1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

So sánh:TiêuchíQuyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu những tàisản hữu hìnhkháiniệmSở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp cácquyền đối với tài sản vô hình là thành quả laođộng sáng tạo hay

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT DÂN SỰ MÔN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ LỚP DS46A2 BÀI THẢO LUẬN LẦN 1 NHÓM 4 Họ và tên MSSV 1 Đỗ Bùi Huy Hoàng 2153801012085 2 Trượng Chi Khảo 2153801012100 3 Hán Hoàng Lam 2153801012106 4 Lại Duy Lộc 2153801012122 5 Nguyễn Cát Lượng 2153801012124 6 Kiều Nữ Xuân Mai 2153801012126 7 Nguyễn Dương Phương Mai 2153801012127 8 Lương Nguyễn Tiến Mạnh 2153801012128 MỤC LỤC A PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM, NỘP BÀI VÀ THẢO LUẬN TẠI LỚP 1 1 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình? .1 2 Tại sao nói “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ có thời hạn” Cho biết quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng .4 3 Đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra 6 4 Trình bày những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 về Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ .7 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 được xây dựng dựa trên chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập” Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách này? .8 B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM VÀ NỘP BÀI, KHÔNG THẢO LUẬN TẠI LỚP 8 1 Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì? .9 2 Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? 9 3 Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả 10 A PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM, NỘP BÀI VÀ THẢO LUẬN TẠI LỚP 1 Vì sao cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ? Quyền sở hữu trí tuệ có những đặc trưng gì so với các tài sản hữu hình? Cần phải bảo hộ tài sản trí tuệ vì: - Về phía tác giả: Chống lại việc sao chép, sử dụng tài sản trí tuệ của người khác, xâm phạm quyền lợi, lợi ích của cá nhân, tổ chức Thúc đẩy sự sáng tạo, nghiên cứu, đầu tư vào các lĩnh vực để tạo ra sản phẩm từ phía các doanh nghiệp sản xuất, mang lại doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp thu hẹp phạm vi giải thể hoặc phá sản do thua lỗ Từ đó, cũng mang lại một nguồn kinh phí lớn cho nước nhà tránh thâm hụt ngân sách cho nạn buôn bán hàng giả Tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh Giúp tác giả, chủ sở hữu độc quyền khai thác lợi ích kinh tế từ tài sản trí tuệ của mình - Về phía cộng đồng: Đều có thể tiếp cận được tri thức, kinh nghiệm của mọi người So sánh: Tiêu Quyền sở hữu trí tuệ Quyền sở hữu những tài chí sản hữu hình khái Sở hữu trí tuệ được định nghĩa là tập hợp các Là tài sản được biểu hiện niệm quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao dưới hình thái vật chất động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các (nhà xưởng, máy móc, chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ thiết bị, vật tư, hàng hóa, ), có thể nhìn thấy được và có trị giá đo lường cụ thể Đối Tài sản vô hình là kết quả của quá trình tư duy Tài sản hữu hình, được tượng sáng tạo trong bộ não con người được biểu quy định tại Điều 163 hiện dưới nhiều hình thức BLDS bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các Là những tài sản không nhìn thấy được, quyền tài sản nhưng trị giá được tính bằng tiền và có thể trao đổi Ví dụ: tác phẩm văn học, nghệ thuật, 1 khoa học; cuộc biểu diễn Hình Tồn tại dưới dạng quyền tài sản và Thể hiện dưới dạng hình thái quyền nhân thân thái vật chất nhất định Bảo hộ Không gian: Bảo hộ quyền sở hữu tài tài sản sản hữu hình pháp luật sở hữu Có giới hạn nhất định Chỉ được bảo hộ trong không đặt ra thời hạn bảo phạm vi một quốc gia, khi có tham gia Điều hộ cho những tài sản này, ước quốc tế về sở hữu trí tuệ thì lúc đó phạm tài sản hữu hình có thời vi bảo hộ được mở rộng ra các quốc gia thành hạn bảo hộ tuyệt đối viên Ví dụ: bạn đăng ký bảo hộ ở quốc gia A thì trong phạm vi quốc gia này, không ai được xâm phạm đến quyền sở hữu của bạn đối với tài sản đó Tuy Bảo hộ một cách tuyệt đối tuy nhiên quyền này không hề có giá trị tại quốc gia B (hay C) khác, trừ khi các quốc gia này cùng tham gia một Điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Thời gian: Pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm Hết thời hạn bảo hộ này (bao gồm cả thời hạn gia hạn nếu có), tài sản đó trở thành tài sản chung của nhân loại, có thể được phổ biến một cách tự do mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu Ví dụ: Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam quy định: Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm 2 mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình v.v Phạm vi bảo hộ không bị bỏ hẹp trong một quốc gia Căn cứ - Quyền tác giả tác phẩm được sáng tạo và - Do lao động, hoạt động xác lập được thể hiện dưới hình thức nhất định sản xuất, kinh doanh, thu (Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT) hoa lợi, lợi tức quyền đối với cây trồng: khi đăng lý - Quyền liên quan: khi biểu diễn, ghi âm, ghi bảo hộ tại cơ quan nhà hình, chương trình phát sóng (Khoản 2 Điều nước có thẩm quyền 6 Luật SHTT) - Được chuyển giao, tặng - Quyền SH công nghiệp: Đối với tên thương cho, thừa kế mại được xác lập khi sử dụng hợp pháp tên đó (Khoản 3,4 Điều 6 Luật SHTT) - Tạo thành phẩm mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế - Quyền sở hữu Quyền sở hữu chỉ đề cao biến - Các trường hợp quyền sử dụng, định đoạt Vì bản chất là tài chiếm hữu theo qui định sản vô hình, chúng ta không thể cầm nắm của pháp luật Điều 170 được tài sản nên quyền chiếm hữu ít được đề BLDS cập tới - Việc định đoạt tài sản hữu hình cần kèm theo với sự chiếm hữu Ví dụ: A chỉ có thể quyền sử dụng một chiếc xe nếu B là chủ sở hữu giao quyền chiếm hữu chiếc xe cho A Đăng - Các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ gồm - Đăng ký quyền sở hữu ký bảo quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, đối với tài sản là bất động hộ quyền đối với giống cây trồng Có quyền phải sản, nếu là động sản chỉ đăng ký bảo hộ tại cơ quan Nhà nước có thẩm đăng ký khi pháp luật có quyền mới phát sinh quyền được bảo hộ Tuy qui định (Điều 167 nhiên, quyền tác giả thì phát sinh mà không BLDS) cần đăng ký (Điều 49, 86, 87, 88, 164 LSHTT) 3 Định Tài sản vô hình gặp khó khăn trong việc xác - Tài sản hữu hình dễ dàng giá định giá trị xác định giá trị 2 Tại sao nói “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bảo hộ có thời hạn” Cho biết quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng - Bảo hộ quyền SHTT là bảo hộ có thời hạn là vì sở dĩ quyền SHTT có những đặc điểm đặc trưng hơn so với những đối tượng khác ở thời hạn bảo hộ vì nó xuất phát từ nguyên tắc cân bằng lợi ích Việc sở hữu một tài sản hữu hình như cái xe hay cái máy tính thì nó là vấn đề của cá nhân mà không ảnh hưởng gì tới xã hội Tuy nhiên những tài sản trí tuệ có giá trị rất lớn và nó có thể quyết định tới sự phát triển chung của xã hội Ví dụ, những tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học tác động đến sự phát triển văn hóa, nghệ thuật, khoa học, công nghiệp của quốc gia hay những sáng chế cũng tác động rất lớn đến sự phát triển của xã hội Vì thế, cần đặt ra nguyên tắc cân bằng lợi ích Việc cân bằng này là cân bằng giữa hai lợi ích, lợi ích đầu tiên là lợi ích của chủ sở hữu, của tác giả nghĩ ra tài sản trí tuệ đó và lợi ích thứ hai là lợi ích cộng đồng Một mặt đặt ra luật này là để bảo vệ quyền lợi cho tác giả, cho chủ sở hữu nhưng bên cạnh đó cũng cân nhắc việc bảo vệ lợi ích công cộng Do đó, pháp luật quy định cho tác giả, chủ sở hữu được độc quyền khai thác tài sản trí tuệ của mình trong khoảng thời gian nhất định Sau khi hết thời gian đó, có thể hiểu rằng chủ sở hữu, tác giả đó đã lấy lại được hết những gì mình bỏ ra để tạo ra tài sản trí tuệ Khi ấy, tác giả, chủ sở hữu phải có trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng Điều ấy tương ứng với thời hạn bảo hộ cho từng đối tượng - Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: điều 27 Căn cứ Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả được hiểu như sau: + Thứ nhất, bảo hộ vô thời hạn (Quyền nhân thân gắn với tác giả không thể chuyển dịch) Các quyền tác giả được bảo hộ vô thời hạn: Quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả (khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật SHTT) 4 + Thứ hai, bảo hộ có thời hạn (Quyền nhân thân có thể chuyển dịch và quyền tác giả) Đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, điện ảnh, tác phẩm khuyết danh: 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu Đối với tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn là 25 năm kể từ khi tác phẩm được hình thành thì thời hạn bảo hộ là 100 năm + Đối với các tác phẩm thuộc loại hình khác: được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả qua đời Căn cứ vào Điều 24 NĐ 22/2018/NĐ-CP thì đối với tác phẩm di cảo: thì thời hạn là 50 năm kể từ ngày đầu tiên tác phẩm được công bố - Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp: Điều 93 Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ; đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp có thể bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý Căn cứ Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu như sau: + Thời hạn bảo hộ đối với sáng chế: Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn + Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp: Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm + Thời hạn bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: thời hạn của văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn trong khoảng thời gian sau: ▪ Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn; ▪ Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký; hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới; ▪ Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí + Thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu: Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm 5 + Thời hạn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý: Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp và chỉ chấm dứt khi các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó + Thời hạn bảo hộ đối với tên thương mại: Tên thương mại được bảo hộ một cách tự động trong suốt quá trình chủ thể kinh doanh hoạt động và chấm dứt bảo hộ khi chủ thể đó không còn kinh doanh + Thời hạn bảo hộ đối với bí mật kinh doanh: Bí mật kinh doanh được bảo hộ theo cơ chế tự động mà không cần phải đi đăng ký bảo hộ và được bảo hộ không thời hạn; trừ trường hợp nó bị bộc lộ theo phương pháp chứng minh ngược hoặc được nhiều người biết đến thì sẽ không được coi là bí mật kinh doanh - Thời hạn bảo hộ quyền đối với cây giống: Căn cứ vào Điều 169 Luật SHTT thì bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 25 năm đối với giống cây thân gỗ và cây nhỏ; đến hết 20 năm đối với các giống cây trồng khác 3 Đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo và các sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra Về định nghĩa, Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là loại hình trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người; thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science) Trí tuệ nhân tạo tạo ra sản phẩm bằng cách đưa ra các quyết định độc lập trong việc xác định tác phẩm sẽ trông như thế nào dựa trên kho dữ liệu được cung cấp bởi nhà lập trình, dẫn tới kết quả là sản phẩm không có một tính cố định và thay đổi liên tục tới mức mà chính nhà lập trình hay người sử dụng khó dự đoán được * Đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo: Theo định nghĩa trên thì có thể xem AI là một chương trình thuật toán do một người viết ra và thuộc vào trường hợp được quy định tại điểm m khoản 1 điều 14 Luật sở hữu trí tuệ VBHN số 11 năm 2022 Tức là khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam là đã được bảo đảm bởi các quy định của pháp luật Trên thực tế, khi muốn sử dụng một công cụ AI như Chat GPT thì người dùng cũng phải trả tiền bản quyền cho nhà lập trình và phát triển 6 * Đánh giá khả năng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra: Xét về mặt pháp lý, luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc bảo hộ quyền tác giả đối với các sản phẩm do AI tạo ra Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 VBHN Luật SHTT số 11 năm 2022, thì pháp luật Việt Nam cho rằng chỉ những sản phẩm do chính chủ thể là “con người” trực tiếp làm ra mới được bảo hộ quyền tác giả Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ xác định chủ thể đối với quyền tác giả là cá nhân và tổ chức chưa xác định chủ thể là trí tuệ nhân tạo Do đó tác phẩm được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam chưa được bảo hộ quyền tác giả Tuy nhiên thực tế, một số nơi trên thế giới lại đã bắt đầu xem xét công nhận bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm do AI tạo ra nếu tác phẩm đó đạt đủ điều kiện để bảo vệ quyền tác giả đồng thời người dùng công cụ AI đó chứng minh được họ có đóng góp đáng kể trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm Như ở Đạo luật bản quyền của Nam Phi có quy định về các tác phẩm được tạo ra bằng máy tính (công cụ AI) và đề cập rằng “tác giả” của tác phẩm do máy tính tạo ra là người chịu trách nhiệm sắp xếp để tạo ra tác phẩm… Việc thiếu các quy định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm do AI tạo ra đặt thách thức và hướng phát triển cho hệ thống pháp luật Việt Nam Để theo kịp với những phát triển công nghệ, Việt Nam có thể cần xem xét cập nhật khung pháp lý SHTT của mình, xem xét các tiêu chuẩn quốc tế và tham khảo cách tiếp cận của các quốc gia khác đối với vấn đề này Các cơ quan lập pháp và tư pháp có thể phải cân nhắc việc tạo ra các quy định mới hoặc sửa đổi các quy định hiện tại để đáp ứng nhu cầu của xã hội số và sự tiến của công nghệ AI 4 Trình bày những điểm mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 về Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 quy định những điểm mới về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như sau: Luật sở hữu trí tuệ 2022 đã có những điểm mới tại Điều 198 quy định về quyền tự bảo vệ Tại khoản 1a Điều này quy định: “chủ thể có quyền sở hữu trí tuệ có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình” Khoản 4 quy định: “Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lí để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật” và Khoản 5 của Điều này quy định: “Tổ chức, cá nhân lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà gây thiệt hại cho tổ 7 chức, cá nhân khác thì tổ chức, cá nhân bị thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên lạm dụng thủ tục đó phải bồi thường cho những thiệt hại do việc lạm dụng gây ra, trong đó bao gồm chi phí hợp lí để thuê luật sư Hành vi lạm dụng thủ tục bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hành vi cố ý vượt quá phạm vi hoặc mục tiêu của thủ tục này” Không những thế còn có điểm mới là Điều 198a quy định về giả định về quyền tác giả, quyền liên quan, Điều 198b quy định về trách nhiệm pháp lí về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian Tại Điều 201 quy định về giám định về sở hữu trí tuệ cũng có điểm mới như tại Khoản 1a Điều này quy định về giám định về sở hữu trí tuệ bao gồm: a) giám định về quyền tác giả và quyền liên quan; b) giám định về quyền sở hữu công nghiệp; c) giám định về quyền đối với cây trồng Khoản 2, 3, 4 của Điều này cũng thay đổi và Điều 201 năm 2022 còn bổ sung thêm khoản 5 và Khoản 6 5 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 được xây dựng dựa trên chính sách: “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập” Bạn hiểu như thế nào về hai chính sách này? - Đối với chính sách thứ nhất “Đảm bảo mức độ bảo hộ thỏa đáng và cân bằng trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” có thể thấy chính sách này đã mở rộng hơn về phạm vi để bảo vệ tốt hơn quyền tác giả không chỉ đối với tác giả nói chung mà còn những tác giả bị khiếm khuyết về mặt thể chất nên đã bổ sung thêm điều 25a ở Luật mới - Đối với chính sách thứ hai “Bảo đảm thi hành đầy đủ và nghiêm túc các cam kết quốc tế của Việt Nam và bảo hộ sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập” vì thế giới ngày càng phát triển để giúp đất nước tiến triển một cách tốt nhất thì việc hợp tác cùng giúp nhau là việc cần được đề cao từ đó tính cộng đồng và đảm bảo lợi ích chung trong cộng đồng càng được nâng cao và quan trọng hóa thể hiện qua việc khi sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ các nhà làm luật nước ta đã kết hợp một số Hiệp định nước ngoài như sửa đổi, bổ sung Điều 4 Sửa đổi khái niệm “kiểu dáng công nghiệp” để phù hợp với Điều 12.35 Hiệp định EVFTA, Điều 72, 73, 105 để phù hợp với Điều 18.18 Hiệp định CPTPP hay điều 93 sửa đổi về thời điểm hiệu lực của đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid, đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay; 8 B PHẦN CÂU HỎI SINH VIÊN LÀM VÀ NỘP BÀI, KHÔNG THẢO LUẬN TẠI LỚP Ngày 19/8/2021, cơ quan điều tra công an Tp HCM đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên website www.phimmoi.net Bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan đến vụ việc này và cho biết: 1 Đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là gì? Hành vi của website www.phimmoi.net là sử dụng tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan ngoài ra còn sao chép và phân phối không được sự cho phép Do đó, đối tượng bị xâm phạm trong vụ việc trên là quyền tác giả và quyền liên quan, cụ thể website www.phimmoi.net đã vi phạm điều 21 Luật sở hữu trí tuệ về Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh Bên cạnh đó, hành vi đó còn xâm phạm đến quyền liên quan như là quyền của các nhà sản xuất phương tiện ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh, tổ chức truyền hình và các nghệ sĩ biểu diễn trong việc sử dụng các tác phẩm đã được công bố được quy định tại điều 28 đến 41 Luật sở hữu trí tuệ Quyền liên quan không phải là quyền tác giả nhưng được bảo hộ tương tự như quyền tác giả 2 Theo quy định của Bộ luật Hình sự, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như thế nào? Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại điều 225 Bộ luật hình sự 2015 Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan là hành vi của người không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình, qua đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan được bảo hộ tại Việt Nam.1 - Chủ thể của tội phạm: Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có năng lực trách nhiệm hình sự - Mặt chủ quan của tội phạm: Người, pháp nhân phạm tội thực hiện tội phạm này lỗi cố ý - Khách thể của tội phạm: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền tác giả được pháp luật bảo vệ - Mặt khách quan của tội phạm: + Về hành vi Có một trong các hành vi sau: 1 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm – quyển 1), tr.371, 372 9 ▪ Có hành vi sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình (như dùng tác phẩm là cuốn sách đã được xuất bản phôtô ra thành nhiều bản khác ); ▪ Sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử; - Có hành vi phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình (như phân phối đĩa chương trình ca nhạc đã được in sao từ đĩa chương trình ca nhạc đã được công bố ra công chúng); 3 Quan điểm cá nhân về hướng giải quyết vụ việc trên liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả Phimmoi.net được biết đến là một trang web "phim lậu” lớn, chuyên đăng tải trái phép các bộ phim truyền hình, phim điện ảnh, mà theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật SHTT 2005 thì phim ảnh hay tác phẩm điện ảnh là một trong những đối tượng được Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ Ngày 19/8/2021, Công an TP.HCM đã khởi tố hình sự trang web trên với tội danh “Xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan." Theo khoản 1 Điều 225 BLHS 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017): “Người nào không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện một trong các hành vi: sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình Từ đó xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng Theo thông tin từ HypeStat, trang web này kiếm được khoảng 58.290 USD (hơn 1,3 tỷ đồng)/tháng từ doanh thu quảng cáo 2 Do đó, nếu như theo thống kê này thì hành vi của Phimmoi.net đã đủ để cấu thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan Phimmoi.net là trang web có lượng truy cập lớn, đã xâm phạm bản quyền của nhiều hãng phim Khoản 2 Điều 4 Luật SHTT quy định quyền tác giả đối với các tác phẩm như phim ảnh là quyền của tổ chức, cá nhân sáng tạo ra hoặc chủ sở hữu tác phẩm điện ảnh Phimmoi.net không có quyền tác giả nhưng đã có hành vi sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh trên không gian mạng mà không được sự cho phép của chủ thể quyền tác giả, đó là hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định tại Điều 28 Luật SHTT Do đó, bên cạnh việc khởi tố hình sự thì trang web này cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi của mình Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm 2 Khởi tố phimmoi.net: 'Dấu mốc cực kỳ quan trọng trong xử lý vi phạm bản quyền phim', Báo Tuổi trẻ, ngày 28/08/2021 10 tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hai thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” Hành vi của Phimmoi.net đã xâm phạm tới tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu các sản phẩm điện ảnh, đây là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng Đồng thời, trên thực tế đã có thiệt hại xảy ra và những thiệt hại này có mối quan hệ nhân quả với hành vi trái pháp luật của Phimmoi.net Do đó, Phimmoi.net phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các chủ thể nêu trên Đồng thời, theo khoản 4 Điều 589 BLDS 2015 và Điều 204 Luật SHTT 2005 thì thiệt hại ở đây sẽ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần Thiệt hại về vật chất sẽ bao gồm tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận, tổn thất về cơ hội kinh doanh, chi phí ngăn chặn, khắc phục thiệt hại Trong vụ việc này, để xác định được mức bồi thường, theo Điều 205 Luật SHTT, mức bồi thường sẽ được dựa trên một trong các căn cứ sau: + Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất; + Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHTT với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng SHTT trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện; + Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền SHTT đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật; + Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng Hiện nay, chưa có quy phạm pháp luật xử phạt những người xem phim lậu trên các trang web như phimmoi.net Một trong những lý do xuất phát từ việc khó kiểm soát, phát hiện và xác minh những người xem phim lậu là ai Do đó để hạn chế sự phát triển của các trang web phim lậu mỗi người xem cần là những người xem văn minh, có ý thức pháp luật về tôn trọng quyền tác giả 11

Ngày đăng: 12/03/2024, 08:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w