1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Của dự án “CÔNG TY TNNH TRINA SOLAR CELL (VIET NAM)”

331 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Của Dự Án “Công Ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)”
Trường học Trường Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 331
Dung lượng 24,08 MB

Nội dung

Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với dự án khác, c

Trang 1

CÔNG TY TNHH TRINA SOLAR CELL (VIET NAM)

==========

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Của dự án

“CÔNG TY TNNH TRINA SOLAR CELL (VIET NAM)”

ĐỊA ĐIỂM: LÔ CN-16, KHU CÔNG NGHIỆP YÊN BÌNH, PHƯỜNG HỒNG TIẾN, THÀNH PHỐ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên, năm 2024

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC i

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH xii

MỞ ĐẦU 13

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 13

1.1 Thông tin chung dự án 13

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 13

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với dự án khác, các quy hoạch và quy định khác có liên quan 13

1.4 Trường hợp dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp 13

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KĨ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 16

2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 16

2.1.1 Căn cứ pháp luật 16

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 21

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập 22

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 22

3.1 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam) 22

3.2 Đơn vị tư vấn 22

3.3 Các bước thực hiện ĐTM Error! Bookmark not defined. 4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 24

4.1 Các phương pháp thực hiện ĐTM 24

4.2 Các phương pháp khác 25

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM 26

Trang 4

5.1 Thông tin chung về dự án 26

5.1.1 Thông tin chung 26

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất 27

5.1.3 Công nghệ sản xuất 28

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án 28

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường ( nếu có) 31

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 31

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 33

5.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng 33

5.3.2 Giai đoạn vận hành 34

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 37

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải 37

5.4.2 Các công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại 42

5.4.3 Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung 43

5.4.4 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 43

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường 44

5.5.1 Giám sát trong giai đoạn xây dựng 44

5.5.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 44

5.5.3 Giám sát trong giai đoạn vận hành thương mại 49

Chương 1 49

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 49

1 TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 49

1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 49

1.1.1 Tên dự án 49

1.1.2 Chủ dự án 49

1.1.3 Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 49

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 51

Trang 5

1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi

trường 52

1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án 52

1.2 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA DỰ ÁN 53

1.2.1 Các hạng mục công trình chính 54

1.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ 54

1.2.3.Các hạng mục hạ tầng kỹ thuật 54

1.2.4 Hạng mục các công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường 61

1.2.5 Đánh giá dự án đầu tư khả năng tác động xấu đến môi trường 66

1.3 NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN; NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC VÀ CÁC SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 66

1.3.1 Giai đoạn thi công, xây dựng dự án 66

1.3.2 Giai đoạn vận hành dự án 67

1.3.3 Nhu cầu sử dụng điện, nước và các sản phẩm của dự án 76

1.4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, VẬN HÀNH 78

1.4.1 Công nghệ sản xuất, vận hành 78

1.4.2 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng 101

1.5 BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG 107

1.6 TIẾN ĐỘ, VỐN ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN 111

1.6.1 Tiến độ thực hiện dự án 111

1.6.2 Vốn đầu tư 111

1.6.3 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 112

CHƯƠNG 2 114

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ -XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 114

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 114

2.1.1 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN Yên Bình 115

2.1.2 Hiện trạng hạ tầng dịch vụ của KCN Yên Bình 122

Trang 6

2.1.3 Hiện trạng đầu tư tại KCN Yên Bình 122

2.2 HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 124

2.3 NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 125

2.4 SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 126

CHƯƠNG 3 131

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 131

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG, XÂY DỰNG DỰ ÁN 131

3.1.1 Đánh giá, dự báo tác động 131

3.1.1.1 Đánh giá tác động do bụi và khí thải 131

3.1.1.2 Đánh giá tác động do nước thải 140

3.1.1.3 Đánh giá tác động của chất thải rắn 143

3.1.1.4 Đánh giá tác động của tiếng ồn, độ rung 147

3.1.1.5 Đánh giá tác động đến hoạt động giao thông khu vực 150

3.1.1.6 Sự cố, rủi trong giai đoạn thi công xây dựng 151

3.1.1.7 Đánh giá chung về giai đoạn thi công, xây dựng dự án 152

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 153

3.2 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 158

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động 158

3.2.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động liên quan đến chất thải 160

3.2.1.1.1 Đánh giá tác động do bụi, khí thải 160

3.2.1.1.2 Đánh giá tác động do nước thải 176

3.2.1.1.3 Đánh giá tác động do chất thải rắn 180

3.2.1.2 Đánh giá các tác động không liên quan đến chất thải 184

3.2.1.3 Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 188

Trang 7

3.2.1.4 Đánh giá khả năng tiếp nhận và xử lý nước thải từ dự án của công trình xử lý

nước thải của KCN Yên Bình 199

3.2.1.5 Đánh giá chung các tác động môi trường trong giai đoạn vận hành 199

3.2.1.6 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 201

3.2.2 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 203

3.2.2.1 Tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường liên quan đến chất thải .203

3.2.2.2 Tổng hợp biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 248 3.3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 261

3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý vận hành công trình bảo vệ môi trường 261

3.3.2 Kinh phí thực hiện các công trình bảo vệ môi trường 261

3.4 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 262

3.4.1 Mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo 262

3.4.2 Mức độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 263

CHƯƠNG 4 265

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 265

CHƯƠNG 5 266

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 266

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 266

5.1.1 Mục tiêu 266

5.1.2 Tóm lược nội dung chương trình quản lý môi trường 266

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 271

5.2.1 Mục tiêu 271

5.2.2 Cơ sở giám sát chất lượng môi trường 271

5.2.3 Chương trình giám sát môi trường 271

5.2.4 Nội dung giám sát môi trường 272

5.2.4.1 Giám sát trong giai đoạn thi công, xây dựng 272

Trang 8

5.2.4.2 Giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 272

5.2.4.3 Giám sát trong giai đoạn vận hành thương mại 272

5.2.5 Chế độ báo cáo 277

5.2.6 Dự toán kinh phí giám sát môi trường 277

CHƯƠNG 6 278

KẾT QUẢ THAM VẤN 278

I THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 278

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 278

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 278

II THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN (theo quy định tại khoản 4 Điều 26 Nghị định 08/2022/NĐ-CP) 278

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 278

1 KẾT LUẬN 278

2 KIẾN NGHỊ 278

3 CAM KẾT THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 280

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 282

PHỤ LỤC I 283

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng MĐ- 1 Các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Yên Bình 15

Bảng MĐ- 2 Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng Error! Bookmark not defined Bảng MĐ- 3 Các bước thực hiện ĐTM Error! Bookmark not defined. Bảng MĐ- 4 Danh sách những người tham gia thực hiện ĐTM 23

Bảng MĐ- 5 Danh sách nhân sự tham gia lấy mẫu, phân tíchError! Bookmark not defined Bảng MĐ- 6 Quy mô công suất của dự án 27

Bảng MĐ- 7 Thông tin chi tiết về sản phẩm 27

Bảng MĐ- 8 Các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 31

Bảng MĐ- 9 Chương trình giám sát trong giai đoạn xây dựng 44

Bảng MĐ- 10 Chương trình giám sát trong giai đoạn vận hành thử nghiệm Error! Bookmark not defined Bảng MĐ- 11 Chương trình giám sát môi trường của dự án trong giai đoạn vận hành thương mại 45

Bảng 1- 14 Thông số kỹ thuật của máy rửa vật liêu silic tự động 81

Bảng 1- 15 Định mức sử dụng khí Ar 85

Bảng 1- 16 Thông số kỹ thuật lò nung silic đơn tinh thể 85

Bảng 1- 17 Thông số kỹ thuật của máy cắt vòng 87

Bảng 1- 18 Thông số kỹ thuật của máy cắt vuông 88

Bảng 1- 6 Thông số kỹ thuật máy mài và đánh bóng 88

Bảng 1- 20 Thông số kỹ thuật máy cắt tấm 91

Bảng 1- 21 Thông số kỹ thuật máy gỡ keo tự động 92

Bảng 1- 22 Thông số kỹ thuật của máy làm sạch tự động 93

Bảng 1- 23 Thông số kỹ thuật máy kiểm tra, phân loại tự động 94

Bảng 1- 27 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ quá trình thi công, xây dựng 101

Bảng 1- 28 Danh mục máy móc thiết bị sử dụng sản xuất trong giai đoạn vận hành 102

Bảng 1- 29 Danh mục máy móc thiết bị phụ trợ 106

Bảng 2- 1 Tổng hợp các doanh nghiệp đang đầu tư tại KCN Yên Bình 123

Trang 12

Bảng 3- 1 Tác động môi trường trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án 131

Bảng 3- 2 Tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động vận chuyển 133

Bảng 3- 3 Nồng độ các chất ô nhiểm từ hoạt động vận chuyển 134

Bảng 3- 4 Tổng hợp hoạt động của các phương tiện thi công 136

Bảng 3- 5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm do hoạt động của phương tiện thi công 137

Bảng 3- 6 Thành phần bụi khói của một số loại que hàn 138

Bảng 3- 7 Tải lượng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn 139

Bảng 3- 8 Tải lượng khói và các khí phát sinh trong quá trình hàn 139

Bảng 3- 9 Nồng độ các chất ô nhiễm trong NTSH của dự án 140

Bảng 3- 10 Tác động của một số tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 141

Bảng 3- 11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải thi công xây dựng 142

Bảng 3- 12 Tỷ lệ hao hụt vật liệu trong thi công xây dựng 144

Bảng 3- 13 Khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công dự án 146

Bảng 3- 14 Mức ồn phát sinh từ các thiết bị, máy móc dùng trong thi công 147

Bảng 3- 15 Mức ồn tối đa theo khoảng cách của các phương tiện, máy móc thi công 148

Bảng 3- 16 Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một khu vực 148

Bảng 3- 17 Các tác động của tiếng ồn đối với sức khỏe con người 149

Bảng 3- 18 Tổng hợp tác động trong giai đoạn thi công, xây dựng dự án 152

Bảng 3- 19 Nguồn gây tác động tới môi trường khi dự án đi vào hoạt động 158

Bảng 3- 20 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh tại công đoạn làm sạch bavia Silic 162

Bảng 3- 21 Nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh tại công đoạn gỡ keo, làm sạch tấm Silic 163

Bảng 3- 22 Trích QCVN 03:2019/BYT và QCVN 20:2009/BTNMT 164

Bảng 3- 23 Trích QCVN 03:2019/BYT và QCVN 20:2009/BTNMT 165

Bảng 3- 24 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 176

Bảng 3- 25 Tổng hợp các nguồn nước thải sản xuất phát sinh tại dự án 177

Bảng 3- 26 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 180

Trang 13

Bảng 3- 27 Các loại chất thải rắn sản xuất phát sinh tại dự án 181

Bảng 3- 28 Danh mục khối lượng CTNH phát sinh tại dự án 182

Bảng 3- 29 Mức độ tác động của CTNH đến con người và môi trường 183

Bảng 3- 30 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 184

Bảng 3- 31 Mức ồn tối đa cho phép của một số phương tiện giao thông 185

Bảng 3- 32 Tổng hợp các sự cố hóa chất có thể xảy ra 190

Bảng 3- 33 Tổng hợp đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành 200

Bảng 3- 34 Bảng tổng hợp mức độ chi tiết của các đánh giá, dự báo 201

Bảng 3- 35 Bảng tổng hợp mức độ tin cậy của các đánh giá, dự báo 202

Bảng 3- 36 Tổng hợp phương án thu gom và xử lý nước thải 218

Bảng 3- 39 Ý nghĩa và vị trí gắn biển cảnh báo CTNH của dự án 248

Bảng 3- 40 Kinh phí xây dựng và nhân lực vận hành các công trình BVMT của dự án 261 Bảng 3- 41 Bảng tổng hợp mức độ chi tiết của các kết quả đánh giá, dự báo 262

Bảng 3- 42 Bảng tổng hợp mức độ tin cậy của các đánh giá, dự báo 263

Bảng 5- 1 Chương trình quản lý môi trường của dự án 267

Bảng 5- 2 Chương trình giám sát trong giai đoạn thi công xây dựng 272

Bảng 5- 3 Kế hoạch lấy mẫu phân tích chất thải giai đoạn vận hành thử nghiệm Error! Bookmark not defined. Bảng 5- 4 Chương trình giám sát môi trường định kỳ của dự án trong giai đoạn vận hành thương mại 273

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Vị trí thực hiện dự án trong KCN 50

Hình 1 2 Bản vẽ bố trí cảnh quan của dự án 51

Hình 1 3 Quy trình sản xuất khối silic đơn tinh thể 79

Hình 2- 1 Vị trí KCN Yên Bình 114

Hình 2- 2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải KCN Yên Bình 119

Hình 2- 5 Hệ thống xử lý nước thải của KCN Yên Bình 120

Hình 3 1 Mô hình xử lý khí thải 4 cấp 204

Hình 3 2 Mô hình xử lý khí thải 2 cấp 206

Hình 3 3 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải bằng tháp hấp phụ than hoạt tính 207

Hình 3 4 Mô hình xử lý khí thải 2 cấp 211

Hình 3 5 Sơ đồ xử lý khí thải bằng hấp thụ NaoH 212

Hình 3 6 Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải từ quá trình in lưới + thiêu kết 215

Hình 3 7 Sơ đồ xử lý mùi nhà ăn 216 Hình 5- 1 Sơ đồ vị trí giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án

Error! Bookmark not defined.

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung dự án

Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam), được thành lập từ năm 2024 với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 4601615220 được cấp lần đầu ngày 20/2/2024

do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Công ty đã thuê khu đất có tổng diện tích là 141.232,89 m2 thuộc Lô CN-16 KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để triển khai dự

án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam)” Dự án đã được Ban quản lý các KCN

tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án 8747540556 chứng nhận lần đầu ngày 16 tháng 02 năm 2024 với công suất thiết kế như sau:

+ Sản xuất thanh silic đơn tinh thể: 11.570 tấn/năm

+ Sản xuất tấm silic đơn tinh thể: Tổng sản lượng 555.000.000 sản phẩm/ năm + Sản xuất tấm tế bào quang điện (pin năng lượng mặt trời): Tổng sản lượng 560.000.000 sản phẩm/ năm

Căn cứ khoản 11, Mục II, Phụ lục II Nghị định số 08/2022 ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Chính vì vậy, Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam) đã tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

(ĐTM) cho dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam)” trình Bộ Tài nguyên

và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định

* Loại hình dự án: Dự án đầu tư mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)” do Công ty TNHH Trina

Solar Cell (Việt Nam) phê duyệt dự án đầu tư và được Ban Quản lý các KCN tỉnh Thái Nguyên cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mã số dự án: 8747540556 chứng nhận lần đầu ngày 16 tháng 02 năm 2024

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan hệ của dự án với dự án khác, các quy hoạch và quy định khác có liên quan

Dự án phù hợp với quy định về phân vùng môi trường được quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo

Trang 16

định

- Dự án thuộc mục số 35 Công nghệ quang điện thuộc phụ Lục I Danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển kèm theo Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành danh mục công nghệ cao được

ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển

Dự án phù hợp với quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn năm 2050 tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ Theo định hướng phát triển các cụm ngành công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử và sản xuất kim loại; ưu tiên phát triển các nhóm ngành, sản phẩm công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, công nghệ sạch và công nghiệp xuất khẩu dựa trên sản xuất thông minh, công nghệ thông tin và kỹ thuật số

Dự án phù hợp với Quyết định số 2501/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Quyết định số 42/QĐ-UBND ngày 7/1/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu công nghiệp Yên Bình Do vậy, việc lựa chọn vị trí dự

án là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch của KCN cũng như chủ trương phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất tấm tế bào quang điện và tấm pin năng lượng mặt trời là hoàn toàn phù hợp với ngành nghề thu hút đầu tư tại Quyết định số 865/QĐ-BNTMT ngày 7/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ĐTM của dự án

“Điều chỉnh, bổ sung một số hạng mục KCN Yên Bình, diện tích 400ha”

1.4 Trường hợp dự án đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp

* Sự phù hợp của dự án với quy hoạch ngành nghề và phân khu chức năng của khu công nghiệp Yên Bình:

Dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)” nằm trong khu công nghiệp

Yên Bình, phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên KCN Yên Bình

đã được Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều chỉnh, bổ

sung một số hạng mục KCN Yên Bình, diện tích 400ha ” tại Quyết định số

865/QĐ-BTNMT ngày 7/5/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Chi tiết các ngành nghề được

ưu tiên thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Yên Bình được cụ thể như sau:

Trang 17

Bảng MĐ- 1 Các ngành nghề thu hút đầu tư vào KCN Yên Bình

1

Sản xuất các loại sản phẩm khác bằng kim loại, các dịch vụ xử

lý, gia công kim loại; Sản xuất các loại khuôn nhựa và kim loại

dùng cho điện thoại di động, xe ô tô và các thiết bị điện tử khác

259

2

Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học;

Sản xuất linh kiện điện tử; gia công, lắp ráp các linh kiện điện

tử và linh kiện điện thoại

26

11 Xây dựng kho bãi, nhà xưởng và văn phòng điều hành để cho thuê 4102

13 Sản xuất, phân phối hơi nước, nước nóng và điều hòa không khí 35301

16 Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải, tái chế phế liệu 38

17 Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác 39

18 Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải 52

20 Sản xuất các sản phẩm trang trí nội, ngoại thất từ các nguyên

Trang 18

TT Tên ngành Mã ngành

27 Sản xuất thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 2310

29 Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo khác 32

(Quyết định Phê duyệt ĐTM số 865/QĐ-BTNMT đóng kèm tại phần phụ lục báo cáo)

Do vậy Dự án thuộc mã ngành 2720 và 279, nằm trong nhóm ngành nghề được phép thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Yên Bình

Dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)” của Công ty TNHH Trina

Solar Cell (Viet Nam) khi đi vào hoạt động sẽ góp phần tạo công ăn việc làm ổn định cho lao động địa phương, tăng nguồn thuế cho nhà nước và góp phần đáng kể vào sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KĨ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

2.1.1 Căn cứ pháp luật

❖ Luật và các văn bản dưới luật trong lĩnh vực môi trường

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006;

- Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010;

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định một số điểu của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường;

Trang 19

- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP ngày 05/05/2020 của Chính phủ quy định phí bảo

vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 quy định về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 106/2018/TT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 5 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường;

• Luật và văn bản dưới Luật lĩnh vực Xây dựng

- Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 07 năm 2020 ( Hợp nhất Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2014 và Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm

2020 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật xây dựng);

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/08/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ về quản lý dự

án đầu tư xây dựng công trình;

- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của chính phủ về sửa đổi, bổ

sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Thông tư 09/2019/TT-BXD hướng dẫn về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư 16/2019/TT-BXD hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

Trang 20

- Thông tư số 04/2015/TT-BXD ngày 3/4/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Thông tư số 24/2016/TT-BXD ngày 01/09/2016 của Bộ Xây dựng Sửa đổi, bổ

sung một số điều của các thông tư liên quan đến quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Thông tư 08/2017/TT-BXD ngày 16/5/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ xây dựng quy định về

an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 22/2019/TT-BXD ngày 31/12/2019 của Bộ xây dựng về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;

• Luật và văn bản dưới Luật trong lĩnh vực hóa chất

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

- Thông tư số 32/2017/TT-BTNMT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất;

• Luật và văn bản dưới Luật Lĩnh vực phòng cháy chữa cháy

- Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-VPQH ngày 13 tháng 12 năm 2013 ( Hợp nhất Luật Phòng cháy chữa cháy 27/2001/QH10 và Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam);

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy;

• Luật và văn bản dưới Luật trong lĩnh vực khác

- Luật Lao động số 45/2019/QH14 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Trang 21

- Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huẩn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 06 tháng 04 năm 2016;

- Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai;

chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 06 năm 2020;

- Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 1 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020;

- Luật Khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà

xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2013;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước;

- Nghị định 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ ;

- Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 12/6/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên

về việc phê duyệt Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

2.1.2 Các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường

Trang 22

- QCVN 22:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc

- QCVN 26: 2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu − Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc

- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

- QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ

b) Tiếng ồn, độ rung

- QCVN 26:2010/BTNMT − Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- QCVN 27:2010/BTNMT − Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- Thông tư 27/2016/TT-BYT – Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rung – giá trị cho phép tại nơi làm việc

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc

- TCVN 5964:1995 - Âm học Mô tả và đo tiếng ồn môi trường Các đại lượng

và phương pháp đo chính

c) Chất lượng nước

- QCVN 01-1:2018/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch

sử dụng cho mục đích sinh hoạt

- QCVN 40:2011/BTNMT − Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp

d) Các quy chuẩn khác

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của một số kim loại nặng trong đất

- QCVN 07:2009/BTNMT về Ngưỡng chất thải nguy hại

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

- QCVN 06:2022/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà

và công trình

- TCVN 13606:2023 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế

Trang 23

- TCVN 6707:2009/BTNMT: Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo phòng ngừa

- TCVN 6705:2009/BTNMT: Chất thải rắn thông thường

- TCVN 6706:2009/BTNMT: Phân loại chất thải nguy hại

- TCVN 9385:2012: Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,

kiểm tra và bảo trì hệ thống

- TCXDVN 33:2006 − Cấp nước − Mạng lưới đường ống và Công trình Tiêu chuẩn thiết kế

- TCVN 3254:1989 – An toàn cháy –Yêu cầu chung

- TCVN 5040:1990 – Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy

- TCVN 5760:1993 – Hệ thống chứa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt

- TCVN 2622:1995 – Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 5738:2001 – Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 3890:2009 – Phương tiện PCCC cho nhà và công trình

- TCVN 4317-1986 − Nhà kho nguyên tắc cơ bản để thiết kế

- TCVN 7336-2003 − Hệ thống Spinkler tự động yêu cầu thiết bị và lắp đặt

❖ Các tài liệu kỹ thuật về môi trường

- Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các Dự án phát triển - Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Cục Môi trường - Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1/2000;

- Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB);

- Hướng dẫn đánh giá tác động môi trường đối với các nước đang phát triển của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB);

- Tài liệu Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution: A guide to rapid sources inventory techniques and their use informulating environment strategies, (WHO, Geneva, 1993)

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định, hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mã số doanh nghiệp: 4601615220 được

cấp lần đầu ngày 20/2/2024 của Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên

- Giây chứng nhận đầu tư mã số dự án: 8747540556 chứng nhận lần đầu ngày 16

tháng 02 năm 2024

Trang 24

- Quyết định số Quyết định số 865/QĐ-BTNMT ngày 7/5/2021 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Điều

chỉnh một số hạng mục Khu công nghiệp Yên Bình, diện tích 400 ha” tại xã KCN

Yên Bình, phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)”

(Phần I: Thuyết minh dự án; Phần II: Các bản vẽ liên quan)

- Biên bản thỏa thuận ngày 12/01/2024 về việc thỏa thuận vị trí thuê lại đất gắn

với cơ sở hạ tầng giữa Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam) và Công ty

Cổ phần Đầu tư và Phát triển Yên Bình

- Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng hiện trạng môi trường khu vực dự án do Chủ

dự án phối hợp cùng đơn vị tư vấn thực hiện;

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

3.1 Chủ đầu tư: Công ty TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)

phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

+ Quốc tịch: Trung Quốc Ngày sinh: 15/10/1975 Giới tính: Nam

+ Số hộ chiếu: EJ5635744 do Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an Trung Quốc cấp ngày : 7/6/2022

+ Địa chỉ thường trú: Phòng 2412, Building 48, Changxin Huaide Famous Garden, Xinbei District, Changzhou City, Jiangsu Province, Trung Quốc

+ Địa chỉ liên lạc: : Toà E, chung cư Tecco, KDC số 10, tổ 1, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Công ty TNHH Trina Solar

Cell (Việt Nam)” được thực hiện bởi:

3.2 Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Công nghệ môi trường Phước Đạt

- Địa chỉ liên hệ : Tầng 4, số 204 Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Danh sách những người tham gia chính trong quá trình thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án như sau:

Trang 25

Bảng MĐ- 2 Danh sách những người tham gia thực hiện ĐTM

Trình độ / Chuyên ngành

2 Ding Lai Trưởng phòng EHS Xác nhận, kiểm tra

Giám đốc

Quản lý, chỉ đạo chung

2 Phạm Văn Đức

Ths Khoa học Môi trường

TP Kỹ thuật môi trường

Tổng hợp báo cáo

3 Phạm Văn Cường

KS Công nghệ Môi trường

Nhân viên

Khảo sát thực địa, thực hiện báo cáo

4 Trịnh Hoàng

Phương Nam

KS Công nghệ Môi trường

Nhân viên

Thực hiện báo cáo chương 2, 4, các bản vẽ giám sát

5 Lê Thị Thu Phương

KS Công nghệ Môi trường

Nhân viên

Thực hiện báo cáo chương 5

6 Trần Thị Phương

CN Khoa học Môi trường

Nhân viên

Tham gia lập báo cáo ĐTM, Khảo sát

và lấy mẫu môi trường nền khu vực

Trang 26

TT Họ và tên

Trình độ / Chuyên ngành

Chức

dự án

3.3 Các bước thực hiện ĐTM

- Bước 1: Lập và thông qua đề cương chi tiết của báo cáo

- Bước 2: Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu đã có

+ Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án (bao gồm thuyết minh và thiết kế cơ sở)

+ Các tài liệu, thông tin liên quan thu thập được

+ Kết quả khảo sát địa chất công trình

- Bước 3: Thu thập số liệu, điều tra khảo sát thực tế khu vực thực hiện dự án,

đo đạc, lấy mẫu và phân tích

+ Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện

dự án trên địa bàn KCN Yên Bình

+ Sử dụng các thiết bị thí nghiệm, khảo sát đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

+ Điều tra thực địa: Đoàn cán bộ khảo sát tiến hành tham khảo ý kiến của Uỷ ban nhân dân, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án và tổ chức họp tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án

- Bước 4: Phân tích xử lý số liệu, viết báo cáo

+ Phân tích và xử lý số liệu về hiện trạng môi trường khu vực dự án

+ Trên cơ sở số liệu nhận được, tiến hành nhận dạng và dự báo mức độ gây ô nhiễm, đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

+ Tổng hợp số liệu, soạn thảo báo cáo

+ Gửi văn bản và tài liệu xin ý kiến đóng góp của các chuyên gia, chỉnh sửa và hoàn chỉnh báo cáo sau góp ý

+ Trình báo cáo ĐTM xin thẩm định tại cơ quan Bộ Tài nguyên và Môi trường

4 PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp thực hiện ĐTM

* Phương pháp liệt kê: nhằm chỉ ra các tác động và thống kê đầy đủ các tác động

đến môi trường cũng như các yếu tố KT-XH cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong các giai đoạn hoạt động của Dự án Phương pháp này được áp dụng để nhận dạng các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động tổng hợp có thể xảy ra trong các giai đoạn

Trang 27

hoạt động của nhà máy Kết quả của phương pháp này được thể hiện tại mục 3.1.1; mục 3.1.2 của Chương 3

* Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm của WHO: Phương pháp

này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới (WB) phát triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô nhiễm (khí thải, nước thải, CTR) Phương pháp này được sử dụng để dự báo tải lượng, các chất ô nhiễm trong khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển, hoạt động của các phương tiện thi công, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công và khí thải từ các phương tiện giao thông trong giai đoạn vận hành dự án Kết quả của phương pháp này được thể hiện tại mục 3.2.1.1 của Chương 3

* Phương pháp kế thừa: Khai thác và kế thừa các số liệu thống kê của một Nhà

máy tương tự đang hoạt động để dự báo danh mục, khối lượng CTR, CTNH phát sinh trong giai đoạn vận hành của dự án Kết quả của phương pháp này được thể hiện tại Chương 3 của báo cáo

4.2 Các phương pháp khác

* Phương pháp tổng hợp, so sánh: Phương pháp này được áp dụng tại các chương

2, 3 của báo cáo Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) Từ đó đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực nghiên cứu (Chương 2) Dự báo đánh giá được mức độ tác động của các nguồn thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường do các hoạt động của xưởng sản xuất (Chương 3)

* Các phương pháp về mô hình hoá: Sử dụng mô hình tính toán để dự báo lan

truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không khí, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường không khí do các hoạt động của dự án gây ra Báo cáo sử dụng mô hình

AERMOD VIEW để tính toán mức độ lan truyền ô nhiễm khí thải từ các ống khói phát thải ra môi trường trong giai đoạn vận hành của dự án Kết quả của phương pháp đã được thể hiện tại mục 3.2.1.1.1 của Chương 3 của báo cáo

* Phương pháp tham vấn:

+ Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử: Chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đến cơ quan quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để đăng tải nội dung tham vấn Việc tham vấn được thực hiện trong thời hạn 15 ngày; hết thời hạn tham vấn, đơn vị quản lý trang thông tin điện tử gửi kết quả tham vấn cho chủ dự án

+ Tham vấn bằng văn bản: Chủ dự án gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường đến Ban quản lý, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh Khu công nghiệp để thực hiện tham vấn Việc tham vấn được thực

Trang 28

hiện trong thời hạn 15 ngày; hết thời hạn tham vấn các đối tượng được tham vấn sẽ phản hồi lại bằng văn bản cho chủ dự án

+ Tham vấn chuyên gia, nhà khoa học: phương pháp tham vấn chuyên gia là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành để xem xét, nhận định, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu đánh giá báo cáo Sử dụng phương pháp xin ý kiến của chuyên gia khi lập báo cáo để thu thập thông tin khoa học, nhận định, đánh giá một sản phẩm khoa học, giáo dục, sử dụng ý kiến của các chuyên gia để trên cơ sở đó tiếp thu, chỉnh sửa, hoàn thiện báo cáo Phương pháp này được áp dụng trong chương 6 của báo cáo

* Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Tại thời điểm lập báo cáo ĐTM, chủ dự án phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lấy mẫu,

đo đạc và phân tích chất lượng môi trường không khí tại khu đất thực hiện dự án để làm

cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường nền khu vực dự án khi chưa triển khai dự án Kết quả của phương pháp đã được thể hiện tại mục 2.2.2.3 của Chương 2 của báo cáo

Thành phần mẫu lấy phân tích đánh giá môi trường nền của dự án bao gồm: nước thải, khí thải và không khí môi trường lao động tạkhu vực nhà máy hiện hữu

5 TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÁO CÁO ĐTM

5.1 Thông tin chung về dự án

5.1.1 Thông tin chung

- Tên dự án:

“Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam)”

- Địa điểm thực hiện dự án: Lô CN-16, KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Chủ dự án:

Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam)

- Địa chỉ: Lô CN-16, KCN Yên Bình, phường Hồng Tiến, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

- Người đại diện theo pháp luật:

+ Quốc tịch: Trung Quốc Ngày sinh: 15/10/1975 Giới tính: Nam

+ Số hộ chiếu: EJ5635744 do Cục quản lý xuất nhập cảnh Bộ công an Trung Quốc cấp ngày : 7/6/2022

+ Địa chỉ thường trú: Phòng 2412, Building 48, Changxin Huaide Famous Garden, Xinbei District, Changzhou City, Jiangsu Province, Trung Quốc

Trang 29

+ Địa chỉ liên lạc: : Toà E, chung cư Tecco, KDC số 10, tổ 1, phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam

5.1.2 Phạm vi, quy mô, công suất

❖ Phạm vi báo cáo:

Đánh giá các tác động môi trường và đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động cho

dự án “Công ty TNHH Trina Solar Cell (Viet Nam)” với các hoạt động thi công xây dựng

và quá trình hoạt động của dự án là sản xuất thanh silic đơn tinh thể là 11.570 tấn/năm, sản xuất tấm silic đơn tinh thể là 555.000.000 sản phẩm/năm và sản xuất tấm tế bào quang điện (pin năng lượng mặt trời) là 560.000.000 sản phẩm/năm trên phần diện tích đất 141.232,89 m2

❖ Quy mô, công suất:

Quy mô công suất của dự án:

Bảng MĐ- 3 Quy mô công suất của dự án

Quy mô công suất

(Tấn/năm)

Bảng MĐ- 4 Thông tin chi tiết về sản phẩm

Trang 30

TT Thông số kỹ thuật của 1 sản phẩm

Công nghệ sản xuất của dự án gồm 2 giai đoạn:

+ Quy trình sản xuất tấm silic đơn tinh thể:

Nguyên liệu silic

Thu thập và phân loại

Nạp lò

Gia nhiệt và nấu chảy

Gieo hạt, đặt vai, xoay

vai và kiểm tra

Tắt máy và

dở lò Làm sạch Cắt và mài Thanh silic

phẩm

Trang 31

+ Quy trình sản xuất tấm tế bào quang điện:

Nguyên liệu tấm silic

Vệ sinh bề

Loại bỏ Poly bao quanh và làm sạch RCA

Oxy hóa nhôm

PECVD

In lưới và thiêu kết

Kiểm tra và Đóng gói

5.1.4 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

• Các hạng mục công trình chính gồm:

- Xưởng Silic đơn tinh thể: 01 nhà xưởng sản xuất tấm Silic đơn tinh thể với diện

tích xây dựng 26.112m2, quy mô 2 tầng, chiều cao 21,3m Cách bố trí chủ yếu bao gồm xưởng tinh thể đơn, khu gia công, phòng phụ trợ, phòng phân phối điện, phòng PCW,…

- Xưởng tế bào quang điện: 01 nhà xưởng sản xuất tấm tế bào quang điện với

diện tích xây dựng 49.597,8m2, quy mô 2 tầng, chiều cao 20,8m Chức năng chính của tầng 1 của tòa nhà là xưởng cắt và các phòng phụ trợ, xưởng nguyên liệu silic và các phòng phụ trợ, trạm điện, kho trung gian, nhà ăn, v.v Chức năng chính của tầng 2 là xưởng ắc quy, các phòng phụ trợ, khu văn phòng tập trung, v.v

• Các hạng mục công trình phụ trợ gồm:

- Khu vực thu hồi khí Argon: Diện tích xây dựng 1.332,5m2, số tầng 1 tầng Chức

năng: Chứa thiết bị sử dụng để thu hồi và tái sử dụng khí Argon phục vụ cho công đoạn nung chảy Silic Kết cấu thép, phần dưới xây tường gạch cao không quá 8m, phần trên

là kết cấu khung thép bọc tôn bên ngoài

- Khu vực sản xuất khí Hydro: Diện tích xây dựng 643,8m2, số tầng 1 tầng Chức năng: lưu trữ và cấp khí Hydro cho quá trình thu hồi khí Argon Kết cấu thép, phần dưới xây tường gạch cao không quá 8m, phần trên là kết cấu khung thép bọc tôn bên ngoài

Trang 32

- Khu vực sản xuất Amoniac: Diện tích xây dựng 420m2, số tầng 1 tầng Kết cấu

thép, phần dưới xây tường gạch cao không quá 8m, phần trên là kết cấu khung thép bọc tôn bên ngoài

- Trạm Hydro: Diện tích xây dựng 360m2, số tầng 1 tầng Kết cấu thép, phần dưới

xây tường gạch cao không quá 8m, phần trên là kết cấu khung thép bọc tôn bên ngoài

- Trạm Silane: Diện tích xây dựng 255m2, số tầng 1 tầng Kết cấu thép, phần dưới

xây tường gạch cao không quá 8m, phần trên là kết cấu khung thép bọc tôn bên ngoài

- Nhà bảo vệ 1: Nhà bảo vệ: có quy mô 01 tầng, quy mô diện tích 125,8m2 Phía trong ốp gạch thẻ đến trần, phía ngoài nhà sơn phủ; Phần mái lợp tôn chống nóng

- Nhà bảo vệ 2: Nhà bảo vệ: có quy mô 01 tầng, quy mô diện tích 67,9m2 Phía trong ốp gạch thẻ đến trần, phía ngoài nhà sơn phủ; Phần mái lợp tôn chống nóng

- Nhà bảo vệ 3: Nhà bảo vệ: có quy mô 01 tầng, quy mô diện tích 67,9m2 Phía trong ốp gạch thẻ đến trần, phía ngoài nhà sơn phủ; Phần mái lợp tôn chống nóng

• Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường gồm:

+ Đối với nước thải : Dự án sẽ xây dựng 4 bể tự hoại với tổng thể tích 12m3, 1 bể tách dầu mỡ thể tích 2m3 và 1 hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 6.000m3/ngày.đêm

+ Đối với khí thải : Lắp đặt 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn làm sạch bavia Silic tái sử dụng công suất 42.000 m3/h ( xử lý 4 cấp); 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn gỡ keo, làm sạch tấm Silic công suất 132.000 m3/h ( xử lý 2 cấp); 01 hệ thống xử

lý khí thải phát sinh từ công đoạn dán định hình công suất 50.000m3/h; 01 hệ thống xử

lý bụi phát sinh khu vực máy mài công suất 27.500m3/h; 01 hệ thống xử lý bụi phát sinh khu vực máy nghiền công suất 33.000m3/h; 01 hệ thống xử lý bụi từ tháo dỡ lò đơn tinh thể công suất 3.300m3/h; 01 hệ thống xử lý bụi phòng mài công suất 36.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn kết cấu, khuếch tán boron phía trước và thuyền thạch anh axit-bazo công suất 165.000m3/h ; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn BSG và tạo kết cấu thứ cấp axit-bazo công suất 220.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn PSG

và làm sạch RCA công suất 220.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn làm sạch thuyền than chì công suất 120.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn in lưới công suất 100.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn LPCVD công suất 40.000m3/h; 01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn PECVD mặt trước và ALD công suất 37.500m3/h;01 hệ thống xử lý khí thải công đoạn PECVD mặt sau và mạ silane công suất 25.000m3/h

+ Đối với chất thải rắn : Tổ hợp kho: Diện tích xây dựng: 2.160m2 Chức năng: trong kho được chia thành 3 khu vực bao gồm khu vực lưu chứa hóa chất 1.810m2, các

Trang 33

ngăn riêng biệt gồm : khu vực chứa hydrogen peroxide, khu vực chứa axit và khu vực chứa kiềm Và kho chất thải nguy hại 350 m2 Kho chất thải sinh hoạt và chất thải rắn thông thường 830m2

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường ( nếu có)

Căn cứ theo mục a, khoản 4, Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường dự án “Công ty

TNHH Trina Solar Cell (Việt Nam)” thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường

5.2 Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Bảng MĐ- 5 Các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường Các giai đoạn của

Bụi, khí thải:

- Bụi, khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển

Xây dựng các hạng mục, công trình

Khí thải:

- Khí thải từ hoạt động quá trình hàn

- Khí thải từ các phương tiện, máy móc thi công các hạng mục công trình

- Chất thải thi công, xây dựng

- Chất thải nguy hại

Các tác động khác:

Nước mưa chảy tràn, Tiếng ồn, rung; Các sự

cố, rủi ro trong giai đoạn thi công xây dựng

+ Bụi Silic phát sinh từ máy mài

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn rửa làm

mờ Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi axit

HF, HCl

Trang 34

Các giai đoạn của

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn khuếch tán Thông số ô nhiễm đặc trưng: Cl2

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn oxy hóa nhôm tạo màng PECVD Thông số ô nhiễm đặc trưng: O2

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn tạo màng phản xạ PECVD Thông số ô nhiễm đặc trưng: SiH4, NH3, bụi

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn in lưới, thiêu kết (6 máy in lưới, 6 máy thiêu kết) Thông số ô nhiễm đặc trưng: CO, NOx, SO2, Benzen

+ Khí thải phát sinh từ bể điều hòa nước thải axit Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi axit

HF, HCl

+ Mùi hôi từ hệ thống cống, rãnh thu gom nước thải; mùi hôi từ khu vực thu gom, tập trung chất thải rắn

Nước thải sản xuất:

+ Nước thải từ công đoạn làm sạch bavia Silic tái sử dụng

+ Nước thải từ công đoạn cắt khối, mài, cắt tấm

+ Nước thải từ quá trình gỡ keo + Nước thải từ quá trình xếp tấm, làm sạch + Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải + Nước thải phụ trợ ( Nước thải RO, nước thải từ quá trình thu hồi Argon, nước thải từ quá trình sản xuất Hydro)

+ Nước thải từ quá trình làm mát lò nung Silic đơn tinh thể

+ Nước thải từ quá trình làm mát nhà xưởng Silic đơn tinh thể

+ Nước thải từ quá trình rửa làm mờ (rửa trước)

+ Nước thải từ quá trình rửa sau (khắc mòn) + Nước thải từ quá trình rửa khay chứa pin + Nước thải từ quá trình vệ sinh khay

Chất thải rắn

CTR sản xuất, CTNH

Các tác động khác: Nước mưa chảy tràn;

Tiếng ồn, rung;Các rủi ro sự cố ( Sự cố hệ thống XLKT, Sự cố hệ thống XLNT, Sự cố khu lò hơi, Sự cố hóa chất, Sự cố an toàn lao động, Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu,…)

Trang 35

Các giai đoạn của

Chất thải rắn

- Chất thải sinh hoạt, Bùn thải từ bể tự hoại

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng

• Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh khoảng 15m3/ngày.đêm do hoạt động vệ sinh, rửa tay chân của các kỹ sư, công nhân tham gia vào quá trình thi công, xây dựng dự án thành phần ô nhiễm chủ yếu gồm các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật, Chủ dự án sẽ lắp đặt 4 nhà vệ sinh di động thể tích 4m3 ( thể tích mỗi bể là 1 m3) bố trí tại phía Đông Nam dự án Định kỳ 2 tuần/lần thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý theo đúng quy định, không thải ra ngoài môi trường

- Nước thải từ quá trình thi công xây dựng chủ yếu là nước phục vụ nhào vữa, xây tường, xây hệ thống thoát nước, bảo dưỡng công trình, vệ sinh dụng cụ, nước rửa

máy móc thiết bị phát sinh khoảng 20m 3 /ngày đêm Thành phần chủ yếu bao gồm TSS,

váng dầu mỡ,

• Khí thải:

- Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển máy móc thiết bị Thành phần ô nhiễm chủ yếu chứa : Bụi, SO2, CO, NO2, VOCs Vùng có thể bị tác động là khu dân cư 2 bên đường và các phương tiện lưu thông trên đường

- Bụi, khí thải do hoạt động hàn trong quá trình lắp đặt máy móc thiết bị :thành phần ô nhiễm chủ yếu chứa : khói hàn, CO, NOx Vùng có thể bị tác động là khu vực thi công lắp đặt máy móc thiết bị

Trang 36

+ Rủi ro, sự cố ( sự cố an toàn môi trường lao động, sự cố cháy nổ, sự cố an toàn thực phẩm, Sự cố tai nạn giao thông )

+ Tác động đến kinh tế xã hội khu vực

5.3.2 Giai đoạn vận hành

• Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Phát sinh khoảng 82 m3/ngày.đêm từ các khu vệ sinh nhà ăn, thành phần ô nhiễm chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật,

- Nước thải sản xuất phát sinh 5.880 m3/ngày.đêm bao gồm:

(m 3 /ng.đ)

Tổng (m 3 /ng.đ) Thành phần

Phương án thu gom, xử lý

I Sản xuất tấm silic đơn tinh thể

Trang 37

TT Nguồn thải Tải lượng

(m 3 /ng.đ)

Tổng (m 3 /ng.đ) Thành phần

Phương án thu gom, xử lý

Nước thải từ quá

trình rửa khay chứa

dư, NH4+, (NH4)2SO4

III Nước thải sau hệ thống lọc

SS, BOD, COD nồng

Thải vào điểm đấu nối NT của

dự án với hệ thống thu gom nước thải của

Trang 38

TT Nguồn thải Tải lượng

(m 3 /ng.đ)

Tổng (m 3 /ng.đ) Thành phần

Phương án thu gom, xử lý

• Bụi, khí thải:

- Bụi khí thải từ hoạt động giao thông không đáng kể

- Bụi khí thải từ hoạt động sản xuất của dự án:

+ Khí thải từ công đoạn làm sạch bavia Silic tái sử dụng chủ yếu chứa HF

+ Khí thải từ công đoạn dán định hình chủ yếu chứa hơi Toluen

+ Khí thải từ công đoạn gỡ keo, làm sạch tấm Silic chủ yếu chứa hơi C3H6O3

+ Bụi Silic phát sinh từ máy mài

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn rửa làm mờ Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi axit

HF, HCl

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn rửa sau (rửa loại bỏ PSG) Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi axit HF, HCl

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn khuếch tán Thông số ô nhiễm đặc trưng: Cl2

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn oxy hóa nhôm tạo màng PECVD Thông số ô nhiễm đặc trưng: O2

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn tạo màng phản xạ PECVD Thông số ô nhiễm đặc trưng: SiH4, NH3, bụi

+ Khí thải phát sinh từ công đoạn in lưới, thiêu kết (6 máy in lưới, 6 máy thiêu kết) Thông số ô nhiễm đặc trưng: CO, NOx, SO2, Benzen

+ Khí thải phát sinh từ bể điều hòa nước thải axit Thông số ô nhiễm đặc trưng: hơi axit HF, HCl

Trang 39

- Mùi hôi từ hệ thống cống, rãnh thu gom nước thải; mùi hôi từ khu vực thu gom, tập trung chất thải rắn Mùi đặc trưng phát sinh từ sự phân hủy chất thải là các mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường không khí (các khí N2, CH3, mercaptan, ), và gây khó chịu cho con người khi hít phải

• Chất thải rắn và chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh khoảng 1.880 kg/ngày Thành phần chủ yếu

là giấy vụn, vỏ hộp, thức ăn thừa, bùn thải từ bể phốt,

- Chất thải rắn sản xuất: phát sinh khoảng khoảng 3.491,2 tấn/năm Thành phần

chủ yếu gồm: Bavia Silic, nguyên liệu Silic thừa, sản phẩm lỗi, hỏng, Dây cacbon thải, dây kim cương thải, khuôn thạch anh thải, đế nhựa, lõi lọc nước RO,

- Chất thải nguy hại: phát sinh khoảng 10.012,6 tấn/năm Thành phần chủ yếu

gồm: Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau có chứa thành phần nguy hại (Giấy lau, Túi lọc), Bóng đèn huỳnh quang thải, Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải, Bao bì cứng thải bằng nhựa, Chất kết dính và chất bịt kín thải có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác (keo đóng rắn thải), Pin, ắc quy chì thải, Bùn thải từ hệ thống XLNT tập trung,

+ Tác động đến kinh tế xã hội khu vực

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

a) Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

❖ Thu gom nước thải:

- Nước thải sinh hoạt:

+ Nước thải từ khu vệ sinh được xử lý sơ bộ qua 04 bể tự hoại 3 ngăn với tổng dung tích 12m3 (trong đó 3 bể dung tích 2m3 và 1 bể dung tích 6m3); Nước thải nhà ăn được xử lý sơ bộ qua 1 bể tách mỡ dung tích của bể là 2m3 Nước thải sau khi xử lý sơ

bộđược thu gom bằng đường ống D300 dài 150m về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 6.000m3/ngày.đêm để xử lý

Trang 40

- Nước thải sản xuất:

Phương án thu gom xử lý nước thải sản xuất được tổng hợp như sau:

(m 3 /ng.đ)

Tổng (m 3 /ng.đ)

Phương án thu gom,

2 Công đoạn cắt khối 375,7

thu hồi khí Argon 30

II Sản xuất tấm tế bào quang điện

11 Nước thải từ quá trình

rửa làm mờ (rửa trước) 1.697,2

3.322,3

Thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải của dự án

12 Nước thải từ quá trình

rửa sau (khắc mòn) 1.482,1

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w