1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, quy mô 1400 giường (điều chỉnh)

185 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, quy mô 1400 giường (điều chỉnh)
Trường học Đại học Đắk Lắk
Chuyên ngành Môi trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Buôn Ma Thuột
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 4,93 MB

Nội dung

Thông tin chung dự án Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên tiền thân là Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk xây dựng từ năm 1924 có 5 – 7 giường bệnh do một đại uý quân đội thực dân Pháp phụ trá

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1 Thông tin chung dự án

Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên tiền thân là Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Đắk Lắk xây dựng từ năm 1924 có 5 – 7 giường bệnh do một đại uý quân đội thực dân Pháp phụ trách, chức năng là một trạm cứu thương phục vụ cho quân đội

Từ năm 1946, bệnh viện được mở rộng thêm diện tích và giao cho dân sự quản

lý, các y bác sỹ người Pháp và người Việt Nam thay phiên phụ trách Từ năm 1956 đến

1958, bệnh viện được xây dựng lớn hơn với quy mô 120 giường bệnh; năm 1966 đến

1967, bệnh viện xây dựng thêm khu ngoại khoa, phòng mổ, phòng khám và khu nhà bếp Sau ngày giải phóng hoàn toàn TP Buôn Ma Thuột 11/3/1975, bệnh viện tiếp tục sữa chữa, nâng cấp dần dần đạt quy mô 300 giường vào năm 1985, 400 giường vào năm

1990, sau đó được phá bỏ toàn bộ để xây dựng lại 500 giường vào năm 1995

Ngày 21 tháng 4 năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Công trình: Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên tại Quyết định số 957/QĐ-UBND với quy mô 800 giường sau đó được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Dựa án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện

Đa khoa vùng Tây Nguyên” quy mô 800 giường tại quyết định số 1098/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 6 năm 2014

Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của tỉnh Đắk Lắk và khu vực Tây Nguyên

Sở Y tế tỉnh Đắc Lăk đã nâng chỉ tiêu giường bệnh lên 1.250 giường bệnh tại Quyết định 1567/QĐ-SYT ngày 31/12/2020 của Sở Y Tế về việc giao chỉ tiêu chuyên môn năm 2020

Đến ngày 22 tháng 03 năm 2021 UBND tỉnh Đắk Lắk đã có công văn số 870/SYT-KHNVY về việc xác nhận giường bệnh tại Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên sau khi hoàn thành Trung tâm Ung bướu với quy mô 1.400 giường bệnh

Thực hiện công căn số 656/ UBND-NC ngày 02/2/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân trên địa bàn tỉnh; Và thông báo 3755-TB/TU ngày 1/4/2020 của Tỉnh ủy về ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy về việc xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam, phạm nhân trên địa bàn tỉnh đã thống nhất chủ trương xây dựng cơ sở khám, chữa bệnh trong khuôn viên Bệnh viện đa khoa Vùng Tây Nguyên

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 hiện tại quỹ đất lưu trữ của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên không còn đáp ứng do đó tại biên bản cuộc họp các ngành đã thống nhất chọn vị trí số 29-bản vẽ QH 07/13 (nhà để xe ô tô nhân viên 2) diện tích 1600m2 giảm 350m2 để xây dựng Khu khám, điều trị giành cho người bị tạm giữ, tạm giam và phạm nhân trên địa bàn tỉnh đã được Thường trực Tỉnh uỷ thống nhất chủ trương tại Thông báo số 3775-TB/TU ngày 01/4/2020 Do vậy, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết

Trang 3

xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên là cần thiết, đảm bảo chính sách nhân đạo, tránh phản cảm khi các phạm nhân phải điều trị chung với người dân

Việc điều chỉnh đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án: Bệnh viện

Đa khoa vùng Tây Nguyên không làm thay đổi về cơ cấu sử dụng đất cũng như hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật của Quy hoạch Nội dung điều chỉnh Quy hoạch chi tiết thể hiện Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày 26 tháng 03 năm 2021 Về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án: Bệnh viện Đa Khoa vùng Tây Nguyên

Các công trình bảo vệ môi trường hiện có của bệnh viện bao gồm: 01 hệ thống

xử lý nước thải y tế công suất 350m3/ngày.đêm; 01 hệ thống xử lý nước thải y tế công suất 500 m3/ngày.đêm; 01 lò hấp tiệt trùng chất thải y tế nguy hại với công suất 200 kg/mẻ (thời gian 1 mẻ là 90 phút)

Để đảm bảo hoạt động chuyên môn, nâng cao chất lượng điều trị bệnh nhân, thực hiện các kỹ thuật cao và đảm bảo có môi trường thân thiện cho bệnh nhân, nhân viên y

tế làm việc, tất cả các hệ thống xử lý chất thải của Dự án cần được đầu tư mới, nâng công suất và đạt tiêu chuẩn quy định hiện hành Bởi các hệ thống này là một phần không thể thiếu trong quá trình vận hành và hoạt động của bệnh viện

Vì vậy, việc “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường bệnh” (điều chỉnh) với công suất phù hợp và công nghệ tiên tiến là cần thiết và cấp bách hiện nay

Loại hình dự án: Xây dựng cải tạo nâng cấp

Thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường, các quy định của nhà nước về môi trường và chiến lược phát triển bền vững của Bệnh viện Dự án “Bệnh viện Đa Khoa Vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường” thuộc mục 1 Phụ lục III Nghị định số 08/20022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020 thuộc thẩm quyền thẩm định phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường Các nội dung thay đổi được trình bày cụ thể tại bảng sau:

Trang 4

Bảng 0 1 Các nội dung thay đổi

Phương án theo ĐTM đã được phê

duyệt theo Quyết định số

Hệ thống xử lý chất thải y tế bằng phương

pháp đốt với công suất 50kg/giờ

Sử dụng hệ thống xử lý chất thải y tế bằng phương pháp hấp với công suất

200 kg/mẻ (thời gian 1 mẻ là 90 phút) Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã phối hợp với Công ty cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

“Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường” (điều chỉnh)

Các hạng mục đầu tư xây dựng dự án: Xây dựng khối nhà trực điện, khí y tế, khu vực nhà để xe 1-2, khối nhà dịch vụ tổng hợp, trung tâm ung bướu, khu khám điều trị dành cho người bị tạm giữ tạm giam và phạm nhân, nhà vệ sinh công cộng, khu vực đất cây xanh (gồm hồ điều hòa, hoa viên cây cảnh ) Báo cáo ĐTM bao gồm 3 giai đoạn: chuẩn bị, xây dựng, hoạt động

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk

1.3 Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch phát triển

Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường” (điều chỉnh) được thực hiện phù hợp với các quy hoạch phát triển sau: Theo Quyết định 936/QĐ-TTg Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Kinh

tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020 đã nêu rõ:

- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng thúc đẩy phát triển các khu vực có điều kiện khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đảm bảo sinh kế bền vũng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; phân bổ, khai thác và sử dụng

Trang 5

hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo tồn các giá trị lịch sử - văn hóa,

di sản thiên nhiên cho các thế hệ hiện tại và tương lai

- Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được

cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng,

an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện

Dự án này phù hợp với các quy hoạch và quyết định sau:

- Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 21/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Quyết định điều chỉnh dự án số 1939/QĐ-UBND ngày 03/08/2010, số

1212/QĐ-UBND ngày 16/05/2011, số 1832/QĐ-UBND ngày 08/08/2014, số

1825/QĐ-UBND ngày 15/07/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh;

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 13/06/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh

về việc giao 120.180,2m2 đất tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột cho Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để sử dụng vào mục đích đất xây dựng cơ sở

y tế;

- Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 29/05/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh

về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện

Đa khoa vùng Tây Nguyên, hạng mục: Hoa viên tiểu cảnh;

- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 13/08/2020 củ Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Thông báo số 107/TB-VPUBND ngày 01/07/2019 về kết luận của đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực tế hiện trạng khu đất

dự kiến đầu tư Bệnh viện Đa khoa Ung Bướu, Bệnh vện Sản Nhi, Nhà Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khu đất (chưa xây dựng) tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

Trang 6

- Báo cáo thẩm định số 538/BC-SXD ngày 19/08/2020 của Sở Xây dựng thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Xét tờ trình số 1411/TTr-BVVTN ngày 19/08/2020 của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên; Công văn số 1782/SYT-TCKT ngày 31/7/2019 của Sở Y tế tỉnh

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)

2.1 Căn cứ pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

2.1.1 Luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 06 năm 2014,

có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18 tháng 06 năm 2014, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2015;

- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1989

- Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2013;

- Luật Phòng cháy chữa cháy sửa đổi số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 212 tháng

11 năm 2013, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2014;

- Luật Hoá chất số 06/2007/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 07 năm 2008

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2013;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006, hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2007

2.1.2 Nghị định

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc Sửa đổi,

bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo

Trang 7

- Thông tư 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-

CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất

- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường

và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

- Thông tư 04/2015/TT-BXD ngày 03/04/2015 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải

- Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y

tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế

- Thông tư số 10/2019/TT-BYT ngày 10/6/2019 của Bộ Y tế ban hành kỹ thuật quốc gia – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường

- Thông tư số 31/2013/TT-BYT ngày 15/10/2013 của Bộ Y tế quy định về quan trắc tác động môi trường từ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện

Trang 8

- Thông tư 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy định

kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt

2.1.4 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng

- QCVN 28:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế;

- QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- Quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- Quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường xung quanh;

- Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- Quy chuẩn QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- Quy chuẩn QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa cho phép của kim loại nặng trong đất;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 07:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về ngưỡng chất thải nguy hại;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- Quy chuẩn Việt Nam QCVN 55:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm

- QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc

- QCVN 01-1:2018/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch

sử dụng cho mục đích sinh hoạt

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định liên quan đến dự án

- Quyết định số 957/QĐ-UBND ngày 21/4/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự án đầu tư Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Các Quyết định điều chỉnh dự án số 1939/QĐ-UBND ngày 03/08/2010, số 1212/QĐ-UBND ngày 16/05/2011, số 1832/QĐ-UBND ngày 08/08/2014, số 1825/QĐ-UBND ngày 15/07/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh;

Trang 9

- Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 13/06/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giao 120.180,2m2 đất tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột cho Bệnh viện

Đa khoa vùng Tây Nguyên để sử dụng vào mục đích đất xây dựng cơ sở y tế;

- Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 29/05/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, hạng mục: Hoa viên tiểu cảnh;

- Quyết định số 1844/QĐ-UBND ngày 13/08/2020 củ Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Thông báo số 107/TB-VPUBND ngày 01/07/2019 về kết luận của đồng chí Phạm Ngọc Nghị - Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi kiểm tra thực tế hiện trạng khu đất dự kiến đầu tư Bệnh viện Đa khoa Ung Bướu, Bệnh vện Sản Nhi, Nhà Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khu đất (chưa xây dựng) tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Báo cáo thẩm định số 538/BC-SXD ngày 19/08/2020 của Sở Xây dựng thẩm định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 dự án Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên;

- Xét tờ trình số 1411/TTr-BVVTN ngày 19/08/2020 của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên; Công văn số 1782/SYT-TCKT ngày 31/7/2019 của Sở Y tế tỉnh

2.3 Các tài liệu, dữ liệu chủ dự án tự tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường bệnh” (điều chỉnh)

- Hồ sơ thiết kế của 01 hệ thống xử lý nước thải (mới) với công suất 550 m3/ngày.đêm

- Hồ sơ hoàn công của 02 hệ thống xử lý nước thải (hiện trạng) với công suất 350 m3/ngày.đêm và 500 m3/ngày.đêm

Báo cáo Quan trắc môi trường định kỳ tại Trạm xử lý nước thải hiện có của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án do Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên chủ trì phối hợp với đơn vị tư vấn Cổ phần Liên Minh Môi trường và xây dựng lập báo cáo

Chủ dự án: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

- Đại diện pháp luật: Ông: Lữ Ngọc Sinh Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 10A Trần Hưng Đạo, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh

Trang 10

Đắk Lắk

- Điện thoại: 0243.8253531;

Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Liên Minh Môi trường và xây dựng

- Địa chỉ: Tòa nhà số 39, Galaxy 4, phố Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

- Người đại diện: Nguyễn Văn Tản

- Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

- Điện thoại: 02432036988 ; Email: lienminhmoitruong@gmail.com

Đơn vị quan trắc: Công ty Cổ phần Liên Minh Môi trường và xây dựng

- Địa chỉ: Tòa nhà số 39, Galaxy 4, phố Tố Hữu, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội

- Người đại diện: Nguyễn Văn Tản

- Chức vụ: Chủ tịch HĐQT

- Điện thoại: 02432036988 ; Email: lienminhmoitruong@gmail.com

Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Số hiệu: Vimcerts 185 kèm theo Quyết định số 2988/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2016 về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường và Quyết định số 525/QĐ-BTNMT ngày 13/02/2018 về việc điều chỉnh nội dung Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (đính kèm phụ lục báo cáo)

3.2 Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM

Bảng 0 2 Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập Báo cáo ĐTM

Học hàm/

Học vị

Chuyên ngành đào tạo

Nhiệm vụ Ký tên

I Chủ dự án:

2 Hồ Đình Hiếu Cán bộ phụ trách Cung cấp thông

tin, tài liệu

II Đơn vị tư vấn:

1 Vũ Thu Huyền Kỹ sư Môi trường Tổng hợp, rà soát

nội dung

2 Đỗ Thúy Hoa Kỹ sư Môi trường Phụ trách chương

1, 3 của báo cáo

Trang 11

TT Họ và tên

Học hàm/

Học vị

Chuyên ngành đào tạo

Nhiệm vụ Ký tên

nhân Môi trường Phụ trách chương

2, 3 của báo cáo

4 Nguyễn Thị Ngọc Thạc sĩ Môi trường Phụ trách chương

3 của báo cáo

5 Nguyễn Xuân Lộc Kỹ sư Môi trường Phụ trách chương

3 của báo cáo

6 Nguyễn Ngọc Cương Cử

nhân Môi trường Phụ trách chương

4, 5 của báo cáo

nhân Môi trường Phụ trách chương

4, 5 của báo cáo

3.3 Tổ chức thực hiện ĐTM

Các bước tiến hành như sau:

1 Xây dựng đề cương

2 Tổ chức thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của phường Tự

An, thành phố Buôn Ma Thuột

3 Tổ chức điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu vực thực hiện Dự án, hiện trạng môi trường các khu vực lân cận, có khả năng chịu tác động ảnh hưởng đến môi trường của Dự án

4 Tiến hành khảo sát lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường đất và môi trường nước trong khu vực thực hiện Dự án

5 Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án

6 Tiến hành tham vấn cộng đồng, xin ý kiến đóng góp của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án

7 Hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

8 Trình hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Bộ Tài nguyên và Môi trường - là cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

9 Giải trình báo cáo đánh giá tác động môi trường với cơ quan thẩm định;

10 Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo theo ý kiến của cơ quan thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt

3.4 Phạm vi thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá các tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa

Trang 12

khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường” (điều chỉnh):

- Đầu tư mới hệ thống xử lý nước thải với công nghệ tiên tiến và công suất xử lý phù hợp (550m3/ngày đêm)

- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải nguy hại bằng công nghệ sử dụng hơi nước bão hòa tích hợp nghiền cắt, công suất trung bình 200 kg/mẻ (thời gian 1 mẻ là 90 phút)

- Xây dựng mới các công trình khối nhà như sau: nhà trực điện, khí y tế, khu vực nhà để xe 1-2, khối nhà dịch vụ tổng hợp, trung tâm ung bướu, khu khám điều trị dành cho người bị tạm giữ tạm giam và phạm nhân

- Xây dựng 03 nhà vệ sinh công cộng

- Xây dựng hệ thống thoát nước thải thải khu vực mới đấu nối về hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện

- Nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý hơi trong quá trình hấp chất thải y tế nguy hại Phạm vi báo cáo không đánh giá các tác động liên quan đến các hạng mục công trình khám chữa bệnh và hoạt động khám chữa bệnh của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên

Báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện đánh giá các tác động môi trường phát sinh trong 3 giai đoạn: chuẩn bị, xây dựng, vận hành của dự án

Trang 13

4 CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

4.1 Các phương pháp ĐTM

4 1.1 Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp được áp dụng trong chương 3

Sử dụng các hệ số ô nhiễm trong phương pháp đánh giá nhanh theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm xác định nguồn ô nhiễm và ước tính tải lượng các chất

ô nhiễm từ hoạt động của dự án

Phương pháp đánh giá nhanh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra vào năm

1993 Cơ sở của phương pháp này là dựa theo tính chất của các nguồn vật liệu, công nghệ và các quy luật của tự nhiên cũng như kinh nghiệm trong đánh giá tải lượng ô nhiễm

Ở Việt Nam, phương pháp này được giới thiệu và áp dụng trong nhiều trong quá trình lập báo cáo ĐTM, các tính toán được xác định tương đối chính xác về tải lượng ô nhiễm khi các thiết bị đo lường và phân tích cụ thể bị hạn chế Trong báo cáo này, các

hệ số tải lượng ô nhiễm được thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới (nguồn đánh giá môi trường, Tập II, hướng dẫn ngành, Môi trường, Ngân hàng Thế giới, Washington DC 8/1991) và tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm

1993 về hệ số ô nhiễm, hệ số phát thải của các phương tiện máy móc, thiết bị

4.1.2 Phương pháp pháp liệt kê

Phương pháp được áp dụng trong chương 3

- Liệt kê tất cả các thành phần môi trường chịu tác động của Dự án;

- Thống kê đầy đủ các tác động;

Liệt kê các tác động tích cực và tiêu cực trong quá trình triển khai Dự án cũng như khi Dự án đi vào hoạt động

4.1.3 Phương pháp so sánh, kế thừa

Phương pháp này xác định và đánh giá các điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh

tế-xã hội của vùng dự án thông qua các dữ liệu và thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như: Niên giám thống kê, báo cáo kinh tế xã hội khu vực, môi trường cơ sở và các nghiên cứu có liên quan

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá mức độ tác động, mức độ ảnh hưởng của dự án dựa theo TCVN, QCVN Ngoài các số liệu về hiện trạng, có thể sử dụng các

số liệu thống kê về môi trường khu vực để giải thích, lập luận, đánh giá các tác động môi trường

Trang 14

Đồng thời, kế thừa các nghiên cứu hiện có và báo cáo là thực sự cần thiết để sử dụng các phát hiện sẵn có và phát triển thêm những hạn chế Phương pháp được áp dụng trong chương 2,3,4

4.1.4 Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa

Tổng hợp dữ liệu khí tượng, địa chất, thuỷ văn, động thực vật trong khu vực cần đánh giá

Thu thập các tài liệu quan trắc môi trường đã thực hiện tại khu vực

Quan trắc đo đạc bổ sung một số chỉ tiêu đặc trưng đối với chất lượng môi trường đất, môi trường nước mặt, nước ngầm và môi trường không khí

Điều tra xã hội học để phân tích những tác động tích cực và tiêu cực đến cộng đồng dân cư khu vực xung quanh

Khảo sát thực địa là bắt buộc đối với lập ĐTM để xác định tình trạng của khu vực

dự án, các đối tượng xung quanh có liên quan để chọn vị trí lấy mẫu, khảo sát về tình trạng cấp nước, thoát nước và cung cấp điện Công ty tư vấn thực hiện các cuộc điều tra địa lý và địa hình, thu thập các tài liệu Những kết quả điều tra sẽ được sử dụng để đánh giá các điều kiện tự nhiên của khu vực dự án

Phương pháp được áp dụng trong chương 2,3,4

4.1.5 Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu từ tham khảo tài liệu: dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp từ những tài liệu gồm: kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên, các tài liệu nghiên cứu trước đây về khu vực dự án,

Phương pháp được áp dụng trong 2

4.1.6 Phương pháp phân tích, tổng hợp và dự báo thông tin

Trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, quan trắc bổ sung, hiệu chỉnh số liệu nhằm chính xác hoá các thông tin về môi trường để có kết luận về hiện trạng và dự báo các tác động

có thể có của dự án đến môi trường tự nhiên, xã hội trong khu vực

Phương pháp được áp dụng trong chương 2, 3

4.1.7 Phương pháp tham vấn cộng đồng

Phương pháp này được áp dụng trong các cuộc tham vấn với các lãnh đạo và nhân dân địa phương tại khu vực dự án để thu thập thông tin cần thiết cho việc lập báo cáo ĐTM Đặc biệt, tham vấn cộng đồng đã được giới thiệu về lợi ích của dự án và tác động đến môi trường và xã hội Theo đó, tổng hợp ý kiến đóng góp và sự mong đợi của người dân địa phương về dự án

Trong khi tiến hành lập báo cáo ĐTM, đơn vị tư vấn cùng kết hợp với chủ dự án tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án để thu

thập các thông tin cần thiết cho công tác ĐTM (Áp dụng trong Chương 5)

Trang 15

4.1.8 Phương pháp lấy mẫu, đo đạc hiện trường và phân tích trong phòng thí

nghiệm

Lấy mẫu và phân tích mẫu của các thành phần môi trường (đất, nước, không khí)

là không thể thiếu để xác định và đánh giá tình trạng chất lượng môi trường nền trong khu vực dự án

Trên cơ sở khảo sát thực địa, các chương trình lấy mẫu và phân tích được phát triển với một số nội dung chính, bao gồm: vị trí lấy mẫu, các thông số quan trắc, phân tích, nguồn nhân lực, trang thiết bị và các công cụ cần thiết, thời gian, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích

Đối với dự án, đơn vị tư vấn đã tiến hành quan trắc và phân tích các thông số môi trường không khí, nước, ở khu vực dự án phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng của Việt Nam

Phương pháp được sử dụng nhằm thu thập các dữ liệu thực tế trong quá trình khảo sát ban đầu Các kết quả khảo sát phản ánh thực tế của dự án, giúp cho quá trình đánh giá nhanh hiện trạng môi trường khu vực

Tuy nhiên, do số lần khảo sát có hạn nên các số liệu thu được mang tính ngẫu nhiên, cần phải cập nhật thường xuyên Mặt khác, kết quả đánh giá mang tính cảm quan, phụ thuộc vào quan điểm và trình độ năng lực của người thực hiện Do đó, người thực hiện các khảo sát thực địa cần đáp ứng được các yêu cầu về mặt chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh giá

Phương pháp được áp dụng trong chương 2

4.1.9 Phương pháp chuyên gia

Dựa trên kiến thức và kinh nghiệm về khoa học môi trường của các chuyên gia ĐTM của đơn vị tư vấn và các đơn vị nghiên cứu khoa học khác Khi báo cáo ĐTM được trình bày tại cơ quan thẩm định (Bộ Tài nguyên Môi trường), báo cáo được góp ý bởi các thành viên hội đồng là các chuyên gia đầu ngành trên cả nước trong các lĩnh vực liên quan Trên cơ sở đó, chủ dự án cùng kết hợp với đơn vị tư vấn để hoàn thiện báo cáo

Phương pháp được áp dụng trong chương 3,4 của báo cáo

Bảng 0 3 Danh mục các tác động của Dự án Các hoạt động của Dự án

Giai đoạn xây dựng Dự án

-San lấp mặt bằng

-Hoạt động vận chuyển nguyên nhiên,

vật liệu

-Hoạt động của máy móc thi công

-Gia tăng lượng nước thải ra hệ thống thoát nước thải của khu vực

-Ô nhiễm nguồn không khí khu vực

Dự án và khu vực lân cận

Trang 16

Các hoạt động của dự án Các vấn đề về môi trường

-Sinh hoạt của công nhân thi công

-Quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng (cấp

nước, cấp điện, )

-Gia tăng lượng rác thải phát sinh trong khu vực

-Phát sinh các vấn đề an ninh xã hội

Giai đoạn hoạt động của dự án Gia tăng ô nhiễm không khí, lượng rác

06 Phương pháp danh

mục

Độ tin cậy cao do được sự đồng thuận của chính quyền địa phương và các hộ dân giải tỏa trong khu vực Dự án Phù hợp với các dự án mới đầu tư, đáp ứng yêu cầu theo quy định

5 Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin về dự án

- Tên Dự án: Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy

mô 1.400 giường” (điều chỉnh)

- Địa điểm thực hiện: Số 184 đường Trần Quý Cáp, phường Tự án, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Chủ Dự án: BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐẮK LẮK

- Đại diện: Lữ Ngọc Sinh Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 10A Trần Hưng Đạo, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Điện thoại: 0243.8253531

Trang 17

- Phạm vi, quy mô, công suất, hạng mục công trình, hoạt động:

+ Tổng số giường bệnh: 1.400 giường;

+ Tách riêng khoa Ung bưới thành Trung tâm Ung bướu quy mô 400 giường; + Xây dựng mới 01 hệ thống thoát nước thải

5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động có khả năng bị tác động bởi dự án

5.2.1 Công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng

- Hoạt động phát phát sinh khí thải, chất thải y tế thông thường, CTNH, nước thải

y tế

- Hoạt động thi công công trình và các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, đất, phế thải phát sinh tiếng ồn, bụi, khí thải, nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường (đất đá thải, sinh khối phát sinh trong quá trình thi công xây dựng), CTNH

5.2.2 Công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường giai đoạn vận hành

- Hoạt động của bệnh viện phát sinh nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải thông thường, chất thải nguy hại, tiếng ồn, độ rung, mùi hôi, bùn thải phát sinh từ Trạm xử lý nước thải tập trung, nhà máy xử lý nước cấp

- Chất thải rắn sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình hoạt động của khu vực nhà điều hành KCN, Trạm xử lý nước thải tập trung, nhà máy xử lý nước cấp

5.3 Các hạng mục công trình và hoạt động có khả năng bị tác động bởi dự án 5.3.1 Tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

Giai đoạn thi công

Các đối tượng tự nhiên bị tác động bởi các hoạt động của dự án trong quá trình xây dựng cũng như hoạt động được liệt kê như sau:

- Môi trường không khí: bị tác động do hoạt động thi công xây dựng công trình (từ các phương tiện vận chuyển, hoạt động của máy móc thi công) với thành phần ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí SO2, NO2, CO, VOCs

- Tài nguyên sinh học (sinh vật trên cạn và dưới nước): bị tác động do hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng công trình, hoạt động của Bệnh viện làm phát sinh nước thải, chất thải rắn và khí thải

Hoạt động hiện tại

Trang 18

Quá trình khám chữa bệnh của bệnh viện trong giai đoạn hiện tại, gây phát sinh:

- Môi trường nước:

+ Nước thải bệnh viện phát sinh với lưu lượng là 514,67 m3/ngày Thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phốtpho (P), các chất răn lơ lửng và các vị trùng, vi khuẩn gây bệnh

+ Nước mưa chảy tràn chứa thành phần chính là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ và các tạp chất khác

- Môi trường không khí: bụi và khí thải từ các phương tiện ra vào bệnh viện với thành phần ô nhiễm chủ yếu là bụi, khí SO2, NO2, CO, VOCs

Tác động không liên quan đến chất thải bao gồm: tiếng ồn, độ rung; tác động đến kinh tế - xã hội; các rủi ro sự cố trong giai đoạn xây dựng

5.3.3 Tác động trong giai đoạn hoạt động

- Khi dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần giảm tải tình trạng quá tải của bệnh viện trong khu vực

- Hoạt động của dự án cũng gây ra một tác động tiêu cực đến môi trường (ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ gây sự cố môi trường) và góp phần làm gia tăng áp lực về cảc hoạt động kinh tế - xã hội khác (an ninh trật tự, tệ nạn xã hội)

- Các tác động đến môi trường tự nhiên: đất, nước, không khí

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường

5.4.1 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra trong giai đoạn xây dựng

Trong giai đoạn xây dựng, áp dụng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu như: Các biện pháp an toàn trong thi công xây dựng, khống chế và giảm thiểu tác động do hoạt động dự trữ và bảo quản nguyên nhiên liệu, giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt của công nhân tại công trình, khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị

5.4.2 Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động xấu do dự án gây ra trong giai

Trang 19

đoạn hoạt động

Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí: khống chế ô nhiễm do khí thải của máy phát điện, khống chế ô nhiễm do hoá chất bay hơi, chống nhiễm khuẩn, biện pháp phòng chống ô nhiễm phóng xạ, khống chế ô nhiễm do tiếng ồn, khống chế ô nhiễm khí thải lò hơi, khống chế ô nhiễm khí thải lò đốt, khống chế ô nhiễm nước thải

Biện pháp xử lý nước thải: Nước thải bệnh viện được xử lý qua trạm xử lý nước thải có tổng công suất là 1.400m3/ngày đạt QCVN 28:2010/BTNMT, cột A, với k =1 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn: Chất thải rắn thông thường (rác thải sinh hoạt): Bệnh viện hợp đồng với Công ty môi trường đô thị Thành phố Buôn Ma Thuột thu gom rác tại bệnh viện và vận chuyển đến nơi xử lý Chất thải nguy hại (rác thải

y tế): Bệnh viện đầu tư xây dựng lò đốt chất thải y tế nguy hại với công suất 50kg/giờ

để xử lý

5.4.3 Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố

5.4.3.1 Trong giai đoạn xây dựng

Để hạn chế tai nạn lao động, chủ công trình xây dựng bắt buộc phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động trong lập đồ án tổ chức thi công, tuân thủ luật bảo

hộ lao động, tổ chức học tập, kiểm tra nội quy an toàn lao động, lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, khu vực chứa vật liệu xây dựng dễ cháy nổ,

5.4.3.2 Trong giai đoạn vận hành

a Phòng chống sự cố cháy nổ và biện pháp giải quyết tình huống

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình hoạt động, dự án sẽ áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong việc thiết kế và vận hành hoạt động, các biện pháp an toàn phòng chống cháy ngay từ khi xây dựng, thiết kế hệ thống PCCC theo đúng quy định nhằm đảm bảo an toàn cho mọi tài sản và con người Ngoài ra, Dự án sẽ kết hợp với Công an PCCC địa phương và các đơn vị chức năng liên quan hình thành phương

án ứng cứu sự cố khi có cháy lớn xảy ra

b Thiết kế chống sét công trình và mạng lưới tiếp địa

Trên công trình bố trí các kim thu sét bằng thép mạ kẽm 024mm, dài 2,5cm Kim thu sét hàn vào các đỉnh vì kèo hoặc đặt trên mái, có biện pháp chống dột

c Phòng chống sự cố từ các công trình xử lỷ chất thải

Trang 20

Sự cố từ các công trình xử lý chất thải: sự cố bể đường ống thoát nước thải bệnh viện, tắc nghẽn hệ thống thoát nước thải, là rất hi hữu Tuy nhiên nếu có sự cố từ các công trình

Khi tính toán, thiết kế công trình phải được sự kiểm định chặt chẽ về chuyên môn

d Phòng chống sự cố do hệ thống xử lỷ nước thải vận hành không đạt

Khi đi vào hoạt động, hệ thống xử lý nước thải sẽ được kiểm tra thường xuyên

về chế độ vận hành, máy móc thiết bị và hóa chất

5.5 Chương trình quản lý và giám sát môi trường

Xây dựng một chương trình quản lý môi trường được xây dựng trên cơ sở tổng hợp từ các chương trên nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án, vận hành dự án: xử lý chất thải rắn sinh hoạt và vật liệu xây dựng, xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý bụi, các công trình xử lý

ô nhiễm không khí, các công trình xử lý môi trường nước, các công trình xử lý ô nhiễm chất thải rắn, các công trình ngăn ngừa sự cố, cải thiện điều kiện vi khí hậu

Trang 21

CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN 1.1 Thông tin chung về dự án

- Đại diện pháp luật: Ông: Lữ Ngọc Sinh Chức vụ: Giám đốc

- Địa chỉ: 10A Trần Hưng Đạo, phường Thắng Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Điện thoại: 0243.8253531

Sau đây gọi tắt là “Chủ dự án”

1.1.2.2 Nguồn vốn và tiến độ thực hiện dự án

a Tổng vốn đầu tư: 1.107.388.752.000 đồng

Trong đó:

Chi phí chuẩn đầu tư : 2.876.000.000 đồng

Chi phí chuẩn bị thực hiện dự án : 50.117.000.000 đồng

Chi phí thực hiện dự án : 957.549.000.000 đồng

Chi phí dự phòng : 96.846.752.000 đồng

Trong đó kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường:

Chi phí xây dựng đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường:

Chi phí thực hiện chương trình giám sát môi trường:

 Trong giai đoạn thi công (4 năm): 4.332.000.000 đồng

 Trong giai đoạn đi vào hoạt động: 60.000.000 đồng/năm

 Chi phí lập đánh giá tác động môi trường: 300.000.000 đồng

b Tiến độ thực hiện dự án :

Trang 22

Bảng 1 1 Tiến độ thực hiện

1 Giai đoạn thi công xây dựng dự án 03/2022 - 12/2022

2 Thi công lắp đặt thiết bị của dự án 01/2022

3 Đào tạo chuyển giao công nghệ, chạy thử 02-04/2022

1.1.3 Vị trí địa lý của khu đất thực hiện dự án

1.1.3.1 Vị trí địa lý của dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên quy mô 1.400 giường” (điều chỉnh) địa chỉ tại số 184 đường Trần Quý Cáp, phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Vị trí dự án có các mặt tiếp giáp như sau:

 Phía Bắc giáp : Đường Trần Quý Cáp;

 Phía Nam giáp : Đất nông nghiệp;

 Phía Đông giáp : Đất nông nghiệp;

 Phía Tây giáp : Đất nông nghiệp

Trang 23

Hình 1 1 Vị trí của dự án với các đối tượng xung quanh

Trang 24

1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án

Dự án được thực hiện trên khu đất có diện tích 120.180,2 m2 đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng đất số CP 259397 ngày 22/07/2019 của Giám đốc Sở Tài nguyên

và môi trường tỉnh Đắk Lắk

a Hiện trạng khám chữa bệnh và quy mô giường bệnh của Dự án

Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên hiện tại đang hoạt động với công suất 1.200 giường bệnh kế hoạch cụ thể số giường bệnh được phân bổ tại các khoa phòng như sau:

Bảng 1 2 Hiện trạng giường bệnh kế hoạch của bệnh viện

b Hiện trạng các công trình kiến trúc đã được xây dựng

 Cơ cấu sử dụng đất Căn cứ Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 13/6/2019

Bảng 1 3 Cơ cấu sử dụng đất hiện trạng của Dự án

Trang 25

TT Cơ cấu sử dụng đất Diện tich (m 2 ) Tỷ lệ (%)

 Hiện trạng xây dựng các công trình

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên được khởi công xây dựng từ tháng 7/2010

và hoàn thành năm 2015 Do thời gian hoàn thành đã lâu và chưa được sử dụng nên có một số hạng mục gặp nhiều vấn đề như thấm dột, rạn nứt, thiếu phòng đặt máy… Hiện nay, Chủ đầu tư tiến hành khắc phục sữa chữa và hoàn thiện các hạng mục công trình này trước khi bàn giao lại cho Bệnh viện đi vào hoạt động Tường xây gạch tuy nen A,

có liên kết với khung cột bằng râu thép chờ; mái chống dột và khai thác năng lượng mặt trời phục vụ cho sử dụng

Sàn làn gạch Ceramic đồng chất 400x 400 màu sáng tại hàng lang, các phòng làm việc và phòng bệnh nhân Tại các khu vực theo yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh nền và sàn sơn bằng lớp xốp công nghiệp;

Cửa sổ có ô văng là chớp nhôm, cơ động và chống hắt mưa, nắng chiếu trực tiếp làm giảm bức xạ và nắng chiếu trực tiếp vào công trình nhà Cửa đi chuyên dụng đủ độ rộng cho các điều kiện sử dụng, cửa 2 cánh (cánh to và cánh bé) thường chỉ mở 1 cánh

to Chi tiết kiến trúc được nghiên cứu kỹ cho phù hợp với hình dáng tổng thể công trình

Bảng 1 4 Các công trình hiện trạng của Bệnh viện

STT Loại đất sử dụng hiệu Ký Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

I Công trình xây dựng hiện trạng

1 Khối nhà hành chính và khoa

2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ 2 2.909,00

3 Khối điều trị nội trú N1 3 1.856,00

4 Khối điều trị nội trú N2 4 1.856,00

5 Khối điều trị nội trú N3 5 1.856,00

6 Khoa lao và truyền nhiễm 6 1.374,00

Trang 26

STT Loại đất sử dụng hiệu Ký Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

11 Trạm biến áp 3000KVA + máy

24 Khoa chống nhiễm khuẩn 24 1.072,00

25 Cổng chính - Nhà thường trực 26 40

26 Nhà cầu nối khoa truyền

Toàn bệnh viện sử dụng trạm biến áp riêng 1.800KVA, hệ thống điện mang ngoài

và mạng trong công trình tách thành 2 loại riêng: Điện động lực và chiếu sáng điện đi ngầm Cụ thể:

+ Hệ thống điện được thiết kế theo mạng TN-S ba pha năm dây;

Trang 27

+ Trong trường hợp mất điện lưới, để bảo đảm việc cung cấp điện dự phòng cho một số phụ tải quan trọng như: Hệ thống khoa chuẩn đoán hình ảnh, khoa chạy thận nhân tạo, khu vực cấp cứu, nội soi, thăm dò chức năng, khối phẫu thuật, hồi sức tích cực, các buồng bệnh nhân khối nội trú, hội trường, hệ thống điện chiếu sáng công cộng,

hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thang máy, bơm nước bố trí máy phát điện

dự phòng Diesel dự phòng công suất kèm thiết bị chuyển mạch đồi nguồn điện tự động (ATS)

+ Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho việc cấp điện các phụ tải đặc biệt quan trọng như: Hệ thống điện khoa chạy thận nhân tạo, khu cấp cứu, khối phẫu thuật, hồi sức điều trị tích cực tại từng các khoa, phòng được bố trí các bộ cấp điện liên tục UPS công suất theo từng phụ tải;

+ Hệ thống điện chiếu sáng được bảo vệ bằng các áp - tô - mát lắp trong các bảng điện, điều khiển chiếu sáng bằng các công tắc lắp trên tường cạnh cửa ra vào hoặc lối đi lại, ở những vị trí thuận lợi nhất

Bệnh viện đặt hệ thống phát điện dự phòng công suất 1500KVA/1 hệ thống có bộ ATS (bộ chuyển mạch tự động) đảm bảo cung cấp điện bình thường khi mạng công cộng có sự cố Và một số máy phát điện nhỏ SKVA và 3KVA để dự phòng ở một số khoa Máy phát điện tại bệnh viện sử dụng nhiên liệu là dầu DO Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk có chuyển qua máy phát điện dự phòng công suất 600KVA (máy phát điện này dùng để dự phòng khi máy phát điện công suất 1500KVA gặp sự cố)

Dự kiến sự cố mất điện tại khu vực xảy ra ít và theo mùa, nhưng trung bình hàng tháng khoảng từ 3 – 4 lần/tháng, mỗi lần mất điện khoảng từ 5 – 8 giờ/ngày

b Hệ thống cấp nước:

Nguồn nước cấp cho Bệnh viện được lấy từ nguồn: Công ty Cổ phần nước Đắk Lắk nước được chứa trong bể dự trữ nước với dung tích 100 m3 và bơm đến cho các nhà, dự phòng cấp cho cứu hỏa;

Mạng lưới cấp nước bên ngoài là mạng lưới vòng dùng chung cho cả cấp nước sinh hoạt và chữa cháy Sử dụng đường ống cấp nước D200 - D40 Trụ chữa cháy sử dụng hệ thống chữa cháy áp lực thấp với đường kính ống D100 lưu lượng 10 lít/s áp lực

tự do tại đầu vòi đảm bảo tối thiểu là 10m Vận tốc trung bình trong ống đạt 0,7-1,2 m/s

và khi có cháy là 1 + 2m/s

Mạng lưới cấp nước trong nhà bao gồm đường ống D15 + D80 dẫn nước từ bể mái xuống các điểm tiêu thụ nước Hiện trạng theo hóa đơn tiền điện tháng tháng 10, tháng

11, tháng 12 năm 2021 thì trung bình khối lượng nước sử dụng là 588,9 m3/ngày.đêm

(Sơ đồ hệ thống cấp nước được đính kèm trong phần phụ lục)

c Hệ thống thoát nước:

Trang 28

Thiết kế hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt;

- Hệ thống thoát nước mưa:

+ Hướng thoát nước mưa: Ra công trình công cộng theo ba tuyến ống thoát nước chính chạy ra theo hướng Bắc – Nam thoát ra suối phía sau khu vực bệnh viện là suối Ea Tam

+ Dùng cửa thu nước hàm ếch kết hợp giếng thăm;

+ Mạng lưới cống dùng ống BTCT có tiết diện D400 – D1.000 kết hợp với các cống bản thoát nước, cống đặt trên vỉa hè, khoảng các các ga thu 30-35m/ga Lưu vực thoát nước mưa 1: Thu gom nước mưa phía Tây dự án đi qua các khu vực: Cổng chính, trạm cấp khí y tế, nhà để xe nhân viên, trạm biến áp 3000KVA, máy phát điện dự phòng và nồi hơi và kho xưởng bao gồm 11 hố ga:

+ Thoát nước theo hướng Bắc – Nam bằng đường ống BTCT-D400, bắt đầu từ hố

ga GM16 đi qua các hố ga 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và tập trung ở hố ga GM27

Lưu vực thoát nước mưa 2: Thu gom nước mưa khu vực cổng cho CBCN qua đài phun nước, khu vực khối nhà hành hính và điều trị ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ và khối điều nội trú bao gồm 27 hố ga được phân làm 2 tuyến:

+ Tuyến thoát nước phía Tây các công trình bao gồm 18 hố ga, thoát theo hướng Bắc – Nam bằng đường ống BTCT D400 – D600, nước mưa khu đài phun nước thoát

từ hố ga GM33, GM32, GM31, GM30 về hố ga GM 5, từ hố ga GM1 - GM14 và được tập trung tại hố ga GM15

+ Tuyến thoát nước phía Đông các công trình bao gồm 9 hố ga, thoát theo hướng Bắc – Nam bằng đường ống BTCT D400, từ hố ga GM34 – GM42 và được tập trung tại hố ga GM58, GM59

Lưu vực thoát nước mưa 3: Thu gom nước mưa khu vực cổng phụ và các khối nhà hành chính, điều trị ngoại trú, khối kỹ thuật nghiệp vụ, khối điều nội trú, trạm xử lý nước sạch tổng cộng 36 hố ga được phân làm 2 tuyến:

+ Tuyến thoát nước phía Đông các công trình bao gồm 23 hố ga, thoát theo hướng Bắc – Nam bằng đường ống BTCT D400-600, từ hố ga GM43 đến GM58, các tuyến nhánh GM74, GM75, GM76 đến hố ga GM49; GM77, GM78 đến GM51; GM79, GM80 đến hố ga GM53 Nước mưa từ hố ga GM58 được tập trung về hố ga GM59

+ Tuyến thoát nước phía Tây các công trình bao gồm 13 hố ga, thoát theo hướng Bắc – Nam bằng đường ống BTCT D400-600, từ hố ga GM73 đến GM65 và tập trung

về hố ga GM62, các tuyến nhánh GM81, GM82, GM83 đến hố ga GM66, tuyến nhánh thoát nước khu nhà trạm xử lý nước sạch từ hố ga GM89 đến hố ga GM62

Trang 29

Lưu vực thoát nước mưa 4: Tuyến thoát nước mưa chính, thoát nước mưa khu vực khoa tâm thần, khoa chống nhiễm khuẩn và khu xử lý rác thải rắn và nước mưa tập trung

từ các lưu vực 1, 2, 3 Nước mưa thoát theo hướng Đông–Tây bằng đường ống BTCT

có kích thước D600, D800, D1000, thoát nước từ hố ga GM62-GM59, GM84-GM87, GM15, GM27, GM28 đến hố ga GM29, tuyến nhánh từ GM63, GM64 đến hố ga GM29

Từ hố ga GM29 nước mưa được dẫn ra hố ga cuối cùng GM88 và dẫn ra nguồn tiếp nhận là suối Ea Tam bằng đoạn mương kè đá với chiều dài L=230m

(Sơ đồ hệ thống thoát nước được đính kèm trong phần phụ lục)

Hệ thống chống sét: Dùng đầu kim thu sét loại phát tia tiên đạo sớm cách ly với công trình, cao cách công trình 5m, có bán kính bảo vệ R= 105 (cấp bảo vệ II), dây dẫn sét dùng loại cáp chuyên dụng Erico 70 mm2 để nối xuống hệ thống nối đất Hệ thống nối đất bao gồm các cụm cọc nối đất bằng đồng ở ∅18 dài 2,5m liên kết bằng cáp đồng trần M95 chôn sâu 0,8m Điện trở nối đất của thống chống sét tần số xung kích được thiết kế bảo đảm ≤ 10𝛺

Khí oxy, khí nén được cung cấp bởi trạm điều phối oxy và trạm khí nó trung tâm

hệ thống hút chân không được hút tập trung nhà máy hút trung tâm

Tất cả các thiết bị gồm máy hút chân không, cụm điều phối oxy, điều phi khí nén

và các thiết bị tách lọc dịch được bố trí chung trong một phòng Từ phòng cấp khí trung tâm, khí y tế được dẫn vào phòng có nhu cầu bằng các đường ống dẫn bằng đồng đặc biệt theo tiêu chuẩn UDNEN 737 -3 Tại thời điểm sử dụng khí y tế được cấp qua 3 van khí lắp chung trên một giá đỡ sau đó cung cấp cho các thiết bị y tế tương ứng

+ Hệ thống thang máy: Bệnh viện được trang bị 2 loại thang máy: Thang chờ bệnh nhân và thang phục vụ

- Thang máy bệnh nhân (có cáng): Dùng loại B750 2S - 45 tốc độ 45m/phút

- Thang phục vụ chở người kiểu P9 – CÓ – 60 tải trọng 600 kg (09 người) tốc độ 60m/phút

Trang 30

e Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải hiện tại

Trạm xử lý nước thải chung của bệnh viện – kí hiệu số 16, 16A trên bản vẽ tổng mặt bằng, nằm tại góc Tây – Nam của bệnh viện:

+ Phía Tây giáp suối Ea Tam

+ Phía Nam giáp khu xử lý chất thải 1 (ký hiệu số 17)

+ Phía Đông giáp khu đất trống hiện tại (sau khi điều chỉnh quy hoạch được xây dựng Khu thể thao đa năng ký hiệu số 30)

+ Phía Bắc giáp Khoa chống nhiễm khuẩn (ký hiệu số 24)

Tổng công suất xử lý nước thải của 02 trạm hiện tại là: 850 m3/ngày.đêm

Hình 1.4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện tại của Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên

Mô tả công nghệ xử lý nước thải hiện tại của bệnh viện

- Nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh trong bệnh viện được thu gom thông qua mạng lưới thoát nước đến trạm xử lý

- Đầu tiên nước thải sẽ tập trung vào bể thu và đánh tan phân cặn Trong bể này có đặt hệ thống máy khuấy để đánh tan phân cặn trong nước thải bệnh viện chưa được xử

lý qua bể phốt

- Sau khi đánh tan phân cặn nước thải sẽ chảy qua rọ chắn rác để loại bỏ các vật lớn

đi qua có thể gây nên tắc nghẽn trong các công đoạn tiếp sau, đảm bảo cho độ bền của thiết bị, máy móc

Trang 31

- Sau đó nước thải sẽ được bơm sang ngăn bể trung hòa để điều chỉnh độ pH do trong nước thải có chứa các hóa chất khác nhau Tại đây, nước được kiểm tra độ pH định kỳ bằng máy và sẽ được điều chỉnh độ pH ở mức độ hợp lý để tạo môi trường tốt cho vi sinh vật, trước khi đưa vào khối bể điều hòa xử lý sơ bộ

- Tại bể điều hòa, nước thải được trộn với các chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi hóa hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng máy thổi khí loại chìm cung cấp với kích thước bọt khí trung bình

- Sau khi xử lý sơ bộ nước thải được đưa sang ngăn xử lý yếm khí để các chất hữu

cơ phức tạp được phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản có trọng lượng nhẹ và tạo ra nguồn thức ăn và năng lượng cho vi sinh vật hoạt động Đồng thời tại công đoạn xử lý này, các vi khuẩn yếm khí sẽ tác động đến các axit béo bay hơi có sẵn trong nước thải

để giải phóng phốt pho

- Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng hợp khối, thiết bị

xử lý aerofill – aeroten có đệm vi sinh dạng cầu D500 (đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa có thông số: Độ rỗng >90%, bề mặt riêng > 300-450m2/m3) Tại đây thực hiện

3 quá trình xử lý vi sinh sau:

+ Aerofill (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dung không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải;

+ Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đệm vi sinh bám ngập trong nước; + Anareobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng

- Từ đây nước thải sẽ chảy về bể lắng lamen (đệm lamen có thông số: độ rỗng >95%,

bề mặt riêng 150 - 200m2/m3) để tách loại bùn hoạt hóa và cặn lơ lửng hữu cơ khác Tại bể này có đường cấp hóa chất keo tụ PACN – 95 (5-8mg/l) nhằm tạo bông keo tụ

và nâng cao hiệu suất lắng

- Phần nước trong được qua bộ phận khử khuẩn bằng Cl viên nén 200g/viên (sau đó thoát ra suối Ea Tam

- Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng, ngăn yếm khí và từng ngăn xử lý sinh học sẽ được máy bơm bùn hoạt hóa trở lại thiết bị sinh học để đảm bảo được nồng độ xử lý còn phần bùn dư thừa được bơm về bể chứa bùn Tại đây, dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, các chất có trong cặn bùn sẽ phân hủy thành khí Metan (CH4), H2S và bã bùn

c Hiệu quả xử lý nước thải của trạm hiện tại trong những năm vừa qua

 Nước thải

Năm 2014, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây nguyên với quy mô 800 giường đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 350 m3/ngày.đêm đặt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải

y tế QCVN 28:2010/BTNMT, ứng với cột A, K=1

Đến năm 2017 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk đã chuyển toàn bộ máy móc thiết

Trang 32

bị, vật liệu lọc, màng lọc, tủ điều khiển của hệ thống xử lý nước thải 500 m3/ngày.đêm sang Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để tận dụng được các thiết bị này và dự phòng khi Bệnh viện nâng quy mô giường bệnh khi thêm Khoa Tim Mạch, Sản nhi và Ung Bướu

Hiện nay, tổng công suất xử lý nước thải của Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với 2 hệ thống là: 850 m3/ngày.đêm

Qua kết quả phân tích chất lượng nước thải tại Bảng 2 1 Kết quả quan trắc chất lượng nước thải cho thấy hệ thống hiện tại đang hoạt động hiệu quả, chất lượng nước thải đầu ra đạt quy chuẩn cho phép QCVN 28:2010/BTNMT, cột B (Giá trị Cmax được tính với hệ số K=1 đối với loại hình bệnh viện ≥ 300 giường)

 Chất thải rắn

Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần đô thị

và Môi trường Đắk Lắk tại hợp đồng số 07/TP-Cty ngày 02 tháng 01 năm 2021 về việc Thu gom rác thải y tế đã được xử lý và rác thải sinh hoạt: Quét dọn sân, vỉa hè, đường đi, thảm cỏ

1.1.6 Vị trí dự án tới khu vực dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm

1.1.6.1 Mối tương quan với các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội:

a Hệ thống đường giao thông

Phía Bắc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên giáp đường Trần Quý Cáp nên rất thuận lợi trong công tác cấp cứu, đi lại của người dân của khu vực, công tác phòng cháy chữa cháy phù hợp với vị trí của bệnh viện cấp quy mô lớn; Trong khuôn viên bệnh viện

đã hoàn thiện hệ thống đường giao thông nội bộ khá thuận lợi, tất cả các khoa phòng của bệnh viện đều có đường giao thông được xây dựng bằng bê tông nhựa nối các khu chức năng với nhau Ngoài ra, bệnh viện đã xây dựng các bãi đậu xe được thiết kế hợp

lý, thuận lợi cho việc di chuyển bệnh nhân trong nội bộ cũng như đối ngoại 3 tỉnh Tây Nguyên Bệnh viện đã bố trí 1 cổng chính và 2 cổng phụ:

+ Cổng chính dành cho bệnh nhân, cán bộ công nhân viên và khách

+ 2 cổng phụ dành cho cung ứng vật tư, vận chuyển chất thải, kỹ thuật phụ trợ và phục vụ tang lễ

Đường giao thông nội bộ được thiết kế thuận lợi cho xe chữa cháy có thể tới được tất cả các khu vực trong bệnh viện

b Hệ thống sông suối

Hệ thống sông, suối nằm trong khu vực có đặc điểm chung là đều chảy theo hướng Tây Nam, phù hợp với hướng dốc địa hình Các suối này hiện chỉ phục vụ tiếp nhận nước thoát trong thành phố và mục đích tưới tiêu nông nghiệp Liên quan tới tiêu thoát

Trang 33

nước có các suối Ea Nao, Ea Tam, Ea Nioul và Đốc Học Dòng chảy của hệ thống suối thành phố Buôn Ma Thuột chịu sự chi phối bởi dòng chảy của sông Sêrêpôk

Chảy qua khu vực bệnh viện có suối Ea Tam song song với đường Trần Quý Cáp

và có vị trí khá gần với dự án hơn so với các con suối khác Vì vậy, ống thoát nước của bệnh viện sẽ được dẫn ra suối Ea Tam

c Rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên

Quanh khu vực Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên không có vườn quốc gia, khu bảo tồn, di tích lịch sử

d Các đối tượng kinh tế- xã hội

- Khu Dân cư: Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư là 50 m từ cổng chính (tại số

184 đường Trần Quý Cáp)

Các hộ dân sống rải rác dọc tuyến đường quy hoạch mới thuộc phường Tự An Ngoài ra, xung quanh khu vực bệnh viện các hướng còn lại có một số hộ dân sống và canh tác trồng cây cà phê

- Trường học: Gần khu vực bệnh viện không có trường học

- Khu thương mại: Xung quanh bệnh viện không có các trung tâm thương mại, khu kinh doanh chỉ tập trung Tuy nhiên, dọc theo tuyến đường Trần Quý Cáp gần khu vực bệnh viện có một số hộ kinh doanh buôn bán các quán hàng giải khát, cà phê, ăn

e Các yếu tố nhạy cảm môi trường:

Xung quanh khu vực dự án bán kính 1km không có yếu tố nhạy cảm về môi trường như đã được quy định tại khoản 4 điều 25 – Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư của Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 Quy định chi tiết một

số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Trang 34

1.1.6 Mục tiêu của dự án

- Đầu tư nâng số giường điều trị của bệnh viện từ 800 giường lên đến 1.400 giường bệnh, đầu tư xây dựng khối nhà dịch vụ tổng hợp; trung tâm ung bướu; khu khám, điều trị cho người bị giam giữ, tạm giam và phạm nhân và các công trình phụ trợ khác

- Đầu tư nâng công suất hệ thống xử lý nước thải từ 850m3/ngày.đêm lên 1.400

m3/ngày đêm để đáp ứng nhu cầu xử lý toàn bộ nước thải y tế tại nguồn, ngăn chặn nguy

cơ lan truyền dịch bệnh qua nước thải y tế của Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên Đồng thời đảm bảo chất lượng môi trường nguồn nước tiếp nhận

- Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý rác thải nguy hại tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để xử lý chất thải lây nhiễm không sắc nhọn như bông băng, gạc, miếng lót thấm máu

1.1.7 Quy mô, công nghệ và loại hình của dự án

1.1.7.1 Quy mô của dự án

Bảng 1 5: Quy mô đầu tư dự án

lượng Công suất thiết kế

1 Tổng số giường bệnh viện nâng lên

2 Tách riêng khoa Ung bướu thành Trung

tâm Ung bướu quy mô 400 giường 1 400 giường

3 Xây dựng mới 01 hệ thống thoát nước

3/ngày.đêm

1.1.7.2 Công nghệ và loại hình của dự án

 Loại hình dự án: Xây dựng các hạng mục nâng cấp của bệnh viện, nâng cấp

hệ thống xử lý nước thải

 Công nghệ:

- Công nghệ xử lý nước thải: Bể gom  song chắn rác  Bể điều hòa  Bể sinh học hiếu khí  Bể sinh học hiếu khí kết hợp giá thể MBBR – màng MBR  Bể lắng

 Bể khử khuẩn  Bể chứa  Hệ thống thoát nước thải của khu vực

- Công nghệ xử lý chất thải nguy hại: Nạp liệu  Nghiền cắt  Gia nhiệt một phần

 Khử khuẩn  Gia nhiệt và rút hơi nước  Thoát liệu  Chuyển sang khu lưu giữ chất thải rắn y tế thông thườngKý hợp đồng thu gom chất thải rắn thông thường

Nguồn: Dự án đâu tư Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, 2008

1.2.2 Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

Bảng 1 6 Các hạng mục công trình của dự án

Trang 35

STT Loại đất sử dụng Ký hiệu

Quy mô Diện tích

2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ 2 2.909,00

3 Khối điều trị nội trú (N1) 3 1.856,00

4 Khối điều trị nội trú (N2) 4 1.856,00

5 Khối điều trị nội trú (N3) 5 1.856,00

6 Khoa lao và truyền nhiễm 6 1.374,00

11 Trạm biến áp 3000KVA + máy

12 Nhà đặt máy phát điện 11A 58,00

21 Khu xử lý rác thải bẩn 2 17A 312,00

22 Nhà cầu nối cánh trái 18 874,00

23 Nhà cầu nối trung tâm 19 642,00

24 Khoa chống nhiễm khuẩn 24 1.072,00

25 Cổng chính – nhà thường trực 26 40,00

26 Nhà cầu nối khoa nhiễm 25 115,00

II Công trình dự kiến xây dựng 11.444,00 9,52

7 Nhà để xe ô tô nhân viên 1 28 1.092,00

8 Nhà để xe ô tô nhân viên 2 29 1.250,00

Trang 36

STT Loại đất sử dụng Ký hiệu

Quy mô Diện tích

(m 2 ) Tỷ lệ (%)

9

Khu khám, điều trị dành cho

người tạm giữ, tạm giam và

phạm nhân

29* 350,00

11 Nhà điều hành năng lượng mặt

Bệnh viện đã được xây dựng 5 khối nhà chính liên hệ với nhau hành lang cầu

- Khối lượng và điều trị ngoại trú: Kết hợp khối cơ quan nằm tiên giáp đường Trần Quý Cáp, khối khám đa khoa được bố trí từ tầng 2 lên tầng 5 ở phía bên phải là khối nhà Khối cơ quan bố trí bên trái khối nhà tầng 1 đến tầng 5, có các sảnh riêng cho khu vực chức năng (Sảnh chính, cấp cứu, sảnh cơ quan) Trong tòa nhà có bố trí các không gian trống thông tầng nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu, thông thoáng cho các khu vực tập trung đông người Giao thông đứng bằng cụm thang máy và thang bộ:

+ Tầng 1: Bao gồm đại sảnh khám chữa bệnh kèm theo các cụm thang máy và thang bộ, Phần bên phải bố trí khoa cấp cứu, phần bên trái bố trí sát vào và các phòng làm việc của khối hành chính;

+ Tầng 2: Phần bên phải bố trí các khoa khám nội, phần còn lại bố trí phòng làm việc của khối hành chính;

+ Tầng 3: Bố trí khoa khám R-H-M và khoa khám ngoại và khoa khám ngoại và khối hành chính;

+ Tầng 4: Bố trí phòng đồ, thư viện, khoa nhi;

+ Tầng 5: Bố trí hội trường 450 chỗ, khoa khám mắt và các khoa khác

- Khối kỹ thuật nghiệp vụ: Bố trí riêng biệt giữa khu vực khám điều trị ngoại trú

và khu điều trị nội trú rất thuận tiện cho công tác khám và điều trị của bệnh nhân nội ngoại trú Khối nhà này cao 5 tầng bố trí tất cả các khoa thuộc khối kỹ thuật nghiệp vụ (trừ 2 khoa Chống nhiễm khuẩn và khoa giải phẫu bệnh lý- nhà tang lễ) Trong tòa nhà này yêu cầu không gian lớn, vì vậy để đảm bảo thông thoáng tự nhiên, hạn chế điều hòa

Trang 37

cưỡng bức, nên được bố trí 2 sân vườn phía trong công trình thông thoáng từ tầng 1 lên tầng mái Giao thông đứng bằng thang máy và thang bộ:

+ Tầng 1: Bố trí khoa dược, khoa chuẩn đoán hình ảnh;

+ Tầng 2: Bố trí khoa thăm dò chức năng , khoa điều trị tích cực + chống độc; + Tầng 3: Bố trí khoa phẫu thuật với 15 phòng mô và các phòng chức năng + Tầng 4: Bố trí khoa phục hồi chức năng và vật lý trị liệu, khoa vi sinh và khoa sinh học phân tử ,

+ Tầng 5: Bố trí khoa huyết học truyền máu, khoa hóa sinh và khoa nội soi

- Khối điều trị nội trú: Bao gồm 3 tòa nhà bằng nhau bố trí song song nhau và dọc theo các đường đồng mức Trong từng tòa nhà các khoa được bố trí khép kín không bị chia cắt để tiện cho công tác quản lý và chăm sóc bệnh nhân Công trình có hành lang giữa, các phòng chuyên môn bố trí chủ yếu phía Bắc, các phòng điều trị bệnh nhân bố trí phía Nam có khu WC bệnh nhân theo từng phòng WC cán bộ, nhân viên bố trí tập trung Giao thông đứng bằng thang máy và thang bộ Xen giữa các khối công trình chính này bố trí 4 sân trong vừa tạo cảnh quan cho công trình vừa để đối lưu không khí làm cho các khoa phòng điều trị bệnh nhân luôn được thông thoáng Phần lớn các công trình xây dựng, cơ sở vật chất tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên được đầu tư hoàn chỉnh Theo TCVN 4470 – 2012 Bệnh viện đa khoa - Tiêu chuẩn thiết kế Tiêu chuẩn diện tích sàn xây dựng bình quân là 80m2/ giường bệnh với tổng diện tích sàn đã xây dựng là 88.317m2 có thể bố trí được 1.104 giường bệnh Với nhu cầu thực tế số bệnh nhân lưu trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk được chuyển qua là 1.200 giường bệnh – 1.400 giường bệnh (Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2018

số giường thực kê tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk là 1.187 giường, vào thời điểm

có dịch bệnh số giường có khả năng tăng lên 1.400 giường/ ngày) Trước mắt toàn bộ giường bệnh được kê vào các khoa phòng để đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân Trong tương lai Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng thêm một

số hạng mục và các khối điều trị để mở rộng thêm khoa Tim Mạch, Sản Nhi và Ung Bướu Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên sẽ đảm bảo diện tích khám chữa bệnh với quy mô 1.800 giường bệnh

Bảng 1 7 Các công trình hiện trạng của Bệnh viện

2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ 2 2.909,00

3 Khối điều trị nội trú N1 3 1.856,00

Trang 38

STT Loại đất sử dụng hiệu Ký Diện tích (m 2 ) Tỷ lệ (%)

4 Khối điều trị nội trú N2 4 1.856,00

5 Khối điều trị nội trú N3 5 1.856,00

6 Khoa lao và truyền nhiễm 6 1.374,00

11 Trạm biến áp 3000KVA + máy

24 Khoa chống nhiễm khuẩn 24 1.072,00

25 Cổng chính - Nhà thường trực 26 40

26 Nhà cầu nối khoa truyền

Trang 39

TT Quy mô Diện tích sàn

tính toán (m2)

Diện tích sàn thực tế (m2) Ghi chú

1 Khám bệnh đa khoa và

điều trị ngoại trú+ nhà

hành chính

12.062 13.100

2 Khối kỹ thuật nghiệp vụ

(Khoa dinh dưỡng; chống

nhiễm khuẩn; bộ phận giải

phẫu bệnh lý + nhà tang lễ;

kho xưởng bố trí nhà

riêng)

13.803 13.565

3 Khối điều trị nội trú N1 11.068 12.292

4 Khối điều trị nội trú N2 11.068 12.292

5 Khối điều trị nội trú N3 11.068 12.292

6 Khối dịch vụ tổng hợp 3.000 3.000

9 Khoa chống nhiễm khuẩn 1.355 1.052

10 Khoa lao và khoa truyền

Nguồn: Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên Kiến trúc công trình:

Tường xây gạch tuy nen A, có liên kết với khung cột bằng râu thép chờ;

Mái chống dột và khai thác năng lượng mặt trời phục vụ cho sử dụng;

Sàn làn gạch Ceramic đồng chất 400x 400 màu sáng tại hàng lang, các phòng làm việc và phòng bệnh nhân Tại các khu vực theo yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh nền và sàn sơn bằng lớp xốp công nghiệp;

Cửa sổ có ô văng là chớp nhôm, cơ động và chống hắt mưa, nắng chiếu trực tiếp làm giảm bức xạ và nắng chiếu trực tiếp vào công trình nhà Cửa đi chuyên dụng đủ độ rộng cho các điều kiện sử dụng, cửa 2 cánh (cánh to và cánh bé) thường chỉ mở 1 cánh to;

Tường nhà của khối hành chính được sơn màu tươi sáng, đơn giản phù hợp với tính chất công trình Mặt đứng của công trình được thiết kế đơn giản, nhưng khúc triết, không cầu kỳ nhưng vẫn đẹp, hiện đại Các chi tiết kiến trúc được nghiên cứu kỹ cho phù hợp với hình dáng tổng thể công trình

Đánh giá các hạng mục công trình chính: Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên

được khởi công xây dựng từ tháng 7/2010 và hoàn thành năm 2015 Do thời gian hoàn

Trang 40

thành đã lâu và chưa được sử dụng nên có một số hạng mục gặp nhiều vấn đề như thấm dột, rạn nứt, thiếu phòng đặt máy… Hiện nay, Chủ đầu tư tiến hành khắc phục sữa chữa

và hoàn thiện các hạng mục công trình này trước khi bàn giao lại cho Bệnh viện đi vào hoạt động

(2) Các công trình bổ sung

Dự án sẽ xây dựng thêm các công trình chính như: khối nhà dịch vụ tổng hợp; trung tâm ung bướu; khu khám, điều trị cho người bị giam giữ, tạm giam phạm nhân

- Khối nhà dịch vụ tổng hợp gồm 01 tầng hầm và 06 tầng nổi Chiều cao các tầng

và cấu trúc tòa nhà được tính toán lựa chọn đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, cũng như các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, thông gió, chiếu sáng đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn

- Trung tâm ung bướu gồm 01 tầng hầm và 06 tầng nổi Công trình sử dụng khung tường bọc ngoài, các chi tiết kiến trúc được đóng khung bên trong Sử dụng vật liệu ốp tường đá Granite sẫm màu, phần thân phía trên sử dụng tường sơn nước tạo phân tầng theo chiều đứng công trình Chiều cao các tầng được tính toán lựa chọn đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật, cũng như các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, thông gió, chiếu sáng đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn

- Khu khám, điều trị cho người bị giam giữ, tạm giam phạm nhân là khu nhà 02 tầng kết cấu khung bê tông, tường xây gạch

1.2.2.2 Các hạng mục công trình phụ trợ

Bảng 1 9 Tổng hợp diện tích các công trình phụ trợ đã và sẽ được đầu tư

tính toán (m 2 )

Diện tích sàn thực tế đã được đầu tư (m 2 )

250 m2

3 Trạm xử lý nước thải 2.100 2.100

Đầu tư thêm hệ thống xử lý nước thải mới diện tích 3.000m2

Ngày đăng: 12/03/2024, 10:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w