Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Quản trị kinh doanh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING Hà Nội - 2021 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING79 SỨC ÉP VÀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG BLENDED LEARNING TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GVC. NCS. Võ Thị Hồng Hạnh, Bùi Lương Duy Khánh, Dương Thị Thu Hiếu, Nguyễn Đăng Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo. Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mở ra những cơ hội và thách thức để các cơ sở đào tạo thay đổi mô hình và phương thức đào tạo tiên tiến, trong đó có học tập kết hợp Blended Learning đang là xu thế không chỉ ở trên thé giới mà đang được áp dụng tại Việt Nam như một tất yếu khách quan. Bài viết tập trung phân tích một số quan niệm về hình thức học kết hợp Blended Learning; sức ép và các rào cản đối với việc áp dụng hình thức này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hình thức học này trong thời gian tới. Từ khóa: Blended learning, cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục Đại học, học tập kết hợp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế kỷ XXI, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề giáo dục tại bậc Đại học đang được đặt trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Việc thay đổi chương trình đào tạo để phát triển các phương pháp giảng dạy trở thành một yêu cầu tất yếu trong xu thế kỷ nguyên mới của thế giới, một kỷ nguyên công nghệ số, một kỷ nguyên của sự phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin. Đổi mới nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác và kỹ năng tự học tập suốt đời. Sự phát triển của công nghệ và những thay đổi kinh tế đã định hình phát triển cho sinh viên trong nền giáo dục - những thế hệ “người số” tương lai thấm nhuần tư duy cấp cao, chuẩn bị cho quá trình lao động theo nhu cầu của thế kỷ XXI, đáp ứng cả về những năng lực cơ bản, các chỉ số đánh giá thành tích, mục tiêu học tập, phương tiện học tập, phương pháp học tập và các kế hoạch, chiến lược phù hợp cho quá trình nâng cao năng lực bản thân. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, Học kết hợp (Blended learning) đã trở thành một xu thế học tập mới ở Việt Nam. Blended learning là sự tổng hòa giữa hai hình thức học tách biệt là học tập truyền thống và học tập trực tuyến (E-Learning) nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu cho cả người dạy và người học. Mô hình đào tạo kết hợp này có một số nội dung giảng dạy trực tiếp trên lớp và một số được dạy qua các phương tiện công nghệ hiện đại, làm cho người học cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu được nhiều lợi ích hơn nhờ việc tận dụng tất cả ưu điểm của hình thức đào tạo truyền thống và E-Learning. Đây là một phương pháp học tập mới, được thực hiện trực tiếp và trực tuyến Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING80 bằng cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ thông tin hiện đại. Với những tiến bộ công nghệ số, chẳng hạn như sự phát triển của các ứng dụng Web, thiết bị di động và viễn thông đã làm thay đổi phần lớn quá trình học tập của sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng và thu hút hơn trong công tác giảng dạy. Môi trường học tập kết hợp tạo ra cơ hội cho học viên khi tham gia các khóa học, họ được tự do lựa chọn thời gian, trình độ và địa điểm thích hợp để học tập. Nội dung các bài giảng được trình bày thông qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, các Website,… dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như text, audio, video, mô phỏng. Ngoài ra, giảng viên và người học đều có thể dễ dàng giao tiếp, tương tác với nhau trực tiếp hoặc qua hệ thống mạng máy tính dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, lại thêm bối cảnh có sự tác động mạnh mẽ từ các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì phương pháp Học tập kết hợp (Blended learning) đang là sự lựa chọn tốt nhất, có xu hướng ngày càng phát triển và lên ngôi trong các trường Đại học của hệ thống Giáo dục Việt Nam. Việc sử dụng công nghệ kết hợp với phương thức giảng dạy truyền thống đem lại hiệu quả học tập cao hơn, đòi hỏi các trường Đại học cần nhanh chóng thích ứng và đưa vào sử dụng trong mô hình dạy - học để phát huy được tối đa năng lực của sinh viên, đồng thời đủ khả năng cạnh tranh trong môi trường trong nước và quốc tế. 2. NỘI DUNG 2.1. Một số quan niệm về hình thức học kết hợp Blended Learning Học kết hợp (Blended learning) là một trong những giải pháp để giải quyết nhu cầu khác nhau của các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới. Nó là sự kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các lớp học trực tiếp, từ đó cố gắng đạt được mục tiêu của lớp học truyền thống cùng với lợi ích của hình thức học từ xa. Đây chính là phương pháp học tập theo xu thế mới của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác. Theo Castro (2019), học tập kết hợp tích hợp việc sử dụng lí thuyết học tập và thực hành giảng dạy một cách linh hoạt, đa phương tiện, đa phương thức trong các quá trình học tập theo năng lực cá nhân và quá trình tự học. Theo Alvarez (2005), Blended learning là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể. Theo Victoria L. Tinio (2003), học tích hợp (Blended learning) là khái niệm chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E-learning. Bonk và Graham (2005) cho rằng, Blended learning là sự kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông), kết hợp các phương pháp giảng dạy, kết hợp học tập trực tuyến và F2F (face to face). Tác giả Nguyễn Văn Hiền (2008) có đưa ra một khái niệm “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng. Tác giả Nguyễn Danh Nam (2007) cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING81 e-Learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning”. Nguyễn Ngọc Dung Nguyễn Thị Toan (2020) thì cho rằng “Blended Learning là sự kết hợp hữu cơ, thống nhất giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp (face to face – F2F) và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet với tính tự giác của người học dưới sự hướng dẫn trực tiếp và gián tiếp của giáo viên”. Bài nghiên cứu của Ryan Hidayat Rafiola, Punaji Setyosari, Carolina Ligya Radjah M. Ramli (2020) đã chỉ ra rằng Học kết hợp là một trong ba nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập của học sinh tại trường Trung học công lập Padang. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng khẳng định rằng bởi vì thế hệ học sinh hiện đại đã được trang bị với nền tảng công nghệ số, áp dụng mô hình học kết hợp sẽ mang lại lợi ích lớn nhờ sự cải thiện trong chất lượng học tập cũng như gia tăng khả năng tiếp cận thông tin của người học. Học tập kết hợp bằng cách sử dụng không gian cộng tác trực tuyến, công cụ và tài nguyên kỹ thuật số trong một môi trường học tập hiện đại nhất của thế kỷ 21 giúp nâng cao chất lượng lớp học vật lý truyền thống, đồng thời là giải pháp với khó khăn của lớp học truyền thống trong thời điểm dịch bệnh COVID bùng phát trên toàn thế giới hiện nay. 2.2. Sức ép của cách mạng công nghiệp 4.0 với việc áp dụng hình thức học kết hợp Blended Learning Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học. Nó đòi hỏi cần có những thay đổi về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức. Mặt khác sự bùng nổ của cách mạng 4.0 cũng kéo theo những yêu cầu về năng lực nhân sự, không chỉ với những người có bằng cấp mà cả những người có trình độ thấp. Giáo dục phải có khả năng xoay chuyển phù hợp với sự chuyển đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đưa ra phương pháp phù hợp để tạo ra những con người có trình độ lao động theo nhu cầu của thế giới. Trong thời đại toàn cầu hóa, các trường đại học cần cải tiến lại chương trình đào tạo của mình, đưa ra những chiến lược thông minh, tạo môi trường và cơ hội giúp sinh viên phát huy được toàn bộ năng lực của mình, từ tư duy phản biện, giao tiếp, đến hợp tác và sáng tạo nhiệt tình, đảm bảo mục tiêu của giáo dục phải là tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng thích ứng cao với sự biến đổi nhanh của xã hội. Theo TS. Nguyễn Thị Hoàn (2017), sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra những yêu cầu mới cho năng lực nhân sự, không chỉ đe dọa việc làm của công nhân trình độ thấp mà ngay cả những người có bằng cấp (cao đẳng, đại học trở lên) cũng có thể bị ảnh hưởng, từ đó đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi chương trình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải. Giảng viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải hướng tới dạy người học sáng tạo ra cái mới. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng. Mục tiêu đào tạo của đại học không phải để tạo ra những người lao động làm công việc robot sẽ làm mà phải đạt tới trình độ con người làm ra được robot. Trước những tác động tiềm năng của CMCN 4.0, để làm tốt vai trò của ngành GD-ĐT là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa càng sâu Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING82 rộng như hiện nay, khi mà trong một số lĩnh vực nhất định, lao động có thể di chuyển giữa các nước theo những cam kết của cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC), GD-ĐT Việt Nam cần có những chính sách quyết liệt và mạnh mẽ hơn. Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kĩ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông minh. Và các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng,... sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai. Xu hướng đào tạo Blended learning là xu hướng tất yếu trong giáo dục. Thực tế, Blended Learning đã được áp dụng và đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể ở các nền giáo dục hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Phần Lan… trong thập kỷ trở lại đây. Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã lan tỏa mạnh mẽ sự phát triển của công nghệ thông tin, đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam đặc biệt là giáo dục cho bậc đại học những thách thức phải áp dụng các mô hình đào tạo sao cho phù hợp để tiệm cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Với cơ sở vật chất, nguồn lực và trình độ nhận thức đa dạng của sinh viên thì việc sử dụng kết hợp hài hòa giữa dạy học truyền thống cùng với dạy học online sẽ là những bước đi đúng đắn để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ mới. Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc Đại học trên toàn thế giới. Sinh viên là những thế hệ GenZ dẫn đầu trong các xu hướng, có cơ hội được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại từ rất sớm, vậy nên họ rất thích được trải nghiệm, khám phá những khía cạnh mới. Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thích ứng Blended learning một cách hiệu quả và nhanh chóng. Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động này nhanh hơn cả bởi chính giáo dục cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và hứa hẹn những bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toàn mới. Sự phát triển CNTT, công cụ kĩ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy. Các lớp học truyền thống với những nhược điểm như: chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ hạn chế, không thuận lợi cho một số đối tượng... sẽ được thay thế bằng các lớp học trực tuyến, lớp học ảo. Chất lượng đào tạo trực tuyến được kiểm soát dễ dàng bằng các công cụ hỗ trợ, như các cảm biến và kết nối không gian mạng. Không gian học tập cũng sẽ đa dạng hơn, thay vì những phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng truyền thống, thì người học có thể trải nghiệm học tập bằng không gian ảo, có thể tương tác trong điều kiện như thật thông qua các phần mềm và hệ thống mạng. Dữ liệu lớn (Big Data) sẽ là nguồn dữ liệu vô tận để học tập trải nghiệm về phân tích, nhận dạng xu hướng ở mức chính xác cao. Tài nguyên học tập số trong điều kiện kết nối không gian thật và ảo sẽ vô cùng phong phú. Chương trình học cũng được thiết kế đa dạng hơn, cụ thể hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học. Mô hình học tập kết hợp đang mang lại hiệu quả cao, mang xu hướng phát triển tích cực và phù hợp đối với quá trình học tập và giảng dạy trong môi trường chuyên nghiệp, nâng cao Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔN...
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING Hà Nội - 2021 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING SỨC ÉP VÀ RÀO CẢN ĐỐI VỚI VIỆC ÁP DỤNG BLENDED LEARNING TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 GVC NCS Võ Thị Hồng Hạnh, Bùi Lương Duy Khánh, Dương Thị Thu Hiếu, Nguyễn Đăng Dương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân TÓM TẮT: Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực trong đó có giáo dục và đào tạo Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng mở ra những cơ hội và thách thức để các cơ sở đào tạo thay đổi mô hình và phương thức đào tạo tiên tiến, trong đó có học tập kết hợp Blended Learning đang là xu thế không chỉ ở trên thé giới mà đang được áp dụng tại Việt Nam như một tất yếu khách quan Bài viết tập trung phân tích một số quan niệm về hình thức học kết hợp Blended Learning; sức ép và các rào cản đối với việc áp dụng hình thức này trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0; từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hình thức học này trong thời gian tới Từ khóa: Blended learning, cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục Đại học, học tập kết hợp 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thế kỷ XXI, dưới sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề giáo dục tại bậc Đại học đang được đặt trước nhiều cơ hội và thách thức lớn Việc thay đổi chương trình đào tạo để phát triển các phương pháp giảng dạy trở thành một yêu cầu tất yếu trong xu thế kỷ nguyên mới của thế giới, một kỷ nguyên công nghệ số, một kỷ nguyên của sự phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin Đổi mới nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo một con người toàn diện, một công dân toàn cầu với những kỹ năng làm việc trong môi trường hợp tác và kỹ năng tự học tập suốt đời Sự phát triển của công nghệ và những thay đổi kinh tế đã định hình phát triển cho sinh viên trong nền giáo dục - những thế hệ “người số” tương lai thấm nhuần tư duy cấp cao, chuẩn bị cho quá trình lao động theo nhu cầu của thế kỷ XXI, đáp ứng cả về những năng lực cơ bản, các chỉ số đánh giá thành tích, mục tiêu học tập, phương tiện học tập, phương pháp học tập và các kế hoạch, chiến lược phù hợp cho quá trình nâng cao năng lực bản thân Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, Học kết hợp (Blended learning) đã trở thành một xu thế học tập mới ở Việt Nam Blended learning là sự tổng hòa giữa hai hình thức học tách biệt là học tập truyền thống và học tập trực tuyến (E-Learning) nhằm mang lại những hiệu quả tối ưu cho cả người dạy và người học Mô hình đào tạo kết hợp này có một số nội dung giảng dạy trực tiếp trên lớp và một số được dạy qua các phương tiện công nghệ hiện đại, làm cho người học cảm thấy hứng thú hơn, tiếp thu được nhiều lợi ích hơn nhờ việc tận dụng tất cả ưu điểm của hình thức đào tạo truyền thống và E-Learning Đây là một phương pháp học tập mới, được thực hiện trực tiếp và trực tuyến 79 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING bằng cách sử dụng các ứng dụng, phần mềm công nghệ thông tin hiện đại Với những tiến bộ công nghệ số, chẳng hạn như sự phát triển của các ứng dụng Web, thiết bị di động và viễn thông đã làm thay đổi phần lớn quá trình học tập của sinh viên, đồng thời nâng cao chất lượng và thu hút hơn trong công tác giảng dạy Môi trường học tập kết hợp tạo ra cơ hội cho học viên khi tham gia các khóa học, họ được tự do lựa chọn thời gian, trình độ và địa điểm thích hợp để học tập Nội dung các bài giảng được trình bày thông qua các công cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng Internet, các Website,… dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú như text, audio, video, mô phỏng Ngoài ra, giảng viên và người học đều có thể dễ dàng giao tiếp, tương tác với nhau trực tiếp hoặc qua hệ thống mạng máy tính dưới các hình thức như: email, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… Trong nền kinh tế thị trường hội nhập hiện nay, lại thêm bối cảnh có sự tác động mạnh mẽ từ các cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì phương pháp Học tập kết hợp (Blended learning) đang là sự lựa chọn tốt nhất, có xu hướng ngày càng phát triển và lên ngôi trong các trường Đại học của hệ thống Giáo dục Việt Nam Việc sử dụng công nghệ kết hợp với phương thức giảng dạy truyền thống đem lại hiệu quả học tập cao hơn, đòi hỏi các trường Đại học cần nhanh chóng thích ứng và đưa vào sử dụng trong mô hình dạy - học để phát huy được tối đa năng lực của sinh viên, đồng thời đủ khả năng cạnh tranh trong môi trường trong nước và quốc tế 2 NỘI DUNG 2.1 Một số quan niệm về hình thức học kết hợp Blended Learning Học kết hợp (Blended learning) là một trong những giải pháp để giải quyết nhu cầu khác nhau của các cơ sở giáo dục trên toàn thế giới Nó là sự kết hợp giữa hình thức học truyền thống và các lớp học trực tiếp, từ đó cố gắng đạt được mục tiêu của lớp học truyền thống cùng với lợi ích của hình thức học từ xa Đây chính là phương pháp học tập theo xu thế mới của rất nhiều quốc gia trên thế giới, ban đầu được nghiên cứu bởi Đại học Cambridge trong việc giảng dạy ngoại ngữ, sau này đã được áp dụng giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng cũng như các tổ chức đào tạo chuyên nghiệp trong các lĩnh vực đào tạo khác Theo Castro (2019), học tập kết hợp tích hợp việc sử dụng lí thuyết học tập và thực hành giảng dạy một cách linh hoạt, đa phương tiện, đa phương thức trong các quá trình học tập theo năng lực cá nhân và quá trình tự học Theo Alvarez (2005), Blended learning là sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể Theo Victoria L Tinio (2003), học tích hợp (Blended learning) là khái niệm chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E-learning Bonk và Graham (2005) cho rằng, Blended learning là sự kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền thông), kết hợp các phương pháp giảng dạy, kết hợp học tập trực tuyến và F2F (face to face) Tác giả Nguyễn Văn Hiền (2008) có đưa ra một khái niệm “Học tập hỗn hợp” để chỉ hình thức kết hợp giữa cách học trên lớp với học tập có sự hỗ trợ của công nghệ, học tập qua mạng Tác giả Nguyễn Danh Nam (2007) cũng đưa ra nhận định: Sự kết hợp giữa 80 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING e-Learning với lớp học truyền thống trở thành một giải pháp tốt, nó tạo thành một mô hình đào tạo gọi là “Blended Learning” Nguyễn Ngọc Dung & Nguyễn Thị Toan (2020) thì cho rằng “Blended Learning là sự kết hợp hữu cơ, thống nhất giữa hình thức tổ chức dạy học trên lớp (face to face – F2F) và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet với tính tự giác của người học dưới sự hướng dẫn trực tiếp và gián tiếp của giáo viên” Bài nghiên cứu của Ryan Hidayat Rafiola, Punaji Setyosari, Carolina Ligya Radjah & M Ramli (2020) đã chỉ ra rằng Học kết hợp là một trong ba nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến thành tích học tập của học sinh tại trường Trung học công lập Padang Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng khẳng định rằng bởi vì thế hệ học sinh hiện đại đã được trang bị với nền tảng công nghệ số, áp dụng mô hình học kết hợp sẽ mang lại lợi ích lớn nhờ sự cải thiện trong chất lượng học tập cũng như gia tăng khả năng tiếp cận thông tin của người học Học tập kết hợp bằng cách sử dụng không gian cộng tác trực tuyến, công cụ và tài nguyên kỹ thuật số trong một môi trường học tập hiện đại nhất của thế kỷ 21 giúp nâng cao chất lượng lớp học vật lý truyền thống, đồng thời là giải pháp với khó khăn của lớp học truyền thống trong thời điểm dịch bệnh COVID bùng phát trên toàn thế giới hiện nay 2.2 Sức ép của cách mạng công nghiệp 4.0 với việc áp dụng hình thức học kết hợp Blended Learning Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã ảnh hưởng rất lớn tới nền giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học Nó đòi hỏi cần có những thay đổi về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức Mặt khác sự bùng nổ của cách mạng 4.0 cũng kéo theo những yêu cầu về năng lực nhân sự, không chỉ với những người có bằng cấp mà cả những người có trình độ thấp Giáo dục phải có khả năng xoay chuyển phù hợp với sự chuyển đổi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đưa ra phương pháp phù hợp để tạo ra những con người có trình độ lao động theo nhu cầu của thế giới Trong thời đại toàn cầu hóa, các trường đại học cần cải tiến lại chương trình đào tạo của mình, đưa ra những chiến lược thông minh, tạo môi trường và cơ hội giúp sinh viên phát huy được toàn bộ năng lực của mình, từ tư duy phản biện, giao tiếp, đến hợp tác và sáng tạo nhiệt tình, đảm bảo mục tiêu của giáo dục phải là tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng thích ứng cao với sự biến đổi nhanh của xã hội Theo TS Nguyễn Thị Hoàn (2017), sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đặt ra những yêu cầu mới cho năng lực nhân sự, không chỉ đe dọa việc làm của công nhân trình độ thấp mà ngay cả những người có bằng cấp (cao đẳng, đại học trở lên) cũng có thể bị ảnh hưởng, từ đó đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi chương trình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng và kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với các thách thức và yêu cầu công việc thay đổi liên tục để tránh nguy cơ bị đào thải Giảng viên không dạy cho người học cái mình đang có, mà phải hướng tới dạy người học sáng tạo ra cái mới Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng Mục tiêu đào tạo của đại học không phải để tạo ra những người lao động làm công việc robot sẽ làm mà phải đạt tới trình độ con người làm ra được robot Trước những tác động tiềm năng của CMCN 4.0, để làm tốt vai trò của ngành GD-ĐT là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nền kinh tế đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa càng sâu 81 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING rộng như hiện nay, khi mà trong một số lĩnh vực nhất định, lao động có thể di chuyển giữa các nước theo những cam kết của cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC), GD-ĐT Việt Nam cần có những chính sách quyết liệt và mạnh mẽ hơn Cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi phương thức và phương pháp đào tạo thay đổi với sự ứng dụng mạnh mẽ của CNTT, công nghệ kĩ thuật số, hệ thống mạng và các hệ thống thông minh Và các hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo ảo, mô phỏng, số hóa bài giảng, sẽ là xu hướng đào tạo nghề nghiệp trong tương lai Xu hướng đào tạo Blended learning là xu hướng tất yếu trong giáo dục Thực tế, Blended Learning đã được áp dụng và đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể ở các nền giáo dục hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Phần Lan… trong thập kỷ trở lại đây Sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0 đã lan tỏa mạnh mẽ sự phát triển của công nghệ thông tin, đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam đặc biệt là giáo dục cho bậc đại học những thách thức phải áp dụng các mô hình đào tạo sao cho phù hợp để tiệm cận với nền giáo dục hiện đại trên thế giới Với cơ sở vật chất, nguồn lực và trình độ nhận thức đa dạng của sinh viên thì việc sử dụng kết hợp hài hòa giữa dạy học truyền thống cùng với dạy học online sẽ là những bước đi đúng đắn để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thế hệ mới Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra một cuộc cách mạng trong giáo dục đặc biệt là giáo dục bậc Đại học trên toàn thế giới Sinh viên là những thế hệ GenZ dẫn đầu trong các xu hướng, có cơ hội được tiếp xúc với các công nghệ hiện đại từ rất sớm, vậy nên họ rất thích được trải nghiệm, khám phá những khía cạnh mới Yếu tố này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thích ứng Blended learning một cách hiệu quả và nhanh chóng Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động này nhanh hơn cả bởi chính giáo dục cũng sẽ tạo ra những phiên bản mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và hứa hẹn những bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, mô hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toàn mới Sự phát triển CNTT, công cụ kĩ thuật số, hệ thống mạng kết nối và siêu dữ liệu sẽ là những công cụ và phương tiện tốt để thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp giảng dạy Các lớp học truyền thống với những nhược điểm như: chi phí tổ chức cao, không gian phục vụ hạn chế, không thuận lợi cho một số đối tượng sẽ được thay thế bằng các lớp học trực tuyến, lớp học ảo Chất lượng đào tạo trực tuyến được kiểm soát dễ dàng bằng các công cụ hỗ trợ, như các cảm biến và kết nối không gian mạng Không gian học tập cũng sẽ đa dạng hơn, thay vì những phòng thí nghiệm hay phòng mô phỏng truyền thống, thì người học có thể trải nghiệm học tập bằng không gian ảo, có thể tương tác trong điều kiện như thật thông qua các phần mềm và hệ thống mạng Dữ liệu lớn (Big Data) sẽ là nguồn dữ liệu vô tận để học tập trải nghiệm về phân tích, nhận dạng xu hướng ở mức chính xác cao Tài nguyên học tập số trong điều kiện kết nối không gian thật và ảo sẽ vô cùng phong phú Chương trình học cũng được thiết kế đa dạng hơn, cụ thể hơn và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học Mô hình học tập kết hợp đang mang lại hiệu quả cao, mang xu hướng phát triển tích cực và phù hợp đối với quá trình học tập và giảng dạy trong môi trường chuyên nghiệp, nâng cao 82 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING tính linh động, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức của người học cũng như tiết kiệm chi phí, rút ngắn không gian và khoảng cách giữa giảng viên với sinh viên Có thể khẳng định rằng với công tác chuẩn bị chu đáo, đầy đủ cùng sự thay đổi đúng đắn trong cách dạy và học, việc học kết hợp sẽ mang đến một môi trường học tập mới năng động và sáng tạo, giúp cho học sinh sinh viên hình thành các tính cách cần thiết mà lớp học truyền thống khó đem lại bằng: sự chủ động tìm tòi tri thức, tinh thần tự giác và sự nghiêm túc trong học tập Nhu cầu đa dạng hóa của thực tiễn trong việc học nghề khuyến khích nghiên cứu và phát triển mô hình học tập tốt Điều cần thiết trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt với giai đoạn căng thẳng bởi dịch bệnh hiện nay thì là học tập kết hợp là phương pháp tối ưu nhất, được chấp nhận rộng rãi thông qua sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc tối tân, các ứng dụng công nghệ hiện đại Blended learning có ưu điểm là có thể tạo ra một hệ thống học tập tập trung, sinh viên tự xây dựng kiến thức bằng nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, tạp chí, CD ROM, video, truyền hình, trang web, mạng xã hội, blog, LMS và những ứng dụng đa phương tiện khác Hơn nữa, sự linh hoạt hơn về thời gian, tăng khả năng tương tác giúp cho sinh viên tự tin, thoải mái hơn trong việc trao đổi và tiếp cận thông tin 2.3 Rào cản đối với việc áp dụng Blended learning trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Học tập kết hợp đã trở thành mô hình giáo dục được ưu tiên trong thời đại hiện nay, nó có khả năng cải thiện được kết quả sinh viên tốt hơn và xây dựng một phương hướng mới cho ngành giáo dục Tuy nhiên, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng mô hình học tập kết hợp và giảng dạy vẫn còn nhiều rào cản: Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học ở một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục chưa thực sự được chú trọng Vẫn còn tình trạng quản lý, tổ chức dạy học theo phương pháp truyền thống, nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, chưa chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh, sinh viên và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi Hạ tầng và trang thiết bị công nghệ thông tin ở các địa phương còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn hạn chế cả về số lượng, chất lượng Sự chênh lệch về cơ sở vật chất, thiếu các phương tiện công nghệ để học tập là một thách thức lớn trong việc áp dụng học tập kết hợp vào giáo dục và giáo dục trong thời kỳ dịch bệnh Một trở ngại khác mà sinh viên gặp phải khi tương tác trực tuyến là kết nối mạng, bởi vì không phải tất cả sinh đều có thể truy cập mạng tốt Đối với những sinh viên khó khăn trong việc truy cập internet, họ cảm thấy không thoải mái khi sử dụng các ứng dụng công nghệ, trang web hoặc giao tiếp trực tuyến để học tập hoặc trao đổi kiến thức với những người khác Tuy vậy, việc tương tác trực tuyến vẫn cần thiết khi môi trường học tập không cho phép gặp mặt Mặt khác, công nghệ hiện đại không ngừng phát triển, kéo theo đó xuất hiện chênh lệch về trình độ hấp thụ công nghệ thông tin Có người tiếp thu rất nhanh những công nghệ mới, thành thạo các công cụ hỗ trợ cho giảng dạy, nhưng có người thì khó tiếp cận và cần nhiều thời gian hơn để thích nghi và sử dụng Để mô hình học tập kết hợp có thể hoạt động tốt, đòi hỏi các giáo viên phải sử dụng thành thạo ứng dụng công nghệ, các kỹ năng số, nhưng hiện 83 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING nay số lượng thầy cô lớn tuổi vẫn đang chiếm phần lượng đông, vậy nên việc thích ứng như thế nào để không làm gián đoạn quá trình học tập của học sinh cũng như quá trình giảng dạy của giáo viên là vấn đề lớn mà các nhà quản lý cần suy xét rõ ràng Việc áp dụng mô hình học tập kết hợp vào giảng dạy cũng đòi hỏi phương pháp đánh giá sinh viên cần được thay đổi và cải tiến sao cho phù hợp, cần phải suy nghĩ và đánh giá xem phương pháp truyền thống có còn đem lại hiệu quả cao nhất nữa hay không, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm của phương pháp mới, giúp ích như thế nào đối với quá trình giảng dạy Đứng ở góc độ của sinh viên – người tham gia vào quá trình học tập kết hơp Blended learning, đa số sinh viên viên thấy rằng học trực tiếp đem lại hiệu quả cao hơn học trực tuyến vì nhiều lý do khác nhau Họ gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin từ những tài liệu được cung cấp vì thiếu sự tương tác, khó có thể giải đáp kịp thời những câu hỏi trong bài Hơn nữa, sinh viên có mong muốn được đồng thời tự lựa chọn phương pháp tra cứu, cũng như nội dung để có thể tự đánh giá được kết quả học tập, đưa ra lộ trình phát triển tương thích; có quyền linh hoạt về thời gian, địa điểm và cường độ học tập phù hợp Hình thức Blended learning đòi hỏi tinh thần và trách nhiệm cao đối với việc học của sinh viên bởi lẽ khi học trực tuyến sẽ không có ai xem xét, đánh giá động lực học hỏi của bản thân Sinh viên cho rằng họ có xu hướng chậm deadline trong việc thu thập thông tin và hoàn thành bài tập so với việc học trên lớp Thái độ của sinh viên đối với sự tương tác trực tuyến tương đối thấp Sinh viên không đồng ý rằng học trực tuyến có thể thúc đẩy họ chuẩn bị bài học tốt hơn Đối với những sinh viên có thành tích thấp, thì sự tương tác trực tiếp là thực sự cần thiết để có thể nhận được sự giải đáp nhanh chóng từ giáo viên hay bạn bè về nội dung mà họ cảm thấy khó hiểu Một trong những yếu tố làm giảm hiệu quả áp dụng công nghệ của kỷ nguyên 4.0 vào học tập và giảng dạy có thể kể đến như tâm lý chưa sẵn sàng, các tác động ngoại lai như vấn đề kết nối và truy cập mạng internet và cuối cùng là sự hỗ trợ chưa kịp thời của giảng viên cũng như đội phục vụ do còn chưa có kinh nghiệm xử lý các tình huống liên quan đến việc giảng dạy trực tuyến Ngoài ra, mức độ cho điểm, đánh giá năng lực truyền thống cũng là một điểm trừ tới hiệu quả sau quá trình học tập đối với môi trường trực tuyến 2.4 Một số giải pháp để triển khai hiệu quả hình thức học tập kết hợp Blended learning Đa số sinh viên hiện nay đều đang được tiếp xúc với công nghệ số hiện đại hóa 4.0, vì vậy việc tiếp thu kiến thức qua việc học tập kết hợp sẽ giúp họ rèn luyện và phát huy được hầu hết các kỹ năng cho bản thân Do đó, sinh viên đã sẵn sàng và có thái độ hào hứng với phương pháp học tập kết hợp mới Tuy nhiên để nâng cao chất lượng hiệu quả trong quá trình truyền tải và tiếp thu kiến thức, cần đảm bảo những yếu tố sau: Đối với sinh viên, điều quan trọng nhất là kỷ luật bản thân, thái độ tự giác học tập và rèn luyện, tích cực thảo luận và tương tác trong các bài giảng để tạo cảm hứng và trạng thái thoải mái, vui vẻ Lập kế hoạch, thời gian biểu phù hợp, cân bằng giữa việc học và giải lao 84 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING Đối với các giảng viên, cần có kế hoạch quản lý tốt việc học của sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến, đưa ra cách giảng dạy mới mẻ, sáng tạo ngoài việc diễn giải vấn đề một cách khô khan Thiết kế giáo án dựa trên nhu cầu học tập của sinh viên bao gồm: phong cách, sở thích và khả năng học tập, khuyến khích tạo lập và các trò chơi hay bài kiểm tra cuối mỗi buổi học để tổng hợp lại kiến thức và rà soát mức độ hiểu bài của sinh viên Kết hợp với việc điểm danh, thay đổi chính sách điểm số và áp dụng phương pháp đánh giá sinh viên phù hợp với môi trường chuyên nghiệp Đối với các nhà quản lý giáo dục, nhà trường cần đảm bảo các ứng dụng học tập, tra cứu thông tin ổn định, hướng dẫn sinh viên sử dụng thành thạo các ứng dụng công nghệ, công cụ hỗ trợ học tập Việc thi và kiểm tra cũng cần được xem xét và đưa ra quyết định phù hợp với phương pháp giảng dạy được áp dụng, chuẩn bị các thiết bị điện tử tương thích với các ứng dụng, trang Web học tập, đảm bảo đường truyền Internet tốt, Chi phí cho hệ thống giảng đường, trang bị là một khoản chi phí không hề nhỏ Những khoản đầu tư cho hệ thống phòng học đạt chuẩn luôn là khó khăn thường trực đối với các trường đại học cả trên thế giới và càng rõ nét hơn đối với Việt Nam Việc áp dụng Blended Learning giúp phòng học truyền thống sẽ giảm đi đáng kể và áp lực đầu tư cũng sẽ giảm theo, giải quyết vấn đề giữa thời gian đứng lớp và nghiên cứu khoa học của các giảng viên đại học, giữa khả năng đáp ứng và truyền tải thông tin của giảng viên đến với số lượng lớn sinh viên trong lớp học truyền thống Đối với xã hội: Chúng ta vẫn luôn hướng đến mục tiêu xây dựng một xã hội học tập văn minh, một xã hội mà cơ hội học tập đến với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào trong quãng đời của người học Những hạn chế của mô hình học tập truyền thống đã kìm hãm và tước đi cơ hội của những người không có đủ điều kiện, những người không có khả năng vượt qua các kỳ thi hay không thể bố trí thời gian và tài chính để bước vào giảng đường đại học Với Blended Learning và tương lai là E-Learning thì có hội học tập đã rộng mở ra với hầu hết mọi người, khi mà họ có thể ở bất kì đâu, chỉ với kết nối Internet từ điện thoại hay bất kỳ thiết bị điện tử khác là đã có thể nghe được những bài giảng của giảng viên, giáo sư hàng đầu trong nước và quốc tế Đối với các nhà nghiên cứu, để chứng minh hiệu quả của việc học tập kết hợp trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các nghiên cứu sâu hơn là cần thiết trong lĩnh vực này Điều này là để hoàn thiện khái niệm Blended Learning sẽ được áp dụng trong các trường học Vì vậy, sự cần thiết của các thử nghiệm Blended Learning cho học sinh trong lớp học để đo lường hiệu quả và sự phát triển các kỹ năng tư duy phản biện của học sinh sau khi sử dụng phương pháp Blended Learning Kiến nghị với chính phủ: chính phủ cần biết nhu cầu và mô hình giáo dục nào thú vị hơn và điều chỉnh để đáp ứng những đòi hỏi của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 Từ đó, mô hình học tập kết hợp sẽ được tối ưu hóa hơn nữa và thích ứng với thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Bên cạnh đó, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện đến sinh viên để đảm bảo có đầy đủ các thiết bị công nghệ phục vụ cho việc học tập trực tuyến 85 Hội thảo khoa học quốc gia ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING 3 KẾT LUẬN Học kết hợp Blended learning là xu thế giáo dục mới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Để triển khai hiệu quả mô hình học này cần có những giải pháp đồng bộ từ phía chính phủ tạo lập các chính sách, chiến lược đổi mới phương pháp dạy và học đại học; từ phía các nhà quản lý giáo dục; giảng viên và bản thân sinh viên TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Alvarez, S (2005) Blended learning solutions In B Hoffman (Ed.), Encyclopedia of Educational Technology 2 Firdaus Firdaus, Rifqi Muntaqo and Eli Trisnowati (2020), “Analysis of Student Readiness for Blended Learning Model Implementation in Industrial Era 4.0” 3 Nguyễn Danh Nam (2007) Các mức độ ứng dụng E-learning ở trường đại học sư phạm Tạp chí Giáo dục, số 175, tr 41-43 4 Nguyễn Ngọc Dung, Nguyễn Thị Toan (2020), Ứng dụng “Blended Learning” trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực giáo viên giáo dục công dân, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 216-220 5 Nguyễn Văn Hiền (2008) Tổ chức “học tập hỗn hợp” - biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho sinh viên trong dạy học Sinh học Tạp chí Giáo dục, số 192, tr 43-44; 34 6 Nizwardi Jalinus, Unung Verawardina, Krismadinata, Rahmat Azis Nabawi and Yudi Darma (2021), “Developing Blended Learning Model in Vocational Education Based On 21st Century Integrated Learning and Industrial Revolution 4.0” 7 Rahayu Retnaningsih, Aktansi Kindiasari and Heri Nurdiyanto (2020), “BLENDED LEARNING LEARNING MODEL TO IMPROVE CRITICAL THINKING SKILLS” 8 Ryan Hidayat Rafiola, Punaji Setyosari, Carolina Ligya Radjah, M Raml (2020), “The Effect of Learning Motivation, Self-Efficacy, and Blended Learning on Students’ Achievement in The Industrial Revolution 4.0” 9 State of Victoria (Department of Education and Early Childhood Development) (2012), “Blended learning A synthesis of research findings in Victorian education 2006-2011” 10 Victoria L Tinio (Nhóm công tác e-ASEAN UNDP-APDIP dịch, 2003) Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) trong giáo dục http://www.unapcict.org/sites/default/files/2019-01/ep- rimer-edu-vietnamese -version.pdf 86 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG BLENDED LEARNING NHÀ XUẤT BẢN DÂN TRÍ Số 9 - Ngõ 26 - Phố Hoàng Cầu - Quận Đống Đa - TP Hà Nội VPGD: Số 347 Đội Cấn - Quận Ba Đình - TP Hà Nội ĐT: (024) 66860751 - (024) 66860753 Email: nxbdantri@gmail.com - Website: nxbdantri.com.vn Chịu trách nhiệm xuất bản: BÙI THỊ HƯƠNG Chịu trách nhiệm nội dung: LÊ QUANG KHÔI Biên tập: NGUYỄN THẢO NGUYÊN Vẽ bìa: BÙI MINH THU Sửa bản in: LÊ VIỆT THỦY Trình bày sách: BÙI MINH THU LIÊN KẾT XUẤT BẢN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN In 100 cuốn, khổ 20,5 × 29,5cm tại Xí nghiệp In LĐXH chi nhánh Công ty TNHH MTV Thiết bị giáo dục dạy nghề Địa chỉ: 36 ngõ Hòa Bình 4 phố Minh Khai, phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Số xác nhận đăng ký xuất bản số: 4499-2021/CXBIPH/1-129/DT Quyết định xuất bản số: 2129/QĐXB-NXBDT do Nhà xuất bản Dân trí cấp ngày 7/12/2021 Mã ISBN: 978-604-344-630-2 In xong, nộp lưu chiểu Quý IV 2021 272