1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Toàn cầu hóa tài chính cơ hội và khủng hoảng

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Toàn Cầu Hóa Tài Chính Cơ Hội Và Khủng Hoảng
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 704,03 KB

Nội dung

Ba loại lợi nhuận từ giao dịch- Tất cả các giao dịch giữa các quốc gia khác nhau rơi vào một trong ba trường hợp:+ Giao dịch hàng hóa và dịch vụ để lấy hàng hóa và dịch vụ khác: các quốc

Trang 1

CƠ HỘI VÀ KHỦNG HOẢNG

MỤC LỤC

I THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ VÀ LỢI NHUẬN TỪ THƯƠNG MẠI 1

1 Ba loại lợi nhuận từ giao dịch 1

2 Mức ngại rủi ro 1

3 Đa dạng hóa danh mục đầu tư như 1 động cơ cho giao dịch tài sản quốc tế 2

4 Danh sách tài sản quốc tế: Nợ và VCSH 3

II NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ 3

1 Cấu trúc của thị trường vốn quốc tế: 3

a Các ngân hàng thương mại 3

b Các tập đoàn 4

c Các tổ chức tài chính phi ngân hàng 4

d Ngân hàng trung ương và các cơ quan CP khác 5

2 Ngân hàng nước ngoài và giao dịch tiền tệ nước ngoài 5

3 Hệ thống ngân hàng ngầm (The shadowing Banking system) 6

a Định nghĩa: 6

b Vai trò: 6

c Mối liên hệ giữa hoạt động ngân hàng ngầm với thị trường tài chính: 7

III SỰ MONG MANH VỀ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG 7

1 Vấn đề dẫn đến thất bại/phá sản của ngân hàng 7

2 Các biện pháp bảo vệ của chính phủ chống lại sự bất ổn tài chính 8

a Bảo hiểm tiền gửi 8

b Các yêu cầu dự trữ 8

c Các yêu cầu về vốn và sự hạn chế tài sản 8

d Kiểm tra ngân hàng 8

e Người cho vay cuối cùng 8

f Tái cơ cấu và cứu trợ do Chính phủ tổ chức 9

3 Rủi ro đạo đức và vấn đề “Too big to fail” 9

IV BỘ BA BẤT KHẢ THI 10

V CÁCH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ PHÂN BỔ VỐN VÀ RỦI RO HIỆU QUẢ .12 1 Mức độ đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế (“Không bỏ hết trứng vào cùng một giỏ” - Warren Buffett) 12

2 Thương mại liên thời gian (Intertemporal Trade) 13

3 Chênh lệch lãi suất trong và ngoài nước 15

Trang 2

CASE STUDY: KINH TẾ VIỆT NAM HẬU COVID-19 17

1 Tăng trưởng kinh tế hậu Covid-19 có những chính sách gì, gắn liền với cán cân thương mại (Cụ thể là FDI) 17

2 Gắn với chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam (đứng trước bối cảnh đó, chúng

ta đã trải qua những vấn đề điều hành như thế nào sau hậu Covid?) 20

3 Cơ hội và khủng hoảng (đánh vào điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam) 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

I THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ VÀ LỢI NHUẬN TỪ THƯƠNG MẠI

1 Ba loại lợi nhuận từ giao dịch

- Tất cả các giao dịch giữa các quốc gia khác nhau rơi vào một trong ba trường hợp:

+ Giao dịch hàng hóa và dịch vụ để lấy hàng hóa và dịch vụ khác: các quốc gia

tập trung vào các hoạt động sản xuất hiệu quả nhất bằng cách sử dụng một số sảnphẩm đầu ra đó của mình để thanh toán cho việc nhập khẩu các sản phẩm khác từ nướcngoài

+ Giao dịch hàng hóa và dịch vụ để đổi lấy tài sản: là nhóm lợi ích thương mại

có được từ thương mại liên thời gian

VD: Một nước đang phát triển vay mượn nước ngoài (bán trái phiếu cho nước ngoài)

để có thể nhập khẩu nguyên liệu cho một dự án đầu tư trong nước  Đất nước đóđang tham gia vào thương mại liên thời gian - việc đó sẽ không thể thực hiện được nếukhông có thị trường vốn quốc tế

+ Giao dịch tài sản để lấy tài sản:

VD: Việc trao đổi bất động sản ở Pháp để mua trái phiếu kho bạc Mỹ.

Lưu ý: Trong thực tế, các loại hình thương mại khác nhau có thể xảy ra cùng lúc vì

chúng bổ sung cho nhau

2 Mức ngại rủi ro

Khi các cá nhân lựa chọn tài sản, một yếu tố quan trọng trong quyết định của họ là rủi

ro lợi nhuận của mỗi tài sản Khi các yếu tố khác không đổi, mọi người không thích

Trang 4

rủi ro Các nhà kinh tế gọi đặc tính này là mức ngại rủi ro của con người Các nhà

đầu tư e ngại rủi ro khi đầu tư vào tài sản ngoại tệ quốc tế sẽ căn cứ nhu cầu của họ đốivới một tài sản cụ thể dựa trên mức độ rủi ro của nó (được đo bằng phần bù rủi ro) bêncạnh lợi nhuận kỳ vọng của nó

VD: Giả sử bạn đặt cược một canh bạc trong đó tỉ lệ thắng/thua $1,000 là 50% Vì bạn

có khả năng thắng cũng như có khả năng thua $1,000, số tiền thu được trung bìnhtrong canh bạc này - giá trị kỳ vọng - là ½ * 1,000 + ½ * (-1,000) = 0 Nếu bạn làngười e ngại rủi ro, bạn sẽ không đánh cược vì đối với bạn khả năng thua $1,000 lớnhơn khả năng bạn thắng $1,000, mặc dù cả hai kết quả đều có khả năng xảy ra như

nhau Mức ngại rủi ro giúp giải thích được lợi nhuận của các công ty bảo hiểm bán

các chính sách cho phép mọi người bảo vệ bản thân hoặc gia đình họ khỏi những rủi

ro tài chính do trộm cắp, bệnh tật và những rủi ro khác

 Một danh mục đầu tư có lợi nhuận biến động mạnh qua từng năm sẽ ít được lựachọn hơn so với một danh mục có cùng mức lợi nhuận trung bình nhưng với mức biếnđộng nhẹ hơn Đây là cơ sở để hiểu tại sao các quốc gia trao đổi tài sản

3 Đa dạng hóa danh mục đầu tư như 1 động cơ cho giao dịch tài sản quốc tế

Thương mại quốc tế có thể làm cho cả hai bên tham gia được lợi bằng cách cho phép

họ giảm thiểu rủi ro lợi nhuận từ tài sản thông qua việc đa dạng hóa danh mục tài sản do đó làm giảm lượng tiền đầu tư vào từng tài sản riêng lẻ.

VD: Giả sử thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong đó cư dân của mỗi nước chỉ sở

hữu một tài sản duy nhất là đất nông nghiệp cho thu hoạch lúa gạo hằng năm Tuynhiên, năng suất là không cố định Một nửa thời gian, đất nông nghiệp của Việt Namcho thu hoạch 100 tấn lúa gạo trong khi của Mỹ chỉ cho ra thu hoạch là 50 tấn Nửathời gian còn lại, kết quả ngược lại: Thu hoạch của Mỹ là 100 tấn nhưng thu hoạch củaViệt Nam chỉ có 50 Bình quân mỗi nước có một vụ thu hoạch là ½ * 100 + ½ * 50 =

75 tấn lúa gạo nhưng người nông dân ở đó sẽ không biết liệu năm tới sẽ có lượng thuhoạch nào

Bây giờ giả sử hai quốc gia có thể trao đổi cổ phần sở hữu tài sản của họ Cư dân tạiViệt Nam sẽ mua 50% phần thu hoạch lúa gạo của Mỹ và họ sẽ trả tiền bằng cách traocho cư dân Mỹ 50% phần thu hoạch lúa gạo của họ Nếu danh mục đầu tư của 2 quốcgia được chia đều giữa hai tài sản, mỗi quốc gia thu được lợi nhuận nhất định là 75 tấnlúa gạo - bằng mức trung bình hoặc thu hoạch dự kiến của mỗi quốc gia trước khi giaodịch tài sản quốc tế được cho phép Vì mọi người đều e ngại rủi ro, cho nên họ đều ưutiên nắm giữ một danh mục đầu tư 50:50 được nói ở trên để thu về lợi nhuận chắc chắn

là 75 tấn lúa gạo mỗi năm Bởi vì giao dịch này loại bỏ rủi ro phải đối mặt bởi cả hainước mà không thay đổi lợi nhuận trung bình, cả hai nước đều được lợi từ việc giaodịch tài sản

Trang 5

 Ví dụ này chứng minh rằng các quốc gia có thể giảm thiểu rủi ro cho tài sản củamình bằng cách đa dạng hóa danh mục tài sản của họ trên phạm vi quốc tế Việc đadạng hóa danh mục tài sản này có thể xảy ra nhờ thị trường vốn quốc tế.

4 Danh sách tài sản quốc tế: Nợ và VCSH

- Phân biệt công cụ nợ và công cụ vốn

+ Trái phiếu và tiền gửi tiết kiệm là các công cụ nợ, vì người phát hành công cụ

phải hoàn trả một giá trị cố định (gốc cộng với lãi) bất kể hoàn cảnh kinh tế

+ Cổ phiếu là một công cụ vốn vì nó phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty, chứ

không phải là một khoản thanh toán cố định và mức hoàn trả của nó sẽ thay đổi tùytheo hoàn cảnh

 Bằng cách phân chia danh mục đầu tư hợp lý giữa công cụ nợ và công cụ vốn, các

cá nhân và quốc gia có thể sắp xếp duy trì mức tiêu dùng và đầu tư mong muốn bấtchấp các tình huống khác nhau có thể xảy ra

II NGÂN HÀNG QUỐC TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG VỐN QUỐC TẾ

1 Cấu trúc của thị trường vốn quốc tế:

Bao gồm các Ngân hàng thương mại, các tập đoàn, các tổ chức tài chính phi ngân hàng

(VD: các công ty bảo hiểm, quỹ thị trường tiền tệ, quỹ phòng hộ và quỹ hưu trí), các

Ngân hàng trung ương và các cơ quan chính phủ khác

a Các ngân hàng thương mại

- Là trung tâm của thị trường vốn quốc tế

- Điều hành cơ chế thanh toán quốc tế và đảm nhận các hoạt động tài chính ở phạm virộng

Trang 6

- Các Ngân hàng quốc tế được tự do theo đuổi các hoạt động ở nước ngoài mà họkhông được phép theo đuổi ở quê nhà => Sự phát triển nhanh chóng của Ngân hàngquốc tế trong những năm qua.

b Các tập đoàn

- Các tập đoàn có hoạt động đa quốc gia (VD: Coca-cola, Toyota, Nike, ) thường tài

trợ cho các khoản đầu tư của mình bằng cách huy động nguồn vốn nước ngoài

(Công cụ nợ doanh nghiệp: Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2009 Công cụ nợ là tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.)

- Định nghĩa “Tài trợ bằng nợ”: chỉ việc các công ty, chính phủ sử dụng tiền vay

hay tín dụng để thanh toán (tài trợ) các khoản chi tiêu của mình Những khoản chi tiêunhư vậy thường gắn với việc phát hành trái phiếu ngắn hạn và dài hạn

c Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Là những nhân tố quan trọng trên thị trường vốn quốc tế khi chuyển sang đầu tư vào

tài sản nước ngoài  Mục đích: đa dạng hóa danh mục đầu tư

- Ngân hàng đầu tư:

+ Không là ngân hàng hoàn toàn

+ Nhiệm vụ: bảo lãnh bán cổ phiếu và trái phiếu của các tập đoàn và chính phủ.+ Cung cấp lời khuyên cho việc sáp nhập và mua lại

+ Tạo thuận lợi cho các giao dịch của khách hàng

+ Có thể độc lập nhưng đa số thuộc các tập đoàn lớn như Citygroup, GoldmanSachs, Barclays Capital,

VD các tổ chức phi ngân hàng: công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ tương hỗ, quỹ

phòng hộ,

Trang 7

d Ngân hàng trung ương và các cơ quan CP khác

- Ngân hàng trung ương tham gia thị trường tài chính quốc tế thông qua can thiệpngoại hối

(Chính sách can thiệp trên thị trường ngoại hối của NHNN Việt Nam đã có tác dụng thể hiện trên 4 mặt sau đây:

+ Một là, dự trữ ngoại hối tăng qua các năm đều đạt mức chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

+ Hai là, tỷ giá được giữ ổn định theo mức NHNN mong muốn đảm bảo kích thích xuất khẩu

+ Ba là, tạo kỳ vọng hợp lý về tỷ giá trên thị trường

+ Bốn là, đáp ứng cơ bản các nhu cầu về ngoại tệ cho hoạt động xuất nhập khẩu, thanh toán nghĩa vụ nợ với nước ngoài.)

- Các cơ quan CP khác: thường xuyên vay mượn từ nước ngoài (vay mượn từ các ngânhàng thương mại nước ngoài và thường xuyên bán trái phiếu ra nước ngoài.)

 Thị trường vốn quốc tế tăng nhanh bởi (dỡ bỏ rào cản đối với dòng vốn tư nhânxuyên biên giới; áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt; cho phép tự do thanh toán xuyênbiên giới)

2 Ngân hàng nước ngoài và giao dịch tiền tệ nước ngoài

- Ngân hàng nước ngoài: là hoạt động kinh doanh mà các văn phòng nước ngoài của

ngân hàng tiến hành bên ngoài đất nước của họ Các ngân hàng có thể tiến hành kinhdoanh nước ngoài thông qua:

+ Một văn phòng đại lí ở nước ngoài: thực hiện việc cho vay, chuyển tiền nhưng

không nhận tiền gửi

+ Ngân hàng con ở nước ngoài: Ngân hàng nước ngoài là chủ sở hữu kiểm soát.

Công ty con phải tuân thủ các quy định tương tự như các ngân hàng trong nước, khôngtuân theo các quy định của quốc gia nơi ngân hàng mẹ

+ Một chi nhánh ở nước ngoài: là văn phòng của ngân hàng trong nước ở nước

khác; thực hiện kinh doanh theo quy định của ngân hàng địa phương nhưng có thể tậndụng sự khác biệt về quy định xuyên biên giới

- Sự phát triển của giao dịch tiền tệ ở nước ngoài đi đôi với sự phát triển của ngânhàng nước ngoài

Trang 8

- Tiền gửi ở nước ngoài: là tiền gửi ngân hàng bằng loại tiền tệ khác với loại tiền tệ của quốc gia nơi ngân hàng cư trú (VD: tiền gửi bằng đồng Yên tại ngân hàng Luân

Đôn)

- Động lực thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động ngân hàng nước ngoài và giao dịch tiền tệ:

+ Sự tăng trưởng của thương mại quốc tế

+ Hoạt động doanh nghiệp mở rộng, mang tính chất đa quốc gia

+ Mong muốn của các ngân hàng nhằm thoát khỏi các quy định của chính phủ trongnước về hoạt động tài chính (có thể là thuế) bằng cách chuyển 1 số hoạt động ra nướcngoài và lấy ngoại tệ

+ Chính trị: mong muốn 1 số người nắm giữ tiền tệ bên ngoài sẽ ổn định

+ Cho phép tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới trên toàn cầu

3 Hệ thống ngân hàng ngầm (The shadowing Banking system)

a Định nghĩa:

- Hoạt động ngân hàng ngầm là hoạt động mang tính chất ngân hàng do các định chếtài chính phi ngân hàng thực hiện nhưng chưa nằm trong sự quản lý giám sát của các

cơ quan nhà nước như hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống

- Các chủ thể tham gia: gồm các các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các cánhân, tổ chức khác trong nền kinh tế hay hoạt động ngân hàng ngầm diễn ra ngaytrong chính các ngân hàng thương mại

- Không chịu sự kiểm soát hay ít bị chịu sự kiểm soát của ngân hàng Nhà nước cũngnhư không được sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân hàng trung ương khi có vấn đề về thanhkhoản như cho vay tái cấp vốn hay tái chiết khấu

Trang 9

c Mối liên hệ giữa hoạt động ngân hàng ngầm với thị trường tài chính:

Liên quan chặt chẽ tới các chủ thể như ngân hàng thương mại truyền thống, công tychứng khoán, công ty bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác hay các nhà đầu tư trên thịtrường

 Khi ngân hàng ngầm đổ vỡ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính nóichung

III SỰ MONG MANH VỀ TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG

1 Vấn đề dẫn đến thất bại/phá sản của ngân hàng

- Một ngân hàng phá sản khi nó không thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình đối vớingười gửi tiền và các chủ nợ khác

+ Các ngân hàng sử dụng vốn vay để cho vay và mua các tài sản khác, nhưng một

số của những người đi vay tại ngân hàng có thể thấy mình không có khả năng trả nợ,hoặc tài sản của ngân hàng có thể giảm giá trị vì một số lý do khác

Khi điều này xảy ra, ngân hàng có thể không có khả năng thanh toán các khoản

nợ ngắn hạn.

- Một đặc điểm đặc biệt của ngân hàng là tình hình tài chính của ngân hàng phụ thuộcvào người gửi tiền (và các chủ nợ khác) tin tưởng vào giá trị tài sản của mình

Ví dụ: nếu người gửi tiền tin rằng nhiều tài sản của ngân hàng đã giảm giá trị, mỗi

người sẽ có động cơ rút tiền của mình và gửi chúng vào một ngân hàng khác Mộtngân hàng phải đối mặt với tình trạng mất tiền gửi lớn và đột ngột, có thể sẽ đóng cửa,ngay cả khi phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng đó về cơ bản là ổnđịnh

- Một khi một ngân hàng gặp rắc rối, sự nghi ngờ có thể đổ dồn vào các ngân hàngkhác đã cho ngân hàng đó vay tiền

- Dễ dàng hiểu được điểm yếu của ngân hàng bằng cách nhìn vào bảng cân đối kế toáncủa ngân hàng đó

+ Tiền mặt trong kho của ngân hàng rõ ràng có thể được sử dụng bất cứ lúc nào đểđáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi tiền, cũng như tiền gửi ngân hàng trung ương,

Trang 10

nhưng các khoản vay không thể được yêu cầu tùy ý, và do đó thường có tính thanhkhoản cao Ngược lại, chứng khoán có thể bán được có thể được bán đi, nhưng nếuđiều kiện thị trường không thuận lợi, ngân hàng có thể phải bán lỗ nếu buộc phải làmnhư vậy trong thời gian ngắn

+ Ngân hàng kiếm lợi nhuận bằng cách chấp nhận rủi ro rằng tài sản của mình có

thể giảm giá trị, đồng thời hứa với người gửi tiền và các chủ nợ ngắn hạn khác rằng họ

có thể lấy lại tiền bất cứ khi nào họ muốn

+ Tuy nhiên, nếu tất cả những người cho vay bán buôn từ chối gia hạn các khoảnvay ngắn hạn của họ với ngân hàng, ngân hàng sẽ phải tranh giành tiền mặt bằng cách

cố gắng bán bớt tài sản, giống như trường hợp rút tiền của ngân hàng bán lẻ

 Nhìn chung, bảng cân đối kế toán của các ngân hàng có đặc điểm là không khớp

kỳ hạn - họ có nhiều khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hơn là nắm giữ những tàisản đó - và đây là điều khiến họ dễ bị rút vốn

2 Các biện pháp bảo vệ của chính phủ chống lại sự bất ổn tài chính

a Bảo hiểm tiền gửi

Các ngân hàng được yêu cầu đóng góp cho FDIC để trang trải chi phí bảo hiểm Bảohiểm FDIC không khuyến khích những người gửi tiền nhỏ gửi tiền vào ngân hàng.Người gửi tiền không lo lắng

b Các yêu cầu dự trữ

Dự trữ bắt buộc là một công cụ khả thi của chính sách tiền tệ, ảnh hưởng đến mối quan

hệ giữa cơ sở tiền tệ và tổng lượng tiền tệ Đồng thời, yêu cầu dự trữ bắt buộc ngân

hàng phải nắm giữ một phần tài sản ở dạng thanh khoản để có thể dễ dàng huy độngnhằm đáp ứng các dòng tiền gửi rút ra đột ngột

c Các yêu cầu về vốn và sự hạn chế tài sản

Đặt ra mức vốn ngân hàng yêu cầu tối thiểu để giảm nguy cơ thất bại của hệ thống.Các quy định khác ngăn chặn các ngân hàng nắm giữ những tài sản “quá rủi ro” Cácngân hàng cũng phải giải quyết các quy định về việc cho vay một phần quá lớn tài sảncủa mình cho một khách hàng tư nhân hoặc một người vay chính phủ nước ngoài

d Kiểm tra ngân hàng

Các cơ quan giám sát của chính phủ có quyền kiểm tra sổ sách của ngân hàng để đảmbảo tuân thủ các tiêu chuẩn về vốn ngân hàng và các quy định khác Các ngân hàng cóthể bị buộc phải bán những tài sản mà người kiểm tra cho là quá rủi ro hoặc điều chỉnhbảng cân đối kế toán của họ bằng cách xóa các khoản vay mà người kiểm tra cho rằng

sẽ không được hoàn trả

Trang 11

e Người cho vay cuối cùng

Các ngân hàng có thể vay từ cửa sổ chiết khấu của ngân hàng trung ương hoặc từ các

cơ sở khác mà ngân hàng trung ương có thể cung cấp Nếu các ngân hàng cho rằngngân hàng trung ương sẽ luôn bảo lãnh cho họ thì họ sẽ gặp rủi ro quá mức Vì vậy,ngân hàng trung ương phải tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ LLR của mình với điềukiện quản lý hợp lý Để quyết định khi nào các ngân hàng gặp khó khăn không tự gánhchịu rủi ro, lý tưởng nhất là LLR nên tham gia chặt chẽ vào quá trình kiểm tra ngânhàng Tăng cường sự tin tưởng

f Tái cơ cấu và cứu trợ do Chính phủ tổ chức

Các cơ quan tài chính quốc gia, cùng với tiền của người nộp thuế, sẽ có ảnh hưởng.Ngân hàng trung ương và các cơ quan tài chính có thể tổ chức việc mua lại một ngânhàng đang phá sản bởi các tổ chức lành mạnh hơn Các cơ quan tài chính cũng có thểtái cấp vốn cho ngân hàng bằng tiền công, chính phủ trở thành chủ sở hữu toàn bộhoặc một phần của ngân hàng cho đến khi ngân hàng tự đứng vững trở lại và cổ phiếuđại chúng có thể được bán cho người mua tư nhân

3 Rủi ro đạo đức và vấn đề “Too big to fail”

- Các biện pháp bảo vệ ngân hàng được liệt kê ở trên thuộc hai loại: hỗ trợ tài chínhcho các ngân hàng hoặc khách hàng của họ và hạn chế việc ngân hàng chấp nhận rủi rothiếu khôn ngoan

 Hai loại biện pháp bảo vệ là bổ sung cho nhau, không phải thay thế Kỳ vọng vào

sự hỗ trợ của LLR hoặc gói cứu trợ do chính phủ tổ chức trong trường hợp có vấn đề

có thể khiến ngân hàng phải gia hạn các khoản vay quá rủi ro và trích lập dự phòngkhông thỏa đáng cho các khoản lỗ đầu tư

- Khả năng bạn sẽ ít quan tâm hơn đến việc ngăn chặn một tai nạn nếu bạn được bảo

hiểm trước tai nạn đó được gọi là rủi ro đạo đức

- Khi tin đồn bắt đầu lan truyền vào tháng 5 năm 1984 rằng Ngân hàng Quốc giaContinental Illinois đã thực hiện một số lượng lớn các khoản nợ khó đòi, ngân hàngnày bắt đầu nhanh chóng mất đi số tiền gửi lớn không được bảo hiểm Vào thời điểm

đó, ngân hàng này là ngân hàng lớn thứ bảy ở Hoa Kỳ và nhiều khoản tiền gửi của nóthuộc sở hữu của các ngân hàng nước ngoài, vì vậy sự thất bại của nó có thể gây ramột cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu lớn hơn nhiều Là một phần trong nỗ lựcgiải cứu của mình, FDIC đã mở rộng phạm vi bảo hiểm của mình cho tất cả các khoảntiền gửi của Continental Illinois, bất kể quy mô => thuyết phục mọi người rằng chính

phủ Hoa Kỳ đang thực hiện chính sách “Too big to fail” nhằm bảo vệ đầy đủ tất cả

các chủ nợ của các ngân hàng lớn nhất

- Khi một tổ chức tài chính có tầm quan trọng về mặt hệ thống, thì các nhà quản lý vàchủ nợ của tổ chức đó kỳ vọng rằng chính phủ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài

Trang 12

việc hỗ trợ tổ chức đó trong trường hợp tổ chức này gặp rắc rối Hậu quả là rủi ro đạođức tạo ra một vòng luẩn quẩn: Bởi vì tổ chức được coi là nằm dưới sự hỗ trợ củachính phủ, nó có thể vay với giá rẻ và tham gia vào các chiến lược rủi ro (trong thờiđiểm thuận lợi) mang lại lợi nhuận cao Lợi nhuận thu được cho phép tổ chức trở nênlớn hơn và liên kết chặt chẽ hơn, dẫn đến nhiều lợi nhuận hơn, tăng trưởng nhiều hơn

và nhiều rủi ro đạo đức hơn Kết quả là toàn bộ hệ thống tài chính trở nên kém ổn địnhhơn

- Các nhà kinh tế ngày càng ủng hộ việc hạn chế quy mô của các công ty tài chính, bấtchấp khả năng phải hy sinh hiệu quả quy mô Mối đe dọa đáng tin cậy về việc đóngcửa ngân hàng là cần thiết để hạn chế rủi ro đạo đức - các nhà quản lý ngân hàng cầnbiết rằng họ có thể bị phá sản nếu hành xử sai trái - nhưng việc đưa ra các thủ tục cụthể không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong bối cảnh quốc tế

- Vấn đề rủi ro đạo đức là trọng tâm để hiểu cả cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu2007-2009 và các biện pháp được đề xuất để tránh các cuộc khủng hoảng trong tươnglai Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khác trong cuộc khủng hoảng đó và sự lantruyền quốc tế của nó là bản chất toàn cầu hóa của hoạt động ngân hàng

IV BỘ BA BẤT KHẢ THI

The Impossible Trinity (hay còn gọi là lý thuyết bộ ba bất khả thi của Robert Mundell

và Marcus Fleming) là một giả thuyết nói về việc một nền kinh tế không thể thực hiệnmột lúc cả 3 chính sách: chính sách tiền tệ độc lập, tỷ giá hối đoái cố định và tự do lưuchuyển vốn (hiểu theo cách khác là hội nhập tài chính)

● Chính sách tiền tệ độc lập là gì? Là những chính sách mà chính phủ thực hiệnnhằm điều tiết nền kinh tế (VD: tăng hoặc giảm cung tiền) nhưng không bị ảnh hưởngbởi những yếu tố từ bên ngoài Những chính sách này có tác dụng làm ổn định mặtbằng giá cả trong nước

- Lãi suất: tăng, giảm cung tiền

- Kiểm soát mua bán ngoại tệ: ảnh hưởng việc giá trị tiền tệ quốc gia

- Quản lý ngân hàng trung ương: phát hành tiền mặt

● Tỷ giá hối đoái cố định giúp gì? Một quốc gia có tỷ giá hối đoái ổn định thìnhững yếu tố như FDI, xuất nhập khẩu sẽ dễ quản lý hơn rất nhiều Có tỷ giá hối đoái

ổn định cũng đồng nghĩa với việc kiểm soát được phần nào lạm phát

- Xuất nhập khẩu

- Thu hút FDI do ổn định, bớt rủi ro do biến động tỷ giá

Trang 13

- Kiểm soát lạm phát: tránh việc tăng giá đột ngột từ nhập khẩ, ổn định.

● Tự do lưu chuyển vốn là chính sách giúp cho dòng vốn có thể tự do lưu chuyểngiữa trong và ngoài nước Nếu một quốc gia có sự tự do lưu chuyển vốn thì quốc gia

đó sẽ tăng trưởng nhanh hơn, giúp bổ sung vốn đầu tư và giúp thúc đẩy hội nhập

- Tăng cường hoạt dộng kinh tế: nước ngoài đầu tư

- Thúc đẩy hội nhập: tham gia các cơ hội đầu tư ở nước ngoài

Nếu một quốc gia thực hiện cả 3 chính sách nêu trên thì nền kinh tế của quốc gia đó dễ

đổ vỡ Vào năm 1997, Thái Lan và nhiều các quốc gia châu Á khác (đặc biệt khu vựcĐông Nam Á) bị rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng do những quốcgia này cố thực hiện bộ ba bất khả thi Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nhưng không quálớn Tuy nhiên rút kinh nghiệm từ những sai sót của các nước láng giềng, chính phủnước ta

Video giải thích ngắn gọn: The Impossible Trinity - 60 Second Adventures inEconomics (5/6)

Tóm tắt nội dung của video:

Đa số các quốc gia đều thực hiện thương mại với nhau nhưng điều này cũng đồngnghĩa với việc gây quản lý nền kinh tế sẽ khó khăn hơn Có 3 thứ mà các chính phủthường chú trọng:

1 Giữ ổn định tỷ giá, điều này giúp giá xuất, nhập khẩu không tăng giảm thiếukiểm soát

2 Kiểm soát lãi suất, để giúp những cá nhân hoặc tổ chức có thể dễ dàng vay vốnkinh doanh đồng thời giữ cho những người gửi tiết kiệm hài lòng

3 Tự do lưu chuyển vốn, việc này giúp vốn có thể dễ dàng lưu chuyển vào và ranước mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế

Nhưng vấn đề với việc cố thực hiện cả 3 là gì? Giả sử Eurozone giảm lãi suất để giảm

tỷ lệ thất nghiệp, điều này khiến cho dòng tiền từ trong nước tháo chạy ra những nước

có lãi suất cao hơn để đầu tư Việc này làm cho đồng nội tệ mất giá từ đó gây ra lạm phát, buộc chính phủ phải tăng lãi suất (Ví dụ dễ hiểu, nên đưa vào phần thuyết trình)

Bạn có thể ổn định tỷ giá và để dòng vốn tự do lưu chuyển nhưng không kiểm soát lãisuất Hoặc bạn có thể kiểm soát được lãi suất và ổn định tỷ giá nhưng không quản lýđược sự ra vào của dòng vốn

Với những chính sách của Việt Nam gần đây thì ta hiện đang ở phần đỉnh của hình tamgiác này Việt Nam đang thực hiện ổn định tỷ giá (biên độ của tỷ giá giao ngay

Ngày đăng: 12/03/2024, 08:56

w