ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG, ỨNG PHĨ SỰ CỐ MƠI TRƯỜNG .... Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chấ
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
DANH MỤC CÁC BẢNG 5
DANH MỤC HÌNH 7
MỞ ĐẦU 8
1 Xuất xứ của dự án 8
1.1 Thông tin chung về dự án 8
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 9
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 9
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 10
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 10
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền liên quan đến dự án 12
2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM 12
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 12
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường 14
4.1 Các phương pháp ĐTM 14
4.2 Các phương pháp khác 15
Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 17
1.1 Thông tin về dự án 17
1.1.1 Thông tin chung 17
1.1.2 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 17
1.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, đất mặt nước của dự án 21
1.1.4 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường 46
1.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 49
1.2.1 Các hạng mục công trình thi công xây dựng giai đoạn này 52
1.2.3 Các hoạt động của dự án 58 1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước
Trang 4và các sản phẩm của dự án 59
1.3.1 Nguyên, nhiên, vật liệu giai đoạn xây dựng 59
1.3.2 Giai đoạn vận hành 62
1.3.3 Sản phẩm của dự án 63
1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 63
1.4.1 Quy trình công nghệ sửa chữa tàu 63
1.4.2 Quy trình công nghệ đóng mới tàu 77
1.4.3 Danh mục máy móc thiết bị của dự án 82
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 86
1.5.1 Trình tự, biện pháp thi công bến trang trí 87
1.5.2 Thi công đường bãi trong Nhà máy 88
1.5.3 Nạo vét khu nước 88
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 89
1.6.1 Tiến độ dự án 89
1.6.2 Tổng mức đầu tư 89
1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 89
Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 92
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 92
2.1.1 Điều kiện địa hình, địa chất 92
2.1.2 Điều kiện khí hậu, khí tượng 95
2.1.3 Nguồn tiếp nhận nước thải và đặc điểm chế độ thủy văn, hải văn của nguồn tiếp nhận 107
2.1.4 Điều kiện kinh tế - xã hội 110
2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 111
2.2.1 Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 111
2.2.2 Hiện trạng đa dạng sinh học 114
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 119
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 119
Chương 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 120
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng 120
Trang 53.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 120
3.1.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 149
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn vận hành 165
3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 165
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường 195
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 228
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo 229
Chương 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 232
4.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 232
4.2 Chương trình quan trắc, giám sát môi trường của chủ dự án 237
4.2.1 Quan trắc định kỳ nước thải 237
4.2.2 Quan trắc tự động nước thải 237
4.2.3 Giám sát chất thải rắn thông thường, CTNH 237
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 238
1 Kết luận 238
2 Kiến nghị 238
3 Cam kết của chủ dự án đầu tư 238
TÀI LIỆU THAM KHẢO 241
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BVMT : Bảo vệ môi trường
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
KTTV : Khí tượng thủy văn
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Ủy ban nhân dân
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc giới khu đất Dự án 17
Bảng 1.5 Nhu cầu nguyên, vật liệu phục vụ cho quá trình xây dựng 59
Bảng 1.6 Nhu cầu sử dụng dầu DO trong giai đoạn thi công 60
Bảng 1.8 Danh mục máy móc thiết bị đầu tư mới 84
Bảng 1.9 Tổng mức đầu tư Dự án 89
Bảng 1.10 Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại Nhà máy 90
Bảng 2.1 Kết quả thống kê nhiệt độ trung bình tháng theo năm của trạm Bãi Cháy 95
Bảng 2.2 Kết quả thống kê độ ẩm trung bình tháng của trạm Bãi Cháy 97
Bảng 2.3 Kết quả thống kê số giờ nắng của trạm Bãi Cháy 97
Bảng 2.4 Kết quả thống kê lượng mưa trung bình tháng của trạm Bãi Cháy 98
Bảng 2.5 Số liệu thống kê lượng bốc hơi trung bình năm trạm Bãi Cháy 99
Bảng 2.6 Vận tốc gió trung bình các tháng trong nhiều năm của trạm Bãi Cháy 100
Bảng 2.7 Loại độ ổn định khí quyển (Pasquyll, 1961) 102
Bảng 2.8 Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa đông (0C) so với thời kỳ cơ sở 104
Bảng 2.9 Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa xuân (0C) so vời thời kỳ cơ sở 104
Bảng 2.10 Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa hè (0C) so vời thời kỳ cơ sở 105
Bảng 2.11 Biến đổi của nhiệt độ trung bình mùa thu (0C) so vời thời kỳ cơ sở 105
Bảng 2.12 Biến đổi của lượng mưa mùa đông (%) so vời thời kỳ cơ sở 105
Bảng 2.13 Biến đổi của lượng mưa mùa xuân (%) so với thời kỳ cơ sở 105
Bảng 2.14 Biến đổi của lượng mưa mùa thu (%) so với thời kỳ cơ sở 106
Bảng 2.15 Biến đổi của lượng mưa mùa hè (%) so với thời kỳ cơ sở 106
Bảng 2.16 Đánh giá nguy cơ ngập lụt theo kịch bản nước biển dâng tỉnh Quảng Ninh 106
Bảng 2.17 Danh sách các loài rừng ngập mặn tại khu vực dự án và vùng kề cận 115
Bảng 3.1 Các nguồn tác động có liên quan đến chất thải 120
Bảng 3.2 Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển trong giai đoạn xây dựng 123
Bảng 3.3 Hệ số phát sinh khí thải của động cơ diesel 123
Bảng 3.4 Tải lượng chất ô nhiễm từ các phương tiện thi công của dự án 124
Bảng 3.5 Nồng độ khí thải của các máy móc, thiết bị thi công 125
Bảng 3.6 Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 125
Bảng 3.7 Tải lượng các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 126
Bảng 3.8 Độ ồn của các máy móc sử dụng trên công trường 127
Bảng 3.9 Độ ồn của các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn 129
Trang 8Bảng 3.10 Tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người 129
Bảng 3.11 Mức rung của một số thiết bị thi công điển hình (cách 10m) 131
Bảng 3.12 Mức rung của một số thiết bị thi công theo khoảng cách 132
Bảng 3.13 Hệ số phát thải của phương tiện thi công dưới nước 133
Bảng 3.14 Tính chất, nồng độ ô nhiễm trong nước thải xây dựng 135
Bảng 3.15 Thành phần, nồng độ và tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt từ quá trình xây dựng 136
Bảng 3.16 Nồng độ gia tăng TSS khi thi công bằng máy đào gầu dây 137
Bảng 3.17 Nồng độ TSS khi có thêm hoạt động của tàu hút bụng 138
Bảng 3.18 Thành phần nước mưa chảy tràn 140
Bảng 3.19 Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 142
Bảng 3.20 Nguồn phát sinh chất thải giai đoạn vận hành 165
Bảng 3.21 Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/1000km) của phương tiện vận chuyển 166
Bảng 3.22 Tải lượng khí thải phát sinh từ phương tiện vận chuyển 168
Bảng 3.23 Nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực sửa chữa tàu 168
Bảng 3.24 Tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 174
Bảng 3.25 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 174
Bảng 3.26 Nồng độ các chất có trong nước thải sản xuất của Nhà máy 176
Bảng 3.27 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn 177
Bảng 3.28 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 178
Bảng 3.29 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành 181
Bảng 3.30 Tác động của tiếng ồn đến sức khỏe con người 184
Bảng 3.31 Mức ồn gây ra từ các thiết bị sản xuất 185
Bảng 3.32 Nguy cơ xảy ra tại nạn, sự cố hàng hải 188
Bảng 3.33 Thông số kỹ thuật HTXL nước thải sản xuất 1.500m3/ngày 201
Bảng 3.34 Chất lượng nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 204
Bảng 3.35 Thông số thiết kế HTXL nước thải 206
Bảng 3.36 Hạng mục thiết bị máy móc lắp đặt của hệ thống xử lý nước thải 207
Bảng 3.37 Danh mục thiết bị phục vụ ứng phó sự cố tràn dầu 222
Bảng 3.38 Độ tin cậy của các đánh giá tác động môi trường 229
Bảng 3.39 Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 231
Bảng 4.1 Tổng hợp chương trình quản lý môi trường 232
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí các điểm mốc tọa độ giới hạn khu vực thực hiện dự án 19
Hình 1.2 Vị trí khu vực thực hiện Dự án 20
Hình 1.4 Vị trí tương đối của dự án đến các cụm dân cư xung quanh 47
Hình 1.6 Quy trình sửa chữa tàu 66
Hình 1.7 Tàu đang tiến hành khảo sát tại bến 67
Hình 1.8 Hình ảnh công đoạn phun nước áp lực cao làm sạch vỏ tàu 68
Hình 1.9 Công đoạn sơn vỏ tàu 68
Hình 1.10 Công đoạn thay tôn vỏ và các kết cấu 71
Hình 1.11 Công đoạn sửa chữa mũi và đuôi tàu 73
Hình 1.12 Công đoạn sửa chữa vùng cabin 74
Hình 1.13 Công đoạn sửa chữa phần máy, hệ trục 74
Hình 1.17 Tổ chức quản lý Nhà máy 91
Hình 2.1 Hoa gió khu vực Nhà máy Nosco Shipyard từ năm 2012 đến năm 2022 (Windy app) 102
Hình 2.2 Các cơn bão đổ bộ vào Quảng Ninh từ 1961-2018 103
Hình 3.1 Các CTNH phát sinh từ quá trình hút dầu, cặn, nước la canh 180
Hình 3.2 Sơ đồ công nghệ HTXL nước thải sản xuất công suất 1.500m3/ngày 200
Hình 3.3 Bể tự hoại 3 ngăn 203
Hình 3.4 Quy trình công nghệ HTXL nước thải sinh hoạt công suất 200m3/ngày 205
Hình 3.5 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa giai đoạn vận hành 209
Hình 3.6 Quy trình ứng phó sự cố cháy nổ 220
Hình 3.7 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu 223
Hình 3.8 Quy trình ứng phó sự cố tràn dầu khi tàu đâm va tại khu vực cầu cảng 224
Hình 3.9 Quy trình ứng phó SCTD khu nước trước cầu cảng 226
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của dự án
1.1 Thông tin chung về dự án
“Dự án đầu tư xây dựng công trình Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines” được thành lập đầu tiên theo Quyết định số 54/2008/VPHĐQT ngày 29/11/2008 bởi Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc trên cơ sở của Quyết định số 2878/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển tại xã Tiền Phong, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh Dự án được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM lần đầu tại quyết định số 231/QĐ-UBND ngày 19/01/2009 Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế khó khăn Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc đã chuyển nhượng toàn bộ dự án cho Công ty
Cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines (nay đổi tên thành Công ty Cổ phần Nosco Shipyard) theo hợp đồng chuyển nhượng số 01/HĐCN-DA ngày 28/10/2009 Năm 2010 (điều chỉnh lần 1): Hội đồng quản trị Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines có Quyết định số 106/2010/QĐ-NVSRC ngày 29/05/2010 về việc Phê duyệt dự án đã được điều chỉnh: Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco- Vinalines (điều chỉnh dự án lập năm 2008) chia dự án thành 3 giai đoạn (giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn hoàn thiện)
Vì ĐTM ban đầu không thể hoàn thiện dự án trong thời hạn 24 tháng kể từ thời điểm phê duyệt ĐTM, Đến năm 2016 Công ty Cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines đã lập lại báo cáo ĐTM và đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 19/01/2016
Tháng 5/2016: Đi vào hoạt động Giai đoạn 1 của dự án khi đã cơ bản hoàn thành các thủ tục về quy hoạch xây dựng, môi trường, PCCC, nghĩa vụ với địa phương về thuê đất đủ điều kiện sản xuất theo đúng quy định Đồng thời Nhà máy vừa tổ chức sản xuất khai thác, vừa đầu tư hoàn thiện các hạng mục còn lại của Giai đoạn 1, vừa cân đối tài chính để đầu tư tiếp giai đoạn 2
Đến năm 2017 nhận thấy tiềm năng của thị trường và năng lực sẵn có Nhà máy
đã triển khai dự án “Mở rộng, bổ sung công năng phá dỡ tàu cũ trên cơ sở vật chất của Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines”, tiến hành bổ sung hạng mục phá dỡ tàu cũ Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM tại quyết định số 2182/QĐ-BTNMT ngày 11/9/2017
Từ đó đến nay dự án đã hoàn thiện thi công xây dựng, đưa vào hoạt động một phần và đang triển khai thi công xây dựng các hạng mục còn lại Các hạng mục bảo vệ môi trường của Nhà máy đã xây dựng hoàn thiện và được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp thông báo kết quả kiểm tra vận hành thử nghiệm tại văn bản số 7990/TNMT-BVMT ngày 27/7/2021 Riêng hạng mục phá dỡ tàu cũ Công ty
Cổ phần Sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines chưa thực hiện và dự kiến sẽ không thực hiện hoạt động này này do UBND tỉnh Quảng Ninh không đồng ý chủ trương cho phá
Trang 11dỡ
Tháng 11/2017: Dự án đưa vào khai thác gặp nhiều khó khăn, nên được UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận tại văn bản số 8720/UBND-XD4 ngày 21/11/2017 về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco - Vinalines tại
xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên: Giai đoạn 1 của Dự án được triển khai trong khoảng thời gian từ 2012 đến hết năm 2017; Giai đoạn 2 của Dự án được triển khai trong khoảng thời gian từ 2018 đến hết năm 2022 Cộng thêm sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19 kéo dài, dẫn đến tiến độ Dự án đến nay vẫn bị chậm so với kế hoạch đề ra
Nay Công ty cổ phần Nosco Shipyard bắt đầu triển khai giai đoạn 2 (bổ sung 01 cầu cảng 30.0000 DWT phía thượng lưu) và thống nhất tên dự án “Đầu tư xây dựng Nhà máy Nosco Shipyard” theo giấy chứng nhận đầu tư số 6666782263 do Ban quản
lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh cấp lần đầu ngày 26/11/2009 và thay đổi lần thứ 3 ngày 6/1/2023 Giai đoạn 2 đầu tư hoàn thiện hệ thống kho bãi công nghệ, đường giao thông và hệ thống trang thiết bị công nghệ phục vụ sửa chữa và đóng mới
Đây là dự án nâng công suất thuộc mục số 12 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 30 và Khoản b Điều 35 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 dự án thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, phê duyệt
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư
- Cơ quan phê duyệt dự án: Quyết định số 106/2010/QĐ-NVSRC ngày 29/05/2010 của Công ty Cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines về việc Phê duyệt
dự án
- Cơ quan phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án: UBND thị xã Quảng Yên
“Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND thị xã Quảng Yên
về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh (lần 1) điều chỉnh Quyết định số 2878/QĐ-UBND ngày 05/9/2008 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển tại xã Tiền Phong, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh của Công ty cổ phần vận tải Biển Bắc”
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy
hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp
luật có liên quan
Hiện tại, quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến
2050 đang trong quá trình xây dựng, chưa được ban hành Do đó trong mục này báo cáo chỉ đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tỉnh, quy hoạch khu vực Dự án phù hợp với các quy hoạch phát triển đã được phê duyệt:
Trang 12- Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm
- Quyết định số 1606/QĐ-UBND ngày 30/5/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc Quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 Khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và đô thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc tại thị xã Quảng Yên;
- Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 30/01/2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu công nghiệp và cảng biển Đầm Nhà Mạc tại thị xã Quảng Yên;
2 Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1 Liệt kê các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
- Luật Giao thông đường bộ 23/2008/QH12 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2009 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XlII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013;
- Luật đất đai số 45/2013/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013
Trang 13- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/6/2014;
- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 26/5/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 24/11/2017;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 được được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/6/2020;
- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020;
số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
c) Thông tư
- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình
- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 quy định chi tiết thi hành một
số điều của luật bảo vệ môi trường
d) Quy chuẩn, tiêu chuẩn
- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh;
- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
Trang 14khí xung quanh
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27: 2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp
2.2 Liệt kê các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp
có thẩm quyền liên quan đến dự án
- Quyết định số 106/2010/QĐ-NVSRC ngày 29/05/2010 của Công ty cổ phần sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines về việc Phê duyệt dự án đã được điều chỉnh: Dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco- Vinalines;
- Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc: Thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất;
- Văn bản số 3865/CHHVN-KHĐT ngày 19/9/2016 của Cục Hàng hải Việt Nam
về việc quy mô cầu cảng, sàn nâng nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco- Vinalines;
- Văn bản số 8720/UBND-XD4 ngày 21/11/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines;
- Văn bản số 8563/UBND - QH3 ngày 15/11/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh
về việc điều chỉnh Quy hoạch chi tiết nhà máy sửa chữa và đóng mới tàu biển Vinalines tại xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên;
Nosco-2.3 Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM
- Thuyết minh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án “Đầu tư xây dựng điều chỉnh (lần 2) nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Nosco Shipyard)”
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư xây dựng điều chỉnh (lần 2) nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Nosco Shipyard)”
- Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án “Đầu tư xây dựng điều chỉnh (lần 2) nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines (Nosco Shipyard)”
- Báo cáo ĐTM dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines – giai đoạn I (điều chỉnh)”
- Báo cáo ĐTM dự án “Mở rộng, bổ sung công năng phá dỡ tàu cũ trên cơ sở vật chất của Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco – Vinalines”
3 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án do Chủ dự án – Công ty cổ phần Nosco Shipyard phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần đầu tư CM thực
Trang 15hiện
Thông tin về đơn vị lập báo cáo ĐTM:
- Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần đầu tư CM
- Đại diện: Ông Nguyễn Văn Hanh Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Số 6/5/348 Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
- Điện thoại: 0225.3722716
Danh sách các nhân sự chính tham gia thực hiện lập báo cáo ĐTM
Chủ dự án – Công ty cổ phần Nosco Shipyard
Đơn vị tư vấn - Công ty cổ phần đầu tư CM
Báo cáo ĐTM của được thực hiện với các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, thuyết minh quy hoạch chi tiết của dự án, phối hợp cùng Chủ dự án nghiên cứu và tác động môi trường sơ bộ
- Bước 2: Nghiên cứu về các điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án và khảo sát thực tế tại khu vực Dự án
- Bước 3: Thực hiện đo đạc, lấy mẫu, phân tích và đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Dự án và vùng xung quanh Thu thập, cập nhật số liệu hiện trạng môi trường (từ kết quả quan trắc giám sát môi trường đã thực hiện và các nguồn dữ liệu khác) liên quan đến dự án
- Bước 4: Thu thập, tổng hợp, xử lý số liệu thuỷ văn, hải văn để tính toán mô phỏng đánh giá mức độ lan truyền, phát tán chất nạo vét khu vực nạo vét và nhận chìm
- Bước 5: Thực hiện đánh giá, dự báo các tác động tiêu cực tới môi trường theo các giai đoạn thực hiện dự án
Trang 16- Bước 6: Xây dựng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực và phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố của dự án Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của Dự án
- Bước 7: Thực hiện tham vấn theo luật bảo vệ môi trường và theo ý kiến của Hội đồng thẩm định (nếu có)
- Bước 8: Hoàn thiện báo cáo ĐTM của Dự án
- Bước 9: Trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định báo cáo ĐTM
4 Phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1 Các phương pháp ĐTM
Để thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường cho dự án, đơn vị tư vấn sử dụng các phương pháp đánh giá chính bao gồm:
a) Phương pháp đánh giá nhanh:
Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, mức độ gây ồn, rung động phát sinh từ hoạt động của Dự án Việc tính tải lượng chất ô nhiễm dựa trên hệ số ô nhiễm từ cá nguồn tham khảo tin cậy kết hợp với công thức tính khuếch tán nguồn mặt, nguồn đường và lan truyền tiếng ồn Nội dung phương pháp này sử dụng tại Chương 3 của báo cáo
Các hệ số phát thải sử dụng trong báo cáo:
- Đối với môi trường không khí sử dụng hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP)
- Đối với tiếng ồn, độ rung sử dụng hệ số ô nhiễm của Ủy ban BVMT Mỹ và Cục đường bộ Hoa Kỳ tính toán mức độ ồn, rung của phương tiện, máy móc thiết bị thi công theo khoảng cách
- Hệ số phát thải theo tài liệu khác: lượng phát thải chất thải rắn sinh hoạt phát sinh theo Trần Hiếu Nhuệ, quản lý chất thải
Các công thức khuếch tán chất ô nhiễm áp dụng:
- Công thức tính khuyếch tán nguồn đường (Phạm Ngọc Đăng – Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1997) để dự báo nồng độ bụi, khí thải do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, ứng dụng tại Chương 3 của Báo cáo
- Công thức tính khuếch tán của nguồn mặt (Phạm Ngọc Đăng – Môi trường không khí, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1997) để dự báo nồng độ bụi, khí thải do hoạt động của máy móc thi công sử dụng dầu diezel, ứng dụng tại Chương 3 của báo cáo
- Công thức tính lan truyền tiếng ồn (Phạm Ngọc Đăng – Môi trường không khí, NXD Khoa học và kỹ thuật, 1997) để dự báo phạm vi ảnh hưởng của tiếng ồn trong quá trình thi công ứng dụng tại Chương 3 của báo cáo
b) Phương pháp liệt kê:
Dựa trên việc lập thể hiện mối quan hệ giữa tác động của Dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động nhằm mục tiêu nhận dạng các tác động môi
Trang 17trường Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình chuẩn bị, thi công Dự án Cụ thể là các bảng danh mục đánh giá nguồn tác động, các đối tượng chịu tác động trong giai đoạn thi công và hoạt động được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo
d) Phương pháp danh mục kiểm tra:
Là phương pháp liệt kê thành một danh mục tất cả các nhân tố môi trường liên quan đến hoạt động thực hiện Dự án được đem ra đánh giá
Phương pháp này được áp dụng để định hướng nghiên cứu, bao gồm việc liệt kê danh sách các yếu tố có thể tác động đến môi trường và các ảnh hưởng hệ quả khi thực hiện Dự án Từ đó có thể định tính được tác động đến môi trường do các tác nhân khác nhau trong quá trình thi công nạo vét đến hệ sinh thái, chất lượng môi trường và kinh
tế - xã hội trong khu vực và lân cận Phương pháp được áp dụng tại Chương 3 của Báo cáo
4.2 Các phương pháp khác
a) Phương pháp điều tra xã hội học (tham vấn cộng đồng):
Sử dụng khi làm việc với lãnh đạo và đại diện cộng đồng dân cư xã Tiền Phong nhằm cung cấp cho cộng đồng các thông tin cần thiết để hiểu rõ về Dự án, những tác động tiêu cực của việc thực hiện và những biện pháp giảm thiểu tương ứng; thông báo tới cộng đồng những lợi ích khi Dự án được thực hiện; tiếp thu ý kiến phản hồi của những người bị ảnh hưởng và chính quyền địa phương nơi thực hiện Dự án; điều chỉnh nội dung của báo cáo ĐTM trên cơ sở đóng góp và ý kiến của cộng đồng về Dự án để
phù hợp với thực tế tại địa phương
b) Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường:
Trước khi tiến hành thực hiện ĐTM, Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tiến hành khảo sát thực địa để xác định đối tượng xung quanh, nhạy cảm của khu vực có khả năng chịu tác động trong quá trình chuẩn bị, thi công Đồng thời trong quá trình điều tra, khảo sát hiện trường, xác định vị trí lấy mẫu môi trường làm cơ sở cho việc đo đạc các thông số môi trường nền
Ngoài ra còn khảo sát hiện trạng khu vực thực hiện Dự án về đối tượng nhạy cảm, công trình cơ sở hạ tầng; lên phương án sơ bộ và vạch tuyến thực địa trước khi tiến hành đo kiểm môi trường… Phương pháp này dùng để xác định các đối tượng tự nhiên – kinh tế xã hội có liên quan và được sử dụng trong Chương 1, 2 của báo cáo c) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm:
Trong quá trình điều tra, khảo sát hiện trường, tiến hành lấy mẫu và đo đạc các
Trang 18thông số môi trường đất, nước không khí khu vực thực hiện dự án Quá trình đo đạc và lấy mẫu được tuân thủ theo đúng các quy định hiện hành
Từ các số liệu đo đạc thực tế, các kết quả tính toán về tải lượng ô nhiễm và các
số liệu thu thập được so sánh với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường để đưa ra các kết luận về mức độ ô nhiễm môi trường do dự án gây ra Phương pháp này được
áp dụng tại chương 2 của báo cáo nhằm đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền khu vực dự án
d) Phương pháp điều tra, khảo sát:
Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng tiến hành chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi
Trang 19Chương 1 THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin về dự án
1.1.1 Thông tin chung
- Tên dự án: ĐTXD Nhà máy Nosco Shipyard
- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Nosco Shipyard
+ Địa chỉ liên hệ: thôn 4, xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh + Người đại diện: Nguyễn Lê Dũng Chức vụ: Tổng Giám đốc
+ Điện thoại: 0203 246 0599
+ Website: https://www.noscoshipyard.com
- Tiến độ thực hiện Dự án: Triển khai xây dựng trong năm 2024 đến 2025 Đầu năm 2026 đưa dự án đi vào hoạt động
1.1.2 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án
Dự án được triển khai tại bờ phải sông Chanh, thượng lưu kênh Cái Tráp thuộc địa phận xã Tiền Phong, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh có các mặt tiếp giáp:
- Phía Đông giáp sông Chanh;
- Phía Bắc và phía Tây giáp dự án Khu dịch vụ cảng biển, công nghiệp và độ thị tại khu vực Đầm Nhà Mạc;
- Phía Nam giáp với KCN và cảng Nam Tiền Phong, Đầm Nhà Mạc
Tọa độ mốc giới khu đất thực hiện dự án được thống kê trong bảng sau:
Bảng 1.1 Tọa độ các điểm mốc giới khu đất Dự án
Trang 20Tên điểm Tọa độ VN2000 Tên điểm Tọa độ VN2000
Trang 231.1.3 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, đất mặt nước của dự án
1.1.3.1 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, nước mặt của dự án
Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là là 1.024.902,5m2 đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng và rà phá bom mìn Khu đất đã được UBND tỉnh Quảng Ninh cho thuê đất tại Quyết định số 262/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 và ký hợp đồng thuê đất số 243/HĐTĐ ngày 25/5/2015; được Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Quảng Ninh cấp
02 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất với tổng diện tích là 1.024.902,5 m2đất để thực hiện dự án Trong đó:
+ Khu trong đê CY973947 ngày 13/05/2021 với diện tích 458.389 m2
+ Khu ngoài đê CY973948 ngày 13/05/2021 với diện tích 566.513,5m2
1.1.3.2 Hiện trạng sản xuất tại Nhà Máy
1.1.3.1.1 Các hạng mục công trình hiện trạng
Đã hoàn thành cơ bản công tác san lấp mặt bằng, xây dựng các hạng mục công trình như đã đăng ký giai đoạn 1, cụ thể:
Trang 26Ghi chú: Phần lớn các hạng mục công trình đã hoàn chỉnh và đi vào hoạt động, riêng C2 (khu bệ đóng và sửa chữa tàu 2) và các hạng mục công trình phụ trợ H1, H2, H3 đang trong giai đoạn xây dựng hoàn thiện
Tổng mặt bằng hiện trạng dự án được thể hiện trong hình sau:
Trang 281.1.3.1.2 Hiện trạng công nghệ khai thác cảng
Công xuất khai thác hiện trạng đạt công suất 100 lượt/năm
Nhà máy thực hiện tất cả các công tác sửa chữa đồng bộ tàu vận tải; sửa chữa lớn thân vỏ, các hệ thống động lực và điều khiển tàu; đảm bảo sửa chữa đồng bộ các
hệ thống điện, điện tử, nghi khí hàng hải và nội thất; thực hiện sửa chữa hoán cải
nghệ sửa chữa tàu tại Nhà máy được trình bày tại sơ đồ sau (quy trình công nghệ được thực hiện theo đúng báo cáo ĐTM đã được bộ phê duyệt):
Trang 30Các bước sửa chữa chính khái quát như sau: Chạy thử nghiệm, kiểm tra, lập kế hoạch tiến độ sửa chữa và tiếp nhận tàu => chuẩn bị vật tư, thiết bị phục vụ cho sửa chữa => đưa tàu vào ụ/sàn nâng => tháo rời các thiết bị đưa về các xưởng sửa chữa=> lắp đặt thiết bị sửa chữa xuống tàu (tại ụ/bệ sàn nâng) => hạ thủy/cho tàu ra
ụ => thử nghiệm => bàn giao
Theo quy trình quản lý và vận hành khai thác tàu biển, theo chu kỳ quy định của đăng kiểm, tàu biển đều phải được đưa vào các nhà máy để kiểm tra kỹ thuật
chữa, bảo dưỡng trong quá trình khai thác được thực hiện tại bến trang trí hoặc bến phao
Đối với tàu sửa chữa theo định kỳ của đăng kiểm: Tàu được đưa vào ụ sửa chữa
công nghệ từ việc khảo sát xác định mức độ hư hỏng, sửa chữa, thay thế, lắp ráp, nghiệm thu, kiểm tra, thử tải, chạy thử không tải và có tải ở cầu tàu, chạy thử đường dài, điều chỉnh và giao nhận tại cầu tàu
Các công việc hoán cải phần vỏ, máy, ống, trang thiết bị, các hệ thống… căn cứ
hồ sơ hoán cải được Đăng kiểm phê duyệt, bộ phận kỹ thuật sẽ triển khai các bản vẽ thi công, quy trình công nghệ, các bước thi công, các nguyên công chế tạo để thực hiện tại phân xưởng, sau đó lắp ráp, cân chỉnh, kiểm tra, nghiệm thu thử tải; hoàn chỉnh hồ sơ kỹ thuật trình Đăng kiểm;
Các công việc liên quan đến phần ngập nước bao gồm: Tôn vỏ, cơ cấu các két, ống hệ thống liên quan, chân vịt, bánh lái, hộp van thông biển, kẽm chống ăn mòn… được thực hiện tại ụ; các phần việc khác được thực hiện tại cầu tàu trang trí
Cụ thể nội dung công việc sửa chữa bao gồm:
1 Khảo sát tại bến
Trước khi đưa tàu vào nhà máy, chủ tàu và nhà máy căn cứ tình hình cụ thể có thể tiến hành tổ chức thử tàu tại bến hoặc đường dài để khảo sát tình trạng hoạt động của toàn bộ máy móc thiết bị và các tính năng hàng hải của con tàu
2 Đưa tàu vào ụ/sàn nâng
Sử dụng tàu lai dắt và các tời kéo để đưa tàu vào ụ/sàn nâng Các thiết bị chính gồm 01 tàu kéo đẩy 3.200CV và 2 tàu kéo lai dắt công suất 1.000CV
Căn chỉnh các đế kê tàu ở đáy và hai bên hông nhằm đảm bảo tránh biến dạng thân vỏ tàu, sau đó sử dụng tời kéo để nâng tàu lên mặt nước
3 Khảo sát tàu trên bệ sửa chữa lập hạng mục sửa chữa
Theo yêu cầu của chủ tàu đã được thống nhất trong biên bản khảo sát, có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ các công việc sau:
Trang 31- Kiểm tra chiều dày tôn vỏ, các kết cấu vỏ tàu, các tấm tôn, các kết cấu vỏ tàu mòn quá giới hạn quy phạm đăng kiểm cho phép thì thống nhất với cơ quan đăng kiểm cùng chủ tàu lập bản vẽ thay thế tôn vỏ và các kết cấu
điều kiện quyết định hạng mục sửa chữa
hạng mục sửa chữa
quyết định hạng mục sửa chữa
thiết bị thông tin dưới hầm máy; các hệ thống neo, lái, cứu sinh, cứu hỏa hệ thống ống balat, lacach, chống ô nhiễm, các hệ thống điện, điện động, trang thiết bị điện tử, nghi khí hàng hải,…
4 Làm sạch và sơn vỏ tàu
Trong nhà máy sử dụng công nghệ phun nước áp lực cao để làm sạch vỏ tàu kết hợp lao động thủ công cạo sạch gỉ, hà bám ở vỏ tàu Công nghệ làm sạch vỏ tàu bằng nước áp lực cao là chu trình khép kín từ quá trình phun làm sạch, thu hồi vật liệu đưa
về khu vực xử lý môi trường Đây là phương án công nghệ làm sạch tiên tiến hiện nay
Tùy theo đặc điểm từng khu vực cần làm sạch của tàu (thành ngoài tàu, mũi tàu, đáy tàu, sàn tàu, hầm hàng ) mà được bố trí sử dụng các thiết bị chuyên dụng nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng thiết bị, tăng năng suất làm sạch
Sau khi vỏ tàu được làm sạch, tiến hành sơn theo quy trình riêng của hãng cung cấp sơn, chiều dày màng sơn được xác định theo tiêu chuẩn kỹ thuật Trước khi tiến hành sơn các lớp sơn, tình trạng bề mặt phải được kiểm tra xác nhận bằng biên bản của nhà máy – chủ tàu – hãng sơn
Trang 325 Thay tôn vỏ và các kết cấu
Dựa vào bản vẽ thay tôn và các kết cấu cụ thể đã được thống nhất với chủ tàu
và cơ quan đăng kiểm lập quy trình công nghệ lắp ráp và hàn tỉ mỉ phục vụ thi công Dưới đây sẽ trình bày các nguyên tắc công nghệ chung của phần sửa chữa này:
a Các nguyên tắc cơ bản
Việc thay tôn và các kết cấu vỏ tàu phải tuân thủ theo các nguyên tắc:
các điều kiện phòng chống cháy nổ, phải bố trí các dụng cụ phòng chống cứu hoả và người thường trực trong quá trình thi công, phải đảm bảo có thông gió cưỡng bức và thiết bị hút khí độc khi thi công trong các hầm kín
hai bên mạn, từ đáy lên mạn rồi mới lên boong và thượng tầng để giảm biến dạng
trước với nhau sau đó mới thay tôn bao
hoàn chỉnh tờ tôn mới thay với các kết cấu và các tấm tôn khác rồi mới tiếp tục thay tiếp các tấm tôn khác tiếp theo Trường hợp phải thay cả tôn bao và các kết cấu, hoặc thay cả phân đoạn phải có quy trình đảm bảo chống biến dạng
chỉ chất lượng
đăng kiểm
Trang 33Trong sửa chữa ta thường gặp các khu vực thường phải thay tôn bao là:
Đáy đôi
Khu vực mạn tàu vùng mớn nước thay đổi
Khu vực chân các vách ngăn trong hầm hàng và ca bin
Tôn mép boong, tôn mép mạn
Khu vực mũi tàu (thường do va chạm)
Khu vực đuôi tàu
b Sửa chữa khu vực đáy đôi
Trình tự sửa chữa phần vỏ khu vực đáy đôi như sau:
công các tấm tôn cong
cắt tẩy để giữ nguyên các kết cấu, các tấm tôn không phải thay thế, đảm bảo điều kiện thông thoáng khi phải thao tác trong hầm kín
Trang 34+ Hàn đà ngang, đà dọc và các kết cấu với nhau
thử tàu, kiểm tra bằng siêu âm
ý hàn phía trong vỏ tàu trước để việc dũi mép đường hàn mặt đối diện được thuận tiện)
nén
siêu âm và chụp X - quang
c Sửa chữa khu vực mạn tàu
Các bước công nghệ sửa chữa mạn tàu được thực hiện như sau:
Vệ sinh sạch sẽ khu vực phải cắt thay
Trang 35Cắt tẩy các sườn, sống dọc mạn phải thay thế
Thay các sườn, sống dọc (chú ý cắt thay từng chi tiết một)
Hàn các sườn và sống dọc với nhau
Cắt tẩy tôn mạn
Gia công các tấm tôn mạn (đối với các tấm tôn mạn cong phải bẻ dưỡng để kiểm tra)
Lắp ráp tôn mạn vào vị trí
Hàn tôn mạn với các kết cấu
Hàn tôn mạn với các mép tôn phụ cận, hàn phía trong trước sau đó dũi mép đường hàn bằng mỏ dũi dùng khí nén sau đó hàn mặt ngoài
Kiểm tra chất lượng đường hàn
Trường hợp phải thay cả phân đoạn mạn, có thể gia công và lắp ráp hoàn chỉnh cả phân đoạn mạn trong xưởng, sau đó cẩu chuyển ra lắp ráp tại tàu tương tự như công nghệ thay thế cả phân đoạn khối đáy đôi Cần lưu ý hàn văng chống biến dạng khu vực cắt thay
d Sửa chữa khu vực mũi và đuôi tàu
Phía mũi và đuôi tàu có tuyến hình phức tạp Trong quá trình khai thác phương
tiện do bị va chạm nên khu vực này hay bị hư hỏng
Trường hợp phải sửa chữa thay thế cục bộ, có công nghệ thực hiện như sau:
Cắt tẩy tôn bao
Cắt tẩy các kết cấu bên trong
Gia công dưỡng tôn, dưỡng các kết cấu
Gia công tôn và các kết cấu
Lắp ráp và hàn các kết cấu
Lắp ráp và hàn tôn bao với các kết cấu
Hàn nối tôn bao phía trong
Dũi mép đường hàn tôn bao phía ngoài
Hàn đường hàn tôn bao phía ngoài
Kiểm tra đường hàn tôn bao
Nếu tổng đoạn mũi hoặc lái hư hỏng nặng phải thay thế có thể cắt bỏ cả tổng đoạn
bị hỏng, gia công, lắp ráp hoàn chỉnh tổng đoạn trong phân xưởng sau cẩu chuyển đưa
ra lắp ráp ngoài ụ theo các bước công nghệ như sau:
Trang 36Phóng dạng tổng đoạn: Vẽ tuyến hình, khai triển tôn bao và các kết cấu, đóng dưỡng mẫu phục vụ lấy dấu hạ liệu chi tiết, gia công tôn và khung xương
Gia công tôn bao
Gia công các chi tiết kết cấu, lắp ráp và hàn các kết cấu khỏe
Lắp ráp và hàn hoàn chỉnh tấm phẳng boong (hoặc sàn)
Lắp ráp tổng đoạn theo phương pháp lắp úp để đỡ tốn kém làm bệ khuôn (vì là sản
suất đơn chiếc):
+ Trải tấm phẳng boong (hoặc sàn)
+ Lấy dấu vị trí xà ngang, xà dọc, các vách trên tấm phẳng boong
+ Hàn nối các vách, các kết cấu với tôn boong
+ Lắp ráp tôn bao ngoài
+ Hàn nối tôn bao ngoài với nhau
+ Hàn nối tôn bao ngoài với các kết cấu
+ Hoả công tổng đoạn, lấy dấu, cắt lượng dư tổng đoạn
+ Kiểm tra chất lượng đường hàn và kiểm tra tổng đoạn
Cẩu chuyển tổng đoạn ra vị trí, điều chỉnh, cắt lượng dư đấu nối
Hàn các kết cấu với các kết cấu phụ cận
Hàn nối tôn bao với tôn bao phụ cận (hàn phía trong trước, phía ngoài sau)
Kiểm tra chất lượng đường hàn theo các bước tương tự như đã nêu ở trên
e Sửa chữa boong tàu
Trang 37Khu vực boong tàu phải sửa chữa, nếu trên đó có lắp đặt các thiết bị trên boong thì trước khi tiến hành sửa chữa, phải tháo chuyển toàn bộ thiết bị đó lên xưởng để bảo dưỡng và bảo quản
Công nghệ sửa chữa phần boong nhìn chung đơn giản hơn các khu vực khác Trình tự công nghệ sửa chữa được thực hiện theo các bước:
+ Cắt tẩy và thay các xà ngang, xà dọc boong
+ Cắt tẩy các tấm tôn phải thay
+ Lắp ráp tôn boong
+ Hàn tôn boong với các kết cấu
+ Dũi mép đường hàn phía trên mặt boong
+ Hàn hoàn chỉnh tôn boong
+ Kiểm tra chất lượng đường hàn
Trong trường hợp nếu phải thay cả phân đoạn boong, cũng có thể thực hiện theo công nghệ:
+ Cắt rời phân đoạn tôn boong phải thay
+ Gia công và lắp ráp hoàn chỉnh phân đoạn boong trong phân xưởng
+ Lắp ráp phân đoạn boong ngoài đà
f Sửa chữa vùng ca bin
Công việc thay tôn và các kết cấu vùng ca bin thực hiện theo công nghệ tương tự như công nghệ sửa chữa boong và mạn, chỉ có điều phía trong ca bin lắp đặt rất nhiều các thiết bị thông tin liên lạc, các hệ thống điện, ống nước vệ sinh, sinh hoạt, các lớp cách nhiệt, các thiết bị nội thất rất phức tạp
Để thay tôn và các kết cấu khu vực này, trước hết phải tháo dỡ:
Toàn bộ các thiết bị
Cáp điện
Các đường ống
Bộ cách nhiệt
Toàn bộ trang bị nội thất bên trong sau đó mới thực hiện phần sửa chữa
Sau khi lắp ráp và hàn hoàn chỉnh các kết cấu thép, phải tiến hành thử tính kín của tôn boong thượng tầng và các vách đảm bảo an toàn, sơn chống rỉ đủ các nước sơn mới được lắp trả lại các thiết bị và trang bị nội thất đã tháo trước
Trang 38Phải đặc biệt đề phòng cứu hoả trong quá trình hàn, cắt khu vực ca bin vì ở đây có rất nhiều vật liệu dễ cháy
6 Sửa chữa phần máy - hệ trục
Theo hạng mục sửa chữa công việc sửa chữa máy có thể bao gồm: Bảo dưỡng hay sửa chữa máy chính, máy phụ trên cơ sở thay mới, nắn chỉnh, gia công phục hồi các chi
tiết, ổ đỡ, bạc lót, hệ trục chân vịt, bánh lái; rà làm phẳng các mặt máy, làm khít các van, làm nhẵn các bề mặt ổ đỡ, bạc lót và xi lanh có đường kính lớn
Các chi tiết, thiết bị sẽ được gia công sửa chữa tại các phân xưởng sau đó đưa
xuống tàu lắp ráp
Theo yêu cầu của đăng kiểm các phần máy móc sửa chữa hoặc thay mới sẽ được tiến hành cùng với việc sửa chữa phần vỏ
7 Sửa chữa đường ống, các hệ thống ống
Các đường ống hư hỏng được kiểm tra ngay từ khi tàu vào bến Các đường ống, các đầu nối, các van được thay mới hoặc sửa chữa cùng với việc sửa chữa phần vỏ hoặc
tiến hành sau khi hoàn thiện phần sửa chữa vỏ
Các công việc sửa chữa, gia công các hệ thống ống được thực hiện trong phân xưởng và lắp đặt lên tàu
8 Sửa chữa, gia công các chi tiết phi kim loại
Các công việc sửa chữa điện, điện tử, sửa chữa mộc được sửa chữa đồng thời với việc sửa chữa vỏ, máy khi tàu trong ụ và hoàn thiện sau khi hạ thuỷ tàu
9 Chuẩn bị hạ thuỷ tàu/cho tàu ra ụ
Trang 39Phần tôn vỏ sau khi tiến hành thay các tấm tôn và các kết cấu phải tiến hành thử kiểm tra đường hàn và tính kín của các két, các hầm và toàn bộ vỏ tàu
Kiểm tra chất lượng đường hàn qua các bước:
Kiểm tra bằng mắt thường và đo kích thước các mối hàn;
Kiểm tra tính kín đường hàn bằng phương pháp quét vôi thử dầu;
Kiểm tra chất lượng đường hàn bằng máy siêu âm;
Kiểm tra đường hàn bằng máy X – quang;
Kiểm tra tính kín đường hàn bằng phương pháp quét vôi thử dầu;
Kiểm tra chất lượng đường hàn bằng máy siêu âm;
Kiểm tra đường hàn bằng máy X – quang;
Sau khi các bước kiểm tra nêu trên đạt kết quả yêu cầu, tiến hành thử tính kín của các két, các khoang, ống bao trục chân vịt, hệ ống và hòm van thông biển bằng biện pháp đổ nước với áp lực tương ứng với yêu cầu của quy phạm đăng kiểm (có thể thử kín bằng khí nén với áp suất tương ứng)
Phần sơn: Kiểm tra đủ các lớp sơn và chiều dày của các lớp sơn theo quy định
Phần máy: Lắp ráp hoàn chỉnh hệ trục chân vịt, hệ thống lái, hệ thống van thông
biển, hệ thống neo và chằng buộc
Kết thúc các công việc trên tiến hành đưa tàu ra sàn nâng và hạ thủy tàu, đưa tàu vào cập bến trang trí
10 Hoàn thiện các phần không ngâm nước
Sau khi hạ thuỷ, tàu được cập vào cầu tàu Tại đây phần việc còn lại buộc phải thực hiện tại bến hoặc kiểm tra, sửa chữa phần không ngâm nước của tàu chưa làm
Các hạng mục sửa chữa phần vỏ, máy được kiểm tra chất lượng (KCS), đăng kiểm
12 Nghiệm thu, chạy thử
Căn cứ vào các biên bản kiểm tra nghiệm thu từng phần tiến hành kiểm tra, nghiệm thu tổng thể toàn bộ các hạng mục đã sửa chữa dưới sự giám sát của cơ quan
Trang 40đăng kiểm và chủ tàu Nếu tàu sửa chữa phần máy thì tuỳ theo yêu cầu của đăng kiểm chạy thử máy chế độ tải và thời gian quy định
Thử tại bến (chế độ buộc tàu)
Thử đường dài, hiệu chỉnh la bàn
13 Bàn giao tàu
Phòng Kỹ thuật - Công nghệ - Kiểm tra chất lượng hoàn thiện hồ sơ hoàn công của tàu; Phòng Kế hoạch - Thị trường chuẩn bị đủ hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kinh tế bàn giao cho chủ tàu
1.1.3.1.3 Danh mục máy móc thiết bị hiện có tại cảng
Máy móc thiết bị hiện có tại Nhà máy:
TT Tên máy móc thiết bị Thông số kỹ thuật Xuất xứ Số lượng
Hệ thống dầm sàn nâng tàu 223.5x35m-27.555T Cty 189 1
Đường dịch chuyển chung 319,6m – 3x6x - 6ray BQLDA Nosco 1
Bệ sửa chữa 30.000 DWT 186,6m 4ray – 6x3x6m - BQLDA Nosco 1
Bệ sửa chữa 30.000 DWT 186,6m 4ray – 6x3x6m - BQLDA Nosco 1
Bệ sửa chữa 50.000 DWT 225,6m – 3x6m - 6ray BQLDA Nosco 1 Đường dịch ngang 200,0m - 52 ray BQLDA Nosco 1
Xe triền dọc keel 3.510x1.350x1.774 m Cty 189 1
Xe triền dọc hông 16.640x1.350x1.774 m Cty 189 1
Xe dịch chuyển ngang 186,64x21,85x1,45 m Cty 189 1