Nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình

11 1 0
Nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc _ Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2016 BÁO CÁO BÀI THẢO LUẬN NHÓM 8 ……………………………… ĐỀ TÀI: NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CÁ NHÂN VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Thành viên trong nhóm STT Họ và tên Nội dung thực hiện Điều phối, đôn đốc nhóm thực hiện hoạt động 1 Hà Tuấn Anh Thuyết trình, chỉnh sửa bản word Tổng hợp bài 2 Tạ Bích Hảo Thiết kế slide, nâng cao kiến thức Nâng cao kiến thức, kỹ năng 3 Phạm Thị Trang Mục đích nâng cao nhận thức Thay đổi thái độ của cá nhân 4 Đặng Thị Thùy Linh 5 Đỗ Thị Oanh 6 Đàm Thị Hà 7 Phạm Minh Ngọc MỤC LỤC 1 Mục đích nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình 2 Nội dung nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình 2.1 Nâng cao nhận thức của cá nhân về các kiến thức phòng chống bạo lực gia đình 2.2 Nâng cao nhận thức của các cá nhân về các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình 2.3 Nâng cao nhận thức về thái độ của cá nhân trong phòng chống BLGĐ 3.Phương pháp nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình 3.1.Tham vấn cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình 3.2 Đưa cá nhân người bị bạo lực gia đình tham gia vào nhóm 3.3 Tuyên truyền vận động 1 Mục đích nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình - Ổn định tâm lý cho cá nhân, giải tỏa áp lực tránh khủng hoảng trong cuộc sống, trong gia đình - Cung cấp kiến thức pháp luật về quyền con người, luật phòng chống bạo lực gia đình và các kiến thức thông tin liên quan - Hướng dẫn cũng như các phương pháp ứng phó với các tình huống khi bạo lực gia đình xảy ra - Nhằm kết nối các cá nhân với các nhóm đồng đẳng, các tổ chức có liên quan tới phòng chống bạo lực gia đình - Giúp thân chủ thay đổi trạng thái cảm xúc, hành vi tiêu cực, cải thiện và tăng cường các động cơ tích cực - Giúp thân chủ tăng cường hiểu biết về chính bản thân họ và hoàn cảnh của họ bằng cách cung cấp cho họ những thông tin có giá trị thích hợp, những giải thích có cơ sở - Giúp thân chủ đưa ra nhiều hướng giải quyết có thể thực hiện được và từ đó giúp họ lựa chọn giải pháp thích hợp nhất đối với hoàn cảnh và khả năng của họ - Giúp thân chủ đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên những thông tin mà nhân viên xã hội cung cấp, dựa trên khả năng của đối tượng cũng như tiềm năng hỗ trợ từ các nguồn lực bên ngoài - Hỗ trợ đối tượng thực hiện các quyết định và đi đến giải quyết vấn đề họ đang mắc phải 2 Nội dung nâng cao nhận thức của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình 2.1 Nâng cao nhận thức của cá nhân về các kiến thức phòng chống bạo lực gia đình Người bị BLGĐ: Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc Hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007(Luật số: 02/2007/QH12) Điều 5 Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình: - Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây: a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình; b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này; c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này; đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật - Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu Điều 26 Cơ sở trợ giúp nạn nhân bạo lực gia đình a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; b) Cơ sở bảo trợ xã hội; c) Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; d) Cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình; đ) Địa chỉ tin cậy ở cộng đồng Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 của Quốc hội ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000 Người gây ra BLGĐ Điều 4 Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình a) Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực b) Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền c) Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối d) Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật Điều 42 Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống BLGĐ • Luật hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 của Quốc hội ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000 • Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 của Quốc hội ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 2.2 Nâng cao nhận thức của các cá nhân về các kỹ năng phòng chống bạo lực gia đình *Kỹ năng giao tiếp ứng xử, trong gia đình: Đối với hầu hết mọi người thì đây là kỹ năng khó nhưng nếu chúng ta biết cách quan tâm, hiểu được bạn đời, các thành viên trong gia đình bằng sự chân thành, thì sự giao tiếp,ứng xử trong gia đình chính là yếu tố khiến các mối liên kết thêm bền chặt Cụ thể: Các thành viên trong gia đình nên dành nhiều thời gian cho nhau: Ví dụ: +Trong như bữa ăn gia đình, đây là cơ hội lý tưởng để những thành viên chia sẻ thông tin và cảm xúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày + Bố mẹ nên ưu tiên dành thời gian nói chuyện, gần gũi với con để chứng tỏ cho chúng biết rằng với bố mẹ vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng, dù cuộc sống có bận rộn thế nào chăng nữa Đối với con trai, bố có thể cùng chơi thể thao Trong lúc chơi, bố khéo léo chỉ bảo cũng như tìm hiểu về tâm tư tình cảm của con Còn con gái, mẹ nên nói chuyện cởi mở, nhẹ nhàng để tạo niềm tin và gần gũi hơn với con và để con có thể tâm sự những điều thầm kín nhất - Thiết lập kỹ năng giao tiếp lành mạnh giữa vợ chồng cũng như gia đình: + Gia đình nào cũng nên có truyền thống, thói quen riêng của mình Ví dụ như truyền thống hiếu học, truyền thống kính trên nhường dưới… Người lớn chính là những người chỉ cho trẻ nhỏ biết được những truyền thống của gia đình Và chính bản thân người lớn cũng cần phải là tấm gương sáng với con cháu mình khi nói đến các truyền thống + Mỗi người sẽ có quan điểm khác nhau khi nhìn nhận từ “tranh cãi” Điều quan trọng là giữa vợ và chồng dàn xếp cuộc tranh cãi ấy như thế nào, cả hai đều sẽ cần có những kỹ năng giao tiếp khi sẵn sàng trò chuyện về mọi việc và đặt địa vị mình vào người kia để nhìn nhận vấn đề, đó chính là nền tảng của một cuộc hôn nhân lý tưởng *Kỹ năng xử lý căng thẳng: Mỗi người đều không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi từ áp lực công việc cũng như trong cuộc sống, vì vậy rất dễ dẫn đến những mâu thuẫn xung đột với các thành viên khác trong gia đình Thay vì để nhưng mâu thuẫn ấy xảy ra, cá nhân nên giải tỏa những căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau: hít thở sâu nhiều lần, ngồi thiền thư giãn, chia sẻ cùng các thành viên trong gia đình trong bữa ăn gia đình hoặc khi cùng xem tivi,… *Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xung đột: Cả 2 bên cần bình tĩnh lắng nghe nhau toàn tâm toàn ý, chú ý mọi tín hiệu đối phương phát đi một cách chủ động, có mục đích để có từ đó có những ứng xử phù hợp *Kỹ năng phòng vệ, tự vệ: Đây là một kỹ năng quan trọng, nhất là đối với cá nhân có nguy cơ bị bạo lực gia đình Để tránh hoặc thoát khỏi tình huống bị bạo lực, cá nhân cần có những biện pháp nhanh và hiệu quả như: kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác (người thân, họ hang, bạn bè, tổ trưởng tổ dân phố,…) 2.3 Nâng cao nhận thức về Thái độ của cá nhân trong phòng chống BLGĐ Cho người bị BLGĐ: +) Nhanh chóng nhận định tính chất hung bạo khi bị bạo hành +) Không kích thích đối phương bằng hành động hay lời lẽ k phù hợp +) Có kế hoạch thoát thân để thoát khỏi bạo hành: tạm rời xa, li thân, li hôn, +) Tìm ra điểm yếu của đối phương (có kẻ sợ thương con, có kẻ sợ mẹ buồn, ) +) Tìm đến sự trợ giúp của các đoàn thể, hội phường (CA địa phương, cán bộ hội phụ nữ, ) +) Luôn có thái độ đề phòng và tránh các trường hợp mâu thuẫn xung đột có nguy cơ dẫn đến bạo lực trong gia đình +) luôn đặt sự an toàn của các con, của bản thân và hạnh phúc gia đình lên hàng đầu +) Không nên có thái độ cam chịu cũng như che giấu các hành vi bạo lực gia đình +) Lên án, phê phán mọi hành vi bạo lực gia đình Cho người gây BLGD: - Thái độ: +) Nhận thức được hành vi bạo lực của mình là sai, gây tổn hại đến sức khoẻ và tinh thần của người khác +) Luôn có thái độ đề phòng và tránh các trường hợp mâu thuẫn xung đột có nguy cơ dẫn đến bạo lực trong gia đình 3 Phương pháp nâng cao nhận thúc của cá nhân về phòng chống bạo lực gia đình 3.1.Tham vấn cá nhân trong phòng chống bạo lực gia đình: - Cung cấp cho nhóm đối tượng này về pháp luật: Luật phòng chống bạo lực gia đình của Quốc Hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007(Luật số: 02/2007/QH12) - Hướng dẫn các kỹ năng khi xảy ra xung đột bạo lực trong gia đình như: kỹ năng quản lý cảm xúc,… - Cung cấp thông tin về các đường dây nóng: Số điện thoại đường dây nóng về phòng chống bạo lực gia đình 1800 1567 * Đường dây nóng 24-giờ khi bị khủng hoảng: 408-975-2739 * Đường Dây Khẩn Cấp Chương Trình Quốc Gia Chống Bạo Hành Trong Gia Đình: 1-800- 799-SAFE (7233) hay TTY 1-800-787-3224 Người bị bạo lực: tượng - Ổn định tâm lý cho đối tượng - Xác định nhu cầu cấp bách của đối chỗ đình - Cung cấp các dịch vụ tại đình đẳng - Cung cấp các kiến thức pháp luật về phòng chống bạo lực gia lực: - Hướng dẫn thực hành các kỹ năng xử lý khi xảy ra bạo lực gia lý chỗ - Giúp họ hòa nhập các nhóm đồng Người gây ra bạo - Ổn định tâm - Cung cấp các dịch vụ tại - Cung cấp các kiến thức về pháp luật trong phòng chống bạo lực gia đình - Hướng dẫn thực hành các kỹ năng tự kiềm chế bản thân, quản lý cảm xúc khi bị căng thẳng 3.2 Đưa cá nhân người bị bạo lực gia đình tham gia vào nhóm : Hiện nay có nhiều mô hình phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả trong đó có thành lập các nhóm, câu lạc bộ Câu lạc bộ sinh hoạt định kỳ hàng tháng, với các nội dung như xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; nét đẹp, cách ứng xử trong gia đình; lên án, phê phán các hành vi BLGĐ và các biện pháp phòng chống BLGĐ, kiến thức chăn nuôi, phát triển kinh tế… Đối với những người đã và đang bị bạo lực gia đình, nhân viên xã hội cần phát hiện và đưa họ tham gia các nhóm, câu lạc bộ đồng đẳng kín Ở đó tập huấn kiến thức kỹ năng ứng phó trong các tình huống, cùng chia sẻ hoàn cảnh từng thành viên, từ đó tạo mối quan hệ, hiểu và giúp đỡ nhau Việc phát hiện và đưa các thành viên mới tham gia vào nhóm đồng đẳng giúp họ cảm thấy hòa nhập không mặc cảm, tự ti và dần thay đổi mình để đẩy lùi bạo lực trong gia đình Các nhóm đồng đẳng còn là nơi để nhân viên xã hội tuyên truyền sâu rộng về pháp luật, luật phòng chống BLGĐ cũng như tập huấn nhóm, tham vấn cá nhân giúp nâng cao nhận thức của cá nhân từng thành viên về bạo lực gia đình Đối với những người đang dùng bạo lực trong gia đình cũng cần nhân viên xã hội giúp đưa họ vào các nhóm đồng đẳng, ở đây nhân viên xã hội tham vấn từng cá nhân, tập huấn nhóm các kỹ năng kiểm soát cảm xúc, tham gia các hoạt động tập thể, tuyên truyền pháp luật để họ hiểu rõ về những hành động của mình và thay đổi bản thân Việc thành lập nhóm đồng đẳng là một trong những giải pháp hiểu quả để hạn chế nạn BLGĐ đang diễn ra trong xã hội Ngoài ra các câu lạc bộ, nhóm phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương còn góp phần giải hòa, giúp giải quyết mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình, cũng là địa chỉ tin cậy của các gia đình gặp mâu thuẫn trong địa phương đó tìm đến cùng chia sẻ và cùng nhau giải quyết mâu thuẫn Vậy các nhóm đồng đẳng và các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình cũng vô cùng cần thiết trong việc thay đổi nhận thức của từng cá nhân trong xã hội, và góp phần là giải pháp tốt để đẩy lùi nạn BLGĐ 3.3 Tuyên truyền vận động - Sử dụng phương tện truyền thanh của địa phương để đưa những kiến thức, kỹ năng và thay đổi thái độ của người dân đối với công tác phòng chống gia đình với phương châm “ Mưa dầm thấm lâu” - Thông qua các chương trình phát triển kinh tế xã hội, tổ chức những đợt tìm hiểu về phòng chống BLGĐ với cách lồng ghép vào hội thi, hội diễn, giao lưu khích lệ người dân chủ động tìm hiểu về phòng chống BLGĐ - Xây dựng mô hình gia đình văn hóa, nêu gương những gia đình có thành tích trong công tác xây dựng và phát huy truyền thống gia đình hạnh phúc - Hàng năm đến ngày gia đình Việt Nam (28/6) phát động các phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc nói không với BLGĐ

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan