Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án kh
Trang 1BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Của dự án
“Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công
nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1”
Địa điểm: xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang, tháng 12 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
MỞ ĐẦU 1
1 Xuất xứ của Dự án 1
1.1 Thông tin chung về Dự án 1
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư 2
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan 3
2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 9
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 9
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án 15
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 15
3 Tổ chức thực hiện ĐTM 16
3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án 16
3.2 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM 17
3.3 Phạm vi đánh giá tác động môi trường 19
4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 19
5 Tóm tắt chính của báo cáo ĐTM 22
5.1 Thông tin chung về Dự án 22
5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động dự án 23
5.2.2 Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 23
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 25
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án 29
5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ Dự án 34
1.1 Thông tin chung về Dự án 36
1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 50
1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 65
Trang 41.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 73
1.5 Biện pháp tổ chức thi công 76
1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 81
CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 83
2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 83
2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 99
2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 102
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 103
3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 103
3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn Dự án khi đi vào vận hành 160
3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 212
3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 214
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 217
CHƯƠNG 5 218
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 218
5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án 218
5.2 Chương trình giám sát môi trường của Dự án 229
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 233
I Kết luận 233
II Kiến nghị 234
III Cam kết của chủ dự án 234
TÀI LIỆU THAM KHẢO 236
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 1 Tọa độ khép góc ranh giới dự án (theo hệ tọa độ VN2000) 37
Bảng 1 2 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất (theo phân loại đất thông tư 04/2022/TT-BXD của bộ xây dựng) 39
Bảng 1 3 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất (phân loại đất theo quy định tại Điều 9 Luật Đất đai và thông tư số 08/2024/TT-BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường) 40
Bảng 1 4 Tổng hợp cơ cấu quy hoạch sử dụng đất 45
Bảng 1 5 Thống kê chi tiết sử dụng đất của dự án 47
Bảng 1 6 Dự kiến các ngành nghề thu hút đầu tư KCN Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 49
Bảng 1 7 Khối lượng hạng mục giao thông 53
Bảng 1 8 Nhu cầu cấp nước cho Dự án 54
Bảng 1 9 59
Bảng 1 10 Khối lượng hạng mục thông tin liên lạc 60
Bảng 1 11 Khối lượng nguyên, vật liệu xây dựng Dự án 66
Bảng 1 12 Danh mục thiết bị, máy móc thi công chính và nhiên liệu sử dụng phục vụ thi công dự án 68
Bảng 1 13 Bảng tổng hợp nhiên liệu chính phục vụ thi công dự án 69
Bảng 2 1 Biến trình nhiệt độ không khí qua các năm (đơn vị oC) 85
Bảng 2 2 Độ ẩm tương đối trung bình trong năm (đơn vị %) 86
Bảng 2 3 Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (đơn vị: Giờ) 86
Bảng 2 4 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (đơn vị mm) 87
Bảng 2 5 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 92
Bảng 2 6 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt 93
Bảng 2 7 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước ngầm 96
Bảng 2 8 Kết quả phân tích chất lượng đất 98
Bảng 2 9 Các đối tượng chịu tác động bởi dự án 99
Bảng 3 1 Đối tượng và phạm vi tác động trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án 103 Bảng 3 2 Ước tính tải lượng bụi phát sinh từ hoạt động san nền mặt bằng 112
Bảng 3 3 Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện giao thông thải ra 113
Bảng 3 4 Tải lượng ô nhiễm của các phương tiện giao thông 114
Bảng 3 5 Nồng độ chất ô nhiễm do hoạt động phương tiện giao thông thải ra theo khoảng cách x(m) 115
Trang 6Bảng 3 6 Bảng tính toán khối lượng và số lượt vận chuyển nguyên, vật liệu thi công
toàn bộ dự án 116
Bảng 3 7 Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án thải ra 116
Bảng 3 8 Dự báo sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án 116
Bảng 3 9 Dự báo nồng độ bụi phát tán trong không khí do quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng 118
Bảng 3 10 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong nhiên liệu dầu diesel 119
Bảng 3 11 Dự báo nồng độ khí hàn phát sinh trong giai đoạn xây dựng 120
Bảng 3 12 Bảng tổng hợp tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 122
Bảng 3 13 Khối lượng nguyên liệu sơn sử dụng 122
Bảng 3 14 Nồng độ ô nhiễm từ hoạt động sơn 123
Bảng 3 15 Ảnh hưởng của VOC 123
Bảng 3 16 Nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 124
Bảng 3 17 Thành phần một số CTNH phát sinh trong quá trình xây dựng 127
Bảng 3 18 Mức độ ồn của các thiết bị trong giai đoạn xây dựng 129
Bảng 3 19 Độ ồn của các thiết bị xây dựng chính theo khoảng cách (dBA) 130
Bảng 3 20 Mức ồn cho phép theo thời gian tại nơi làm việc 131
Bảng 3 21 Mức đồ tiếng ồn ảnh hưởng đến con người 132
Bảng 3 22 Mức độ gây rung của một số máy móc xây dựng 133
Bảng 3 23 Kết quả dự báo Mức độ gây rung do hoạt động của máy móc xây dựng 133 Bảng 3 24 Thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh di động 142
Bảng 3 25 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong giai đoạn vận hành 168
Bảng 3 26 Dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động giao thông 169
Bảng 3 27 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 170
Bảng 3 28 Tính toán lưu lượng nước thải tại Dự án 173
Bảng 3 29: Đặc trưng nước thải của một số ngành nghề trong KCN 174
Bảng 3 30 Chất lượng nước thải ngành sản xuất linh kiện điện tử 174
Bảng 3 31 Thành phần và tính chất nước thải của ngành sản xuất hàng tiêu dùng - chế biến thực phẩm 175
Bảng 3 32: Tác động của các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải một số ngành đầu tư vào Khu công nghiệp 176
Trang 7Bảng 3 33: Thành phần và tính chất của chất thải nguy hại 181Bảng 3 34: CTNH phát sinh từ hoạt động của khu điều hành KCN, TXLNT tập trung
và duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 182Bảng 3 35 Mức ồn của các loại xe cơ giới hoạt động trong KCN 184Bảng 3 36 Kích thước các bể xử lý 202Bảng 3 37 Tổng hợp các công trình xử lý môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường 213 Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 220
Trang 8
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 3 Sơ đồ các hoạt động chính của Dự án kèm dòng thải 75
Hình 3 2 Hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải xây dựng 143
Hình 3 4 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Dự án 214
Trang 9DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATLĐ : An toàn lao động BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ Môi trường
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NĐ-CP : Nghị định Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Xuất xứ của Dự án
1.1 Thông tin chung về Dự án
Huyện Yên Dũng là huyện trung du, nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 10 km Có hệ thống giao thông thuận lợi về cả đường bộ
và đường sông, mạng lưới giao thông đường bộ chính của huyện Yên Dũng gồm 02 tuyến Quốc lộ: Tuyến Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; Quốc lộ 17 mới nâng cấp; 03 tuyến đường tỉnh gồm: ĐT398, ĐT299 và ĐT293, ngoài đường bộ, tuyến đường sông Thương
và sông Cầu cũng là tuyến quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Dũng,
là điều kiện thuận lợi cho huyện Yên Dũng thông thương với các trung tâm kinh tế lớn
ở đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc
Trong những năm vừa qua, Chính phủ, các Bộ, Ngành ở trung ương và UBND các cấp đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển Chính vì vậy mà trong thời gian qua trên địa bàn huyện Yên Dũng đã thu hút được nhiều dự án đến đầu tư xây dựng, sản xuất kinh doanh với số vốn đăng ký đầu tư nên đến hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho công nhân lao động tại địa phương Từ một huyện trước đây chủ yếu là nông nghiệp, nay công nghiệp, TTCN đã phát triển mạnh Các doanh nghiệp phát triển đã làm cho cơ cấu kinh tế của huyện chuyển đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo và thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương ngày càng phát triển
- Khu công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Yên Lư đã được tích hợp vào định hướng phát triển các khu công nghiệp tại Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 với tổng diện tích khu công nghiệp khoảng 600ha và phần đô thị dịch vụ gắn liền với khu công nghiệp khoảng 60ha, hướng tới mục tiêu xây dựng một trung tâm công nghiệp hiện đại và bền vững Ngày 23/02/2021 Thủ tướng chính phủ đã ban hành văn bản số 216/TTg-CN đồng ý bổ sung KCN Yên Lư (377ha) vào đề án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- Đến nay dự án KCN Yên Lư đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng 1/2000, trong đó chia thành các giai đoạn cụ thể, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong quá trình triển khai Tại quyết định số 706/QĐ-UBND ngày 16/7/2021 UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt QHPK xây dựng KCN Yên Lư với diện tích đất công nghiệp 377ha, và đã có quyết định thành lập KCN tại quyết định số 29/QĐ-UBND ngày 12/01/2022
- Đối với phần mở rộng, UBND tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định số UBND ngày 11/4/2023 Phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng), huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/ 2.000) với diện tích 204,85ha Đồng thời ngày 12/7/2024 Thủ tướng chính phủ cũng đã ban hành Quyết định
Trang 11369/QĐ-số 636/QĐ-TTg về Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang với diện tích
là 119,83ha và đã được
- Như vậy, để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo cho dự án đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp trên thì việc lập Đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn I là rất cần thiết và cấp bách; nhằm đảm bảo tính pháp lý, giải quyết các vấn đề về sử dụng đất và ranh giới quy hoạch Đồ án Quy hoạch chi tiết sẽ từng bước cụ thể hóa các định hướng phát triển của Quy hoạch tỉnh Bắc Giang, Quy hoạch chung đô thị thành phố Bắc Giang và Quy hoạch phân khu khu công nghiệp Yên
Lư (phần mở rộng); đồng thời tạo cơ sở hoàn thiện thủ tục pháp lý cho việc triển khai xây dựng hạ tầng, thu hút các dự án đầu tư vào KCN theo định hướng phát triển các KCN của cả nước, từ đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển cho kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang
Dự án có tổng diện tích quy hoạch là 119,83ha trong đó có 96,41 ha đất chuyên trồng lúa nước (lúa 02 vụ) Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Mục 7 Phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm c và điểm d khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai)
Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Nghị định
số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 (sau đây gọi là Dự án) để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, nhóm A,
dự án đầu tư xây dựng mới
1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ
- Cơ quan cấp phê chứng nhận đầu tư của Dự án: Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc
Giang
Trang 12- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan
hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan
* Đánh giá sự phù hợp với chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đế năm 2050 nêu
rõ mục tiêu như sau:
Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn
đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn
sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần năng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảm đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước Với tính chất khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1là khu công nghiệp hỗ trợ đa ngành, có công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường =>
Do đó, việc Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 là phù hợp với mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
* Đánh giá sự phù hợp Dự án với quy hoạch tổng thể quốc gia
Tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, định hướng phát triển vùng và liên kết vùng đối với Vùng trung du và miền núi phía Bắc
là phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng Tập trung xây dựng vành đai công nghiệp Bắc Giang - Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Phú Thọ trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng cả vùng
Tại khoản 1 Điều 7 Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội
về Quy hoạch tổng thể Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 quy định định hướng phát triển và phân bố không gian các ngành quan trọng, trong đó, tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của nền kinh tế, trong đó có công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp công nghệ số, công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, nhất là điện tử, sản xuất chip bán dẫn, công nghiệp sinh học Chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp Đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Phát triển các ngành công nghiệp xanh, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, sản xuất sạch hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; phát triển các khu công nghiệp sinh thái và
Trang 13giảm dần các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp có nguy
cơ ô nhiễm môi trường cao
Trên cơ sở đó, Tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 147-NQ/TU cúa Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2030 nhằm tăng cường thu hút các nhà đầu tư chiến lược, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư nhằm nâng cao tỷ lệ lắp đầy các khu công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội Mặt khác, tại Đề án Quy hoạch phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 thì định hướng thu hút đầu tư phát triển công nghiệp như:
- Điện tử các loại và linh kiện, cơ khí phục vụ sản xuất ô tô, xe máy, tham gia cụm tương hỗ điện tử, cơ khí vùng Hà Nội
- Công nghiệp dệt may để tận dụng lợi thế về lao động cũng như khả năng phát triển; đồng thời thu hút doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu, phụ liệu trong bối cảnh tham gia hiệp định mới
- Các sản phẩm như nông, lâm sản như vải thiều, gà đồi, rau sạch, đồ gỗ…Từng bước xây dựng cụm tương hỗ quả nhiệt đới của thị trấn Chũ; phát triển công nghiệp chế biến gắn với phát triển ổn định vùng nguyên liệu
- Công nghiệp hóa chất, sản xuất điện: Tiếp tục phát triển để tận dụng nhà máy điện hiện có và có nguồn nguyên liệu; duy trì công suất nhà mày nhiệt điện Sơn Động
- Tiểu thủ công nghiệp: Phát triển làng nghề chế biến nông sản, thủ công mỹ nghệ gắn với công tác bảo tồn, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
- Vật liệu xây dựng: (gồm gạch tuynel, cát, sỏi, xi măng): Tiếp tục khai thác sỏi, cát theo quy hoạch đáp ứng một phần nhu cầu trong tỉnh; đổi mới công nghệ sản xuất gạch, xi măng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Và ngành công nghiệp trọng điểm ưu tiên phát triển bao gồm:
- Ngành chế tạo linh kiện và thiết bị điện tử; linh kiện và thiết bị điện, trong đó ưu tiên sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính thương hiệu Việt Nam, điện thoại di động, linh kiện điện tử phục vụ sản xuất và xuất khẩu; gia công lắp ráp các chi tiết linh kiện, điện tử, cơ khí có thể được vào khu vực nông thôn (thông qua hoạt động chương trình khuyến công, chương trình phát triển công nghiệp
hỗ trợ);
- Cơ khí chế tạo máy móc thiết bị và gia công kim loại, trong đó tập trung các ngành sản xuất khuôn mẫu cho công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp ôtô; xe máy; máy động lực; máy nông nghiệp; máy móc sử dụng trong công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản;
- Phát triển nhanh ngành công nghiệp sản xuất phần mềm Đây là một trong số các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao nhất, tạo giá trị gia tăng lớn và không tiêu tốn tài nguyên, năng lượng cũng như không gây ô nhiễm môi trường;
- Phát triển các ngành công nghiệp hóa dược, dược phẩm, công nghiệp sản xuất ứng dụng công nghệ cao như công nghệ nano, công nghệ sinh học;
- Phát triển ngành công nghiệp chế biến NLTS phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đặc biệt là phục vụ cho vùng Thủ Đô và xuất khẩu với chất lượng đạt tiêu
Trang 14chuẩn quốc tế để nhằm đến các thị trường Nhật Bản, Châu Mỹ, EU, ASEAN và một số thị trường khác
Ngày 11/4/2023, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Quyết định số UBND về việc Phê duyệt Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Yên
369/QĐ-Lư (phần mở rộng), huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (tỷ lệ 1/2.000) Theo đó, tính chất của khu công nghiệp là: khu công nghiệp tổng hợp đa ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp không gây ô nhiễm Trong đó thu hút các ngành công nghiệp theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh, cụ thể: công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng; công nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí, lắp ráp chế tạo máy, tự động hóa; Các ngành công nghiệp có công nghệ sạch, công nghệ cao và thân thiện môi trường như: công nghiệp tin học, phần mềm; công nghiệp chế biến sâu nông thủy sản, thực phẩm đồ uống; công nghiệp dược, thiết bị y tế, công nghiệp thủ công mỹ nghệ; công nghiệp hỗ trợ; Logistics, kho vận Do vậy, việc đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng), huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia
* Đánh giá sự phù hợp của Dự án với một số quy hoạch ngành quốc gia:
Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 có quy mô 119,83 ha Phạm
vi của Dự án KCN nằm tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
Về quy hoạch giao thông:
Hệ thống giao thông dự án kết nối đối ngoại: Khu công nghiệp được kết nối trực tiếp với đường Tỉnh 398 (ĐH.5B) bắt đầu từ xã Cảnh Thụy và kết thúc đê Tả Cầu - Ba Tổng Dự án không có điểm giao cắt với các tuyến đường cao tốc, quốc lộ, đường sắt, đường biển, đường thủy Do đó, khu vực dự án không ảnh hưởng đến Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021; Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa tại Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021
Về quy hoạch tài nguyên nước:
Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) đã được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng, tỷ lệ 1/2000 tại Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 11/4/2023, theo quy hoạch được duyệt, phương án cấp nước cho Dự án lấy từ sông Cầu phía Nam dự án thông qua trạm bơm cấp 1 và tuyến ống dẫn nước thô về nhà máy
xử lý nước sạch có quy mô công suất dự kiến khoảng 10.400 m3/ngđ Kết hợp với việc mua nước từ các nhà máy nước hiện có của địa phương nhằm đáp ứng hoạt động của khu công nghiệp Đến nay, phương án cấp nước được tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022
Trang 15Do vậy, việc cấp nước cho KCN Yên Lư (phần mở rộng) không ảnh hưởng đến Quy hoạch tài nguyên nước tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022
* Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030
Trong quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 27/02/2022, trong đó KCN - Đô thị - Dịch vụ Yên Lư với diện tích nằm trên địa bàn huyện Yên Dũng, bao gồm 02 khu công nghiệp, cụ thể:
- Khu công nghiệp Yên Lư (377ha): Đã được chấp thuận chủ trương đầu tư
- Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng): 223ha, trong đó, Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1” với diện tích 119,83 ha
Như vậy, việc đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án Đầu tư xây dựng
và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) là phù hợp với Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
* Đánh giá sự phù hợp với kế hoạch sử dụng đất
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 tỉnh Bắc Giang đã thông qua tại nghị quyết
số 29/NQ-HĐND tỉnh Bắc Giang ngày 04/10/2022, trong đó phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất KCN Yên Lư (phần mở rộng), huyện Yên Dũng là 70ha
Trong đề xuất này, nhà đầu tư chủ trương phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 (2023-2026)
có diện tích 119,83ha, trong đó dự kiến giao đất thực hiện dự án giai đoạn 2023-2025 là 70ha đảm bảo phù hợp với kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 tỉnh Bắc Giang nêu trên Sau năm 2025, nhà đầu tư tiếp tục làm việc với địa phương về kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2026-2030 để bố trí cho dự án
* Đánh giá sự phù hợp với các quy hoạch khác có liên quan
Ngày 06/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 768/QĐ-TTg về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó điều chỉnh, bổ sung thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên và Bắc Giang Theo Quy hoạch Vùng Thủ đô Hà Nội, Bắc Giang được xác định
là phát triển trục không gian công nghiệp - đô thị kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn
Theo Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng Quảng Ninh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 98/2008/QĐ-TTg ngày 11/7/2008, Bắc Giang được xác định phát triển công nghiệp dọc theo tuyến trục hành lang kinh tế Bắc Ninh - Bắc Giang
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 269/QĐ-TTg ngày 02/3/2015, trong đó đã xác định đưa Bắc Giang trở thành tỉnh công nghiệp
Trang 16Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang phù hợp với chính sách phát triển công nghiệp tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03/9/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của
Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu tổng quát là “đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong
đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại” Đồng thời, định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang phù hợp với Nghị quyết số 115/NQ-CP ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ ở các cấp, các ngành Khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn mở rộng liên kết, hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh với các đối tác trong nước và nước ngoài có quy mô lớn, trước mắt tập trung vào các nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tạo nguồn lực lớn về vốn đầu tư, đồng thời tận dụng các cơ hội chuyển giao, đổi mới công nghệ, 3 tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Kế hoạch số 54- KH/TU ngày 09/10/2018 về chiến lược phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035; theo đó, kế hoạch
đưa ra mục tiêu là “Huy động mọi nguồn lực để phát triển công nghiệp nhanh, bền vững;
tiếp tục là động lực chính thức thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của tỉnh, trở thành nền tảng kinh tế và quyết định sự phát triển nhanh, toàn diện, vững chắc của địa phương Phấn đấu đến năm 2030, Bắc Giang là một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực” và nhiệm vụ, giải pháp chính là “Mở rộng không gian phát triển công nghiệp, trọng tâm là xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp”, “Định hướng và quy hoạch phát triển ngành công nghiệp trọng tâm, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp như: Công nghiệp cơ khí chế tạo; công nghiệp điện tử; công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm; công nghiệp dệt may, da-giày; công nghiệp khác ”
Vì vậy, việc phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang nói chung và quy hoạch thành lập Khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) nói riêng là phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh; phù hợp với quy hoạch tỉnh, phù hợp với các chính sách phát triển công nghiệp, phù hợp với chủ trương của Chính Phủ, của tỉnh Bắc Giang và phù hợp với các quy hoạch chuyên ngành
* Đánh giá sự phù hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tại nghị định
35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022
Theo quy định tại Điều 9 Điều kiện đầu tư hạ tầng khu công nghiệp - Nghị định
35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 Quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế,
Trang 17cụ thể liên quan đến dự án là Điểm d, khoản 2 “Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển
mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên có quy mô diện tích đất trồng lúa trên 100ha ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trỏ lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 100ha”
Tại đề xuất dự án này, nhà đầu tư đề xuất đầu tư Dự án theo phân kỳ 02 giai đoạn: + Giai đoạn 1 (2023-2026): diện tích 119,83ha, trong đó diện tích đất trồng lúa
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang có 06 KCN đang hoạt động và có Nhà đầu tư thứ cấp, trong đó có 03 KCN đã lấp đầy 100% diện tích đất công nghiệp, 02 KCN lấp đầy trên 90% (KCN Quang Châu (93,26%) và KCN Việt Hàn (90,79)), KCN Hòa Phú, lấp đầy 90% (do phần đất mở rộng 85ha mới được chấp thuận chủ trương đầu tư, hiện đang thực hiện Bồi thường giải phóng mặt bằng) Tính đến nay, trong các KCN của tỉnh Bắc Giang có 450 dự án đầu tư, trong đó có 337 dự án FDI, 113 dự án DDI Tổng vốn đầu
tư đăng ký là 8,15 tỷ USD và 17.852 tỷ đồng Vốn đầu tư thực hiện của các dự án có vốn FDI ước đạt khoảng 76% vốn đầu tư đăng ký, vốn đầu tư thực hiện của các dự án DDI ước đạt khoảng 43% tổng vốn đầu tư Trong đó có 403 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng trên 180.000 lao động Riêng trong năm 2022, trong các KCN của tỉnh Bắc Giang đã thu hút và cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới cho 37 dự án (tăng 16 dự án đầu tư so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 28 dự án FDI,
09 dự án DDI, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 416,9 triệu USD và 4.416 tỷ đồng Cấp điều chỉnh cho 43 dự án đầu tư FDI đăng ký bổ sung tăng thêm vốn là 685,05 triệu USD, tăng 52,36 triệu USD so với năm 2021 Nâng tổng giá trị vốn đầu tư cấp mới và bổ sung quy đổi đạt 1.322,1 triệu USD, bằng 132,21% kế hoạch năm 2022 của tỉnh và đứng thứ
9 toàn quốc về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Tính từ đầu năm 2023 đến ngày 23/3/2023 trong các KCN tỉnh Bắc Giang đã thu hút cấp mới 10 dự án FDI và 01 dự án DDI với
số vốn đăng ký đạt 788,0 triệu USD và 40 tỷ đồng; cấp điều chỉnh cho 9 dự án tăng vốn, với số vốn tăng thêm đạt 37,71 triệu USD và 267,04 tỷ đồng Tổng vốn quy đổi đạt 839,06 triệu USD, hiện đang đứng đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư FDI
Mặt khác, trong thời gian vừa qua tỉnh Bắc Giang liên tục tiếp và làm việc với các Nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế nước ngoài tới tìm hiểu đầu tư tại tỉnh Các Nhà đầu tư
Trang 18đều đánh giá, Bắc Giang có rất nhiều lợi thế, nhất là địa bàn có vị trí thuận lợi về giao thông, nằm trên trục hành lang kinh tế Hà Nội - Lạng Sơn, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, tỉnh Lạng Sơn và Cảng biển Hải Phòng Tập thể lãnh đạo tỉnh luôn đoàn kết và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các Nhà đầu tư, tỉnh luôn nêu cao trách nhiệm và chỉ đạo các cấp, các ngành nghiêm túc trong thực hiện các thu tục hành chính theo quy định
Do đó, một số nhà đầu tư đã quyết định đầu tư tại Bắc Giang, hiện đã ký Hợp đồng nguyên tắc thuê lại đất đối với các Công ty đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các KCN trên địa bàn tỉnh, cụ thể như: KCN Yên lư, ký hợp đồng nguyên tắc với
01 Nhà đầu tư cho thuê lại đất công nghiệp 17ha; KCN Tân Hưng, ký hợp đồng nguyên tắc với 08 nhà đầu tư cho thuê lại đất công nghiệp, với diện tích 44,5ha
Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang không có mặt bằng để giao cho các Nhà đầu tư Dự
án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Yên Lư (phần mở rộng), tại huyện Yên Dũng có vị trí thuận lợi, hệ thống giao thông đối ngoại hiện tại gồm tuyến đường ĐH5, tuyến đường đê Tả cầu Ba Tổng và tuyến đường ĐH.5B (ĐT398) theo định hướng quy hoạch vùng huyện Yên Dũng Tuyến đường ĐH.5B (ĐT398) chạy dọc giữa KCN Yên Lư và kết nối với QL1A đi qua KCN Quang Châu và nối với đường Vành đai
4 Hà Nội - Bắc Giang, đây sẽ là một thuận lợi rất lớn cho dự án về khả năng kết nối giao thông cũng như thu hút đầu tư vào dự án Vì vậy, khi dự án được đầu tư xây dựng tiếp tục là KCN có nhiều tiềm năng lợi thể để tỉnh Bắc Giang thu hút các Nhà đầu tư thứ cấp
về đầu tư tại tỉnh, góp phần cho tỉnh đạt mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Bắc Giang cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh đã đề ra
2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan căn cứ cho việc thực hiện ĐTM
Việc thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện dựa trên các văn bản pháp
lý hiện hành sau:
2.1.1 Các văn bản pháp lý về lĩnh vực môi trường
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2022
- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
2.1.2 Các văn bản Luật và dưới Luật có liên quan
Các văn bản Luật
Trang 19hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa VIII, kỳ họp thứ 5;
- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9; Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy 27/2001/QH10;
- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;
- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017; Luật số 35/2018/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch thông qua ngày 20/11/2018;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29/06/2006;
- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua;
- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ
và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;
- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;
- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/06/2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV,
kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;
- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được quốc hội nước CHXHCN khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018;
- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
Trang 20- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện;
- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
- Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;
- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý,
an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;
- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;
- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;
- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;
Trang 21- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;
- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư;
- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;
- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ quy định về quản
lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ
Thông tư, Quyết định
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về
an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;
- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 6/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo
vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;
- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/08/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi;
Trang 22- Thông tư 06/2020/TT-BXD ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công An quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số
136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thu hành Luật Đất đai;
- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;
- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên
và môi trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước…;
- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
- Thông tư số 04/VBHN-BTNMT ngày 26/02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29/12/2017 quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ;
- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý
dự án đầu tư xây dựng;
- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2022 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải;
- Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý công tác rà phá bom, mìn, vật nổ
- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17 tháng 03 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”;
Trang 23- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong báo cáo:
- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về về an toàn cháy cho nhà
- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;
- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp;
- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí;
- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất;
- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn bụi tại nơi làm việc;
- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình
xử lý nước;
- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và Công trình - Tiêu
Trang 24chuẩn thiết kế;
- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường – Phân loại
- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại – Phân loại
- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo
- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu cho thiết kế
- TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế
- TCVN 4447:2012: Công tác đất – Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 1771-1987: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;
- TCVN 7570:2006 : Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật
2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án
- Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/09/2024 của Thủ tướng chính phủ V/v Chủ trương đầu tư dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1”;
- Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 11/04/2023 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng KCN Yên Lư mở rộng (tỷ lệ 1/2000)
2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập
- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1;
- Hồ sơ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý chất thải của Dự án;
- Các bản vẽ thiết kế dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1;
- Số liệu khảo sát về địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn, tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sức khoẻ cộng đồng khu vực;
- Các kết quả phân tích môi trường nền
- Kết quả tham vấn cộng đồng dân cư
- Kết quả tham vấn online trên trang thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường
2.3.2 Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
Các dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng
bị ảnh hưởng, phục vụ công tác lập báo cáo ĐTM khu vực dự án Các số liệu được điều tra, thu thập bổ sung từ giai đoạn thi công đến giai đoạn hoạt động của dự án Do đó, tài
Trang 25liệu và dữ liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao
Trong quá trình lập ĐTM, chúng tôi có tham khảo các số liệu thực tế (chất thải rắn, nước thải, khí thải, điện, nước,…) từ một số dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô hoạt động tương tự dự án để sử dụng trong đánh giá các tác động của dự án Các số liệu này được thu thập trên cơ sở hoạt động thực tế nên có tính chính xác và độ tin cậy cao, phù hợp với dự án
3 Tổ chức thực hiện ĐTM
3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án
Dự án đã tiến hành thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt chủ trương đầu tư dự án
Sau khi Dự án hoàn thiện pháp lý về chủ trương đầu tư, quy hoạch, Chủ Dự án tiến hành phối hợp cùng đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông
tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Quá trình tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo được tóm tắt qua các bước sau: + Bước 1: Nghiên cứu tổng hợp các số liệu liên quan đến dự án như: Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỷ lệ 1/2000; báo cáo nghiên cứu khả thi, bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/500 của dự án ;
+ Bước 2: Thành lập nhóm điều tra khảo sát tiến hành thu thập số liệu về đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm khí hậu thủy văn và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án; các đối tượng xung quanh, nguồn tiếp nhận nước thải của
dự án;
+ Bước 3: Thuê đơn vị có chức năng lấy mẫu, phân tích cùng với các thiết bị chuyên dụng tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí theo các vị trí đã xác định để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;
+ Bước 4: Thực hiện đánh giá các tác động môi trường liên quan đến chất thải cũng như các tác động không liên quan đến chất thải và các sự cố môi trường đồng thời xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa ứng phó các sự cố môi trường của dự án;
+ Bước 5: Xây dựng các chương trình quản lý, giám sát môi trường của dự án; + Bước 6: Tổng hợp báo cáo ĐTM;
+ Bước 7: Tổng hợp các dữ liệu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi báo cáo ĐTM cùng báo cáo tóm tắt lên Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn trên cổng thông tin điện tử, đồng thời tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng dân
cư chịu tác động trực tiếp, UBND và UBMTTQ xã Yên Lư nơi thực hiện dự án nhằm đánh giá những tác động của dự án có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội khu vực
để đưa ra các giải pháp tối ưu;
Trang 26+ Bước 8: Tổng hợp, xử lý tất cả các thông tin, số liệu từ quá trình nêu trên, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung theo ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư, kết quả tham vấn cổng thông tin điện tử, các tổ chức để hoàn thiện báo cáo ĐTM nộp trình Bộ Tài nguyên
và Môi trường
3.2 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM
Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư Western Pacific
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Bùi Bến, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Người đại diện: Bà Phạm Thị Bích Huệ
- Chức vụ: Giám đốc
- Tên đơn vị: Công ty TNHH Cơ điện Môi trường Sông Hồng
- Đại diện: Ông Đỗ Đức Tuệ Chức vụ: Giám đốc
- Địa chỉ: Số 86, ngách 264/15 đường Âu Cơ, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Điện thoại: 0942.319.579 Email: shomee.vn@gmail.com
- Mã số thuế: 0107530874
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo chính gồm:
Trang 27Bảng 0 1 Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM
TT Họ và tên
Trình độ chuyên môn/
2
Nguyễn
Kim Tuấn
Trưởng ban đầu tư
Cung cấp số liệu, kiểm duyệt Báo cáo
II Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Cơ điện môi trường Sông Hồng
Tuệ
Ths Khoa học quản lý môi trường
Tổ chức thực hiện lập báo cáo ĐTM
2 Nguyễn Thị
Thanh
CN Khoa học môi trường
- Thực hiện lập Chương 3;
Kết Luận, Kiến Nghị, Mở đầu Báo cáo
- Thực hiện khảo sát hiện trạng Dự án Dự án
- Thực hiện tổng hợp Báo cáo;
- Thực hiện lập Chương 2 Báo cáo
- Thực hiện tham vấn và tổng hợp kết quả tham vấn (Chương 6 Báo cáo)
- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin, tài liệu dự án
3 Mai Khánh
Phương
Ths Khoa học trái đất
Khảo sát, thu thập số liệu, tổng hợp viết báo cáo mở đầu, chương 1
4 Vũ Đức Hồ KS Kỹ thuật
môi trường
- Phối hợp với nhân sự đơn
vị thầu phụ thực hiện gói quan trắc môi trường nền khu vực Dự án
- Khảo sát thực hiện dự án
- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin, tài liệu dự án
Và một số chuyên gia khác trong và ngoài Công ty cùng phối hợp thực hiện
Trang 283.3 Phạm vi đánh giá tác động môi trường
Phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Đầu tư xây dựng và
kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1 tại xã
Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang với diện tích dự án là 119,83 ha
Báo cáo ĐTM của Dự án này bao gồm:
- Đánh giá các tác động của Dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu giai đoạn triển khai xây dựng Dự án:
+ Giải phóng mặt bằng, san nền diện tích Dự án;
+ Xây dựng các công trình và hạ tầng kỹ thuật cho dự án;
- Đánh giá dự báo các tác động môi trường cho toàn bộ quá trình hoạt động của
Dự án, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, các biện pháp giảm thiểu và cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án
4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Báo cáo ĐTM đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay
Để thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Do có rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, mỗi phương pháp đều có
ưu điểm và nhược điểm riêng Nên để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra ta cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm:
Bảng 0 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM
TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo
I Phương pháp nhận dạng, đánh giá, dự báo tác động
1
Phương pháp liệt kê: Được sử dụng để
nhận dạng, liệt kê các tác động của dự án
đến môi trường, bao gồm tác động từ
nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn
lao động Đây là phương pháp nhanh,
đơn giản, cho phép phân tích các tác
động của nhiều hoạt động lên cùng một
2
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số
ô nhiễm: Phương pháp đánh giá nhằm
ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh
Chương 3: Áp dụng trong các dự báo tác động môi trường thiếu cơ sở tính
toán hoặc chưa có số liệu tham khảo
Trang 29TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo
dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) thiết lập Phương pháp
cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm
về không khí, nước và CTR khi dự án
triển khai
3
Phương pháp mô hình hóa: Mô hình hóa
là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn
biến chất lượng môi trường dưới ảnh
hưởng của một hoặc tập hợp các tác
nhân có khả năng tác động đến môi
trường Trong quá trình đánh giá tác
động môi trường chúng ta có thể sử dụng
mô hình để tính toán nồng độ chất ô
nhiễm ở các khoảng cách khác nhau
Trong báo cáo đã sử dụng mô hình
Sutton để dự báo mức độ phát tán các
chất ô nhiễm không khí và mô hình lan
truyền nước thải
Chương 3: Áp dụng trong các dự báo tính toán nguồn phát thải bụi, khí thải
từ hoạt động triển khai dự án, từ phương tiện giao thông ra vào khu vực
giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý
môi trường của dự án
Chương 3: Áp dụng đưa ra các tác động trực tiếp và gián tiếp tới môi trường
II Phương pháp khác
1
Phương pháp thống kê: Sử dụng để thu
thập, phân tích và xử lý một cách hệ
thống các nguồn số liệu về điều kiện tự
nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội tại
khu vực dự án và lân cận, cũng như các
số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và
đề xuất các biện pháp khống chế, giảm
thiểu tác động môi trường dự án
Chương 2: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin kinh tế xã hội của xã Yên Lư
2
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết
quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các
dự án cùng loại đã được chỉnh sửa, bổ
sung theo ý kiến hội đồng thẩm định
Chương 3: Dự báo nguồn ô nhiễm và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường
Chương 4: Chương trình quản lý môi
Trang 30TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo
trường và chương trình giám sát môi trường
3
Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dựa
vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện
trường, kết quả phân tích trong phòng thí
nghiệm và kết quả tính toán theo lý
thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu
chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng
môi trường hiện hữu tại khu vực dự án;
Chương 3: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN
để đánh giá mức độ ô nhiễm và so sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử
lý với QCVN để đánh giá hiệu quả xử lý
4
Phương pháp tham vấn cộng đồng và
điều tra xã hội học
Gặp gỡ, hỏi ý kiến người dân khu vực
thực hiện dự án về tình hình kinh tế xã
hội của các hộ dân cũng như các loại cây
trồng chủ lực tại địa phương,…Ngoài ra,
lấy thông tin từ báo cáo kinh tế - xã hội
của phường liên quan đến dự án
Thực hiện tham vấn tổ chức chịu ảnh
hưởng bởi dự án và tham vấn trên cổng
thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi
trường
Chương 2: Tình hình kinh tế xã hội và
đa dạng sinh học khu vực dự án
Chương 6: Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lấy ý kiến của lãnh đạo UBND, UBMTTQ xã Yên Lư và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi
dự án, dân cư xung quanh khu vực dự
án trong cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư
Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường CDA đã gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo
vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường
để tham vấn các đối tượng theo quy định
6
Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường
và phân tích trong phòng thí nghiệm:
Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của
các thành phần môi trường là không thể
thiếu trong việc xác định và đánh giá
hiện trạng chất lượng môi trường nền tại
khu vực triển khai dự án Sau khi khảo
sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và
phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội
dung chính như: Vị trí lấy mẫu, thông số
Chương 2: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nền của dự án, gồm môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá tác động của việc triển khai dự án tới môi trường
Trang 31TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo
đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và
dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế
hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân
tích…
Nhìn chung, các phương pháp được sử dụng trong quá trình ĐTM của dự án đều
sử dụng trong toàn bộ quá trình ĐTM và có các kết quả bổ trợ cho nhau để hoàn thiện báo cáo ĐTM tổng hợp của dự án với các nội dung được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo của báo cáo
5 Tóm tắt chính của báo cáo ĐTM
5.1 Thông tin chung về Dự án
5.1.1 Thông tin chung về dự án
- Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên
Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1
- Địa điểm thực hiện: xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
- Chủ dự án: Công ty cổ phần đầu tư Western Pacific
5.1.2 Phạm vi, quy mô, loại hình dự án
- Quy mô diện tích: 119,83 ha
- Phạm vi thực hiện dự án: khu công nghiệp Yên Lư (phần mở rộng) giai đoạn 1, tỉnh Bắc Giang
+ Phía Bắc: giáp kênh nông nghiệp và dân dư các thôn An Thái; thôn Yên Phượng;
+ Phía Nam giáp đất nông nghiệp và dân dư các thôn Bùi Bến và thôn Yên Thịnh; + Phía Đông giáp KCN Yên Lư 377ha (đã phê duyệt);
+ Phía Tây: giáp đất canh tác nông nghiệp và khu dân cư thôn Yên Thịnh
- Quy mô các hạng mục công trình của dự án:
Khu công nghiệp Yên Lư mở rộng giai đoạn 1 có diện tích là 119,83 ha
Hạ tầng kỹ thuật của KCN được đầu tư đồng bộ (hệ thống cấp thoát nước, đường giao thông, cấp điện động lực, cấp điện chiếu sáng, thông tin liên lạc )
- Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới
5.1.3 Công nghệ sản xuất
Do đặc thù của dự án chỉ là đầu tư xây dựng HTKT cho KCN nên không có công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất, vận hành của các doanh nghiệp thứ cấp tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất sẽ được thể hiện chi tiết trong báo cáo ĐTM hoặc Giấy phép môi trường của mỗi doanh nghiệp
5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường
- Dự án có diện tích đất trồng lúa hai vụ (LUC) cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất) là 99,35 ha
Trang 325.2 Các hạng mục công trình và hoạt động dự án
5.2.1 Các hạng mục công trình của dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Lư
(phần mở rộng) giai đoạn 1” được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích 96,41ha
Các hạng mục chính của dự án sẽ được xây dựng bao gồm:
- Giai đoạn thi công:
+ Hạng mục thoát nước mưa tạm thời
+ Hạng mục thoát nước thải tạm thời
+ Khu vực chứa chất thải tạm thời
+ Xây dựng đường giao thông
+ Xây dựng hệ thống cấp nước, trạm bơm tăng áp cấp nước, trạm PCCC
+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải
+ Xây dựng hệ thống cấp điện, chiếu sáng, trồng cây xanh và xây dựng nhà điều hành dịch vụ công cộng, trạm xử lý nước thải tập trung
- Giai đoạn vận hành:
+ Vận hành hệ thống cấp điện;
+ Vận hành hệ thống cấp nước; vận hành trạm bơm tăng áp cấp nước, trạm PCCC + Vận hành hệ thống đường giao thông;
+ Vận hành hệ thống thoát nước mưa;
+ Vận hành hệ thống thoát nước thải;
+ Vận hành trạm xử lý nước thải tập trung;
+ Vận hành kho chứa chất thải của Dự án
5.2.2 Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
Các hoạt động của dự án có tác động xấu đến môi trường như sau:
Bảng 0 3 Các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường
+ Ảnh hưởng đến tài nguyên- sinh học
- Tác động tới môi trường nước do:
+ Hoạt động sinh hoạt của công nhân + Nước mưa chảy tràn
- Tác động tới không khí:
+ Do hoạt động máy móc, thiết bị tham gia san
ủi
- Các hộ dân có đất bị thu hồi
- Công nhân tham gia
dự án
- Không khí xung quanh khu vực
Trang 33- Tác động môi trường nước:
+ Nước mưa chảy tràn + Nước thải xây dựng + Nước thải sinh hoạt + Nước thải từ quá trình rửa xe + Nước thải từ quá trình rửa máy móc, thiết bị
- Môi trường đất, nước khu vực Dự án
- Tác động môi trường khí thải:
+ Tác động do hoạt động máy móc, thiết bị tham gia quá trình thi công
+ Tác động do hoạt động bốc xúc nguyên vật liệu
Không khí khu vực dự
án
- Tác động môi trường đất do CTR + CTR xây dựng
+ CTR nguy hại + CTR sinh hoạt công nhân
Môi trường đất, cảnh quan và môi trường nước mặt khu vực dự
- Đối tượng bị tác động: Môi trường đất, nước, không khí, con người
- Tác động do chất thải rắn + Rác thải sinh hoạt + Rác thải công nghiệp thông thường của nhà máy trong KCN
- Tác động do CTNH
- Thời gian chịu tác động: Suốt quá trình hoạt động của dự án
- Đối tượng bị tác động: Môi trường đất, nước, không khí, con người
Trang 345.1.5 Các yếu tố nhạy cảm môi trường
Về đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Tổng diện tích đất mà Dự án chiếm dụng
là 99,35 ha đất trồng lúa nước 2 vụ Theo điểm b, khoản 1, điều 58, Luật Đất đai, dự án
có diện tích đất trồng lúa chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh Do đó, theo điểm đ, khoản 4, điều 25, Luật Bảo vệ môi trường 2020, dự án thuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng 96,41 ha đất trồng lúa nước 02 vụ để phục vụ
Dự án Do các hộ dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa có thu nhập thấp vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và thu nhập của các hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất
5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án
5.3.1 Giai đoạn triển khai thi công xây dựng
a Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
➢ Nguồn phát sinh:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công
+ Nước thải thi công, vệ sinh máy móc thiết bị, san lấp ao hồ
+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án
➢ Quy mô, tính chất nước thải:
* Nước thải sinh hoạt:
- Khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công của 100 công nhân làm việc tại dự án: 4,5 m3/ngày.đêm;
- Thành phần: Nước thải này chủ yếu chứa pH, TSS, BOD5, Nitrat (NO3-),(PO43-), Dầu mỡ, Chất hoạt động bề mặt và Coliform
* Nước thải thi công:
Hoạt động vệ sinh các thiết bị, dụng cụ thi công và hoạt động rửa xe ra vào khu vực Dự án phát sinh nước thải với khối lượng khoảng 77,65 m3/ngày Thành phần chủ
Trang 35* Nước mưa chảy tràn:
- Thành phần: trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên
bề mặt như đất, cát, chất cặn bã, bụi…
b Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của khí thải
❖ Nguồn phát sinh bụi, khí thải:
- Bụi từ hoạt động phát quang thảm thực vật;
- Bụi từ hoạt động phá dỡ các công trình hiện trạng trong phạm vi khu vực dự án;
- Bụi từ hoạt động di dời mộ phần trong khu vực dự án;
- Bụi từ quá trình san nền;
- Bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng;
- Bụi từ quá trình bốc dỡ, lưu trữ vật liệu xây dựng;
- Bụi, khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị thi công;
- Khí thải từ quá trình sơn, hàn;
- Bụi, khí thải từ công đoạn đổ bê tông, nhựa nóng nền đường;
- Bụi từ quá trình vệ sinh công trường sau thi công
❖ Quy mô, tính chất, thông số ô nhiễm chính của bụi, khí thải:
- Bụi từ quá trình phát quang thảm thực vật
- Bụi từ quá trình san lấp mặt bằng
- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển san nền, bóc tách lớp phủ bề mặt thành phần chính: bụi tổng số (TSP); NO2; CO; HC
- Bụi phát sinh từ mặt đường vận chuyển nguyên vật liệu dự án
- Bụi và khí thải từ hoạt động của máy móc thiết bị trong hoạt động san nền: bụi tổng số (TSP); NO2; CO; HC
- Bụi từ quá trình sơn hoàn thiện: Thành phần ô nhiễm trong quá trình là bụi, hơi sơn bám vào công trình
c Chất thải rắn
❖ Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR sinh hoạt
Trang 36- Nguồn phát sinh: Từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ, công nhân trên công trường
- Quy mô, tải lượng: 50 kg/ngày Thành phần gồm vỏ hộp, cơm canh thừa, túi ni lon, vỏ chai nước,…
❖ Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của CTR thông thường
- Phế thải xây dựng phát sinh trong thi công xây dựng gồm các thành phần như bê tông, gạch, đá, gỗ, giấy vụn, vụn sắp thép, xà bần,… Phế thải xây dựng phát sinh trong suốt quá trình thi công được xác định bằng 0,5% khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng tương đương 126 tấn Đây là loại chất thải có thành phần là các chất trơ và không độc hại, một số có thể tái chế hoặc tái sử dụng cho mục đích khác Tuy nhiên, nguồn thải này nếu không có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thì gây hại đến sức khoẻ người dân xung quanh và công nhân thi công
d Chất thải nguy hại
- Nguồn phát sinh:
+ Từ quá trình sửa chữa máy móc thiết bị thi công của dự án làm phát sinh dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu mỡ, bao bì cứng bằng nhựa thải, …
+ Từ quá trình hàn các mối nối sắt thép: phát sinh đầu mẩu que hàn thải
- Quy mô tải lượng: 31 kg/tháng Thành phần gồm giẻ lau dính dầu mỡ, dầu nhiên liệu diezel thải, bóng đèn huỳnh quang, bao bì cứng thải bằng nhựa Với tính chất có tính độc hại cao, có tác hại tới sức khỏe của con người và môi trường
e Tiếng ồn, độ rung
- Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án từ các nguồn:
+ Phương tiện giao thông vận tải (xe tải, xe máy, ô tô )
+ Máy móc, thiết bị thi công (máy đầm, máy ủi, máy đào, máy san…)
+ Máy cưa, máy cắt sắt thép, gạch trong quá trình thi công
+ Hoạt động thi công xây dựng
- Ngoài ra, tiếng ồn còn phát sinh từ các khu tập trung công nhân xây dựng
f Các tác động khác:
+ Tác động đến giao thông khu vực và trên tuyến đường vận chuyển
+ Tác động do tiếng ồn, độ rung
+ Tác động đến kinh tế - xã hội khu vực
+ Tác động của việc chiếm dụng đất
+ Tác động do bom mìn tồn lưu trong đất
+ Tác động đến hộ dân sống dọc tuyến đường vận chuyển
+ Tác động đến vùng nông nghiệp lân cận dự án
Trang 37+ Tác động đến đường dây điện
5.3.2 Giai đoạn vận hành
a Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
* Nước thải công nghiệp:
Lượng nước thải phát sinh lớn nhất khoảng 2.944,174 m3/ngày đêm Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, TSS, BOD5, COD, các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ, kim loại nặng, vi sinh,…
* Nước mưa chảy tràn:
- Thành phần trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích lũy trên bề mặt như đất, cát, chất cặn bã,
b) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
+) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải của KCN: Bụi, SO2, NO2, CO, VOCs…
+) Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy: Bụi, Khí axít (SOx, NOx), NH3, H2S, CO, CO2, THC, VOCs, Tro, muội, khói từ đốt nhiên liệu… Các loại bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất mức tự động hoá của quá trình sản xuất Chi tiết thành phần tải lượng sẽ được đánh giá trong báo cáo ĐTM hoặc Báo cáo đề xuất cấp GPMT/ĐKMT riêng của mỗi nhà máy (không thuộc phạm vi của báo cáo này)
+) Mùi từ khu vực lưu trữ rác thải: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt cũng sẽ phát sinh khí thải do quá trình tự phân huỷ rác thải Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí thường gặp là SO2, NO3, CO, CO2, NH3, CH4 Các khí thải chủ yếu là H2S,
CH4,
+) Mùi và sol khí từ các trạm xử lý nước thải: Thành phần chất ô nhiễm không khí
từ hệ thống thu gom, thoát nước thải, xử lý NTSH của dự án rất đa dạng như: CH3SH,
NH3, H2S
+) Khí thải từ máy phát điện dự phòng với thành phần chủ yếu là sinh ra khí thải với các thành phần chủ yếu là bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC…
c) Chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt:
- Thành phần chủ yếu trong CTR sinh hoạt gồm:
+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa + Các hợp chất có nguồn gốc từ giấy như các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống + Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…
+ Kim loại như vỏ hộp,…
Trang 38- Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên tại khu điều hành, dịch vụ, khu xử lý nước thải và công nhân của các doanh nghiệp thứ cấp Tổng lượng phát sinh khoảng 6.760 kg/ngày
Chất thải rắn công nghiệp
- CTRTT từ quá trình sản xuất của các nhà máy thứ cấp hoạt động trong KCN: Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn trong khuôn viên dự án được tính toán bằng 0,3 tấn/ha.ngày Với diện tích đất nhà máy, kho tàng của Dự án là 119,83ha, khối lượng CTR công nghiệp dự báo khoảng 35,949 tấn/ha/ngày
- Dựa trên đặc trưng nhóm ngành nghề quy hoạch trong cụm thì chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các quy trình sản xuất khác nhau của các nhà máy có tính chất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà chất thải rắn có thành phần và khối lượng khác nhau
d) Chất thải rắn nguy hại
Chất thải nguy hại của toàn KCN dự tính khoảng 301,417 tấn/năm, trong đó lượng bùn dư hàng ngày thải ra từ trạm XLNT: 300,942 tấn/năm
e) Tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh:
+ Hoạt động của các phương tiện giao thông;
+ Hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN
+ Tiếng ồn, độ rung từ máy phát điện dự phòng
- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (6h - 21h); QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung
- Bên cạnh đó còn có các tác động từ yếu tố thiên tai, sự cố môi trường,
5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án
5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải
5.4.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng:
Trang 39- Sử dụng tấm lưới hoặc tấm chắn bằng vật liệu mềm bao phủ bên ngoài công trình trong giai đoạn thi công
- Sử dụng các phương tiện thi công đã qua kiểm định
- Phun nước làm ẩm 2 lần/ngày bề mặt khu vực phát sinh bụi lớn
- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, xây xong đến đâu tiến hành thu dọn hiện trường ngay đến đó
c) Nước mưa chảy tràn
- Tiến hành tạo các rãnh thu nước với các hố lắng xung quanh khu đất cần đổ đất san nền để đảm bảo nước thải được lắng đọng trước khi thoát ra các mương thoát nước trong khu vực Rãnh có kích thước rộng 0,8m và sâu 1m Trên hệ thống rãnh này 50m
bố trí 01 hố lắng đất cát, kích thước 1,0m ×1,0m ×1,0m để lắng đọng đất cát Hố lắng đất cát sẽ được nạo vét định kỳ 1 tuần/2 lần vào mùa mưa và 1 tuần/lần vào mùa khô Các bãi chứa vật liệu, đất thải tạm thời được bố trí xa dòng chảy; đắp bờ đất cao tối thiểu 30 cm tại các vị trí bãi thải tạm, bãi tập kết vật liệu để ngăn chặn nước mưa chảy tràn cuốn trôi bùn, đất đá xuống các thủy vực
Tuyến thoát nước mưa: Nước mưa → Rãnh thoát nước →lắng cặn → thoát ra ngoài
d) Chất thải rắn
- Bố trí 5 thùng chứa rác sinh hoạt loại 200 lít tại vị trí phát sinh
- Bố trí 01 bãi tập kết đất hữu cơ diện tích khoảng 500 m2
- Bố trí 03 thùng tập kết loại 5m3 để lưu chứa chất thải xây dựng trong khi chờ xe vận chuyển chưa đến kịp Diện tích: Tối thiểu khoảng 20 m2, đảm bảo đặt được 1 thùng tập kết loại 5m3 chứa phế thải xây dựng và cho các xe chuyên chở dễ dàng hoạt động, quay đầu ra vào
- Dự án sẽ ký hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng đến để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong suốt quá trình thi công của dự án
e) Chất thải nguy hại
Bố trí 5 thùng nhựa 200 lít có nắp đậy để chứa chất thải nguy hại, dán nhãn ghi rõ chất thải chứa bên trong thùng đặt tại khu vực lưu chứa CTNH của dự án Dự kiến khu lưu chứa CTNH của dự án loại Container chứa có dung tích 15 m3
- Dự án sẽ ký hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển
và xử lý theo Quy định
f) Tiếng ồn, độ rung
Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên
g) Các công trình, biện pháp khác
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả theo đúng quy định của pháp luật hiện hành
Trang 40- Giám sát, đảm bảo công tác thi công được triển khai trong ranh giới, phạm vi cho phép
- Xây dựng phương án tổ chức thi công, phân tuyến, phân luồng; phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công
- Bố trí mương thoát nước mưa và các hố ga tạm thời tại khu vực thi công trước khi tiến hành thi công xây dựng; thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các kênh, mương thoát nước khu vực thi công, đảm bảo không gây ngập úng tại khu vực Dự án
- Xây dựng các phương án ứng phó đối với các sự cố, tai nạn lao động; tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang
bị bảo hộ lao động; tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng phòng, tránh, ứng phó sự cố tai nạn lao động
+ Thực hiện các giải pháp kỹ thuật và hạn chế ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất như tính toán chiều cao ống khói phải phù hợp, điều chỉnh quy trình công nghệ và nhiên liệu, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại các nhà máy như: lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân hủy sinh hóa
b) Nước thải
- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các công trình quản lý – điều hành của chủ dự án sẽ được thu gom và tiền xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của Khu công nghiệp và đưa về Nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
- Nước thải phát sinh tại các nhà máy thành viên trong KCN phải được xử lý sơ
bộ, đảm Tiêu chuẩn đấu nối của KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN và đưa về Nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;
- Căn cứ lưu lượng nước thải phát sinh cần xử lý, chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của dự án với tổng công suất dự kiến khoảng 3.000
m3/ngày.đêm