Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án .... ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CƠNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI
Trang 1TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM
CÔNG TY THAN HÒN GAI - TKV
-✬ -
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Trang 2TAP EOAN CONC t'lCrur'p THAN- KHOANG SAN VIET NAM
CONC TY THAN HON GAI - TKV
EAO CAO
i:
T4i phulng Hir Kh6nh, tltd,+ ptrd Ha Long vi phulng Quang Hanh, thdrnh
phd Cim PhA, tinh Quf,ng Ninh
Chri tri b6o c6o: LG Binh Ducrng
cHU nr/ AN
CONC TY THAN HON GAI - TKV
DoN v1 ru VANVIEN KHCN M( ) VINACO*'T,
CONG NGHE
H.1 lLong, thing 0l nim 2024
Trang 3MỤC LỤC MỤC LỤC I DANH MỤC CÁC BẢNG V DANH MỤC CÁC HÌNH X DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT XI
MỞ ĐẦU 1
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 1
1.1 Thông tin chung về dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 2
1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 2
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM, CPM 2
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 2
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 6
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 8
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 9
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 13
4.1 Các phương pháp ĐTM 13
4.2 Các phương pháp khác 14
5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 16
5.1 Thông tin dự án 16
5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 18
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 19
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 21
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án 29
CHƯƠNG 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 31
1.1 Thông tin về dự án 31
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 36
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 54
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 55
Trang 41.5 Biện pháp tổ chức thi công 75
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 82
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 86
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 86
2.1.1 Điều kiện tự nhiên của khu vực 86
2.1.2 Điều kiện khí hậu, khí tượng thủy văn 95
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 101
2.1.4 Đánh giá sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 102
2.1.5 Sự phù hợp của Dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 103
2.2 Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 105
2.2.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 105
2.2.2 Hiện trạng các thành phần môi trường 105
2.2.3 Hiện trạng tài nguyên sinh vật 123
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 125
Phạm vi đánh giá tác động của dự án 125
3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG CƠ BẢN 126
3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn xây dựng cơ bản 126
3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 139
3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 142
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành 142
3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành 165
3.2.3 Các công trình, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành dự án 185
3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 192
3.3.1 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 192
3.3.2 Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 193
3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 194
3.4.1 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá, dự báo tác động môi trường có khả năng xảy ra khi triển khai dự án 194
Trang 53.4.2 Nhận xét về mức độ tin cây của các đánh giá, dự báo về rủi ro, sự cố có khả
năng xảy ra khi triển khai Dự án 196
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 198
4.1 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI DỰ ÁN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN 198
4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường 198
4.1.2 Xây dựng các phương án cải tạo, phục hồi môi trường 200
4.2 NỘI DUNG CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 213
4.2.1 Đối với các cửa lò 213
4.2.2 Đối với bãi thải đất đá 220
4.2.3 Đối với mặt bằng sân công nghiệp, mặt bằng cửa lò 222
4.2.4 Đối với khu vực ngoài biên giới mỏ 231
4.2.4 Tổng hợp khối lượng công tác cải tạo, phục hồi môi trường 233
4.2.5 Nhu cầu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 236
4.2.6 Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó với sự cố trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 236
4.3 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 239
4.3.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 239
4.3.2 Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 240
4.3.3 Kế hoạch tổ chức giám định các công trình cải tạo, phục hồi môi trường 248
4.3.4 Giải pháp quản lý, bảo vệ các công trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kiểm tra xác nhận 248
4.4 DỰ TOÁN KINH PHÍ CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 248
4.4.1 Dự toán chi phí cải tạo, phục hồi môi trường 248
4.4.2 Tính toán khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 264
4.4.3 Đơn vị nhận ký quỹ 266
CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 267 5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 267
5.1.1 Cơ cấu tổ chức 267
5.1.2 Chương trình quản lý môi trường của dự án 268
5.2 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 271
5.2.1 Giám sát chất thải 271
5.2.2 Giám sát khác 275
CHƯƠNG 6 KẾT QUẢ THAM VẤN 276
6.1 QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 276
Trang 66.1.1 Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến 276
6.2 KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 278
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 282
1 KẾT LUẬN 282
2 KIẾN NGHỊ 284
3 CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 284
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM 10
Bảng 2 Tóm tắt các tác động môi trường chính của dự án 18
Bảng 3 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án 19
Bảng 4 Các tác động không liên quan đến chất thải 20
Bảng 5 Danh mục các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường chính 24
Bảng 6 Bảng tổng hợp các khoản tiền ký quỹ 28
Bảng 7 Giám sát chất thải 29
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm khép góc ranh giới lập dự án 33
Bảng 1.2 Bảng cơ cấu sử dụng đất của Dự án 34
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật 43
Bảng 1.3 Quy mô các hạng mục công trình mặt bằng 46
Bảng 1.5 Cân bằng sản phẩm dự kiến hàng năm của mỏ Hà Ráng 55
Bảng 1.6 Ranh giới dự án theo hệ tọa độ quốc gia VN -2000 56
Bảng 1.7 Tọa độ các điểm khép góc ranh giới báo cáo 57
Bảng 1.7 Bảng kết quả tính toán trữ lượng địa chất huy động (đơn vị: 1.000 tấn) 60
Bảng 1.9 Khối lượng đường lò khai thông XDCB 61
Bảng 1.10 Bảng khối lượng các đường lò chuẩn bị giai đoạn XDCB 61
Bảng 1.12 Khối lượng vận tải 64
Bảng 1.13 Lưu lượng, hạ áp của các trạm quạt năm ĐCSTK 69
Bảng 1.14 Lưu lượng, hạ áp của các trạm quạt năm khó khăn nhất 69
Bảng 1.15 Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của mỏ với công suất 900.000 T/năm 70
Bảng 1.16 Các thiết bị chính của xưởng sửa chữa cơ điện 74
Bảng 1.17 Khối lượng công tác xây lắp và tiến độ thi công các hạng mục công trình xây dựng trên mặt bằng 75
Bảng 1.18 Các thiết bị thi công chính 76
Bảng 1.19 Bảng khối lượng xây lắp các công trình trong hầm lò 77
Bảng 1.20 Tốc độ đào lò 78
Bảng 1.21 Chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu 81
Bảng 1.22 Lịch khai thác than dự án Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng 83
Trang 8Bảng 1.23 Tổng mức đầu tư 84
Bảng 1.24 Biên chế lao động 85
Bảng 2.1 Đặc điểm các đứt gãy chính khu mỏ 88
Bảng 2.2 Đặc điểm các vỉa than của mỏ 90
Bảng 2.3 Tổng hợp các chỉ tiêu cơ lý các loại đá 92
Bảng 2.4 Tổng hợp chỉ tiêu cơ lý đá vách 93
Bảng 2.5 Tổng hợp các kết quả chỉ tiêu cơ lý (trung bình) ở trụ vỉa 93
Bảng 2.6 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm 96
Bảng 2.7 Độ ẩm trung bình các tháng trong năm 97
Bảng 2.8 Tổng lượng mưa các tháng trong năm 97
Bảng 2.9 Tổng giờ nắng trung bình các tháng trong năm 98
Bảng 2.10 Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của môi trường nước mặt sông Diễn Vọng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 104
Bảng 2.11 Vị trí quan trắc chất lượng môi trường 106
Bảng 2.12 Kết quả quan trắc môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu khu vực thực hiện dự án (Đợt I ngày 01/12/2023) 108
Bảng 2.13 Kết quả quan trắc môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu khu vực thực hiện dự án (Đợt II ngày 08/12/2023) 109
Bảng 2.14 Kết quả quan trắc môi trường không khí và điều kiện vi khí hậu khu vực thực hiện dự án ( Đợt III ngày 15/12/2023) 110
Bảng 2.15 Kết quả quan trắc môi trường nước mặt khu vực thực hiện Dự án 114
Bảng 2.17 Kết quả quan trắc nước thải công nghiệp khu vực thực hiện Dự án 118
Bảng 2.18 Kết quả quan trắc nước thải sinh hoạt khu vực thực hiện Dự án 120
Bảng 2.19 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực thực hiện Dự án 121
Bảng 2.20 Kết quả phân tích chất lượng nước sinh hoạt khu vực thực hiện Dự án 122
Bảng 2.21 Kết quả phân tích mẫu đất mỏ than Hà Ráng 123
Bảng 2.22 Giới hạn chỉ thị của hàm lượng Nitơ, phốt pho, kali trong 6 nhóm đất chính của Việt Nam 123
Bảng 3.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 126 Bảng 3.2 Tải lượng các bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện, thiết bị thi công trong giai đoạn xây dựng cơ bản 128
Bảng 3.3 Nồng độ bụi trong không khí trong quá trình vận chuyển đất đá thải của giai đoạn xây dựng cơ bản 130
Trang 9Bảng 3.4 Tải lượng bụi phát sinh do quá trình bốc xúc, đổ thải đất đá trong giai đoạn
xây dựng cơ bản 131
Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng 132
Bảng 3.6 Nguồn gây tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải 135
Bảng 3.7 Độ ồn của thiết bị xây dựng 136
Bảng 3.8 Sự suy giảm độ ồn từ nguồn gây ồn 137
Bảng 3.9 Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 137
Bảng 3.10 Chi phí nước và hiệu quả bua nước 140
Bảng 3.11 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn vận hành 142
Bảng 3.12 Hệ số phát thải từ các hoạt động của dự án 143
Bảng 3.13a Thải lượng và nồng độ bụi phát sinh do quá trình bốc xúc than trong giai đoạn vận hành dự án 145
Bảng 3.13b Thải lượng và nồng độ bụi phát sinh do quá trình bốc xúc đất đá trong giai đoạn vận hành dự án 145
Bảng 3.13c Thải lượng và nồng độ bụi phát sinh từ quá trình đổ thải đất đá 145
Bảng 3.14 Nồng độ bụi trong không khí phát sinh do quá trình vận chuyển đất đá thải trong giai đoạn vận hành 147
Bảng 3.15 Hệ số phát thải các khí thải từ các hoạt động của dự án 150
Bảng 3.16 Nguồn phát sinh khí thải từ các hoạt động của dự án 150
Bảng 3.17 Lưu lượng nước chảy vào khai trường mỏ than Hà Ráng 152
Bảng 3.18 Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt 152
Bảng 3.19 Nguồn gây tác động đến môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động dự án 156
Bảng 3.20 Nguồn gây tiếng ồn và cường độ tiếng ồn trong nhà máy 157
Bảng 3.21 Mức ồn giảm theo khoảng cách của các thiết bị gây ồn trong nhà máy 158
Bảng 3.22 Tổng hợp khối lượng vật tư, thiết bị cho công tác dập bụi trong khu vực lò chợ khai thác bằng khoan nổ mìn 166
Bảng 3.23 Chi phí nước và hiệu quả bua nước 167
Bảng 3.24 Dự kiến quy mô trạm xử lý nước thải công suất 900m 3 /h 175
Bảng 3.25 Dự kiến quy mô phần thiết bị trạm xử lý nước thải công suất 900m 3 /h 176
Bảng 3.26 Công tác tổ chức, bộ máy quản lý vận hành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 192
Trang 10Bảng 3.27 Tóm tắt dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của
dự án 193
Bảng 3.28 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 197
Bảng 4.1 Bảng tổng hợp khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường của dự án Đầu tư khai thác lò giếng mỏ than Hà Ráng 198
Bảng 4.2 Bảng khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường Phương án 1 202
Bảng 4.3 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường theo Phương án 1 205
Bảng 4.4 Bảng khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường Phương án 2 207
Bảng 4.5 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường theo Phương án 2 210
Bảng 4.6 Bảng so sánh hai phương án cải tạo, phục hồi môi trường 212
Bảng 4.7 Bảng tổng hợp khối lượng xây bịt cửa giếng nghiêng chính +50÷-267 213
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp khối lượng xây tường rào, biển báo cửa giếng nghiêng chính 215
Bảng 4.9 Bảng tổng hợp khối lượng xây bịt cửa giếng nghiêng phụ 250 và +50÷-100 216
Bảng 4.10 Bảng tổng hợp khối lượng xây tường rào, biển báo cửa giếng nghiêng phụ 218
Bảng 4.11 Bảng tổng hợp khối lượng xây bịt cửa lò, rãnh gió 219
Bảng 4.12 Bảng tổng hợp khối lượng xây tường rào, biển báo cửa lò 220
Bảng 4.13 Bảng khối lượng đắp đê mép tầng thải 221
Bảng 4.14 Khối lượng nạo vét tạo mương thoát nước chân tầng bãi thải 221
Bảng 4.15 Tổng hợp khối lượng công trình cần tháo dỡ trên các mặt bằng 223
Bảng 4.16 Tổng hợp khối lượng cải tạo, phục hồi môi trường 233
Bảng 4.17 Nhu cầu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, đất đai, cây xanh sử dụng trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường 236
Bảng 4.18 Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố 236
Bảng 4.19 Bảng tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 241
Bảng 4.20 Tổng hợp chi phí các công trình cải tạo phục hồi môi trường (Phương án 1 - Phương án chọn) 251
Bảng 4.21 Bảng dự toán chi phí trồng 1ha cây Phi lao mật độ 2.500 cây/ha 261
Bảng 4.22 Tổng hợp chi phí cải tạo, phục hồi môi trường của Dự án 264
Bảng 4.23 Số tiền đã ký quỹ 265
Bảng 4.24 Khoản tiền ký quỹ và thời điểm ký quỹ 266
Trang 11Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 269 Bảng 5.2 Giám sát chất thải 272 Bảng 6.1 Kết quả tham vấn cộng đồng 278
Trang 12DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí mỏ trên bản đồ Google maps 32
Hình 3.1 Phương thức nạp bua thuốc nổ - bua nước - bua đất sét 140
Hình 3.2 Sơ đồ nguyên lý chống bụi trong đào lò bằng khoan nổ mìn 166
Hình 3.3 Sơ đồ nguyên lý chống bụi bằng bua nước 166
Hình 3.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi đốt than dự kiến thi công năm 2024-2025 170
Hình 3.5 Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 170
Hình 3.6 Bể lắng trong Trạm xử lý nước thải MB +50 172
Hình 3.6 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hầm lò công suất 900 m 3 /h mỏ Hà Ráng 174 Hình 4.1 Hàng rào dây thép gai 215
Hình 4.2 Mặt cắt ngang đại diện mương chân tầng 221
Hình 4.3 Mặt cắt đại diện nạo vét suối Hà Ráng 232
Hình 4.4 Mặt cắt rãnh thoát nước hai bên đường 233
Hình 4.5 Sơ đồ tổ chức quản lý thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 239
Trang 13DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Trang 15MỞ ĐẦU
1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
Công ty than Hòn Gai - TKV được bàn giao quản lý, bảo vệ ranh giới mỏ, tài nguyên, trữ lượng than khu mỏ Hà Ráng từ Công ty than Hạ Long – TKV theo Quyết định số 1136/QĐ-TKV ngày 19 tháng 06 năm 2020 của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Khu mỏ thuộc địa phận phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Khu mỏ đã được thăm dò và Hội đồng đánh giá trữ lượng, khoáng sản Quốc gia phê duyệt tại quyết định số 1143/QĐ-HĐTLQG ngày 26/02/2020
Theo quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 thì Dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng cần được đầu tư để ra than vào giai đoạn 2021÷2030 Việc mở rộng khai thác hầm lò mỏ Hà Ráng phù hợp với yêu cầu than ngày càng tăng của nền kinh
tế quốc dân, ngoài việc duy trì các dự án đã đầu tư, cần thực hiện đầu tư các dự
án mỏ mới đáp ứng sự phát triển của ngành than giai đoạn 2021 2030
Mỏ Hà Ráng hiện đang khai thác than tầng ÷+50÷-100 theo dự án khai thác
lò giếng đã được phê duyệt Để duy trì và phát triển sản xuất tại mỏ, quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QH893) đã định hướng đầu tư dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng (khai thác phần trữ lượng dưới mức -100(-50) của mỏ) vào giai đoạn 2021÷2030 Hiện nay, trữ lượng than nguyên khai dự kiến khai thác được tầng -100÷+50 (tính đến thời điểm 30/9/2023) còn lại khoảng 959,55 ngàn tấn và dự kiến tầng này sẽ kết thúc khai thác vào năm 2029 Vì vậy việc đầu tư khai thác tầng tiếp theo trong những năm tới góp phần tận thu tài nguyên khoáng sản, tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia cũng như tạo công
ăn việc làm cho người lao động của Công ty than Hòn Gai - TKV là hết sức cần thiết và cấp bách
Căn cứ theo điểm d khoản 3 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, Dự án “Đầu
tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng" thuộc danh mục dự án đầu tư
nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao quy định tại số thứ
tự số 10, Phụ lục III kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, là đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường
Trang 161.1.1 Loại hình dự án: Dự án mở rộng
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
Dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả đã được UBND
tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư theo quyết định số 119/QĐ-UBND ngày 09/01/2024, trong đó:
- Diện tích sử dụng đất: 288.353,7 m2
- Trữ lượng địa chất huy động: 11.405.000 tấn
- Trữ lượng than công nghiệp quy đổi theo than nguyên khai: 11.854.000 tấn
- Mức sâu khai thác: từ mức -50 đến mức -250
- Công suất thiết kế: 900.000 tấn/năm
1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng” là mở rộng
của dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác lò giếng mỏ than Hà Ráng, đã được phê duyệt báo cáo ĐTM bởi UBND tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 3882/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 và được phê duyệt dự án cải tạo, phục hồi môi trường bởi UBND tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 03/10/2011 Dự án mở rộng sẽ khai thác xuống sâu các tầng tiếp theo sau khi kết thúc khai thác tầng +50 -100 theo giấy phép khai thác (gia hạn) số 277/GP-BTNMT ngày 25/11/2020
Theo quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 thì Dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng cần được đầu tư để ra than vào giai đoạn 2021÷2030
Như vậy, Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng”
không chỉ phù hợp với Quy hoạch phát triển ngành và địa phương mà còn vừa tối
đa tài nguyên khai thác được trong ranh giới mỏ, đáp ứng sản lượng than theo Quy hoạch đã được duyệt
2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM, CPM
2.1 Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về
Trang 17môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
a Các văn bản pháp luật
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022
- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2011
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014
- Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/06/2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2018
- Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 10/02/2018, có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2019
- Luật Khí tượng thuỷ văn 90/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 23/11/2015,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản
- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP, ngày 24 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật tài nguyên nước
Trang 18- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ Quy định phí Bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
- Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 Về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc
tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
- Thông tư số 07/2016/TT-BTNMT ngày 16 tháng 05 năm 2016 Quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu và xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu khí tượng thủy văn quốc gia
- Quyết định số 969/QĐ-UBND ngày 01 tháng 4 năm 2016 về thoát nước
và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 4358/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Quyết định số 3063/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2014 ban hành quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 620/QĐ-UBND ngày 05 tháng 3 năm 2015 v/v Ban hành quy chế quản lý vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
b Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường
Trang 19Các quy chuẩn, tiêu chuẩn được sử dụng trong báo cáo bao gồm:
b.1 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng không khí
- QCĐP 04:2020/QN – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng không khí xung quanh tỉnh Quảng Ninh
- TCVSLĐ 3733/2002/QĐ-BYT - Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
b.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến tiếng ồn
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn
- QCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc
b.3 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến rung động
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- QCVN 27/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc
b.4 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng nước
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất
- QCĐP 3:2020/QN - Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
b.5 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan đến chất lượng đất
- QCVN 03:2023/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng đất
- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
b.6 Các quy chuẩn liên quan đến khai thác hầm lò và vật liệu nổ
Trang 20- Quy phạm kỹ thuật khai thác than hầm lò và diệp thạch 18-TCN-5-2006 Ban hành kèm theo quyết định 35/2006/QĐ-BCN ngày 13/9/2006 của Bộ Công nghiệp
- QCVN 01:2011/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò ban hành theo quyết định số 03/2011/TT-BCT ngày 15/02/2011 của Bộ Công Thương
- QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu
nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất thuốc nổ
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 1136/QĐ-TKV ngày 19 tháng 06 năm 2020 của Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam v/v Bàn giao khu Hà Ráng từ Công ty than Hạ Long – TKV sang Công ty than Hòn Gai – TKV
- Quyết định số 3882/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
"Đầu tư xây dựng công trình khai thác than lò giếng Xí nghiệp than Hà Ráng"
- Giấy xác nhận số 3467/GXN-TNMT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường - UBND tỉnh Quảng Ninh v/v Việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác than lò giếng Xí nghiệp than Hà Ráng của Công ty than Hạ Long – TKV
- Quyết định số 3104/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh v/v Phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt
động khai thác khoáng sản Dự án “Khai thác than lò giếng mỏ than Hà Ráng”
- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2012 của Thủ tướng Chính Phủ V/v: Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm
2020, có xét triển vọng đến năm 2030
- Công văn số 1894/UBND-NLN2 ngày 08 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc lựa chọn loại cây trồng rừng cải tạo môi trường trên địa bàn tỉnh có đề nghị TKV lựa chọn cây thông, phi lao hoặc cây bản địa để trồng rừng cải tạo, phục hồi môi trường và hạn chế trồng cây keo
- Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2020 v/v Quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn vật nổ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Các Giấy xác nhận của Quỹ Bảo vệ Môi trường Quảng Ninh, Sở Tài
Trang 21nguyên và Môi trường v/v Đã ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với Dự án
“Khai thác lò giếng mỏ than Hà Ráng”
+ Giấy xác nhận số 50/GXN-QBVMT (lần thứ 1) ngày 03/05/2012;
+ Giấy xác nhận số 137/GXN-QBVMT (lần thứ 02) ngày 24/05/2013; + Giấy xác nhận số 63/GXN-QBVMT (lần thứ 03) ngày 20/02/2014; + Giấy xác nhận số 30/QBVMT-GXN (lần thứ 04) ngày 26/01/2015; + Giấy xác nhận số 92/QBVMT-GXN (lần thứ 05) ngày 08/03/2016; + Giấy xác nhận số 37/QBVMT-GXN (lần thứ 06) ngày 24/01/2017; + Giấy xác nhận số 101/QBVMT-GXN (lần thứ 07) ngày 01/02/2018; + Giấy xác nhận số 70/QBVMT-GXN (lần thứ 08) ngày 30/01/2019; + Giấy xác nhận số 94/QBVMT&PTĐ-GXN (lần thứ 09) ngày 12/2/2020
- Quyết định số 123/QĐ-BCT phê duyệt bởi Bộ Công thương ngày 23 tháng
01 năm 2019 v/v phân cấp thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng các dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành công nghiệp về than nhóm B, nhóm C
- Quyết định số 1143/QĐ-HĐTLQG ngày 26 tháng 02 năm 2020 được Hội đồng trữ lượng, khoáng sản Quốc Gia phê duyệt Báo cáo kết quả thăm dò than khu mỏ Hà Ráng, phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 3722/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ký ngày 19 tháng 9 năm 2018 v/v phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh
- Giấy phép khai thác khoáng sản số 2783/GP-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty Than Hòn Gai - TKV được phép khai thác than bằng phương pháp hầm lò đến mức -100 từ V.16
÷ V.10, khu mỏ Hà Ráng, phường Quang Hanh, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn) số 227/GP-BTNMT ngày 25 tháng 11 năm 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép tiếp tục khai thác than bằng phương pháp hầm lò theo Giấy phép khai thác khoáng sản số 2783/GP-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 tại mỏ than Hà Ráng thuộc phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với trữ lượng khoáng sản còn lại được phép đưa vào khai thác (tính đến ngày 01/7/2020) là 1.346.919 tấn
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 277/GP-BTNMT ngày 01 tháng 03 năm 2017 của Bộ Tài nguyên Môi trường đối với trạm xử lý nước thải
Xí nghiệp than Hà Ráng tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
Trang 22- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 168/QĐ-UBND ngày 20 tháng
01 năm 2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh đối với Khu văn phòng điều hành tại mặt bằng +50 Hà Ráng, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh của công ty than Hòn Gai – TKV
- Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ v/v Quy hoạch tổng thể về năng lượng Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
- Quyết định số 3041/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 của UBND thành phố Hạ Long phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Các hạng mục công trình phục vụ Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng tại phường Hà Khánh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 3972/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 của UBND thành phố Cẩm Phả v/v phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 - Các Hạng mục công trình phục vụ Dự án khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng tại phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Quyết định số 119/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 09/01/2024 v/v quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận
nhà đầu tư của Dự án Khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng tại phường
Hà Khánh, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đầu tư xây dựng công trình khai thác than lò giếng Xí nghiệp than Hà Ráng" của công ty than Hạ Long
và đã được phê duyệt của UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 12/12/2008
- Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng
sản Dự án “Khai thác lò giếng mỏ than Hà Ráng - Công ty TNHH MTV Than Hạ Long – TKV” đã được phê duyệt bởi UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 03/10/2011
- Thiết kế cơ sở dự án: “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng”
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng"
- Hiện trạng đào lò và khai thác do Công ty than Hòn Gai – TKV cấp tính đến 30/9/2023
- Kế hoạch dài hạn của Công ty than Hòn Gai – TKV
Trang 233 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Báo cáo ĐTM Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng”
do Chủ đầu tư là Công ty than Hòn Gai – TKV chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo và thuê đơn vị tư vấn lập
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin là cơ quan tư vấn đã được Công ty than Hòn Gai – TKV lựa chọn để hỗ trợ Chủ đầu tư lập báo cáo theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường và các văn bản dưới Luật Các thông tin chính
về đơn vị tư vấn cụ thể như sau:
- Tên tổ chức: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin
- Tên giao dịch Quốc tế: Institute Of Mining Science And Technology (viết tắt IMSAT)
- Người đại diện: TS Đào Hồng Quảng Chức vụ: Viện trưởng
- Địa chỉ liên hệ: Số 03, phố Phan Đình Giót, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội
- Điện thoại: 024 38642024;
- Fax: 024 38641564;
- Website: http://www.imsat.vn
Trang 24Bảng 1 Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên Chức vụ chuyên ngành đào tạo Học hàm, học vị, Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM Chữ ký
I Đơn vị chủ đầu tư: Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt nam - Công ty than Hòn Gai – TKV
II Đơn vị tư vấn: Viện Khoa học Công nghệ Mỏ – Vinacomin
của Báo cáo
Tham gia phần phân tích và phần
môi trường
Trang 25TT Họ và tên Chức vụ chuyên ngành đào tạo Học hàm, học vị, Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM Chữ ký
động hóa
Trang 26TT Họ và tên Chức vụ chuyên ngành đào tạo Học hàm, học vị, Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM Chữ ký
Và một số chuyên gia khác trong và ngoài Viện cùng phối hợp thực hiện
Trang 27Các bước thực hiện đánh giá tác động môi trường và lập báo cáo ĐTM: (1) Tổ chức thu thập tài liệu từ chủ dự án: Tài liệu về dự án, tài liệu về các
dự án cũ liên quan Đánh giá sơ bộ các công trình môi trường được sử dụng tiếp cho dự án
(2) Tổng hợp sơ bộ tài liệu, lập bản đồ khảo sát lấy mẫu hiện trạng môi trường
(3) Khảo sát thực địa, lấy mẫu hiện trạng môi trường Chuẩn hóa bản đồ lấy mẫu hiện trạng môi trường Phân tích mẫu hiện trạng môi trường tại phòng thử nghiệm
(4) Thu thập tài liệu về kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án, thu thập số liệu về điều kiện thủy văn, sinh vật và vệ sinh môi trường của khu vực
(5) Lập báo cáo hiện trạng môi trường, tự nhiên - xã hội của khu vực thực hiện dự án
(6) Nghiên cứu Dự án đầu tư và lập công văn xin ý kiến tham vấn kèm kế hoạch tham vấn gửi địa phương
(7) Lập các báo cáo chuyên đề, thành phần của báo cáo Đánh giá tác động môi trường: Mô tả dự án, đánh giá các tác động tới môi trường tự nhiên, xã hội bởi các yếu tố liên quan và không liên quan tới chất thải theo từng giai đoạn, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, phương án cải tạo, phục hồi môi trường, chương trình quản lý và giám sát môi trường
(8) Tổ chức tham vấn ý kiến của cộng đồng, đại diện cộng đồng tại phường
Hà Khánh, thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Nơi thực hiện dự án)
(9) Tổng hợp báo cáo chuyên đề thành Báo cáo ĐTM chính thức theo hướng dẫn của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT
(10) Hội thảo chuyên ngành giữa công ty tư vấn và chủ dự án để đóng góp
ý kiến hoàn thiện dự án và ĐTM
(11) Hoàn thiện báo cáo trình nộp Bộ Tài nguyên và Môi trường
4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
4.1 Các phương pháp ĐTM
a Phương pháp chập bản đồ
ĐTM áp dụng theo Phương pháp này bằng công cụ đơn giản
Trang 28- Xây dựng các bản đồ môi trường đơn tính (yếu tố môi trường riêng) như bản đồ độ dốc, bản đồ mặt nước ;
b Phương pháp danh mục các điều kiện môi trường
Danh mục có ghi rõ mức độ tác động tới từng nhân tố của môi trường, bên cạnh phần mô tả có ghi thêm mức độ tác động của Dự án tới từng nhân tố Áp dụng trong Chương 3
c Phương pháp mô hình hóa
Để định lượng quy mô và mức độ tác động, mô hình hóa toán học (mô hình Gauss, Sutton và hình hộp) đã được áp dụng trong nghiên cứu Áp dụng trong Chương 3
d Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment)
Phương pháp này dựa trên cơ sở hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ban hành (1993), Cơ quan Môi trường Mỹ (USEPA) nhằm xác định xác định nguồn ô nhiễm và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của dự
án Áp dụng trong Chương 3
e Phương pháp ma trận môi trường
Là sự phối hợp liệt kê các hành động của các hoạt động của Dự án với liệt
kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận Từ đó đánh giá được các tác động khác nhau đến một nhân tố môi trường một cách đầy đủ Áp dụng trong Chương 3
4.2 Các phương pháp khác
a Phương pháp thống kê
Sử dụng trong xử lý số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ văn, kinh tế xã hội khu vực phường Hà Khánh - Hạ Long, phường Quang Hanh -
Trang 29Cẩm Phả và của tỉnh Quảng Ninh
b Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tác động Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường và một số tiêu chuẩn khác của Bộ Y Tế, rút ra những kết luận về ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường
c Phương pháp đo đạc, khảo sát và phân tích chất lượng môi trường
Các phương pháp phân tích mẫu không khí, nước tuân thủ theo các TCVN
về môi trường hiện hành Các phương pháp phân tích được trình bày chi tiết trong các phiếu mẫu Phân tích đính kèm trong phần Phụ lục
Viện Khoa học Công nghệ Mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (số hiệu VIMCERTS 069) theo quyết định gia hạn số 868/QĐ-BTNMT ngày 07/05/2021
và được Văn phòng công nhận chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017 (mã số VILAS 070) thực hiện phân tích chất lượng môi trường
d Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này được sử dụng hầu như trong suốt quá trình thực hiện Dự
án từ bước thị sát, lập đề cương, xác định phạm vi nghiên cứu, các vấn đề môi trường, khảo sát các điều kiện tự nhiên, sinh thái, nhận dạng và phân tích, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, xây dựng chương trình giám sát và quan trắc môi trường
e Phương pháp tham vấn cộng đồng
Phỏng vấn, lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức/cộng đồng dân cư/đối tượng chịu ảnh hưởng hoặc quan tâm đến dự án thông qua hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử và tổ chức họp lấy ý kiến hoặc tham vấn bằng văn bản theo quy định
f Phương pháp kế thừa
Sử dụng những tư liệu, số liệu sẵn có của các công trình khác để dẫn chứng hoặc biện minh cho những vấn đề liên quan đến báo cáo đánh giá tác động môi trường
Trang 305 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM
5.1 Thông tin dự án
5.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng
- Địa điểm thực hiện: Mỏ than Hà Ráng - Công ty than Hòn Gai nằm trong địa giới hành chính phường Hà Khánh thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Chủ dự án: Chi nhánh Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam – Công ty than Hòn Gai (Viết tắt là Công ty than Hòn Gai – TKV)
5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất
a Phạm vi
Mỏ than Hà Ráng - Công ty than Hòn Gai nằm trong địa giới hành chính phường Hà Khánh thành phố Hạ Long và phường Quang Hanh thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh Cách trung tâm thành phố Hạ Long 15 km về phía Tây Bắc, cách Quốc lộ 18A khoảng 10 km Phía Bắc giáp với sông Diễn Vọng, phía Đông Bắc giáp với mặt bằng SCN mỏ Ngã Hai, phía Tây Nam giáp với mỏ Tân Lập
- Khoáng sàn khu cánh Tây thuộc địa phận phường Hà Khánh, khoáng sàn khu cánh Đông thuộc địa phận phường Quang Hanh
- Đối với các công trình trên mặt bằng:
+ Khu vực bãi thải nằm trên ranh giới địa chính của cả hai phường Hà Khánh và Quanh Hanh
+ Khu vực mặt bằng sân công nghiệp +50 gần như nằm trọn trên ranh giới của phường Quang Hanh
Ranh giới dự án lấy theo Quyết định số 893/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Ranh giới theo chiều sâu: mức khai thác từ -50÷-250 (vỉa 15, 16, 17); riêng vỉa 11, 13, 14 mức khai thác từ -100÷-250
Trang 31- Bố trí lại vị trí xưởng sửa chữa cơ điện trên mặt bằng +50 để thuận lợi cho việc phục vụ sửa chữa thiết bị, gia công các chi tiết cơ khí, vì chống
- Hầm đề pô sửa chữa và nạp ắc quy đầu tầu mức -250
- Kho phụ tùng vật liệu
5.1.4.2 Các hạng mục công trình trong hầm lò
Để phục vụ dự án mở rộng, các hạng mục công trình xây dựng trong hầm lò bao gồm:
- Đường lò khai thông
o Các giếng nghiêng và lò nối
Trang 325.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án đi kèm với các tác động xấu đến môi trường được trình bày tóm tắt trong Bảng 2
Bảng 2 Tóm tắt các tác động môi trường chính của dự án
Tác động liên quan đến chất thải
- Phát sinh bụi thải, khí thải ảnh hưởng đến môi trường không khí, sức khỏe công nhân và cảnh quan khu vực
- Phát sinh chất thải rắn, nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khỏe công nhân, dân cư lân cận
- Phát sinh nước mưa chảy tràn ảnh hưởng đến môi trường nước
Tác động không liên quan đến chất thải
- Phát sinh tiếng ồn, độ rung ảnh hưởng đến công nhân làm việc trực tiếp
- Ảnh hưởng đến cuộc sống người dân
- Tác động đến cấu trúc địa hình
- Thay đổi cảnh quan khu vực
- Tăng tốc độ đô thị hóa
- Thay đổi cơ cấu lao động trong vùng
- Cải thiện điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực
- Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên gồm xăng, dầu, đá vôi
- Tăng mật độ giao thông, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông
- Tăng nguy cơ mất trật tự trị an và nguy cơ về dịch bệnh
- Sinh hoạt của cán
bộ công nhân viên
Tác động liên quan đến chất thải
- Phát sinh bụi thải, khí thải ảnh hưởng đến môi trường không khí, sức khỏe công nhân và cảnh quan khu vực
- Phát sinh chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước và sức khỏe công nhân, dân cư lân cận
- Phát sinh nước mưa chảy tràn ảnh hưởng đến môi trường nước
- Phát sinh nước thải mỏ ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm
Tác động không liên quan đến chất thải
- Tiếng ồn, độ rung
- Xói mòn, trượt lở, sụt lún, bồi lấp lòng suối
- Thay đổi cảnh quan khu vực do xúc bốc và đổ thải
- Tác động đến cấu trúc địa hình
- Tăng tốc độ đô thị hóa
- Thay đổi cơ cấu lao động trong vùng
Trang 33TT Hoạt động Tác động chính
- Cải thiện điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực
- Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên gồm xăng, dầu, đá vôi
- Tăng mật độ giao thông, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông
- Tăng nguy cơ mất trật tự trị an và nguy cơ về dịch bệnh
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
Trong quá trình xây dựng và vận hành dự án, các hoạt động của dự án có phát sinh các tác động bao gồm:
Các tác động liên quan đến chất thải
o Nước thải, khí thải
o Chất thải rắn, chất thải nguy hại
Bảng 3 Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án
1 Giai đoạn Xây dựng cơ bản
1.1 Bụi, khí thải
- Đào, đắp đất san gạt mặt SCN +50
- Xây dựng các công trình
- Hoạt động vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng và thiết bị
- Thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị
- Hoạt động xây dựng đường lò khai thông, đường lò chuẩn bị
- Bụi có tải lượng trung bình (thải lượng khoảng 2,4 g/s)
- Khí thải có chứa các khí như CO 2 ,
- Nước mưa chảy tràn
- Xây dựng, thi công công trình
- Hoạt động xây dựng đường lò khai thông, đường lò chuẩn bị
- Sinh hoạt của CBCNV
- Nước mưa chảy tràn chứa các chất rắn
lơ lửng, lưu lượng khoảng 52.416
m3/ngày
- Nước thải thi công xây dựng chủ yếu
có chứa đất cát, ảnh hưởng không đáng
kể đến môi trường
- Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh nhỏ, chỉ khoảng 10 m 3 /ngày
1.3 Chất thải rắn
- Sinh hoạt của CBCNV
- Thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị
- Hoạt động xây dựng đường lò khai thông, đường lò chuẩn bị
- CTR chủ yếu là chất thải sinh hoạt với lượng phát sinh khoảng 50 kg/ngày
- Tổng lượng CTNH phát sinh khoảng
300 ÷ 500 kg (gồm cả dầu thải)
2 Giai đoạn vận hành dự án
Trang 34TT Chất thải Nguồn phát sinh Quy mô, tính chất chất thải
2.1 Bụi, khí thải
- Hoạt động khai thác
- Hoạt động chế biến than
- Vận chuyển than và đất đá thải
- Đổ thải đất đá
- Bảo trì các thiết bị, phương tiện trong lò giếng
- Tổng thải lượng bụi là 12,1 g/s Nồng
độ bụi dự đoán tại khoảng cách >10 m hầu như đều đạt QCĐP 4:2020/QN
- Khí thải có chứa SO 2 , NO 2 , CO, VOC Tải lượng CO 2 sinh ra do hoạt động nổ mìn là xấp xỉ 327 tấn/năm
- Khí thải phát sinh từ khu vực nhà nồi hơi 2.387 m 3 /h có chứa bụi, CO, NO x ,
- Bảo trì, sửa chữa các thiết
bị, phương tiện trong lò giếng
- Sinh hoạt của CBCVN
- Lượng nước chảy vào mỏ lớn nhất là
817 m 3 /h, bị ô nhiễm bởi các thông số TSS, pH, Fe, Mn
- Nước thải phát sinh từ xưởng sửa chữa
cơ khí có lưu lượng nhỏ, chỉ khoảng 3m3/ngàyđêm, chứa bùn đất, dầu mỡ
- NTSH phát sinh tối đa là 264 m3/ngày;
- Sinh hoạt của CBCNV
- CTSH chủ yếu là chất hữu cơ, tải lượng dự đoán 745 kg/ngày;
- CTR thông thường bao gồm đất đá thải, các nguyên vật liệu thừa, tổng lượng đá thải phát sinh khoảng 1,43 triệu m 3
2.4 Chất thải nguy
hại
- Bảo trì, sửa chữa các thiết
bị, phương tiện trong lò giếng
Bao gồm ắc quy thải, dầu mỡ thải, giẻ lau có dính dầu mỡ với lượng phát sinh
dự đoán là 27,74 tấn/năm
- Tiếng ồn, độ rung
Bảng 4 Các tác động không liên quan đến chất thải
1 Tiếng ồn
- Hoạt động xây dựng các công trình
- Hoạt động vận chuyển, đổ thải
QCVN 26:2010/BTNMT QCVN 24:2016/BYT
2 Độ rung QCVN 27:2010/BTNMT
QCVN 27/2016/BYT
- Các tác động khác
o Tiếng ồn và rung phát sinh từ vận chuyển, đổ thải, đào lò
o Thay đổi cảnh quan khu vực do xúc bốc và đổ thải
o Tác động đến cấu trúc địa hình
o Tăng tốc độ đô thị hóa
Trang 35o Thay đổi cơ cấu lao động trong vùng
o Cải thiện điều kiện kinh tế xã hội trong khu vực
o Tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên gồm xăng, dầu, đá vôi
o Tăng mật độ giao thông, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông
o Tăng nguy cơ mất trật tự trị an và nguy cơ về dịch bệnh
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án
5.4.1 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường hiện có
Các công trình bảo vệ môi trường cho dự án Đầu tư xây dựng công trình khai thác than lò giếng Xí nghiệp than Hà Ráng của Công ty hiện đã hoàn thành xây dựng theo báo cáo Đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo Quyết định số 3882/QĐ-UBND và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh xác nhận hoàn thành theo giấy xác nhận số 3467/GXN-TNMT
5.4.1.1 Hệ thống thu gom và xử lý nước thải
Khi Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng” đi vào
hoạt động sẽ tận dụng tối đa công năng các công trình thu gom và xử lý nước thải
mà công ty đã đầu tư và xây dựng:
+ Hệ thống thu gom, thoát nước chảy tràn bề mặt
+ Hệ thống rãnh thu gom nước thải mỏ về bể thu nước cửa lò trước khi đưa
về trạm XLNT hầm lò công suất 430 m3/h (trạm do Công ty TNHH MTV Môi trường - Vinacomin vận hành và quản lý)
+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 300 m3/ngày.đêm
+ Hố thu dầu thu gom, xử lý sơ bộ nước thải chứa dầu mỡ tại khu vực xưởng bảo dưỡng thiết bị hầm lò và sửa chữa ô tô, sau đó bơm về trạm XLNT hầm lò +50
a Trạm xử lý nước thải hầm lò công suất 430 m 3 /ngày đêm
Theo kết quả quan trắc định kỳ của Công ty và kết quả lấy mẫu, phân tích của đoàn nghiên cứu lập ĐTM cho thấy nước thải tại mặt bằng cửa lò +50 với các thông số ô nhiễm chính là (cặn lơ lửng, tính axít), hàm lượng kim loại nặng (Fe, Mn) trong nước thải đều vượt QCĐP 3:2020/QN (B) đã được thu gom xử lý tại trạm xử lý nước thải mặt bằng + 50 công suất 430 m3/h
Nước thải mỏ sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN (cột B) và được phép xả thải
ra suối Diễn Vọng theo Giấy phép số 277/GP-BTNMT ngày 01/03/2017 của Bộ Tài nguyên Môi trường Tọa độ vị trí xả thải theo hệ tọa độ VN 2.000 kinh tuyến
107o45’ múi chiếu 3o: X = 2.324.972, Y = 440.115
Trang 36b Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt chủ yếu phát sinh tập trung từ khu nhà ăn, nhà tắm, nhà giặt Hiện tại, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với các nguồn thải này là được thu gom và xử lý tại trạm xử lý nước thải sinh hoạt 300 m3/ngày.đêm
Trạm đã được xây dựng và vận hành hiệu quả tại MB +50 của mỏ, nước thải sau xử lý đạt chuẩn theo QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra môi trường
và được phép xả thải ra sông Diễn Vọng tại hạ lưu đập Đá Bạc theo Giấy phép số 168/QĐ-UBND ngày 20/01/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh Tọa độ
vị trí xả thải theo hệ tọa độ VN 2.000 kinh tuyến 107o45’ múi chiếu 3o: X = 2.324.972, Y = 440.115
5.4.1.2 Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải
- Các công trình bảo vệ môi trường không khí mà Công ty đã thực hiện bao gồm:
+ Hệ thống giám sát khí mê tan và hệ thống thông gió các đường lò
+ Sử dụng phương pháp chống bụi bằng bua nước và túi nước khi nổ mìn
ở đường lò chuẩn bị
+ Che phủ bạt tại các bãi than; bê tông hóa tuyến đường vận chuyển than
từ văn phòng đến cảng Hà Ráng
+ Hệ thống phun sương dập bụi khu vực băng tải
+ Xe tưới nước phục vụ công tác chống bụi trên các tuyến đường vận chuyển trong khai trường sản xuất, mặt bằng công nghiệp
+ Trồng cây dọc tuyến đường, khu vực mặt bằng và tại các khu vực dừng khai thác và đổ thải
+ Hệ thống lọc bụi sơ cấp xử lý khí thải lò hơi
- Đánh giá hiệu quả của các giải pháp bảo vệ môi trường đã thực hiện:
Về cơ bản các biện pháp bảo vệ môi trường đã được Công ty chú trọng và thực hiện nghiêm túc Hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu khá cao được thể hiện qua báo cáo quan trắc môi trường hàng năm của Công ty và kết quả khảo sát,
quan trắc thực tế của đoàn nghiên cứu lập ĐTM
5.4.1.3 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường
Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt mà Công ty đang áp dụng bao gồm:
+ Thùng rác thu gom CTR sinh hoạt và hợp đồng với CT CP Môi trường
Trang 37đô thị Cẩm Phả thu gom rác thải thông thường về việc thu gom vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt
+ Tái sử dụng các chất thải có khả năng tái chế như giấy, bìa các tông, vỏ chai, lon đồ hộp, nilon, thức ăn thừa, nhằm tiết kiệm tài nguyên và giảm chất thải
5.4.1.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải nguy hại
Hiện nay việc thu gom, xử lý chất thải nguy hại được Công ty thực hiện theo đúng pháp luật hiện hành, được quy định tại Thông tư số 02/2022/BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 Cụ thể như sau:
- Đăng kí chủ nguồn thải CTNH mã số quản lý 22.000136.T do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp và hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường về việc thuê xử lý CTNH và mua/bán các sản phẩm thuộc CTNH
- Công ty đã xây dựng nhà chứa chất thải nguy hại tập trung tại mặt bằng +50 Xí nghiệp than Hà Ráng Diện tích: S = 7 × 10 m;
- Các vị trí sản xuất đặt các thùng đựng chất thải, sau ca sản xuất được thu gom chuyển đến kho Dán nhãn các thùng đựng chất thải nguy hại theo quy định
- Thời gian lưu giữ và chuyển giao cho đơn vị xử lý là 6 tháng
- Định kỳ 06 tháng và 01 năm Công ty báo cáo tình hình quản lý chất thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nước
5.4.1.5 Các công trình, biện pháp, giải pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường khác
Để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, đơn vị đã có những biện pháp, công trình như sau:
+ Khơi thông nạo vét đất đá lòng suối Hà Ráng
+ Trang bị bảo hộ cho công nhân và tổ chức khám sức khỏe định kì
+ Phương án phòng chống chảy nổ; biện pháp đảm bảo an toàn lao động
5.4.2 Các công trình bảo vệ môi trường dự án đầu tư xây mới
Dự án “Đầu tư khai thác hầm lò phần mở rộng mỏ Hà Ráng” sẽ tận dụng
tối đa công năng các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã có và hoạt động hiệu quả Bên cạnh đó sẽ xây dựng mới các công trình:
- Trạm XLNT hầm lò công suất 900 m3/h gồm 02 mô đun (mỗi mô đun công suất 450 m3/h);
Trang 38- Kho chứa CHTNH diện tích 54 m2 tại mặt bằng SCN +50;
- Hệ thống rãnh thoát nước
5.4.3 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường
5.4.3.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn
Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn để thực hiện bao gồm:
• Đối với mặt bằng SCN mức +50, mặt bằng CLG +100, mặt bằng kho thuốc
nổ 5 tấn: Tiến hành rà soát, tháo dỡ toàn bộ các công trình không còn nhu cầu sử dụng để trả lại mặt bằng, sau đó trồng cây phủ xanh, với tổng diện tích là 8,42 ha
• Đối với các cửa lò: Tiến hành xây bịt các cửa lò tuân thủ theo quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác than hầm lò
• Đối với khu vực bãi thải: San gạt bề mặt, đắp đê mặt tầng, nạo vét mương thoát nước chân tầng bãi thải, sau đó trồng cây Phi lao mật độ 2.500 cây/ha để phủ xanh bãi thải
• Đối với tuyến đường giao thông nội mỏ: Tiến hành nạo vét rãnh thoát nước hai bên tuyến đường vận chuyển
• Đối với hệ thống thoát nước xung quanh: nạo vét lòng suối đảm bảo độ dốc thoát nước tự nhiên
5.4.3.2 Các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường và kế hoạch thực hiện
Danh mục, khối lượng các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường chính và
kế hoạch thực hiện phương án đã lựa chọn được trình bày tóm tắt trong Bảng 5
dưới đây
Bảng 5 Danh mục các hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường chính
vị
Khối lượng
Thời gian thực hiện
Thời gian hoàn thành
I.1 Cửa giếng nghiêng chính +50 ÷ -267
01/Năm thứ 18
Trang 39TT Nội dung công việc Đơn
vị
Khối lượng
Thời gian thực hiện
Thời gian hoàn thành
- Vải địa kỹ thuật m2 1,44
- Hàng rào dây thép gai m2 17,10
- Biển báo cái 3,0
I.2
Cửa giếng nghiêng phụ +50 ÷ -250 và
+50 ÷ -100
01/Năm thứ 18
Trang 40TT Nội dung công việc Đơn
vị
Khối lượng
Thời gian thực hiện
Thời gian hoàn thành
- Hàng rào dây thép gai m2 34,2
- Biển báo cái 6
I.3 Cửa lò +50, rãnh gió +50, CLG +100
01/Năm thứ 18
- Hàng rào dây thép gai m2 51,3
- Biển báo cái 9
II
Cải tạo mặt bằng sân công nghiệp
+50, mặt bằng cửa lò gió +100, kho
thuốc nổ
01/Năm thứ 18
06/Năm thứ
18
1 Phá dỡ kết cấu bê tông nền móng m 3 421,53
2 Phá dỡ kết cấu bê tông tường cột m3 351,10
3 Phá dỡ kết cấu bê tông mái m 3 1.098,63
4 Phá dỡ trụ, tường gạch chỉ m3 2.205,33