:
+ Bật cầu giao cung cấp điện tủ điện và máy nghiền;
+ Tùy theo kích thước, hình dạng của bóng đèn cần cắt để mở miệng nạp liệu phù hợp, các miệng còn lại được đóng kín;
+ Khởi động quạt hút thu toàn bộ hơi trong quá xử lý sẽ được đưa qua hệ thống hấp thụ nhồi than hoạt;
+ Vụn thủy tinh đem hóa rắn;
+ Lượng than hoạt tính sau khi hấp thu Hg được nghiền đem hoá rắn hoặc xử lý tại các cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng
3.2.7.1 Chức năng: hoá rắn tro xỉ lò đốt; hóa rắn trực tiếp một số loại CTNH có tính
nguy hại thấp (loại *), khả năng phát tán thành phần nguy hại không cao
3.2.7.2 Công suất, quy mô, kích thước
Hệ thống hóa rắn có công suất tối đa là: 5m3/h (công suất tối đa máy là 5m3/h x 24 giờ (3 ca/ngày) x 330 ngày/năm)
3.2.7.3 Thiết kế, cấu tạo, quy trình công nghệ
Hệ thống hóa rắn có bố trí hệ thống máy móc để làm dây truyền hóa rắn (máy trộn
bê tông, máy ép gạch, máy rung, các bộ khuôn đúc, các phụ kiện) gồm :
+ 01 Máy trộn bê tông công suất 5m3/h, được sản xuất trong nước;
+ 01 Máy ép gạch được sản xuất trong nước;
+ Các khuôn đúc gạch hình chữ nhật, kích thước gạch : 40cm x 20cm x 10 cm, bằng sắt
- Quy trình công nghệ:
Trang 32Hình 1.7 Quy trình hóa rắn chất thải tại cơ sở Các loại chất thải hóa rắn sẽ được đưa vào hệ thống phối trộn cùng với các vật liệu hóa rắn khác như cát, đá, xi măng cấp phối cho việc ổn định hóa rắn phải đảm bảo mác bằng hoặc lớn hơn 100 Sau khi được phối trộn sẽ được cho vào khuôn đóng và được ép ở lực ép 150 – 200 kg/cm2 Đảm bảo các thành phần nguy hại được ổn định trong khối bê tông
Sản phẩm hóa rắn đạt QCVN 07:2009/BTNMT sẽ được tập kết lưu trữ và sử dụng cho mục đích xây dựng nội bộ hoặc đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng sẽ được chuyển giao cho đơn vị có nhu cầu sử dụng; Đối với sản phẩm hóa rắn không đạt QCVN 07:2009/BTNMT sẽ được lưu giữ tại bể đóng kén
3.2.7.4 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: Tro xỉ lò đốt, thủy tinh, các
loại CTNH có thể hóa rắn trực tiếp
3.2.7.5 Quy trình vận hành an toàn hệ thống hóa rắn
a Mục đích: Hướng dẫn vận hành an toàn hệ thống hoá rắn chất thải
b Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khu vực hóa rắn, sản xuất gạch không nung
c Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị vận hành:
+ Kiểm tra tổng quát toàn bộ hệ thống thiết bị;
+ Các hệ thống, thiết bị liên quan: Hệ thống cung cấp điện – Khu vực xung quanh
hệ thống có ở trạng thái bình thường không;
+ Thiết bị ép thủy lực, van điều ép – khuôn ép – các mô tơ rung khuôn ép lấy gạch có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;
+ Thiết bị trộn vữa: Thiết bị truyền động, mô tơ khuấy trộn, các cánh khuấy trộn
có ở trạng thái sẵn sàng hoạt động hay chưa;
+ Sau khi kiểm tra hệ thống đã đạt được các yếu tố kỹ thuật cho phép, tiến hành vận hành hệ thống tuần tự theo các bước sau:
Gạch bê tông
Vôi/ cát,
Nước
Trang 33+ Vận hành hệ thống môtơ rung khuôn ép gạch định hình;
+ Lấy gạch đã ép ra khỏi khuôn, xếp dỡ gạch ra phơi với thời gian 48 giờ và nhập kho
Các bể đóng kén được xây dựng bằng bê tông để cô lập chất thải nguy hại phát sinh
từ quá trình hóa rắn chất thải của Nhà máy
3.2.8.2 Công suất, quy mô, kích thước
+ Hệ thống bơm chìm và ống để tiêu nước trong trường hợp cần thiết (đặt trong Ống thu PVC D90), nước bơm từ hầm ra sẽ được đưa về hệ thống xử lý nước (sử dụng bơm 1 pha 220V, công suất 1.4 KW)
+ Hệ thống chiếu sáng và thông gió để đảm bảo người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn
Trang 34- Cấu tạo bể đóng kén: Hệ thống bể đóng kén gồm 03 bể có kích thước 20x5x5m
- Cấu tạo đáy bể: Cấu tạo đáy bể đóng kén là bê tông cốt thép, dày 200mm, đáy bằng, mặt trong thành ô phủ lớp HDPE 1mm để tăng cường chống thấm Thứ tự cấu tạo từ trên xuống lớp đáy như sau:
Lớp HDPE dày 2mm Đáy bể bằng BTCT đá 1x2 M250 dày 200mm Lớp BT lót đá 4x6 Mac 100 dày 200mm
Lớp cát đệm dày 300mm Lớp đất sét dày 60cm, đầm chặt
- Cấu tạo thành bể: Theo thứ tự từ trên xuống dưới như sau:
Lớp HDPE dày 2mm Đáy bể bằng BTCT đá 1x2 M250 dày 200mm
Lớp cát đệm dày 300mm Lớp đất sét dày 60cm, đầm chặt
- Cấu tạo nắp bể: Theo thứ tự từ trên xuống dưới, các lớp phủ như sau:
Bản sàn BTCT đá 1x2, M250, dày 200mm Lớp cát đệm dày tối thiểu 50 cm Lớp nhựa tổng hợp HDPE dày 2mm Lớp cát đệm dày 20 – 30 cm
Lớp che phủ bề mặt được thiết kế có độ dốc tối thiểu 3-5% để nước mưa dễ dàng thoát khỏi bể đóng kén Xung quanh bể phải xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa, nước mặt Việc thiết kế và gia cố lớp che phủ bề mặt phải chú ý đến sự lún bề mặt và các yếu tố khác, như sự tiếp xúc với các điều kiện thời tiết, sự ổn định của độ dốc
Qua tài liệu khảo sát địa chất cho thấy, khả năng chịu tải của lớp đất tại độ sâu -6m là rất tốt, đảm bảo không gây sụt lún Hệ số chịu tải là 1,5kg/cm, góc ma sát trong là 30o
- Thiết bị phụ trợ:
+ Bơm nước và hệ thống ống;
+ Hệ thống chiếu sáng, quạt gió
Quy trình công nghệ vận hành hệ thống bể đóng kén như sau:
Các chất thải dạng rắn/bùn trước khi đưa xuống bể đóng kén phải được đựng trong các bao đạt quy cách (bao 03 lớp: 01 lớp màng PE, 1 lớp bao xác rắn PVC và 1 lớp
vỏ bao làm bằng giấy Craft) miệng túi được khâu, buộc kín lại sau khi cho chất thải vào Hoặc chứa đựng trong thùng kín chuyên dụng đảm bảo quy cách (thùng phuy
Trang 35Hình 1 8 Sơ đồ quy đóng kén CTNH Xếp chất thải thành từng lớp từ đáy lên trên, các chất thải có tính chất hóa học dễ cháy nổ khi tương tác với nhau phải được xếp ở vị trí cách nhau, riêng biệt để tránh
sự cố cháy nổ do phản ứng hóa học
Mỗi lô chất thải có cùng tính chất sẽ được chuyển xuống bể đóng kén và tiến hành
đổ bê tông cô lập chất thải ngay sau khi kết thúc Việc đổ bê tông cô lập cho từng lô chất thải có tác dụng tạo phân khu đặt các loại chất thải tránh được sự tiếp xúc giữa các lô chất thải với nhau đảm bảo an toàn cho quá trình lưu giữ chất thải
Khi đầy bể sẽ tiến hành đóng nắp toàn bộ bể bằng nắp bê tông chống thấm không để nước mưa chảy vào trong
Thoát nước mưa: Xung quanh khu vực Bể đóng kén có hệ thống rãnh thu và thoát nước mưa để gom nước mưa quanh khu vực và thoát nước mưa về lối thoát nước mưa chung của nhà máy
Thoát nước trong Bể đóng kén: Do Bể đóng kén được đổ bê tông cho từng lớp chất thải đưa xuống cho nên để thu được nước trong Bể đóng kén Công ty lắp đặt 1 đường ống thu PVC D90 có đục lỗ từ hố gom của Bể lên đến thành Bể Bơm chìm hút nước thải và đường ống hút nước thải sẽ được đặt trong Đường ống PVC D90 này để hút nước thải thu về Hệ thống xử lý nước thải chung của nhà máy
Trong thời gian lượng chất thải cần đóng kén phát sinh chưa nhiều thì các bể còn lại
có thể được tận dụng làm khu vực lưu giữ tạm chất thải nguy hại chưa phân loại như các thùng phuy dầu thải, để sử dụng hiệu quả tối đa diện tích các công trình đã đầu
tư tại cơ sở
3.2.8.4 Tính chất các loại CTNH có khả năng quản lý: Các loại chất thải nguy hại
sau khi được hóa rắn của nhà máy không đáp ứng QCVN 07:2009/BTNMT
3.2.8.5 Quy trình vận hành an toàn của Bể đóng kén
a Mục tiêu: Hướng dẫn vận hành an toàn Bể đóng kén
Trang 36+ Người vận hành phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động (đội mũ, đeo kính, khẩu trang, găng tay …)
- Tiếp nhận chất thải
+ Kiểm tra thông tin CTNH lỏng được chứa trong các thùng phuy nắp kín loại
200 lít và trên các bao chứa CTNH Trên bao bì có ghi rõ:
▪ Tên chất thải
▪ Mã chất thải
▪ Khối lượng chất thải
▪ Ngày bắt đầu cô lập
+ Dùng cần cẩu đưa các phuy hoặc bao chất thải xuống vị trí phù hợp trong bể đóng kén Không để giá phuy va chạm vào thành bể;
+ Xếp chất thải thành từng lớp từ đáy lên trên, các chất thải có tính chất hóa học
dễ cháy nổ khi tương tác với nhau phải được xếp ở vị trí cách nhau, riêng biệt
d Bảo trì: Các thiết bị dụng cụ được bảo trì kiểm tra hằng ngày
3.2.9 Hệ thống xử lý chất thải lỏng (hệ thống xử lý nước thải tập trung)
Tại cơ sở có 01 hệ thống xử lý nước thải có thể tiếp nhận xử lý một số loại chất thải lỏng (nước thải và dung dịch lẫn dầu, bazơ thải, axit thải)
Hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở có công suất thiết kế 05 m3/h – công suất tối đa 120 m3/h ngày.đêm Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột
B được tái sử dụng cho hoạt động sản xuất của cơ sở Bùn thải sau quá trình xử lý sẽ được chuyển sang lò đốt để tiếp tục xử lý
Chi tiết về hệ thống xử lý nước thải tập trung được trình bày tại chương III của báo cáo (Kết quả hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của cơ sở)
3.2.10 Quy trình thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại về cơ sở
3.2.10.1 Vùng thu gom được phép hoạt động của cơ sở
Giữ nguyên theo nội dung Giấy phép xử lý chất thải nguy hại mã số: 6.019.VX do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp ngày 21/01/2021 Theo đó vùng thu
1-2-3-4-5-gom của Dự án được phép hoạt động gồm:
Trang 37Đồng bằng sông Hồng Toàn bộ vùng
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Toàn bộ vùng
3.2.10.2 Quy trình thu gom, vận chuyển CTNH
Để đảm bảo quá trình thu gom, vận chuyển, Công ty TNHH Hà Lộc sử dụng các xe
chuyên dùng để vận chuyển chất thải công nghiệp và nguy hại Các xe có thùng lắp
cố định hoặc có thể tháo dời hoặc có khung sắt phủ bạt kín Các phương tiện vận
chuyển này được trang bị các dụng cụ cứu hỏa, vật liệu thấm hút, hộp sơ cứu vết
thương, thiết bị thông tin liên lạc Trên mỗi xe đều có dấu hiệu cảnh báo, phòng
ngừa có thể tháo lắp linh hoạt cùng với dòng chữ VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI
NGUY HẠI kèm tên cơ sở, địa chỉ Bên trong các xe có các bảng hướng dẫn về quy
trình vận hành an toàn phương tiện, quy trình ứng phó với các sự cố trên tuyến đường
vận chuyển Dưới đáy thùng xe có lắp các hộp thu chất lỏng
Các loại chất thải công nghiệp và nguy hại từ các nguồn thải sẽ được phân loại tại
nguồn Thiết bị vận chuyển sẽ thu gom vận chuyển về Nhà máy bằng ô tô chuyên
dụng có lắp đặt các biển báo: XE VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI NGUY HẠI
Hình 1 9 Sơ đồ quy trình vận chuyển CTNH
Dầu thải
dạng lỏng
Nước nhiễm dầu
Chất thải dạng bùn, đóng rắn
Thùng phuy chứa có nắp kín
và có dán nhãn CTNH
Đóng bao có dán nhãn CTNH
Vận chuyển bằng tàu/ ô tô
Vỏ hộp, thùng phuy nhiễm dầu
Nhà máy
xử lý Hà Lộc
Trang 38- Chất thải rắn các loại được xe vận chuyển về và lưu giữ tạm thời tại kho tập kết, phân loại, lưu chứa chất thải;
- Tại kho tập kết chất thải, công nhân tiến hành phân loại chất thải theo mục đích
xử lý trước khi đưa đến các hệ thống xử lý tương ứng;
- Khu vực tiếp nhận và lưu chứa được thiết kế có mái che, tường bao, nền bê tông
và được chia thành các khu vực để chứa chất thải riêng biệt;
- Chất thải có thể lưu giữ tạm thời từ 5 - 7 ngày Các thùng chứa chất thải sẽ được trả lại cho chủ nguồn thải Chất thải không có bao bì được chở đến bằng xe bồn chuyên dụng và được bơm vào các bể chứa bằng bê tông phủ chất chống ăn mòn thích hợp với dung tích mỗi bể;
- Phương tiện lưu giữ và vận chuyển chuyên dụng đối với chất thải đảm bảo kín, không rò rỉ nước thải hoặc chất thải trong quá trình vận chuyển
3.2.10.3 Quy trình vận hành an toàn của nhóm xe tải
a Mục tiêu;
- An toàn và tính mạng, sức khoẻ con người;
- Giảm thiểu tác động đến môi trường;
- Giảm thiểu thiệt hại vật chất và tài sản
b Phạm vi áp dụng: Trên các tuyến đường vận chuyển đã xin đăng ký vận chuyển
c Nội dung thực hiện
- Chuẩn bị vận hành:
+ Trước khi vận hành an toàn của xe vận tải phải kiểm tra xem các thiết bị, thùng
xe, bồn chứa, các bộ phận máy móc của xe xem có an toàn không như (thùng chứa chất thải phải là xe chuyên dụng dùng để chứa chất thải, không bị rò rỉ, trên xe có dán nhãn)
+ Ngoài ra, những người vận chuyển chất thải phải được học, đọc, hướng dẫn các nội quy, quy định về vận chuyển chất thải an toàn và cách đối phó trong các trường hợp
- Xác định nguy cơ/rủi ro:
+ Nguy cơ, rủi ro cháy nổ do va chạm khi vận chuyển;
+ Nguy cơ, rủi ro rò rỉ, đổ tràn các hóa chất lỏng do sử dụng thùng chứa không đảm bảo an toàn;
+ Nguy cơ, rủi ro do tai nạn giao thông
- Trang bị bảo hộ lao động: Các nhân viên phải được trang bị các thiết bị lao động
như: quần áo, mũ, ủng, găng tay…
- Dụng cụ cần thiết: Xẻng, bao bì, cát, bình chữa cháy Ngoài ra trang bị cho mỗi
tài xế một điện thoại di động Trên mỗi một xe của công đều gắn thiết bị định vị
Trang 39+ Đồng kiểm chủng loại, số lượng mỗi loại CTNH cùng với đại diện của chủ nguồn thải Kiểm tra, lập biên bản, chứng từ CTNH theo quy định;
+ Bốc xếp CTNH lên xe, sắp xếp ngăn nắp;
+ Đối chiếu, kiểm tra CTNH trên xe trước khi rời khỏi cơ sở;
+ Vận chuyển CTNH an toàn về cơ sở xử lý;
+ Lưu kho, bảo quản và chờ xử lý theo quy trình, quy định
- Kết thúc vận hành: Vệ sinh,lau rửa xe cộ, phương tiện và thiết bị, dụng cụ.Bảo
dưỡng xe cộ, máy móc (dầu mỡ, phanh, thùng xe, hệ thống cẩu…) để đảm bảo an
toàn cho các chuyến vận chuyển tiếp theo
d Bảo trì:
Đối với xe vận chuyển: Thông thường 6 tháng tiến hành bảo trì, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, xe cộ 1 lần
3.2.10.4 Quy trình vận hành an toàn của tàu biển
a Mục đích: Vận chuyển chất thải bằng đường thuỷ an toàn
b Phạm vi áp dụng: Vận chuyển chất thải trên sông, biển đi qua
c Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị vận hành:
+ Trước khi vận hành an toàn của tàu biển chuyên chở hàng phải kiểm tra xem các thiết bị, khoang tàu, các bộ phận máy móc của tàu có an toàn không như (khoang chứa chất thải phải an toàn, không bị rò rỉ, trên tàu có dán nhãn các biển báo về chống cháy, chống nổ, chống rò rỉ, chống hút thuốc,…) Ngoài ra, những người vận chuyển chất thải phải được học, đọc, hướng dẫn các nội quy, quy định về vận chuyển chất thải an toàn và biết cách ứng phó kịp thời khi xảy
ra sự cố (tàu gặp tai nạn hoặc lâm vào tình trạng khẩn cấp đe dọa đến tính mạnh con người, tài sản trên tàu và môi trường)
+ Đối với việc dỡ xuống và bốc lên tàu: Chất thải nguy hại sẽ được bốc dỡ bằng
xe tải cẩu di động Các thùng chứa này sau đó được sắp xếp lên tàu bằng cần cẩu tàu Các tàu đặc biệt để chở các thùng chứa thiết kế chuyên dụng Các thùng chứa này đảm bảo cho vận chuyển bằng đường biển và được đặt trên boong tàu với hệ thống neo giữ thiết kế riêng biệt
- Xác định nguy cơ/rủi ro:
+ Nguy cơ rủi ro, cháy nổ do va chạm khi vận chuyển;
+ Nguy cơ rủi ro do rò rỉ, đổ tràn các hóa chất lỏng do sử dụng các thùng chứa không đảm bảo an toàn
+ Nguy cơ rủi ro do tai nạn giao thông
Trang 40- Quy trình, thao tác vận hành chuẩn:
+ Lái tàu tiếp nhận các loại CTNH từ chủ nguồn thải, đóng gói vào bao bì lưu chứa (bao jumbo, thùng đựng, phuy );
+ Đồng kiểm chủng loại, số lượng mỗi loại CTNH cùng với đại diện của chủ nguồn thải Kiểm tra, lập biên bản, chứng từ CTNH theo quy định;
+ Bốc xếp CTNH lên tàu, sắp xếp ngăn nắp;
+ Đối chiếu, kiểm tra CTNH trên tàu trước khi rời đi;
+ Vận chuyển CTNH an toàn về cơ sở xử lý;
+ Lưu kho, bảo quản và chờ xử lý theo quy trình, quy định
- Kết thúc vận hành:
+ Bàn giao hàng hóa, nhập kho, lập biên bản nhập kho, kiểm tra thực hiện chứng
tứ, hóa đơn, sổ sách theo dõi;
+ Tất cả các phương tiện phải được trang bị các thiết bị chống chảy tràn (bộ thấm hút), các thiết bị chống cháy, chống nổ, chống ăn mòn, cách sử dụng BHLĐ an toàn…;
+ Ngoài ra trên tàu còn phải mang các giấy tờ liên quan sau như: giấy đăng ký, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, giấy chứng nhận khả năng đi biển và các chứng nhận khác
d Bảo trì: Đối với tàu vận chuyển: cứ 6 - 10 tháng bảo trì, bảo dưỡng 1 lần
3.2.10.5 Quy trình đóng gói, bốc xếp chất thải nguy hại
a Mục tiêu:
Quy trình này được soạn thảo nhằm đưa ra một quy trình thống nhất chung cho bộ phận đóng gói và bốc xếp Quy trình này là cơ sở để đánh giá mức độ chấp hành hay không chấp hành của toàn bộ công nhân đóng gói, bốc xếp nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân người công nhân đóng gói, bốc xếp và những người xung quanh
b Phạm vi áp dụng: Toàn bộ công nhân bộ phận đóng gói, bốc xếp
c Nội dung thực hiện:
- Chuẩn bị vận hành:
Kiểm tra bảo hộ lao động trước khi sử dụng, kiểm tra độ kín của bao bì, kiểm tra dụng cụ Đặc biệt không được hút thuốc trong khi làm việc
- Xác định nguy cơ/rủi ro:
Bảo hộ lao động bị hỏng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao bì bị hỏng làm phát tán CTNH khi đóng gói, cháy do hút thuốc lá, bị thương do làm rơi kiện CTNH
- Trang bị bảo hộ lao động:
Đồng phục Công ty, mũ, kính, găng tay, khẩu trang, ủng hoặc giầy, bộ cứu thương chung cho cả đội, giẻ lau, bao cát, bình chữa cháy