1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Quản Trị Chiến Lược - Đề Tài - Chiến Lược Toàn Cầu Của Viettel Global

13 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 79,87 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC CHỦ ĐỀ: CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA VIETTEL GLOBAL CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU CỦA VIETTEL GLOBAL I Đôi nét về doanh nghiệp .2 1 Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel 2 2 Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel .2 3 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp 2 4 Triết lý kinh doanh của Doanh nghiệp 4 5 Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp .4 II Một số thị trường tiêu biểu của Viettel Global 5 1 Thị trường Campuchia (Metfone) 5 2 Thị trường Myanmar (Mytel) 6 3 Thị trường Mozambique (Movitel) 7 III Chiến lược toàn cầu của Viettel Global 7 1 Định hướng chiến lược và các kế hoạch trung hạn 7 2 Định hướng phát triển thị trường, phát triển công nghệ .8 3 Nắm bát xu thế chuyển giao từ mô hình viễn thông truyền thống sang các mô hình dịch vụ viễn thông ứng dụng công nghệ mới 8 4 Quản trị rủi ro trong quá trình đầu tư và phát triển 9 Nguồn tham khảo: 12 Chiến lược toàn cầu của Viettel Global I Đôi nét về doanh nghiệp 1 Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel hiện là tập đoàn viễn thông lớn nhất tại Việt Nam với 76 triệu khách hàng Tập đoàn bao gồm hơn 20 công ty con hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau bao gồm viễn thông, đầu tư, bất động sản, thương mại quốc tế và các dịch vụ kỹ thuật Năm 2014, Viettel đạt 9,8 tỷ USD doanh thu và 2 tỷ USD lợi nhuận, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam xét về doanh thu 2 Tổng Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel Năm 2006, Viettel quyết định mở rộng kinh doanh ra nước ngoài với mục tiêu tìm kiếm thị trường tiềm năng Công ty Cổ phần Đầu tư quốc tế Viettel (nay là Tổng Công ty Đầu tư quốc tế Viettel) được thành lập tháng 10 năm 2006 với tầm nhìn và sứ mệnh đưa Viettel trở thành tập đoàn viễn thông lớn mạnh tầm quốc tế Theo báo cáo của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trước đó Viettel và đơn vị thành viên là Viettel Global đã đầu tư 10 dự án mạng viễn thông tại Campuchia, Lào, Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi, Tanzania, Haiti, Myanmar, Peru và 3 dự án nghiên cứu phát triển tại Pháp, Mỹ, Nga Các dự án viễn thông của Viettel tại các nước châu Phi đã hoạt động và bắt đầu có dòng tiền chuyển về nước Các dự án tại Haiti, Mozambique và Cameroon đang trong quá trình hoàn vốn Viettel Global lựa chọn chiến lược đầu tư bền vững, cân bằng giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của chính phủ, người dân và khách hàng Tại từng thị trường, Viettel Global tập trung đầu tư vào mạng lưới hạ tầng trên cả nước, mở rộng kênh phân phối đến từng người dân giúp họ dễ dàng tiếp cận với dịch vụ bất kể vị trí địa lý và điều kiện kinh tế Ngoài ra, với kinh nghiệm dày dặn từ hoạt động kinh doanh viễn thông tại Việt Nam và nền tảng tài chính vững chắc của tập đoàn Viettel, Viettel Global có thể quản lý và áp dụng các công nghệ mới nhất, đồng thời đa dạng hóa dịch vụ Viettel Global đã chứng minh năng lực của mình thông qua thành công của các công ty con khi hầu hết các công ty này đều giữ vị trí hàng đầu trong thị trường viễn thông về lượng thuê bao / doanh thu / cơ sở hạ tầng Ví dụ như Metfone tại Campuchia, Telemor tại Đông Timor hoặc Movitel tại Mozambique 3 Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Bất chấp dịch Covid diễn biến phức tạp trên toàn cầu, mảng đầu tư nước ngoài của Viettel Global vẫn mang lại lợi nhuận lớn cho tập đoàn này Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel – Viettel Global (VGI) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2 với doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trưởng 6% lên 4.309 tỷ đồng Với chi phí được tối ưu, lãi gộp tăng trưởng tới 15%, đạt 1.658 tỷ đồng Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu tiếp tục cải thiện, đạt 38,5% Dù hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt nhưng do biến động tỷ giá không thuận lợi nên lợi nhuận trước thuế quý 2 chỉ đạt 15 tỷ đồng Lũy kế 6 tháng đầu năm, Viettel Global ghi nhận 8.613 tỷ đồng doanh thu, tăng xấp xỉ 10% so với mức 7.854 tỷ đồng của cùng kỳ 2019 Lãi gộp tăng gần 19% lên 3.292 tỷ đồng Mặc dù dịch Covid-19 tác động lên mọi khu vực trên thế giới nhưng cả 3 thị trường kinh doanh của Viettel Global là: châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á đều tăng trưởng dương, trong đó châu Phi tăng trưởng 2 chữ số Khu vực Đông Nam Á vẫn đóng vai trò chủ đạo với hơn 4.400 tỷ doanh thu và 1.085 tỷ đồng lợi nhuận Dù lợi nhuận trước thuế quý 2 chưa đạt như kỳ vọng do khó khăn của biến động tỷ giá, nhưng trừ đi các chi phí, Viettel Global ghi nhận 1.172 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương kết quả của nửa đầu năm 2019; lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 763 tỷ đồng Các công ty liên kết, đặc biệt là Viettel Myanmar – đơn vị vận hành mạng Mytel – tiếp tục đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của Viettel Global Sau khi tăng trưởng gấp đôi trong quý 1, tổng doanh thu các công ty liên kết của Viettel Global (gồm Viettel Myanmar, Star Telecom và Metcom) tiếp tục tăng 50% trong quý 2 Lũy kế 6 tháng, tổng doanh thu của các công ty này tăng 76%, từ 5.300 tỷ lên 9.322 tỷ đồng Lợi nhuận thuần qua đó tăng vọt từ 200 tỷ lên 1.708 tỷ đồng, trong đó phần ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Viettel Global đạt 837 tỷ đồng Tại thời điểm 30/6/2020, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 59.300 tỷ và 29.437 tỷ đồng 4 Triết lý kinh doanh của Doanh nghiệp “Mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt” Khách hàng cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo “Kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội” Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo “Con người là nhân tố quan trọng nhất” Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel 5 Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Giá trị cốt lõi là lời cam kết của Tổng Công ty Đầu tư quốc tế đối với khách hàng, với đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với cả chính bản thân chúng tôi Những giá trị này sẽ trở thành kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chúng tôi để đạt được mục tiêu trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì khách hàng trong tương lai • Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý Mỗi thành viên, cá thể đều được nhìn nhận đánh giá qua quá trình thực tiễn, mọi kế hoạch đều phải dựa trên thực tế và liên tục điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại • Trưởng thành qua những thách thức và thất bại Tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh, không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó, cam kết sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh Mỗi giai đoạn, mỗi qui mô cần một chiến lược, một cơ cấu mới phù hợp Liên tục tư duy để điều chỉnh chiến lược và cơ cấu lại tổ chức cho phù hợp, thích ứng nhanh chính là sức mạnh của doanh nghiệp • Sáng tạo là sức sống Sáng tạo tạo ra sự khác biệt Tổng công ty hiện thực hoá những ý tưởng sáng tạo không chỉ của riêng chúng ta mà của cả khách hàng • Tư duy hệ thống Có một tầm nhìn chiến lược và kiến thức để làm chủ hệ thống của tổ chức, đánh giá đầy đủ về gốc rễ của vấn đề, chuyên nghiệp hoá từng bộ phận để đảm bảo phát triển nhanh chóng và bền vững • Kết hợp Đông - Tây Kết hợp Đông Tây nghĩa là kết hợp cách tư duy, cách thể hiện của các nền văn hóa khác nhau, cũng có nghĩa là luôn nhìn thấy hai mặt của một vấn đề Kết hợp không có nghĩa là pha trộn • Truyền thống và cách làm người lính Truyền thống: Kỷ luật, Đoàn kết, Chấp nhận gian khổ, Quyết tâm vượt khó khăn, Gắn bó máu thịt Hành động: Quyết đoán, Nhanh, Triệt để • Viettel là ngôi nhà chung Viettel là ngôi nhà thứ hai mà mỗi chúng ta sống và làm việc ở đó Mỗi người Viettel phải trung thành với sự nghiệp của Cty Nhân viên phải hạnh phúc trong ngôi nhà này thì mới làm cho khách hàng của mình hạnh phúc Chúng ta tôn trọng nhau như những cá thể riêng biệt, nhạy cảm với các nhu cầu của nhân viên Chúng ta lấy làm việc nhóm để phát triển các cá nhân Các cá nhân, các đơn vị phối hợp với nhau như các bộ phận trong một cơ thể II Một số thị trường tiêu biểu của Viettel Global Ở đây chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích một số thị trường của thể của Viettel Global để phân tích ra chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp.Có thị trường được nhắm tới phân tích là mạng viễn thông Metfone- Campuchia, nơi đầu tiên mà tập đoàn viễn thông quân đội Viettel) lần đầu tiên đặt chân ra nước ngoài, được coi là thị trường đầu tiên và cũng là thành công nhất của tập đoàn; Mytel- Myanmảr, động lực tăng trưởng chính cho Viettel Global trong năm 2020 và những năm sắp tới đây; Movitel- Mozambique thị trường có nhiều đặc điểm mang tính chất địa phương 1 Thị trường Campuchia (Metfone) Metfone là một nhà mạng viễn thông có trụ sở chính tại Phnom Penh, Campuchia Dự án là sự đầu tư của Viettel đến thị trường nước ngoài trong năm 2009 Năm 2011 trở thành nhà mạng số 1 tại Campuchia.Thị phần đạt 41,3% trong Báo cáo thường niên của tập đoàn năm 2019 Hiện tại có có 36 công ty internet ở Campuchia cung cấp dịch vụ internet và có khoảng 20 nghìn người dùng Khảo sát cho thấy, trong số 36 công ty internet ở Campuchia, có 52% là người dùng mạng WiFi của Metfone Metfone hiện đang là nhà mạng lớn nhất của Campuchia khi có dịch vụ bao phủ trọn gói 25 tỉnh thành Năm 2019, trong bối cảnh thị trường viễn thông đã bão hoà, cạnh tranh rất khốc liệt, Metfone – thương hiệu của Tập đoàn Viettel ở Campuchia - vẫn tăng trưởng doanh thu dịch vụ 18% (gấp hơn 2 lần năm 2018), tiêu dùng di động thực tăng 20% (gấp 1,6 lần năm 2018) Tỷ lệ thuê bao data của Metfone năm 2019 lên tới 76% - tỉ lệ cao nhất trong số 11 nước mà Tập đoàn Viettel đang kinh doanh (Việt Nam: 55%; Lào: 53%; Myanmar: 70%) Năm 2019, lợi nhuận và dòng tiền từ Campuchia về Việt Nam đạt cao nhất trong 4 năm trở lại đây (lợi nhuận trước thuế 37 triệu USD, dòng tiền về 104,5 triệu USD) Một số dấu ấn của Metfone trong những năm gần đây:  Tái định vị thương hiệu thành công, tạo ra một hình ảnh trẻ trung với nhận diện thương hiệu màu đỏ và linh vật thương hiệu Mascot Munny  Thị trường đầu tiên của Viettel triển khai công nghệ 4,5G giúp cho tốc độ truy cập Internet nhanh gấp 8 lần so với 4G LTE  Là nhà mạng tiên phong và có nhiều khách hàng nhất trong lĩnh vực các giải pháp CNTT thông minh tại Campuchia Nổi bật là dự án SMAS trường học đã phủ rộng toàn quốc 25/25 tỉnh, với tổng 170.000 khách hàng 2 Thị trường Myanmar (Mytel) Mytel được chính thức khai trương tại Myanmar vào ngày 09/06/2018 Myanmar là thị trường quốc tế thứ 10 của Tập đoàn Viettel và cũng là thị trường có quy mô dân số lớn nhất, được đầu tư lớn nhất Vào thời điểm khai trương, Mytel có hạ tầng cáp quang chiếm 50% tổng số cáp quang tại Myanmar (36.000 km) Về mặt công nghệ, Mytel là nhà mạng đầu tiên tại Myanmar cung cấp dịch vụ VoLTE, eSIM, giới thiệu 5G tại Myanmar Hiện tại, 75% khách hàng của Mytel sử dụng 4G (cao nhất trong số các thị trường Viettel đầu tư) Trong quý I/2020, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ về thuê bao cũng như dịch vụ mới (eSports) nằm trong chiến lược chuyển đổi số của Viettel, Mytel đã có lãi 25 triệu USD – sớm hơn thời điểm có lợi nhuận dự kiến 2 năm Kể từ khi gia nhập thị trường viễn thông, Mytel đã giúp phổ cập dịch vụ Internet tại đất nước này với mật độ tăng từ 31% (tháng 6/2018 – thời điểm Mytel cung cấp dịch vụ) lên 55% (tháng 9/2019) Một số dấu ấn của Mytel những năm gần đây:  Sau gần 1 năm chính thức kinh doanh, Mytel vượt mốc 5,5 triệu khách hàng, đạt 14% thị phần, trở thành nhà mạng đứng thứ 3 về thị phần  Là nhà mạng di động đầu tiên phủ sóng 4G toàn quốc tại Myanmar và cũng là công ty đầu tiên áp dụng cách tính cước theo block 1 giây (tính trên từng giây)  Là nhà mạng được yêu thích nhất tại Myanmar với chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng – NPS (Net Promoter Score) - là dương 11 3 Thị trường Mozambique (Movitel) Movitel được khai trương ngày 15/05/2012 tại Mozambique, và trở thành nhà mạng số 1 tại đây từ năm 2014 Số 1 về thị phần viễn thông tại đây với 38% thị phần( tính tới cuối năm 2019) Số 1 về hạ tầng với 3300 trạm 2G/3G/4G, 30.000 km cáp quang, vùng phủ 97% Mozambique Một số dấn ấn của Movitel:  Gia hạn thành công giấy phép viễn thông thêm 2,5 năm so với thời hạn cũ, kéo dài đến tháng 5/2027, giúp Movitel gia tăng thời gian kinh doanh  Thành công nâng cấp giấy phép viễn thông giúp Movitel có thể triển khai các công nghệ mới trên băng tần đã được cấp mà không bị mất thêm chi phí Dự kiến tháng 07/2019, Movitel sẽ cung cấp công nghệ 4G  III Chiến lược toàn cầu của Viettel Global 1 Định hướng chiến lược và các kế hoạch trung hạn Tổng Công ty đã định hướng chiến lược giai đoạn 2018-2020 cho các thị trường và đã được Tập đoàn phê duyệt 8/10 thị trường (2 thị trường Cameroon và Myanmar đang trong quá trình thực hiện) Tổng Công ty đã xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn cho 9/10 thị trường (thị trường Myanmar mới đi vào hoạt động vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện), với mục tiêu hoàn vốn 5 - 6 năm với thị trường châu Á, 8-10 năm với thị trường châu Mỹ, 12 - 13 năm với thị trường châu Phi Tổng Công ty chủ động thực hiện các chiến lược chuyển dịch và phát triển theo xu hướng của thế giới:  Chuyển dịch data: Xu hướng chuyển dịch từ thoại sang data vẫn diễn ra mạnh mẽ (tỷ trọng thuê bao Data của thế giới 2018 tăng 8,18% với 2017; Đông Nam Á tăng 11,3%; Châu Phi tăng 8%; Châu Mỹ tăng 3,35%) Tổng Công ty đã đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu chuyển dịch này tại các thị trường nước ngoài và đạt được những thành tích đáng ghi nhận Doanh thu Data chuyển dịch tốt, vượt Kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 44,6%/KH 41% Các thị trường Viettel đầu tư, Datta vẫn là dịch vụ cơ bản, dẫn dắt và làm nền tảng cho hệ sinh thái những dịch vụ nội dung như: OTT, thương mại điện tử…  Tăng trưởng thuê bao thành thị: 8/9 thị trường (trừ Myanmar) tăng trưởng dương thuê bao khu vực thành thị 01 thị trường giảm là Cameroon (giảm 239k TB) Tổng thuê bao thành thị toàn 10 thị trường tăng mới năm 2018 đạt 3,1 triệu thuê bao, trong đó thị trường tốt nhất là Myanmar  Chú trọng phát triển khách hàng doanh nghiệp: Doanh thu Khách hàng doanh nghiệp tăng trưởng 2% so với năm 2017, đạt 102 triệu USD  Tích cực phát triển lĩnh vực thương mại điện tử: Doanh thu thương mại điện tử tuy tăng trưởng 1% so với năm 2017 nhưng tỷ trọng đóng góp chưa lớn, nguyên nhân do một số thị trường chưa thể kinh doanh ví: Haiti, Timor và Lào 2 Định hướng phát triển thị trường, phát triển công nghệ Để tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới, chuyển đổi từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sang nhà cung cấp các dịch vụ số được coi là chìa khóa cho sự tăng trưởng của các nhà mạng Tại các thị trường Viettel đầu tư, quá trình này đang được diễn ra một cách mạnh mẽ Đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi này là công nghệ 4G Nhận thức được điều này, TCT đã tập trung phát triển, đầu tư và bổ sung tần số 4G tại 7/9 thị trường đã đầu tư:  Haiti: 2x10 MHz tần 1700 MHz;  Timor: 5MHz tần 1800 MHz;  Tanzania: 15 MHz tần 2600 MHz;  Mozambique: 2x10 MHz tần 800 MHz;  Lào: 25 Mhz tần 2600 MHz;  Myanmar: thêm 5 MHz tần 2100 Mhz 3 Nắm bát xu thế chuyển giao từ mô hình viễn thông truyền thống sang các mô hình dịch vụ viễn thông ứng dụng công nghệ mới Theo nghiên cứu thì trong khi các nhà mạng được định giá ở mức 6 lần EBITDA thì các công ty OTT/ Internet đang được định giá ở mức 30 lần EBITDA Tại một số thị trường, các công ty OTT/ Internet chiếm tới 80% giá trị thị trường, trong khi các nhà mạng chỉ chiếm khoảng 20% Trước sự đe dọa của các sản phẩm thay thế này, 2019 và 2020 vẫn là năm của các chuyển dịch quan trọng nhằm tái cơ cấu nguồn doanh thu, tạo ra mức tăng trưởng đột phá cho nhà mạng Đó là các xu hướng:  Chuyển dịch thoại sang data: diễn ra tại các nền kinh tế đang phát triển, tiêu biểu là các nước Châu Phi và Châu Á Tại Viettel đó là Lào, Campuchia, Mozambique, Cameroon, Tanzania, Burundi  Phát triển xây dựng các hệ sinh thái dịch vụ quanh data tập trung vào người dùng: Tại các thị trường có nền viễn thông phát triển, giá bán data đã dần tiệm cận giá thành, các dịch vụ liên quan đến data cũng phát triển mạnh (chiếm đến 50% doanh thu dịch vụ) Để có thể cạnh tranh được với các công ty OTT, các nhà mạng sẽ tự phát triển các ứng dụng OTT và đưa ra các sản phẩm chiến lược về nền tảng videos/media, content hoàn chỉnh, tạo ra mức tăng trưởng mới Xu hướng này sẽ diễn ra mạnh mẽ tại các thị trường Campuchia, Myanmar nơi mật độ thâm nhập thuê bao data xấp xỉ 70% trở lên  Chuyển dịch số (Digital transformation): đã và đang trở thành nhu cầu tự thân, mục tiêu phát triển của toàn thế giới Tiến trình này diễn ra ở mọi mặt của cuộc sống, và đang mang đến những thay đổi bước ngoặt cho cách thức vận hành thế giới từ năm 2018 Chuyển đổi số là tổng hòa của các chiến lược phát triển các trụ công nghệ số như AI (Artificial Intelligence – trí thông minh nhân tạo), an ninh mạng, ảo hóa, và IoT (Internet of Things – mạng lưới vạn vật kết nối), v.v… Đây cũng là 1 trong số các mục tiêu chiến lược ưu tiên mà các nhà mạng lớn lựa chọn như Telefonica, Vodacom, America Movil Các dịch vụ số đang tập trung gồm thanh toán di động và các dịch vụ tài chính, quản trị nhận dạng, quản trị rủi ro; dịch vụ đa phương tiện; quản trị dữ liệu; trung tâm thương mại số; quản trị AIP (Giao diện lập trình ứng dụng) – theo ước tính của Ovum thì riêng thị trường thanh toán toàn cầu về cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ có giá trị 25,3 tỷ đô la vào năm 2020 Trong các dịch vụ này thì dịch vụ thanh toán và thương mại điện tử sẽ được ưu tiên phát triển tại tất cả các thị trường đặc biệt châu Phi, nơi ví điện tử đang là dịch vụ cơ bản  Chuyển dịch sang khách hàng doanh nghiệp (B2B): để mở rộng tập khách hàng doanh nghiệp cần đầu tư mạnh vào các mảng hạ tầng cố định và IT, xây dựng, thiết kế ra các sản phẩm công nghệ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG Viễn thông thế giới 2018 và các năm tới vẫn tiếp tục xu hướng chuyển giao từ mô hình viễn thông truyền thống sang các mô hình dịch vụ viễn thông ứng dụng công nghệ mới, tận dụng lợi thế tập khách hàng lớn đang có Trước những thay đổi mạnh mẽ của viễn thông toàn cầu, Viettel Global đã thể hiện tầm nhìn dài hạn khi chủ động xây dựng chiến lược chuyển dịch số, may đo theo tốc độ tăng trưởng phát triển đặc trưng của từng thị trường, từng khu vực và ưu tiên triển khai theo giai đoạn: Đó là chuyển dịch số hóa nhanh và đẩy mạnh thương mại điện tử ở thị trường châu Á; Data hóa và dịch vụ Ví điện tử ở Châu Phi và dịch vụ Khách hàng Chính phủ ở thị trường Châu Mỹ Qua đó nhằm bảo toàn và gia tăng vốn, tiếp tục tăng trưởng bất chấp những khó khăn thường trực và TCT vẫn phải đối mặt tại mỗi thị trường 4 Quản trị rủi ro trong quá trình đầu tư và phát triển - Về tỷ giá Do vốn đầu tư của Viettel chuyển ra nước ngoài là ngoại tệ (USD, EUR) trong khi doanh thu tại các nước bản địa là đồng nội tệ nên kết quả kinh doanh của Viettel Global bị ảnh hưởng bởi cả rủi ro tỷ giá khi quy đổi doanh thu sang USD và rủi ro đánh giá lại tỷ giá các khoản công nợ ngoại tệ cuối kỳ Thực tế, không dễ dàng để đo lường biến động lên xuống của tỷ giá, do vậy khi đồng tiền tại nước đầu tư mất giá so với đồng USD thì Tổng Công ty sẽ ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện, trích lập sổ sách đánh giá lại các khoản công nợ bằng ngoại tệ Ngược lại, trong trường hợp đồng tiền tại nước đầu tư tăng giá, Tổng Công ty sẽ ghi nhận lãi chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện Để giảm rủi ro tỷ giá, Viettel Global thực hiện và nghiên cứu nhiều giải pháp trực tiếp và gián tiếp khác nhau Các giải pháp trực tiếp như: vay vốn bằng đồng nội tệ để tránh tác động của lãi suất LIBOR và tỷ giá; tăng cường việc ký hợp đồng mua bán bằng đồng tiền nội tệ; sử dụng các hợp đồng phái sinh: forward, options…; hợp tác với các Ngân hàng để được ưu tiên mua USD chuyển về Việt Nam, đặc biệt chú trọng đối với các nước khan hiếm USD như Burundi, Haiti… Đối với 1 số thị trường biến động tỷ giá dự báo tiếp diễn dài hạn dẫn đến chênh lệch tỷ giá đánh giá lại công nợ gốc ngoại tệ lớn (do nợ vay cổ đông lớn), Viettel Global xem xét điều chỉnh lại tỷ lệ vốn điều lệ - nợ cổ đông hợp lý với điều kiện của từng thị trường, trong đó có việc chuyển một phần nợ cổ đông thành vốn chủ sở hữu để giảm thiểu trích lập dự phòng đánh giá lại tỷ giá Các giải pháp gián tiếp Viettel Global có thể sử dụng: (i) thuê tư vấn là cán bộ bộ ngành chính phủ, cập nhật thường xuyên cho Tổng Công ty các thay đổi về chính sách để chủ động có giải pháp phòng ngừa, (ii) xem xét khả năng phối hợp với các công ty xuất nhập khẩu các hàng hóa tại thị trường để hoán đổi đồng tiền - Về chính trị Quan điểm đầu tư của Viettel là giúp nâng tầm nền viễn thông của nước bạn, đem tới sự phát triển bền vững của một quốc gia Vì vậy, Viettel Global luôn cam kết phủ sóng 95% dân số bao gồm cả các vùng sâu, vùng xa nghèo nàn, lạc hậu, với công nghệ cao (triển khai cáp quang, băng rộng chứ không dùng viba) nhằm đảm bảo tốc độ đường truyền cũng như chất lượng dịch vụ Đồng thời, Viettel Global đều xây dựng những thương hiệu riêng cho mỗi thị trường, để mỗi Công ty mà Viettel đầu tư là thương hiệu của quốc gia đó, là Công ty của chính những người sở tại, là niềm tự hào của mỗi quốc gia đó Đồng thời, Viettel cũng triển khai nhiều chương trình xã hội mang lại lợi ích và đóng góp cho sự phát triển của nước bạn về giáo dục, y tế (cung cấp internet miễn phí), hỗ trợ người dân địa phương (phủ sóng vùng sâu, vùng xa) hoặc giúp xây dựng chính phủ điện tử, v.v Đây là những lĩnh vực mà bất kỳ Chính phủ nào cũng cần trong hoạt động điều hành và giúp an sinh xã hội, qua đó, giúp Viettel Global xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đối tác và Chính phủ Ngoài ra, Viettel Global luôn tôn trọng các chính Đảng và đối Đảng, không theo Tôn giáo Do vậy, ngay cả khi có biến động về chính trị hoặc xung đột giữa các đảng phái tại các nước Viettel Global đầu tư, mối quan hệ với chính quyền và các tầng lớp xã hội luôn được duy trì tốt để bảo toàn tài sản và kinh doanh bình thường - Về chính sách Doanh thu và lợi nhuận dự án viễn thông rất nhạy cảm với các thay đổi về chính sách Tại một số nước Viettel Global đang đầu tư, rủi ro chính sách cho viễn thông đến từ việc thay đổi lãnh đạo theo nhiệm kỳ Để quản trị rủi ro này, Viettel Global luôn chủ động phối hợp, tham gia cùng với Bộ quản lý viễn thông của các nước đầu tư trong việc xây dựng các chính sách mới, chủ động đề xuất đưa các công nghệ mới vào phục vụ khách hàng, từ đó có những tham vấn và đề xuất có lợi cho Viettel Global, cho Chính phủ và cho khách hàng ngay từ thời điểm dự thảo chính sách Với việc chủ động đón đầu các chính sách mới, Viettel Global có thể ứng xử kịp thời và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động SXKD, biến những chính sách mới thành lợi thế để cạnh tranh với đối thủ tại các Công ty thị trường - Về thị trường Tại hầu hết các thị trường Viettel Global đầu tư, Viettel Global đều là nhà mạng vào sau, do vậy mức độ cạnh tranh rất cao Các đối thủ của Viettel Global tại các thị trường hầu hết là các nhà mạng đứng đầu thế giới, có kinh nghiệm lâu năm làm viễn thông, tiềm lực tài chính lớn Bài toán cạnh tranh trong kinh doanh đa dạng và rất gay gắt Để quản trị rủi ro này, Tổng Công ty luôn chủ động nghiên cứu, phân tích kỹ đối thủ, tìm lợi thế cạnh tranh riêng biệt, cách làm khác trong việc ban hành chính sách và chiến lược kinh doanh Tại nhiều thị trường, các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới và khu vực như Vodafone, Telefonica, Orange, Digicel hầu như không đầu tư nhiều cho hạ tầng băng rộng cáp quang, vùng phủ sóng chỉ tập trung ở các thành phố lớn Vì vậy, ngay khi mới có mặt Viettel Global đã tạo ra vùng phủ dịch vụ sâu rộng khắp mọi vùng miền và luôn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về hạ tầng viễn thông với đường truyền cáp quang và băng thông rộng mà không sử dụng viba nhằm đảm bảo tốc độ đường truyền cũng như chất lượng dịch vụ một cách lâu dài, ổn định Bên cạnh việc dẫn đầu về hạ tầng mạng lưới và vùng phủ sóng, Viettel Global cũng xây dựng chiến lược kênh phân phối rộng khắp đất nước để cung cấp dịch vụ viễn thông tới từng người dân Chính sách bán hàng tận nhà (door-to-door) đã giúp các Công ty của Viettel Global đạt được sự hỗ trợ mạnh mẽ của người dân địa phương, nhờ dịch vụ và công ăn việc làm mà Viettel Global mang đến cho họ cũng như phổ biến dịch vụ của Công ty một cách nhanh chóng Mặt khác, việc mở rộng đầu tư ra nhiều quốc gia, giúp Viettel Global có thể dễ dàng mua các thiết bị viễn thông với giá rẻ hơn rất nhiều so với trước do đặt mua với số lượng rất lớn để lắp đặt cho tất cả các thị trường Điều này trở thành một lợi thế của Viettel Global trong kinh doanh với chi phí đầu tư thấp hơn các doanh nghiệp khác - Về sự khác biệt văn hóa( văn hóa kinh doanh, văn hóa bản địa) Tại mỗi thị trường đầu tư, Viettel Global cũng đã và đang tạo ra một văn hóa doanh nghiệp riêng, truyền cho nhân viên người sở tại sự nhiệt huyết, niềm tin vào công việc nhằm xây dựng một tập thể cùng chung chí hướng, xoá bỏ các mâu thuẫn về văn hoá Để quản trị rủi ro trên, trước khi quyết định đầu tư, Tổng Công ty cử các đoàn chuyên gia của từng lĩnh vực kinh doanh, kỹ thuật, tài chính, pháp lý v.v nghiên cứu chi tiết về quốc gia chuẩn bị đầu tư (văn hóa, tập quán sinh hoạt, thói quen tiêu dùng của người dân…), báo cáo phân tích chi tiết nhằm tham mưu cho quyết định của lãnh đạo Tập đoàn Khi thực thi, Tổng Công ty cử các cán bộ đã được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và môi trường kinh doanh trước khi đi nhận nhiệm vụ Tổng Công ty cũng đã tổ chức các lớp đào tạo tiếng Việt và nghiệp vụ cho các nhân viên người nước ngoài Qua quá trình học tập và cùng làm với các đồng nghiệp Việt Nam, các nhân viên sở tại sẽ quen và hiểu văn hóa cũng như tác phong làm việc của Việt Nam Ngoài ra, với các chương trình xã hội như cung cấp Internet tới trường học, mổ tim miễn phí hay điện thoại nông thôn được các Công ty của Viettel triển khai tại các thị trường đang đầu tư cũng đã giúp các Công ty thực sự trở thành mạng của người sở tại, phục vụ cho người sở tại Viettel Global cũng xác định việc sản xuất kinh doanh tại thị trường phải do người sở tại đảm nhiệm, ưu tiên các đối tác cung cấp thiết bị và dịch vụ là của địa phương để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội nói chung Triết lý kinh doanh và cách làm “nhập gia tùy tục” như trên đã giúp Viettel Global thu hẹp khoảng cách và khác biệt văn hoá Nguồn tham khảo: Báo cáo thường niên năm 2018 của Viettel Global (http://static2.vietstock.vn/data/HNX/2018/BCTN/V N/VGI_Baocaothuongnien_2018.pdf) Viettel Global JSC (http://viettelglobal.vn/vi)

Ngày đăng: 12/03/2024, 04:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w