1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn đề tài giao kết hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Kết Hợp Đồng, Hiệu Lực Của Hợp Đồng
Tác giả Nguyễn Thanh Thiện, Lưu Thị Kim Hằng, Trịnh Nguyên Phong, Lê Thị Hằng, Lương Thị Phương Thảo, Trần Thị Ngọc Hiền, Nông Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Hoài, Trương Thị Đỗ Quyên
Người hướng dẫn Cô Nguyễn Ngọc Thảo Phương
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Trang 6 Theo quy định của pháp luật, người đề nghị giao kết hợp đồng, hay còn gọi làngười thể hiện mong muốn trước tiên sẽ đề xuất các nội dung có trong hợp đồng.Trong đó có các nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

Khoa Luật Kinh Tế

TIỂU LUẬN MÔN

Trang 2

Mục L ụ c

A GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 2

1 Khái niệm giao kết hợp đồng 2

2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 3) 2

3 Trình tự giao kết hợp đồng 3

3.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 3

3.1.1 Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 386) 3

1.1.1 Phương thức đề nghị giao kết hợp đồng 5

1.1.2 Nội dung đề nghị 5

1.1.3 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 388) 7

3.1.5 Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390) 10

1.1.6 Chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng.(Điều 391) 12

3.2 Chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 393) 13

3.2.1 Khái niệm 13

3.2.2 Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng (Điều 394) 15

3.2.3 Rút lại thông báo chấp nhận đề nghị (Điều 397) 16

3.2.4 Trường hợp đặc biệt (Điều 395, 396) 17

4 Thời điểm giao kết 18

5 Địa điểm giao kết hợp đồng 19

6 Những bất cập và hạn chế trong hoạt động giao kết hợp đồng ở Việt Nam hiện nay 20

B HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG 22

1 Khái niệm hiệu lực của hợp 22

2 Hiệu lực của hợp đồng trong mối quan hệ giữa các bên 22

3 Hiệu lực của hợp đồng trong mối quan hệ với bên người ba 22

Trang 3

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Ngọc Thảo Phương người đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn chúng em trong môn học Luật dân sự 2 Cảm ơn cô vì đã dành thời gian đọc và đánh giá bài tiểu luận của nhóm chúng em về đề tài “Giao kết hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng”

Trong quá trình nghiên cứu mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót Nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của cô để bài tiểu luận của chúng em có thể hoàn thiện hơn

Kính chúc cô sức khỏe, hạnh phúc, thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy.

Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

A GIAO KẾT HỢP ĐỒNG.

1 Khái niệm giao kết hợp đồng.

Giao kết hợp đồng là các bên bày tỏ ý chí với nhau theo nguyên tắc và trình tựnhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa vụ dân sự

2 Nguyên tắc giao kết hợp đồng (Điều 3)

Khi giao kết hợp đồng các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc chung đượcquy định tại Điều 3, BLDS 2015:

1. Nguyên tắc bình đẳng.(quy định tại khoản 1, điều 3).

Nội dung của nguyên tắc: Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

Với nguyên tắc trên, Bộ luật Dân sự 2015 thay cụm từ các bên bằng “mọi cánhân, pháp nhân”, xác định rõ hơn, cụ thể hơn so với Bộ luật Dân sự 2015.Cụm từ “bất kỳ lý do nào” đã bao hàm tất cả các lý do có thể có, bao gồm: dântộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình

độ văn hoá, nghề nghiệp

2. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận quy định tại khoản 2, điều.(

3), bao hàm nội dung: Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền,

nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Mọicam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xãhội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.Trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định: mọi cam kết, thỏa thuận này có hiệu lựcbắt buộc thực hiện đối với các bên Đến Bộ luật Dân sự 2015, nguyên tắc này

đã thể hiện rõ ràng, rành mạch và dễ hiểu hơn Đồng thời, nội dung của nguyêntắc này đã bao hàm ý nghĩa của nguyên tắc tôn trọng pháp luật trước đây tại Bộluật dân sự năm 2015

Trang 5

3 Nguyên tắc thiện chí, trung thực.(quy định tại khoản 3, điều 3) với nội dung:

Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sựcủa mình một cách thiện chí, trung thực Nhằm mục đích đảm bảo quyền lợicủa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự; đồng thời phải thểhiện rõ ý chí của mình làm cơ sở thực hiện những thỏa thuận, cam kết trongmối quan hệ này

4 Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.(quy định tại khoản 4, điều 3): Việc xác lập, thực

hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi íchquốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của ngườikhác

5 Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự.(quy định tại khoản 5, điều 3): Cá nhân,

pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiệnkhông đúng nghĩa vụ dân sự Đây là một trong những quy định bắt buộc làm

cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu có, đồng thời là một trong những biệnpháp buộc các bên phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận, cam kếttrong mối quan hệ dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủthể pháp luật dân sự

3.Trình tự giao kết hợp đồng.

3.1.Đề nghị giao kết hợp đồng

3.1.1 Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 386)

Theo khoản 1 điều 386 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về đề nghị giao kết

hợp đồng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị)”.

Hiểu một cách đơn giản, đề nghị giao kết hợp đồng dân sự là là hành vi đơnphương của một bên nhằm mong muốn bên còn lại tạo lập hợp đồng với những nộidung và điều kiện nhất định

Trang 6

Theo quy định của pháp luật, người đề nghị giao kết hợp đồng, hay còn gọi làngười thể hiện mong muốn trước tiên sẽ đề xuất các nội dung có trong hợp đồng.Trong đó có các nội dung như đối tượng, giá cả, phương thức/ thời hạn thanh toán…Sau khi đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng, người đề nghị phải chịu trách nhiệmvới những nội dung mà mình đưa ra Đồng thời, người thực hiện đề nghị không đượcthay đổi các nội dung nếu đề nghị đã được bên còn lại chấp nhận Trong trường hợpbên đưa ra đề nghị có thời hạn trả lời, thì bên nhận đề nghị cần thực hiện trả lời trongthời hạn đó Trong thời gian chờ bên nhận đề nghị trả lời, bên đề nghị không được gửilời đề nghị cho bên thứ 3 giao kết hợp đồng với một đối tượng đã được xác định.Nếungười nhận đề nghị không đồng ý với đề nghị giao kết do người đề nghị gửi, ngườinhận đề nghị sẽ lập một đề nghị mới.

Lưu ý:

Để được coi là một lời đề nghị giao kết hợp đồng, thì lời đề nghị đó phảichứa đựng các nội dung chủ yếu của hợp đồng (thể hiện rõ ý định giaokết hợp đồng)

Lời đề nghị gửi tới công chúng được xem là một lời đề nghị giao kếthợp đồng nếu nó thể hiện rõ ý định giao kết (điểm mới so với BLDS2005)

Lời đề nghị có thể ấn định thời hạn trả lời (khoản 2 điều 386)

Nếu lời đề nghị có xác định rõ thời hạn trả lời thì trong thời hạn chờ trảlời, bên đưa ra lời đề nghị giao kết HĐ không được giao kết hợp đồngvới người thứ ba Nếu giao kết mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường

Ví dụ về đề nghị giao kết hợp đồng:

VD 1: Khi A đi ra siêu thị mua đồ dùng cá nhân, sau khi đã chọn xong sản

phẩm và đi thanh toán Việc đi thanh toán chính là hành vi thể hiện đề nghị giao kếthợp đồng mua bán hàng hóa đối với những sản phẩm mà A đã chọn

Trang 8

VD 2: Công ty A gửi email đề nghị giao kết hợp đồng thuê dịch vụ lắp ráp thiết

bị, vật tư cho công ty B Việc này đã thể hiện rõ ý định của công ty A muốn giao kếthợp đồng với công ty B

1.1.1 Phương thức đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị trực tiếp: gặp mặt với người được đề nghị để thỏa thuận, trao

đổi hoặc thông qua điện thoại

Đề nghị gián tiếp: chuyển hợp đồng qua đường khác (bưu điện, email,

fax, …)

VD: Công ty A gửi email đề nghị giao kết hợp đồng thuê dịch vụ lắp ráp thiết

bị, vật tư cho công ty B Việc này đã thể hiện rõ ý định của công ty A muốn giao kết hợp đồng với công ty B

1.1.2 Nội dung đề nghị.

Về các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng.

Đây là nội dung cơ bản và bắt buộc trong một hợp đồng thông thường Chủ thểcủa hợp đồng không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề phát sinh, xác lập hợp đồng mà cònliên quan đến tư cách của chủ thể ký hợp đồng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định có thểtuyên hợp đồng vô hiệu Tại đề nghị giao kết hợp đồng, cần cung cấp các thông tinnhư về tên, số điện thoại, số CMND/ CCCD( đối với các nhân), địa chỉ( đối với cánhân) và trụ sở công ty ( đối với pháp nhân), email, fax,…

Về đối tượng của hợp đồng.

Hợp đồng mà bên đề nghị đề nghị giao kết hướng tới là gì? Đối tượng là hànghóa, dịch vụ, hay thực hiện công việc,… Bên cạnh đó, thông thường đề nghị giao kếthợp đồng thường có các thông tin về loại đối tượng, số lượng, chất lượng… đối tượngcủa hợp đồng Ví dụ trong đề nghị giao kết hợp đồng mua bán gạo, thì bên đề nghị cầnđưa ra được là cần mua bán gạo với tên gọi như thế nào, gạo đó thuộc chủng loại gì,chất lượng của gạo cần đạt yêu cầu gì, khối lượng cần mua bán là bao nhiêu?;…

2

Trang 9

Giá được hiểu là giá trị đối với đối tượng của hợp đồng hay còn được hiểu làgiá trị của hợp đồng Bên đề nghị sẽ đưa ra mức giá mong muốn của mình Thường đikèm với điều khoản về giá là điều khoản về phương thức thanh toán Các bên sẽ thanhtoán cho cho ai, thanh toán bằng tiền mặt, qua ngân hàng,… chia thành bao nhiêu đợtthanh toán, mỗi lần thanh toán bao nhiêu;….

Về địa điểm, phương thức và thời gian thực hiện.

Bên đưa đề nghị giao cần cần xác định về địa điểm thực hiện hợp đồng tại đâu?(Ví dụ như hợp đồng mua bán gạo ở trên thì gạo sẽ được giao tại đâu, địa điểm nào?);

về thời gian thực hiện vào thời điểm nào, mỗi thời điểm thực hiện bao nhiêu (Ví dụ:lần 1 giao hàng vào ngày…., giao với khối lượng….; lần 2 giao vào ngày… giao vớikhối lượng….)

Về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Căn cứ vào các điều khoản về nội dung và giá trị hợp đồng, đồng thời dựa trênnhững quyền lợi chính đáng bên đề nghị sẽ đưa ra đề nghị của mình về điều khoản vềquyền và nghĩa vụ của các bên Thông thường, đối với từng loại hợp đồng cụ thể thìpháp luật có quy định cơ bản nhất đối với quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham giahợp đồng đó

Thời hạn hợp đồng.

Đây là điều khoản quan trọng đối với quá trình thực hiện hợp đồng trên thực tế.Các bên đề nghị đưa ra thời hạn bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng; Thời hạn thực hiệnhợp đồng (thời gian giao hàng, thời gian thực hiện dịch vụ,…); Thời điểm kết thúchợp đồng

Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Tương tự như trên, bên đề nghị cũng đưa ra các nội dung về việc phạt vi phạm

và bồi thường thiệt hại trên cơ sở pháp luật và mong muốn của mình

Chấm dứt hợp đồng.

Cần phải có nội dung về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấmdứt hợp đồng và hệ quả pháp lý của nó;…

Giải quyết tranh chấp.

Về cách thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra, chọn con đường Tòa án hoặcTrọng tài để giải quyết nếu tranh chấp xảy ra

Trang 10

1.1.3 Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực (Điều 388)

Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm đề nghịgiao kết hợp đồng có hiệu lực thì thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực sẽđược xác định như sau:

(1) Do bên đề nghị ấn định hoặc nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghịgiao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừtrường hợp luật liên quan có quy định khác

Ví dụ: A và B hẹn ngày 15/12/2022 để đề nghị giao kết hợp đồng nhưng thời

điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực lại là vào ngày 18/12/2022

(2) Nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể

từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp liên quan có quy địnhkhác

Những trường hợp được xác định là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

(1) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân.

Ví dụ: A có thể gửi đề nghị (bằng văn bản) cho B qua đường bưu điện thì ngày

xác nhận chuyển đến sẽ được xác định là ngày đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng, tức là ngày xác nhận chuyển đến cho B sẽ được xác định là thời điểm giao kết hợp đồng có hiệu lực

(2) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị

Ví dụ: A có thể gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho B trên trang web của công

ty

(3) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác.

Ví dụ: A có thể lựa chọn phương thức khác đề đưa ra lời đề nghị giao kết hợp

đồng với B như: trao đổi trực tiếp hoặc trao đổi thông qua các hệ thống thông tin điện

tử (như: email, tin nhắn qua điện thoại, tin nhắn qua Zalo, )

1.1.4.Thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 389)

Trong nhiều trường hợp, vì nhiều lý do khác nhau, bên đưa ra lời đề nghị giaokết hợp đồng muốn thay đổi hoặc rút lại lời đề nghị của mình Xuất phát từ nguyên tắc

tự do, tự nguyện giao kết hợp đồng và tự định đoạt của các bên khi tham gia quan hệ

Trang 11

dân sự, pháp luật tôn trọng sự thay đổi ý chí của các bên trong quá trình giao kết hợpđồng Trong trường hợp này, đề nghị giao kết hợp đồng là của một bên đưa ra nênpháp luật cũng tôn trọng việc thay đổi ý chí của bên đó Theo quy định tại Điều 389

Bộ luật Dân sự năm 2015 thì bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đềnghị giao kết hợp đồng trong trường hợp sau đây:

– Bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghịtrước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị;

– Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đềnghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.Trước tiên khi muốn thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đềnghị phải thông báo cho bên được đề nghị và bên được đề nghị phải nhận được thôngbáo tại thời điểm trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị giao kết hợp đồng Vìtại thời điểm bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi, rút lại đề nghị giao kếthợp đồng trước khi nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kết hợpđồng chưa có hiệu lực nên sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên Còn tạithời điểm bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợpđồng cùng thời điểm nhận được đề nghị giao kết hợp đồng thì tại thời điểm đó bênđược đề nghị vừa mới nhận được đề nghị giao kết hợp đồng nên chưa tốn nhiều thờigian và công sức để xem xét, đánh giá đề nghị đó nên bên đề nghị vẫn được quyềnthay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng Việc pháp luật quy định được thay đổihoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng tại hai thời điểm đó nhằm bảo vệ quyền lợicũng như cân bằng lợi ích của các bên

Ví dụ: Ngày 12/05/2020, công ty X gửi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hạt

điều cho công ty Y qua đường bưu điện nhưng đến ngày 13/05/2020 công ty X gọiđiện thông báo cho công ty Y thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng Ngày14/05/2020 đề nghị giao kết hợp đồng mới tới công ty Y Do đó, công ty X được thayđổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng

Ngoài thông báo thì việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng còn cóđiều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng Điều kiện này phát sinh khi

Trang 12

bên đề nghị nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong đề nghị giao kếthợp đồng Sở dĩ có điều kiện này là vì bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng là ý chíđơn phương của bên đề nghị nên bên đề nghị có quyền soạn thảo mọi nội dung nhưngphải tuân theo quy định của pháp luật Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kếthợp đồng đã được bên đề nghị nêu rõ trong đề nghị giao kết hợp đồng nên bên được

đề nghị có thể xem xét trước khi quyết định việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Ví dụ: Ngày 15/03/2019, công ty X gửi cho công ty Y đề nghị giao kết hợp

đồng dịch vụ bưu chính viễn thông với nội dung về thời hạn gia hạn, thời hạn thanhtoán, mức phí, ưu đãi… Trong đề nghị có nội dung về việc chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng là từ ngày 10/04/2019 đến ngày 15/05/2019 và nếu chấp nhận đề nghị trướcngày 15/04/2019 sẽ nhận được ưu đãi sử dụng dịch vụ mạng miễn phí trong 01 thángđầu tiên và cũng nêu rõ về điều kiện được thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng là bênđược đề nghị không trả lời về việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trước ngày15/04/2019 thì sẽ không được ưu đãi sử dụng mạng miễn phí trong 01 tháng đầu tiên

Do đó, trường hợp bên được đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng sau ngày15/04/2019 thì bên đề nghị có quyền thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng

Việc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng sẽ không làm phát sinh hiệu lực của đềnghị giao kết hợp đồng nên các bên sẽ không bị ràng buộc về bất kỳ vấn đề gì củanhau

Trường hợp bên đề nghị thay đổi nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng thì đó

là đề nghị mới vì bên đề nghị thay đổi nội dung đề nghị giao kết hợp đồng là thay đổinội dung của đề nghị cũ bằng nội dung của đề nghị mới Khi bên đề nghị thay đổi nộidung của đề nghị thì đề nghị cũ sẽ không còn giá trị nên việc chấp nhận đề nghị giaokết hợp đồng của bên được đề nghị là chấp nhận đề nghị mới

3.1.5 Huỷ bỏ đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 390)

Theo quy định tại Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì “Bên đề nghị giao kếthợp đồng có thể hủy bỏ đề nghị nếu đã nêu rõ quyền này trong đề nghị và bên được đềnghị nhận được thông báo về việc hủy bỏ đề nghị trước khi người này gửi thông báochấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng”

Trang 13

Ví dụ: Công ty X gửi đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hạt điều cho công ty

Y vào ngày 11/02/2020 Trong đề nghị giao kết hợp đồng, công ty X có đề cập đếnviệc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Vì thấy giá tiền có sự chênh lệch lớn so với thịtrường nên ngày 12/02/2020, công ty X gửi thông báo hủy bỏ đề nghị giao kết hợpđồng cho công ty Y Ngày 14/02/2020, công ty Y nhận được thông báo hủy bỏ đề nghịgiao kết hợp đồng từ công ty X Vì trong khoảng thời gian trên công ty Y chưa gửithông báo chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng nên công ty X được hủy bỏ đề nghịgiao kết hợp đồng

Điều kiện hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực dựa vào ý chí của các bên và cũng cóthể chấm dứt theo ý chí của các bên Đồng thời, các bên phải đảm bảo lợi ích chonhau và đảm bảo các bên không bị ảnh hưởng khi hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Do đó, việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng cần phải thỏa mãn được các điều kiệnnhất định

Thứ nhất, phải nêu rõ quyền được hủy bỏ đề nghị trong đề nghị giao kết hợp

đồng Việc nêu rõ quyền được hủy bỏ trong đề nghị giao kết hợp đồng sẽ giúpbên đề nghị tránh việc hủy đề nghị không đúng pháp luật dẫn đến phải bồithường cho bên được đề nghị

Thứ hai, bên đề nghị phải thông báo cho bên được đề nghị Vì đề nghị giao kết

hợp đồng là của bên đề nghị gửi cho bên được đề nghị nên khi nhận được đềnghị giao kết hợp đồng, bên được đề nghị sẽ tiến hành đánh giá và xem xét sau

đó mới quyết định chấp nhận đề nghị đó hay không Vì vậy, việc thông báo làbắt buộc phải có và giúp bảo vệ quyền lợi cho bên được đề nghị

Thứ ba, việc thông báo phải diễn ra trước khi bên được đề nghị chấp nhận đề

nghị giao kết hợp đồng Khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì sẽ chuyểnsang giai đoạn giao kết hợp đồng nên việc hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng sẽkhông được chấp nhận nếu đề nghị giao kết hợp đồng đã có hiệu lực

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Trang 14

Chủ thể hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Là ý chí đơn phương của bên đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thoát khỏi sự ràng buộc do chính mình đưa ra Vì nếu mục đích ban đầu của đề nghị giao kết hợp đồng không còn nữa hay vì một nguyên nhân nào khác dẫn đến việc bên đề nghị không muốn tiếp tục đề nghị giao kết hợp đồng nữa thì bên đề nghị sẽ tiến hành hủy

bỏ đề nghị giao kết hợp đồng Trong quá trình đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị

là một chủ thể duy nhất, bên được đề nghị có thể là nhiều chủ thể khác nhau trong cùng một thời điểm, vì vậy, các chủ thể trong quan hệ đề nghị giao kết hợp đồng đều phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đối với một chủ thể trong quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật

Hình thức hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về hình thức hủy bỏ đề nghị giao kết hợpđồng nên theo quy định chung thì hình thức có thể được thể hiện dưới dạng: bằng lờinói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể nhằm mục đích hủy bỏ đề nghị giao kếthợp đồng Ngoài ra, khi hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đề nghị phải thôngbáo cho bên được đề nghị Nhưng vì luật không quy định cụ thể về hình thức thôngbáo nên bên đề nghị có thể thông báo trực tiếp hoặc thông báo gián tiếp

Hiệu lực của hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực tại thời điểm bên được đề nghịnhận được thông báo hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng từ bên đề nghị Tuy nhiên, cầnphải đáp ứng được điều kiện thông báo phải được gửi đến trước thời điểm bên được

đề nghị chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Ý nghĩa của hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng.

Vì mục đích của đề nghị giao kết hợp đồng là để hai bên có thể hợp tác vớinhau và đi đến giao kết hợp đồng Nhưng khi nhận thấy được rủi ro từ việc đề nghịgiao kết hợp đồng, nhằm bảo vệ lợi ích của mình và tránh những tổn thất có thể xảy rathì bên đề nghị sẽ chủ động hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng

Ngày đăng: 13/03/2024, 09:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w