Bài giảng Giao dịch Thương mại Quốc tế

119 0 0
Bài giảng Giao dịch Thương mại Quốc tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bài giảng Giao dịch Thương mại Quốc tế được lấy từ giảng viên đại học, Bài giảng Giao dịch Thương mại Quốc tế được lấy từ giảng viên đại học, Bài giảng Giao dịch Thương mại Quốc tế được lấy từ giảng viên đại học

MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 4 1.1 Khái quát về giao dịch thương mại quốc tế 4 1.1.1 Các khái niệm 4 1.1.2 Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế 4 1.2 Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài 6 1.2.1 Buôn bán thông thường 6 1.2.2 Buôn bán đối lưu 9 1.2.3 Gia công quốc tế .12 1.2.4 Giao dịch tái xuất 13 1.2.5 Thương mại điện tử 14 1.2.6 Đấu giá quốc tế .16 1.2.7 Đấu thầu quốc tế .17 1.2.8 Giao dịch tại Sở giao dịch hàng hóa .19 1.2.9 Giao dịch tại hội chợ và triển lãm 21 1.2.10 Nhượng quyền thương mại 22 CHƯƠNG 2 INCOTERMS - CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 22 2.1 Giới thiệu chung về Incoterms 22 2.2 Nội dung Incoterms 2020 24 2.2.1 Incoterms nhóm E (Ex Works) .24 2.2.2 Incoterms nhóm F 25 2.2.3 Incoterms nhóm C 28 2.2.4 Incoterms nhóm D 32 2.3 Hướng dẫn sử dụng Incoterms 35 2.3.1 Hướng dẫn chung 35 2.3.2 Tiêu chí lựa chọn điều kiện Incoterms phù hợp .38 2.3.3 Các lỗi thường gặp trong sử dụng Incoterms 49 CHƯƠNG 3 HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ 51 3.1 Tổng quan về Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế 51 3.1.1 Khái niệm .51 3.1.2 Đặc điểm và điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế .52 3.1.3 Hình thức của Hợp đồng 52 3.1.4 Tham khảo Công ước Viên 1980 54 3.2 Nội dung hợp đồng thương mại quốc tế 57 3.2.1 Cấu trúc của hợp đồng thương mại quốc tế 57 3.2.2 Nội dung cơ bản các điều khoản của hợp đồng thương mại quốc tế 57 3.3 Các loại hợp đồng khác trong thương mại hàng hoá quốc tế 79 1 3.3.1 Hợp đồng trao đổi hàng hoá xuất, nhập khẩu 79 3.3.2 Hợp đồng gia công 80 3.3.3 Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa .81 CHƯƠNG 4 QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ 83 4.1 Điều kiện để được xuất nhập khẩu hàng hoá 83 4.1.1 Quyền xuất nhập khẩu 83 4.1.2 Điều kiện xuất nhập khẩu .84 4.1.3 Loại hình xuất nhập khẩu .85 4.2 Thành lập công ty xuất nhập khẩu và uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá .85 4.2.1 Thành lập công ty xuất nhập khẩu và những vấn đề liên quan 85 4.2.2 Uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá 94 4.3 Các bước xuất nhập khẩu một lô hàng 95 4.3.1 Tìm kiếm thị trường, nguồn hàng để xuất nhập khẩu 96 4.3.2 Tính toán chi phí, giá thành cho lô hàng 97 4.3.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng 103 4.3.4 Thủ tục thanh toán 103 4.3.5 Thuê vận tải quốc tế và mua bảo hiểm 104 4.3.6 Xin giấy phép xuất nhập khẩu 104 4.3.7 Kiểm dịch / hun trùng / kiểm định / kiểm tra chuyên ngành 104 4.3.8 Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu 105 4.3.9 Giao nhận hàng hoá 106 4.3.10 Thực hiện thủ tục hải quan 106 CHƯƠNG 5 QUY TRÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN 112 5.1 Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển 112 5.1.1 Đàm phán và ký kết hợp đồng 112 5.1.2 Xin giấy phép xuất khẩu .112 5.1.3 Đặt booking và lấy container rỗng .112 5.1.4 Chuẩn bị hàng xuất và kiểm tra hàng xuất 113 5.1.5 Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark) 113 5.1.6 Mua bảo hiểm lô hàng 113 5.1.7 Làm thủ tục hải quan 113 5.1.8 Giao hàng cho tàu 114 5.1.9 Thanh toán tiền hàng 114 5.2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá bằng đường biển 114 5.2.1 Đặt lịch tàu (booking tàu) .114 5.2.2 Kiểm tra và xác nhận booking 115 5.2.3 Theo dõi tiến trình đóng hàng và thông tin cập nhật từ nhà xuất khẩu 115 2 5.2.4 Kiểm tra xác nhận chứng từ, hồ sơ liên quan đến lô hàng 115 5.2.5 Nhà nhập khẩu nhận được thông báo khi hàng đến .115 5.2.6 Đăng ký các chứng nhận liên quan đến lô hàng 116 5.2.7 Khai báo hải quan hàng nhập .116 5.2.8 Mở và thông quan tờ khai .116 5.2.9 Thanh lý tờ khai 117 5.2.10 Điều kho vận chuyển hàng hóa về kho .117 5.2.11 Rút hàng và trả xe rỗng 117 5.2.12 Lưu trữ hồ sơ và chứng từ 117 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 Khái quát về giao dịch thương mại quốc tế 1.1.1 Các khái niệm Theo công ước Vienna 1980, giao dịch thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể có trụ sở đặt tại các nước khác nhau Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005, giao dịch thương mại quốc tế là các hoạt động: - Xuất khẩu: hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực hải quan riêng Có 4 khu vực hải quan riêng, cụ thể như sau: + Khu chế xuất (Export-processing Zone - EPZ): là nơi tập trung các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến sản xuất hàng xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cứ, do Chính phủ/Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập + Kho ngoại quan (Customs bounded Warehouse): là nơi tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan được ký kết giữa chủ kho và chủ hàng + Kho bảo thuế (Bonded Warehouse): là nơi lưu giữ nguyên liệu nhập khẩu nhưng chưa nộp thuế để sản xuất, hoặc hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp có kho bảo thuế + Khu công nghiệp (Industrial Park): là nơi sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định theo pháp luật - Nhập khẩu: là hoạt động đưa hàng hoá vào Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực hải quan riêng (4 khu vực nêu trên) - Tạm nhập, tái xuất: có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam - Tạm xuất, tái nhập: có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu chính hàng hoá đó vào Việt Nam - Chuyển khẩu: là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam 1.1.2 Đặc điểm của giao dịch thương mại quốc tế 1.1.2.1 Chủ thể Thông thường trong giao dịch thương mại quốc tế ta thường gặp bốn loại chủ thể tham gia sau: - Các doanh nghiệp: Đây là chủ thể phổ biến nhất tham gia vào thương mại quốc tế Đó có thể doanh nghiệp của cá nhân hoặc tập thể các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp này có thể là doanh 4 nghiệp lớn hoặc vừa và nhỏ nhưng đều chung một mục tiêu là khai thác tối đa lợi thế của thương mại quốc tế để tối đa hóa lợi nhuận - Các quốc gia: Các quốc gia tham gia vào thương mại quốc tế với tư cách là chủ thể đặc biệt nhằm đạt mục đích khai thác tối đa lợi ích của thương mại quốc tế cho phát triển kinh tế quốc gia, vừa tham gia vào khai thác thương mại quốc tế vừa điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế - Các tổ chức quốc tế: Là các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hoặc các tổ chức chuyên ngành được thành lập để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế nhằm đảm bảo mục tiêu chung trong một khoảng thời gian nhất định Thí dụ: Tổ chức quốc tế: WTO – Tổ chức thương mại quốc tế Tổ chức khu vực: ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á, NAFTA – Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ khóa học xuất nhập khẩu hà nội Tổ chức chuyên ngành: ITC – Trung tâm thương mại quốc tế - Các Tổ chức phi chính phủ (Non-Governmental Organization - NGO): là thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức, hiệp hội, ủy văn hóa xã hội, ủy hội từ thiện, tập đoàn phi lợi nhuận hoặc các pháp nhân khác mà theo pháp luật không thuộc khu vực Nhà nước và không hoạt động vì lợi nhuận Nghĩa là khoản lợi nhuận nếu có, không thể phân chia theo kiểu chia lợi nhuận Tổ chức này không bao gồm các nghiệp đoàn, đảng phái chính trị, hợp tác xã phân chia lợi nhuận, hay nhà thờ hoặc chùa Trong giáo trình này chỉ đề cập đến hoạt động giao dịch của các doanh nghiệp với tư cách là chủ thể thương mại quốc tế là chủ yếu 1.1.2.2 Hàng hoá Hàng hoá trong giao dịch thương mại quốc tế có đặc điểm sau: - Là hàng hoá hợp pháp - Cần thiết thông qua thủ tục hải quan - Vận tải và bảo hiểm hàng hoá quốc tế: Hàng hoá trong thương mại quốc tế được vận chuyển bằng nhiều phương thức khác nhau như đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không, trong đó, hàng hoá vận tải bằng đường biển chiếm tỉ trọng đáng kể, hơn nữa nguy cơ rủi ro đối với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển khá cao Bảo hiểm sẽ khắc phục những tổn thất do những rủi ro đối với hàng hoá 1.1.2.3 Đồng tiền và phương thức thanh toán - Đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế thông thường tồn tại dưới hình thức các phương tiện thanh toán (Hối phiếu, Séc, Thẻ Chuyển khoản…), có thể là đồng tiền của nước người mua hoặc người bán hoặc có thể là đồng tiền của nước thứ ba, nhưng thường là ngoại tệ được tự do chuyển đổi - Thanh toán theo phương thức quốc tế: Phương thức chuyển tiền – Remittance; Phương thức ghi sổ – Open Account; Phương thức nhờ thu – Collection; Phương thức thư tín dụng – Letter of credit (L/C) 1.1.2.4 Luật và phương thức giải quyết tranh chấp 5 - Luật trong thương mại quốc tế: Cũng như các lĩnh vực khác, hoạt dộng thương mại quốc tế chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật và những nguyên tắc pháp lí nhất định Trong thời kì đầu tiên hình thành quan hệ thương mại quốc tế, thông qua việc trao dổi mua bán giữa các thương nhân của các nước khác nhau, những hành vi thương mại của các thương nhân này được điều chỉnh bởi chính các thoả thuận của họ Những thỏa thuận này được gọi là "thoả thuận quân tử", bởi vì nó được những thương nhân xác lập và tôn trọng thực hiện Sau này, khi có sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động thương mại quốc tế, những quy định pháp luật được nhà nước ban hành trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân và bảo về quyền lợi của nhà nước 1.2 Các hình thức tham gia vào thị trường nước ngoài 1.2.1 Buôn bán thông thường 1.2.1.1 Mua bán thông thường trực tiếp Tức là bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau Trong buôn bán quốc tế người ta thường thực hiện các bước sau: – Bước 1: Hỏi hàng – Inquiry / Resquest for Quotation (RFQ) Đây chính là lời đề nghị giao dịch hay nói cách khác là đề nghị thiết lập quan hệ mua bán xuất phát từ phía người mua Về phương diện thương mại, thì đây là việc người mua đề nghị người bán báo cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng Về mặt pháp lý: Pháp luật không ràng buộc nghĩa vụ người hỏi hàng, có nghĩa là người hỏi hàng không có nghĩa vụ phải mua hàng Không mua hàng, người hỏi mua không thể bị kiện hoặc bị khiếu nại Đây chính là bước đầu tiên, làm tiền đề cho các hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra Vì bước hỏi hàng được coi như là bước để hai bên thăm dò cũng như tìm hiểu về nhu cầu mua bán của nhau Nội dung của bước hỏi hàng là không giới hạn, nhằm để đảm bảo bên mua có được đầy đủ những thông tin cần thiết Và bước này được xem là đưa ra để bên bán tiếp cận được khách hàng vậy nên bên mua không bị ràng buộc về trách nhiệm mà còn được tạo điều kiện để thăm dò về thị trường, sản phẩm Người mua sẽ chủ động gửi tới người bán Thư hỏi hàng – Inquiry nếu quan tâm tới sản phâm mà bên bán cung cấp Inquiry có thể rất ngắn gọn hoặc chứa rất nhiều thông tin tuỳ vào hàng hoá, nhu cầu của bên mua hoặc mức độ giao dịch quen thuộc giữa hai bên Tuy nhiên, Inquiry ít nhất phải thể hiện các thông tin cơ bản sau: (1) Hàng hoá (Model, Name, Brand…): Nếu thiếu thông tin để xác định sản phẩm cụ thể cần báo giá thì bên bán sẽ phải email hỏi lại gây chậm trễ trong báo giá (2) Số lượng (PSC, Set, Container…): Neues không ghi rõ số lượng thì bên bán khó khăn trong việc tính toán giá do ước tính chi phí xuất khẩu lô hàng Số lượng cũng cần thiết để bên bán xác định thời gian sản xuất/ thu mua 6 (3) Nơi nhận hàng ( Port, Airport, City…): để bên bán tính toán chi phí vận tải , kiểm tra lịch vận tải có thể sắp xếp cho lô hàng và báo thời gian có thể giao hàng – Bước 2: Chào hàng – Quotation / Offer Chào hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người bán, khác với hỏi hàng chỉ là đề nghị thiết lập quan hệ mua bán Trong buôn bán quốc tế người ta thường phân biệt hai loại chào hàng + Chào hàng tự do: Là loại chào hàng người bán không bị ràng buộc trách nhiệm với thư chào hàng, có nghĩa là người bán hàng không cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho người mua Loại chào hàng này thường được gửi cho nhiều người mua tiềm năng chào bán một lô hàng, ai trả giá cao nhất thì bán hoặc bán cho người mua nào mà người bán thấy có lợi hơn + Chào hàng cố định: Người bán cam kết một cách dứt khoát nghĩa vụ cung cấp hàng hóa cho người mua trong một khoảng thời gian nhất định, và loại chào hàng này chỉ gửi cho một người Khi người mua nhận được chào hàng tự do thì chưa chắc sẽ trở thành người mua thực sự, còn khi nhận được chào hàng cố định thì chắc chắn người được chào hàng sẽ trở thành người mua, nếu như họ chấp nhận mọi điều kiện quy định trong thư chào hàng trong thời gian có hiệu lực của thư chào hàng Về mặt pháp lý thì khi gửi thư chào hàng cố định cho khách hàng, người bán hàng đã tự ràng buộc mình với các nghĩa vụ theo các điều kiện quy định trong thư chào hàng trong thời gian hiệu lực của thư chào hàng, nếu đơn phương từ chối không thực hiện có thể sẽ bị khiếu nại hoặc kiện ra tòa và phải bồi thường thiệt hại Do vậy, khi ký phát những thư chào hàng cố định, người bán hàng cần phải xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết nhỏ cũng phải phù hợp với luật pháp, lợi ích của Công ty và các Bên liên quan và không để phát sinh tranh chấp hoặc tổn thất Chào bán hàng là 1 thao tác nghiệp vụ rất quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế Trong bước chào bán hàng thì bên bán cần thể hiện ý chí bán hàng của mình thông qua các hình thức văn bản có tính pháp lý và thường là đơn chào hàng Nếu như hỏi hàng là bước đầu để hai bên tìm hiểu lẫn nhau thì chào bán hàng được xem là bước thể hiện sự chào hàng 1 cách chính thức của bên bán với bên mua thông qua đơn chào hàng Đơn chào hàng này phải thể hiện chi tiết về giá cả và nội dung của hàng hóa cũng như hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định Khi nhận được Inquiry từ bên mua, bên bán sẽ gửi báo giá (Quotation) hoặc bên bán cũng chủ động gửi báo giá nếu tìm thấy bên mua tiềm năng Cũng giống như Inquiry thì một Quotation ít nhất nên cung cấp đủ các thông tin sau để tránh phải giao dịch nhiều lần: (1) Giá cả (Unit Price, Currency…): nên ghi tách riêng giá hàng hoá và chi phí vận tải khi báo giá CIF để bên mua biết được giá của hàng hoá nếu muốn mua giá FOB Không được quên ghi rõ tiền tệ của giá cả vì bên mua có thể lăn tăn và luôn hỏi lại rõ ràng trước khi đặt hàng 7 (2) Điều kiện Incoterms (FOB, CIF, CFR…): Luôn luôn nhớ ghi chú điều kiện Incoterms đang báo giá vì nếu thiếu Incoterms thì giá cả được báo không phản ánh giá thực tế bên mua phải trả (3) Thời gian giao hàng (Time Of Delivery): Nếu không biết hàng hoá có sẵn hay không hoặc khi nào hàng sẽ sẵn sàng được giao thì bên mua không thể đặt hàng (4) Điều kiện thanh toán (Methord Of Payment): là một trong các yếu tố để báo giá của doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các báo giá của đối thủ Nếu cho phép thanh toán từng phần hoặc thanh toán muộn thì bên mua sẽ rất chú ý – Bước 3: Hoàn giá (Counter-offer) Hoàn giá chính là bước ngoặt cả về giá hay về các điều kiện giao dịch khác của bên mua hàng trên cơ sở đơn chào hàng của bên bán Tuy nhiên, nếu như đơn chào hàng của bên bán đưa ra hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu của bên mua, thì bên mua sẽ không phải mặc cả, hai bên không cần phải trao đổi lại vấn đề giá cả hoặc điều kiện giao dịch Nói cách khác, trong trường hợp đấy thì sẽ không có bước hoàn giá mà được coi là 2 bên đã đạt được thỏa thuận Lúc đó bên mua sẽ căn cứ vào đơn chào hàng để tiến hành, thực hiện đặt mua hàng – Bước 4: Đặt hàng- Purchase Order (P/O) / Order Nếu như thư chào hàng thể hiện ý định bán hàng của người bán và được người bán ký phát cho các khách hàng của mình thì đơn đặt hàng thế hiện ý định muốn mua hàng của người mua, đó là đề nghị từ phía người muốn mua hàng hóa Trong đơn đặt hàng người mua thường nêu cụ thể tên hàng hóa định mua và đề nghị người bán cung cấp hàng cho mình theo những điều kiện (số lượng, phẩm chất, thời hạn giao hàng v v.) do mình tự đặt ra Một khi người bán chấp nhận hoàn toàn đơn đặt hàng trong thời hạn quy định thì hợp đồng coi như đã được thành lập giữa bên mua và bên bán – Bước 5: Chấp nhận (Acceptance) Là việc người được chào giá đồng ý hoàn toàn với giá được chào Hiệu quả pháp lý của việc chấp nhận là dẫn tới việc ký kết hợp đồng mua bán Acceptance được chia làm 2 loại:  Acceptance hoàn toàn vô điều kiện: Với việc chấp nhận này hợp đồng sẽ được ký kết, và hợp đồng bao gồm những chứng từ sau: + Offer: Do người bán ký + Order: Do người mua ký + Acceptance: Do người mua ký Sau khi 3 loại chứng từ nói trên được ký kết thì hợp đồng coi như đã được ký  Acceptance có điều kiện: Về cơ bản thì hợp đồng vẫn chưa được ký kết và vẫn còn nhiều khả năng không được ký Điều kiện hiện lực của Acceptance: 8 + Phải theo hình thức mà luật pháp của từng nước yêu cầu (Theo Điều 24 Luật Thương mại Việt Nam thì hình thức chấp nhận tương tự như hình thức của hợp đồng) + Phải làm trong thời hạn hiệu lực của Offer hoặc Order Nếu ngoài thời hạn thì việc chấp nhận không có giá trị + Phải được chính người nhận giá chấp nhận + Chấp nhận phải được gửi tận tay người chào hoặc người đặt hàng, nếu những người này không nhận được thì chấp nhận cũng không giá trị về mặt pháp lý – Bước 6: Hoá đơn chiếu lệ/ xác nhận đặt hàng - Profoma Invoice (P/I)/ Confirmation Là việc khẳng định lại sự thỏa thuận mua bán để tăng thêm tính chắc chắn của nó và để phân biệt những điều khoản cuối cùng với những điều kiện đàm phán ban đầu Giấy xác nhận có thể được một bên đưa ra Ví dụ: Bên bán đưa ra Giấy xác nhận đặt hàng (Confirmation of order) để khẳng định việc mình đã chấp nhận đơn đặt hàng do bên mua gửi đến xác nhận thường được lập thành hai bản, bên lập xác nhận ký trước rồi sau đó gửi cho bên kia Bên kia ký xong giữ lại một bản và gửi trả lại cho bên lập xác nhận một bản Trường hợp các bên chỉ lập một bản xác nhận, thì bản xác nhận đó phải có hai chữ ký, thường được gọi là hợp đồng Proforma Invoice hay còn gọi là Hóa đơn chiếu lệ, là một bản dự thảo hóa đơn được soạn bởi Nhà xuất khẩu Nó có thể bao gồm các điều khoản, điều kiện chính của một giao dịch thương mại quốc tế Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) là hóa đơn do người bán (Seller) cung cấp, ghi rõ số tiền mà người mua (Buyer) phải thanh toán Người mua sẽ thực hiện việc thanh toán theo số tiền ghi trên hóa đơn hạch toán chi phí vận chuyển Commercial Invoice là 1 loại chứng từ thương mại quốc tế thể hiện Hóa đơn thương mại xuất khẩu này ghi rõ đặc điểm hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng ( theo quy định của Incoterms), phương thức thanh toán hay chuyên chở hàng như thế nào Proforma invoice và commercial invoice có nhiều điểm khác nhau mà bạn có thể phân biệt như sau: Tiêu chí so Proforma Invoice (PI) Commercial Invoice (CI) sánh Về thời điểm phát hành trước khi gửi hàng phát hành sau khi lô hàng đã được gửi, phát hành hoặc đã đóng xong vào container Về nội dung 2 bên có thể sẽ vẫn tiếp tục đầy đủ và chính xác hơn về lượng hàng thảo luận để thay đổi điều và số tiền thanh toán; không thể sửa khoản nếu cần, có thể thay chữa hay điều chỉnh tuỳ tiện, nếu có sửa đổi số Proforma Invoice chữa thì phải có xác nhận của bên phát Number hành Về tính cam kết sự cam kết ban đầu của là chứng từ rất quan trọng xác nhận 9 người bán gửi tới người mua giao dịch mua bán Về hạch toán Không có chức năng hạch được dùng để hạch toán kế toán của cả toán phía người mua và người bán Proforma Invoice (PI) có chức năng giống như một báo giá của người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu Sau khi nhận được PI, hai bên có thể sẽ đàm phán những nội dung sau liên quan đến việc sửa lại PI (Lý giải cho việc Proforma Invoice hay có sự điều chỉnh/thay đổi):  Nhà nhập khẩu nhận thấy giá quá cao và yêu cầu giảm giá  Nhà nhập khẩu thấy thời gian giao hàng quá xa và yêu cầu ngày giao hàng gần hơn so với PI đầu  Nhà nhập khẩu thay đổi số lượng, có thể tăng hoặc giảm của 1 model hoặc thêm, bớt model  Thay đổi phương thức vận chuyển, có thể từ đường biển sang đường Air  Liệu có thể dùng Hóa đơn chiếu lệ thay thế cho Hóa đơn thương mại để khai báo Hải quan và khi thanh toán qua LC?  Không thể dùng PI để khai báo hải quan  Tiêu đề của hóa đơn phải đề dưới dạng Invoice hoặc Commercial Invoice  Thêm vào đó, trong LC thường có quy định không chấp nhận Proforma Invoice thay thế Commercial Invoice 1.2.1.2 Giao dịch qua trung gian Phương thức giao dịch buôn bán qua trung gian là phương thức giao dịch trong đó hai bên mua và bán phải thông qua người thứ ba để ký kết và thực hiện hợp đồng Các trung gian mua bán phổ biến trên thị trường bao gồm: Môi giới, đại lý và ủy thác mua bán hàng hóa  Môi giới thương mại Điều 150, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa: Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới Quan hệ giữa người ủy thác và người môi giới là quan hệ dựa trên sự ủy thác từng lần chứ không phải hợp đồng dài hạn  Đại lý thương mại Điều 166, Luật thương mại đưa ra định nghĩa: Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao Quan hệ giữa người ủy thác và người đại lý là quan hệ hợp đồng đại lý  Ủy thác mua bán hàng hóa Điều 155, Luật Thương mại đưa ra định nghĩa: Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác 10

Ngày đăng: 12/03/2024, 01:15

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan