1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình vẽ kỹ thuật (nghề công nghệ ô tô cao đẳng

154 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Vẽ Kỹ Thuật
Tác giả Ths. Ngô Văn Tùng
Trường học Trường Cao Đẳng Bình Phước
Chuyên ngành Công Nghệ Ô Tô
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 154
Dung lượng 6,96 MB

Nội dung

Trang 1 UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƯỚC GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN: VẼ KỸ TḤT TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHÀNH : CƠNG NGHỆ Ô TÔ Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐBP ngày tháng năm

Trang 1

UBND TỈNH BÌNH PHƯỚC

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÌNH PHƯỚC

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN:

VẼ KỸ THUẬT TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHÀNH : CÔNG NGHỆ Ô TÔ

(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-CĐBP ngày tháng năm 2023

của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Bình Phước)

Bình Phước, tháng năm 2023

(Lưu hành nội bộ)

Trang 2

LỜI GIỚI THIỆU

Vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ giao tiếp trong kỹ thuật Vì vậy vẽ kỹ thuật có vị trí rất quan trọng trong kỹ thuật nói chung và ngành cơ khí nói riêng

Giáo trình Vẽ kỹ thuật cơ khí này được biên soạn, tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo của các nghề Cắt gọt kim loại

Chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến từ bạn đọc

Chơn thành; ngày tháng năm 2023

Tác giả biên soạn

Ths Ngô Văn Tùng

Trang 3

MỤC LỤC

Lời giới thiệu 2

Mục lục 3

Giáo trình môn học VẼ KỸ THUẬT 5

Bài mở đầu 7

Chương 1 Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật 9

1.Vật liệu – Dụng cụ vẽ và cách sử dụng 9

2 Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật 12

3 Trình tự lập bản vẽ 31

4 Bài tập 31

Chương 2.Vẽ hình học 33

1 Dựng hình cơ bản 33

2 Chia điều đoàn thẳng và đường tròn 35

3 Vẽ độ dốc và độ côn 39

4 Vẽ nối tiếp 39

5 Vẽ elip 43

6 Ví dụ 45

7 Bài tập 46

Chương 3 Hình chiếu vuông góc 49

1 Khái niệm về các phép chiếu 49

2 Phương pháp vẽ hình chiếu vuông góc 51

3 Hình chiếu của điểm, đường, mặt phẳng 55

4 Hình chiếu của khối hình học 61

5 Hình chiếu của vật thể 66

6 Bài tập 72

Chương 4 Giao tuyến 79

1 Giao tuyến của mặt phẳng với khối hình học 79

2 Giao tuyến của hai khối đa diện 83

3 Giao tuyến của hai khối tròn 84

4 Giao tuyến của hai khối tròn 86

5 Bài tập 87

Trang 4

Chương 5 Hình chiếu trục đo 90

1 Khái niệm về hình chiếu trục đo 90

2 Các loại hình chiếu trục đo 91

3 Cách dựng hình chiếu trục đo 94

4 Cách đọc bản vẽ hình chiếu của vật thể 96

Chương 6 Hình cắt – mặt cắt 100

1 Hình cắt 100

2 Mặt cắt 107

3 Hình chích 109

4 Bài tập 109

Chương 7 Vẽ quy ước các mối ghép cơ khí 112

1 Vẽ quy ước ren 112

2 Mối ghép bằng ren 113

3 Mối ghép then, then hoa và chốt 116

4 Mối ghép hàn và đinh tán 120

Chương 8 Bánh răng và lò xo 129

1 Lò xo 129

2 Bánh răng 131

Chương 9 Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, sơ đồ 139

1 Bản vẽ chi tiết 139

2 Bản vẽ lắp 161

3 Sơ đồ 169

Trang 5

Giáo trình môn học: VẼ KỸ THUẬT

Mã môn học: MH13.COT Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ

Trong đó: Lý thuyết: 12 giờ;

Thực hành: 31 giờ;

Kiểm tra: 2 giờ

I VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC:

- Vị trí: học song song với các môn học cơ sở

- Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc

- Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:

- Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật dùng trong thiết kế, chế tạo và sử dụng Nó là phương tiện thông tin kỹ thuật dùng trong mọi lĩnh vực kỹ thuật Có thể nói bản vẽ kỹ thuật là

" ngôn ngữ " của kỹ thuật Muốn lập và đọc được bản vẽ kỹ thuật, học viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản của môn vẽ kỹ thuật

- Môn học vẽ kỹ thuật được giảng dạy trong tất cả các trường kỹ thuật, các trường dạy nghề từ CNKT, THCN đến Cao đẳng và Đại học

- Vẽ kỹ thuật là môn học kỹ thuật cơ sở được giảng dạy ngay từ đầu khoá học, giúp

cho học viên tiếp thu các môn học kỹ thuật cơ sở khác và các môn kỹ thuật chuyên môn

II MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC:

- Về kỹ năng:

+ Lập được các bản vẽ phác và bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp đúng TCVN

+ Đọc được các bản vẽ lắp, bản vẽ sơ đồ động của các cơ cấu hệ thống trong ô tô

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về vẽ kỹ thuật

+ Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác

III NỘI DUNG MÔN HỌC:

1 Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

Trang 6

Số

Thời gian (giờ) Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành Bài tập

Kiểm tra*

(LT hoặc TH)

Trang 7

Bài mở đầu

Mục tiêu:

+ Trình bày được lịch sử phát triển của môn học, nội dung nghiên cứu, tính chất

và nhiệm vụ, vai trò, vị trí môn học đối với ngành nghề cắt gọt kim loại

+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập

1 Lịch sử phát triển môn học

Môn học vẽ kỹ thuật ra đời và phát triển theo nhu cầu đời sống của con người và theo sự đòi hỏi của thực tiển sản xuất Hình thức và nội dung của bản vẽ cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của sức sản xuất xã hội

Cơ sở kỹ thuật của sự ra đời bản vẽ là kỹ năng diễn tả sự vật và sự tích lỹ những kiến thức hình học trong việc đo đạc ruộng đất, trong việc ghi chép các hiện tượng thiên nhiên, trong việc xây dựng các nhà ở

Sự phát triển của bản vẽ đã trải qua nhiều thế kỷ nay Trước đây khi xây dựng các cồng trình, người ta vẽ trực tiếp các hình biểu diễn các công trình lên nền mặt đất, nơi công trình sẽ được xây dựng Sau đó bản vẽ mặt bằng này được thực hiện trên các phiến đá, gỗ bằng những hình vẽ thô sơ và đơn giản

Lúc đầu bản vẽ chỉ có một hình biểu diễn nhìn từ mặt trên, sau thêm hình biểu diễn nhìn

từ mặt trước hay mặt cạnh Các hình biểu diễn đó thường được vẽ chồng lên nhau

Đến thế kỷ 18, các ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, nhất là ngành đóng tàu và chế tạo máy móc, đòi hỏi phải có phương pháp biểu diễn chính xác của vật thể, bản vẽ phải rõ ràng và theo đúng tỷ lệ Thời kỳ đó bản vẽ đã áp dụng 3 hình biểu diễn trên cùng một mặt phẳng và thể hiện đầy đủ 3 kích thước chính là dài, rộng và cao

Năm 1798 Gát pa Mông giơ đã xuất bản cuốn Hình học họa hình đầu tiên Phương pháp biểu diễn bằng hình chiếu vuông góc trên 2 mặt phẳng vuông góc với nhau của ông là cơ sở lỹ luận xây dựng các hình biểu diễn hiện nay

Vào thời kỳ này, bản vẽ đã được thực hiện các hình cắt, mặt cắt và to màu phù hợp với mầu sắc vật liệu của vật thể

Ngày nay, bản vẽ được thực hiện bằng các phương pháp biểu diễn khoa học, chính xác hoàn toàn theo các tiêu chuẩn thống nhất với những dụng cụ vẽ tinh xảo Môn vẽ kỹ

Trang 8

thuật trở thành một môn ,khoa học chuyên nghiên cứu cách lập và đọc các bản vẽ dùng trong kỹ thuật

Nước ta là một nước có nền văn hóa lâu đời Những kiến thức về biều diễn bằng hình vẽ đã nẩy nở rất sớm và rất phong phú Những hình vẽ với những đường nét hình học tinh tế trên mặt các trống đồng thời kỳ Hùng Vương Những khái niệm về phối cảnh thể hiện rất rõ trong tranh dân gian, những kết cấu phức tạp, những khối độc đáo của các công trình kiến trúc, công trình xây dựng, hệ thống đê đập to lớn đã chứng minh điều đó

Môn vẽ kỹ thuật là môn học kỹ thuật cơ sở đã được giảng dạy trong các trường kỹ thuật, trường đào tạo công nhân Nhiều lĩnh vực về hình học họa hình và vẽ kỹ thuật đã được nghiên cứu, nhiều tài liệu về môn học đã được biên soạn Bản vẽ đã được sử dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kỹ thuật Năm 1963 Nhà nước đã ban hành hiệu chuẩn Bản vẽ cơ khí Vào năm 1964 ban hành tiêu chuẩn Hệ thống quản lý bản vẽ bước đầu thống nhất các quy định về bản vẽ Điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của môn học vẽ kỹ thuật cũng như nền sản xuất công nghiệp nước ta

Năm 1974, do nhu cầu thực tiễn sản xuất, sự thống nhất tiếng nói của kỹ thuật không những đòi hỏi cao hơn mà phải rộng hơn, nên tiêu chuẩn bản vẽ kỹ thuật được sửa đổi và mở rộng trở thành những tiêu chuẩn về bản vẽ thuộc hệ thống tiêu chuẩn Tài liệu thiết kế Nó đánh dấu một bước phát triển mới của môn vẽ kỹ thuật nước ta

2 Tính chất môn học

Vẽ kỹ thuật là môn học mang tính chất thực hành nên đặc điểm của quá trình thực hiện môn học này là thời gian dành cho phần bài tập chiếm phần lớn tổng số giờ học Vì vậy, kết quả học tập của môn học phục thuộc chủ yếu vào các khâu bài tập, tức là vào chất lượng hướng dẫn của giáo viên và sự nỗ lực hoàn thành đầy đủ hệ thống bài tập của

học sinh, khi các bài tập được lấy từ thực tế, nội dung gắn với ngành nghề đào tạo

3 Vị trí môn học

Môn vẽ kỹ thuật là một môn kỹ thuật cơ sở được giảng dạy trong các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học kỹ thuật Bản vẽ là công cụ chủ yếu dùng để diễn đạt ý đồ thiết kế, là văn kiện kỹ thuật vơ bản dùng để chỉ đạo sản xuật Ngày nay, tất các các ngành kỹ thuật đều lấy bản vẽ làm căn cứ để tiến hành sản xuất Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật

Trang 9

Chương 1: Tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kỹ thuật

Mục tiêu:

+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tiêu chuẩn bản vẽ

+ Lựa chọn, sử dụng thành thạo các dụng cụ, vật liệu vẽ

+ Có ý thức trách nhiệm, chủ động học tập

1 Vật liệu - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng

1.1 Vật liệu vẽ

a Giấy vẽ

Có 3 loại

+ Giấy vẽ tinh: Giày, hơi cứng, trắng, mịn, một mặt bóng và một mặt nhám Bản vẽ

tinh được vẽ trên mặt nhẵn Giấy thường được cắt theo khổ lớn, khi dùng tùy theo khuôn

khổ cần thiết mà cắt cho thích hợp

+ Giấy vẽ phác: Là loại giấy dày, kẻ ly theo mm và cm Thường ở dạng cuộn + Giấy can: Là loại giấy trong mờ , ánh sáng có thể xuyên qua được Giấy can dùng

để can lại các bản vẽ tinh và từ đó có thể in ra nhiều bản khác nhau bằng phương pháp tác

dụng của ánh sáng

b Bút chì

Bút chì được dùng rộng rãi trong nhiều ngành với những yêu cầu khác nhau Bút chì

có hai loại là bút chì cứng và bút chì mềm

Hình 1.1: Bút chì

Hình 1.2: Bút chì

Trang 10

Ván vẽ thường làm bẳng gỗ mềm, phẳng, nhẵn Khi vẽ phải giữ gìn ván vẽ sạch sẽ

không xây xước

Trang 11

ván vẽ đến vị trí nhất định Tay cầm bút di chuyển dọc theo mép trên thân ngang để vẽ

đường nằm ngang Cần giữ thước không bị cong vênh

Trang 12

e Compa

+ Compa vẽ dùng để vẽ các đường tròn, cung tròn

+ Compa đo dùng để lấy độ dài đoạn thẳng

Hình 1.8: Com pa

2 Các tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật

2.1 Khái niện tiêu chuẩn

Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật liên quan đến sản phẩm trong buôn bán, chuyển giao công nghệ, trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ thông tin Do đó bản vẽ kỹ thuật phải được lập theo

các tiêu chuẩn thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế về bản vẽ kỹ thuật

Hiện nay, các tiêu chuẩn Việt Nam, trong đó có các tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật là những văn bản kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ ban hành Nước ta đã là thành viên của Tổ

chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ( International Organization Standardization - ISO) từ năn 1977

Việc áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia cũng như Quốc tế nhằn mục đích nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm, thúc đẩy tiến độ kỹ thuật Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa

giáo dục về mặt tư tưởng, về lề lối làm việc của một nền sản xuất lớn

Khái niệm: Tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật là những quy định về cách trình bày bản

vẽ, các hình biểu diễn, các ký hiệu và quy ước cần thiết cho việc lập bản vẽ

Trang 13

Là loại giấy trong mờ, ánh sáng có thể xuyên qua được Giấy can dùng để can lại các bản vẽ tinh và từ đó có thể in ra nhiều bản khác nhau bằng phương pháp tác dụng của ánh sáng

Bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất đảm bảo sáng sủa và độ chính xác cần thiết Khổ giấy là kích thước của bản vẽ được xác định bằng số đo kích thước mép ngoài bản vẽ sau khi xén và được tính bằng mm Khổ giấy có hai loại

2.3 Các nét vẽ

Để biểu diễn vật thể trên bản vẽ kỹ thuật chúng ta dùng các loại nét vẽ có hình dạng và kích thước khác nhau Chiều rộng của các nét vẽ cần chọn sao cho phù hợp với kích thước, loại bản vẽ và lấy trong dãy kích thước sau 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,75; 1; 1,4; 2mmm

- Giao tuyến thấy

- Khung vẽ và khung tên

Trang 14

- Đường ký hiệu mặt cắt

- Đường bao thấy của mặt cắt chập

- Đường chân ren

- Đường dẫn và đường chú dẫn

- Đường tâm gắn

- Giao tuyến tưởng tưởng

- Gường giao mặt cắt châp

- Khu vực cho phép cần xử lý bề mặt

- Đường bao khuất

- Đường bao của chi tiết liền kề

- Vị trí tới hạn của chi tiết chuyển động

- Đường trọng tâm

- Đường bao ban đầu trước khi tạo hình

- Các chi tiết đặt trước mặt phẳng cắt

8 Nét hai chấm

gạch đậm

Trang 15

S/3 - Đường biểu diễn giới hạn của

hình chiếu hoặc hình cắt

b Quy tắc vẽ các nét vẽ

+ Khi hai hay nhiều nét vẽ khác loại trùng nhau thì thứ tự ưu tiên như sau: Nét liền đậm,

nét đứt, nét chấm gạch mảnh, nét liền mảnh

+ Đối với nét đứt nằm trên đường kéo dài của nét liền thì chỗ nối tiếp để hở Các trường

hợp khác, các đường nét cắt nhau phải vẽ chạm vào nhau

+ Hai trục vuông góc của đường tròn vẽ bằng nét chấm gạch mảnh phải giao nhau tại

giữa hai nét gạch

+ Nét chấm gạch mảnh phải được bắt đầu và kết thúc bởi các nét gạch

+ Đối với đường tròn có đường kính nhỏ hơn 12mm, cho phép dùng nét liền mảnh thay

cho nét chấm gạch mảnh

Hình 1.10: Quy tắc vẽ các nét vẽ

Quy định dùng hai chiều rộng của nét vẽ trên cùng bản vẽ có tỷ số chiều rộng của nét đậm và nét mảnh không được nhỏ hơn 2:1

Trang 16

Hình 1.11: Cách vẽ các nét vẽ

c Ví dụ:

Hình 1.12: Các loại nét vẽ

2.4 Chữ viết trên bản vẽ

Trên bản vẽ kỹ thuật ngoài hình vẽ ra còn có những con số kích thước, những ký hiệu bẳng chữ, những ghi chú bằng lời văn Chữ viết trên bản vẽ phải rõ ràng, dễ đọc,

thống nhất, không gây nhầm lẫn

Chữ viết được quy định trong TCVN 7284-0

Trang 17

Hình 1.13: Kích thước của chữ viết

Bảng quy định các thông số chữ viết Thông số chữ viết Ký hiệu Kích thước tương đối

Trang 18

Hình 1.15: Kiểu chữ B nghiêng

Trang 20

- Nếu tỷ lệ ghi trong ô dành riêng trong khung tên thì ghi theo kiểu 1:1; 2:1

- Nếu ghi ngoài khung tên thi ghi TL1:1, TL2:1

- Trong trường hợp cần thiết phóng to thì cho phép phóng to với tỷ lệ (100n):1 với

n là số nguyên dương

2.6 Khung vẽ, khung tên

Mỗi một bản vẽ phải có một khung bản vẽ và một khung tên được quy định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3821 – 83

a Khung bản vẽ

Là một khung chữ nhật được vẽ bằng nét liền đậm, mỗi cạnh của khung cách mép ngoài của khổ giấy 5 mm Nếu bản vễ được đóng thành tập thì cạnh bên trái của khung cách mép giấy 25mm Có thể lập nhiều bản vẽ trên cùng một tờ giấy khi đó phải chia tờ giấy theo quy tắc của khổ chính Mỗi bản vẽ cũng phải có một khung bản vẽ và một khung tên riêng Hai cạnh của khung bản vẽ kề nhau phải cách nhau 10mm

Hình 1.19: Vị trí đặt khung tên

Trang 21

b Khung tên

Được đặt ở góc dưới, bên phải của khung bản vẽ Khi đó chữ và các số hướng lên

trên hoặc hướng sang trái Nếu lập nhóm bản vẽ trên cùng một tờ giấy, tốt hơn hết là đặt

khung tên theo một hướng

+ Khung tên dùng cho các bài tập vẽ kỹ thuật trong nhà trường:

Hình 1.20: Khung tên

1: Tiêu đề bài tập hay tên gọi của đối tượng lập chi tiết

2: Vật liệu của chi tiết C45

3: Tỷ lệ bản vẽ TL1:1

4: Ký hiệu bản vẽ 01

5: Họ và tên người vẽ Nguyễn Văn A

6: Ngày lập bản vẽ 01/01/2016

7: Chữ ký giáo viên

8: Ngày kiểm tra bản vẽ 10/01/2016

9: Tên trường, lớp, khoa Lớp 21T2OTOA Trường CĐ Bình Phước

Ví dụ:

Hình 1.21: Ví dụ khung tên

Trang 22

+ Khung tên dùng trong sản xuất:

Hình 1.22: Khung tên dùng trong sản xuất

Trong đó:

1: Tên gọi của sản phẩm hay phần cấu thành của sản phẩm

2 Ký hiệu của tài liệu kỹ thuật

3 Ký hiệu vật liệu của chi tiết

4 Số lượng của chi tiết, nhóm bộ phận, sản phẩm

5 Khối lượng của chi tiết, nhóm bộ phận, sản phẩm

6 Tỷ lệ dùng để vẽ

7 Số thứ tự của tờ

8 Tổng số tờ của tài liệu

9 Tên hay biệt hiệu của xí nghiệp (cơ quan) phát hành ra tài liệu

10 Chức năng của những người đã ký vào tài liệu Ví dụ: Người thiết kế, người kiểm tra, người kiểm tra tiêu chuẩn, người duyệt

11 Họ và tên của những người đã ký vào tài liệu

12 Chữ ký

13 Ngày tháng năm ký vào tài liệu

14 Ký hiệu của miền tờ giấy trên đó có phần tử được sửa đổi (ô 14 đặt bên trái ô 15, và được lập khi cần thiết)

15 ÷ 19 Các ô trong bảng ghi sửa đổi được điền vào theo quy định của TCVN 3827 -

83

20 Số liệu khác của cơ quan thiết kế ( Ví dụ tên gọi sản phẩm)

21 Họ và tên người can bản vẽ

Trang 23

22 Ký hiệu khổ giấy theo TCVN2 - 74

2.7 Các quy định ghi kích thước trên bản vẽ

a Quy định chung

- Tất cả các thông tin về kích thước phải được chỉ rõ trực tiếp trên bản vẽ Mỗi phần

tử chỉ được ghi kích thước một lần trên bản vẽ (Riêng bản vẽ xây dựng kích thước

được ghi lặp lại)

- Các kích thước được ghi ở hình chiếu hoặc hình cắt và mặt cắt mà phần tử đó được thể hiện rõ nhất

- Dùng mm làm đơn vị đo kích thước dài, trên bản vẽ không cần ghi đơn vị đo Trong trường hợp dùng đơn vị đo khác như cm, dm thì đơn vị đo được ghi ngay sau chữ số kích thước hoặc trong phần chú thích của bản vẽ Dùng đơn vị đo góc và sai lệch giới hạn của nó là độ, phút, giây

- Kích thước tham khảo chỉ để thông báo, nó không liên quan đến quá trình chế tạo Kích thước tham khảo được ghi trong ngoặc đơn

b Các thành phần của kích thước

Hình 1.23: Các thành phần của kích thước

- Đường kích thước

+ Các đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh

+ Đường kích thước được kẻ song song với đoạn được ghi kích thước

+ Đường kích thước của độ dài cung tròn có tâm ở đỉnh được ghi như sau

Hình 1.24:Cách ghi kích thước góc

Trang 24

+ Không để đường kích thước cắt ngang các đường khác Đường kích thước của đường kính hoặc của những chi tiết đặc biệt phức tạp là trường hợp ngoại lệ

+ Không được vẽ đường kích thước trùng với đường trục, đường tâm hoặc song song với đường gạch ký hiệu vật liệu

+ Khi đường kích thước ngắn, không đủ chứa hai mũi tên, cho phép vẽ đường kích thước vượt quá đường dóng và đặt mũi tên bên ngoài

Hình 1.25: Các vẽ mũi tên khi đường kích thước ngắn

+ Không dùng bất kỳ đường nào của hình vẽ thay thế đường kích thước

+ Trong trường hợp hình vẽ là hình đối xứng, nhưng không vẽ hoàn toàn hoặc hình chiếu kết hợp hình cắt thì đường kích thước của phần tử đối xứng được vẽ không hoàn toàn

Hình 1.26: Các vẽ kích thước với những phần tử đối xứng

+ Nếu hình biểu diễn cắt lìa thì đường kích thước vẫn phải vẽ suốt và chữ số kích thước vẫn ghi chiều dài toàn bộ

- Mũi tên

Mũi tên được ghi ở đầu mút của đường kích thước, độ lớn của mũi tên lấy theo chiều

rộng của nét liền đậm của bản vẽ Đỉnh của mũi tên vừa chạm với đường dóng

Trang 25

Hình 1.27: Mũi tên

- Đường dóng

+ Đường dóng giới hạn phần tử ghi kích thước, nó được kẻ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước một đoạn ngắn (2mm) Đường dóng không được cắt đường kích thước

+ Các đường dóng của kích thước dài kẻ vuông góc với đường kích thước, khi cần

nó được kẻ xiên góc

Hình 1.28: Cách vẽ đường dóng trong trường hợp đặc biệt

+ Ở chỗ có cung lượn, đường gióng được kẻ từ giao điểm của hai đường bao nối tiếp với cung lượn

Hình 1.29: Cách vẽ đường dóng ở chỗ có góc lượn

Trang 26

+ Cho phép dùng các đường trục, đường tâm, đường bao thấy làm đường gióng

Hình 1.30: Khi đường dóng trùng với đường tâm

- Chữ số kích thước

+ Chữ số kích thước chỉ trị số thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của bản

vẽ Nó được đặt ở phía trên, ở giữa, song song với đường kích thước Hướng của chữ số

kích thước được viết theo chiều nghiêng của đường kích thước

+ Chữ số kích thước phải được viết rõ ràng, chiều cao chữ ít nhất là 2.5mm

+ Chiều của chữ số kích thước góc phụ thuộc vào độ nghiêng của đường thẳng vuông góc với đường phân giác của góc đó

+ Nếu đường kích thước có độ nghiêng quá lớn thì chữ số kích thước được ghi trên giá ngang

Hình 1.31: Cách ghi chữ số kích thước khi góc nghiêng quá lớn

+ Không cho phép bất kì đường nét nào của bản vẽ kẻ chồng lên chữ số kích thước, trong trường hợp đó các đường nét được vẽ ngắt đoạn

Trang 27

Hình 1.32: Các ghi chữ khố kích thước khi bị cắt ngang

Hình 1.33: Các ghi chữ khố kích thước khi bị cắt ngang

+ Nếu có nhiều đường kích thước song song hay đồng tâm thì kích thước lớn ở ngoài, kích thước bé ở trong và chữ số của các kích thước đó viết so le nhau

Hình 1.34:Cách vẽ các đường kích thước khi chúng song song

+ Đối với những đường kích thước quá bé, không đủ chỗ để ghi thì chữ số kích thước được viết trên đường kéo dài của đường kích thước hay viết trên giá ngang

Hình 1.35: Cách ghi kích thước đường kính

Trang 28

+ Trước ký hiệu  hoặc R của đường kính hay bán kính hình cầu ghi chữ cầu

Hình 1.37: Cách ghi kích thước hình cầu

+ Trước chữ số kích thước cạnh hình vuông ghi dấu Để phân biệt phần mặt phẳng với mặt cong, thường dùng nét liền mảnh gạch chéo phần mặt phẳng

Hình 1.38: Cách ghi kích thước vuông

Trang 29

+ Phía trên chữ số kích thước của độ dài cung tròn ghi dấu Đường kích thước

là cung tròn đồng tâm, đường gióng kẻ song song với đường phân giác của góc chắn cung đó

Hình 1.37: Cách ghi kích thước góc

3 Trình tự lập bản vẽ

Bước 1 Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ vẽ cần thiết

Bước 2 Vẽ khung bản vẽ và khung tên

Bước 3 Vẽ nội dung của bản vẽ

Bước 4 Ghi nội dung trong phần khung tên

4 Bài tập:

Bài 1 Sửa lại những chỗ sai của đường nét của những hình vẽ dưới đây

Trang 30

Bài 2 Sửa lại những chỗ sai hoặc chưa hợp lý trong cách ghi kích thước của các hình vẽ dưới đây

Trang 31

Chương 2: Vẽ hình học

1.1 Dựng đường thẳng song song

Cho một đường thẳng a và một điểm C ngoài đường thẳng a Hãy vạch qua C một đường thẳng b song song với đường thẳng a

a Dựng bằng com pa:

Trên đường t hẳng a lấy một điểm B bất kì làm tâm, vẽ cung tròn bán kính BC,

cung tròn này cắt đường thẳng a tại điểm A

Vẽ cung tròn tâm C, bán kính CB và cung tròn tâm B bán kính CA Hai cung tròn này cắt nhau tại D

Nối C với D, ta được đường thẳng b vuông góc với đường thẳng a

Hình 2.1: Dựng đường thẳng song song bằng conpa

Trang 32

b Dựng bằng thước và ê ke

Đặt một cạnh của ê ke trùng với đường thẳng đã cho và áp sát một cạnh của thước vào cạnh khác của ê ke

Trượt ê ke dọc theo mép thước tới điểm C, kẻ đường thẳng theo cạnh của ê ke đi

qua C ta được đường thẳng b cần dựng

Hình 2.2: Dựng đường thẳng song song bằng eke

1.2 Dựng đường thẳng vuông góc

Cho đường thẳng a và điểm C nằm ngoài đường thẳng a Vẽ đoạn thẳng qua điểm C

và vuông góc với đường thẳng a

a Dựng bằng com pa:

Hình 2.3: Dựng đường thẳng vuông góc bằng conpa

b Dựng bằng thước và ê ke

Trang 33

Hình 2.4: Dựng đường thẳng vuông góc bằng êke

2 Chia đều đoạn thẳng và đường tròn

2.1 Chia đều một đoạn thẳng

a Chia đôi một đoạn thẳng

Cho đoạn thẳng AB, dùng thước và con pa dựng đường trung trực của đoạn thẳng đó Dùng thước và ê ke để chia đôi AB như sau Dùng ê ke dựng một tam giác cân có cạnh

AB là cạnh đáy, sau đó dựng đường cao của tam giác cân đó

Hình 2.5: Chia đoạn thẳng bằng hai phần bằng nhau

b Chia một đoạn thẳng ra nhiều phần bằng nhau

Chẳng hạn chia đoan thẳng AB thành 5 phần bằng nhau Dùng phương pháp tỷ lệ bằng cách từ A hoặc B vẽ tia Ax hoặc By tùy ý Trên đó đặt liên tiếp 5 đoạn bằng nhau

và đánh số các điểm chia 1’, 2’, 3’, 4’, 5’ Nối điểm 5’ với điểm còn lại của đoạn thẳng, trên hình nối điểm 5’ với B Qua các điểm chia còn lại vẽ 4’4, 3’3, 2’2, 1’2 cùng song song với 5’B Các điểm 1,2,3,4 trên Ab sẽ là những điểm chia đoạn Ab thành 5 phần bằng nhau

Hình 2.6: Chia đều đoạn thằng bằng nhiều phần bằng nhau

Trang 34

2.2 Chia đều đường tròn

a Chia đường tròn ra 3 và 6 phần bằng nhau

Chia 3: Vẽ đường tròn có đường kính là AB và CD Lấy D làm tâm vẽ cung tròn có

bán kính bằng bán kính đường tròn cắt đường tròn tại hai điểm Điểm C và hai điểm vừa tìm được sẽ chia đường tròn ra làm 3 phần bằng nhau

Chia 6: Lấy C, D làm tâm vẽ hai cung tròn có bán kính bằng bán kính đường tròn cắt

đường tròn tại bốn điểm Điểm C, D và bốn điểm vừa tìm được sẽ chia đường tròn ra làm 6 phần bằng nhau

Hình 2.7: Chia đường thẳng bằng 3 và 6 phần bằng nhau

b Chia đường tròn ra 4 và 8 phần bằng nhau

Hai đường tâm vuông góc chia đường tròn ra làm 4 phần bằng nhau Để chia đường tròn ra làm 8 phần bằng nhau, ta chia đôi góc vuông tạo bởi hai đường tâm bằng cách vẽ đường phân giác của các góc vuông đó

Hình 2.8: Chia đường thằng bằng 4 và 8 phần bằng nhau

c Chia đường tròn ra 5 bằng nhau

Trang 35

Muốn chia vòng tròn (O, R) thành 5 phần bằng nhau ta lần lượt thực hiện các bước

sau

+ Vẽ 2 đường kính AB và CD vuông góc với nhau của đường tròn

+ Lấy trung điểm E của bán kính OA

+ Vẽ cung tròn (E, EC) cung tròn cắt OB tại F

+ Vẽ cung tròn (C, CF), cung tròn này cắt đường tròn tại 1 và 3 Các cung 1C và 3C bằng 1/5 chu vi đường tròn

Chia 10: sau khi chia đường tròn ra làm 5 cung tròn bằng nhau ta tiếp tục tìm trung

điểm của từng cung tròn Để tìm trung điểm của một cung tròn ta dựng đường trung trực của dây cung của cung tròn

Hình 2.9: Chia đường tròn thành 10 phần bằng nhau

d Chia đường tròn ra 7 và 9 phần bằng nhau

Chia đường tròn thành 7, 9, phần bằng nhau được thực hiện gần đúng như sau:

- Vẽ cung tròn (D, CD) cắt AB kéo dài tại E, F

- Chia CD làm n phần bằng nhau bởi các điểm 1, 2, 3…

- Nối E và F với những điểm chẵn hoặc lẻ Những đường nối này cắt đường tròn tại những điểm mà chúng chia đường tròn ra làm những phần bằng nhau

Hình 2.10: Chia đường tròn thành 7 phần bằng nhau

Trang 36

e Dựng đa giác đều nội tiếp bằng thước và êke

3 Vẽ độ dốc và độ côn

4.1 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai đường thẳng

a Hai đường thẳng song song

Kẻ đường thẳng vuông góc d1, d2 cắt hai đường thẳng này tại hai điểm T1, T2

Tìm trung điểm T1T2 đó là tâm cung tròn Vẽ cung tròn T1T2 tâm O bán kính OT1

Trang 37

Hình 2.13: Vẽ nối tiếp hai đưởng thằng song song

b Hai đường thẳng cắt nhau

Vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp hai đường thẳng cắt nhau:

- Tìm tâm O: dựng hai đường thẳng song song với hai đường thẳng đã cho và cách chúng một khoảng R Hai đường thẳng này cắt nhau tại O, O chính là tâm cung tròn nối tiếp

- Xác định tiếp điểm: từ O vẽ hai đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng đã cho tìm được hai điểm T1, T2

- Vẽ cung nối tiếp tâm O bán kính R, từ T1 đến T1

Hình 2.14: Vẽ nối tiếp hai đường thẳng cắt nhau

c Hai đường thẳng vuông góc

Vẽ cung tròn bán kính R nối tiếp hai đường thẳng vuông góc:

- Lấy giao điểm của hai đường thẳng vẽ cung tròn bán kính R cắt hai đường thẳng tại hai điểm T1, T2 Lấy hai điểm T1, T2 làm tâm vẽ hai cung tròn có bán kính R Hai cung tròn này cắt nhau tại O,O chính là tâm cung tròn nối tiếp

- Vẽ cung tròn tâm O bán kính R, từ T1 đến T2

Hình 2.15: Vẽ nối tiếp hai đường thẳng vuông góc

Trang 38

4.2 Vẽ cung tròn nối tiếp với một đường thẳng và một cung tròn khác

a Tiếp xúc ngoài với đường tròn

Dựng đường thẳng song song và cách đường thẳng đã cho một một khoảng bằng R Vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R+R1, đường tròn này cắt đường thẳng vừa dựng tại O O chính là tâm cung tròn nối tiếp

Xác định tiếp điểm: từ O kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho ta có T2, nối

OO1 ta có T1 T1, T2 chính là hai tiếp điểm

Vẽ cung tròn T1T2, tâm O bán kính R

Hình 2.16: Vẽ nối tiếp đường thẳng và cung tròn (tiếp xúc ngoài)

b Tiếp xúc trong với đường tròn

Dựng đường thẳng song song và cách đường thẳng đã cho một một khoảng bằng R Vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R – R1, đường tròn này cắt đường thẳng vừa dựng tại

O O chính là tâm cung tròn nối tiếp

Xác định tiếp điểm: từ O kẻ đường thẳng vuông góc với đường thẳng đã cho ta có T2, nối OO1 ta có T1 T2, T2 chính là hai tiếp điểm

Vẽ cung tròn T1T2, tâm O bán kính R

Hình 2.17: Vẽ nối tiếp đường thẳng và cung tròn (tiếp xúc trong)

Trang 39

4.3 Vẽ cung tròn nối tiếp với hai cung tròn khác

a Tiếp xúc ngoài

Tìm tâm O: vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R + R1 và đường tròn tâm O2 bán kính R + R2 Hai đường tròn này cắt nhau tại O O chính là tâm cung tròn nối tiếp

Xác định tiếp điểm: nối OO1, OO2 ta có T1, T2 chính là hai tiếp điểm

Vẽ cung tròn tâm O bán kính R, từ T1 đến T2

Hình 2.18: Tiếp xúc ngoài

b Tiếp xúc trong

Tìm tâm O: vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R - R1 và đường tròn đường tròn tâm O2 bán kính R - R2 Hai đường tròn này cắt nhau tại O O chính là tâm cung tròn nối tiếp

Xác định tiếp điểm: nối OO1, OO2 ta có T1, T2 chính là hai tiếp điểm

Vẽ cung tròn tâm O bán kính R, từ T1 đến T2

Hình 2.19: Tiếp xúc trong

Trang 40

c Vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong

Tìm tâm O: Vẽ đường tròn tâm O1 bán kính R - R1 và đường tròn tâm O2 bán kính R +

R1 Hai đường tròn này cắt nhau tại O O chính là tâm cung tròn nối tiếp

Xác định tiếp điểm: nối OO1, OO2 ta có T1, T2 chính là hai tiếp điểm

Vẽ cung tròn tâm O bán kính R, từ T1 đến T2

Hình 2.20: Vừa tiếp xúc ngoài vừa tiếp xúc trong

5 Vẽ đường elip

5.1 Đường elip theo 2 trục AB và CD vuông góc với nhau

Đường elip là quỹ tích của những điểm có tổng khoảng cách đến hai điểm cố định F1, F2

bằng một hằng số lớn hơn khoảng cách giữa hai điểm F1, F2

MF 1 + MF 2 = 2a > F 1 F 2

Hình 2.21: E líp

Vẽ hai đường tròn đường kính AB và CD

Chia hai đường tròn này ra làm nhiều phần bằng nhau Với từng cặp điểm tương ứng trên đường tròn đường kính AB và CD ta kẻ những đường thẳng song song với CD và AB, hai đường thẳng này cắt nhau tại một điểm nằm trên elip (hình vẽ)

Ngày đăng: 12/03/2024, 09:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w