1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM

87 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Và Nuôi Động Vật Thân Mềm
Tác giả Nguyễn Hữu Tích
Trường học Trường Đại Học Hạ Long
Chuyên ngành Nuôi Trồng Thủy Sản
Thể loại Tài Liệu Lưu Hành Nội Bộ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Quảng Ninh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 3,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (12)
    • 1.1. Đặc điểm của ngành động vật thân mềm (12)
      • 1.1.1. Các lớp trong ngành động vật thân mềm (12)
      • 1.1.2. Đặc điểm chung hình thái cấu tạo, sinh sản của động vật thân mềm12 1.1.3. Đặc điểm phân bố của động vật thân mềm (0)
    • 1.2. Vai trò của động vật thân mềm (14)
      • 1.2.1. Mặt có lợi của động vật thân mềm (14)
      • 1.2.2. Mặt có hại của động vật thân mềm (16)
  • Chương 2. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crasosstrea gigas (18)
    • 2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo (18)
      • 2.1.1. Phân loại (18)
      • 2.1.2. Ðặc điểm hình thái cấu tạo (18)
    • 2.2. Một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương (19)
      • 2.2.1. Ðặc điểm dinh duỡng (19)
      • 2.2.2. Ðặc điểm phân bố (19)
    • 2.3. Công nghệ sản xuất giống hàu nhân tạo (20)
      • 2.3.1. Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống (20)
      • 2.3.2. Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng (22)
      • 2.3.3. Sinh sản hàu Thái Bình Dương (26)
      • 2.3.4. Ương ấu trùng hàu Thái Bình Dương (30)
    • 2.4. Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm (36)
      • 2.4.1. Lựa chọn con giống (36)
      • 2.4.2. Thả giống hàu (37)
      • 2.4.3. Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi (37)
    • 2.5. Thực hành ương nuôi hàu giống tại cơ sở sản xuất giống hàu Thái Bình Dương (38)
      • 2.5.1. Mục đích, ý nghĩa (38)
      • 2.5.2. Thời gian và địa điểm (38)
      • 2.5.3. Nội dung thực hành (38)
      • 2.5.4. Yêu cầu đối với sinh viên (39)
      • 2.5.5. Đánh giá (39)
  • Chương 3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHÂN TẠO VÀ NUÔI CẤY TRAI NGỌC BIỂN (42)
    • 3.1. Giới thiệu về ngọc trai biển (0)
    • 3.2. Một số loài trai ngọc (43)
      • 3.2.1. Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii (43)
      • 3.2.2. Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima (44)
      • 3.2.3. Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera (44)
      • 3.2.4. Trai ngọc nữ pteria penguin (45)
    • 3.3. Một số đặc điểm sinh học của trai ngọc (46)
      • 3.3.1. Phân bố (46)
      • 3.3.2. Phương thức sống (46)
      • 3.3.3. Thức ăn và phương thức bắt mồi (47)
      • 3.3.4. Sinh sản (47)
      • 3.3.5. Khả năng phân tiết ngọc (47)
    • 3.4. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo (48)
      • 3.4.1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy trai ngọc (48)
      • 3.4.2. Tuyển chọn trai (48)
      • 3.4.3. Chuẩn bị dụng cụ cấy ngọc (49)
      • 3.4.4. Kỹ thuật cắt miếng màng áo (50)
      • 3.4.5. Kỹ thuật cấy nhân (51)
    • 3.5. Kỹ thuật nuôi trai sau khi cấy ngọc (53)
      • 3.5.1. Nuôi tạm (53)
      • 3.5.2. Nuôi thành ngọc (54)
    • 3.6. Thu hoạch và gia công ngọc (55)
      • 3.6.1. Thu hoạch (55)
      • 3.6.2. Gia công ngọc (55)
  • Chương 4. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI NGAO (58)
    • 4.1. Phân loại và hình thái cấu tạo (58)
      • 4.1.1. Hệ thống phân loại (59)
      • 4.1.2. Hình thái cấu tạo (59)
    • 4.2. Một số đặc điểm sinh học của ngao (61)
      • 4.2.1. Sự phân bố của ngao (61)
      • 4.2.2 Tập tính ăn của ngao (62)
      • 4.2.3 Sinh truởng và phát triển (62)
      • 4.2.4. Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản (62)
      • 4.2.5. Sự phát triển của phôi và ấu trùng (63)
    • 4.3. Công nghệ sản xuất giống ngao nhân tạo (63)
      • 4.3.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ (63)
      • 4.3.2. Kỹ thuật kích thích sinh sản (65)
      • 4.3.3. Sự thụ tinh (65)
      • 4.3.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng (66)
    • 4.4. Quản lý trại sản xuất (68)
      • 4.4.1. Vệ sinh, tẩy trùng hệ thống bể ương (68)
      • 4.4.2. Nuôi vỗ ngao bố mẹ có chất lượng (69)
      • 4.4.3. Duy trì chất lượng và số lượng tảo sản xuất (69)
    • 4.5. Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm (70)
      • 4.5.1. Kỹ thuật ương ngao giống (70)
      • 4.5.2. Tuyển chọn giống và thả giống (70)
      • 4.5.3 Quản lý chăm sóc (70)
      • 4.5.4. Kỹ thuật thả giống (71)
      • 4.5.5. Thu hoạch (73)
  • Chương 5. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI BÀO NGƯ (74)
    • 5.1. Giới thiệu về bào ngư (74)
    • 5.2. Đặc điểm sinh học (76)
    • 5.3. Công nghệ sản xuất giống bào ngư (76)
      • 5.3.1 Bào ngư bố mẹ (76)
      • 5.3.2. Kích thích sinh sản (77)
      • 5.3.3. Thụ tinh nhân tạo (79)
      • 5.3.4. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi (Trochophora) (79)
      • 5.3.5. Ương nuôi ấu trùng bám (spat) (80)
      • 5.3.6. Ương nuôi bào ngư giống (82)
    • 5.4. Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư (84)

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN HỮU TÍCH (Tài liệu lưu hành nội bộ) Dùng cho ngành đào tạo: Nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, 2021 NGUYỄN HỮU TÍCH KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM NGUYỄN HỮU TÍCH ---- KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬ T THÂN MỀM (Tài liệu lưu hành nội bộ) Dùng cho ngành đào tạo: đại học nuôi trồng thủy sản Quảng Ninh, năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 3 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ....... 11 1.1. Đặc điểm của ngành động vật thân mềm ............................................... 11 1.1.1. Các lớp trong ngành động vật thân mềm .............................................. 11 1.1.2. Đặc điểm chung hình thái cấu tạo, sinh sản của động vật thân mềm12 1.1.3. Đặc điểm phân bố của động vật thân mềm ........................................... 12 1.2. Vai trò của động vật thân mềm ................................................................. 13 1.2.1. Mặt có lợi của động vật thân mềm ......................................................... 13 1.2.2. Mặt có hại của động vật thân mềm ........................................................ 15 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................. 15 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ..................................................................... 15 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................... 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 ........................................................... 16 Chương 2. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crasosstrea gigas ................................................................... 17 2.1 Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo .................................................. 17 2.1.1. Phân loại ..................................................................................................... 17 2.1.2. Ðặc điểm hình thái cấu tạo ...................................................................... 17 2.2. Một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương .......................... 18 2.2.1. Ðặc điểm dinh duỡng ................................................................................. 18 2.2.2. Ðặc điểm phân bố ..................................................................................... 18 2.3. Công nghệ sản xuất giống hàu nhân tạo ................................................. 19 2.3.1. Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống......................................... 19 2.3.2. Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng ......................................................... 21 2.3.3. Sinh sản hàu Thái Bình Dương ............................................................. 25 2.3.4. Ương ấu trùng hàu Thái Bình Dương .................................................. 29 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 4 2.4. Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm ............................. 35 2.4.1. Lựa chọn con giống .................................................................................... 35 2.4.2. Thả giống hàu ............................................................................................. 36 2.4.3. Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi............................................................ 36 2.5. Thực hành ương nuôi hàu giống tại cơ sở sản xuất giố ng hàu Thái Bình Dương .......................................................................................................... 37 2.5.1. Mục đích, ý nghĩa ....................................................................................... 37 2.5.2. Thời gian và địa điểm .............................................................................. 37 2.5.3. Nội dung thực hành ................................................................................... 37 2.5.4. Yêu cầu đối với sinh viên .......................................................................... 38 2.5.5. Đánh giá ..................................................................................................... 38 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................. 39 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ..................................................................... 39 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2 ........................................................... 40 Chương 3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHÂN TẠO VÀ NUÔI CẤ Y TRAI NGỌC BIỂN......................................................................................................... 41 3.1. Giới thiệu về ngọc trai biển ....................................................................... 41 3.2. Một số loài trai ngọc .................................................................................... 42 3.2.1. Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii ............................................... 42 3.2.2. Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima .................................................. 43 3.2.3. Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera ........................................... 43 3.2.4. Trai ngọc nữ pteria penguin ..................................................................... 44 3.3. Một số đặc điểm sinh học của trai ngọc................................................... 45 3.3.1. Phân bố ........................................................................................................ 45 3.3.2. Phương thức sống ....................................................................................... 45 3.3.3. Thức ăn và phương thức bắt mồi ............................................................. 46 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 5 3.3.4. Sinh sản ....................................................................................................... 46 3.3.5. Khả năng phân tiết ngọc ........................................................................... 46 3.4. Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo ................................................................. 47 3.4.1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy trai ngọc ........................................... 47 3.4.2. Tuyển chọn trai .......................................................................................... 47 3.4.3. Chuẩn bị dụng cụ cấy ngọc ....................................................................... 48 3.4.4. Kỹ thuật cắt miếng màng áo .................................................................... 49 3.4.5. Kỹ thuật cấy nhân ..................................................................................... 50 3.5. Kỹ thuật nuôi trai sau khi cấy ngọc.......................................................... 52 3.5.1. Nuôi tạm ..................................................................................................... 52 3.5.2. Nuôi thành ngọc ......................................................................................... 53 3.6. Thu hoạch và gia công ngọc ....................................................................... 54 3.6.1. Thu hoạch .................................................................................................... 54 3.6.2. Gia công ngọc ............................................................................................. 54 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................. 55 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ..................................................................... 55 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3 ........................................................... 56 Chương 4. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI NGAO............... 57 4.1. Phân loại và hình thái cấu tạo ................................................................... 57 4.1.1. Hệ thống phân loại .................................................................................... 58 4.1.2. Hình thái cấu tạo ....................................................................................... 58 4.2. Một số đặc điểm sinh học của ngao.......................................................... 60 4.2.1. Sự phân bố của ngao ................................................................................. 60 4.2.2 Tập tính ăn của ngao ................................................................................. 61 4.2.3 Sinh truởng và phát triển .......................................................................... 61 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 6 4.2.4. Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản ....................... 61 4.2.5. Sự phát triển của phôi và ấu trùng ......................................................... 62 4.3. Công nghệ sản xuất giống ngao nhân tạo ............................................... 62 4.3.1. Nuôi vỗ ngao bố mẹ .................................................................................. 62 4.3.2. Kỹ thuật kích thích sinh sản ................................................................... 64 4.3.3. Sự thụ tinh................................................................................................... 64 4.3.4. Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng ................................................................... 65 4.4. Quản lý trại sản xuất ................................................................................... 59 4.4.1. Vệ sinh, tẩy trùng hệ thống bể ương ........................................................ 67 4.4.2. Nuôi vỗ ngao bố mẹ có chất lượng ......................................................... 68 4.4.3. Duy trì chất lượng và số lượng tảo sản xuất ........................................ 68 4.5. Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm ............................................................ 69 4.5.1. Kỹ thuật ương ngao giống ........................................................................ 69 4.5.2. Tuyển chọn giống và thả giống ................................................................ 69 4.5.3 Quản lý chăm sóc ....................................................................................... 69 4.5.4. Kỹ thuật thả giống..................................................................................... 70 4.5.5. Thu hoạch .................................................................................................... 62 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4 .............................................................. 72 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ..................................................................... 72 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4 ........................................................... 72 Chương 5. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI BÀO NGƯ........ 73 5.1. Giới thiệu về bào ngư ................................................................................. 73 5.2. Đặc điểm sinh học ....................................................................................... 75 5.3. Công nghệ sản xuất giống bào ngư .......................................................... 75 5.3.1 Bào ngư bố mẹ ............................................................................................. 75 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 7 5.3.2. Kích thích sinh sản .................................................................................... 76 5.3.3. Thụ tinh nhân tạo ..................................................................................... 78 5.3.4. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi (Trochophora) ........................ 78 5.3.5. Ương nuôi ấu trùng bám (spat) .............................................................. 79 5.3.6. Ương nuôi bào ngư giống ......................................................................... 81 5.4. Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư ...................................................... 83 CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5 .............................................................. 85 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 ..................................................................... 85 GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI ............................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5 ........................................................... 85 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 8 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Hàu Thái Bình Dương ............................................................................. 7 Hình 2.2: Hệ thống nuôi sinh khối tảo ................................................................... 24 Hình 2.3: Hệ thống nuôi vỗ hàu bố mẹ .................................................................. 25 Hình 2.4: Hàu thành thục sinh dục ....................................................................... 27 Hình 2.5 : Hệ thống sinh sản hàu ......................................................................... 28 Hình 2.6: Ấu trùng Trochophore ........................................................................... 30 Hình 2.7: Ấu trùng chữ D ..................................................................................... 30 Hình 2.8: Ấu trùng đỉnh vỏ ................................................................................... 31 Hình 2.9. Ấu trùng giai đoạn có chân bám ............................................................ 31 Hình 2.10: Ấu trùng bám vào giá thể .................................................................... 32 Hình 2.11. Sinh trưởng ấu trùng qua các giai đoạn .............................................. 32 Hình 2.12. Buồng đếm động vật phù du ................................................................ 33 Hình 2.13. Hệ thống lọc ấu trùng hàu ................................................................... 33 Hình 3.1. Khai thác ngọc trai ................................................................................. 41 Hình 3.2. Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii ................................................ 43 Hình 3.3. Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima ................................................... 43 Hình 3.4. Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera ............................................. 44 Hình 3.5. Trai ngọc nữ pteria penguin .................................................................. 45 Hình 3.6. Dụng cụ cấy ngọc trai............................................................................ 49 Hình 3.7: Cắt miếng màng áo ................................................................................ 50 Hình 3.8. Cấy ngọc trai .......................................................................................... 50 Hình 4.1. Ngao Meretrix lyrata ............................................................................. 57 Hình 5.1. Bào ngư xanh ......................................................................................... 74 Hình 5.2. Vỏ bào ngư chín lỗ.................................................................................. 74 Hình 5.3. Sản phẩm bào ngư thương mại .............................................................. 75 Hình 5.4. Hệ thống ương giống bào ngư ............................................................... 72 Hình 5.5. Hệ thống ương giống bào ngư .............................................................. 74 Hình 5.6. Hệ thống nuôi thương phẩm bào ngư.................................................... 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 9 LỜI NÓI ĐẦU MỤC ĐÍCH HỌC LIỆU Tài liệu Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm đượ c biên soạn dành cho sinh viên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản trình độ đại họ c. Tài liệu cung cấp các kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh sản của một số loài động vật thân mềm phổ biến và cho giá trị kinh tế cao như hàu, ngao, trai ngọc, bào ngư. Ngoài ra, tài liệu cũng cung cấp các kiến thức về lựa chọn bố mẹ, nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ương nuôi giống, chuẩn bị thức ăn, sản xuất giống và nuôi các đối tượng động vật thân mềm. CẤU TRÚC HỌC LIỆU Tài liệu được biên soạn thành 5 chương. Nội dung từng chương đượ c tóm tắt như sau. - Chương 1, giới thiệu chung về động vật thân mềm, chương này cung cấp các đặc điểm chung của ngành động vật thân mềm, các mặt có lợi và có hại của động vật thân mềm. - Chương 2, sinh học và kỹ thuật sản xuất giống hàu sẽ cung cấp các kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh sản, lựa chọn bố mẹ, nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ương nuôi giống, chuẩn bị thức ăn, sản xuất giống và nuôi hàu. - Chương 3, kỹ thuật sản xuất nhân tạo và nuôi cấy trai ngọc biển, cung cấp các kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh sản, kỹ thuật nuôi trai nguyên liệu, cấy ngọc và gia công ngọc. - Chương 4, sinh học và kỹ thuật sản xuất giống ngao sẽ cung cấp các kiến thức về đặc điểm sinh học, sinh sản, lựa chọn bố mẹ, nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ương nuôi giống, chuẩn bị thức ăn, sản xuất giống và nuôi ngao. - Chương 5, sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư sẽ cung cấp các kiến thức về về đặc điểm sinh học, sinh sản, lựa chọn bố mẹ, nuôi vỗ, kích thích sinh sản, ương nuôi giống, chuẩn bị thức ăn, sản xuất giống và nuôi bào ngư. YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC Yêu cầu kiến thức trước khi học môn này, học viên cần nắm vững một số vấn đề về phân loại, sinh học các đối tượng thủy sản, môi trường nước, thức ăn tự nhiên cho các đối tượng thủy sản. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 10 CÁCH TỰ HỌC VỚI CUỐN SÁCH NÀY Trong quá trình sử dụng tài liệu, học viên cần liên hệ kiến thứ c trong tài liệu với các quan sát thực tiễn để có thể hiểu sâu hơn các vấn đề liên quan đế n môn học. Do hạn chế về khuôn khổ ấn phẩm và trình độ người viết nên chắc chắn trong tài liệu này còn có những hạn chế, mong nhận được sự đóng góp ý kiến qua địa chỉ mail nguyenhuutichdaihochalong.edu.vn Chủ biên Nguyễn Hữu Tích TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 11 Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 1.1.1. Các lớp trong ngành động vật thân mềm Ngành động vật thân mềm là ngành có số lượng loài rất lớn trong giới động vật (khoảng 105.000 loài), chiếm khoảng 10 tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành giáp xác 1. Ngành Mollusca gồm có 6 lớp: - Lớp Song kinh: Amphineura có gần 150 loài. - Lớp một mảnh vỏ: Monoplacophora có gần 20 loài. - Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia (hay còn gọi là lớp chân rìu Pelecypoda) vớ i khoảng 10.000 loài. - Lớp chân bụng: Gastropoda: có khoảng 35.000 loài. - Lớp chân búa: Scaphopoda có khoảng 300 loài. - Lớp chân đầu: Cephalopoda có 600 loài và khoảng 7000 loài đã hóa thạch. Các loài trong ngành động vật thân mềm được phân biệt chính bởi các đặc điểm cơ bản về hình thái vỏ, cấu tạo hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ cơ, chân, màng áo. Các loài thuộc lớp Amphineura có dạng hình giun, màng áo là lớ p biểu bì dày có nhiều gai CaCO3 nhỏ, đầu kém phát triển, chân tiêu biế n và không có khoang nội tạng, phân bố rộng từ vùng triều tới độ sâu 4000m nướ c. Các loài thuộc lớp một tấm vỏ Monoplacophora phân bố chủ yếu ở biển, nơi có nền đáy cứng, độ sâu từ 180 đến 4000m nước. Đặc điểm chính là đầu ở phía trước, chân phẳng, xoắn và yếu. Khoang nội tạng hình nón, hệ thần kinh dạ ng bậc thang, có 2 đôi thân kinh dọc, 10 đôi thần kinh liên kế t ngang, không có hạch thần kinh. Lớp chân bụng Gastropoda là lớp lớn nhất trong ngành độ ng vật thân mềm với gần 35.000 loài. Chúng phân bố rất rộng từ trên cạn đến các Nội dung chính của chương 1 cung cấp cho người học những kiế n thức về đặc điểm chung của ngành động vật thân mềm và vai trò của ngành động vật thân mềm trong các lĩnh vực của đời sống. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 12 vùng nước ngọt và lợ, mặn. Hình thái cấu tạo khá phức tạp và có sự thay đổ i rất lớn để thích nghi với điều kiện sống bò, vùi, bơi, nổi hoặc bám cố định tại các vùng sinh thái khác nhau: Đầu phát triển, trên đầu có mắ t và xúc tu, trong khoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng. Chân phát triển nằm ở mặt bụ ng, hình dạng chân đa dạng. Có một lớp vỏ bảo vệ phần thân mềm. Lớp hai mả nh vỏ Bivalvia có trên 10.000 loài sống ở biển và nước ngọt. Đặc trưng cơ bản củ a lớp này là đầu thoái hóa, khoang màng áo rộng có chức năng trong các hoạt động hô hấp, vận động và tiêu hóa. Lớ p chân búa Scaphopoda, có trên 300 loài sống chủ yếu ở biển, phân bố từ vùng triều tới nơi có độ sâu 3000m. Đặc trưng cơ bản là đầu có ống miệng lớp với xúc tu dài, lưỡi sừng tương đối phát triể n, chân rộng dạng piston có chức năng đào, vỏ dạng hình ống vớ i xoang màng áo mở ở cả hai đầu, không có mang lược. Các loài thuộc lớp này phần lớn là đị ch hại. Lớp chân đầu Cephalopoda có khoảng 600 loài sống ở biển. Đây là lớp tiế n hóa nhất trong các loài động vật không xương sống ở biển. Đặc trưng cơ bản là đầu phát triển mạnh, hệ thần kinh tập trung, não đã được xương mềm bao bọ c, chân biến thành các xúc tu với nhiều giác bám, xoang màng áo kéo dài, vỏ thoái hóa, màng áo phát triển thành lớp cơ dày, rắn chắc, trực tiế p phát sinh, không trải qua giai đoạn ấu trùng bánh xe và ấu trùng diện bàn 1. 1.1.2. Đặc điểm hình thái cấu tạo, sinh sản của động vật thân mềm Cơ thể động vật thân mềm chia làm 3 phần, đầu, chân và nội tạ ng. Trong xoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng để lấy thức ăn đưa vào miệng (trừ lớ p Bivalvia vì phần đầu thoái hóa). Mô biểu bì của phần thân mềm phát triể n thành tấm gọi là màng áo. Màng áo phân tiết ra vỏ. Cơ thể không phân đốt, đố i xứng 2 bên (trừ lớp Gastropoda) do quá trình quay quanh, uốn vặn. Nội tạng thường tập trung thành khối, xoang cơ thể thoái hóa chỉ còn xoang bao tim. Phát triển phôi dạng nguyên sinh, trải qua ấu trùng bánh xe (Trochophora), ấ u trùng diện bàn (Veliger), trừ lớp chân đầu trực tiếp phát sinh 1. 1.1.3. Đặc điểm phân bố của động vật thân mềm Động vật thân mềm có sự phân bố rất rộng. Phân bố theo mặt phẳng (đị a lý), từ hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Phân bố theo cảnh quan (độ cao), núi, đồ ng bằng, vùng triều, biển sâu. Phân bố theo thủy vực, nước ngọt, mặn, lợ. Độ ng vật thân mềm bao gồm nhiều loài và có phân bố rộng 3. Vì vậy, chúng có vị trí quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong đời sống con người. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 13 1.2. VAI TRÒ CỦA ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 1.2.1. Mặt có lợi của động vật thân mềm 1.2.1.1. Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái ở nước, làm sạch và chố ng ô nhiễm môi trường Nhìn chung, động vật thân mềm có số lượng loài lớn, phân bố rộng, môi trường sống khác nhau nên có tính đa dạng rất cao vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Động vật thân mềm là mắ t xích thức ăn quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài. Đặc biệ t là lớp hai mảnh vỏ, chúng có sức sinh sản lớn, ấu trùng phù du của chúng là thức ăn quan trọng cho các loài cá biển, giáp xác, v.v.. Do đó nó góp phần vào việ c tái tạo quần đàn, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc cung cấp thức ăn cho các loài từ giai đoạn ấu trùng đến cá trưởng thành 1, 2. Lớp Bivalvia có đặc tính ăn lọc, thức ăn là thực vậ t phù du và mùn bã hữu cơ, chất keo, vi khuẩn... Do đó, với số lượng loài rất lớn nên động vậ t hai mảnh vỏ có khả năng làm sạch môi trường và chúng được co là những đối tượng chính trong việc làm cân bằng hệ sinh thái môi trường, đặc biệt ở nhữ ng vùng bị ô nhiễm. Trong số các loài của lớp Bivalvia thì vẹm xanh (Perna viridis ) và hầu (Ostreadea) có khả năng lọc rất lớn. Một con vẹm xanh trưở ng thành có thể lọc được 20L nướch, còn một con hầu là 11,25L nướch. Vì vậy, Bivalvia còn được gọi là nhà máy lọc sinh học không lồ. Chính nhờ đặc tính quan trọ ng này mà hiện nay trong nuôi trồng thủy sản để tạo thế cân bằng sinh thái và ổn đị nh, bền vững cho môi trường nuôi người ta thường sử dụng các loài có tính ăn lọc như Bivalvia kết hợp với các loài khác như hải sâm, rong biển để xây dự ng các mô hình nuôi bền vững. Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều nướ c trên thế giới và nó được gọi là "Mô hình sinh thái". Mặt khác, ở các vùng biển bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm sử dụng tả o làm thức ăn sẽ bị nhiễm độc tố và có thể là nguồn lây bệnh cho con người 4. 1.2.1.2. Nguồn thực phẩm tốt Đa số các loài động vật thân mềm đều có thể ăn được, thịt thơm n gon, có nhiều chất dinh dưỡng. Động vật thân mềm sống cố định hoặc di chuyển chậ m nên việc khai thác chúng rất dễ dàng. Do đó, từ lâu động vật thân mềm đã là nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến của người dân. Các loài phổ biến KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 14 được dùng làm thức ăn gồm điệp, sò, mực, tu hài, bào ngư, ngao, ốc. Thịt độ ng vật thân mềm có chứa hàm lượng Protein, khoáng, glucid và canxi cao nhưng lipid thấp, do đó đây là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại dễ tiêu hóa, không gây ngán và chống béo phì 1. 1.2.1.3. Tác dụng trong y học Động vật thân mềm có thể là nguồn nguyên liệu làm thuốc bổ như thuốc tăng lực hay bào chế các loại vitamin. Vỏ bào ngư, ngọc trai có tác dụng chữ a bệnh sơ vữa động mạch, hạ nhiệt, đau bụng, đau mắt, đau dạ dày. Nang mự c có tác dụng cầm máu. Ngoài ra, trong thịt của động vật thân mềm có hàm lượng canxi cao nên có tác dụng chống cò xương, tê thận 1. 1.2.1.4. Dùng trong nông nghiệp Vỏ động vật thân mềm có hàm lượng Canxi cao nên có thể dùng làm vôi bón trong trồng trọt hoặc làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp tăng trọng và chống đẻ non 1. 1.2.1.5. Trong nuôi trồng thủy sản Ấu trùng, con non và con trưởng thành dùng làm thức ăn rất tốt trong ương nuôi ấu trùng, con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng hải sả n có giá trị khác như tôm, cua, cá biển. 1.2.1.6. Trong công nghiệp Trong công nghiệp tàu thuyền dùng vôi được điều chế từ vỏ động vậ t thân mềm để điều chế ra keo mattit có tác dụng bảo vệ vỏ tàu thuyền, chố ng thấm. Các sản phẩm từ động vật thân mềm có thể được sử dụng để chế tạo kem dưỡng da, nước hoa trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm hay sản xuất thuố c nhuộm, mực in hoa trong công nghiệp dệt. Ngoài ra, động vật thân mềm có thể là các sản phẩm xuất khẩu có giá trị như thực phẩm tươi sống, đông lạnh, khô hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao như ngọc trai hay khảm xà cừ. Về mặt địa chất học, dự a vào hóa thạch của động vật thân mềm mà có thể xác định được tuổi, tính chấ t của các tầng địa chất. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 15 1.2.2. Mặt có hại của động vật thân mềm Động vật thân mềm có thể gây ra những tác hại cho việc sản xuất và cuộ c sống của con người. Các loại ốc như ốc sên, ốc bươu phá hoại mùa màng, ăn mầm lá cây, hoa màu. Động vật thân mềm có thể ăn ấu trùng, con giống của các loài động vật thủy sản khác. Các loài ốc thuộc họ Cerichidae cạnh tranh thức ăn với các đối tượng nuôi, dũi đáy làm cho độ đục tăng, lab-lab nổi lên tầng mặ t và chết sẽ phân hủy ra các khi độc trong ao nuôi. Các loài động vật thân mề m sống đục khoét đá có thể phá hoại đê ngăn mặn, hải cảng, cản trở giao thông. Các loài sống bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tải trọng, vận tốc. Các loài độ ng vật thân mềm sống bám vào nhau tạo ra các đảo ngầm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy 1. Ngoài ra, động vật thân mềm có thể truyền bệnh cho người và vật nuôi. Ốc Lymneac là vật chủ trung gian truyền bệnh gan. Ký sinh trùng Fasiola hacpatyca truyền bệnh vàng da. Một số loài ốc khác là vật chủ trung gian truyề n bệnh giun sán. CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống động vật thân mềm trong nướ c và trên thế giới CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1. Trình bày đặc điểm của các lớp trong ngành động vật thân mềm? 2. Phân tích vai trò của ngành động vật thân mềm? 3. Tại sao nói động vật thân mềm hai mảnh vỏ là nhà máy lọc sinh họ c khổng lồ? 4. Phân tích những mặt có hại của động vật thân mềm? GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Xem phần 1.1 Câu 2: Xem phần 1.2 Câu 3: Xem phần 1.2.1.1 Câu 4: Xem phần 1.2.2 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1 1 Ngô Anh Tuấn. Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm. Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012. 2 Quayle, D.B., Newkirk, G.F., (1989). Farming bivalve molluscs: method for study and development . World Aquaculture Society, Baton Rouge, 292 pp. 3 Sandra E. Shumway. Shellfish Aquaculture and the Environment. John Wiley Sons, Inc., Publication, 2011. 4 Southgate, P.C , 2003. Feeds and feed production. In: Lucas, J., Southgate, P. C. (Eds.), Aquaculture: Farming Aquatic Animals and Plants. Blackwell Publishing, Oxford, pp. 172 – 198. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 17 Chương 2 KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crasosstrea gigas 2.1. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI VÀ HÌNH THÁI CẤU TẠO 2.1.1. Phân loại Theo phân loại của Thunberg 1793 hàu Thái Bình Dương có hệ thố ng phân loại như sau: Ngành nhuyễn thể: Mollusca Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia Bộ cơ lệch: Anisomyarya Họ Hàu: Ostreidae Giống hàu: Crasosstrea Loài hàu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas, Thunberg 1793 Hình 2.1. Hàu Thái Bình Dương 2.1.2. Ðặc điểm hình thái cấu tạo Hàu Thái Bình Dương là loài có kích thước lớn nhấ t trong các loài hàu có trên thế giới, kích thước trung bình từ 8 – 20 cm, có sức sinh trưởng nhanh có Nội dung chính của chương 2 cung cấp cho người học những kiế n thức về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ, tuyển chọn hàu bố mẹ , kích thích sinh sản, sản xuất giống và ương nuôi ấu trùng hàu thái bình dương. Ngoài ra chương 2 cũng cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật để người họ c có thể lựa chọn được địa điểm để xây dựng trại sản xuất giống hàu thái bình dương. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 18 thể đạt 100mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt trên 10 năm. Hàu Thái Bình Dương có dạng giống với hàu cửa sông C.rivularis. Tuy nhiên, hàu Thái Bình Dương có tỷ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 12 – 13 hàu cử a sông. Hàu sống ở các khu vực khác nhau có hình dạng, kích thuớc, màu sắ c khác nhau 1. 2.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA HÀU 2.2.1. Ðặc điểm dinh duỡng Hàu là loài ăn lọc. Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặ t mang, các hạt thức ăn đuợc giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn đượ c tiết ra nhờ các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thuớc nhỏ sẽ được dịch nhờ n của các tiêm mao quấn dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá lớ n tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước quấn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Mặc dù, hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi như vậy, hàu có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước. Hàu Thái Bình Dương là loài ăn lọc thụ động, chúng lọc những thức ăn phù hợp về kích thuớc, những loại thức ăn không thích hợp sẽ không đuợc tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài. Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: vi khuẩn, sinh vật nhỏ , mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi, v.v.. Hàu cũng có thể sử dụng được một số vậ t chất hòa tan trong nước và vật chất hữu cơ 1. 2.2.2. Ðặc điểm phân bố Hàu Thái Bình Dương là loài bản địa của Nhật Bản, chúng phân bố từ 30 – 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc và phân bố ở vùng biển phía Bắc của Nhật Bản. Hàu Thái Bình Dương được nhập vào Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến năm 2003 chúng có mặt ở 64 nước trên thế giới ở cả 5 Châu lục. Hiện nay, được tìm thấ y phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Trung Quốc, Brazil, v.v.. Những năm gần đây, hàu thái bình dương được di nhập về Việt Nam và được sản xuấ t giống, nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc tỉnh Hả i Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa, v.v.. Hàu phân bố ở vùng giữa triề u và vùng triều thấp đến độ sâu 40m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác. Hàu Thái Bình Dương là loài có khả năng thích ứng rộ ng, có thể sống ở độ mặn 10 – 42‰, Ðộ mặn thích hợp là 20 – 25‰. Hàu Thái Bình Dương loài rộng nhiệt, chúng có thể sống ở nhiệt độ từ -1,8oC đến 35oC, nhưng TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 19 thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28oC, đặc biệt tồn tại ở - 5oC. 2.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIỐNG HÀU NHÂN TẠO 2.3.1. Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống 2.3.1.1. Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình – Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình nhằm tìm được vị trí địa lý, đị a hình phù hợp để xây dựng sản xuất giống hàu đạt hiệu quả. – Tìm hiểu thông tin vị trí địa lý, địa hình để có kế hoạch xây dựng trạ i sản xuất hàu Thái Bình Dương phù hợp. 2.3.1.2. Tìm hiểu khí hậu Tìm hiểu khí hậu của vùng miền để biết được các yếu tố thời tiết, khí hậ u có phù hợp với đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương không, từ đó có phương pháp khắc phục khi điều kiện khí hậu ảnh huởng đế n quá trình xây dựng, sản xuất giống sau này. Thông qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kế t luận nhiệt độ trung bình của vùng từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ sả n xuất giống phù hợp. Trong thực tế, nhiệt độ để hàu Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển dao động từ 20 – 280C. Mưa bão có thể làm ảnh hưởng đế n quá trình sản xuất hàu giống như khó kiếm nguồn hàu bố mẹ, nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, độ mặn giảm 3. Vì vậy, cần quan tâm đến l ượng mưa hàng năm và mùa mưa của từng địa phương. 2.3.1.3. Ðiều kiện kinh tế Tìm hiếu điều kiện kinh tế nhằm biết được mặt bằng kinh tế vùng miền, để xem có thuận lợi cho việc xây dựng trại sản xuất giống và phát triển sản xuấ t hàu giống sau này. Tìm hiểu về tiềm lực kinh tế vùng cần chọn để xây dựng trại sả n xuất hàu giống, vùng tiềm năng để xây dựng trại sản xuất hàu giống trong tương lai. Tìm hiểu về mức thu nhập và đầu tư của người dân vùng sản xuất giống. 2.3.1.4. Ðiều kiện xã hội Tìm hiểu điều kiện xã hội nhằm xác định được trình độ dân trí, trính trị, văn hóa vùng miền để từ đó đưa ra hướng để chọn vùng xây dựng trạ i phù hợp. Ðiều kiện xã hội là khả năng về dân trí, trình độ văn hóa, chính trị củ a cộng dồng sản xuất giống hàu Thái Bình Dương. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 20 2.3.1.5. Ðiều kiện giao thông Tìm hiểu điều kiện giao thông nhằm biết được khả năng giao thông sẵ n có của vị trị lựa chọn xây dựng trại để có kế hoạch sử dụng hoặc nâng cấp hệ thống giao thông khi cần thiết. Xác định điều kiện giao thông của vùng chọn để tiến hành xây trại sản xuất hàu giống. Giao thông phục vụ cho quá trình vậ n chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. 2.3.1.6. Chọn địa hình Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương là mộ t yêu cầu hết sức quan trọng để việc xây dựng trại. Chọn vị trí nhằm xác định địa điểm xây dựng chính xác trên bản đồ và thực tế. Chọn địa điểm phù hợp sẽ thuận tiện cho việc xây dựng trại cũng như hoạt động sản xuất của trại giố ng sau này. 2.3.1.7. Nguồn nước Nguồn nước mặn Các trại sản xuất hàu giống cần phải được cung cấp nguồn nước biển đầy đủ, sạch, tránh xa các nguồn nước ô nhiễm. Khi chất lượng nước tốt, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, do dó giá thành sản xuất con giống sẽ giảm xuống. – Nguồn nước mặn là nước biển phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: + Ðộ mặn trong khoảng 20 – 33‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất. + pH = 7,5 – 8,5 + Nhiệt độ: 20 – 32oC + Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 4mgl + NH3 < 0,5mgl + NO2 < 0,01mgl + Hàm lượng thủy ngân < 0,01mgl + Hàm lượng kim loại nặng khác < 0,01mgl Nguồn nước ngọt – Bên cạnh nguồn nước biển đầy đủ, nguồn nước ngọt cũng quan trọ ng cho việc lợ hóa, thuần hóa độ mặn cho ấu trùng, con giống trong quá trình ương nuôi. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 21 – Nước ngọt còn phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của nguời sản xuấ t và vệ sinh trại giống. – Nguồn nước ngọt được cung cấp từ các nguồn nước ngọt sau: sông, hồ, nước ngầm, nước máy. – Nguồn nước ngọt phải đảm bảo theo các tiêu chỉ (Tiêu chuẩn kỹ thuậ t Quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản). 2.3.2. Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng 2.3.2.1. Chuẩn bị bể nuôi tảo a) Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất – Dụng cụ: Máy bơm, Máy sục khí – Hóa chất: Formol; Chlorin; Thiosulfatnatri; Xà phòng; Thuốc tím; EDTA b) Vệ sinh bể nuôi tảo Buớc 1: Bể nuôi được vệ sinh sạch bằng Chlorin (0,25mll) cho 24 – 48 giờ. Buớc 2: Lấy bàn chải trà khắp bể, đặc biệt chú ý các góc bể kính Buớc 3: Rửa sạch bể bằng nước ngọt Buớc 4: Ðể khô bể ít nhất 1 ngày trước khi đưa tảo vào nuôi c) Cấp nước vào bể nuôi tảo Nước biển sau khi đã được lọc sạch sẽ được cấp vào bể nuôi tảo. Nước được cấp vào bể đã qua lọc, khi cấp nước từ bể chứa vào bể nuôi tảo cần cấ p qua túi siêu lọc mắt lưới 1 – 5μm. 2.3.2.2. Các loài tảo nuôi Tảo là thức ăn không thể thiếu được của hàu Thái Bình Dương từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn ấ u trùng. Các loài tảo hiện đang được nuôi phổ biến làm thức ăn cho ấu trùng hàu Thái Bình Dương gồm có: Chaetoceros calcitrans, Isochrysis galbana, Nanochloropsis occullata, Tetraselmis chuii, v.v.. 2.3.2.3. Lựa chọn nguồn giống Nguồn tảo giống tốt nhất là tảo được cung cấp từ các phòng nuôi tả o thuần chủng hoặc từ tảo nuôi sinh khối của các bể nuôi tảo khác, từ tảo đượ c chừa lại của bể tảo đã thu hoạch 2. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 22 2.3.2.4. Môi trường nuôi tảo KNO3: 60gm3 nước nuôi tảo NaH2PO4: 10gm3 nước nuôi tảo NaSiO3: 20gm3 nước nuôi tảo Vitamine B12: 0,005gm3 nước nuôi tảo Vitamine B1: 0,1gm3 nước nuôi tảo 2.3.2.5. Nuôi sinh khối tảo a) Nuôi sinh khối trong các bể Tảo được nuôi trong các composit hình chữ nhật, vuông hoặ c tròn. Các loại bể này cao khoảng 0,6 – 0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng để ánh sáng có thể phân bố đều khắp bể. Tảo nuôi bằng bể nhựa có thể tích khoảng 0,5 – 2m3 để có thể thu hoạch hoàn toàn một bể tảo một lần để cho ấu trùng hàu ăn. Bể được đặt ngoài trời hoặc trong nhà, bên trên có mái che bằng tấm nhự a trong hay bằng màng nhựa PE ánh sáng có khả năng xuyên qua. – Buớc 1: Bể đã đuợc khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa lại bằng nướ c ngọt sạch – Buớc 2: Cấp nước đủ số lượng vào bể. Nước cấp vào bể đã đuợc lọ c sạch qua hệ thống lọc thô, sau đó lọc tinh qua ống lọc 1 – 5μm (Nguồn nướ c trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 30ppm) – Buớc 3: Cấp môi trường dinh dưỡng vào bể – Buớc 4: Lắp hệ thống sục khí – Buớc 5: Cấp tảo giống vào b) Nuôi sinh khối trong các túi nilon – Buớc 1: Các túi nilon đã được khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa sạ ch bằng nước ngọt sạch – Buớc 2: Cấp nước đủ số lượng vào túi nilon. Nước cấp vào bể đã đượ c lọc sạch qua lọc thô, và sau đó lọc tinh qua ống lọc 1– 5μm. Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 30ppm. – Buớc 3: Cấp chất dinh duỡng vào túi TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 23 – Buớc 4: Lắp hệ thống sục khí - Sục khí liên tục 2424. – Buớc 5: Cấp tảo giống vào túi – Nuôi sinh khối thường được nuôi trong các túi nilon 50 – 60L – Ánh sáng: Thường sử dụng ánh sáng mặt trời, cường độ chiế u sáng thích hợp từ 4.000 - 8.000lux. 2.3.2.6. Các pha sinh trưởng của tảo – Pha thích nghi: mật độ tảo tăng lên ít do bắt đầu làm quen môi trường mới. – Pha tăng sinh: mật độ tế bào tăng nhanh theo công thức: Ct=Co.emt – Pha giảm sinh: Phân chia tế bào chậm lại khi chất dinh dưỡng, ánh sáng, pH, CO2 hoặc các yếu tố thuỷ lý hoá bắt đầu hạn chế sinh trưởng – Pha bão hoà: nhân tố giới hạn cân bằng với tốc độ sinh trưởng dẫn đến mật độ tảo không tăng thêm nữa. – Pha tàn: Mật độ tảo giảm nhanh chóng mẻ nuôi bị lụi tàn. 2.3.2.7. Thu hoạch tảo a) Xác định thời điểm thu hoạch – Thu hoạch khi mật độ tảo đạt gần cực đại hoặc cực đại – Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm, xanh đậm và nâu đậm thì thu hoạch tảo, tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tbml (với tảo Nanochloropsis và tảo Isochrysis) b) Thu hoạch Nuôi trong túi nilon (60lít).) – Tảo nuôi trong túi nilon, sau 4 – 5 ngày kể từ khi gây nuôi tảo đạt mật độ cực đại và có thể thu hoạch. Ví dụ, khi tảo Nano và tảo Iso đạt mật độ 14 – 15 triệu tbml có thể tiến hành thu hoạch. Thu hoạch, rút hai phần 3 thể tích tảo trong túi đưa vào sử dụng cho ấu trùng ăn hoặc làm giống nuôi sinh khố i trong bể. Số tảo còn lại trong túi dùng làm giống, bổ sung đầy nước và muố i dinh duỡng. Ngoài ra, khi xuất hiện tảo tạp dính bám trên túi thì tiến hành kế t thúc nuôi tảo trong túi đó. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 24 Nuôi trong bể – Tảo nuôi trong bể có thể được thu hoạch bằng cách dùng ống nhựa mềm đường kính 2 – 3cm hoặc lớn hơn hút nước trong bể nuôi tảo lọc qua vợt thưa (kích thuớc mắt luới 25 – 40μm) để loại bỏ những sinh vật không mong muốn, cặ n bẩn, trước khi cho vào xô để cho ấu trùng ăn. Thu tảo đến khi nước trong bể nuôi tảo còn khoảng 20 thì ngưng lại. Tảo thu hoạch được sử dụng trực tiếp để nuôi ấu trùng hoặc có thể làm giống để cấy vào bể có thể tích lớn hơn. Hình 2.2. Hệ thống nuôi sinh khối tảo (Nguồn: Dự án ACIAR) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 25 2.3.3. Sinh sản hàu thái bình dương 2.3.3.1. Lựa chọn hàu bố mẹ Nguồn bố mẹ – Nguồn hàu Thái Bình Dương được tuyển chọn từ tự nhiên – Nguồn hàu Thái Bình Dương được tuyển chọn từ các cơ sở nuôi thương phẩm Chọn ngoại hình – Các cá thể bố mẹ được tuyển chọn phải có vỏ không bị dập vỡ tổn thương trong quá trình khai thác. – Hàu bố mẹ phải khỏe, sinh truởng nhanh (có gờ sinh truởng thưa rõ) Chọn theo độ tuổi – Lựa chọn các cá thể bố mẹ đồng đều, có kích thuớc lớn, trung bình – Kích thước cá thể càng lớn trong độ tuổi thành thục số lượng trứ ng càng nhiều. Vì thế, việc lựa chọn các cá thể bố mẹ có kích thước lớ n tham gia sinh sản có mối liên quan mật thiết với số lượng ấu trùng sau này – Hàu bố mẹ phải được nuôi tối thiểu khoảng 6 - 8 tháng Hình 2.3. Hệ thống nuôi vỗ hàu bố mẹ (Nguồn: Dự án ACIAR) KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 26 2.3.3.2. Xác định sự phát triển của tuyến sinh dục – Theo Ngô Anh Tuấn et al., (2005) thì quá trình phát triển của hàu Crassostrea chia thành 5 giai đoạn sau 1: – Giai đoạn I: Tuyến sinh dục không màu sắc, chưa xuất hiện tế bào sinh sản. Tuyến sinh dục gồm có các mô liên kết, các chất cần thiết cho quá trình tạ o trứng và tinh trùng. Giai doạn này chưa phân biệt được cá thể đực và cái. – Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có màu trắng nhạt, con cái bắt đầu xuấ t hiện tế bào sinh trứng, con đực bắt dầu xuất hiện tế bào sinh tinh. Buồng trứ ng hàu bắt đầu xuất hiện các túi chứa trứng và noãn nguyên bào. Các tế bào sinh tinh trong tuyến sinh dục được sắp xếp rời rạc. Giai đoạn này vẫn còn rất khó để phân biệt bằng mắt thường. – Giai đoạn III: Tuyến sinh dục cái xuất hiện màu trắng sữa rõ rệt. Các tế bào sinh trứng bắt đầu rời khỏi túi chứa trứng, song vẫn còn hình đa diệ n méo mó. Ðang trong thời kỳ tích lũy chất dinh duỡng. Một số tế bào trứng khác vẫ n còn dính trên vách của túi trứng và tiếp tục phát triển. Tuyến sinh dục đự c có màu trắng đục. Tinh trùng tập trung thành đám dày đặc nhưng vẫn còn nằm trong túi tinh, chưa thoát ra ngoài. – Giai doạn IV: Tuyến sinh dục đực và cái nằm căng phồng đạ t kích thuớc cực đại. Dùng mũi dao chích nhẹ vào tuyến sinh dục, trứng và tinh dị ch sẽ thoát ra ngoài. Túi tinh chứa các bó nang và tinh trùng hoạt động tự do. Buồng trứng chứa nhiều bào nang và nhiều trứng thành thục. trứ ng hình bàu dục hoặc quả lê, nhân to, đạt kích thước tối đa. – Giai doạn V: Ðây là giai đoạn hàu vừa đẻ xong, tuyến sinh dục bắt dầ u co lại. Màu sắc buồng trứng nhợt nhạt, loang lổ. Quan sát kỹ buồng trứ ng và túi tinh ta thấy, vẫn còn sót lại những tế bào trứng và tinh trùng kích thuớc nhỏ bé không đều. Ðiều đó chứng tỏ hàu Crassostrea sinh sản nhiều lần trong năm. 2.3.3.3. Gieo tinh nhân tạo – Sau khi đã mở nắp vỏ hàu bố mẹ, dùng tay hoặc dao, kéo cắt vỡ tuyế n sinh dục của hàu lấy sản phẩm sinh dục. – Chú ý khi thao tác cần các dụng cụ cần phải được vệ sinh sạch trướ c khi thực hiện. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 27 – Sau khi nặn trứng và tinh trùng vào xô nhựa có chứa nước biển sạ ch khoảng 20 – 25 phút, trứng trương nước hoàn toàn. – Tiến hành lọc trứng qua vợt có kích thuớc mắt luới 40μm và rửa trứ ng bằng nước biển sạch có điều kiện môi trường tương tự môi trường chứa sả n phẩm thụ tinh, rồi cho trứng vào bể ấp. Hình 2.4. Hàu thành thục sinh dục (Nguồn: Dự án ACIAR) 2.3.3.4. Kích thích sinh sản bằng phương pháp sốc nhiệt và độ mặn Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến để kích thích hàu sinh sả n. Hàu bố mẹ được lấy từ các bể nuôi vỗ và được lau sạch vỏ b ằng Iodine, sau đó hàu được để ở nơi khô dáo nhiệt độ khoảng 16 – 20oC trong khoảng 24h trướ c khi bắt đầu cho sinh sản. Hàu bố mẹ được đặt trên bàn đẻ (spawning table) vớ i mặt vỏ phẳng được ngửa lên trên. với cách đặt vỏ như vậy sẽ dễ dàng quan sát được khi hàu bắt đầu sinh sản. Bàn đẻ thường được sơn màu đen để khi phóng tinh và trứng dễ quan sát hơn. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 28 Hình 2.5. Hệ thống sinh sản hàu (Nguồn: Dự án ACIAR) 2.3.3.5. Ấp trứng Vệ sinh bể ấp Bể ấp được rửa sạch bằng nước ngọt trước. Vệ sinh thành bể sạch sẽ bằ ng cách dùng bàn chải đánh rửa sạch sẽ hệ thống thành bể. Rửa lại bằng nướ c ngọt, sau dó dùng xà phòng đánh sạch bể bằng bàn chải. Rửa sạ ch xà phòng bằng nước ngọt. Rồi sau đó, hòa formol với liều lượng 500 – 1000ppm vào xô nhựa, tạt khắp thành bể ấp. Tiến hành đậy kín bạt khoảng 48h, để diệt các mầ m bệnh. Rửa sạch bể bằng nước ngọt và mở bạt để khí formol thoát ra ngoài. Sau đó, có thể cấp nước vào bể ấp trứng. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 29 Ðưa trứng vào bể ấp Mật độ ấp trứng: 20 – 25 trứngml nước hoặc 40 – 50 trứngml hoặc 80 – 100 trứngml. Mật độ ấp trứng phụ thuộc vào điều kiện bể ấp, nhiệt độ môi truờng nước và các điều kiện môi trường khác. Mật độ ấp trứng phù hợ p nâng cao tỷ lệ nở, tăng hiệu quả kinh tế. Quản lý bể ấp a) Ðiều chỉnh sục khí Trong quá trình ấp cần chú ý điều chỉnh sục khí phù hợp tránh làm vỡ trứng và giúp trứng trôi nổi, cung cấp dưỡng khí cho quá trình phát triể n phôi của trứng. Duy trì chế độ sục khí liên tục 2424. Thời gian ấp trứng hàu Thái Bình Dương khoảng 24h. b) Quản lý các yếu tố môi truờng Trong quá trình ấp trứng hàu Thái Bình Dương cần phải duy trì ổn đị nh các yếu tố môi trường trong bể ấp: nhiệt độ, độ mặn, pH, hàm lượ ng oxy hòa tan, v.v.. Ðặc biệt cần chú ý duy trì nhiệt độ trong bể ấp phù hợp cho sự phát triển phôi của hàu Thái Bình Dương. Nhiệt độ để cho phôi hàu Thái Bình Dương phát triển được từ 20 – 30oC. Nhiệt độ thích hợp nhấ t cho quá trình phát triển phôi hàu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 26 – 28oC. Hàm lượ ng oxy thích hợp cho bể ấp từ 5 – 8mg O2lít. 2.3.4. Ương ấu trùng hàu Thái Bình Dương 2.3.4.1. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng hàu Thái Bình Dương Giai đoạn 1. Ấu trùng Trochophore (ấu trùng bánh xe) Sau khi trứng thụ tinh được khoảng 10 – 12 giờ thì trứng bắt đầu chuyển sang giai đoạn ấu trùng bánh xe. Ấu trùng bánh xe có dạ ng hình vuông, tròn, thoi toàn thân bao phủ bởi các tiêm mao, nhiều tiêm mao tập trung lại tạ o thành vành miệng (đĩa bơi). Kích thước ấu trùng dao động từ 50 – 55μm. Ấ u trùng sống trôi nổi, vận động nhanh và liên tục, bơi lội tự do, chúng di chuyển tiến về phía trước hoặc di chuyển vòng tròn và có xu huớng tập trung ở tầng mặt. Giai đoạn này kéo dài khoảng 18 – 19 giờ thì chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ D. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 30 Hình 2.6. Ấu trùng Trochophore Giai đoạn 2. Ấu trùng chữ D (Veliger) Hình 2.7. Ấu trùng chữ D Ấu trùng chữ D xuất hiện sau 16 – 24 giờ từ khi thụ tinh, ấ u trùng có dạng chữ D, có 2 nắp vỏ và có vành tiêm mao giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận độ ng nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao miệng. Thời gian biến thái giai đoạn ấu trùng chữ D từ 20 – 24 giờ. Khi vận động ấ u trùng thò vành tiêm mao ra ngoài, hoạt động liên tục của các tiêm mao làm cơ thể chuyển động. Kích thước ấu trùng chữ D khoảng 70 – 85μm. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 31 Giai đoạn 3. Ấu trùng đỉnh vỏ (Umbo) Ðặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành đỉnh vỏ, cơ khép vỏ, điể m mắt. Kích thước ấu trùng dao động từ 105 – 280μm. Thời kỳ này chia làm 3 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn tiền đỉnh vỏ, giai đoạn trung đỉnh vỏ và giai đoạn hậu đỉnh vỏ. Hình 2.8. Ấu trùng đỉnh vỏ Hình 2.9. Ấu trùng giai đoạn có chân bám (Nguồn: Dự án ACIAR) KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 32 Hình 2.10. Ấu trùng bám vào giá thể (Nguồn: Dự án ACIAR) Hình 2.11. Sinh trưởng ấu trùng qua các giai đoạn (Nguồn: Dự án ACIAR) TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 33 Hình 2.12. Buồng đếm động vật phù du (Nguồn: Dự án ACIAR) Hình 2.13. Hệ thống lọc ấu trùng hàu (Nguồn: Dự án ACIAR) KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 34 2.3.4.2. Ương giống cấp 1 Chuẩn bị bể ương - Buớc 1: Các vật liệu như ống sục khí, đá bọt, viên sủi ra khỏi bể rửa sạch sau đó ngâm Chlorine nồng độ 500ppm ít nhất 24 giờ. - Buớc 2: Bể ương sau khi chà rửa bằng xà phòng sẽ tiế n hành quét Chlorine toàn bộ mặt trong và ngoài các bể, các đường đi trong trại, nồng độ dung dịch Chlorine 500ppm. - Buớc 3: Xả hết nước Chlorine, khử Chlorine còn lại bằng Thiosunfat, rử a sạch lại bằng nước ngọt, sau đó đưa vào sử dụng. Thay nước bể ương - Mỗi ngày thay ½ thể tích nước, thay 100 thể tích nước sau 2 ngày, nước thay có các điều kiện thủy lý, thủy hóa tương tự nước bể ương ấu trùng. - Nhiệt độ hàu sinh truởng và phát triển là 25 – 28oC, độ mặn 23 – 26‰. - Ðịnh kỳ thay, chuyển bể ương: 2 ngày chuyển bể một lần. Chăm sóc ấu trùng - Ấu trùng được bắt đầu cho ăn khi chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ D, thường là 16 – 18 giờ sau khi thụ tinh. - Lượng thức ăn hàng ngày cho ăn có thể được dựa theo đồ thị, với lượ ng thức ăn tăng dần, tuy nhiên hàng ngày cần kiểm tra ấu trùng, lượng tảo thừ a trong bể để điều chỉnh tỷ lệ cho ăn phù hợp. - Hàng ngày được cho ăn ít nhất 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Thu ấu trùng Khi ấu trùng được khoảng 20 ngày tuổi thì ta bắt đầu thả vậ t bám vào trong bể để thu ấu trùng. Khoảng cách giữa các dây bám 15 – 20cm. 2.3.4.3. Ương giống cấp 2 Xác định địa điểm ương Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở sản xuất, hàu giống có thể được ương ở bể trong nhà, bể ngoài trời, ao đất hoặc ương ở bè. TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 35 Thả giống Khi con giống bám được 10 – 15 ngày, lúc này kích cỡ con giống đạ t khoảng 3mm. Ta tiến hành chuyển giống ra ngoài ao, bể ương đã chuẩn bị sẵ n thức ăn thực vật phù du trong đó. Thu hoạch, vận chuyển hàu giống Sau 20 – 25 ngày ương, con giống đạt >0,5cm thì tiến hành thu con giố ng chuyển ra bè ngoài tự nhiên nuôi thương phẩm. Kiểm tra chất lượng Kiểm tra số lượng và chất lượng ấu trùng bám trên vật bám. Thường mật độ ấu trùng bám vào vật bám khoảng 20 – 25 ấu trùngvật bám. Chỉ cho 2 – 3 đợt vật bám với mỗi mẻ ấu trùng xử lý để đạt hiệu quả bám cao và mật độ bám đồng đều. Vận chuyển hàu giống Hình thức vận chuyển ở đây chủ yếu là vận chuyển hở. Do việc vậ n chuyển con giống bám khá cồng kềnh nên thường dùng phương tiệ n là ô tô hoặc tàu thủy. Phương tiện vận chuyển phải có bạt che để chống nóng. 2.4. Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm 2.4.1. Lựa chọn con giống 2.4.1.1. Lựa chọn con giống theo nguồn gốc Ðể chọn được hàu Thái Bình Dương có chất lượng ta nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của hàu giống và lựa chọn dựa vào các cơ sở sản suất có uy tín trên địa bàn, nên chọn hàu được sản suất ở gần nơi nuôi vì giống hàu này được nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu thả giống. 2.4.1.2. Lựa chọn con giống theo cảm quan Lựa chọn hàu thông qua các tiêu chuẩn sau: - Màu sắc: hàu giống có màu nâu đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc - Vỏ hàu: Không bị vỡ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ. KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 36 2.4.1.3. Lựa chọn con giống theo kích thước Ðiểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3 – 5mm là có thể nuôi thả . Nên chọn vỏ giống phân bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất. Tránh mua con giố ng trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2 – 3mm). 2.4.2. Thả giống 2.4.2.1. Xác định mật độ nuôi Mật độ thả phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tố t, nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, từ đó nâng cao năng suất nuôi hàu thươ ng phẩm. Số lượng giốngvật bám phụ thuộc vào kích cỡ hàu thả giống. Thông thường với kích cỡ giống hàu 3 – 5mm và 5 – 7 mm, nên chọn chọn mật độ từ 30 – 40 convật bám. Không nên chọn vật bám có số luợng quá dày trên 50 convậ t bám hay số lượng quá thưa dưới 20 convật bám. Trường hợp có một số vậ t bám nhỏ hơn 20 convật bám có thể ghép đôi vật bám tại một vị trí dây treo. Với giống kích cỡ lớn hơn, yêu cầu số lượng giống trên vật bám cũng thưa hơn. Thông thường chất lượng giống khoảng phù hợp và khoảng chấp nhận đạ t 90 trở lên là đạt tiêu chuẩn. 2.4.2.2. Xác định số vật bámdây treo Số lượng vật bámdây treo phụ thuộc vào độ trong của nước biển. Thông thường hàu sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nướ c c

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỘNG VẬT THÂN MỀM

Đặc điểm của ngành động vật thân mềm

1.1.1 Các lớp trong ngành động vật thân mềm

Ngành động vật thân mềm là ngành có số lượng loài rất lớn trong giới động vật (khoảng 105.000 loài), chiếm khoảng 10% tổng số các loài động vật trên trái đất, đứng thứ hai sau ngành giáp xác [1]

Ngành Mollusca gồm có 6 lớp:

- Lớp Song kinh: Amphineura có gần 150 loài

- Lớp một mảnh vỏ: Monoplacophora có gần 20 loài

- Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia (hay còn gọi là lớp chân rìu Pelecypoda) với khoảng 10.000 loài

- Lớp chân bụng: Gastropoda: có khoảng 35.000 loài

- Lớp chân búa: Scaphopoda có khoảng 300 loài

- Lớp chân đầu: Cephalopoda có 600 loài và khoảng 7000 loài đã hóa thạch

Các loài trong ngành động vật thân mềm được phân biệt chính bởi các đặc điểm cơ bản về hình thái vỏ, cấu tạo hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ cơ, chân, màng áo Các loài thuộc lớp Amphineura có dạng hình giun, màng áo là lớp biểu bì dày có nhiều gai CaCO 3 nhỏ, đầu kém phát triển, chân tiêu biến và không có khoang nội tạng, phân bố rộng từ vùng triều tới độ sâu 4000m nước Các loài thuộc lớp một tấm vỏ Monoplacophora phân bố chủ yếu ở biển, nơi có nền đáy cứng, độ sâu từ 180 đến 4000m nước Đặc điểm chính là đầu ở phía trước, chân phẳng, xoắn và yếu Khoang nội tạng hình nón, hệ thần kinh dạng bậc thang, có 2 đôi thân kinh dọc, 10 đôi thần kinh liên kết ngang, không có hạch thần kinh Lớp chân bụng Gastropoda là lớp lớn nhất trong ngành động vật thân mềm với gần 35.000 loài Chúng phân bố rất rộng từ trên cạn đến các

Nội dung chính của chương 1 cung cấp cho người học những kiến thức về đặc điểm chung của ngành động vật thân mềm và vai trò của ngành động vật thân mềm trong các lĩnh vực của đời sống vùng nước ngọt và lợ, mặn Hình thái cấu tạo khá phức tạp và có sự thay đổi rất lớn để thích nghi với điều kiện sống bò, vùi, bơi, nổi hoặc bám cố định tại các vùng sinh thái khác nhau: Đầu phát triển, trên đầu có mắt và xúc tu, trong khoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng Chân phát triển nằm ở mặt bụng, hình dạng chân đa dạng Có một lớp vỏ bảo vệ phần thân mềm Lớp hai mảnh vỏ Bivalvia có trên 10.000 loài sống ở biển và nước ngọt Đặc trưng cơ bản của lớp này là đầu thoái hóa, khoang màng áo rộng có chức năng trong các hoạt động hô hấp, vận động và tiêu hóa Lớp chân búa Scaphopoda, có trên 300 loài sống chủ yếu ở biển, phân bố từ vùng triều tới nơi có độ sâu 3000m Đặc trưng cơ bản là đầu có ống miệng lớp với xúc tu dài, lưỡi sừng tương đối phát triển, chân rộng dạng piston có chức năng đào, vỏ dạng hình ống với xoang màng áo mở ở cả hai đầu, không có mang lược Các loài thuộc lớp này phần lớn là địch hại Lớp chân đầu Cephalopoda có khoảng 600 loài sống ở biển Đây là lớp tiến hóa nhất trong các loài động vật không xương sống ở biển Đặc trưng cơ bản là đầu phát triển mạnh, hệ thần kinh tập trung, não đã được xương mềm bao bọc, chân biến thành các xúc tu với nhiều giác bám, xoang màng áo kéo dài, vỏ thoái hóa, màng áo phát triển thành lớp cơ dày, rắn chắc, trực tiếp phát sinh, không trải qua giai đoạn ấu trùng bánh xe và ấu trùng diện bàn [1]

1.1.2 Đặc điểm hình thái cấu tạo, sinh sản của động vật thân mềm

Cơ thể động vật thân mềm chia làm 3 phần, đầu, chân và nội tạng Trong xoang miệng có phiến hàm và lưỡi sừng để lấy thức ăn đưa vào miệng (trừ lớp Bivalvia vì phần đầu thoái hóa) Mô biểu bì của phần thân mềm phát triển thành tấm gọi là màng áo Màng áo phân tiết ra vỏ Cơ thể không phân đốt, đối xứng 2 bên (trừ lớp Gastropoda) do quá trình quay quanh, uốn vặn Nội tạng thường tập trung thành khối, xoang cơ thể thoái hóa chỉ còn xoang bao tim Phát triển phôi dạng nguyên sinh, trải qua ấu trùng bánh xe (Trochophora), ấu trùng diện bàn (Veliger), trừ lớp chân đầu trực tiếp phát sinh [1]

1.1.3 Đặc điểm phân bố của động vật thân mềm Động vật thân mềm có sự phân bố rất rộng Phân bố theo mặt phẳng (địa lý), từ hàn đới, ôn đới, nhiệt đới Phân bố theo cảnh quan (độ cao), núi, đồng bằng, vùng triều, biển sâu Phân bố theo thủy vực, nước ngọt, mặn, lợ Động vật thân mềm bao gồm nhiều loài và có phân bố rộng [3] Vì vậy, chúng có vị trí quan trọng trong thiên nhiên cũng như trong đời sống con người.

Vai trò của động vật thân mềm

1.2.1 Mặt có lợi của động vật thân mềm

1.2.1.1 Góp phần làm cân bằng hệ sinh thái ở nước, làm sạch và chống ô nhiễm môi trường

Nhìn chung, động vật thân mềm có số lượng loài lớn, phân bố rộng, môi trường sống khác nhau nên có tính đa dạng rất cao vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trong việc làm cân bằng hệ sinh thái tự nhiên Động vật thân mềm là mắt xích thức ăn quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên của nhiều loài Đặc biệt là lớp hai mảnh vỏ, chúng có sức sinh sản lớn, ấu trùng phù du của chúng là thức ăn quan trọng cho các loài cá biển, giáp xác, v.v Do đó nó góp phần vào việc tái tạo quần đàn, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên thông qua việc cung cấp thức ăn cho các loài từ giai đoạn ấu trùng đến cá trưởng thành [1, 2]

Lớp Bivalvia có đặc tính ăn lọc, thức ăn là thực vật phù du và mùn bã hữu cơ, chất keo, vi khuẩn Do đó, với số lượng loài rất lớn nên động vật hai mảnh vỏ có khả năng làm sạch môi trường và chúng được co là những đối tượng chính trong việc làm cân bằng hệ sinh thái môi trường, đặc biệt ở những vùng bị ô nhiễm Trong số các loài của lớp Bivalvia thì vẹm xanh (Perna viridis) và hầu (Ostreadea) có khả năng lọc rất lớn Một con vẹm xanh trưởng thành có thể lọc được 20L nước/h, còn một con hầu là 11,25L nước/h Vì vậy, Bivalvia còn được gọi là nhà máy lọc sinh học không lồ Chính nhờ đặc tính quan trọng này mà hiện nay trong nuôi trồng thủy sản để tạo thế cân bằng sinh thái và ổn định, bền vững cho môi trường nuôi người ta thường sử dụng các loài có tính ăn lọc như Bivalvia kết hợp với các loài khác như hải sâm, rong biển để xây dựng các mô hình nuôi bền vững Mô hình này đang được nhân rộng ở nhiều nước trên thế giới và nó được gọi là "Mô hình sinh thái" Mặt khác, ở các vùng biển bị ô nhiễm bởi các độc tố do sự nở hoa của tảo, động vật thân mềm sử dụng tảo làm thức ăn sẽ bị nhiễm độc tố và có thể là nguồn lây bệnh cho con người [4]

1.2.1.2 Nguồn thực phẩm tốt Đa số các loài động vật thân mềm đều có thể ăn được, thịt thơm ngon, có nhiều chất dinh dưỡng Động vật thân mềm sống cố định hoặc di chuyển chậm nên việc khai thác chúng rất dễ dàng Do đó, từ lâu động vật thân mềm đã là nguồn thực phẩm quan trọng và phổ biến của người dân Các loài phổ biến được dùng làm thức ăn gồm điệp, sò, mực, tu hài, bào ngư, ngao, ốc Thịt động vật thân mềm có chứa hàm lượng Protein, khoáng, glucid và canxi cao nhưng lipid thấp, do đó đây là nguồn thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại dễ tiêu hóa, không gây ngán và chống béo phì [1]

1.2.1.3 Tác dụng trong y học Động vật thân mềm có thể là nguồn nguyên liệu làm thuốc bổ như thuốc tăng lực hay bào chế các loại vitamin Vỏ bào ngư, ngọc trai có tác dụng chữa bệnh sơ vữa động mạch, hạ nhiệt, đau bụng, đau mắt, đau dạ dày Nang mực có tác dụng cầm máu Ngoài ra, trong thịt của động vật thân mềm có hàm lượng canxi cao nên có tác dụng chống cò xương, tê thận [1]

Vỏ động vật thân mềm có hàm lượng Canxi cao nên có thể dùng làm vôi bón trong trồng trọt hoặc làm thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm giúp tăng trọng và chống đẻ non [1]

1.2.1.5 Trong nuôi trồng thủy sản Ấu trùng, con non và con trưởng thành dùng làm thức ăn rất tốt trong ương nuôi ấu trùng, con giống và nuôi thương phẩm các đối tượng hải sản có giá trị khác như tôm, cua, cá biển

Trong công nghiệp tàu thuyền dùng vôi được điều chế từ vỏ động vật thân mềm để điều chế ra keo mattit có tác dụng bảo vệ vỏ tàu thuyền, chống thấm Các sản phẩm từ động vật thân mềm có thể được sử dụng để chế tạo kem dưỡng da, nước hoa trong ngành công nghiệp hóa mỹ phẩm hay sản xuất thuốc nhuộm, mực in hoa trong công nghiệp dệt

Ngoài ra, động vật thân mềm có thể là các sản phẩm xuất khẩu có giá trị như thực phẩm tươi sống, đông lạnh, khô hay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị kinh tế cao như ngọc trai hay khảm xà cừ Về mặt địa chất học, dựa vào hóa thạch của động vật thân mềm mà có thể xác định được tuổi, tính chất của các tầng địa chất

1.2.2 Mặt có hại của động vật thân mềm Động vật thân mềm có thể gây ra những tác hại cho việc sản xuất và cuộc sống của con người Các loại ốc như ốc sên, ốc bươu phá hoại mùa màng, ăn mầm lá cây, hoa màu Động vật thân mềm có thể ăn ấu trùng, con giống của các loài động vật thủy sản khác Các loài ốc thuộc họ Cerichidae cạnh tranh thức ăn với các đối tượng nuôi, dũi đáy làm cho độ đục tăng, lab-lab nổi lên tầng mặt và chết sẽ phân hủy ra các khi độc trong ao nuôi Các loài động vật thân mềm sống đục khoét đá có thể phá hoại đê ngăn mặn, hải cảng, cản trở giao thông Các loài sống bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tải trọng, vận tốc Các loài động vật thân mềm sống bám vào nhau tạo ra các đảo ngầm ảnh hưởng đến giao thông đường thủy [1]

Ngoài ra, động vật thân mềm có thể truyền bệnh cho người và vật nuôi Ốc Lymneac là vật chủ trung gian truyền bệnh gan Ký sinh trùng Fasiola hacpatyca truyền bệnh vàng da Một số loài ốc khác là vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1

Tình hình nghiên cứu và sản xuất giống động vật thân mềm trong nước và trên thế giới

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1

1 Trình bày đặc điểm của các lớp trong ngành động vật thân mềm?

2 Phân tích vai trò của ngành động vật thân mềm?

3 Tại sao nói động vật thân mềm hai mảnh vỏ là nhà máy lọc sinh học khổng lồ?

4 Phân tích những mặt có hại của động vật thân mềm?

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1

[1] Ngô Anh Tuấn Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012

[2] Quayle, D.B., Newkirk, G.F., (1989) Farming bivalve molluscs: method for study and development World Aquaculture Society, Baton Rouge,

[3] Sandra E Shumway Shellfish Aquaculture and the Environment John Wiley & Sons, Inc., Publication, 2011

[4] Southgate, P.C , 2003 Feeds and feed production In: Lucas, J.,

Southgate, P C (Eds.), Aquaculture: Farming Aquatic Animals and Plants Blackwell Publishing, Oxford, pp 172 – 198.

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI HÀU THÁI BÌNH DƯƠNG Crasosstrea gigas

Đặc điểm phân loại và hình thái cấu tạo

Theo phân loại của Thunberg 1793 hàu Thái Bình Dương có hệ thống phân loại như sau:

Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia

Họ Hàu: Ostreidae Giống hàu: Crasosstrea Loài hàu Thái Bình Dương: Crassostrea gigas, Thunberg 1793

Hình 2.1 Hàu Thái Bình Dương

2.1.2 Ðặc điểm hình thái cấu tạo

Hàu Thái Bình Dương là loài có kích thước lớn nhất trong các loài hàu có trên thế giới, kích thước trung bình từ 8 – 20 cm, có sức sinh trưởng nhanh có

Nội dung chính của chương 2 cung cấp cho người học những kiến thức về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi vỗ, tuyển chọn hàu bố mẹ, kích thích sinh sản, sản xuất giống và ương nuôi ấu trùng hàu thái bình dương Ngoài ra chương 2 cũng cung cấp các tiêu chuẩn kỹ thuật để người học có thể lựa chọn được địa điểm để xây dựng trại sản xuất giống hàu thái bình dương thể đạt 100mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt trên 10 năm Hàu Thái Bình Dương có dạng giống với hàu cửa sông C.rivularis Tuy nhiên, hàu Thái Bình Dương có tỷ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 1/2 – 1/3 hàu cửa sông Hàu sống ở các khu vực khác nhau có hình dạng, kích thuớc, màu sắc khác nhau [1].

Một số đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương

Hàu là loài ăn lọc Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang Khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn đuợc giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra nhờ các tiêm mao Các hạt thức ăn có kích thuớc nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao quấn dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước quấn đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài Mặc dù, hàu bắt mồi thụ động nhưng với cách bắt mồi như vậy, hàu có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước Hàu Thái Bình Dương là loài ăn lọc thụ động, chúng lọc những thức ăn phù hợp về kích thuớc, những loại thức ăn không thích hợp sẽ không đuợc tiêu hóa và bị đẩy ra ngoài Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: vi khuẩn, sinh vật nhỏ, mùn bã hữu cơ, tảo, trùng roi, v.v Hàu cũng có thể sử dụng được một số vật chất hòa tan trong nước và vật chất hữu cơ [1]

Hàu Thái Bình Dương là loài bản địa của Nhật Bản, chúng phân bố từ 30 – 45 vĩ độ Bắc của Hàn Quốc và phân bố ở vùng biển phía Bắc của Nhật Bản Hàu Thái Bình Dương được nhập vào Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến năm 2003 chúng có mặt ở 64 nước trên thế giới ở cả 5 Châu lục Hiện nay, được tìm thấy phổ biến ở vùng biển của Pháp, Anh, Mexico, Trung Quốc, Brazil, v.v Những năm gần đây, hàu thái bình dương được di nhập về Việt Nam và được sản xuất giống, nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa, v.v Hàu phân bố ở vùng giữa triều và vùng triều thấp đến độ sâu 40m, sống bám trên bề mặt đá, rễ cây hay vỏ nhuyễn thể khác Hàu Thái Bình Dương là loài có khả năng thích ứng rộng, có thể sống ở độ mặn 10 – 42‰, Ðộ mặn thích hợp là 20 – 25‰ Hàu Thái Bình thích hợp ở nhiệt độ 20 – 28 o C, đặc biệt tồn tại ở - 5 o C.

Công nghệ sản xuất giống hàu nhân tạo

2.3.1 Chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống

2.3.1.1 Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình

– Tìm hiểu vị trí địa lý, địa hình nhằm tìm được vị trí địa lý, địa hình phù hợp để xây dựng sản xuất giống hàu đạt hiệu quả

– Tìm hiểu thông tin vị trí địa lý, địa hình để có kế hoạch xây dựng trại sản xuất hàu Thái Bình Dương phù hợp

Tìm hiểu khí hậu của vùng miền để biết được các yếu tố thời tiết, khí hậu có phù hợp với đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương không, từ đó có phương pháp khắc phục khi điều kiện khí hậu ảnh huởng đến quá trình xây dựng, sản xuất giống sau này Thông qua tìm hiểu chế độ nhiệt để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ sản xuất giống phù hợp Trong thực tế, nhiệt độ để hàu Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển dao động từ 20 – 28 0 C Mưa bão có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hàu giống như khó kiếm nguồn hàu bố mẹ, nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, độ mặn giảm [3] Vì vậy, cần quan tâm đến lượng mưa hàng năm và mùa mưa của từng địa phương

Tìm hiếu điều kiện kinh tế nhằm biết được mặt bằng kinh tế vùng miền, để xem có thuận lợi cho việc xây dựng trại sản xuất giống và phát triển sản xuất hàu giống sau này Tìm hiểu về tiềm lực kinh tế vùng cần chọn để xây dựng trại sản xuất hàu giống, vùng tiềm năng để xây dựng trại sản xuất hàu giống trong tương lai Tìm hiểu về mức thu nhập và đầu tư của người dân vùng sản xuất giống

Tìm hiểu điều kiện xã hội nhằm xác định được trình độ dân trí, trính trị, văn hóa vùng miền để từ đó đưa ra hướng để chọn vùng xây dựng trại phù hợp Ðiều kiện xã hội là khả năng về dân trí, trình độ văn hóa, chính trị của cộng dồng sản xuất giống hàu Thái Bình Dương

Tìm hiểu điều kiện giao thông nhằm biết được khả năng giao thông sẵn có của vị trị lựa chọn xây dựng trại để có kế hoạch sử dụng hoặc nâng cấp hệ thống giao thông khi cần thiết Xác định điều kiện giao thông của vùng chọn để tiến hành xây trại sản xuất hàu giống Giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

Chọn vị trí xây dựng trại sản xuất giống hàu Thái Bình Dương là một yêu cầu hết sức quan trọng để việc xây dựng trại Chọn vị trí nhằm xác định địa điểm xây dựng chính xác trên bản đồ và thực tế Chọn địa điểm phù hợp sẽ thuận tiện cho việc xây dựng trại cũng như hoạt động sản xuất của trại giống sau này

Các trại sản xuất hàu giống cần phải được cung cấp nguồn nước biển đầy đủ, sạch, tránh xa các nguồn nước ô nhiễm Khi chất lượng nước tốt, việc xử lý sẽ đơn giản hơn, do dó giá thành sản xuất con giống sẽ giảm xuống

– Nguồn nước mặn là nước biển phải đạt được các chỉ tiêu yêu cầu sau: + Ðộ mặn trong khoảng 20 – 33‰ và ổn định trong mùa vụ sản xuất + pH = 7,5 – 8,5

+ Oxy hòa tan (DO) lớn hơn 4mg/l

+ Hàm lượng thủy ngân < 0,01mg/l

+ Hàm lượng kim loại nặng khác < 0,01mg/l

– Bên cạnh nguồn nước biển đầy đủ, nguồn nước ngọt cũng quan trọng cho việc lợ hóa, thuần hóa độ mặn cho ấu trùng, con giống trong quá trình ương nuôi

– Nước ngọt còn phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt của nguời sản xuất và vệ sinh trại giống

– Nguồn nước ngọt được cung cấp từ các nguồn nước ngọt sau: sông, hồ, nước ngầm, nước máy

– Nguồn nước ngọt phải đảm bảo theo các tiêu chỉ (Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cơ sở nuôi trồng thủy sản)

2.3.2 Nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng

2.3.2.1 Chuẩn bị bể nuôi tảo a) Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất

– Dụng cụ: Máy bơm, Máy sục khí

– Hóa chất: Formol; Chlorin; Thiosulfatnatri; Xà phòng; Thuốc tím; EDTA b) Vệ sinh bể nuôi tảo

Buớc 1: Bể nuôi được vệ sinh sạch bằng Chlorin (0,25ml/l) cho 24 – 48 giờ Buớc 2: Lấy bàn chải trà khắp bể, đặc biệt chú ý các góc bể kính

Buớc 3: Rửa sạch bể bằng nước ngọt

Buớc 4: Ðể khô bể ít nhất 1 ngày trước khi đưa tảo vào nuôi c) Cấp nước vào bể nuôi tảo

Nước biển sau khi đã được lọc sạch sẽ được cấp vào bể nuôi tảo Nước được cấp vào bể đã qua lọc, khi cấp nước từ bể chứa vào bể nuôi tảo cần cấp qua tỳi siờu lọc mắt lưới 1 – 5àm

Tảo là thức ăn không thể thiếu được của hàu Thái Bình Dương từ giai đoạn ấu trùng đến giai đoạn trưởng thành, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng Các loài tảo hiện đang được nuôi phổ biến làm thức ăn cho ấu trùng hàu Thái Bình Dương gồm có: Chaetoceros calcitrans, Isochrysis galbana, Nanochloropsis occullata, Tetraselmis chuii, v.v

Nguồn tảo giống tốt nhất là tảo được cung cấp từ các phòng nuôi tảo thuần chủng hoặc từ tảo nuôi sinh khối của các bể nuôi tảo khác, từ tảo được chừa lại của bể tảo đã thu hoạch [2]

NaH 2 PO 4 : 10g/m 3 nước nuôi tảo

2.3.2.5 Nuôi sinh khối tảo a) Nuôi sinh khối trong các bể

Tảo được nuôi trong các composit hình chữ nhật, vuông hoặc tròn Các loại bể này cao khoảng 0,6 – 0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng để ánh sáng có thể phân bố đều khắp bể Tảo nuôi bằng bể nhựa có thể tích khoảng 0,5 – 2m 3 để có thể thu hoạch hoàn toàn một bể tảo một lần để cho ấu trùng hàu ăn Bể được đặt ngoài trời hoặc trong nhà, bên trên có mái che bằng tấm nhựa trong hay bằng màng nhựa PE ánh sáng có khả năng xuyên qua

– Buớc 1: Bể đã đuợc khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa lại bằng nước ngọt sạch

– Buớc 2: Cấp nước đủ số lượng vào bể Nước cấp vào bể đã đuợc lọc sạch qua hệ thống lọc thụ, sau đú lọc tinh qua ống lọc 1 – 5àm (Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 30ppm)

– Buớc 3: Cấp môi trường dinh dưỡng vào bể

– Buớc 4: Lắp hệ thống sục khí

– Buớc 5: Cấp tảo giống vào b) Nuôi sinh khối trong các túi nilon

– Buớc 1: Các túi nilon đã được khử trùng bằng Chlorin, sau đó rửa sạch bằng nước ngọt sạch

– Buớc 2: Cấp nước đủ số lượng vào túi nilon Nước cấp vào bể đã được lọc sạch qua lọc thụ, và sau đú lọc tinh qua ống lọc 1– 5àm Nguồn nước trước khi đưa vào nuôi tảo đã được xử lý Chlorine 30ppm

– Buớc 3: Cấp chất dinh duỡng vào túi

– Buớc 4: Lắp hệ thống sục khí - Sục khí liên tục 24/24

– Buớc 5: Cấp tảo giống vào túi

– Nuôi sinh khối thường được nuôi trong các túi nilon 50 – 60L

– Ánh sáng: Thường sử dụng ánh sáng mặt trời, cường độ chiếu sáng thích hợp từ 4.000 - 8.000lux

2.3.2.6 Các pha sinh trưởng của tảo

– Pha thích nghi: mật độ tảo tăng lên ít do bắt đầu làm quen môi trường mới – Pha tăng sinh: mật độ tế bào tăng nhanh theo công thức: C t =C o e mt

– Pha giảm sinh: Phân chia tế bào chậm lại khi chất dinh dưỡng, ánh sáng, pH, CO 2 hoặc các yếu tố thuỷ lý hoá bắt đầu hạn chế sinh trưởng

– Pha bão hoà: nhân tố giới hạn cân bằng với tốc độ sinh trưởng dẫn đến mật độ tảo không tăng thêm nữa

– Pha tàn: Mật độ tảo giảm nhanh chóng & mẻ nuôi bị lụi tàn

2.3.2.7 Thu hoạch tảo a) Xác định thời điểm thu hoạch

– Thu hoạch khi mật độ tảo đạt gần cực đại hoặc cực đại

– Khi nước trong bể bắt đầu chuyển sang màu vàng sậm, xanh đậm và nâu đậm thì thu hoạch tảo, tảo đạt mật độ 14 – 15 triệu tb/ml (với tảo

Nanochloropsis và tảo Isochrysis) b) Thu hoạch

* Nuôi trong túi nilon (60lít).)

Kỹ thuật nuôi hàu Thái Bình Dương thương phẩm

2.4.1.1 Lựa chọn con giống theo nguồn gốc Ðể chọn được hàu Thái Bình Dương có chất lượng ta nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ của hàu giống và lựa chọn dựa vào các cơ sở sản suất có uy tín trên địa bàn, nên chọn hàu được sản suất ở gần nơi nuôi vì giống hàu này được nuôi trong môi trường có điều kiện tương đồng với các khu thả giống

2.4.1.2 Lựa chọn con giống theo cảm quan

Lựa chọn hàu thông qua các tiêu chuẩn sau:

- Màu sắc: hàu giống có màu nâu đen đặc trưng và đồng đều về màu sắc

- Vỏ hàu: Không bị vỡ, các gờ tăng trưởng phân bố khá đều đặn, gai vỏ xuất hiện đều xung quanh trừ đỉnh vỏ

2.4.1.3 Lựa chọn con giống theo kích thước Ðiểm quan trọng nhất trong chọn giống hàu là kích cỡ phải đồng đều, thông thường hàu có kích thước tối thiểu từ 3 – 5mm là có thể nuôi thả Nên chọn vỏ giống phân bố đều trên hai mặt vỏ là tốt nhất Tránh mua con giống trên cùng vỏ có kích cỡ chênh lệnh nhau quá lớn (2 – 3mm)

2.4.2.1 Xác định mật độ nuôi

Mật độ thả phù hợp tạo điều kiện cho hàu sinh trưởng và phát triển tốt, nâng cao tỉ lệ sống của hàu nuôi, từ đó nâng cao năng suất nuôi hàu thương phẩm Số lượng giống/vật bám phụ thuộc vào kích cỡ hàu thả giống Thông thường với kích cỡ giống hàu 3 – 5mm và 5 – 7 mm, nên chọn chọn mật độ từ 30 – 40 con/vật bám Không nên chọn vật bám có số luợng quá dày trên 50 con/vật bám hay số lượng quá thưa dưới 20 con/vật bám Trường hợp có một số vật bám nhỏ hơn 20 con/vật bám có thể ghép đôi vật bám tại một vị trí dây treo Với giống kích cỡ lớn hơn, yêu cầu số lượng giống trên vật bám cũng thưa hơn Thông thường chất lượng giống khoảng phù hợp và khoảng chấp nhận đạt 90% trở lên là đạt tiêu chuẩn

2.4.2.2 Xác định số vật bám/dây treo

Số lượng vật bám/dây treo phụ thuộc vào độ trong của nước biển Thông thường hàu sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường nước có ánh sáng xuyên qua hay nói cách khác là thực vật phù du (tảo phù du) phát triển bình thường Trong môi trường nước biển có độ trong từ 1– 1,4m thì vật bám của hàu trên dây treo cuối cùng không sâu hơn 1,4 m và vật bám đầu tiên ngập xuống dưới nước tối thiểu 5 cm Khoảng cách giữa các vật bám dao động từ 15 – 18 cm Do vậy, số lượng vật bám/dây treo hàu Thái Bình Dương thông thường có từ 68 vật bám, có thể 8 – 10 vật bám Nếu độ trong của nước lớn, cũng không nên treo số lượng vật bám/dây treo quá 10 vì giai đoạn sau khi hàu phát triển ở kích thước lớn, khối lượng hàu trên dây treo quá lớn có thể làm đứt dây treo

2.4.3 Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi

Chăm sóc hàu và quản lý bè nuôi là khâu kỹ thuật quan trong nhất trong nuôi hàu Thái Bình Dương Thành bại trong nuôi thương phẩm hàu phụ thuộc vào mức độ thực hiện tốt khâu kỹ thuật này

2.4.3.1 Loại bỏ rác bám giàn, dây hàu

Hàng ngày kiểm tra giàn hàu, dây hàu Loại bỏ cây, củi, rác bám nhất là cây bụi, bao dứa, dây bám, vuớng vào dàn hàu, dây hàu Luu ý loại bỏ một cách nhẹ nhàng tránh dây hàu dính vào nhau, dây hàu bị dứt, hay hàu bị rời ra khỏi vật bám Thời gian nuôi sau, sau 2 – 3 tuần, kiểm tra dây hàu nuôi dùng bàn trải, dao cùn loại bỏ rong rêu, hà, san, sun, bám dính vào các vật bám có chứa hàu và trên hàu nuôi Lưu ý thao tác nhẹ nhàng tránh hàu bị rơi rụng

Thời gian 02 tháng nuôi đầu tiên, dây hàu còn nhẹ rất dễ bị rối khi nước thủy triều lên xuống Hàng ngày cần kiểm tra và gỡi rối cho các dây hàu Quá trình thực hiện cần thao tác nhẹ nhàng tránh hàu bị rời ra khỏi vỏ Thời gian nuôi sau, định kỳ hàng tuần, kiểm tra bè hàu nuôi và gỡ rối cho bè hàu do dòng nước chảy quá mạnh hoặc do các loại dây, que củi vướng, bám vào.

Thực hành ương nuôi hàu giống tại cơ sở sản xuất giống hàu Thái Bình Dương

– Tạo điều kiện để người học thực hành các kiến thức đã học liên quan đến kỹ thuật sản xuất giống và nuôi hàu thái bình dương và trau dồi thêm kinh nghiệm thực tiễn tại cơ sở sản xuất giống hàu thái bình dương

– Giúp sinh viên có cơ hội mở rộng các mối quan hệ, có cơ hội để thể hiện khả năng với các nhà tuyển dụng và định hướng sự nghiệp sau khi ra trường

2.5.2 Thời gian và địa điểm

– Thời gian: 4 tuần (dự kiến từ tuần thứ 5 đến tuần 7, và bảo vệ kết quả thực tập vào tuần 13 của học kỳ)

– Địa điểm: Cơ sở sản xuất giống hàu thái bình dương

– Sinh viên trực tiếp tham gia làm việc và thực tập tại cơ sở sản xuất giống hàu nhằm tìm hiểu và học tập kinh nghiệm về kỹ thuật sản xuất giống hàu thái bình dương

– Sinh viên tìm hiểu và đánh giá về địa điểm xây dựng cơ sở thực tập

– Sinh viên tìm hiểu và đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu của cơ sở thực tập

– Sinh viên tìm hiểu và đánh giá về đối tượng thực tập

– Sinh viên trực tiếp tham gia từ khâu chuẩn bị vệ sinh bể, nuôi vỗ, chuẩn bị thức ăn, ương nuôi ấu trùng và ương nuôi giai đoạn giống

2.5.4 Yêu cầu đối với sinh viên

– Tuyệt đối tuân thủ nội quy của nhà trường về việc đi thực tập và nội quy của cơ sở thực hành

– Tích cực tham gia thực hành, học tập, trực tiếp tham gia vào các công việc sản xuất của cơ sở thực hành

– Chia nhóm, bầu nhóm trưởng làm đầu mối thường xuyên báo cáo tình hình thực hành với giáo viên chủ nhiệm và giảng viên giảng dạy học phần; nhóm trưởng đảm bảo sĩ số của các thành viên trong nhóm trong suốt thời gian thực hành, sinh viên xin nghỉ phải báo cáo giáo viên phụ trách học phần

– Chuẩn bị trước các tư trang cần thiết, bảo hộ lao động, phương tiện để thực hành tại các đơn vị

– Chuẩn bị mẫu ghi nhật ký thực tập, sổ nhật ký và bút để ghi chép các thông tin cần thiết Chú ý lập thêm nhật ký ảnh phục vụ báo cáo thực hành

– Chuẩn bị phương án và công tác ăn, ở tại nơi thực hành

– Sinh viên kết thúc thực hành cần: o Nộp nhật ký thực hành (viết tay) o Nộp nhận xét của cơ sở thực hành o Nộp báo cáo kết quả thực hành (cả bản mềm và bản cứng) o Hình thức bảo vệ kết quả thực hành: Từng sinh viên thuyết trình kết quả thực hành của mình o Các yêu cầu đối với báo cáo kết quả thực hành:

– Giới thiệu, phân tích, đánh giá được về cơ sở thực hành

– Giới thiệu, phân tích, đánh giá được về đối tượng thực hành

– Trình bày được kỹ thuật sản xuất giống đối tượng được thực hành: từ khâu nuôi vỗ, chuẩn bị thức ăn, ương nuôi ấu trùng, ương nuôi giai đoạn giống, tình hình sản xuất kinh doanh, nghiên cứu

– Giảng viên căn cứ vào báo cáo thực tập để đánh giá, cho điểm thực hành và lấy vào điểm kiểm tra học phần kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 2

– Công nghệ sản xuất giống hàu đa bội

– Các chương trình chọn giống hàu

– Kỹ thuật bảo quản lạnh tinh hàu

– Lịch sử của ngành sản xuất giống và nuôi hàu trong nước và trên thế giới – Các phương pháp kích thích hàu sinh sản

– Các loại thức ăn thay thế việc sử dụng tảo trong việc ương nuôi ấu trùng hàu

– Tác động của việc nuôi hàu tới môi trường sinh thái

– Ứng dụng của việc sử dụng hàu trong việc xử lý nước thải

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2

Câu 1 Trình bày đặc điểm sinh học của hàu thái bình dương?

Câu 2 Phân tích các giai đoạn phát triển của hàu thái bình dương?

Câu 3 Phân tích các tiêu chí lựa chọn địa điểm xây dựng trại sản xuất giống hàu?

Câu 4 Trình bày kỹ thuật kích thích sinh sản hàu thái bình dương?

Câu 5 Trình bày kỹ thuật ương nuôi ấu trùng hàu thái bình dương?

Câu 6 Trình bày phương pháp nuôi tảo làm thức ăn cho ấu trùng hàu thái bình dương?

Câu 7 Trình bày kỹ thuật nuôi hàu thái bình dương thương phẩm?

Câu 8 Tại sao khi ương ấu trùng hàu thái bình dương, người nuôi thường sử dụng kết hợp nhiều loài tảo khác nhau để cho ấu trùng ăn?

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 2

[1] Ngô Anh Tuấn Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012

[2] Ngô Trọng Lư Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò huyết, Trai ngọc Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1996

[3] Sandra E Shumway Shellfish Aquaculture and the Environment John Wiley & Sons, Inc., Publication, 2011.

KỸ THUẬT SẢN XUẤT NHÂN TẠO VÀ NUÔI CẤY TRAI NGỌC BIỂN

Một số loài trai ngọc

3.2.1 Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii

Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii Tên tiếng anh là Akoya pearl oyster Là loài có kích thước nhỏ nhất 70 -80mm Kích thước ngọc có thể đạt 10mm, trung bình khoảng 5 – 8mm Phân bố ở Nhật Bản, Nam Ấn Độ, Trung Quốc Ở việt Nam có ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn đảo, Phú Quốc Loài này, sống chủ yếu ở vùng hạ triều, các eo vịnh vùng biển rộng, độ sâu khoảng 15 – 20m, nồng độ muối 25 – 30ppt Chất đáy là cát, cát pha vỏ nhuyễn thể nát vụn, nơi sóng gió tương đối yên tĩnh Mùa vụ sinh sản vào tháng 4 – tháng 10 Lớp xà cừ ở giữa vỏ dày, nhẵn bóng, mép màu vàng nhạt Mặt trong có một răng chính nổi lên Vết cơ khép vỏ to Dùng tơ chân bám lên giá thể, khi mật độ dày có thể bám vào cá thể khác Loài này có thể cho ngọc màu bạc, màu kem hoặc màu hồng [9]

Hình 3.2 Trai ngọc Nhật Bản Pinctada martensii

3.2.2 Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima

Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima có tên tiếng anh là Silverlip pearl oysters Phân bố ở tây bắc Úc, Inđonesia, Philipin, Vịnh Thái Lan, Ấn độ và Đài Loan Ở nước ta có ở đảo Bạch Long Vỹ, đảo Phú Quý, Phú Quốc Nó sống ở độ sâu lớn hơn 25 – 35m Là loài trai có kích thước lớn nhất có thể vỏ dài tới 30cm, nặng 2kg, vỏ hình như hình tròn, dẹp hai bên Mặt ngoài vỏ màu vàng nâu, mặt trong vỏ óng ánh màu bạc, ở cá thể lớn xung quanh gần mép vỏ màu óng ánh vàng Màu sắc ngọc có thể là màu trắng, bạc hoặc màu vàng [9]

3.2.3 Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera

Tên tiếng anh của loài này là Blacklip pearl oysters Trai ngọc môi đen sống ở đông Thái bình dương, Tahiti, Cook Islands, Fiji, French Polynesia, Panama Còn được gọi là ngọc trai Tahiti vì 90% lượng ngọc trai đen trên thế giới được sản xuất ở đây, ở nước ta có ở thanh hóa, Sông cầu Phú Yên, Phan Thiết Bình Thuận, Nha Trang, Cam Ranh Khánh Hòa Chiều dài vỏ đạt khoảng 14,5cm, chiều rộng 4cm, có cá thể lớn đạt 20cm, khối lượng 1,5kg Trai dùng tơ chân bám vào đất hay vật bám khác để sống Nơi sống là vùng hạ triều trở xuống đến 50 - 60m nước, độ mặn 30ppt Tai sau của vỏ lớn, mặt ngoài của vỏ màu nâu sẫm Mặt trong của vỏ tầng ngọc, trai dày óng ánh, phần xung quanh mép vỏ óng ánh màu nâu đậm nên gọi là trai ngọc môi đen Màu ngọc có thể là màu đen, màu trắng, màu xám vân đá [9]

Hình 3.3 Trai ngọc môi vàng Pinctada maxima

Hình 3.4 Trai ngọc môi đen Pinctada margaritifera

3.2.4 Trai ngọc nữ pteria penguin

Trai ngọc nữ pteria penguin có tên tiếng anh là Winged pearl oyster Phân bố ở vùng biển papua newghinê, Indonesia, Vịnh Thái Lan, Đông trung quốc, Đài Loan Ở nước ta tìm thấy ở đảo Cát Bà, Long Châu (Quảng Ninh), Biện sơn, hòn mê (Thanh Hóa), Phú Yên, Bình Thuận Cá thể lớn chiều cao có thể đạt tới

20 – 25cm Mặt ngoài vỏ màu đen, da vỏ phát triển thành lông Mặt trong của vỏ trơn bóng, óng ánh màu bạc [9]

Hình 3.5 Trai ngọc nữ pteria penguin

Một số đặc điểm sinh học của trai ngọc

Trai ngọc là loài hẹp muối, thường phân bố ở vịnh, biển cạn Nhiệt độ thích hợp trong khoảng 10 – 35 o C và độ mặn là 22 – 35ppt, pH 7,5 – 8,5 Chất đáy cát, cát sạn, ít bùn, cát pha lẫn vỏ động vật thân mềm, Trai là loài sống ở độ trong khá cao Ở nước ta trai ngọc phân bố ở một số vùng như Vịnh Hạ Long, đảo cô tô, đảo minh châu, đảo quan lạn, Biện sơn – Thanh Hóa, Lăng Cô – Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, đảo Phú Quốc – Kiên Giang [2]

Trai là loài động vật sống bám cố định ít di chuyển, chúng bám chắc vào giá thể dưới nước nhờ những tơ chân mảnh ở những vùng biển có đáy cát, bùn hoặc cát trộn lẫn những mảnh sò, sành san hô Khi điều kiện môi trường thay đổi như nước ngọt, nhiễm bẩn, trai tự động đứt tơ chân và di chuyển theo dòng nước đến địa điểm mới thích hợp lại tiết ra tơ chân bám lại Tuy nhiên, hoạt động di động trong ngày của trai có chu kỳ ngày đêm rõ rệt là ngày nghỉ đêm di chuyển [1]

3.3.3 Thức ăn và phương thức bắt mồi

Trai là loài bắt mồi thụ động bằng cách lọc nhiều lần Thức ăn của trai thay đổi theo các giai đoạn phát triển của cơ thể: giai đoạn ấu trùng thức ăn của trai là các loài thực vật phù du, giai đoạn con non và trưởng thành thức ăn của trai phong phú hơn bao gồm cả thực vật phù du, động vật phù du và mùn bã hữu cơ [2]

Trai ngọc là loài hẹp muối và hẹp nhiệt do đó biên độ dao động của nhiệt độ và độ mặn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình bắt mồi của trai Nhiệt độ nước

28 – 30 o C, độ mặn 22 – 35ppt, bắt mồi tăng mạnh Độ mặn giảm thấp hơn 22ppt và trên 35ppt thì khả năng bắt mồi giảm Nước triều cường bắt mồi tăng, nước kém (thủy triều xuống) bắt mồi giảm Nghèo thức ăn trong nước trai tăng bắt mồi và ngược lại giàu thức ăn trong nước, bắt mồi giảm

Trai là loài phân tính đực cái rõ rệt, nhưng cũng có hiện tượng lưỡng tính (thường gặp cơ thể lưỡng tính vào mùa đông) Tuổi thành thục của trai ngọc là 1 tuổi Mùa sinh sản vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, trong đó mùa đẻ rộ là vào tháng 7 đến tháng 9 Mùa sinh sản tuyến sinh dục của trai phát triển mạnh: ở con đực tuyến sinh dục có màu trắng sữa, con cái tuyến sinh dục có màu hơi vàng [3]

3.3.5 Khả năng phân tiết ngọc

3.3.5.1 Cấu tạo và chức năng tạo vỏ của màng áo

Màng áo là nơi có chức năng chính tạo ra vỏ của trai ngọc Tế bào đầu của nếp tạo vỏ có chức năng sinh ra tầng da vỏ, tế bào mặt lưng của mép màng áo có chức năng sinh ra tầng đá vôi Tế bào biểu bì mặt ngoài có chức năng tạo ra tầng ngọc trai của vỏ Bằng các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp đồng vị phóng xạ Ca 45 đã cho thấy tế bào biểu bì mặt ngoài gần mép màng áo là vị trí tạo ngọc nhiều nhất

3.3.5.2 Thành phần hóa học của ngọc trai

Thành phần chính của ngọc trai là CaCO 3 chiếm tỷ lệ 91,72%, tiếp đến là hợp chất giữa protein, polysaccảite với tỷ lệ 5,94% Các hợp chất vi lượng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng 2,34%, nhưng thành phần và hàm lượng các các nguyên tố vi lượng quyết định đến màu sắc của ngọc trai như vàng, nhôm,

Kỹ thuật cấy ngọc trai nhân tạo

3.4.1 Cơ sở khoa học của kỹ thuật cấy trai ngọc

Theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc trai là do các nguyên tố bên trong gây ra, khi màng áo ngoài bị mắc bệnh một phần tế bào thượng bì của màng áo bị bong ra và chìm trong mô liên kết và khi đó các tế bào phân tiết của màng áo ngoài sẽ tiết ra chất dịch ngọc để bao lại và sau một thời gian sẽ thành ngọc [3]

Theo thuyết này thì nguyên nhân tạo thành ngọc là do các nhân tố bên ngoài gây ra một cách ngẫu nhiên Trong tự nhiên khi một dị vật cứng rơi vào màng áo nó sẽ làm cho tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo lõm xuống, sau đó các tế bào biểu bì mặt ngoài của màng áo sẽ phát triển bao lấy dị vật đồng thời tiết ra tầng ngọc trai bám lấy dị vật từ đó tạo thành ngọc tự nhiên Quá trình trên xảy ra là do dị vật tác động vào tế bào biểu bì mặt ngoài màng áo làm cho tế bào phân tiết ra ngọc Như vậy, muốn tạo ra ngọc phải tạo nên sự kích thích mô phân tiết chất ngọc để tạo thành các túi ngọc rồi sẽ sinh ra ngọc Trong điều kiện nhân tạo, tiến hành cấy dị vật và miếng màng áo của trai nguyên liệu vào trai kỹ thuật sau khi cấy 2 ngày, tế bào biểu bì mặt trong của miếng màng áo sẽ hòa lẫn vào mô liên kết của trai kỹ thuật và sau 4 ngày thì tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo sẽ phát triển bao lấy nhân cấy Sau 7 – 10 ngày sẽ tạo thành ngọc trai nhân tạo [1]

3.4.2.1 Tuyển chọn trai nguyên liệu

Trai nguyên liệu phải đạt kích thước trưởng thành (tùy loài), trai khỏe mạnh, không bị bệnh, sinh trưởng nhanh thể hiện qua phiến sinh trưởng thưa, rõ Màng áo của trai nguyên liệu phải nguyên vẹn, dày, không có vết bẩn, không dị dạng [4,5,6]

3.4.2.2 Tuyển chọn trai kỹ thuật

Ngoài những tiêu chuẩn giống trai nguyên liệu thì trai kỹ thuật được dùng để lấy ngọc nên còn phải đáng ứng được yêu cầu là tơ chân ít và tuyến sinh dục không phát triển vì nếu ta cấy nhân trên trai kỹ thuật có tuyến sinh dục phát triển thì sẽ làm cho nhân cấy bị rơi ra, hoặc chỉ tạo ra ngọc bẩn, thậm chí còn làm cho trai mẹ bị chết Vì vậy, cần phải chọn trai kỹ thuật có tuyến sinh dục kém phát triển hoặc khống chế không cho tuyến sinh dục phát triển [4,5,6]

Thường sử dụng 2 cách để chuẩn bị trai kỹ thuật tùy thuộc vào thời gian tiến hành cấy ngọc

– Cách thứ nhất là ức chế sự phát triển tuyến sinh dục của trai kỹ thuật áp dụng vào đầu mùa sinh sản của trai, khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng Tiến hành thây đổi độ sâu của tầng nước nuôi trai xuống độ sâu cao hơn khiến cho nhiệt độ giảm từ đó làm ức chế sự phát triển của tuyến sinh dục

– Cách thứ hai là kích thích cho tuyến sinh dục của trai kỹ thuật phát triển nhanh, do đó trai sẽ đẻ nhanh để khi cấy nhân thì trai đã đẻ rồi

* Phương pháp thường sử dụng để kích thích cho trai đẻ:

– Kích thích bằng nhiệt độ: tại vùng nuôi trai, thay đổi độ sâu của lồng nuôi: ban ngày treo lồng nuôi lên cao, ban đêm hạ lồng nuôi xuống sâu hơn Như vậy đã làm thay đổi nhiệt độ nước trong thời gian nuôi và kích thích cho tuyến sinh dục của trai phát triển Hoặc để trai dưới bóng cây, nơi thoáng mát sau đó cứ 1– 2 giờ tới nước biển lên trai một lần, mỗi lần 10 – 15phút

– Kích thích bằng hóa chất: hóa chất thường sử dụng là dung dịch pearlspan với nồng độ 0,2 – 0,7%, nhiệt độ nước 24 – 26 o C, trong thời gian 20 – 30phút Sau đó chuyển trai sang bể đẻ có sục khí liên tục thì khoảng 2 giờ sâu trai đẻ

3.4.3 Chuẩn bị dụng cụ cấy ngọc

Bộ dụng cụ cấy ngọc nhân tạo được làm bằng Inox, bao gồm:

– Dao cắt cơ khép vỏ, dao cắt miếng màng áo và dao mổ miệng cấy

– Kim thông thường, kim cấy hạt (nhiều kích cỡ)

– Móc, panh, cốc đốt, tấm mút, kính tấm, chêm vỏ, giá cấy

– Nhân cấy ngọc: được làm bằng vỏ trai cóc tiện tròn hoặc nhựa, có nhiều kích cỡ

Hình 3.6 Dụng cụ cấy ngọc trai

3.4.4 Kỹ thuật cắt miếng màng áo

Lớp biểu bì mặt ngoài của màng áo là nơi tiết ra tầng xà cừ của vỏ trai Vì vậy, dùng các tế bào biểu bì của mặt ngoài màng áo để làm đoạn mồi trong quá trình cấy ngọc

Trước tiên, dùng dao cắt cơ khép vỏ lách vào 2 mép vỏ và cắt rời cơ khép vỏ để tách đôi vỏ trai nguyên liệu (thao tác phải chính xác tránh không được để chạm vào màng áo, nếu không màng áo sẽ co lại) Tiếp theo, tách rời miếng màng áo rồi đưa lên tấm mút để hút sạch chất nhớt, chất bẩn trên đó Sau đó dùng panh kẹp miếng màng áo rồi dùng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh nhẹ nhàng miếng màng áo Tuyệt đối không được để vật cứng va chạm vào tế bào biểu bì của miếng màng áo Khi đem miếng màng áo đặt lên tấm kính hoặc tấm gỗ để cắt, chú ý phải đặt phần mô liên kết mặt kính còn phần tế bào phân tiết ngọc thì ở phía trên Trong phòng cấy ngọc tuyệt đối không được có khói thuốc, mùi vị lạ Vì các tế bào ở mép ngoài màng áo là lớp tế bào không có chức năng tạo ngọc mà chúng chỉ có chức năng tạo ra chất sừng Do đó phải cắt bỏ đi Tiếp theo cắt miếng màng áo thành nhiều miếng nhỏ (chiều rộng từ 2- 3mm)

Các miếng màng áo mới cắt ra phải cho ngay vào dung dịch nuôi dưỡng để:

– Duy trì miếng tế bào có độ ẩm và trao đổi chất bình thường

– Duy trì sự cân bằng áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào

– Giữ ổn định pH và môi trường trung tính

Dung dịch nuôi dưỡng thường sử dụng trong cấy ngọc trai là dung dịch

PVP nồng độ 1,5% (thành phần gồm 45% PVP và muối photphoric pha loãng đến nồng độ 1,5%)

Hình 3.7 Cắt miếng màng áo

– Mở vỏ trai: trước khi tiến hành mở vỏ trai phải tiến hành tăng nhiệt độ, sau đó ta thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đó trai sẽ hơi mở mép vỏ ra Lúc này dùng kìm lách nhẹ, từ từ vào hai mép vỏ rồi mở từ từ kìm với độ mở từ 1,5 – 2cm Khi vỏ trai mở đã đạt kích thước yêu cầu ta nên dùng chêm gỗ để cố định lại

– Đưa trai kỹ thuật lên giá cấy và cố định lại

– Sử dụng bông gòn thấm nước biển sạch để vệ sinh trai ở các vị trí gờ nội tạng, trước xoang bao tim, gỗ xúc biện

Vị trí cấy nhân có thể ở 3 vị trí là gờ nội tạng, trước xoang bao tim và gốc xúc biện

* Cấy ở gờ nội tạng: kích cỡ nhân cấy ở vị trí gờ nội tạng là cỡ nhân lớn

– Mở miệng cấy: sử dụng móc để cố định chân của trai không cho di chuyển, sau đó để mũi dao vào vị trí gianh giới giữa tế bào sắc tố và phần chân phía trong của trai rồi rạch một đường thẳng với độ sâu 1mm, chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng kích thước của nhân cấy

– Thông đường cấy: phải tiến hành thông đường cấy trước khi cấy nhân vào Dùng móc móc miệng cấy, đồng thời đưa kim thông đường vào sâu bên trong đến trước xoang bao tim rồi xoay kim về gờ nội tạng một góc 45 o Sau đó rút kim thông đường ra

– Cấy hạt: sử dụng kim cấy nhúng vào nước biển sạch rồi đưa kim chạm vào nhân cấy thì nhân cấy sẽ tự động dính vào kim (tùy thuộc vào kích cỡ nhân cấy mà sử dụng các loại kim khác nhau) Dùng móc móc miệng cấy rồi đưa kim cấy đã dính nhân vào sâu phía trong Khi nhân cấy đã vào sâu khoảng 1/2 hoặc 2/3 đường cấy thì rút kim cấy ra và đưa kim thông đường vào để đẩy nhẹ nhân cấy vào sâu phía trong Khi nhân cấy đến vị trí trước xoang bao tim, tiến hành xoay kim về phía gờ nội tạng để cố định nhân cấy ở đó Sau đó, xoay kim về vị trí ban đầu và rút ra

– Cấy miếng màng áo: dùng kim cấy miếng màng áo cắm vào một đầu của miếng màng áo sao cho lớp tế bào biểu bì mặt ngoài của miếng màng áo hướng ra ngoài Sau đó đưa kim cấy vào thẳng miệng cấy, khi đến vị trí trước xoang bao tim thì tiến hành xoay một góc 45 o về phía gờ nội tạng để cho miếng màng áo dán sát vào gờ nội tạng Thao tác kỹ thuật phải đảm bảo miếng màng áo thẳng, không tạo thành các nếp gấp, nếp nhăn Khi miếng màng áo đã dính vào nhân cấy thì xoay kim cấy về vị trí cũ và rút ra khỏi miệng cấy

* Cấy trước xoang bao tim

– Kích cỡ nhân cấy ở vị trí này là cỡ nhân trung bình hoặc cỡ nhỏ

Kỹ thuật nuôi trai sau khi cấy ngọc

Sau khi cấy ngọc trai kỹ thuật bị tổn thương nên rất yếu Do đó cần phải nuôi tạm để cho trai có thời gian phục hồi sức khỏe và kiểm tra kỹ thuật cấy Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường phù hợp, hàm lượng dinh dưỡng nhiều và ít sóng gió Trai có thể được nuôi ở trong các lồng nuôi làm bằng tre hoặc bằng nhựa hình chữ nhật có kích thước 40 x 30 x10cm Mật độ nuôi 35 – 40con/lồng Các lồng nuôi tạm trai được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đáy là 50cm khi thủy triều xuống thấp nhất [7]

Sau 2 hoặc 3 ngày nuôi phải tiến hành kiểm tra xem trai kỹ thuật có bị chết hay không, nhân có bị nhả ra hay không Từ đó đánh giá được kỹ thuật cấy ngọc Sau đó định kỳ 5 ngày kiểm tra 1 lần Sau 25 – 30 ngày nuôi thì sẽ chuyển trai sang giai đoạn nuôi thành ngọc

Trai được đem nuôi ở vùng có điều kiện môi trường tương tự như vùng nuôi thương phẩm trai Thường sử dụng 2 hình thức nuôi chủ yếu là nuôi lồng và nuôi xâu tai

– Nuôi lồng: trai được nuôi theo phương pháp lập thể trong các lồng nuôi làm bằng tre hoặc bằng nhựa hình chữ nhật kích thước 40 x 30 x 10cm và được chia thành nhiều ô nhỏ Mật độ nuôi 35- 40 con/lồng (mỗi con được nuôi ở một ô riêng biệt) Các lồng nuôi được treo trên giàn hay các bè nuôi, lồng nuôi treo cách mặt nước 2m, khoảng cách giữa các lồng nuôi là 50cm và cách đấy là 50cm khi triều rút

– Nuôi xâu tai: từng con trai kỹ thuật được khoan lỗ nhỏ ở tai trước, sau đó được xâu lại với nhau bằng dây cước Khoảng cách giữa các con trên dây là 20cm Sau đó đem quấn dây nuôi lên cọc nuôi Chiều dài của cọn sẽ quyết định chiều dài của dây nuôi và mật độ trai nuôi

Quản lý và chăm sóc:

– Vệ sinh lồng nuôi và dây nuôi: trong quá trình nuôi chất bẩn, rong hay các sinh vật bám vào lồng và dây nuôi làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của trai nên định kỳ phải vệ sinh lồng và dây nuôi: dùng dao cạo nhẹ bề mặt lồng rồi dùng bàn chải nhựa rửa sạch lưới của lồng Đồng thời cũng tiến hành vệ sinh trai treo trên dây nuôi: dùng dao cạo sạch sinh vật bám trên vỏ trai rồi dùng bàn trải nhựa rửa sạch vỏ trai, nếu lồng nuôi quá bẩn thì phải thay lồng nuôi mới

– Vào mùa mưa lũ khi độ mặn xuống thấp hơn 12ppt hoặc khi nhiệt độ xuống thấp hơn 10 o C thì phải di chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới thích hợp hơn

– Thường xuyên theo dõi hàm lượng thức ăn và quá trình sinh trưởng của trai:

+ Hàm lượng dinh dưỡng của vùng nuôi nhiều và điều kiện môi trường thuận lợi thì trai sẽ sinh trưởng mạnh, kích thước lớn, phiến sinh trưởng thưa, rõ, vân phóng xạ rõ, đều

+ Hàm lượng dinh dưỡng ít, điều kiện môi trường bất lợi: Kích thước trai nhỏ, phiến sinh trưởng dày, không rõ, vân phóng xạ không rõ Khi đó ta phải chuyển lồng nuôi và dây nuôi đến vùng nuôi mới có điều kiện môi trường thuận lợi và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn

Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, thiết bị nuôi để kịp thời phát hiện những chỗ hư hỏng để sửa chữa Tăng cường công tác bảo vệ lồng nuôi khi cần thu hoạch.

Thu hoạch và gia công ngọc

Trong quá trình nuôi thành ngọc, thành phần và hàm lượng thức ăn có vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành màu sắc và chất lượng của ngọc Nếu thành phần thức ăn có nhiều kẽm, natri thì ngọc trai được hình thành sẽ có màu hồng, nếu thức ăn có hàm lượng bạc, vàng cao thì ngọc trai sẽ có màu óng ánh bạc trong suốt quá trình nuôi nếu điều kiện môi trường thay đổi trong phạm vi cho phép thì ngọc sẽ có vân rất đẹp Vì vậy, thời gian nuôi thành ngọc trai là 1 đến 2 năm thì khoảng thời gian từ 4 – 5 tháng cuối là nuôi trai trong điều kiện đặc biệt để gây màu cho ngọc

Thường thu hoạch trai vào mùa thu hoặc mùa đông khi đó nhiệt độ nước thấp thì sẽ có tỷ lệ ngọc đẹp cao Trước khi thu hoạch 1 đến 2 tháng phải tiến hành kiểm tra để xác định thời gian thu hoạch cho chính xác

Khi thu hoạch phải tách rời phần thân mềm ra khỏi vỏ, rửa sạch rồi cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ cho vào máy ly tâm sẽ thu được 2 laoị ngọc là ngọc tự nhiên và ngọc nhân tạo Sau đó phải vệ sinh lại ngọc trai bằng cách trộn ngọc với muối rồi sát kỹ và cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước biển

Với loại ngọc tự nhiên ít có giá trị kinh tế, chủ yếu được sử dụng để làm thuốc, với loại ngọc nhân tạo ta phải chia làm 2 loại:

– Ngọc thương phẩm: ngọc có hình tròn, bóng, màu sắc đẹp, không có vết bẩn Tùy theo kích thước lớn bé mà chia thành ngọc loại 1, 2, 3

– Ngọc ô châu: là những viên ngọc không đạt tiêu chuẩn thương phẩm

Phần lớn ngọc thương phẩm đều được sử dụng làm đồ trang sức, vì vậy trước khi đưa râ thị trường tiêu thụ phải tiến hành gia công ngọc:

0.7mm sử dụng nước oxy già nồng độ 2% để ngâm ngọc trai trong thời gian 10 – 15 phút, sau đó với ngọc ra rửa sạch bằng nước xà phòng thơm tiếp tục ngâm ngọc trong cồn 90 o trong thời gian 6 giừo ở nhiệt độ 40 o C

– Đánh bóng ngọc: cho ngọc vào túi vại mềm trộn đều với tro silic và dầu ôliu rồi sát kỹ Sau đó lấy ra rửa sạch rồi lau khô

– Nhuộm màu: dung dịch nhuuộm màu bao gồm 600mL nước, 398mL cồn 90 o , thuốc nhuộm 2ml và vài giọt kali iốt (tổng thể tích là 1000mL) Thời gian nhuộm trong 16 giờ, sau khi nhuộm xong tiếp tục đánh bóng lần 2 rồi xâu vào chuỗi

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 3

– Kỹ thuật cấy lại trai ngọc lần hai

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

Câu 1 Trình bày lịch sử của nghề nuôi cấy trai ngọc?

Câu 2 Trình bày cơ sở khoa học của việc nuôi cấy trai ngọc?

Câu 3 Trình bày các loài trai ngọc nuôi phổ biến?

Câu 4 Trình bày kỹ thuật cấy trai ngọc?

Câu 5 Trình bày kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc?

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 3

[1] Ngô Anh Tuấn Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012

[2] Lê Đức Minh Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 2000

[3] Ngô Trọng Lư Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò huyết, Trai ngọc Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1996

[4] Acosta-Salmón, Héctor Broodstock management and egg quality of the pearl oysters Pinctada margaritifera and Pinctada fucata, 2004

[5] Alagarswami, K., Dharmaraj, S.,Velayudhan, T.S., Chellam, A., Victor, A.C.C., Gandhi , A.D Larval rearing and production of spat of pearl oyster Pinctada fucata (Gould) Aquaculture 34, 287 – 301, 1983

[6] Mills, D Combined effects of temperature and algal concentration on survival, growth and feeding physiology of Pinctada maxima (Jameson) spat Journal of Shellfish Research 19 159-166, 2000

[7] Quayle, D.B., Newkirk, G.F Farming bivalve molluscs: method for study and development World Aquaculture Society, Baton Rouge, 292 pp ,

[8] Sandra E Shumway Shellfish Aquaculture and the Environment John Wiley & Sons, Inc., Publication, 2011

[9] Southgate, P.C Feeds and feed production In: Lucas, J., Southgate, P

C (Eds.), Aquaculture: Farming Aquatic Animals and Plants Blackwell Publishing, Oxford, pp 172 – 198, 2003.

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI NGAO

Phân loại và hình thái cấu tạo

Họ ngao có khoảng hơn 500 loài phân bố rộng ở vùng bãi triều biển các nước ôn đới và nhiệt đới, đặc biệt là Thái lan, Ấn Độ, Philipin, Việt Nam, v.v Ở vùng biển phía tây Ấn Độ Dương, chúng phân bố ở vùng bãi triều, eo vịnh có đáy là cát và vùng triều đến nơi có độ sâu 20m [1]

Riêng Việt Nam có khoảng 40 loài thuộc 7 giống phân bố dọc bờ biển từ Bắc đên Nam, vùng ven biển phía bắc có Ngao dầu Meretrix meretrix, Ngao Mật

Meretrix lusoria và vùng biển phía Nam có Ngao Bến Tre Meretrix lyrata Ngao phân bố trên các bãi biển, eo vịnh có đáy là cát pha bùn, sóng gió nhẹ, có nguồn nước ngọt nhất định chảy vào

Ngao là một loài rộng nhiệt, chúng có thể sống tốt trong điều kiện nhiệt độ 28 - 30 o C, độ sâu trung bình từ 0,1 – 0,8m nước, tốc độ dòng chảy là 0,1 –

Nội dung chính của chương 4 cung cấp cho người học những kiến thức về đặc điểm sinh học của ngao, kỹ thuật nuôi vỗ và kích thích sinh sản ngao bố mẹ, kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm ngao

Ngao là nhóm động vật nhuyễn thể có tiềm nang lớn ở vùng triều nước ta Kỹ thuật nuôi không phức tạp, chu kỳ nuôi ngắn, đầu tư ít lại có giá trị xuất khẩu Nuôi ngao, nghêu còn là biện pháp tích cực để bảo vệ và phát triển nguồn lợi này, góp phần làm sạch môi truờng đáy vùng triều ven biển [1, 4]

Theo Habe, Sadao (1966) và Nguyễn Chính (1996), hệ thống phân loại của ngao như sau:

Lớp: Hai mảnh vỏ (Bivalvia)

Cấu tạo giải phẫu của ngao nói chung được Michael M Helm nghiên cứu đầy đủ năm 2004 Ngao đuợc cấu tạo bở hai vỏ đều nhau Vỏ chủ yếu đuợc tạo thành từ 3 lớp calcium carbonate: trong cùng là lớp xà cừ, ở giữa là có hình lăng trụ, tán sắc, là thành phần chính cấu tạo nên vỏ, ngoài cùng là lớp sừng, lớp áo màu nâu, nó thường xuyên bị biến mất do bị bào mòn hoặc thời tiết

Ngao không có phần đầu và đuôi rõ ràng, tuy nhiên, trong hệ thống phân loại có thể dùng các thuật ngữ giống như các động vật khác để mô tả Vùng đỉnh vỏ, vị trí để hai vỏ khớp với nhau gọi là mặt lưng của động vật, phía đối diện là vùng mép bụng Ngao có hai ống siphon rõ ràng, chân ở phía truớc, vị trí đối diện và hai ống siphon ở vùng phía sau

– Màng áo: phần thịt mềm của ngao được bao bọc bởi màng áo, nó được cấu tạo bao bọc bởi hai lớp cơ mỏng, dày nhất là phần rìa Hai nửa của màng áo được dính vào vỏ từ vùng lưng tới đường mép áo, nhưng tự do ở phần mép áo

Phần dày của mép áo có hoặc không có sắc tố và có 3 nếp gấp

Chức năng chính của màng áo là tiết ra vỏ, tuy nhiên chúng còn có chức năng khác nữa, đó là chức năng cảm giác và có thể điều khiển việc đóng kín vỏ khi gặp diều kiện bất lợi về môi trường Ngoài ra, màng áo còn có thể điều khiển lượng nước vào xoang cơ thể và hô hấp

– Cơ khép vỏ: có hai vị trí dính cơ khép vỏ nằm ở gần vùng trước và sau của vỏ Cơ khép vỏ có vai trò ngược lại với dây chằng và bản lề, chúng làm mở vỏ, trong khi cơ được nghỉ ngơi

– Mang: các mang nổi lên là đặc điểm chính của phân lớp mang tấm (lamellibranches), lá mang rộng, đóng vai trò vừa là cơ quan thực hiện chức năng hô hấp, vừa lọc thức ăn trong nước Hai phần của mang (lá mang) nằm ở hai bên của cơ thể, vị trí cuối cùng ở phía truớc, hai bên nắp, xung quanh miệng và chuyển thức ăn trực tiếp vào miệng

– Chân: Ngao có cấu tạo một chân phát triển, chức năng để đào xuống nền đáy và cố định cơ thể vào trong nền đáy Ðây là đặc điểm đặc trưng của loài, bởi vì ở các loài khác: scallop, vẹm, hàu, v.v chân bị tiêu giảm hoặc có thể có ít chức năng

– Hệ thống tiêu hoá: Hệ thống mang lớn lọc thức ăn từ nước rồi chuyển thẳng tới xúc tu, nằm ở xung quang miệng, thức ăn được làm mềm rồi chuyển vào trong miệng Ngao có thể lựa chọn, lọc thức ăn trong nước, viên và nén thức ăn với chất nhầy, đưa vào miệng rồi được đẩy ra vùng xúc tu và thải ra khỏi cơ thể giống nhu “phân giả” (pseudofaeces) Một ống thực quản ngắn dẫn từ miệng tới dạ dày, nơi phình ra dạng túi rộng với một vài chỗ mở Dạ dày được bao quanh toàn bộ bởi tuyến tiêu hoá, một lớp cơ màu tối gọi là gan Một đường dẫn từ dạ dày tới ruột, kéo dài tới chân, cuối cùng là ruột thẳng và kết thúc ở hậu môn

Một đường dẫn khác từ dạ dày tới một túi kín, giống như ống sạch, trong như pha lê, chứa các màng nhầy protêin, tiết ra các enzym tiêu hoá để chuyển hoá tinh bột thành đường có thể tiêu hoá được

– Hệ thống tuần hoàn: nhóm hai mảnh vỏ có hệ thống tuần hoàn thông thường, khó mô tả Tim nằm ở một túi trong suốt, màng ngoài tim gần với cơ khép vỏ Tim có hai ngăn không đều nhau: tâm thất và tâm nhi Các động mạch chủ trước và động mạch chủ sau xuất phát từ tâm thất vận chuyển máu tới các cơ quan trong cơ thể Hệ thống thần kinh là một chuỗi xoang bao mỏng, không rõ ràng dẫn máu trở về tim.

Một số đặc điểm sinh học của ngao

4.2.1 Sự phân bố của ngao

Ngao phân bố trên các bãi biển, trong các eo vịnh có đáy là cát pha bùn (cát chiểm 60-80%), sóng gió nhẹ, có lượng nước ngọt nhất dịnh chảy vào Ở nơi đáy nhiều bùn ngao dễ bị chết ngạt, nơi đáy cát chiếm 100% ngao bị khô nóng Ngao sống ở trung, hạ triều cho đến độ sâu tới 10m ở đáy biển [1, 4]

Ngao là động vật nhuyễn thể rộng nhiệt Thích nghi được với nhiệt độ từ

5 – 35 o C, ở nhiệt độ 18-30 o C sinh truởng tốt nhất Giới hạn chịu nhiệt cao là

43 o C Khi nhiệt độ lên tới 44 o C ngao chết 50%, ở 45 o C chết toàn bộ Ở nhiệt độ 37,5 o C sống được 10,4 giờ, 40 o C sống được 5,3 giờ, 42 o C sống được 1,5 giờ Khi nhiệt độ giảm xuống 0 o C, các tơ mang ngừng hoạt động Ở nhiệt độ âm 2 – 3 o C sau 3 tuần chỉ chết 10% Ở độ mặn 19 – 26‰ ngao sinh truởng tốt Ngao có sức chịu đựng tốt ở tỷ trọng cao, ở tỷ trọng trọng 1,029 chỉ có một số ít bị chết

Trong môi trường tự nhiên nếu độ mặn biến đổi đột ngột sẽ gây chết hàng loạt Những vùng bị ảnh hưởng nước lũ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của ngao, có thể gây chết hàng loạt Những vùng này thường không có ngao phân bố

Ngao là loài sống đáy, chân phát triển để đào cát vùi mình xuống dưới Ðể hô hấp và lấy mồi ăn ngao thò vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ hình bầu dục màu vàng nhạt, nhìn lỗ có thể biết được chỗ ở của ngao Vòi ngao ngắn nên không thể chui sâu, thường chỉ cách mặt đáy vài cm Trời lạnh ngao xuống sâu hơn nhưng không quá 10cm

Hiện tuợng ngao di chuyển nổi trong nước: Khi gặp biểu hiện môi truờng không thích hợp, ngao có thể nổi lên trong nước và di chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng nước triều di chuyển tới nơi khác Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m Ngao thường di chuyển vào mùa hạ, mùa thu Mùa hạ ngao sống ở vùng triều cao, bãi cạn chịu thời gian chiếu nắng dài làm cho bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước triều rút xuống vùng sâu hơn Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh ngao không chịu đuợc phải di chuyển xuống vùng sâu Mặt khác, sự di chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản Khi ngao lớn tới 5-6cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường di chuyển nhiều Ðặc điểm này phải được hết sức chú ý, giữ không cho ngao đi mất Nguời ta thường dùng dây cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với đường nước triều rút, dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy Phương pháp này rất có hiệu quả với ngao cỡ 3-5cm

4.2.2 Tập tính ăn của ngao

Cũng như các loài động vật thân mềm hai vỏ khác, ngao là loài ăn lọc, chúng bắt mồi theo hình thức thụ động Khi triều dâng ngao thò vòi vào nước để lọc mồi ăn, bắt các mảnh vụn hữu cơ, vi sinh vật và các loài thực vật phù du có kích cỡ thích hợp

Trong thức ăn của ngao lượng mùn bã hữu cơ chiếm khoảng 75 – 90%, sinh vật phù du 10 – 25%

4.2.3 Sinh truởng và phát triển

Tốc độ tăng trưởng của ngao phụ thuộc vào lượng thức ăn phân bố nhiều hay ít Ngao phân bố ở vùng cửa sông nơi phong phú về thành phần thực vật phù du và các mùn bã hữu cơ, ngao sống vùng triều thấp lớn nhanh hơn vùng triều cao Ngao dầu 1 tuổi có khối lượng 5 – 7g, 2 tuổi có khối lượng 12g Thời gian lớn nhanh nhất của ngao thường từ tháng 4 đến tháng 9 khi điều kiện nhiệt độ thích hợp Hai năm đầu ngao lớn nhanh sau đó chậm dần Kích thước ngao truởng thành chiều cao vỏ trung bình của ngao bến tre là 4 – 6cm

4.2.4 Sự phát triển của hệ thống tuyến sinh dục và sinh sản

Ngao Bến Tre (M lyrata) là loài phân tính, nhưng không phân biệt được cá thể đực cái thông qua hình dáng ngoài Có một tỷ lệ nhỏ ngao trong quần thể phát hiện là luỡng tính [1]

Tuyến sinh dục chỉ phát triển mạnh trong mùa vụ sinh sản Xác dịnh giới tính của ngao chỉ có thể được phân biệt sau khi mở vỏ bằng mắt ở giai đoạn thành thục thông qua màu sắc, ngao đực có màu sắc trắng sữa, ngao cái có màu vàng nhạt Tuy nhiên, kiểm tra bằng kính hiển vi mới có thể khẳng định chính xác giới tính của ngao

Sự thành thục sinh dục của ngao tuỳ thuộc vào độ tuổi, kích thước và địa lý phân bố Số lượng trứng, tinh trùng và sự hình thành giao tử liên quan đến kích thước của ngao, nhiệt độ nước, số lượng và chất lượng thức ăn, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ ban đầu của quá trình này

Ngao đạt kích thuớc 500mg sẽ bắt đầu thành thục sinh dục và sau 12 tháng nuôi có thể tham gia sinh sản lần đầu Mùa vụ sinh sản tự nhiên của ngao diễn ra vào thời gian cuối mùa Xuân tới hết mùa Hè (từ tháng Tư đến tháng Chín) Vào mùa Xuân, khi nhiệt độ nước bắt dầu ấm dần lên, nó kích thích sự phát triển của buồng trứng

4.2.5 Sự phát triển của phôi và ấu trùng

Theo Micheal và nnk (2004), trứng trải qua thời kỳ phân chia giảm phân sau khi thụ tinh hình thành hợp tử Cực động vật xuất hiện, tế bào bắt dầu phân chia trong vòng 30 phút sau khi thụ tinh [1]

Trứng và tinh trùng được phóng ra từ ngao bố mẹ vào trong nước Thông thường, trong một quần thể, ngao đực phóng tinh trước, nó đóng vai trò giống hormon kích thích sự rụng trứng của ngao cái Thời gian thụ tinh tiến hành trong nước, ngoài cơ thể Phôi xuất hiện sau 30 phút sau khi thụ tinh, phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh Phân chia tế bào được tiến hành trong thời gian 24 giờ trước khi chuyển sang giai đoạn ấu trùng chữ “D” - đỉnh vỏ thẳng Ấu trùng ngao trải qua giai đoạn phù du (giai đoạn bơi tự do) khoảng 8 đến 10 ngày, phụ thuộc vào nguồn thức ăn và nhiệt độ nước, trở thành ấu trùng xuống đáy.

Công nghệ sản xuất giống ngao nhân tạo

4.3.1 Nuôi vỗ ngao bố mẹ

Nuôi vỗ ngao bố mẹ là rất cần thiết trong việc thành thục hệ sinh dục, vì thế có thể đạt được nguồn bố mẹ cho sản xuất giống Trong tự nhiên, ngao Bến Tre (M lyrata) là động vật thâm mềm nhiệt đới, chỉ sinh sản theo mùa Mùa vụ sinh sản chính của ngao diễn ra từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, vụ sinh sản phụ diễn ra vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm

Với điều kiện, kỹ thuật nuôi vỗ hợp lý, các trại sản xuất có thể kéo dài mùa vụ sản xuất cũng như điều khiển thời gian sinh sản của ngao Trong trường hợp này, các trại giống có điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất giống sớm hơn trong năm, trước khi con bố mẹ phát triển và thành thục tuyến sinh dục

Ngao bố mẹ được lựa chọn từ vùng nuôi của các hộ nuôi, sau đó được vận chuyển về trại giống Lựa chọn kích thước con bố mẹ, ước tính khoảng 20 gr trọng lượng toàn thân

Ngao bố mẹ lựa chọn đuợc nuôi ít nhất 18 tháng, trứng phát triển ở giai đoạn 4 hoặc ít nhất là ở giai đoạn đang phát triển (giai doạn 2) Ngao bố mẹ được thu gom từ vùng nuôi, sau đó được chuyển về trại giống Chúng được vệ sinh, loại bỏ các sinh vật bám ở ngoài vỏ trứớc khi cho vào bể nuôi vỗ Ngao có tập tính đào bới và ẩn mình xuống nền đáy cát, tiêu thụ thức ăn tốt hơn nếu chúng được nuôi ở nền đáy phù hợp Trong hệ thống nuôi vỗ, nền đáy được bổ sung là đáy cát, với độ dày khoảng 10 cm

Nước sử dụng để nuôi không qua bộ lọc tinh, vì thế đã tạo nên tính đa dạng trong thức ăn thu được từ nước biển tự nhiên, vì vậy có hiệu quả hơn trong việc phát triển tuyến sinh dục Ðối với loài ngao M lyrata, sản phẩm sinh dục tỷ lệ thuận với kích thuớc của ngao bố mẹ Ngao cái kích thuớc 15 – 20 g sinh sản trung bình được 5 – 8 triệu trứng, phụ thuộc vào mùa vụ và điều kiện nuôi vỗ chăm sóc

Phát triển của tuyến sinh dục thường bắt đầu vào cuối mùa Xuân, khi nhiệt độ tăng cao hon 22 0 C và độ mặn giảm dần

Ngao Bến Tre hầu hết là loài phân tính rõ ràng, nhưng trong quần thể có khoảng 6% có hiện tuợng luỡng tính Theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Ðại học Cần Thơ năm 2002, kiểm tra trên 308 cá thể thì phát hiện có

Các loài tảo biển đang được nuôi cấy là nguồn thức ăn chính được cung cấp trong quá trình nuôi vỗ Nguồn thức ăn khác là các loài tảo tự nhiên được tạo ra bằng việc bón phân gây màu trong ao Ngao được cho ăn hàng ngày với hỗn hợp các loài tảo: Nanochloropsis sp, Chaetoceros sp với tỷ lệ 1,5:1,5 tỷ tế bào/ngao/ngày Tần suất cho ăn được điều chỉnh 6 lần/ngày (6 giờ, 9 giờ, 12 giờ,

15 giờ, 18 giờ và 21 giờ) Hỗn hợp ít nhất 2 loài tảo, theo tỷ lệ như trên sẽ có hiệu quả hơn việc sử dụng 1 loài tảo Việc cung cấp một tỷ lệ các loài tảo có giá trị dinh dưỡng trong quá trình nuôi vỗ sẽ tạo ra hiệu quả tốt trong việc sản xuất ấu trùng

4.3.2 Kỹ thuật kích thích sinh sản

Ngao bố mẹ thành thục được vệ sinh sạch sẽ bằng nước ngọt sau đó được chuyển vào bể cho sinh sản, con đực và cái được bố trí vào trong cùng một bể Mùa vụ sinh sản của ngao diễn ra vào cuối mùa Xuân và mùa Hè hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 9) Trong một quẩn thể, ngao đực thường phóng tinh trước, chúng đóng vai trò hấp dẫn để con cái sinh sản Quá trình thụ tinh được diễn ra trong nước [2, 3]

Các phương pháp kích thích sinh sản được sử dụng duới dây:

– Phơi khô: trước khi sinh sản, đưa ngao sinh sản ra khỏi bể nuôi vỗ và phơi chúng trong bóng mát trong 5 giờ Ngao bố mẹ được giữ khô ở bàn đẻ qua một đêm, sau đó nước được cấp vào sáng hôm sau để kích thích sinh sản

– Sốc nhiệt: sử dụng máy nâng nhiệt hoặc đá lạnh để thay đổi nhiệt độ trong bể đẻ khoảng 4 0 C nếu con bố mẹ có nguồn gốc từ tự nhiên Nếu con bố mẹ được nuôi vỗ, nhiệt độ nước nên được nâng lên tới 28 0 C trong vòng 45 phút Lặp lại phương pháp này lần 2 nếu không có hiện tuợng sinh sản diễn ra trong lần 1 Nếu qua hai lần kích thích mà không thu được ngao sinh sản, thì con bố mẹ chưa được sẵn sàng về độ chín sinh dục Chuyển chúng trở lại bể tiếp tục nuôi vỗ để cho sinh sản lần tới

– Sốc độ mặn: tăng độ mặn lên 32 ppt bằng việc cấp nước biển vào bể đẻ trong thời gian 30 phút và giảm tới 15 ppt bằng việc sử dụng nước ngọt trong thời gian 30 phút tiếp sau dó Phương pháp này cũng có thể tiến hành lần 2 nếu ngao không sinh sản ở lần 1 và tiếp tục nuôi vỗ trở lại nếu cả hai lần kích thích không thành công

Ngao đực và cái được giữ cùng một bể cho sinh sản, tinh trùng và trứng từ trong cơ thể đi ra ngoài môi trường nước Ngao đực phóng tinh truớc, tinh đóng vai trò nhu là chất kích thích, hấp dẫn con cái đẻ trứng Sự thụ tinh sẽ được diễn ra sau 30 phút trong môi truờng nước, sau đó biến thành ấu trùng đỉnh vỏ thẳng (ấu trùng chữ D) sau 24 giờ 5 giờ sau khi trứng được thụ tinh, chỳng được thu lại bằng lưới lọc kớch thuớc 30àm, sau đú được chuyển vào bể ương với mật độ 20 ấu trùng/ml Bằng cách lọc, trứng thụ tinh sẽ được rửa nhằm loại bỏ tạp chất và tinh trùng bám ở ngoài bể mặt trứng Tạp chất và tinh trùng dư thừa có thể làm ô nhiễm môi trừờng do chúng giàu protein

Khoảng 24 giờ sau khi thụ tinh, khi ấu trùng chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (giai đoạn chữ “D”), chỳng được lọc qua luới 50àm và chuyển vào bể 3000L để tiến hành ương nuôi với mật độ 10 ấu trùng/ml

4.3.4 Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng Ấu trùng được tiến hành ấp trong bể nhỏ (500L) sau 24 giờ khi chuyển sang giai đoạn đỉnh vỏ thẳng (D-veliger), chúng đuợc chuyển qua bể có kích thuớc lớn hơn (3000L) để tiếp tục ương nuôi ở mật độ 10 con/ml Ấu trùng thường trải qua giai đoạn bơi lội tự do trong vòng 8 – 10 ngày rồi biến thái chuyển sang giai đoạn xuống đáy Các yếu tố môi trường như độ mặn, pH, ô xy hoà tan, nhiệt độ được ghi chép hàng ngày để đảm bảo ấu trùng được ương nuôi trong điều kiện thuận lợi Tuy nhiên, ngao M lyrata là loài thân mềm nhiệt đới, chúng có thể phát triển trong điều kiện có sự biến động mạnh về các điều kiện môi trường: độ mặn dao động trong khoảng 10 đến 30 ppt, ôxy hoà tan từ

3 đến 5 mg/l, nhiệt độ nước từ 22 đến 31 0 C

Quản lý trại sản xuất

Việc quản lý trại sản xuất giống tập trung cân nhắc ở các khía cạnh: vị trí trại giống phù hợp và các yêu cầu về nguồn lực cho vận hành trại Các yếu tố duới đây được xem xét trên góc độ lựa chọn vị trí và xây dựng trại giống

– Kiểm soát nguồn nước và chất lượng nước

– Thiết bị, hạ tầng phục vụ sản xuất đại trà cho ít nhất 3 loài tảo biển – Diện tích, không gian phù hợp cho nuôi vỗ và sinh sản

– Thiết bị trại giống phục vụ cho ương nuôi ấu trùng bơi tự do và sống đáy – Thiết bị và diện tích phù hợp để ương nuôi con giống

4.4.1 Vệ sinh, tẩy trùng hệ thống bể ương

Các bể ương nuôi ấu trùng cũng như các thiết bị sẽ được sử dụng trong trại sản xuất phải được vệ sinh bằng hoá chất và nước ngọt hoặc nước biển lọc sạch Công việc này thường được tiến hành sau khi kết thúc một mẻ sản xuất và trước khi bắt đầu mẻ mới Cấp nước biển lọc qua lừi lọc kớch thước 2 àm với nhiệt độ và độ mặn phù hợp vào bể sản xuất Sử dụng đèn cực tím hoặc 2 – 5 mg/l chloril để xử lý nước nếu thấy ấu trùng phát triển không bình thường, nguyên nhân có thể là do vi khuẩn bùng phát trong nước Bể ương nuôi được sục khí thường xuyên, thông thường chỉ cần bố trí một vòi khí ở trung tâm của bể, trên bề mặt đáy bể Nguồn khí không được lẫn tạp chất nhu dầu mỡ hay khí

CO 2 và được lọc qua lừi lọc 0,22 àm hoặc 0,45àm

Hệ thống xử lý nước cần thiết để bảo đảm chất lượng và tạo nguồn nước luôn được chủ động về chất lượng và số lượng

Chất lượng nước là yếu tố cần thiết đối với tỷ lệ sống và sự sinh trưởng của ấu trùng

Lựa chọn vị trí xây dựng trại cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các nguồn lực cung cấp cho trại sản xuất Tiêu chuẩn quan trọng hàng dầu phải kể đến đó là nguồn nước và chất lượng nước Hầu hết các khó khăn nảy sinh đều có thể được giải quyết nếu trại ở vị trí đồi dào và có chất lượng cả về nguồn nước mặn và nguồn nước ngọt Một vị trí mà chất lượng nước kém, nguồn nước không được xử lý phải được xem xét thận trọng

Nguyên tắc về việc kiểm tra và quản lý hệ thống xử lý nước cần được đưa vào sản xuất Các trại sản xuất quy mô công nghiệp sử dụng hệ thống báo động đối với những bắt gặp các vấn đề về chất lượng nước nên ngăn chặn được sự hao hụt của ấu trùng

4.4.2 Nuôi vỗ ngao bố mẹ có chất lượng

Hệ thống sản xuất giống nhân tạo đối với các loài động vật ban đầu dựa vào chất lượng và số lượng của nguồn bố mẹ Một vài điều kiện cần thiết bên ngoài đối với ngao bố mẹ là chất lượng nước ổn định, khẩu phần dinh dưỡng bảo đảm, chất lượng vệ sinh tốt và không có sự xáo trộn vật lý Nhưng điều quan trọng là con bố mẹ phải được nuôi dưỡng trong điều kiện môi trường phù hợp, tác động tới sự thay đổi sinh lý trong cơ thể, kích thích sự thành thục của tuyến sinh dục Nguồn bố mẹ cũng có thể là từ tự nhiên hoặc từ các quần thể được nuôi trong ao

4.4.3 Duy trì chất lượng và số lượng tảo sản xuất

Duy trì và sản xuất vi tảo là một phần quan trọng của trại sản xuất, bởi vì ấu trùng và ngao giống đòi hỏi sự ổn định về chất lượng của tảo làm thức ăn, là yếu tố quyết định sự thành công của việc sản xuất giống trong trại.

Kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm

4.5.1 Kỹ thuật ương ngao giống

Bãi nuôi không quá gần các cửa sông hoặc nơi có nguồn nước ngọt đổ ra trực tiếp, các bãi bồi ven biển, vùng ít sóng gió, bãi tương đối bằng phẳng, nguồn nước sạch, nước lưu thông, nguồn thức ăn phong phú, đặc biệt giàu sinh vật phù du, độ mặn 15 – 25ppt, pH 7,5 – 8,5

Chất đáy là cát bùn xốp mịn, tỷ lệ cát chiếm từ 80 – 90%, trên mặt bằng phẳng, tỷ lệ cát thường cao hơn so với bãi nuôi ngao thịt vì nếu bùn nhiều ngao giống sẽ dễ bị vùi lấp Vị trí của bãi từ vùng trung triều thấp tới hạ triều, thời gian phơi bãi khoảng 5 – 6 giờ/ngày Bãi không có nước thải công nghiệp đổ vào

Trước khi thả giống cần chuẩn bị bãi kỹ: San bãi bằng phẳng, nhặt sạch rác bẩn, cắm cọc tre hoặc gỗ (cọc cách nhau 2 – 4m) có lưới bao xung quanh bãi ương, chiều cao của lưới 50cm, chân lưới vùi dưới đáy 20cm, kích thước mắt lưới a=4 – 5mm, chia bãi thành các luống để tiện chăm sóc

4.5.2 Tuyển chọn giống và thả giống

Chọn giống có chất lượng tốt: màu trắng sạch sẽ, kích thước tương đối đồng đều, không bị nhầy nhớt, không có mùi hôi, khi đứng gần nghe tiếng lách tách do ngao xoay trở

Thả giống vào lúc trời mát, lúc thủy triều lên hoặc xuống nhưng vẫn còn ngập bãi tối thiểu 10cm để tránh ngao bị tổn thương vì lúc này vỏ ngao rất mỏng và tránh ngao giống bị phơi nắng vì chưa kịp vùi mình Không thả lúc phơi bãi và lúc nước chảy mạnh dễ cuốn ngao đi Rải đều giống trên bãi nuôi, cách rải giống như reo mạ

Mật độ ương giống: Tùy theo cỡ giống mà mật độ thả khác nhau, với cỡ giống 15 – 25ngàn con/kg, mật độ thả 0,5 – 5 tấn/ha, trung bình 2 – 2,5tấn/ha

Thời vụ thả giống: mùa vụ thả giống tương ứng với thời gian khai thác ngao giống trên các bãi tự nhiên, thường vào tháng 7 – 8 hàng năm

Vệ sinh lưới: Trong quá trình nuôi, các chất bẩn, phù sa, rong, v.v bám vào lưới làm nước không lưu thông ảnh hưởng đến quá trình hô hấp và lấy thức ăn của ngao Hạn chế sự tự đào thải chất bẩn ở vùng nuôi ra ngoài, dễ gây ô nhiễm vùng nuôi vì vậy cần phải làm vệ sinh Dùng bàn chà lau sạch lưới để loại bỏ rong, rác, các chất bẩn [4]

Chỉnh lý bãi ương: Trong quá trình ương ngao có hiện tượng di chuyển ra ngoài và chúng thường tập trung ở khu vực dọc theo lưới chắn, nhất là ở phía dưới của hướng dòng chảy nên mật độ không đều, phải cào ngao và rải đều trở lại những vùng ngao có mật độ thưa Việc san thưa được thực hiện lúc thủy triều xuống và công việc phải hoàn thành trước khi thủy triều rút cạn phơi bãi, không thực hiện lúc bãi khô và nhiệt độ cao dễ làm cho ngao chết

San thưa giống: thời gian đầu khi ngao nhỏ thường ương nuôi ngao ở giữa bãi, chắn lưới xung quanh để dễ dàng quản lý chăm sóc Trong quá trình ương nuôi ngao giống lớn dần, cần mở rộng khu vực chắn lưới để san thưa, với cách làm này ngao giống sinh trưởng nhanh giảm bớt chi phí cho lưới chắn và chi phí quản lý trong thời gian đầu Biện pháp kỹ thuật đơn giản nhưng nếu không thực hiện tốt ngao sẽ chậm lớn, sinh trưởng chậm và tỷ lệ hao hụt cao

Kiểm tra hoạt động của ngao: Thường xuyên theo dõi hoạt động của ngao, nếu ngao phân bố đều trên bãi khi thủy triều rút trên bãi có nhiều lỗ mánh chứng tỏ ngao sinh trưởng và phát triển tốt Nếu trên bãi thấy ngao tập trung thành từng khu vực, ngao có hiện tượng tiết nhớt hoặc trên mặt bãi có phủ nhiều rong là dấu hiệu bất lợi cho ngao cần phải có biện pháp xử lý dùng cào cào trên mặt bãi để rong nổi trôi đi cùng nước triều rút

Kiểm tra lưới không để lưới hở chân, nếu nước rách cần vá lại ngay, thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt các loài động vật ăn ngao như sao biển, cua, cáy, còng, ốc nhảy, v.v

Thu hoạch: thời gian ương giống tùy thuộc vào kích cỡ giống, cỡ giống 15.000 con/kg thời gian ương nuôi khoảng 6 - 7 tháng và cỡ giống 25.000con/kg Thời gian ương nuôi khoảng 8 – 9 tháng Khi ngao đạt kích cỡ 2000 – 3000con/kg thu hoạch giống để nuôi thưởng phẩm

Chọn giống: ngao giống tươi sạch, không há miệng, không có mùi, kích cỡ tương đối đồng đều

Gieo giống: gieo giống vào lúc mát trời, khi thủy triều lên dòng chảy nhẹ khi gieo ngao không bị trôi dạt Thả giống khi nước ngập bãi để ngao vùi trong đáy đảm bảo sức khỏe cho ngao rải đều ngao giống trên bãi, đi theo các luống để rải cho đều Kích cỡ ngao thả phù hợp với bãi nuôi Bãi nuôi nằm gần cửa sông thì nên thả ngao cỡ lớn để thu hoạch trước mùa mưa bão, tránh ảnh hưởng của lũ làm giảm độ mặn đột ngột, dòng chảy quá mạnh, xói lở bãi nuôi gây chết cho ngao Mật độ nuôi tùy theo kích cỡ của giống: giống lớn nuôi thưa, giống nhỏ thả dày

Giống cỡ 150con/kg, mật độ nuôi 100con/m 2

Giống cỡ 300con/kg, mật độ nuôi 200con/m 2

Giống cỡ 1000con/kg, mật độ nuôi 400con/m 2

Giống cỡ 1500con/kg, mật độ nuôi 550con/m 2

Giống cỡ 2000con/kg, mật độ nuôi 650con/m 2

Giống cỡ 3000con/kg, mật độ nuôi 700con/m 2

Cỡ giống thả phổ biến là 300con/m 2

Mùa vụ nuôi: Nuôi ngao thịt quanh năm nhưng tập trung vào tháng 3-7, vì trong thời gian này điều kiện môi trường thuận lợi hơn các tháng khác trong năm Đây là thời gian chuyển tiếp giữa 2 hướng gió nên sóng gió trên bãi nhỏ, bãi ít bị vẩn đục, thả giống nuôi sẽ giảm tỷ lệ hao hụt Mặt khác, trong thời gian này trong nước có nhiều thức ăn, ngao bắt mồi nhiều nên sinh trưởng nhanh Nếu thả giống vào các tháng có nhiều sóng gió thì tỷ lệ hao hụt rất cao

Thời gian nuôi: Phụ thuộc vào cỡ giống thả, mật độ thả và điều kiện bãi nuôi, cỡ giống càng nhỏ, mật độ nuôi càng cao thì thời gian nuôi càng dài Bãi nuôi có thời gian phơi bãi dài thì thời gian nuôi sẽ dài hơn Thông thường:

Giống cỡ 150con/kg, thời gian nuôi 5 tháng

Giống cỡ 300con/kg, thời gian nuôi 7 – 8 tháng

Giống cỡ 1000con/kg, thời gian nuôi 10 – 11 tháng

Giống cỡ 1500con/kg, thời gian nuôi 12 – 13 tháng

Giống cỡ 2000con/kg, thời gian nuôi 13 – 14 tháng

Giống cỡ 3000con/kg, thời gian nuôi 15 tháng

Khi ngao đạt kích cỡ 40 – 70con/kg chiều dài vỏ 35 – 40mm thì tiến hành thu hoạch, tốt nhất cỡ thu hoạch 25 – 30 con/kg chiều dài vỏ 40 – 45mm Ngao nhỏ hơn 3,5cm thì thịt rất kém chất lượng, thu hoạch ngao trên 4,5cm thì thời gian nuôi dài, hiệu quả không cao [1]

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 4

– Tổng quan tình hình nuôi ngao trên thế giới

– Tổng quan tình hình nghiên cứu nuôi ngao ở Việt Nam

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1 Trình bày đặc điểm sinh học của ngao?

Câu 2 Phân tích kỹ thuật kích thích ngao sinh sản?

Câu 3 Trình bày kỹ thuật ương giống ngao?

Câu 4 Trình bày kỹ thuật nuôi ngao thương phẩm?

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

[1] Ngô Anh Tuấn Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012

[2] Lê Đức Minh Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 2000

[3] Ngô Trọng Lư Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò huyết, Trai ngọc Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1996

[4] Sandra E Shumway Shellfish Aquaculture and the Environment John Wiley & Sons, Inc., Publication , 2011.

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI BÀO NGƯ

Giới thiệu về bào ngư

Có hơn 90 loài bào ngư phân bố ở vùng biển phía tây của bắc mỹ, vùng bờ biển phía đông và nam của châu á, các quần đảo thuộc Thái Bình Dương, Úc, New Zealand, Châu Phi, và Châu Âu Tuy nhiên, chỉ một số chúng là có thể được khai thác thương mại Với mục đích chính là làm thực phẩm cao cấp

Nguồn lợi bào ngư tự nhiên trên toàn thế giới bị suy giảm đáng báo động ở một số khu vực như Bắc Mỹ, Nam Phi và Châu Á Sản lượng khai thác bào ngư cao nhất năm 1968 là 27.600 tấn và cho đến nay là dưới 10.000 tấn/năm trong những năm gần đây Để đáp ứng nhu cầu cao về bào ngư, sản lượng bào ngư nuôi liên tục tăng trong những năm gần đây Theo thống kê của FAO, 2007 sản lượng bào ngư nuôi là 31.760 tấn trong đó Trung Quốc có sản lượng cao nhất chiếm 89% tổng sản lượng toàn cầu Quốc gia tiêu thụ bào ngư chính là Trung Quốc và Nhật Bản Và nhu cầu về bào ngư vẫn rất cao, cao hơn khả năng cung cấp hiện nay Vì vậy, sự quan tâm đến ngành nuôi bào ngư trên thế giới vẫn rất cao

Giá bào ngư thịt là cao nhất trong số các loài nguyễn thể chân bụng, vì vậy rất được quan tâm cả đánh bắt và nuôi Giá bào ngư trên thế giới liên tục tăng trong hơn 15 năm gần đây Ví dụ, giá bào ngư bán buôn tại thị trường Mỹ những năm 1980 và đầu những năm 1990 là khoảng 8USD/kg Hiện nay giá bào ngư đã tách vỏ một số loại đặc biệt ở châu Á có thể lên tới 700USD/kg

Nghề nuôi bào ngư đã được hình thành cách đây hơn 60 năm, và Nhật Bản có thể là quốc gia đầu tiên nuôi con giống bào ngư ở quy mô lớn Nhưng, những năm cuối thập niên 1980 và đầu 1990 các trang trại nuôi bào ngư phát triển mạnh ở các quốc gia khác như Úc, Chilê, Trung Quốc, Mexico, Hàn Quốc,

Nội dung chính của chương 5 cung cấp cho người học những kiến thức về đặc điểm sinh học của bào ngư, tuyển chọn bào ngư và kích thích sinh sản bào ngư bố mẹ, kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm bào ngư

Nam Phi, Mỹ, v.v Vì vậy, nghề nuôi bào ngư đã phát triển rộng khắp trên toàn thế giới [1, 5, 6]

Hình 5.1 Bào ngư xanh (nguồn internet)

Hình 5.2 Vỏ bào ngư chín lỗ (nguồn internet)

Hình 5.3 Sản phẩm bào ngư thương mại (nguồn internet)

Đặc điểm sinh học

Bào ngư ngoài tự nhiên sống bám vào đá nơi có những tảng đá có sóng hoạt động từ vừa tới mạnh Một số loài chỉ sống ở các vùng nước nông, nhưng một số loài được tìm thấy ở độ sâu tới vài chục mét Bào ngư là loài phân tính rõ rệt, giới tính có thể được xác định bằng màu sắc của tuyến sinh dục, bằng cách lật ngửa con bào ngư trưởng thành và đẩy chân bào ngư sang một bên ta có thể quan sát thấy Tuyến sinh dục phát triển trên đầu của tuyến tiêu hóa, có màu nâu đậm khi chưa trưởng thành và chuyển sang màu xanh lá cây ở con cái và màu trắng kem ở con đực khi thành thục [1, 2, 3]

Bào ngư là đối tượng thụ tinh ngoài, trứng và tinh trùng được phóng ra một cách tự do vào môi trường nước và thụ tinh xảy ra ở đó Giống như phần lớn các loài động vật thân mềm, sinh sản thường diễn ra vào các tháng nhiệt độ cao trong năm.

Công nghệ sản xuất giống bào ngư

Bào ngư bố mẹ có thể được lấy từ các nguồn sau:

– Lựa chọn bào ngư thành thục vào mùa sinh sản

– Lựa chọn bào ngư trưởng thành về nuôi vỗ trước mùa sinh sản

– Sử dụng bào ngư từ các cơ sở nuôi thương phẩm

Khi mà các loại thức ăn nhân tạo cho bào ngư trưởng thành phát triển, lựa chọn thứ 2 và thứ 3 trở nên phổ biến hơn

Với dinh dưỡng phù hợp, nhiệt độ nước là yếu tố môi trường chính liên quan đếnchu kỳ sinh sản của bào ngư Nhiệt độ nước ảnh hưởng tới sự phát triển của tuyến sinh dục và do đó ảnh hưởng tới thời gian sinh sản của bào ngư

Ví dụ, bào ngư Haliotis discus thành thục tốt hơn khi nhiệt độ được tăng lên

Hơn nữa, số lần đẻ trứng và tỷ lệ bào ngư tham gia đẻ trứng tỷ lệ thuận với việc tăng nhiệt độ một cách hiệu quả Như vậy, giữ bào ngư ở điều kiện nuôi tốt cụ thể là chất lượng nước và thức ăn đầy đủ và ở nhiệt độ nước ấm hơn nhiệt độ môi trường vào mùa sinh sản sẽ kích thích tuyến sinh dục phát triển Chỉ cần sự thay đổi nhỏ nhiệt độ có thể đem lại kết quả tốt Ví dụ, một nghiên cứu gần đây trên bào ngư bắt tự nhiên ở đảo Tasmania (Úc) loài Haliotis rubra và Haliotis laevigata cho thấy sự thành công về cả số lượng giao tử sản xuất và tỷ lệ đẻ khi bào ngư được giữ ở nhiệt độ 16 o C thay vì 18 o C khi chúng được giữ lâu hơn trong bể Bào ngư được cho ăn cả thức ăn tự nhiên bao gồm rong biển hoặc thức ăn nhân tạo Bào ngư H asinina cho ăn thức ăn nhân tạo hoặc cho ăn kết hợp thức ăn nhân tạo và thức ăn tự nhiên cho thấy hiệu quả cao hơn trong sinh sản về tỷ lệ sinh sản, sức sinh sản và số lượng ấu trùng nở hơn là cho ăn khẩu phần chỉ có thức ăn tự nhiên như chúng cũng cho thấy tỷ lệ chết cao hơn một chút

Bào ngư thành thục thường sinh sản ngay sau khi được mang về trại giống, có thể do phản ứng với sốc do được bắt giữ Bào ngư cũng có thể được kích thích sinh sản bằng một số cách như sau [1, 2, 3]:

– Phương pháp chiếu tia cực tím: Nước biển có nhiệt độ 27– 29 o C, được chiếu tia cực tím (đèn cực tím có công suất 10W) và cho chảy vào bể đẻ Sau 10 – 20 phút bào ngư sẽ đẻ hoặc phóng tinh Nếu bào ngư không sinh sản, thay nước bể đẻ và tiếp tục chiếu xạ Hầu hết bào ngư đẻ trứng và phóng tinh sau khi thay nước lần thứ 2 Ðây là phương pháp làm cho bào ngư sinh sản nhanh và đáng tin cậy

– Phương pháp kích thích nhiệt khô: Bào ngư bố mẹ thành thục được bọc trong một lớp gạc thấm nước biển, đặt ngửa trên khay men và phơi khô Sau đậy kín và cấp nước biển lọc sạch Bào Ngư sẽ đẻ không lâu sau đó Phương pháp này ít hiệu quả hơn so với phương pháp chiếu tia cực tím

– Phương pháp kích thích nhiệt nước: Nâng nhiệt độ nước trong bể đẻ dần dần từ 27 – 31 o C trong vòng 4 giờ và sau đó giảm đột ngột xuống 27 o C bằng cách thay nước mới hoặc cho nước lạnh Lặp lại vài lần như vậy bào ngư sẽ đẻ trứng hoặc phóng tinh

– Phương pháp kích thích bằng H 2 O 2 : Bào ngư thành thục được rửa sạch, bọc lớp gạc thấm nước biển và đặt ngửa trên khay men phơi khô trong 10 phút Sau đó bào ngư bố mẹ được cho vào bể đẻ có nước biển lọc sạch và chứa dung dịch H 2 O 2 4 mM Cho bào ngư bố mẹ tiếp xúc với dung dịch H 2 O 2 trong vòng

30 phút đến 1 giờ, thay nước cũ và cấp nước mới Bào ngư sẽ sinh sản sau khi cấp nước biển mới 30 phút Ðây là phương pháp có độ tin cậy cao và kích thích sinh sản 100% nếu như bào ngư bố mẹ hoàn toàn thành thục sinh dục Tuy nhiên, H 2 O 2 rất độc với tế bào trứng và tinh trùng, do vậy khi bào ngư bắt đầu sinh sản phải loại bỏ hết H 2 O 2 trong bể đẻ

– Phương pháp kết hợp giữa tia cực tím với kích thích khô và kích nhiệt nước: Bào Ngư bố mẹ thành thục sinh dục được bọc một lớp gạc thấm nước biển, đặt ngửa trên khay men và phơi khô trong 30 phút đến 1 giờ Sau đó cho bào ngư vào bể đẻ và cấp nước biển được chiếu tia cực tím, nâng nhiệt độ nước trong bể đẻ từ 27 lên 31 o C trong thời gian 1 đến 4 giờ rồi hạ nhiệt độ đột ngột xuống

27 o C bằng cách thay nước toàn bộ hoặc đá lạnh Bào ngư sẽ sinh sản sau đó một thời gian, nếu không sinh sản làm lại một vài lần Bào Ngư sẽ sinh sản Ðây là phương pháp hiệu quả đối với Bào ngư bầu dục (Haliotis ovina)

– Phương pháp thay đổi chu kỳ ánh sáng nhân tạo: Bào Ngư bố mẹ sau khi nuôi thành thục trong bể phát dục, được cho vào bể đẻ để kích thích sinh sản Ban ngày bể được che kín hoàn toàn bằng vải bạt đen Ban đêm từ 16 giờ đến 6 giờ sáng, bể được mở bạt và chiếu sáng bằng đèn Neon có công suất 40W Bào Ngư được cung cấp thức ăn tươi có chất lượng cao và đầy đủ Sục khí mạnh và tốc độ nước chảy ra vào là 10 L/phút Bào Ngư sẽ sinh sản sau 17 – 20 ngày nuôi kích đẻ

– Ðẻ trứng và phóng tinh : Bào Ngư vành tai có thể bắt đầu sinh sản vào buổi chiều (17 – 18 giờ), nhưng phần lớn đều sinh sản vào ban đêm Con đực thường đáp ứng với kích thích trước nên phóng tinh trước Sự phóng tinh của con đực trong bể đẻ kích thích con cái đẻ trứng Khi con đực phóng tinh hay con cái đẻ trứng lại kích thích các cá thể xung quanh đẻ trứng hoặc phóng tinh tiếp theo Sau khi đẻ trứng chìm xuống đáy tạo thành một lớp màu xanh lá cây nhạt và sau đó được cuộn lên do sự xáo trộn của cột nước trong bể và bắt dầu được thụ tinh Tinh trùng được phóng ra từ lỗ mở hô hấp thứ 2 hoặc thứ 3 trên vỏ của con đực và tạo ra thành những vệt giống như làn khói thuốc lá màu trắng đục lan toả khắp bể đẻ Sau khi bào ngư bố mẹ sinh sản, vớt khỏi bể đẻ và đậy bạt kín [1]

Thụ tinh là bước có tính chất quyết định trong sinh sản nhân tạo bào ngư Quá trình thụ tinh phải xảy ra nhanh trong một thời gian ngắn, đảm bảo tỷ lệ thụ tinh cao (gần 100%) và tránh hiện tượng thụ tinh bởi nhiều tinh trùng Nếu trứng được thụ tinh trong một thời gian ngắn (khoảng 2 phút), ấu trùng sau đó sẽ phát triển đồng đều Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian thụ tinh tốt nhất đối với bào ngư vành tai là 1 giờ sau khi đẻ ra, mặc dù thời gian sống của tinh trùng có thể kéo dài trong 24h Do vậy, sau khi bào ngư sinh sản, trứng và tinh trùng được thu riêng biệt Xác định số lượng trứng bằng phương pháp thể tích, đếm mật độ tinh trùng bằng buồng đếm hồng cầu trên kính hiển vi Lượng tinh trùng phù hợp cho kết quả thụ tinh cao là 5 tinh trùng/trứng (khoảng 300.000 tinh trùng/mL nước biển) Trộn lẫn tinh trùng với trứng, khuấy đều nhẹ nhàng Sau một vài phút quá trình thụ tinh sẽ xảy ra Trứng sau khi thụ tinh từ 5 – 10 phút sẽ chìm xuống đáy bể Hút hết nước có lẫn tinh trùng và trứng không thụ tinh lơ lửng ở phần trên ra Sau đó rửa trứng vài lần bằng nước biển lọc qua các luới lọc có kích cỡ khác nhau để loại bỏ hết tinh trùng, trứng không thụ tinh và tạp chất bám vào trứng đã thụ tinh Chuyển trứng đã thụ tinh sang bể ấp (bể composit) có thể tích 600 lít với mật độ ấp là 5 – 10 trứng/mL Nhiệt độ trong bể ấp dao động từ 27 – 29 o C, sục khí nhẹ nhàng và đậy kín bể bằng bạt nhựa đen

5.3.4 Ương nuôi ấu trùng giai đoạn trôi nổi (Trochophora)

Bào ngư là động vật biến nhiệt nên thời gian nở của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh Nhiệt độ từ 27 – 30 o C, trứng thụ tinh nở thành ấu trùng bánh xe (Trochophore) sau 5 – 7 giờ Ấu trùng bánh xe có tính hướng quang nên bơi lội tự do trên lớp nước bề mặt của bể Thu ấu trùng bánh xe chuyển qua bể ương nuôi ấu trùng bằng cách xi phông hết lớp nước tầng mặt chứa ấu trùng Ở giai đoạn phát triển này, ấu trùng bào ngư rất nhỏ, kích thước dao động từ 180 – 200 àm, do vậy mật độ ương nuụi cú thể lờn tới 10.000 con/L Ấu trùng bánh xe không ăn thức ăn và dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào noãn hoàng Ðiều quan trọng trong ương nuôi giai đoạn này là đảm bảo các điều kiện môi trường trong bể ương nuôi ổn định để giảm thiểu thời gian ấu trùng bơi lội Hàng ngày thay nước, quan sát sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng trên kính hiển vi Ấu trùng khỏe luôn bơi lội theo cột nước lên lớp nước tầng mặt và từ từ chìm xuống đáy bể

Sau 9 – 10 giờ ấu trùng bánh xe phát triển thành ấu trùng diện bàn (Veliger) Ðặc điểm của ấu trùng giai đoạn này là vùng đỉnh đầu dẹt, vành tiêm mao phát triển dài và hình thành vỏ trong suốt Lúc này ấu trùng bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài nên ta phải cấp tảo tươi vào bể ương Các loài tảo được sử dụng là: Nannochloropsis, Chlorella, Tetraselmis Ngày cấp tảo 2 lần vào 7 giờ sáng và 4 giờ chiều mật độ tảo ban đầu là 3000 – 10000tb/mL, sau đó có thể tăng dần mật độ tảo lên Khi cho ăn cần phải chú ý quan sát độ no, đói, hoạt động của ấu trùng

Kỹ thuật nuôi thương phẩm bào ngư

– Nuôi ở bãi (nuôi ở dải giữa triều): là hình thức nuôi lợi dụng độ chênh lệch giữa đường chiều cường và đường triều cạn bờ đá, tức là tạo ra bể nuôi bằng cách xếp đá kín 4 góc xung quanh ở nơi triều có sóng va đập Bề mặt giáp biển của bể nuôi có lỗ thoát nước để thay nước khi thủy triều lên xuống [5] Độ sâu của bể nuôi được quyết định bởi độ cao của đường triều, thông thường độ sâu từ 2-3m, khi triều cường bờ của bể nuôi cao hơn mặt nước biển 1m còn khi triều cạn mực nước trong bể có độ sâu 2m là thích hợp

Khi trời mát, thủy triều đứng tiến hành thả giống Bào ngư giống được thả ở vùng cạn sẽ tự di chuyển xuống vùng nước sâu hơn Mật độ thả là 5 – 10 con/m 2

Hàng ngày phải bổ sung thêm rong tươi để làm thức ăn cho bào ngư Đồng thời phải xếp đá tạo thành hang cho bào ngư ẩn nấp Trong thời gian nuôi vì tốc độ sinh trưởng của bào ngư giống không đồng đều nên phải tiến hành chọn lựa để thu tỉa và thả bù con giống mới để đảm bảo duy trì mật độ nuôi thích hợp

– Nuôi trong bể xi măng: đây là hình thức nuôi phổ biến tại Trung Quốc và Nhật Bản Bể nuôi làm bằng ximăng hay composite được vệ sinh sạch sẽ rồi cấp nước biển lọc sạch với điều kiện môi trường: độ mặn 30 – 35ppt, pH 7,5 – 8,5, nhiệt độ 25 – 30 o C Sục khí hoặc cấp nước tạo dòng chảy trong bể nuôi để tạo ra những điều kiện sinh thái ưa thích cho bào ngư sinh trưởng và phát triển Mật độ nuôi là 30 – 50con/m 2

Trong quá trình nuôi, cho bào ngư ăn thức ăn chính là rong tươi và bổ sung thêm rong khô dạng phiến

Khi bào ngư đạt kích thước 3cm thì phải giảm mật độ nuôi xuống còn 15 – 25con/m 2

– Nuôi lồng đặt trong bể: đây là hình thức nuôi phổ biến ở Phillipin Lồng nuôi có dạng hình vuông hoặc hình trụ tròn, khung bằng thép được bọc nhựa, xung quanh bọc lưới và có thiết kế nắp lồng để cung cấp thức ăn cho bào ngư Mật độ nuôi là 20con/lồng Khi cho bào ngư ăn thức ăn là rong tươi thì tháo cạn nước trong bể nuôi kết hợp với chà, rửa sạch lồng và bể nuôi Sau đó cung cấp rong tươi cho tất cả các lồng nuôi xong mới cấp nước trở lại [3]

Nếu có bể trống thì có thể áp dụng phương pháp chuyển bể để có được hiệu quả cao hơn Trước hết phải rửa sạch bể trống, sau đó cấp nước đầy, rồi dùng móc để chuyển lồng nuôi sang bể mới và lần lượt cấp rong tươi cho tất cả các lồng nuôi Tiếp tục tháo cạn nước của bể nuôi cũ rồi vệ sinh sạch sẽ và cấp nước để chuẩn bị chuyển các lồng nuôi ở các bể khác qua Cách này có thể hạn chế tối đa thời gian bào ngư ở trên cạn, nên ít ảnh hưởng tới tốc độ sinh trưởng của chúng Do đó tỷ lệ sống của bào ngư nuôi có thể đạt 80 – 95% [6]

Hình 5.6 Hệ thống nuôi thương phẩm bào ngư (nguồn internet)

– Nuôi lồng ngoài biển: Đây là hình thức nuôi phổ biến ở Đài Loan

Các lồng nuôi có hình vuông hoặc hình trụ tròn, khung làm bằng thép bọc nhựa, xung quanh được bọc lưới và được xếp chồng lên nhau Thể tích của lồng là 0,5m 3 và bên cạnh lồng có làm cửa để thuận tiện cho việc cung cấp thức ăn cho bào ngư

Mật độ nuôi là 50con/lồng, hàng ngày cung cấp rong tươi thái nhỏ cho bào ngư ăn Định kỳ vệ sinh và kiểm tra lồng nuôi để loại bỏ các sinh vật bám, rác bẩn bám vào lồng làm cản trở sự lưu thông của nước, giảm oxy hòa tan và làm cho các sản phẩm thải của bào ngư không thoát ra ngoài được

Khi bào ngư nuôi đạt kích cỡ 3cm thì phải san thưa mật độ còn

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 5

– Tổng quan tình hình nuôi bào ngư trên thế giới

– Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản sinh thái kết hợp nuôi động vật thân mềm

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1 Trình bày đặc điểm sinh học của bào ngư?

Câu 2 Phân tích kỹ thuật kích thích bào ngư sinh sản?

Câu 3 Trình bày kỹ thuật ương giống bào ngư?

Câu 4 Trình bày kỹ thuật nuôi bào ngư thương phẩm?

GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 5

[1] Ngô Anh Tuấn Kỹ thuật nuôi động vật thân mềm Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2012

[2] Lê Đức Minh Sinh học và kỹ thuật sản xuất giống bào ngư vành tai Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 2000

[3] Ngô Trọng Lư Kỹ thuật nuôi Ngao, Nghêu, Sò huyết, Trai ngọc Nxb Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 1996

[4] Quayle, D.B., Newkirk, G.F Farming bivalve molluscs: method for study and development World Aquaculture Society, Baton Rouge, 292 pp, 1989

[5] Sandra E Shumway Shellfish Aquaculture and the Environment John Wiley & Sons, Inc., Publication, 2011

[6] Southgate, P.C Feeds and feed production In: Lucas, J., Southgate, P

C (Eds.), Aquaculture: Farming Aquatic Animals and Plants Blackwell Publishing , Oxford, pp 172 – 198, 2003.

Ngày đăng: 12/03/2024, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w