Trang 1 MA THỊ TRANG LY NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn đều trung thực và khách quan, chưa từng được dùng để bảo vệ học vị nào
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho thực hiện luận văn đề được cảm
ơn và thông tin trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Ma Thị Trang Ly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo, Khoa Lâm nghiệp, các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; các giảng viên tham gia giảng dạy lớp Cao học Lâm học Khóa 29; chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị trong khu vực nghiên cứu
Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó Đặc biệt là tác giả xin có lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới người
hướng dẫn khoa học PGS.TS Hồ Ngọc Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023
Tác giả luận văn
Ma Thị Trang Ly
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3 Ý nghĩa khoa học 3
4 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 4
1.2 Quản lý tài nguyên rừng trên thế giới 4
1.3 Quản lý tài nguyên rừng Việt Nam 7
1.3.1 Nghiên cứu về phân loại và chức năng rừng đặc dụng 8
1.3.2 Một số phương pháp quản lý được áp dụng trong Khu bảo tồn Loài Sinh cảnh 9
1.4 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu 9
1.4.1 Điều kiện tự nhiên 9
1.4.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng 12
Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1 Đối tượng 14
2.2 Phạm vi 14
2.3 Nội dung nghiên cứu 14
2.4 Phương pháp nghiên cứu 14
2.4.1 Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu 14
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu 15
Trang 62.4.3 Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân 15
2.4.4 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 18
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19
3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý bảo vệ rừng bền vững tại Khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít 19
3.1.1 Các tài liệu, văn bản, quy định quản lý rừng đặc dụng đang thực hiện tại khu vực nghiên cứu 19
3.1.2 Tài liệu sử dụng 20
3.1.3 Cơ sở về giá trị thực tiễn của khu vực nghiên cứu 20
3.2 Đánh giá về thực trạng công tác quản lý bảo vệ và quy hoạch phát triển rừng tại Khu Bảo tồn Loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 29
3.2.1 Đánh giá về công tác tổ chức 29
3.2.2 Đánh giá công tác quản lý bảo vệ rừng 29
3.2.3 Đánh giá một số tác động của người dân đến Khu Bảo tồn 31
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu 33
3.2.5 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong QLBVR tại khu vực nghiên cứu 38
3.2.6 Đánh giá về thực trạng đầu tư trong quản lý bảo vệ rừng 40
3.2.7 Một số dự báo ảnh hưởng đến quản lý bảo vệ rừng tại địa điểm nghiên cứu 41
3.2.8 Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển rừng Khu Bảo tồn Loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 42
3.3 Một số giải pháp chủ yếu quản lý bền vững Khu Bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng 43
3.3.1 Giải pháp về tổ chức và quản lý 43
3.3.2 Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng 43
3.3.3 Giải pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ 44
Trang 73.3.4 Giải pháp về quản lý đất đai 44
3.3.5 Giải pháp về phát triển rừng 44
3.3.6 Giải pháp thu hút đầu tư 45
3.3.7 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực, liên kết và hợp tác quốc tế 45
KẾT LUẬN 46
1 Kết luận 468
2 Kiến nghị 469
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHỤ LỤC 52
Trang 8DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Thống kê nguồn thu từ Chi trả tiền DVMTR 2019-2023 23 Bảng 3.2 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của Khu Bảo tồn Loài sinh
cảnh Vượn Cao Vít 24 Bảng 3.3 Hiện trạng trữ lượng rừng Khu Bảo tồn Loài Sinh cảnh Vượn
Cao Vít 25 Bảng 3.4 Những loài thực vật nguy cấp, quý hiếm được ghi nhận tại khu
bảo tồn 26 Bảng 3.5 Động vật nguy cấp, quý hiếm được ghi nhận tại khu bảo tồn
Bảng 3.6 Hiện trạng cơ cấu tổ chức Khu Bảo tồn Loài sinh cảnh Vượn Cao Vít 29 Bảng 3.7 Thống kê số vụ vi phạm luật Lâm nghiệp đã xử lý 30 Bảng 3.8 Thống kê tác động của người dân đến KBT 32 Bảng 3.9 Thực hiện kế hoạch đầu tư của Khu bảo tồn giai đoạn 2021-2030 40
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 01: Cánh đồng lúa tại xóm Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - Nguồn số liệu tác giả 22 Hình 02: Dòng sông Quây Sơn tại xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh - Nguồn
số liệu tác giả 22 Hình 03: Vượn Cao Vít tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh 31 Hình 04: Vượn Cao Vít tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít,
huyện Trùng Khánh - Nguồn Khu bảo tồn Vượn Cao Vít 31 Hình 05: Mô hình trồng cây Mắc Rạc lấy củi tại Khu bảo tồn - Nguồn tác giả 33 Hình 06: Vườn ươm một số loài cây bản địa của Khu bảo tồn - Nguồn Tác giả 42 Hình 07: Gà lôi trắng tại KBT- Nguồn Lục Minh Châu … ……… ………54 Hình 08: Lan hài Helen tại KBT - Nguồn Hoàng Xuân Ngọc 59 Hình 09: Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản - Nguồn Nguyễn Minh Tuấn 59 Hình 10: Lực lượng chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát lâm sản - Nguồn Nguyễn Minh Tuấn 59 Hình 11: Phỏng vấn hộ dân – Nguồn tác giả 59
Trang 11TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ Tên tác giả luận văn: Ma Thị Trang Ly
Tên Luận văn: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại Khu
bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Ngành khoa học của Luận văn: Lâm học; Mã số: 8.62.02.01
Tên đơn vị đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Đại học Thái
Phương pháp nghiên cứu:
Thu thập số liệu thứ cấp thông qua kế thừa các số liệu tiếp cận và kế thừa những số liệu có sẵn ở Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Thu thập hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất của Khu Bảo tồn
Phỏng vấn cán bộ và người dân thông qua Phiếu phỏng vấn về các nội dung: để đánh giá về ảnh hưởng của các bên liên quan đến công tác quản lý bảo
vệ và phát triển rừng tại khu vực nghiên cứu, tác động của người dân đối với Khu bảo tồn
Phân tích đánh giá thông qua nguồn số liệu thu thập được
Kết quả chính và kết luận:
Trang 12Thông qua kết quả phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả thực hiện quy hoạch và kết quả phân tích, đánh giá tiềm năng lợi thế, nguồn lực đã nêu lên những thành tựu, hạn chế và dự báo,
đề xuất mục tiêu, nội dung, khối lượng thực hiện quy hoạch và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện bảo tồn và phát triển rừng bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đến năm
2030
Nghiên cứu phương án quản lý rừng bền vững khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng được xây dựng dựa trên các cơ sở pháp lý và điều kiện thực tiễn hiện nay Thực hiện những kế hoạch đã xây dựng theo phương án sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong công tác bảo tồn loài Vượn Cao Vít cũng như các hệ sinh thái đặc trưng của Khu bảo tồn Trong đó đặc biệt là bảo tồn các cá thể Vượn Cao Vít và các loài động thực vật quý, hiếm; bảo tồn về các giá trị văn hoá, môi trường sinh thái thông qua các Chương trình, Dự án; bảo vệ diện tích rừng tự nhiên, phục hồi tái sinh tự nhiên rừng và kết hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung các loài cây bản địa để nâng cao chất lượng, độ che phủ rừng tạo không gian sống cho các loài động thực vật Cung ứng dịch vụ môi trường rừng, phòng hộ đầu nguồn, huy động các nguồn lực cho công tác quản lý, bảo vệ rừng đồng thời sử dụng bền vững khu rừng đặc dụng gắn với trách nhiệm người dân
Trang 13THESIS ABSTRACT Student name: Ma Thi Trang Ly
Thesis title: Research and propose solutions for sustainable forest
management in Vuon Cao Vit Gibbon Species and Habitat Conservation
Area, Trung Khanh district, Cao Bang province
Major: Forestry; Code: 8.62.02.01
Educational organization: Thai Nguyen University of Agriculture and
Forestry - Thai Nguyen University
Materials and Method:
Collect secondary data through inheriting access data and inheriting available data in Vuon Cao Vit Gibbon Species and Habitat Conservation Area, Trung Khanh district, Cao Bang province Collect current land use status and land use planning of the Conservation Area
Interview officials and people through interview forms on the following contents: to assess the influence of relevant parties on forest management, protection and development in the study area, and the impact of people For the Conservation Area
Analyze and evaluate through collected data sources
Main findings and conclusions:
Trang 14Through the results of analysis and assessment of the current state of natural and socio-economic conditions, results of planning implementation and results of analysis and assessment of potential advantages and resources, achievements and limitations have been highlighted mechanism and forecast, propose objectives, content, volume of planning implementation and propose solutions to organize conservation and sustainable forest development in Vuon Cao Vit Gibbon Species and Habitat Conservation Area, Trung district Khanh, Cao Bang province until 2030
Research on sustainable forest management options for the Vuon Cao Vit gibbon species and habitat conservation area in Trung Khanh district, Vuon Cao Bang province, built on the legal basis and current practical conditions Implementing the plans developed according to the plan will bring positive effects in the conservation of the Vuon Cao Vit Gibbon species as well as the typical ecosystems of the Reserve In particular, the conservation
of individuals of Vuon Cao Vit Gibbon and precious and rare species of flora and fauna; Preserving cultural values and ecological environment through Programs and Projects; Protect natural forest areas, restore natural forest regeneration and combine zoning and promotion of regeneration with additional planting of native tree species to improve quality and forest coverage to create living space for species flora and fauna Providing forest environmental services, watershed protection, mobilizing resources for forest management and protection and sustainable use of special-use forests associated with people's responsibility
Trang 15MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus) hay còn gọi là Vượn đen Đông Bắc
là loài linh trưởng hiếm nhất trên thế giới Vượn Cao Vít có phân bố hẹp ở vùng dãy núi đá vôi giữa tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc Hiện nay các quần thể của Vượn Cao Vít sinh trong sinh sống trong một khu rừng nhỏ của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và khu rừng liền kề của huyện Tịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Quần thể của loài này trên toàn cầu ước lượng chỉ khoảng 134 cá thể làm cho loài ngày trở thành một trong 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới Chính điều này càng khẳng định tính chất nguy cấp của loài Vượn Cao Vít và ý nghĩa quốc tế trong việc bảo tồn loài này tại Việt Nam Do đó, Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh được thành lập đã nhận được sự quan tâm lớn từ các cấp, các ngành, sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế cùng chung tay bảo tồn và phát triển loài linh trưởng quý hiếm cực kỳ nguy cấp này
Khu bảo tồn không những là môi trường sống của loài vượn Cao Vít mà theo kết quả điều tra nghiên cứu, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc mở rộng và nâng hạng cấp quốc gia Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Vượn Cao Vít Trùng Khánh do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng phối hợp với Trung tâm địa môi trường và tổ chức lãnh thổ thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam thực hiện đã thống kê được các hệ sinh thái rừng của khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn cao vít Trùng Khánh và vùng phụ cận có 1.095 loài thuộc 671 chi, 190 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong số đó đã ghi nhận 41 loài cây quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam; 37 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007) gồm 3 loài rất nguy cấp như Re Hương, Kim cang Pê-tơ-lô, Lan hài Hê len; 12 loài nguy cấp như Nghiến, Kim tuyến đá vôi, Lan kim tuyến, Thất diệp nhất chi hoa… Hệ động vật tại Khu bảo tồn có 37 loài thú
Trang 16thuộc 33 giống, 21 họ, 8 bộ; đã ghi nhận 14 loài thú quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 88 loài chim thuộc 62 giống, 29 họ và 10 bộ; 89 loài ếch nhái, bò sát… Có thể nói, sự đa dạng hệ động, thực vật ở Khu bảo tồn loài sinh cảnh vượn Cao Vít và vùng rừng liền kề đã phản ánh sự đa dạng của
hệ sinh thái, lưu giữ rất nhiều nguồn gen quý, hiếm, nguy cấp cần được bảo tồn và phát triển Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Khu Bảo tồn
là góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm, duy trì cân bằng hệ sinh thái
Những năm qua, được sự quan tâm, phối hợp của các cấp, ngành và chính quyền địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên tại Khu bảo tồn ngày càng được nâng cao và hoạt động có hiệu quả Tuy nhiên Khu bảo tồn luôn phải đối mặt với mâu thuẫn giữa bảo tồn và sinh kế của người dân sinh sống ở vùng đệm và các vùng rừng lân cận Người dân vẫn phụ thuộc vào tài nguyên rừng của Khu bảo tồn, có nhu cầu canh tác nương rẫy, khai thác củi và các lâm sản ngoài gỗ để phục vụ đời sống hàng ngày Do vậy để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển loài Vượn Cao Vít và sinh cảnh sống của chúng, bảo tồn nguồn gen các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý hiếm, duy trì sự đa dạng sinh học và cân bằng
hệ sinh thái của Khu bảo tồn, việc nghiên cứu giải pháp quản lý rừng bền vững cho Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít nhằm bảo tồn lâu dài các loài này có ý nghĩa quan trọng mang tính cấp bách Xuất phát từ thực tế trên
đề tài luận văn “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý rừng bền vững tại
Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng’’ được thực hiện nhằm nghiên cứu đề xuất các giải pháp áp dụng
để quản lý rừng bền vững tại Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
Trang 172 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít
- Xác định được những nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ tại KBT
- Đề xuất được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng bền vững cho Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
3 Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã cung cấp các cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giải pháp quản lý bền vững rừng đặc dụng tại Khu Bảo tồn Loài Sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
4 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở thực tiễn quan trọng nhằm xác định các giải pháp quản lý bảo vệ rừng bền vững tại Khu Bảo tồn Loài Sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng Đặc biệt, một số kết quả có thể được áp dụng để hạn chế thấp nhất những bất cập trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng
Trang 18Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Quản lý rừng bền vững (QLRBV) hiện nay đã và đang trở thành nguyên tắc đối với công tác quản lý bảo vệ rừng nói chung đồng thời cũng là tiêu chuẩn mà quản lý kinh doanh rừng phải đạt tới Khái niệm chung nhất về quản lý rừng bền vững được thống nhất như sau: Quản lý rừng bền vững phải đảm bảo ba mục tiêu cơ bản là: 1) Giữ vững sản xuất lâm nghiệp ổn định và phát triển lâu dài, đạt hiệu quả kinh tế cao; 2) Bảo vệ và duy trì được diện tích
và năng suất của rừng, không gây ô nhiễm môi trường sống; 3) Góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội của địa phương như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập
Hiện nay trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, việc quản lý rừng không bền vững đã và đang là nguyên nhân làm suy giảm diện tích rừng và năng suất, chất lượng rừng Nhiều loài cây và động vật hoang dã ngày càng ít
và bên bờ vực tuyệt chủng, môi trường sống của chúng bị đe doạ nghiêm trọng như lũ lụt, khô hạn, xói lở đắt ngày một gia tăng Đời sống của người dân nhất là ở các cộng đồng địa phương sống trong và gần rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng
1.2 Quản lý tài nguyên rừng trên thế giới
Rừng bao phủ 31,2 % diện tích đất liền trên thế giới (chiếm khoảng 4,1
tỷ ha) vào năm 2020 Theo tổ chức FAO thế giới mất khoảng 100 triệu ha rừng trong 20 năm qua Nạn phá rừng đang ngày càng gia tăng ở khu vực châu Phi cận Sahara và khu vực Đông Nam Á Nguyên nhân của nạn phá rừng để lấy đất sử dụng cho các hoạt động như: sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà máy, khu du lịch cùng với đó là nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn dẫn đến nhu cầu sử dụng tài nguyên ngày càng cao Xu hướng
Trang 19quản lý rừng bền vững là tất yếu nhằm mục đích duy trì và nâng cao giá trị kinh tế, đồng thời đảm bảo về ổn định hệ sinh thái và môi trường
Hệ sinh thái rừng rất phức tạp và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài Do đó, các tiêu chí để quản lý rừng bền vững phải liên tục thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới Các tiêu chí này phải phản ánh bối cảnh của quốc gia và các điều kiện sinh thái, môi trường cụ thể cũng như các khía cạnh
xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần (Internationak Union for Conservation of Nature, 2008)
Thách thức đối với hệ thống chứng nhận rừng toàn cầu là việc xây dựng một cách tiếp cận đủ linh hoạt để phản ánh các hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia, nhưng cũng cần phải phù hợp với các yêu cầu của quốc tế Cách tiếp cận này cần đảm bảo các yêu cầu thực tiễn và các tiêu chí thực tế để quản lý rừng bền vững trên phạm vi toàn cầu và cần được cập nhật liên tục để kết hợp các kiến thức mới cũng như thay đổi theo mong đợi (Internationak Union for Conservation of Nature, 2008)
Tại Thụy Điển, việc quản lý rừng bền vững phải tuân thủ các quy định pháp luật Tất cả các khu rừng sau khi thu hoạch phải được tái sinh, trồng rừng mới theo kế hoạch Ngoài Luật về lâm nghiệp, Thụy Điển cũng áp dụng
hệ thống các chứng nhận quốc tế tự nguyện FSC và PEFC Khoảng 2/3 diện tích đất lâm nghiệp của Thụy Điển đã được chứng nhận theo các quy tắc này (Robert Munroe, 2013)
Chính phủ Thụy Điển luôn đánh giá cao tầm quan trọng của nguồn tài nguyên vô hạn là rừng, khi được quản lý đúng cách Trong quá trình phát triển, cây xanh hấp thụ CO2 từ khí quyển Trong suốt vòng đời, các sản phẩm
gỗ tiếp tục hấp thụ và cô lập CO2 Trong một năm điển hình, sự kết hợp giữ việc thu hoạch rừng của Thụy Điển và tổng lượng CO2 hấp thu đã vượt hơn
Trang 20lượng phát thải CO2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong vận tải (Robert Munroe, 2013)
Thông qua sự kết hợp giữa quản lý rừng và sử dụng dư lượng gỗ đã khai thác để sản xuất năng lượng và các sản phẩm từ gỗ, Thụy Điển có thể giảm đáng kể lượng khí thải CO2
Kinh nghiệm quản lý rừng bền vững của Thụy Điển kích thích tăng trưởng ròng, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học Đây có thể được xem như một mô hình quan trọng để giảm tác động của khí hậu trên toàn thế giới
Canada nắm giữ 9% diện tích rừng trên thế giới Một hệ thống rừng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh sẽ đóng góp không nhỏ vào sức khỏe của hệ sinh thái toàn cầu Quản lý rừng bền vững rất quan trọng đối với Canada, không chỉ giúp cân bằng sự cạnh tranh trong ngắn hạn mà còn bảo đảm các thế hệ sau có thể hưởng lợi từ rừng (Nguyễn Hồng Nhung, 2017)
Quản lý rừng bền vững ở Canada được hỗ trợ bởi luật pháp, các quy định, chính sách, quy trình lập kế hoạch quản lý rừng nghiêm ngặt và cách tiếp cận dựa vào khoa học để đưa ra quyết định (Nguyễn Hồng Nhung, 2017) Năm 1992, Canada thông qua các nguyên tắc quản lý rừng bền vững trên toàn quốc Cho đến nay, Canada là nước đứng đầu thế giới về quản lý rừng bền vững, áp dụng trên khoảng 94% diện tích đất lâm nghiệp của quốc gia này (Nguyễn Hồng Nhung, 2017)
Một khuôn khổ lớn về luật, quy định, chính sách liên bang và hướng dẫn thực hành quản lý rừng bền vững đã được áp dụng rộng rãi ở Canada Luật và chính sách được thực hiện trong sự cởi mở và hợp tác tham vấn rộng rãi của công chúng Người dân Canada mong muốn tham gia vào quá trình ra quyết định và cân bằng các lợi ích (Nguyễn Hồng Nhung, 2017)
Trang 21Các công ty lâm nghiệp của Canada muốn khai thác trên đất công phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng phù hợp với luật về rừng, phù hợp với các nguyên tắc quản lý rừng bền vững Các công ty này cũng cần tham khảo ý kiến từ công chúng và các chuyên gia trong ngành để đảm bảo rằng kế hoạch phát triển của mình không làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng (Nguyễn Hồng Nhung, 2017)
Hưởng ứng mạnh mẽ các vấn đề quản lý rừng bền vững các hiệp hội về rừng đã ra đời, như:
- Hội tiêu chuẩn Canada (CSA) Năm 1993
- Hội đồng quản trị rừng (FSC) Năm 1994
- Sáng kiến lâm nghiệp bền vững (SFI) năm 1994
- Tổ chức nhãn sinh thái Indonesia (LEI) năm 1998
- Hội đồng chứng chỉ gỗ Malaysia (MTCC) năm 1998
- Chứng chỉ rừng Chi lê (Certfor Chile) năm 1999
- Chương trình phê duyệt chứng chỉ rừng (PEFC) năm 1999
Từ đó, phương thức Quản lý rừng bền vững được hầu hết các nước nông nghiệp tiên tiến và các quốc gia đang phát triển có rừng cần quản lý bền vững tự nguyện tham gia
1.3 Quản lý tài nguyên rừng Việt Nam
Việt Nam tham giá quá trình QLRBV từ năm 1998 tới nay Được sự ủng
hộ từ Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ ngành, các
cơ quan quản lý nhà ngước ở địa phương, sự tham gia tự nguyện của các chủ rừng, tiến trình quản lý rừng bền vững đã đạt một số tiến bộ đáng kể Đặc biệt là tại các vùng trồng và khai thác gỗ nguyên liệu, chế biến gỗ xuất khẩu
Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng toàn quốc tính đến ngày 13 tháng 4 năm 2021, diện tích có rừng toàn quốc là 14,67 triệu ha Trong đó có 10,28 triệu
ha rừng tự nhiên (chiếm 70 %), 4,39 triệu ha rừng trồng (chiếm 30 %) Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42,01 %
Trang 22Xây dựng, cập nhật hệ thống chính sách và thể chế được xác định là một giải pháp quan trọng để thực hiện Chiến lược PTLN Việt Nam giai đoạn 2006-
2020 và được triển khai trong Chương trình đổi mới thể chế, chính sách, lập kế hoạch và giám sát ngành của Chiến lược Bộ NN&PTNT đã chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan thẩm quyền ban hành
và tổ chức thưc hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hoá kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp, tạo khung pháp lý để các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện phát triển lâm nghiệp
Cùng với xu thế hội nhập với quốc tế, Việt Nam đã và đang thúc đẩy các hoạt động quản lý rừng bền vững Việt Nam đã tham gia quá trình quản lý rừng bền vững từ năm 1998 đến nay, tuy nhiên diện tích rừng được cấp chứng chỉ còn hạn chế, đặc biệt là vùng nguyên liệu gỗ, chế biến gỗ xuất khẩu
1.3.1 Nghiên cứu về phân loại và chức năng rừng đặc dụng
1.3.1.1 Phân loại rừng đặc dụng
Theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 quy định rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hoá, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dung; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài và sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
Trang 23- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia
1.3.1.2 Tiêu chí xác lập các loại rừng đặc dụng của Khu bảo tồn loài - sinh cảnh
Theo điều 6 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp việc xác lập các khu rừng đặc dụng phải đảm bảo các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng dưới đây: Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm;
- Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1.3.2 Một số phương pháp quản lý được áp dụng trong Khu bảo tồn Loài Sinh cảnh
- Phương pháp quản lý dựa trên các chức năng và nhiệm vụ của Khu Bảo tồn
- Quản lý KBT dựa trên chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý ở các cấp từ trung ương đến địa phương
1.4 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Điều kiện tự nhiên
a Vị trí địa lý
- Khu vực nghiên cứu nằm trên 3 xã gồm: Xã Ngọc Khê, Phong Nặm
và xã Ngọc Côn Là 3 xã phía Bắc của huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng
Trang 24- Phía Tây của khu bảo tồn giáp Trung Quốc
Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 19,8o C Trong đó từ tháng
12 đến tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp hơn 15oC Nhiệt độ thấp nhất trong những năm qua là - 3o C Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9 có nhiệt độ trung bình 24,2oC, cao tuyệt đối là 36,3oC
Độ ẩm bình quân năm là 81 % Từ tháng 11 đến tháng 1 có độ ẩm từ 9 - 14
%
Mùa đông có gió mùa Đông Bắc (từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau) Mùa
hè có gió Nam và Đông Nam
Đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây nguyên liệu
- Thuỷ văn
Khu vực nghiên cứu gồm có hai nhánh sông chính của sông Quây Sơn bắt nguồn từ Trung Quốc tách ra chảy theo hai hướng là qua các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê và Phong Nậm
c Địa hình
Khu vực đá vôi của vùng nghiên cứu là một phần nhỏ của vùng đá vôi rộng lớn trên 1000m của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) Có thể chia vùng nghiên cứu hai khu vực theo độ cao và tính liền khối khu vực trung tâm và vùng bao quanh Khu vực trung tâm gồm dải núi phía Đông của xã Phong Nậm, phía Tây của xã Ngọc Khê, dài 7-8 km, rộng 4-5 km, thuộc hệ tầng C-Pbs (Cacbon - Pecmi Bắc Sơn) Thành phần thạch học chính là đá vôi,
Trang 25đá vôi sét hay đá vôi silic với tầng dày 650-800 m, có màu xám sáng Chi tiết hơn, các khối núi này lại chia thành các khối, dải nhỏ Giữa chúng là các địa hình thung lũng thường hẹp (khoảng vài chục đến vài trăm mét, tiếng địa phương gọi là lũng) và dài khoảng vài trăm mét đến km Một số dông, đỉnh núi cao trên 800m Khu vực bao quanh (phía Tây và Nam xã Phong Nậm, phía Đông và Nam xã Ngọc Khê), tạo thành hình vòng thúng, rộng 1-2km, bao quanh khối núi trung tâm, cách biệt với khối núi bởi 2 nhánh sông Quây Sơn Địa hình cao 500-700 m, gồm các mỏm núi đá vôi có độ cao tương đối 100-200m, với vạt tích tụ dày ở sườn và chân
Khu vực phía Nam còn có một số đồi cao 30-40m, rộng khoảng vài chục ha tại bản Phác Phìu, Đông Giao có nền đá mẹ không phải đá vôi Ảnh hưởng của địa hình - địa chất đến thực vật của khu vực thể hiện ở các mặt sau
- Lớp đá vôi dày kết hợp với địa hình cao gây trở ngại cho việc tích nước trong các tầng đá, gây nên tình trạng khô hạn của đất
- Địa hình nâng cao tạo nên sự hạ thấp của nhiệt độ, tạo điều kiện cho các loài đặc trưng cho vùng cao lạnh xâm nhập và trú ngụ Đặc biệt, các mỏm
và dông núi cao trên 800m, ngoài luôn khô hạn, nhiệt độ hạ thấp đã là nơi có
mặt của các loài thực vật lá kim như Tsuga, Pseudotsuga, Pinus, Keteleeria Ngoài ra, loài Cephalomappa sinenssis (Mạy puôn) một loài đặc trưng của
khu rừng ở khối núi trung tâm không tìm thấy ở độ cao <600m
Trang 26+ Đất thung lũng
+ Đất đỏ nâu vàng trên núi đá vôi
+ Đất đỏ vàng trên phiến sét
1.4.2 Điều kiện dân sinh, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ tầng
1.4.2.1 Dân sinh, kinh tế - xã hội
a Dân số, dân tộc, lao động
Nằm trong vùng đệm Khu bảo tồn có 28 xóm hành chính, dân số là 9.785 khẩu, 1.459 hộ gia đình Hầu hết các xóm đều nằm ngoài khu vực bảo
vệ nghiêm ngặt Mật độ dân số cao nhất tập trung tại phía Đông Nam và Tây Nam khu bảo tồn, gồm các cộng đồng người Tày và Nùng
b Kinh tế
Hoạt động kinh tế chủ yếu của người dân nơi đây là sản xuất nông nghiệp, trồng lúa ngô và chăn nuôi, thu nhập còn thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, do vậy vẫn xảy ra hiện tượng khai thác tài nguyên rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống
c Xã hội, Thực trạng giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa
Trên địa bàn 03 xã Phong Nặm, Ngọc Khê, Ngọc Côn có 05 trường học gồm 02 trường THCS, 02 trường tiểu học và 01 trường mầm non với hơn 800 học sinh Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục những năm gần đây được chú trọng đầu tư, tuy nhiên trang thiết bị giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế
Mỗi xã trên địa bàn huyện Trùng Khánh có 01 trạm y tế, hàng năm được bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác khám chữa bệnh cho người dân, các chương trình Quốc gia về y tế được triển khai đến từng thôn, xóm Tuy nhiên cơ sở vật chất và năng lực đội ngũ y tế vẫn cần phải nâng cao hơn nữa
để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân
Hàng năm được sự đầu tư từ các chương trình 134, 135… mạng lưới thông tin liên lạc tại huyện Trùng Khánh được phủ sóng rộng khắp thuận lợi cho việc trao đổi thông tin phục vụ phát triển kinh tế xã hội
Trang 271.4.2.2 Cơ sở hạ tầng
a Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực
Giao thông tại huyện Trùng Khánh có 02 tuyến đường quốc lộ: tuyến từ thị trấn đi cửa khẩu Pò Peo qua địa phận xã Khâm Thành và Đình Phong Tuyến thứ hai từ thị trấn đi thác Bản Giốc qua các xã Phong Châu và Chí Viễn Ngoài ra còn có các tuyến đường liên xã tương đối thuận tiện trong việc thông thương kinh tế Tuy nhiên nhiều tuyến đường hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng cần nâng cấp để thuận lợi cho giao thông đi lại, phát triển du lịch sinh thái và trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội
b Hệ thống giao thông đường thủy
Có sông Quây Sơn chảy qua bao quanh khu bảo tồn Trong đó: Nhánh thứ nhất (nhánh Ngọc Khê - Ngọc Côn), Nhánh thứ hai (nhánh Phong Nặm) chảy qua các xóm Đà Bè, Nà Hâu - Nà Chang, Giộc Rùng của xã Phong Nặm và chảy
về xã Ngọc Khê Hai nhánh này gặp nhau tại khu vực xóm Giàng Nốc
Do địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao bao quanh bởi sông Quây Sơn nên việc tuần tra bảo vệ rừng tại khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn
Trang 28Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Nội dung nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng quản lý, bảo vệ rừng tại Khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít
Xác định được những nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả trong công tác quản lý, bảo vệ tại KBT
Đề xuất giải pháp thực hiện phương án quản lý, bảo vệ rừng bền vững
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Quan điểm và phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Về mặt cơ sở khoa học, điểm yếu hiện nay về rừng tự nhiên là những hiểu biết còn rất hạn chế về quy luật tăng trưởng và sản lượng của các loài cây bản địa Tuy nhiên điểm yếu trong quản lý rừng dẫn đến không bền vững là
do chính sách và thể chế trong quản lý Các hệ sinh thái về mặt kỹ thuật phải được quản lý để hướng đến một cấu trúc chuẩn ở đó các mục đích quản lý rừng được đáp ứng tối ưu, các lợi ích của rừng được sử dụng liên tục, lâu dài
mà không ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của rừng Quan điểm về xã hội,
để quản lý rừng bền vững phải bảo đảm được 3 yếu tố như: Tạo sinh kế bền vững để duy trì ổn định và nâng cao mức sống của cộng đồng dân cư sống ở
Trang 29trong và gần rừng, bao gồm các khía cạnh: sự đầy đủ trong quyền sử dụng tài nguyên; hoạt động quản lý rừng phải tạo được cơ hội kinh tế để nâng cao thu nhập cho hộ gia đình; người dân địa phương có quyền tham gia đầy đủ trong các quyết định có liên quan đến đời sống của họ
2.4.2 Phương pháp kế thừa tài liệu
Các văn bản về Luật, Thông tư, Quyết định, Nghị định, Dự án, định hướng phát triển lâm nghiệp liên quan đến công tác quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng bền vững
- Các công trình nghiên cứu về quản lý rừng bền vững của các cá nhân,
tổ chức trong và ngoài nước
- Các Báo cáo điều tra về đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng Khu Bảo tồn Loài Sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- Thông tin về tài nguyên động vật, thực vật thuộc Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
- Thu thập các tài liệu về đất đai, khí hậu, thủy văn, các văn bản, tài liệu, các loại bản đồ về quản lý, bảo vệ rừng của 03 xã Phong Nặm, Ngọc Khê và Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
2.4.3 Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân
Công cụ điều tra chủ yếu là bảng các câu hỏi phỏng vấn với những câu hỏi định hướng, bán định hướng và câu hỏi mở (mẫu phụ lục 01 và phụ lục 02) Đối tượng phỏng vấn là các cán bộ kĩ thuật, Kiểm lâm địa bàn trực thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; các cán bộ của 03 xã Khu bảo tồn là Phong Nặm, Ngọc Côn và Ngọc Khê; các hộ gia đình, cá nhân thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn tham gia công tác bảo tồn; Đội tuần tra Bảo vệ rừng của Khu bảo tồn
Từ 03 xã chọn 10 hộ/xã theo phương pháp ngẫu nhiên, điển hình nhằm tiến hành điều tra phỏng vấn về tình hình tham gia công tác quản lý bảo vệ và
Trang 30tham gia trồng rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng Các công cụ sử dụng trong phương pháp này là sơ đồ VENN và SWOT
Tìm kiếm các khó khăn, vấn đề và các đề xuất về mặt tổ chức quản lý rừng, cụ thể như sau:
+ Chuẩn bị
- Giấy khổ lớn, bút, giấy màu, kéo cắt giấy
- Thành lập một nhóm 5-7 người gồm nhiều thành phần đại diện cho các
tổ chức đoàn thể và các tầng lớp nhân dân trong khu vực nghiên cứu
+ Tiến hành
- Giải thích mục đích của công cụ
- Thúc đẩy để người dân liệt kê các tổ chức từ xóm đến huyện có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá mỗi quan hệ giữa các tổ chức theo sơ đồ Venn:
Trang 31Sử dụng công cụ SWOT giúp tác giả nghiên cứu hình dung rõ nét nhất bối cảnh hiện tại và triển vọng tương lai của công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu, cụ thể:
- Mạnh (Strength): Các điều kiện, phẩm chất, nguồn nhân lực… thúc đẩy công tác quản lý bảo vệ rừng tốt hơn tại khu vực nghiên cứu
- Yếu (Weakness): Ngược lại, các yếu tố bất lợi, những điều kiện không thích hợp làm cản, ảnh hưởng tới công tác quản lý bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
- Hai thành phần trên biểu thị cho điều kiện tại chỗ và hiện thời
+ Phân tích các yếu tố bên ngoài
- Triển vọng (cơ hội) (Opportunity): Những phương hướng cần được thực hiện nhằm tối ưu hóa các điều kiện, thuận lợi, các biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra
- Rủi ro, trở ngại (Threat): Ngược lại với triển vọng những yếu tố có thể tạo ra những kết quả xấu, không mong đợi, làm hạn chế sự phát triển
+ Các bước thực hiện phương pháp SWOT tại khu vực nghiên cứu
- Xác định thành phần và số người cùng thảo luận, cung cấp thông tin ở mỗi xã Số người cho mỗi xã là 5-10 người
- Ấn định ngày giờ và địa điểm làm việc cho từng xã
- Mỗi xã ghi biên bản thảo luận trên một tờ giấy lớn có chia thành ma trận SWOT
- Giải thích rõ lý do, mục đích cần đạt được sau mỗi cuộc thảo luận Thời lượng các xã hoàn thành bảng SWOT là từ 1 đến 2 giờ Càng nhiều ý kiến tham gia càng tốt
- Tập hợp các bảng SWOT của các xã để tổng hợp thành một SWOT chung cho cả khu vực nguyên cứu
Trang 322.4.4 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu theo nội dung bằng hệ thống các bảng biểu (khí hậu thuỷ văn, sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng đất, tài nguyên rừng, quy hoạch rừng, biện pháp quản lý bảo vệ rừng ) bằng phần mềm Microsoft Excel 2010
Trang 33Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn tác quản lý bảo vệ rừng bền vững tại Khu
Bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít
3.1.1 Các tài liệu, văn bản, quy định quản lý rừng đặc dụng đang thực hiện tại khu vực nghiên cứu
3.1.1.1 Các văn bản của Trung ương
Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp;
Thông tư số 28/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020
3.1.1.2 Các văn bản của Địa phương
Quyết định số 2223/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2014 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Kế hoạch 590/KH-UBND ngày 16 tháng 3 năm 2022 của UBND tỉnh Cao Bằng về thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050
Trang 34Quyết định 415/QĐ-UBND ngày 31/3/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Cao Bằng;
Quyết định số 905/QĐ-SNN ngày 28 tháng 12 năm 2022 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023;
Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc tổ chức lại Ban quản lý khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh thành Trạm Kiểm lâm bảo vệ khu bảo tồn loài sinh cảnh Vượn Cao Vít huyện Trùng Khánh;
Quyết định chấp thuận cho tổ chức FFI Việt Nam thực hiện Dự án Bảo tồn Vượn Cao Vít tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
3.1.2 Tài liệu sử dụng
Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Uỷ ban nhân dân huyện Trùng Khánh về Quản lý, bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn loài
và sinh cảnh Vượn Cao Vít năm 2023;
Quyết định số 729/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt và tiếp nhận dự án: "Bảo tồn liên biên giới loài Vượn Cao Vít" do Quỹ Arcus Foundation tài trợ thông qua tổ chức FFI Việt Nam;
Báo cáo kết quả thực hiện dự án khôi phục và mở rộng môi trường sống cho loài Vượn Cao Vít tại khu vực giáp ranh biên giới giữa tỉnh Cao Bằng, Việt Nam và tỉnh Guangxi, Trung Quốc;
Báo cáo hoạt động của Tổ chức PRCF tại tỉnh Cao Bằng năm 2017; Báo cáo đánh giá hiện trạng đa dạng hệ sinh học, hệ sinh thái (nhằm đánh giá môi trường sống của Vượn Cao Vít)
3.1.3 Cơ sở về giá trị thực tiễn của khu vực nghiên cứu
3.1.3.1 Bảo tồn loài Vượn Cao Vít
Trang 35Trong những năm gần đây, trước xu thế ngày càng giảm mạnh về số lượng của các loài động, thực vật quý hiếm, các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ đã và đang rất nỗ lực hành động để bảo tồn nguồn gen quý hiếm của trái đất Việt Nam là một trong những nơi có nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phòng phú tuy nhiên cũng là nơi có tốc độ tàn phá thiên nhiên qua đó
đã làm giảm tính đa dạng sinh vật nhanh chóng Hiện nay, các loài linh trưởng
là đối tượng quan tâm hàng đầu trong chiến lược bảo tồn của các quốc gia và các tổ chức phi chính phủ Ở Việt Nam, có nhiều loài linh trưởng quý hiếm như Voọc mũi hếch, Vượn cao vít, Chà vá chân nâu là những loài đặc hữu của Việt Nam
Vượn cao vít (Nomascus nasutus) hiện nay chúng chỉ còn được ghi
nhận ở Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và vùng liền kề thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bang Lượng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc Khu vực bảo tồn Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh nằm trên địa bàn 3 xã Phong Nặm, Ngọc Côn và Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng với tổng diện tích gần 7.600 ha Trong đó vùng lõi 1.600 ha Về tổng quan, khu vực của khu bảo tồn là một phần nhỏ của vùng
đá vôi rộng lớn cao trên 1.000m của 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam - Trung Quốc
Từ 26 cá thể Vượn Cao Vít được phát hiện năm 2002, đến nay theo số liệu điều tra của Chi cục Kiểm lâm tháng 11 năm 2018 tại khu bảo tồn hiện nay số lượng Vượn cao vít có 22 đến 24 đàn với 130 - 136 cá thể Do quần thể Vượn cao vít sinh sống ở khu rừng nằm giữa Việt Nam và cả tỉnh Quảng Tây
- Trung Quốc nên hoạt động bảo tồn Vượn cao vít được sự quan tâm và ủng
hộ của cả tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc và tỉnh Cao Bằng - Việt Nam Theo công tác điều tra gần đây, quần thể Vượn cao vít tương đối ổn định Cấu trúc của đàn vườn có kích thước đàn phần lớn từ 5-7 cá thể với 1 cá thể đực trưởng thành, 1-2 cá thể cái trưởng thành, 1-3 cá thể nhỡ
Trang 36Đặc thù của vùng sinh cảnh Vượn Cao Vít là vùng núi đá vôi, địa hình nhiều thung lũng cao, vực sâu Các dãy núi đá vôi bị chia cắt mạnh hình thành các dốc đứng và tháp nhọn nằm rải rác ở một số thung lũng bằng và nhỏ Các loại rừng chủ yếu của Khu bảo tồn là rừng thứ sinh, khả năng tái sinh phục hồi rừng núi đá chậm
Thức ăn của Vượn Cao Vít chủ yếu các loài thuộc tầng cây cao Thức
ăn chủ yếu của chúng là các loại lá non, lá, hoa, quả của các loài cây như: Nhội, Xoan nhừ, dẻ gai, xoan rừng, sấu, đa, si, vả, sung…
3.1.3.2 Giá trị về lịch sử văn hoá
Khu bảo tồn nằm trên 3 xã Ngọc Khê, Ngọc Côn và Phong Nặm Diện tích đất canh tác sản xuất nông nghiệp hạn chế do địa hình núi đá vôi, nhiều thung lũng, khe sâu Các thung lũng là nơi canh tác nương rẫy từ lâu đời của ngưởi dân, chính vì vậy sinh cảnh của Vượn Cao Vít bị tác động rất mạnh bởi các hoạt động canh tác nương rẫy và khai thác củi do lịch sử để lại Cộng đồng sống quanh khu bảo tồn là người dân tộc Tày, Nùng, nguồn thu nhập chính là từ nông nghiệp, canh tác nương rẫy, một số hộ gia đình có nguồn thu
từ các hoạt động giao thương với Trung Quốc
Hình 01: Cánh đồng lúa tại xóm Ngọc Khê,
huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - Nguồn
số liệu tác giả
Hình 02: Dòng sông Quây Sơn tại xã Ngọc Côn, huyện Trùng Khánh - Nguồn số liệu tác giả